1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công nghệ thông tin với sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh thái nguyên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

231 269 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 231
Dung lượng 2,32 MB

Nội dung

Nghiên cứu CNTT với sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên nhằm làm sáng tỏ các vấn đề như: Vai trò, tác động của CNTT với kinh tế du lịch; lợi ích thực tế và hiệu quả kinh t

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

- -

LÊ QUANG ĐĂNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2017

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

- -

LÊ QUANG ĐĂNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Mã số: 62.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1 TS Ngô Văn Lương

2 TS Hồ Trung Thanh

HÀ NỘI, NĂM 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu và trích dẫn trong luận án là trung thực Kết quả nghiên cứu của luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào

Tác giả luận án

Lê Quang Đăng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học: TS Ngô Văn Lương và TS Hồ Trung Thanh đã tận tình chỉ bảo, giúp

đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện KHXH, các quý thầy

cô giáo, cán bộ quản lý Khoa Kinh tế, các phòng, ban chức năng của Học viện KHXH đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Hệ thống thông tin kinh

tế, các phòng, ban chức năng của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình công tác và Nghiên cứu sinh

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Văn phòng Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Sở VHTT&DL, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở

Kế hoạch và Đầu tư và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cung cấp thông tin, tư liệu, số liệu, đóng góp ý kiến cho việc nghiên cứu hoàn thành luận án tiến sĩ của tôi

Trong quá trình thực hiện luận án, tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp

đỡ, động viên, khích lệ từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành với những tình cảm tốt đẹp đó./

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 16

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 16

1.1.1 Các nghiên cứu CNTT với ngành du lịch nói chung 16

1.1.2 Các nghiên cứu ứng dụng CNTT với mộ số bộ phận của kinh tế du lịch 18

1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 23

1.2.1 Các nghiên cứu về phát triển du lịch 23

1.2.2 Các nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin 26

1.2.3 Các nghiên cứu tại Thái Nguyên 27

1.2.4 Đánh giá chung 28

Tiểu kết chương 1 30

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 31

2.1 Một số khái niệm cơ bản 31

2.1.1 Công nghệ thông tin, phát triển công nghệ thông tin 31

2.1.2 Kinh tế du lịch, phát triển kinh tế du lịch 34

2.1.3 Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động của nó đối với công nghệ thông tin và phát triển kinh tế du lịch 44

2.2 Công nghệ thông tin với kinh tế du lịch 53

2.2.1 Công nghệ thông tin du lịch 53

2.2.2 Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin với phát triển kinh tế du lịch 54

2.3 Hệ thống tiêu chí đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin với sự phát

Trang 6

2.3.1 Các tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin với sự phát

triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên 65

2.3.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin với sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên 66

2.3.3 Các phương pháp thực hiện đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin với sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên 68

2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ thông tin với sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế 69

2.4.1 Những nhân tố chủ quan 69

2.4.2 Những nhân tố khách quan 72

2.5 Ứng dụng CNTT trong phát triển kinh tế du lịch của một số quốc gia trên thế giới và ở một số tỉnh, thành phố của Việt Nam, bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên 75

2.5.1 Kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong phát triển kinh tế du lịch của một số quốc gia trên thế giới 75

2.5.2 Kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong phát triển kinh tế du lịch ở một số tỉnh, thành phố của Việt Nam 78

2.5.3 Bài học kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào phát triển kinh tế du lịch cho tỉnh Thái Nguyên 80

Tiểu kết chương 2 82

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN 83

3.1 Thực trạng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên 83

3.1.1 Tài nguyên du lịch 83

3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên 86

3.1.3 Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế du lịch Thái Nguyên 90

3.2 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên 92

3.2.1 Về hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông 92

3.2.2 Về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước 93

Trang 7

3.2.3 Về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các doanh nghiệp 94 3.2.4 Về phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và điện tử truyền thông 95 3.2.5 Đánh giá chung về tình hình ứng dụng CNTT của tỉnh Thái Nguyên 95

3.3 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên 96

3.3.1 Thực trạng hạ tầng công nghệ thông tin du lịch 96 3.3.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông với quảng bá du lịch, phát triển thị trường du lịch 98 3.3.3 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin với hoạt động quản lý nhà nước

về du lịch 104 3.3.4 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch 110 3.3.5 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin phục khách du lịch và cộng đồng 116 3.3.6 Đánh giá chung 118

Tiểu kết chương 3 124 CHƯƠNG 4 ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 125 4.1 Dự báo xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin với phát triển kinh tế

du lịch trên thế giới và Việt Nam 125

4.1.1 Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin du lịch trên thế giới 125 4.1.2 Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin du lịch tại Việt Nam 127

4.2 Quan điểm ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 128

4.2.1 Quan điểm của Trung ương 128 4.2.2 Quan điểm của tỉnh Thái Nguyên 130

4.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của việc ứng dụng công nghệ thông tin với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 131

4.3.1 Ma trận SWOT 131

Trang 8

4.3.2 Phân tích ma trận SWOT về ứng dụng công nghệ thông tin phát triển kinh

tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 132

4.3.3 Những chiến lược cơ bản rút ra từ ma trận SWOT 134

4.4 Lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành du lịch Thái Nguyên 136 4.4.1 Lộ trình đến năm 2020 136

4.4.2 Lộ trình giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 140

4.5 Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế 143

4.5.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên 143

4.5.2 Tiếp tục phát triển, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin cho ngành du lịch 147

4.5.3 Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch 149

4.5.4 Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nâng cao hiệu quả quảng bá du lịch, phát triển thị trường du lịch 150

4.5.5 Xây dựng Hệ thống quản lý thông tin du lịch tích hợp tỉnh Thái Nguyên 151 4.5.6 Phát triển nguồn nhân lực có trình độ công nghệ thông tin cho ngành du lịch tỉnh Thái Nguyên 154

4.6 Những điều kiện đảm bảo thành công trong ứng dụng công nghệ thông tin phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên 155

4.6.1 Những điều kiện bên ngoài 155

4.6.2 Những điều kiện bên trong 157

Tiểu kết chương 4 159

KẾT LUẬN 160

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1 Xếp hạng các quốc gia Đông Nam Á về thu hút khách quốc tế 49Bảng 3.1 Các di tích lịch sử văn hóa tại Thái Nguyên 85Bảng 3.2 Thống kê lượt khách và doanh thu du lịch Thái Nguyên 2002 – 2007 87Bảng 3.3 Thống kê lượt khách và doanh thu du lịch Thái Nguyên 2008 – 2012 87Bảng 3.4 Thống kê lượt khách và doanh thu du lịch Thái Nguyên 2013 – 2016 88Bảng 3.5 Thống kê lao động du lịch Thái Nguyên 2015 89Bảng 3.6 Hạ tầng công nghệ thông tin tại các cơ quan, doanh nghiệp du lịch 97Bảng 3.7 Thống kê website du lịch tỉnh Thái Nguyên 99Bảng 3.8 Thống kê lượt truy cập website du lịch của một số tỉnh 2016 100Bảng 3.9 Website của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành 112Bảng 3.10 Phương thức khách du lịch mua tour, đặt phòng và thanh toán khi đi

du lịch tại Thái Nguyên 114Bảng 3.11 Phương thức kinh doanh của doanh nghiệp du lịch 115Bảng 4.1 Ma trận SWOT về ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 133

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Thống kê số lượng người sử dụng công nghệ thông tin trên thế giới 34

Hình 2.2 Mối quan hệ và tương tác giữa các nhân tố trong hoạt động du lịch 35

Hình 2.3 Biểu đồ mô tả lượt khách quốc tế đến một số nước Đông Nam Á 50

Hình 2.4 Sơ đồ mô hình cấu trúc Digital Marketing 55

Hình 3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP ngành du lịch 2010 - 2015 88

Hình 3.2 Phần mềm Quản lý văn bản và Hỗ trợ điều hành 107

Hình 4.1 Giao diện trang chủ “Hệ thống quản lý thông tin du lịch Thái Nguyên” 153

Hình 4.2 Giao diện trang “Du khách” 153

Trang 11

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ

I Tiếng Việt

4 CNTT Công nghệ thông tin

5 CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông

6 CPNet Mạng tin học diện rộng của Chính phủ

7 ĐTTT Điện tử truyền thông

8 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

9 GS.TS Giáo sư Tiến sĩ

10 HĐND Hội đồng nhân dân

11 KH&CN Khoa học và công nghệ

12 KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư

13 KTQT Kinh tế quốc tế

14 LLSX Lực lượng sản xuất

16 NSLĐ Năng suất lao động

19 TT-TT Thông tin truyền thông

21 VHTT&DL Văn hóa, thể thao và du lịch

II Tiếng Anh

22 ICT Information and communication technolog (Công nghệ

thông tin và truyền thông)

