Một mặt, để tập dượt nghiên cứu khoa học; mặt khác, mong được đóng góp xác đáng những luận cứ khoa học về quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của một địa phương, cụ thể l
Trang 1HÀ NỘI - Năm 2018
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7
1.2 Nhận xét về kết quả nghiên cứu và luận án tiếp tục làm rõ 24
Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH (1991 - 2005) 28
2.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 28
2.2 Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vận dụng chủ trương của Đảng, lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 1991 - 2005 42
2.3 Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch (1991 - 2005) 54
Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 71
3.1 Tình hình mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh về phát triển kinh tế du lịch (2005 - 2015) 71
3.2 Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch từ năm 2005 đến năm 2015 80
Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 105
4.1 Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 105
4.2 Một số kinh nghiệm 134
KẾT LUẬN 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 169
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định
Tác giả luận án
Đinh Văn An
Trang 5NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNH, HĐH:
GDP KT-XH KHXH&NV NXB
Khoa học xã hội và nhân văn Nhà xuất bản
Trung học chuyên nghiệp
Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization)
Ủy ban nhân dân
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ PHỤ LỤC
Bảng 2.1 Lao động trong ngành du lịch giai đoạn 1993 - 2005 61
Bảng 2.2 Kết quả chủ yếu giai đoạn 1993 - 2005 68
Bảng 3.1 Kết quả đạt được qua các chỉ tiêu chủ yếu giai
đoạn 2005 - 2015
102
Bảng phục lục 1 Tổng hợp hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 171
Phụ lục 2 Di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 174
Phụ lục 3 Thắng cảnh thiên nhiên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 178
Phụ lục 4 Làng nghề tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 181
Phụ lục 5 Lễ hội truyền thống tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 183
Phụ lục 6 Phỏng vấn một số nhân chứng về chỉ đạo, quản lý
kinh tế du trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
186
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Khi xã hội càng phát triển, thì du lịch càng trở thành một ngành kinh
tế quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia Những lợi ích
mà ngành kinh tế du lịch mang lại là vô cùng to lớn, không chỉ dưới góc
độ đóng góp vào GDP của đất nước hay giải quyết các vấn đề thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo, mà còn là phương thức để kết nối - giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước, con người tới đông đảo bạn bè trong khu vực
và trên thế giới
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1960, ngành Du lịch đã ra đời, đánh dấu nhận thức quan trọng của Đảng ta về triển vọng của một “ngành công nghiệp không khói” này Trong gần 60 năm qua, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Du lịch Việt Nam nhanh chóng phát triển vượt bậc, thu hẹp khoảng cách về phát triển du lịch với các nước trong khu vực; ngày
càng khẳng định vị trí, vai trò là “động lực để phát triển kinh tế” trong nền
kinh tế quốc dân
Trên thực tế, nhận thức về tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch đã được nâng lên không chỉ ở tầm vĩ mô mà đến mọi cấp, mọi ngành và cộng đồng cơ sở Các chủ trương của Đảng định hướng du lịch “trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội” [41, tr.178], góp phần quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tạo ra những bước phát triển mới, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng, xã hội
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, du lịch Việt Nam vẫn đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập khiến sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của đất nước Mặc khác, vẫn còn thiếu chính sách quốc gia phù hợp để du lịch phát triển theo đúng tính chất của một ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước thiếu
Trang 8chặt chẽ; chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong cả nước cũng như ở từng vùng, từng địa phương chưa hoàn thiện Một số cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành và một bộ phận người dân vẫn chưa nhận thức đầy