23 IoT Internet of Things (Mạng lưới vạn vật kết nối internet)

24 IT Information technology (Công nghệ thông tin)

24 LAN Local Area Network (Mạng máy tính cục bộ)

25 MAN Metropolitan Area Network (Mạng đô thị)

Trang 12

26 PDA Personal Digital Assistant (Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân)

27 SEM Seach Engine Marketing (Marketing trên công cụ tìm kiếm)

28 SEO Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)

29 UNWTO United Nations - World Tourism Organization (Tổ chức du

lịch thế giới của Liên Hợp Quốc)

30 WAN Wide Area Network (Mạng diện rộng)

31 WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), du lịch Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước Những lợi thế đặc biệt về điều kiện tự nhiên, giá trị lịch sử, giá trị văn hóa - tinh thần đã mang lại cho Việt Nam nguồn tài nguyên du

lịch phong phú, đa dạng Với ―vẻ đẹp bất tận‖ (Vietnam - Timeless Charm), Việt

Nam đã trở thành điểm đến lý tưởng cho khách du lịch trong nước và quốc tế Tính đến năm 2016, Việt Nam đã đón khoảng 10 triệu lượt khách quốc tế và 62 triệu lượt khách nội địa, tổng doanh thu đạt 400.000 tỷ đồng, mức tăng trưởng ngành du lịch tăng 25% so với năm 20151

Hòa chung với xu thế phát triển du lịch của cả nước, du lịch Thái Nguyên trong những năm qua cũng có những bước phát triển vượt bậc Từ một tỉnh trung

du, miền núi còn nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp và công nghiệp luyện kim, khai khoáng, du lịch chưa được chú trọng phát triển Năm 2002, Thái Nguyên mới chỉ đón 232.500 lượt khách (672 lượt khách quốc tế), doanh thu du lịch đạt 15 tỷ đồng Năm 2015, du lịch Thái Nguyên

đã đón trên 1,9 triệu lượt khách (với 65.000 lượt khách quốc tế), mang lại doanh thu 185,9 tỷ đồng2

Tuy nhiên, tốc độ phát triển của du lịch Việt Nam còn cách một khoảng cách khá xa so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Đơn cử so sánh với Thái Lan - quốc gia có tốc độ phát triển du lịch mạnh nhất khu vực Đông Nam Á, trong 5 năm (2010 - 2015) khách quốc tế đến Việt Nam chỉ tăng từ 5,0 lên 7,9 triệu lượt, trong khi Thái Lan tăng từ 15,9 lên 29,9 triệu lượt Doanh thu du lịch của Thái Lan năm 2015 đạt 37,6 tỷ USD, trong khi Việt Nam chỉ đạt 14,9 tỷ USD Có nhiều nguyên nhân khiến du lịch Thái Lan vươn lên vị trí số một Đông Nam Á, trong đó phải kể đến nguyên nhân quốc gia này ngày càng hiện đại hóa ngành công nghiệp

1

http://http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/13462

Trang 14

không khói, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cho ngành du lịch, đặc biệt là trong công tác quảng bá du lịch và quản lý du lịch

Hiện nay, trước sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các quốc gia ngày càng đẩy mạnh triển khai ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện đại vào ngành du lịch Để phát triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Thái Nguyên nói riêng mang tầm cỡ quốc tế thì cần thiết phải hiện đại hóa ngành du lịch, phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào phát triển kinh tế du lịch Phát triển kinh tế du lịch là vấn đề mang tính

vĩ mô, tổng hợp, cần có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau Ngoài việc phải kết nối các yếu tố: Nhà nước (Government) – Doanh nghiệp (Enterprises) – Nhân dân (People) – Du khách (Tourists) thì cũng phải giải quyết tốt các bài toán về nguồn lực phát triển kinh tế như: Vốn (Kapital) – Lao động (Labour) – Tài nguyên (Resources) – Công nghệ (Technology) Trong đó, yếu tố công nghệ hiện đang là vấn đề được quan tâm, chú trọng nhiều nhất, không chỉ ở ngành kinh tế du lịch mà còn ở tất cả các ngành kinh tế khác Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu, rộng như hiện nay thì yếu tố công nghệ càng chiếm lĩnh vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng Tác động của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) đã làm thay đổi căn bản tư duy chiến lược, phương thức kinh doanh và hoạt động quản

lý về du lịch Với sự phát triển như vũ bão của các sản phẩm CNTT, internet, mạng

xã hội cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và sự xuất hiện các phương thức thanh toán trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, quản lý trực tuyến,… đã đặt kinh tế du lịch trước những thời cơ và thách thức to lớn Vì thế, để xây dựng và phát triển kinh tế du lịch Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tất yếu phải nghiên cứu ứng dụng CNTT vào phát triển kinh tế du lịch

Vùng trung du và miền núi phía Bắc được đánh giá có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thái Nguyên được coi là trung tâm giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - giáo dục của cả vùng Việc nghiên cứu ứng dụng CNTT với sự phát triển kinh tế du lịch

Trang 15

của tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa quan trọng, nếu thành công sẽ tạo đà để nghiên cứu triển khai diện rộng trên toàn vùng Nghiên cứu CNTT với sự phát triển kinh tế

du lịch của tỉnh Thái Nguyên nhằm làm sáng tỏ các vấn đề như: Vai trò, tác động của CNTT với kinh tế du lịch; lợi ích thực tế và hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng CNTT với kinh tế du lịch; nội dung chính của việc ứng dụng CNTT với kinh tế du lịch; phương pháp, cách thức, lộ trình triển khai ứng dụng CNTT với kinh tế du lịch; thực tiễn ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch ở một số nước trên thế giới và tại Việt Nam; điều kiện, lộ trình, giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên

Với tất cả những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn “Công nghệ thông tin

với sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế

phát triển

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận án là nghiên cứu làm sáng tỏ mối quan hệ giữa CNTT với

sự phát triển kinh tế du lịch và nghiên cứu ứng dụng CNTT nhằm góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

b) Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công nghệ thông tin với sự phát triển kinh tế

du lịch nói chung, thực tiễn và kinh nghiệm ứng dụng CNTT với sự phát triển kinh

tế du lịch của một số quốc gia trên thế giới và một số tỉnh, thành phố của Việt Nam

từ đó rút ra bài học cho tỉnh Thái Nguyên

- Nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng ứng dụng CNTT với sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên, đồng thời phân tích các khả năng, điều kiện của việc ứng dụng CNTT tại tỉnh Thái Nguyên

Trang 16

- Nghiên cứu, đề xuất các phương hướng, giải pháp ứng dụng CNTT nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên Đồng thời, luận án đề xuất một số kiến nghị để đảm bảo khả năng ứng dụng thực tiễn các giải pháp.

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

a) Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là công nghệ thông tin với sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Do giới hạn về phạm vi nghiên cứu và đặc thù của chuyên ngành đào tạo,

luận án chỉ tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề ―mối quan hệ giữa CNTT với

kinh tế du lịch‖ và ―ứng dụng CNTT nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên‖ chứ không nghiên cứu tính kỹ thuật của CNTT hay phân

tích chiều ngược lại giữa phát triển kinh tế du lịch với phát triển CNTT Yếu tố “hội nhập kinh tế quốc tế” do đang là một xu thế tất yếu của thế giới nên luận án chỉ phân tích như một bối cảnh, môi trường thúc đẩy ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch chứ không đi sâu vào nghiên cứu tính lý luận hay phân tích bản chất, nội dung, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và của tỉnh Thái Nguyên

b) Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu các hoạt động du lịch và ứng

dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu và thực hiện luận án từ năm

2013 đến năm 2016 Tuy nhiên, thời gian luận án nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng phát triển kinh tế du lịch và thực trạng ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên là từ năm 1997 - 2016 Các giải pháp ứng dụng CNTT nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên được luận án đề xuất cho giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn tới năm 2030

- Phạm vi về nội dung và lĩnh vực nghiên cứu: Luận án nghiên cứu “CNTT

với phát triển kinh tế du lịch” - trường hợp cụ thể tại một địa phương (tỉnh Thái Nguyên) Nội dung nghiên cứu của luận án thuộc lĩnh vực kinh tế phát triển

Trang 17

Do “kinh tế du lịch” và “công nghệ thông tin” là hai lĩnh vực rất rộng nên luận án xác định rõ phạm vi về nội dung nghiên cứu như sau:

+ Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng

và tính xã hội hóa cao, thuộc khối ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân; có chức năng, nhiệm vụ tổ chức, khai thác các tài nguyên du lịch quốc gia nhằm tạo ra các hàng hóa và dịch vụ du lịch phục vụ nhu cầu của du khách; mang lại lợi ích kinh tế - văn hóa - xã hội thiết thực và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước (Nguồn: Định nghĩa do NCS xây dựng dựa trên cơ sở phân tích lý luận trong chương 2)

Phạm vi kinh tế du lịch được đề cập trong luận án bao gồm các yếu tố về tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, thị trường du lịch, khách du lịch, marketing du lịch, thu nhập du lịch, đầu tư du lịch, kinh doanh du lịch, Để đảm bảo tính đồng

bộ trong quá trình nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch có sự quản lý, điều tiết của nhà nước, luận án có đề cập thêm yếu tố quản lý nhà nước về du lịch

+ Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và

công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số [33]

Phạm vi nghiên cứu CNTT trong luận án là nghiên cứu ứng dụng (không

nghiên cứu về mặt kỹ thuật) một số khía cạnh của CNTT với sự phát triển kinh tế

du lịch Nghĩa là, luận án tìm hiểu vai trò, tác động của CNTT đối với sự phát triển của kinh tế du lịch; tìm hiểu các sản phẩm và lĩnh vực ứng dụng cụ thể của CNTT với kinh tế du lịch như: hạ tầng CNTT du lịch; cơ sở dữ liệu ngành du lịch; các phần mềm CNTT (ví dụ các phần mềm, ứng dụng chủ chốt của CNTT với quản lý nhà nước về du lịch, với doanh nghiệp kinh doanh du lịch và với khách du lịch); internet và các ứng dụng của nó đối với kinh tế du lịch (ví dụ marketing du lịch trực tuyến, công nghệ GIS và bản đồ du lịch trực tuyến, wifi với các hoạt động của khách du lịch); xu hướng ứng dụng IoT (internet of Things) và Virtual Reality (công nghệ thực tại ảo) với kinh tế du lịch;…

Trang 18

4 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

a) Cơ sở lý thuyết

*) Lý thuyết kinh tế và các mô hình kinh tế

- Lý thuyết kinh tế của Các Mác (Karl Marx: 1818 - 1883): Toàn bộ trọng

tâm lý thuyết kinh tế của Mác nằm trong tác phẩm ―Tư bản‖ (tiếng Đức: Das

Kapital) Ông cho rằng, các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế bao gồm: đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật Mác đặc biệt quan tâm đến yếu tố lao động, theo đó ông cho rằng sức lao động của người công nhân là nhân tố quyết định tạo ra giá trị thặng dư (m) Tuy nhiên, Mác cũng khẳng định vai trò quan trọng của tiến bộ

kỹ thuật trong việc làm tăng năng suất lao động Nếu chỉ dựa vào sức lao động cơ bắp của người công nhân thì chỉ tạo ra được giá trị thặng dư tuyệt đối, việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ làm tăng năng suất lao động, giúp nhà tư bản tạo ra giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch Mác cũng khẳng định, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa càng phát triển thì cấu tạo hữu cơ tư bản (c/v) cũng ngày càng tăng lên Điều này nghĩa là: yếu tố máy móc, kỹ thuật được hiện đại hóa thì sẽ ngày càng làm giảm số lượng lao động thủ công trực tiếp; áp dụng KHCN và kỹ thuật hiện đại làm tăng năng suất lao động nhưng cũng đồng thời gây ra nạn thất nghiệp

Lý thuyết kinh tế của Mác cho phép khẳng định vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của việc ứng dụng tiến bộ KHCN vào phát triển kinh tế nói chung Mặc dù kinh

tế du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, lệ thuộc chủ yếu vào hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch, tuy nhiên nếu ứng dụng hiệu quả các tiến bộ KHCN đặc biệt là CNTT cũng sẽ giúp ngành kinh tế này tạo ra “giá trị thặng dư siêu ngạch”

- Mô hình Cobb - Douglas (C W Cobb: 1875 - 1949; P H Douglas: 1892 - 1976): Hoạt động sản xuất luôn có ba yếu tố để đảm bảo cho nó vận hành và phát triển đó là: vốn, lao động, khoa học kỹ thuật và hiệu quả quản lý Sự phát triển nhanh hay chậm của hoạt động sản xuất phụ thuộc vào mức độ sử dụng hiệu quả của ba yếu tố này Để đánh giá tác động của các yếu tố sản xuất tới kết quả sản xuất người ta thường sử dụng mô hình Cobb - Douglass:

Trang 19

ra Hàm sản xuất Cobb - Douglas tuy có dạng đơn giản nhưng thuộc loại dễ ứng dụng và dễ ước lượng, mặt khác cũng phản ánh được xu thế của sản xuất do vậy được nhiều nước trên thế giới ứng dụng

- Mô hình Solow với sự thay đổi công nghệ: Mô hình Solow (Robert Merton

Solow sinh ngày 23/8/1924 - Mỹ) cho đến giờ vẫn là một công cụ hữu hiệu để phân

tích mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, tăng dân số, sản lượng, và tăng trưởng kinh

tế Phương trình cơ bản của mô hình Solow được biểu diễn:

Trang 20

Khi có sự thay đổi yếu tố công nghệ, phương trình (*) được điều chỉnh thành:

∆k e = sy e - (n + d + θ)k e

Trong đó:

∆ke là sự thay đổi của vốn

ke tỷ lệ vốn trên lao động hiệu quả,

đó, khi ta đưa thêm yếu tố công nghệ vào mô hình Solow thì mô hình có thêm khả năng là nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững của thu nhập trên đầu người với

tỉ lệ θ Cơ chế này mang lại một cách giải thích hợp lý hơn cho câu hỏi tại sao các nước công nghiệp dường như chẳng bao giờ đạt đến trạng thái dừng với sản lượng trên lao động hay thu nhập bình quân đầu người không đổi

Mô hình Cobb - Douglas và mô hình Solow với sự thay đổi công nghệ cho phép khẳng định việc thêm vào yếu tố công nghệ (hay đổi mới công nghệ) sẽ làm tăng hiệu quả của các yếu tố đầu vào của nền kinh tế, tạo nên sự tăng trưởng bền vững Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT với kinh tế du lịch sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn của các đồng vốn đầu tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động, tăng thu nhập của ngành du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch bền vững

Trang 21

*) Khung phân tích

- Khung phân tích vấn đề nghiên cứu:

Đầu ra (kết quả) nghiên cứu là các bộ giải pháp cũng như các điều kiện và lộ trình thực hiện các giải pháp ứng dụng CNTT với sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên Để có được kết quả đầu ra (chương 4), luận án phải tiến hành xử

lý nghiên cứu qua 03 bước chính (thuộc các chương 1, 2 và 3 của luận án):

Bước 1: Tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến luận án trên thế giới, tại Việt Nam và tại tỉnh Thái Nguyên Từ đó, xác định các yếu tố mà luận án kế thừa, phát triển và các khoảng trống cần khỏa lấp

Bước 2: Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề “công nghệ thông tin với sự phát triển kinh tế du lịch”, hệ thống hóa và làm sáng rõ hơn về mặt học thuật các khái niệm, thuật ngữ, các vấn đề lý thuyết có liên quan Đặc biệt, luận án phải làm sáng tỏ được mối quan hệ giữa CNTT với phát triển kinh tế du lịch, trả lời các câu

Thực tế ứng dụng CNTT vào phát triển kinh tế du lịch tại Việt Nam

Thực tế ứng dụng CNTT vào phát triển kinh tế du lịch tại Thái Nguyên

Giải pháp

Điều kiện thực hiện

Lộ trình thực hiện

Hội nhập KTQT

Hội nhập KTQT

Trang 22

hỏi liệu có khả năng ứng dụng CNTT để phát triển kinh tế du lịch hay không? Nếu

có thì ở các góc độ nào? Việc gắn CNTT với kinh tế du lịch sẽ làm xuất hiện thuật ngữ “công nghệ thông tin du lịch” - luận án sẽ phải xây dựng khái niệm và một số

lý thuyết cho vấn đề này

Bước 3: Sau khi nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý luận, luận án sẽ phải khảo sát thực tế về tình hình ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch ở cả ba khía cạnh là trên thế giới (lựa chọn một số nước điển hình), tại Việt Nam (lựa chọn một

số tỉnh, thành phố) và tại tỉnh Thái Nguyên Trong đó, thực trạng ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch tại tỉnh Thái Nguyên là trọng tâm mà luận án sẽ phải làm sáng tỏ để tạo tiền đề quan trọng cho việc đề xuất các bộ giải pháp trong chương 4