đủ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu đã được biết đến và nổi tiếng là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của cả nước với nhiều tiềm năng phát triển phong phú các loại hình du lịch: văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, tắm biển, thăm quan thắng cảnh biển - đảo và các di tích lịch sử văn hóa Năm
1993, trong Nghị quyết (số 45; NQ/CP) về đổi mới quản lý và phát triển du
lịch của Chính phủ, tỉnh “Bà Rịa - Vũng Tàu đã được xác định là một trong
ba vùng du lịch trọng điểm của cả nước cần phải tiến hành việc lập quy hoạch tổng thể” Theo đó, Tổng cục Du lịch xác định, Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong 7 khu vực trọng điểm du lịch của toàn ngành; là một địa bàn du lịch quan trọng trong hệ thống các tuyến điểm của vùng du lịch Nam Bộ
Nhận thức rõ đặc điểm và tiềm năng, lợi thế của địa phương, ngay sau khi được thành lập tỉnh (1991), Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xác định rõ du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng thời, sớm đặt ra yêu cầu: “Quy hoạch và đầu tư phát triển mạnh ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế địa phương” [45, tr.47]
Tuy nhiên, so với lợi thế và tiềm năng thì kinh tế du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa thật sự mang lại hiệu quả cao trong mỗi giai đoạn, chưa đáp ứng đúng vai trò là “đòn bẩy” thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác Nhiều lĩnh vực trong phát triển kinh tế du lịch còn bộc lộ hạn chế, yếu kém Vì vậy, việc tổng kết thực tiễn trong từng giai đoạn, từng mô hình cụ thể, để rút ra những kinh nghiệm cho quá trình phát triển kinh tế du lịch tiếp theo là việc làm hết sức cần thiết
Trang 9Xuất phát từ thực tế nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng bộ
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến
năm 2015” làm luận án tiến sĩ Một mặt, để tập dượt nghiên cứu khoa học;
mặt khác, mong được đóng góp xác đáng những luận cứ khoa học về quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của một địa phương, cụ thể là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ góc nhìn lịch sử
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian tới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống, khái quát hóa những chủ trương về phát triển du lịch của Đảng, của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2015
- Phân tích những nhân tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015
- Luận giải quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015
- Nhận xét đánh giá, làm rõ những ưu điểm và hạn chế về những hạn chế; rút ra các nguyên nhân; đúc kết những kinh nghiệm của quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch giai đoạn từ năm
1991 đến năm 2015
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương, chính sách và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015
Trang 10- Hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2015
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo về phát triển kinh tế du lịch: Quản lý Nhà nước về du lịch; Thu hút đầu tư và sử dụng vốn; Đào tạo nguồn nhân lực; Xúc tiến, quảng
bá, liên kết, hợp tác, đa dạng hoá thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; Cơ
sở vật chất, hạ tầng phát triển kinh tế du lịch
- Về không gian nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; đánh giá mức độ phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong không gian chung của vùng
- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 1991, là năm thành lập tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu, đến năm 2015 là kết thúc nhiệm kỳ thứ V Đại hội Đảng bộ tỉnh
4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế du lịch nói riêng
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án là công trình nghiên cứu lịch sử, tác giả tuân thủ nguyên tắc phương pháp luận về phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp duy vật lịch sử với duy vật biện chứng; đồng thời, sử dụng một số phương pháp khác, như: phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, phỏng vấn, tổng kết để làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu
4.3 Nguồn tư liệu
- Các văn kiện, nghị quyết, chính sách, chỉ thị, hướng dẫn của Đảng và Nhà nước; các văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của Tổng cục
Du lịch về phát triển kinh tế, kinh tế du lịch trong thời kỳ đổi mới