Do hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu hướng tất yếu trên thế giới (cùng với toàn cầu hóa và cách mạng KH&CN hiện đại), nên luận án chỉ khai thác yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế như một bối cảnh để thúc đẩy ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch Luận án sẽ không đi sâu vào phân tích tính hàn lâm học thuật của vấn đề này

- Khung phân tích trọng tâm nghiên cứu:

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ỨNG DỤNG CNTT

Trang 23

Luận án xác định “du lịch” và “kinh tế du lịch”, “phát triển du lịch” và “phát triển kinh tế du lịch” là các cặp khái niệm khác nhau (nhưng không tách rời nhau) Mục đích nghiên cứu của luận án hướng tới là “phát triển kinh tế du lịch” Muốn nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch thì không thể tách rời mà phải đặt nó trong mối tương quan chung của du lịch và các nhân tố tác động khác như yếu tố điều tiết vĩ

mô của nhà nước hay các nguồn lực khác (vốn, lao động, tài nguyên, KH&CN,…)

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng và trước bối cảnh của sự bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0), luận án lựa chọn yếu tố “công nghệ thông tin với sự phát triển kinh tế du lịch” làm trọng tâm nghiên cứu Mọi hướng nghiên cứu của luận án đều phải nhắm tới hai mục tiêu: một là, mối quan hệ giữa CNTT với phát triển kinh tế

du lịch; hai là, ứng dụng CNTT nhằm góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên

CNTT là một lĩnh vực khoa học công nghệ rất rộng và mang tính kỹ thuật Vì vậy, luận án chỉ nghiên cứu, khai thác tính ứng dụng của CNTT đối với hiệu quả của phát triển kinh tế du lịch (ứng dụng cái gì, ứng dụng như thế nào để mang lại hiệu quả phát triển kinh tế du lịch) Việc nghiên cứu ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch sẽ được luận án khai thác ở các khía cạnh như: CNTT với các hoạt động quản lý nhà nước về du lịch; CNTT với hoạt động kinh doanh du lịch; CNTT với hoạt động quảng bá du lịch, tiếp thị du lịch, phát triển thị trường du lịch, thu hút

du khách; CNTT với việc hỗ trợ khách du lịch; CNTT góp phần tăng thu nhập ngành du lịch và đóng góp vào GDP chung của nền kinh tế Việc đánh giá tổng quan, nghiên cứu cơ sở lý thuyết, tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp của luận

án sẽ tập trung vào các luận điểm theo khung phân tích mà luận án đã nêu

b) Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử để làm sáng tỏ bản chất và mối quan hệ biện chứng giữa CNTT

với phát triển kinh tế du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 24

Các phương pháp cụ thể: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử, quá trình thực hiện luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu

cụ thể sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng để thu thập thông tin qua

tài liệu sơ cấp và thứ cấp có liên quan đến luận án từ các công trình luận văn, luận

án, sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, internet,

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Điều tra số liệu qua bảng hỏi (questionnaire) để thăm dò ý kiến từ các cơ quan, doanh nghiệp, du khách; khảo sát thực tế hoạt động du lịch và thực tế ứng dụng CNTT tại một số cơ quan, doanh nghiệp, điểm đến du lịch được lựa chọn nghiên cứu Cụ thể, đối tượng được lựa chọn điều tra như sau:

+ Cơ quan quản lý nhà nước (tỉnh Thái Nguyên): điều tra số liệu về cơ sở vật chất - kỹ thuật và hạ tầng CNTT tại Sở VHTT&DL, Sở TT-TT Kết quả điều tra sử dụng trong phân tích thực trạng về hạ tầng CNTT đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với phát triển kinh tế du lịch nói riêng

+ Điều tra hoạt động kinh doanh du lịch tại 20 đơn vị kinh doanh lữ hành và

330 đơn vị kinh doanh lưu trú Kết quả điều tra được sử dụng để phân tích thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch

+ Điều tra khoảng 300 - 500 du khách đến Thái Nguyên, kết quả chỉ dùng để tham khảo trong việc nắm được mức độ hài lòng của du khách khi đến Thái Nguyên

từ đó gợi ý thêm trong việc đề xuất các giải pháp về quảng bá du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu thống kê: Thống kê số liệu, dữ liệu,

sự kiện liên quan đến hoạt động du lịch và ứng dụng CNTT trong ngành du lịch ở Thái Nguyên Việc phân tích và xử lý số liệu thống kê được thực hiện bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences)

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu về thực trạng phát triển

du lịch và ứng dụng CNTT vào ngành du lịch của tỉnh Thái Nguyên với các tỉnh, thành phố khác trong nước và với một số nước trên thế giới

Trang 25

- Phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia:

+ Phỏng vấn một số nhà quản lý du lịch và nhà quản lý trong lĩnh vực CNTT + Phỏng vấn chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực CNTT và du lịch Kết quả phỏng vấn được sử dụng tham khảo trong việc phân tích xu hướng phát triển và ứng dụng CNTT đối với lĩnh vực du lịch và tham khảo trong việc đề xuất các giải pháp (chương 4)

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Để nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch của một tỉnh thì phải tiếp cận từ rất nhiều khía cạnh khác nhau Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để liên kết lại các vấn đề trong một sự kiện hoặc chuỗi các

sự kiện khác nhau nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu

5 Những đóng góp mới của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án có một số đóng góp mới sau:

- Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết, luận án đã làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin với sự phát triển kinh tế du lịch trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Đồng thời, luận án đã xây dựng một số khái niệm cũng như bổ sung một số lý thuyết còn thiếu hoặc còn tranh cãi như: kinh tế du lịch, phát triển kinh tế du lịch, sản phẩm du lịch, công nghệ thông tin du lịch,…

- Luận án góp phần làm sáng tỏ nội dung ứng dụng CNTT với sự phát triển kinh tế du lịch (04 nội dung): ứng dụng CNTT với quảng bá, tiếp thị và phát triển thị trường du lịch; ứng dụng CNTT với hoạt động QLNN về du lịch; ứng dụng CNTT với hoạt động kinh doanh du lịch; ứng dụng CNTT hỗ trợ khách du lịch;… Đồng thời, luận án xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ và hiệu quả ứng dụng CNTT với sự phát triển kinh tế du lịch và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT với ngành du lịch tại tỉnh Thái Nguyên

- Luận án đã khảo sát, phân tích, đánh giá được thực trạng ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế

và nguyên nhân của nó, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp

- Luận án đã khái quát tình hình ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch tại một số quốc gia trên thế giới và tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam

Trang 26

- Luận án xây dựng lộ trình 02 giai đoạn cho hoạt động ứng dụng CNTT trong ngành du lịch, đồng thời chỉ rõ các điều kiện đảm bảo thành công cho hoạt động ứng dụng CNTT trong ngành du lịch của tỉnh Thái Nguyên

- Luận án đã đề xuất 06 nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm: (1) Hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên; (2) Tiếp tục phát triển, hoàn thiện hạ tầng CNTT cho ngành du lịch; (3) Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch; (4) Ứng dụng công CNTT&TT nâng cao hiệu quả quảng bá du lịch, phát triển thị trường du lịch; (5) Xây dựng Hệ thống quản lý thông tin du lịch tích hợp tỉnh Thái Nguyên; (6) Phát triển nguồn nhân lực du lịch có trình độ công nghệ thông tin

- Luận án xây dựng bản Demo ―Hệ thống quản lý thông tin du lịch tích hợp

tỉnh Thái Nguyên‖ hỗ trợ đồng thời cho các hoạt động của 03 nhóm đối tượng: Nhà

quản lý - Doanh Nghiệp - Du khách

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

a) Ý nghĩa lý luận của luận án

Luận án bổ sung, đóng góp thêm vào kho tàng lý luận về du lịch một số vấn

đề du lịch mới, nảy sinh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là vấn đề ứng dụng những thành tựu KH&CN, CNTT với phát triển kinh tế

du lịch Kết quả của luận án có ý nghĩa về mặt học thuật khi lý giải được một số vấn

đề như: Mối quan hệ biện chứng giữa ba yếu tố: Hội nhập kinh tế quốc tế - Công nghệ thông tin - Du lịch; CNTT góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch và ngược lại du lịch cũng tạo điều kiện cho sự phát triển CNTT; vai trò, tác động của CNTT với kinh tế du lịch; nội dung và những vấn đề cụ thể của việc ứng dụng CNTT phát triển kinh tế du lịch;… Lần đầu tiên luận án bàn đến thuật ngữ “công nghệ thông tin du lịch”, đây là thuật ngữ hoàn toàn mới, chưa từng xuất hiện trước