Trang 11- Các văn kiện, nghị quyết, quyết định, báo cáo; các đề án, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch vùng kinh tế; các tài liệu biên bản hội nghị, hội thảo… của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển kinh tế du lịch được lưu trữ tại các phông lưu trữ của tỉnh
- Các sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước được xuất bản, công bố trên các tạp chí chuyên ngành; các luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ có liên quan đến đề tài Luận án
- Các dữ kiện, số liệu thu thập thông qua phỏng vấn thực tế…
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1 Ý nghĩa khoa học
- Luận án là công trình nghiên cứu lịch sử được xây dựng từ các nguồn
tư liệu phong phú, tin cậy, góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
về phát triển kinh tế du lịch giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2015
- Các luận chứng được rút ra đều dựa trên thực tiễn sinh động quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vận dụng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế du lịch vào điều kiện cụ thể của địa phương, làm sáng tỏ vị trí, vai trò của ngành kinh tế du lịch trong tổng thể nền kinh tế quốc dân
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá khách quan, khoa học quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015, góp phần tổng kết thực tiễn, tìm ra nguyên nhân thành công và hạn chế, trong quá trình phát triển kinh tế du lịch từ ngành kinh tế quan trọng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Làm rõ hơn những yêu cầu thực tiễn, những vấn đề cần phải giải đáp trong quá trình lãnh đạo của Đảng nói chung và của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng về phát triển kinh tế du lịch hiện nay từ góc nhìn lịch sử
Trang 126 Những đóng góp khoa học của luận án
- Góp phần hệ thống hóa khách quan nguồn sử liệu thuộc lĩnh vực Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Phân tích, đánh giá khách quan những kết quả đạt được, rút ra những nhận xét khoa học và đúc kết những kinh nghiệm góp phần làm phong phú thêm
lý luận lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng trên một lĩnh vực, một ngành, cụ thể
là ngành du lịch trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Luận án là nguồn tài liệu tốt, tin cậy phục vụ công tác nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh; lịch sử phát triển của ngành du lịch; đồng thời, là tài liệu tham khảo của học viên và các nghiên cứu sau này
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm 150 trang nội dung, với phần mở đầu; 4 chương, 10 tiết
và kết luận Để đảm bảo tính khoa học và làm sáng tỏ hơn các nội dung nghiên cứu, luận án có phần danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình của tác giả đã được công bố và các bảng phụ lục kèm theo
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1 Các nghiên cứu chung về phát triển du lịch và kinh tế du lịch
ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu trên phạm vi cả nước đã được công bố liên
quan đến đề tài rất phong phú và đa dạng Tiêu biểu là:
Cuốn sách Du lịch và kinh doanh du lịch của Trần Nhạn [68], giới thiệu
khái quát lý luận chung về du lịch và những hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch Trong đó, tác giả tập trung nêu rõ tính chất, đặc điểm và những nội dung về kinh doanh du lịch, được coi là bộ phận của thị trường chung trong nền kinh tế; là phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua với người bán, giữa cung với cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực kinh doanh du lịch Kinh doanh du lịch sẽ làm cho kinh tế du lịch phát triển năng động, toàn diện; làm cân bằng giữa cung - cầu và mang lại hiệu quả trong nền kinh tế chung
Cuốn Di tích Lịch sử - Văn hóa và danh thắng Việt Nam của Dương Văn
Sáu [77], là công trình giới thiệu những Di tích Lịch sử - Văn hóa và danh thắng tiêu biểu của nước ta, cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ sở, cơ bản nhất về hệ thống di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam Điều đặc biệt là, thông qua nội dung cuốn sách, giúp cho những người mới bắt đầu tiếp cận lĩnh vực nghiên cứu hiểu rõ hơn về kho tàng di sản văn hóa quý giá của dân tộc, từ đó
có cái nhìn sâu sắc về sự giàu có trong di sản văn hóa Việt Nam; nâng cao kiến
thức, hiểu biết về cách quản lý, bảo tồn và khai thác các giá trị của Di tích Lịch
sử - Văn hóa và danh thắng cảnh Cuốn sách cũng góp phần cung cấp cho các
Trang 14nhà lãnh đạo, quản lý có thêm sự nhìn nhận, đánh giá để hoạch định chính sách trong quá trình phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng và giá trị quý
báu của các di tích và thắng cảnh
Cuốn sách Thị trường du lịch của Nguyễn Văn Lưu [67], trình bày
những kiến thức cơ bản, cốt lõi về bản chất, đặc điểm, chức năng và các loại hình thị trường du lịch Nhất là mối quan hệ cung - cầu và các mối quan hệ thông tin kinh tế - kỹ thuật gắn với quan hệ cung - cầu trên thị trường du lịch Đây là những kiến thức cơ bản, rất cần thiết đối với các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách, cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch Thông qua phân tích hai yếu tố quan trọng của thị trường du
lịch là cung và cầu, tác giả đã chỉ ra: Du lịch Việt Nam đang đứng trước nhu
cầu lớn của khách nước ngoài và nhân dân trong nước, khách hàng có sẵn Thị trường du lịch nội địa của Việt Nam trong tương lai cũng phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng cao và chứa đựng các yếu tố bền vững, được coi là thị trường năng động, phong phú và đem lại hiệu quả cao trong nền kinh tế
Cuốn Quy hoạch Du lịch của Bùi Thị Hải Yến [165], trình bày tổng
quan những vấn đề lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam Tác giả đã hệ thống và nêu bật các nhiệm vụ quy hoạch du lịch, trong đó cần chú trọng quy hoạch các dự án, các chương trình, kế hoạch phát triển phù hợp với từng địa phương, từng vùng, phù hợp với tổng thể trong quy hoạch chung của cả nước Mục tiêu của quy hoạch phải đạt được tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu khai thác, tôn tạo và phát huy các nguồn lực phát triển du lịch đem lại hiệu quả kinh tế, phù hợp với cảnh quan, môi trường và góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra trên thực tế, những địa phương nào quan tâm đầu tư cho việc lập và thực hiện quy hoạch hợp lý thì phát triển kinh tế du lịch hiệu quả, bền vững cả về môi trường cũng như đời sống, xã hội Tác giả khuyến nghị, cần có kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp công tác quy hoạch; đồng thời,
Trang 15khai thác có hiệu quả các kết quả quy hoạch đã được phê duyệt và triển khai trong thực tế để phát huy các giá trị khoa học trong quy hoạch, đẩy mạnh phát triển du lịch góp phần vào phát triển KT-XH của đất nước và địa phương
Cuốn Tài nguyên du lịch của Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long [166],
đề cập đến những vấn đề lý luận và bức tranh chung về tài nguyên du lịch của Việt Nam Trong đó đánh giá rõ tiềm năng tài nguyên du lịch của từng vùng, từng địa phương trong không gian chung cả nước; Tác giả không chỉ nêu bật những thông tin về tài nguyên du lịch của đất nước mà còn đề xuất về quan điểm và hành động đúng đắn hơn trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ tôn tạo tài nguyên - môi trường du lịch của đất nước theo hướng tiết kiệm, bền vững, không vì kinh tế trước mắt mà lãng phí, hủy hoại tài nguyên môi trường
Cuốn Địa lý du lịch Việt Nam là công trình nghiên cứu của Nguyễn
Minh Tuệ và các cộng sự [132], trình bày những nội dung liên quan đến tổng quan cơ sở lý luận về Địa lý du lịch và Địa lý du lịch Việt Nam Bằng hệ thống kiến thức cơ bản, cập nhật và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, các tác giả đã phác họa được bức tranh tổng quan về địa lý du lịch của cả nước, giúp cho người đọc có điều kiện hiểu rõ hơn về những nội dung liên quan đến Địa
lý du lịch và Địa lý du lịch Việt Nam Bên cạnh những kiến thức cần thiết và một số hình ảnh minh họa cụ thể về một đối tượng du lịch được trích dẫn từ các nguồn khác nhau đã thu hút độc giả quan tâm đến một lĩnh vực đang phát triển trong nền kinh tế, đó là kinh tế du lịch
Cuốn: Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch
của Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh [46], trình bày khá rõ nét những nội dung cơ bản về tâm lý học xã hội trong du lịch, tâm lý khách du lịch, tâm
lý người phục vụ và những vấn đề lý luận cơ bản về giao tiếp, nghệ thuật giao tiếp, ứng xử nâng cao chất lượng trong kinh doanh du lịch Thông qua đó, các tác giả cũng cho thấy những bất cập, hạn chế hiện nay trong giao tiếp ứng xử của các đối tượng tham gia kinh doanh du lịch, làm ảnh hưởng không nhỏ đến
Trang 16chất lượng trong các loại hình du lịch và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, là những nội dung cần sớm được khắc phục Các tác giả cũng đưa ra các khuyến nghị cần tổ chức tốt các khóa đào tạo, giúp cho nguồn nhân lực làm công tác kinh doanh du lịch có đủ kỹ năng, phẩm chất để tham gia trong quá trình phát triển, hội nhập