đó Khái niệm và nội dung thuật ngữ đã được luận án trình bày sẽ là cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu sau này trích dẫn, phân tích

Trang 27

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ tạo tiền đề về mặt lý luận cho các nghiên cứu sau này khai thác triệt để hơn các khía cạnh của công nghệ thông tin du lịch như: thị trường CNTT du lịch, nhân lực CNTT du lịch; hạ tầng CNTT du lịch, doanh nghiệp CNTT du lịch; phần mềm CNTT du lịch;…

b) Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển du lịch Thái Nguyên Các phân tích của luận án về thực trạng phát triển kinh tế du lịch, thực trạng ứng dụng CNTT với ngành du lịch của tỉnh Thái Nguyên và các nhóm giải pháp mà luận án đề xuất sẽ là những căn cứ quan trọng trong việc tham vấn chính sách phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới

Kết quả nghiên cứu của luận án gợi mở cho các nhà quản lý du lịch, các nhà đầu tư, doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển, sản xuất các phần mềm, ứng dụng CNTT hỗ trợ ngành du lịch của tỉnh Thái Nguyên

Luận án không chỉ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu mà còn là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý hoạch địch chính sách phát triển kinh tế du lịch của Việt Nam và các địa phương của Việt Nam

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và các danh mục bảng biểu, hình, chữ viết tắt, danh mục các công trình đã công bố của tác giả, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghệ thông tin với sự phát

triển kinh tế du lịch trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 3 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin với sự phát triển kinh

tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên

Chương 4 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin với sự phát triển kinh tế

du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 28

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Kinh tế du lịch tuy không phải là một lĩnh vực quá mới mẻ nhưng trước sự hấp dẫn của ngành “công nghiệp không khói” đã khiến du lịch trở thành một chủ đề bất tận, chưa bao giờ là lỗi thời Trong những năm qua, trên thế giới và ở Việt Nam

đã có không ít những công trình nghiên cứu về du lịch và CNTT với du lịch

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

1.1.1 Các nghiên cứu CNTT với ngành du lịch nói chung

- Vai trò của CNTT với du lịch: Nhóm tác giả Anand V Nath và Deepa

Menon (2005), trong nghiên cứu―Role of information technology in tourism‖ [1] đã

nêu nên tầm quan trọng đặc biệt của CNTT đối với du lịch Theo đó, CNTT có vai trò trong việc quảng bá hình ảnh, tiếp thị về địa danh du lịch, cung cấp thông tin tới khách hàng, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, giới thiệu và phát triển các sản phẩm du lịch Bài viết cũng chỉ ra vai trò của các công cụ, hệ thống, phầm mềm CNTT đối với các hoạt động du lịch như WWW (World Wide Web), CRS (Computer Reservation Systems); GDSS (Global Distribution System and Information Services), GIS (Geographic information systems), Phần mềm cá nhân (Personalization software), thanh toán điện tử (Eectrolic payment), các hệ thống dựa trên tri thức (Knowledge-based systems), thực tại ảo (Virtual Reality)… các hệ thống này mang lại nhiều lợi ích cho các nhà quản lý du lịch, các doanh nghiệp du lịch và du khách ở nhiều khía cạnh, mức độ khác nhau

- Cuộc cách mạng hóa CNTT&TT trong ngành du lịch: Nghiên cứu của

Dimitrios Buhalis và Peter O’Connor (2005), “Information Communication

Technology Revolutionizing Tourism‖ [67] chỉ ra rằng, những thay đổi quan trọng

của CNTT&TT sẽ thúc đẩy cuộc cách mạng hóa trong ngành công nghiệp du lịch, hình thành nên du lịch điện tử (e-tourism) Du lịch điện tử phản ánh số hoá tất cả các quy trình và chuỗi giá trị trong kinh doanh du lịch: lữ hành, lưu trú, vận tải, ăn uống, giải trí Về mặt khái niệm, du lịch điện tử cho phép các tổ chức quản lý hoạt động và thực hiện thương mại điện tử Về mặt chiến lược, du lịch điện tử làm cách mạng hóa các quy trình kinh doanh, toàn bộ chuỗi giá trị cũng như các mối quan hệ

Trang 29

chiến lược với các bên liên quan Du lịch điện tử và internet đặc biệt hỗ trợ tương tác giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau và giữa doanh nghiệp du lịch với khách

du lịch, mang lại khả năng sinh lợi cao và nhiều hợp tác được kích hoạt Kết quả là

nó sẽ thiết lập lại toàn bộ quy trình phát triển từ nghiên cứu thị trường đến tiếp thị sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch Với sự can thiệp của CNTT&TT sẽ đặt tất cả các hoạt động liên quan đến du lịch đứng trước những cơ hội và thách thức mới Nghiên cứu này tuy tìm hiểu về cuộc cách mạng CNTT&TT trong ngành du lịch nhưng lại chỉ bàn đến tác động của CNTT với các hoạt động kinh doanh du lịch và doanh nghiệp du lịch Hạn chế lớn nhất của nghiên cứu này là chưa bàn đến yếu tố CNTT trong cuộc cách mạng làm thay đổi hoạt động quản lý nhà nước về du lịch

- Tổng quan về CNTT trong ngành công nghiệp du lịch: Nghiên cứu của

Anjiu Gupta (2012), “An overview of information technology in tourism industry‖

[63] đưa ra một cách nhìn tổng quát nhất về CNTT với ngành du lịch Việc ứng dụng CNTT đã tạo ra những bước đột phá trong sự phát triển của ngành du lịch hiện nay Internet và các ứng dụng CNTT đã trở thành nhân tố làm thay đổi cấu trúc của ngành du lịch: sức cạnh tranh trở nên gay gắt, quyết liệt hơn; thị trường được mở rộng, khách hàng có nhiều sự lựa chọn, chất lượng dịch vụ và giá cả cũng thay đổi; hoạt động đặt tour, thanh toán trở nên dễ dàng hơn; các rào cản về du lịch dần bị thu hẹp và xóa bỏ Bài viết cũng đưa ra hệ thống các phần mềm, ứng dụng đã và đang được sử dụng trong lĩnh vực du lịch mà việc xem xét, lựa chọn, sử dụng nó có thể mang lại những hiệu quả tích cực khác nhau Bên cạnh những yếu tố tích cực, tác giả cũng chỉ ra một số vấn đề tồn tại của CNTT với du lịch như: sẽ xuất hiện những dạng thông tin thiếu tin cậy, có thể gây ảnh hưởng xấu tới du lịch; tốn kém về kinh phí khi đầu tư ứng dụng CNTT; những nước chậm phát triển và đang phát triển khó

có thể tiếp thu nhanh chóng những công nghệ mới; thiếu nguồn nhân lực có trình độ CNTT trong ngành du lịch;… Bài báo kết luận: “sự phát triển của ngành du lịch là không thể có được nếu nó không theo kịp sự phát triển của công nghệ thông tin”1

1

“the development of tourism industry cannot be achieved without keeping pace with development

Trang 30

1.1.2 Các nghiên cứu ứng dụng CNTT với mộ số bộ phận của kinh tế du lịch

- Tác động của CNTT đối với một số lĩnh vực của kinh tế du lịch: Nghiên cứu của

Reza Karimidizboni (2013), ―The impact of ICT on tourism industry in Iran‖ [77]

đưa ra ba tác động cụ thể của CNTT đối với kinh tế du lịch đó là:

+ Biến đổi về chất ngành du lịch, hình thành du lịch điện tử (e-tourism): Thay vì thực hiện các hoạt động du lịch truyền thống, e-tourism có thể cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của du khách được dễ dàng hơn, với chất lượng cao hơn và chi phí thấp hơn Các dịch vụ phổ biến của du lịch điện tử bao gồm: Cung cấp thông tin

rõ ràng, chính xác, đáng tin cậy; thực hiện tất cả các thủ tục xin thị thực; đặt phòng khách sạn và trung tâm giải trí du lịch; đặt trước và thuê các phương tiện vận chuyển; mua các chương trình du lịch, tour du lịch; cùng nhiều dịch vụ tiện lợi khác được tạo ra mỗi ngày Từ “du lịch điện tử” có nghĩa là áp dụng kinh doanh điện tử (e-business) trong du lịch Ứng dụng CNTT làm tăng năng suất và hiệu quả của kinh doanh du lịch Mặt khác, ứng dụng CNTT cũng làm tăng tính tương tác giữa các công ty du lịch Các công cụ của CNTT&TT sẽ đem đến những thay đổi, tạo ra những kỹ thuật và phương pháp mới cho quản lý và lãnh đạo trong lĩnh vực du lịch

+ Tác động của hệ thống website với quảng bá du lịch: Một trong những cách tốt nhất để quảng bá du lịch của một quốc gia là sử dụng website Trong số các website về du lịch thì các website chính thống (của của cơ quan, tổ chức du lịch) có vai trò rất quan trọng Đó là những kênh thông tin chính thức về du lịch của một quốc gia trên internet và nếu chúng có cơ sở dữ liệu lớn, khả năng cập nhật, đa ngôn ngữ thì đối tượng sử dụng sẽ tăng lên Sự gia tăng lượng người dùng internet và dung lượng của cơ sở dữ liệu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiếp thị trong ngành du lịch Bên cạnh đó, bài báo cũng chỉ ra rằng, internet có vai trò là một hướng dẫn trực tuyến rất tốt cho du khách Nó cung cấp gần như đầy đủ các tiện ích cho hoạt động của du khách từ thông tin đến lộ trình, đặt vé, đặt phòng, đặt tour, mua dịch vụ, thanh toán và các hướng dẫn cần thiết khác cho du khách khi đi du lịch Sự xuất hiện của website và internet đã làm thay đổi phương thức du lịch, các phương thức truyền thống và vai trò của các đại lý du lịch trung gian sẽ bị giảm đi rất nhiều

Trang 31

+ Cơ sở dữ liệu (database) du lịch: Cơ sở dữ liệu được coi là bước đầu tiên của CNTT&TT trong ngành du lịch Cơ sở dữ liệu bao gồm các mục tiêu, sản phẩm

và dịch vụ thích hợp trong lĩnh vực du lịch Sự tồn tại của cơ sở dữ liệu là một trong những công cụ của công nghệ, với việc sử dụng nó và lập kế hoạch thường xuyên chúng ta có thể tiến hành công việc rộng rãi với tốc độ cao Việc xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch có thể được tiến hành qua ba bước: Thứ nhất, thu thập và lưu trữ mọi thông tin về các tổ chức du lịch (tổ chức chính phủ, phi chính phủ, công ty du lịch

và các đối tượng khác quan tâm đến du lịch; thứ hai, thu thập và lưu trữ thông tin về các sự kiện du lịch, điểm đến du lịch và các thông tin khác có liên quan đến du lịch; thứ ba, thu thập và lưu trữ thông tin về các dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, đường đi, nhà ga, trung tâm y tế, ngân hàng,… Sau khi thu thập được các dữ liệu đã đề cập, phải tiến hành xử lý, đưa vào cơ sở dữ liệu và lưu trữ trên các máy chủ để phục vụ quá trình khai thác, sử dụng

Mặc dù bài viết đã phân tích khá cụ thể và kỹ lưỡng những tác động của tourism, website, database đối với ngành du lịch nói chung và rút ra một số giải pháp cụ thể cho Iran nói riêng Tuy nhiên, bài viết còn một số giới hạn như: hầu hết các phân tích của báo báo dường như vẫn hướng trọng tâm đến hoạt động của doanh nghiệp và du khách trong khi những tác động của CNTT&TT tới hoạt động quản lý nhà nước về du lịch là ít được bàn tới Cơ sở dữ liệu du lịch (database) có vai trò và tác động khá quan trọng đối với ngành du lịch, tuy nhiên bài viết bàn đến vấn đề này còn chưa thực sự sâu sắc, chưa xác định được chủ thể chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu cũng như nguồn kinh phí đầu tư cho nó; chưa xác định được việc tổ chức, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu như thế nào cho phù hợp và đạt hiệu quả cao Bài viết chưa phân định được vai trò của website quản lý du lịch và website kinh doanh

e-du lịch do đó chưa đưa ra được quan điểm thống nhất về xây dựng và vận hành các website du lịch trong quản lý du lịch, quảng bá du lịch, cung cấp thông tin du lịch

và kinh doanh du lịch

- Ứng dụng thương mại điện tử đối với du lịch cộng đồng: Nghiên cứu của

Davison, Harris và Vogel (2005), “E-commerce for community-based tourism in

Trang 32

developing countries‖ [68] đã mô tả một sáng kiến nhằm giới thiệu thương mại điện

tử cho du lịch cộng đồng (e-CBT: E-Commerce for Community-based Tourism) tại các vùng nông thông ở châu Á Du lịch cộng đồng được áp dụng tại nhiều quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia châu Á Nó được coi là phương thức để phát triển du lịch bền vững Lợi ích của du lịch cộng đồng là rất lớn, bao gồm: góp phần tăng trưởng kinh tế ở các vùng nông thôn; phân phối thu nhập du lịch có thể thúc đẩy phúc lợi và sự công bằng trong ngành; bảo tồn nguồn tài nguyên của người dân địa phương; đa dạng hóa sản phẩm du lịch;… Bài báo chỉ ra rằng, tự bản thân các cộng đồng (nơi có hình thức du lịch cộng đồng) có thể tiếp cận với internet và trực tiếp tham gia vào thị trường du lịch toàn cầu mà không cần đến các đại lý môi giới và trung tâm thông tin du lịch trung gian để giữ lại các khoản thu từ du lịch Việc áp dụng e-CBT ban đầu có thể dựa vào các trung tâm thông tin du lịch trung gian, sau đó tự bản thân họ có thể vận hành và sử dụng các hình thức khác của CNTT&TT để phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương mình Người dân tại các CBT có thể trực tiếp sử dụng internet và các thành phần của internet để thực hiện các hình thức quảng bá, tiếp cận khách du lịch, chào hàng, đặt hàng, giao dịch trực tuyến hoặc bán trực tuyến Việc áp dụng e-CBT cho phép các cộng đồng tiếp cận khai thác cả thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng Một phân đoạn quan trọng trong thị trường du lịch của CBT là các quốc gia giàu có trên thế giới - nơi mà người dân có đủ các điều kiện để khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm hình thức du lịch cộng đồng Bên cạnh những lợi ích của e-CBT, cũng có những hạn chế nhất định như: việc áp dụng e-commerce và internet có thể sẽ dẫn đến sự xáo trộn nhất định trong đời sống của các cộng đồng dân cư ở những vùng nông thôn nghèo; các giá trị truyền thống ít nhiều có thể bị ảnh hưởng; việc tự thân người dân thực hiện e-commerce tuy giữ lại đượng một lượng lớn thu nhập du lịch, không mất phí trung gian nhưng tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động này sẽ không thể bằng hoạt động do các đại lý và các trung tâm thông tin trung gian thực hiện

Mặc dù bài báo phân tích khá sâu sắc loại hình du lịch cộng đồng tại các quốc gia đang phát triển, chỉ ra vai trò, lợi ích của việc triển khai áp dụng hình thức

Trang 33

e-CBT cũng như những hạn chế của nó Tuy nhiên, bài báo lại chưa chỉ ra được đối với trình độ dân trí của người dân tại nơi có CBT thì nên thực hiện e-commerce như thế nào cho hiệu quả; nội dung, cách thức, các bước thực hiện cũng như các điều kiện để đảm bảo cho việc thực hiện e-CBT đạt hiệu quả cao nhất; nhà nước và các

tổ chức du lịch, các doanh nghiệp cần hỗ trợ gì; chính sách ra sao;…

- Ứng dụng công nghệ thực tại ảo vào một số lịch vực của kinh tế du lịch:

Nghiên cứu của Guttentag và Daniel (2010), ―Virtual reality: Applications and

implications for tourism‖ [72] đãđề cập đến khả năng ứng dụng công nghệ thực tại

ảo (VR) vào một số lĩnh vực cụ thể của kinh tế du lịch như:

+ VR với lập kế hoạch, quy hoạch du lịch và quản lý điểm đến: Các thuộc tính của VR cho thấy nó đặc biệt phù hợp với việc hình dung môi trường không gian, đó là lý do tại sao VR thường được khai thác cho mục đích quy hoạch đô thị, môi trường và kiến trúc Trên thực tế, hơn một thập kỷ trước, VR được công nhận đóng vai trò như một công cụ vô giá trong việc xây dựng chính sách du lịch cũng như trong quá trình lập kế hoạch du lịch Một ưu điểm của việc sử dụng VR để lập

kế hoạch là nó “cung cấp một cách để các cá nhân từ các nguồn gốc khác nhau để giao tiếp thông qua một ngôn ngữ trực quan bắt chước cách người ta tương tác với môi trường trong thế giới thực” VR cũng có thể mang lại lợi ích cho việc lập kế hoạch và quản lý du lịch thông qua các khả năng thử nghiệm mô phỏng độc đáo mà công nghệ này cung cấp

+ VR với marketing điểm đến: VR có khả năng áp dụng để thực hiện marketing điểm đến, thậm chí nhiều nhà khoa học còn cho rằng việc ứng dụng VR

sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong quảng bá du lịch Tiềm năng tiếp thị du lịch của

VR chủ yếu nằm ở khả năng thu thập thông tin cảm quan sâu rộng cho khách du lịch tương lai Khả năng này đặc biệt phù hợp với ngành du lịch vì nhiều sản phẩm

du lịch là hàng hoá tin cậy mà người tiêu dùng không thể kiểm tra trước và phải quyết định có nên mua hay không dựa trên các thông tin mô tả có sẵn Nhiều sản phẩm du lịch thực tế đã sử dụng công nghệ VR để thu hút khách du lịch VR cũng cung cấp một nền tảng độc đáo cho việc truyền thông giữa những vị khách du lịch,

Trang 34

trong đó khách du lịch trao đổi thông tin qua các diễn đàn, dịch vụ trò chuyện hoặc các công cụ khác Vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch sẽ được hưởng lợi từ việc xây dựng nhận thức về thương hiệu trong các cộng đồng như vậy và phân tích

và phản hồi những ý kiến của sản phẩm của họ trong các cộng đồng

+ VR với công nghiệp giải trí: Bên cạnh việc ứng dụng VR như một công cụ tiếp thị du lịch, các hệ thống VR cũng có thể hoạt động trực tiếp dưới dạng thị trường vui chơi giải trí Phiên bản sơ khai của nó xuất hiện ban đầu từ những năm

1962, các nhà sản xuất trò chơi đã tạo ra các chuyến đi mô phỏm bằng xe máy qua các thành phố của New York, cung cấp hình ảnh 3D, âm thanh, gió, hương vị và rung động chỗ ngồi Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ VR đã, đang và sẽ tạo ra nhiều tour du lịch ảo, nhiều chương trình tham quan, nhiều trò choi giải trí mô phỏng đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách Việc tạo ra các điểm giải trí, công viên giải trí với nhiều trò chơi, trải nghiệm hấp dẫn được xây dựng bằng công nghệ VR sẽ là điểm nhấn quan trọng để thu hút ngày càng đông khách du lịch tới tham quan (ví dụ các công viên giải trí như: Dreamworld (Úc), Futuroscope (Pháp), Walt Disney World's Magic Kingdom (Florida- Mỹ), )

+ VR với bảo tồn di sản: Danh sách các di sản và các đối tượng có thể được

truy cập hầu như không ngừng mở rộng và vô số các di sản từ khắp nơi trên thế giới

đã được số hoá dưới dạng mô hình ảo 3D (ví dụ: các công trình điêu khắc, tranh cổ, tượng đài, các ngôi đền, nhà thờ, lâu đài, kim tự tháp, cung điện) Việc chuyển thể các di sản thực thành mô hình 3D ảo có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn bởi vì những mô hình ảo này có thể chứa các bộ dữ liệu cực kỳ chính xác về mặt lý thuyết

và có thể được lưu trữ vô thời hạn, trong khi di sản thực có thể bị suy thoái bởi các yếu tố về tời gian và các tác động ngoại quan từ môi trường và con người Việc ứng dụng công nghệ VR cũng cho phép hỗ trợ các hoạt động bảo trì, trùng tu, phục dựng các di sản đã bị xuống cấp Nhiều cảnh quan, di sản cổ đã mất toàn bộ hay một phần khi được phục dựng bằng công nghệ VR không những góp phần bảo tồn giá trị của

nó mà còn thu hút, hấp dẫn được sự khám phá từ lượng lớn khách du lịch

Trang 35

1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.1 Các nghiên cứu về phát triển du lịch

- Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn: Tác giả Vũ Đình Thụy

(1996), trong nghiên cứu ―Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du

lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn‖ [41] đã tìm hiểu một cách có hệ thống

những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch Việt Nam như: vị trí, chức năng của

du lịch trong nền kinh tế quốc dân; tiềm năng và thực trạng phát triển của du lịch Việt Nam; một số điều kiện cơ bản và những định hướng giải pháp để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn Những giải pháp chiến lược để phát triển kinh tế du lịch Việt Nam mà tác giả đưa ra trong nghiên cứu là khá đầy đủ, toàn diện như: hoàn thiện thể chế chính sách, hệ thống pháp luật về du lịch; hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy và hoạt động quản lý nhà nước về du lịch; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật của ngành du lịch, quy hoạch du lịch; phát triển thị trường du lịch;… Tuy nhiên, khi bàn đến các điều kiện để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tác giả chưa chỉ ra được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của yếu tố khoa học kỹ thuật – đặc biệt là CNTT trong phát triển kinh tế du lịch Hơn thế, trong các giải pháp về quảng bá, phát triển thị trường du lịch, nghiên cứu mới chỉ đưa ra một số giải pháp mang tính truyền thống như: tuyên truyền, quảng cáo về du lịch; sử dụng báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng; đặt văn phòng đại diện về du lịch ở nước ngoài, phối hợp giữa Đại sứ quán của ta và Đại sứ quán của các nước, phối hợp với các hãng hàng không,… trong khi vai trò của internet, hệ thống các website và các công cụ CNTT khác phục vụ cho marketing, quảng bá du lịch lại chưa được tác giả nhắc tới

- Phát triển du lịch gắn với giải quyết vấn đề an sinh xã hội: tác giả Phạm

Ngọc Thắng (2010), với luận án ―Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở

Lào Cai‖ [38] đã bàn đến một khía cạnh mới trong việc coi du lịch như một công cụ

xóa đói giảm nghèo Trên cơ sở chứng minh những đóng góp của phát triển du lịch đối với xóa đói giảm nghèo của tỉnh như: đóng góp một tỷ lệ nhất định vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tăng thêm thu nhập cho dân cư địa phương; tạo ra

Trang 36

nhiều việc làm hơn cho người dân địa phương đặc biệt là người nghèo; phát triển kết cấu hạ tầng cải thiện cuộc sống của người nghèo;… luận án đã đề xuất mô hình mẫu phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo tại một địa bàn của Lào Cai, trong đó cộng đồng dân cư sở tại bao gồm cả những người nghèo trực tiếp tham gia kinh doanh du lịch Điểm nhấn của luận án là đã xây dựng được một mô hình thực nghiện về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo trên cơ

sở lựa chọn loại hình du lịch sinh thái lồng ghép với du lịch văn hóa Tuy nhiên khi đánh giá những điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện mô hình, mặc dù tác giả đã đưa ra một số tiêu chí quan trọng như: sự hỗ trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ; điều kiện về tài nguyên du lịch; điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật; điều kiện về sự hỗ trợ của cộng đồng dân cư trên địa bàn; điều kiện về cơ chế chính sách;… nhưng tác giả lại chưa bàn đến vấn đề quảng bá hình ảnh, thu hút du khách

và mở rộng thị trường Bởi lẽ, khi có các điều kiện cần để mô hình đi vào hoạt động

mà không thu hút được du khách, không có du khách thì đồng nghĩa với việc thất bại trong việc thực hiện mô hình Một vấn đề đặt ra là: làm thế nào để thu hút được

du khách? làm thế nào để đưa được thông tin điểm đến cho du khách? việc truyền tải thông tin, quảng bá, giới thiệu hình ảnh bằng công cụ nào là hữu hiệu nhất hiện nay? cũng là vấn đề cần bàn kỹ Một trong những công cụ hỗ trợ phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay trong quảng bá hình ảnh, thu hút du khách chính là việc sử dụng CNTT với internet, hệ thống các website và các phần mềm, ứng dụng của nó

- Phát triển du lịch bền vững tại một điểm đến cụ thể: luận án của tác giả

Trần Tiến Dũng (2007), ―Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng‖

[18] đã khái quát lý thuyết về phát triển du lịch bền vững, các nguyên tắc du lịch bền vững, đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá tính bền vững của du lịch, cùng với việc phân tích thực trạng phát triển du lịch tại Phong Nha – Kẻ Bàng, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững như: Nhóm giải pháp phát triển

du lịch bền vững về kinh tế: quy hoạch du lịch, phát triển sản phẩm, tăng cường đầu

tư, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm, vùng lõi, tuyên truyền quảng bá du lịch và mở rộng thị trường du lịch; nhóm giải pháp phát triển du

Trang 37

lịch bền vững về văn hóa, xã hội; và nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về tài nguyên, môi trường Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt thì một trong những nhân tố vừa là tiền đề vừa là động lực để đảm bảo sự phát triển bền vững đó là yếu tố khoa học công nghệ mà đặc biệt là CNTT thì tác giả lại chưa đề cập đến Để hiện đại hóa trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, đơn giản hóa các thủ tục du lịch, tối ưu hóa hoạt động quảng bá du lịch – phát triển thị trường, hướng tới tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thì việc ứng dụng CNTT vào ngành du lịch là một vấn đề nên được xem xét như một nhân tố quan trọng để phát triển du lịch bền vững trong giai đoạn hiện nay

- Phát triển du lịch vùng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế: tác giả

Nguyễn Duy Mậu (2012) với luận án ―Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020

đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế‖ [29] đã chỉ ra vai trò của du lịch đối với

tăng trưởng, phát triển cũng như đối với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xóa đói giảm nghèo, giải quyết thất nghiệp; sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế với

du lịch và ngược lại giữa du lịch với hội nhập kinh tế quốc tế Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du lịch của Tây Nguyên, dự báo xu thế phát triển du lịch trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam đến năm 2020, luận án đã đề xuất một số giải phát triển du lịch Tây Nguyên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như: Xây dựng chiến lược thị trường du lịch; bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch; công tác xúc tiến quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch; phát triển đồng

bộ kết cấu hạ tầng; thu hút đầu tư du lịch; thực hiện liên kết vùng du lịch… Có thể nói, đây là những giải pháp hết sức cơ bản, cụ thể mang tính đồng bộ Đặc biệt, trong nhóm giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch tác giả đã đề cập đến vấn đề đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT Tuy nhiên, tác giả mới chỉ nêu vấn đề và đặt nó trong một khía cạnh rất nhỏ của giải pháp, chưa trả lời được các câu hỏi: Tại sao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT cho ngành du lịch? Nội dung ứng dụng CNTT là gì? Lộ trình thực hiện và điều kiện ứng dụng CNTT là như thế nào?

Trang 38

1.2.2 Các nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu ứng dụng CNTT với một số lĩnh vực cụ thể như: Lưu Lâm (2010): “Cơ sở lý luận và thực tiễn ứng dụng CNTT-TT trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của ngành giáo dục Việt Nam”; Lê Nam Trung (2011): “Phương pháp đánh giá trình độ CNTT và internet trong các cơ sở đào tạo đại học ở Việt Nam”; Phạm Hồng Hoa (2014):

“Quy trình ứng dụng Internet Marketing tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam”; Nguyễn Thị Lan Hương (2008): “Công nghệ thông tin và tác động của nó đối với xã hội hiện đại”; Nguyễn Minh Ngọc (2012): “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế ở Việt Nam”

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2008), “Công nghệ thông tin và tác

động của nó đối với xã hội hiện đại‖ [25] thể hiện một cách nhìn tổng quát về thông

tin, CNTT và vai trò, tác động của nó đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức, lối sống ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực Trên

cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất phương hướng và những nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển CNTT trong tình hình cụ thể của Việt Nam, bao gồm các giải pháp về kinh tế - kỹ thuật, về chính trị - pháp luật, về văn hóa - giáo dục Tuy nhiên, những giải pháp mà đề tài đưa ra còn mang tính vĩ mô, rất rộng Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, tác giả phân tích tác động của CNTT đối với các khía cạnh quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, quản lý kinh tế và phân phối Các giải pháp kinh tế - kỹ thuật còn mang tính chung chung, không cụ thể cho ngành nào

Tác giả Nguyễn Minh Ngọc (2012), với nghiên cứu “Giải pháp đẩy mạnh

ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế ở Việt Nam‖ [30] đã khai thác

CNTT như một công cụ hỗ trợ cho hoạt động của ngành thuế Việt Nam Qua việc

hệ thống hóa cơ sở lý luận về CNTT, tìm hiểu kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong ngành thuế của một số quốc gia trên thế giới; xuất phát từ thực trạng hoạt động của ngành thuế và thực trạng ứng dụng CNTT trong ngành thuế Việt Nam, tác giả đã đề xuất phương hướng và các nhóm giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT

Trang 39

trong ngành thuế của Việt Nam như: Tăng cường quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT trong ngành thuế; Đổi mới mô hình hệ thống tổ chức CNTT ngành thuế; các nhóm giải pháp về kỹ thuật, vốn đầu tư, nguồn nhân lực… Cùng với việc đề xuất phương hướng và các nhóm giải pháp, tác giả đã xây dựng phương án, mô hình tổ chức và lộ trình ứng dụng CNTT trong ngành thuế Việt Nam Từ những kết quả nghiên cứu cho thấy, luận án của Nguyễn Minh Ngọc là công trình có nghĩa to lớn

để giải quyết những bài toán thực tế của ngành thuế Việt Nam, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của ngành và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại

1.2.3 Các nghiên cứu tại Thái Nguyên

Nghiên cứu về du lịch Thái Nguyên, trong những năm qua cũng có rất nhiều công trình, sách, báo, luận văn được công bố Năm 2003, tác giả Đồng Khắc Thọ

viết cuốn ―Di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh Thái Nguyên‖ đã liệt kê

và giới thiệu chi tiết về các dịa danh du lịch của tỉnh Năm 2005, Nhà xuất bản

Chính trị Quốc gia biên soạn Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI, giới

thiệu một số tour du lịch tiêu biểu trên đất Thái Nguyên Năm 2006, Sở Thương mại

và Du lịch Thái Nguyên phát hành Sổ tay du lịch Thái Nguyên, hướng dẫn các du

khách lựa chọn các tuyến du lịch phù hợp cho mình khi đến với Thái Nguyên [Dẫn

theo [32] tr.3] Năm 2009, Tạ Thị Kim Niên thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ ―Tiềm

Năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa (1995 – 2007)‖ [32] đã

tìm hiểu những tiềm năng du lịch của Thái Nguyên và đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác, phát huy tiềm năng du lịch, trong đó tiêu biểu là các giải pháp: kết nối du lịch Thái Nguyên với các khu du lịch vùng Việt Bắc; đầu tư du lịch trọng điểm; xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng; phát triển sảm phẩm du lịch; bảo vệ môi trường

và quảng bá hình ảnh Năm 2014, NCS Nguyễn Lan Anh thực hiện đề tài luận án

―Phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận‖ [15] đã nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên dựa trên

yếu tố liên kết vùng, khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh, tài nguyên du lịch của các tỉnh lân cận nhằm tạo ra sự liên kết du lịch bền vững, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch

Trang 40

1.2.4 Đánh giá chung

Từ phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể rút ra một số đánh giá:

- Các nghiên cứu trên thế giới đa số bàn về tổng quan giữa CNTT với du lịch nói chung, các nghiên cứu ứng dụng CNTT với từng lĩnh vực cụ thể của kinh tế du lịch còn hạn chế Một số nghiên cứu có chỉ ra vai trò, tác động của CNTT với kinh

tế du lịch (Nath và Menon (2005), Buhalis và O’Connor (2005), Reza Karimidizboni (2013), một số khác có chỉ ra các ứng dụng CNTT vào một số lĩnh vực du lịch cụ thể (Davison, Harris và Vogel (2005), Guttentag và Daniel (2010) Tuy nhiên phân tích của các nghiên cứu này còn chưa thực sự sâu sắc, chủ yếu vẫn thể hiện tính giới thiệu (ứng dụng cái gì, vào đâu), chưa nêu bật được tính hiệu quả kinh tế của nó (hiệu quả như thế nào, thể hiện ở chỉ số gì, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế du lịch ra sao) Các nghiên cứu trên thế giới mới chỉ dừng lại ở việc tin học hóa các hoạt động du lịch, chưa thấy được CNTT như một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế du lịch Đồng thời, các nghiên cứu về công nghệ thông tin với du lịch chưa gắn với bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc

tế Giải pháp mà các nghiên cứu đưa ra có thể phù hợp với các quốc gia phát triển nhưng khó có thể áp dụng ở Việt Nam hay áp dụng cho một số địa phương của Việt Nam do có sự chênh lệch về trình độ kinh tế cũng như trình độ công nghệ

- Những nghiên cứu trong nước và tại Thái Nguyên về phát triển kinh tế du lịch, về công nghệ thông tin và những ứng dụng của nó được khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng có rất ít công trình nghiên cứu về CNTT với sự phát triển kinh tế du lịch Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có đặc điểm khác nhau nên việc ứng dụng CNTT cho từng ngành, từng lĩnh vực là không giống nhau Du lịch là một ngành kinh tế mang tính liên ngành và tính xã hội hóa cao nên việc ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch cần phải được xem xét, nghiên cứu một cách cụ thể, kỹ lưỡng và hệ thống

Qua đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án xác định các khoảng trống nghiên cứu mà luận án phải tập trung khai thác:

- Làm sáng tỏ cơ sở lý thuyết về CNTT với phát triển kinh tế du lịch:

Ngày đăng: 31/08/2017, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w