Cuốn sách: Du lịch cộng đồng của nhóm tác giả Bùi Thị Hải Yến và
các cộng sự [167], trình bày khái quát những vấn đề lý luận, thực tiễn chung về phát triển du lịch cộng đồng; đồng thời, nêu rõ các nguồn lực cho phát triển loại hình du lịch này ở Việt Nam Công trình cung cấp những thông tin bổ ích về những quan điểm, hoạt động du lịch cộng đồng, phát triển cộng đồng, bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường du lịch của đất nước theo hướng bền vững Công trình giúp người đọc hiểu cặn kẽ hơn vai trò của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch và tham gia các hoạt động phát triển kinh tế du lịch
Cuốn: Ứng sử văn hóa trong du lịch của Trần Thuý Anh và các cộng
sự [2], giới thiệu những kiến thức nền, phương pháp tiếp cận và ứng xử văn hoá, những cách thức triển khai nghiệp vụ du lịch Cuốn sách vừa khái quát vừa nêu những vấn đề cụ thể, giúp cho người đọc nhìn nhận và tự hình thành nhân cách, tư duy tích cực, để có thái độ ứng xử đúng đắn trước tự nhiên và
xã hội Qua đó, mỗi người đều có trách nhiệm xây dựng nền du dịch văn hóa của đất nước và của từng địa phương
Cuốn sách: Kinh tế Du lịch của Vũ Mạnh Hà [52], được tác giả đề cập
đến những vấn đề có tính chuyên ngành, như: Sự ra đời và phát triển của môn kinh tế du lịch, phương pháp luận nghiên cứu kinh tế du lịch; phương pháp tiếp cận hệ thống và phương pháp thống kê; những biến số kinh tế cơ bản của ngành du lịch như cung - cầu du lịch, đầu tư du lịch Qua đó, giúp cho các đối tượng tham gia vào thị trường du lịch có thể nhận thức một cách định lượng mối tác động qua lại giữa ngành du lịch và kinh tế du lịch, kinh doanh,
Trang 17hoạch định chiến lược phát triển du lịch một quốc gia với yêu cầu đặt trong chiến lược phát triển chung của cả nền kinh tế Cuốn sách cung cấp những kiến thức nền tảng với nhiều lý thuyết khác nhau và những kiến thức cơ bản về: loại hình du lịch, các lĩnh vực kinh doanh du lịch, điều kiện để phát triển
du lịch, lao động trong du lịch, hiệu quả kinh doanh du lịch; quy hoạch phát triển du lịch; tổ chức và quản lý ngành du lịch
công trình nghiên cứu về Du Lịch Văn hóa, tác giả đã tập trung trình bày các khái niệm cơ bản về văn hóa du lịch, nêu bật sự khác nhau giữa văn hóa du lịch
và du lịch văn hóa Một bên là tính văn hóa trong các hoạt động du lịch; một
bên là loại hình du lịch dựa trên khai thác từ các sản phẩm văn hóa Qua đó, các tác giả nêu bật vai trò của văn hóa du lịch trong kinh doanh du lịch; phác họa bức tranh khá sinh động một số vấn đề về văn hóa du lịch Việt Nam, giới thiệu các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của Việt Nam, trang bị cho những người làm du lịch những kiến thức cơ bản, để nâng cao hiệu quả của hoạt động
du lịch Việt Nam
Cuốn sách: Du Lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới là công trình nghiên cứu
khoa học của nhóm tác giả Trần Thị Minh Hoà và các cộng sự [56], đã tập trung trình bày những nội dung về các nguồn lực của du lịch Việt Nam, bối cảnh và sự phát triển của du lịch Việt Nam trước và sau khi thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay, là quá trình phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của xã hội, bắt nhịp với xu thế phát triển du lịch của thế giới Từ những nghiên cứu thực tiễn, nhóm tác giả đã đánh giá bước đầu thực trạng và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong phát triển của ngành Du lịch nước ta, nhất là các hoạt động du lịch mang tính tự phát Các tác giả cũng đưa
ra những viễn cảnh và định hướng, giải pháp phát triển của du lịch Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo của thời kỳ đổi mới và hội nhập
Bên cạnh các công trình là sách, nhiều công trình là luận án, luận văn,
Trang 18kỷ yếu hội thảo đã được bảo vệ thành công, tiêu biểu là:
Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn của Vũ Đình Thụy [112], góp phần hệ thống
hoá cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân; đánh giá những vấn đề tồn tại và nguyên nhân sâu
xa của những khiếm khuyết trong phát triển du lịch Việt Nam; phân tích những điều kiện chủ yếu để du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn;
đề ra các định hướng, giải pháp nhằm thực hiện thành công chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế du lịch Việt Nam, xây dựng ngành du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp hiệu quả, thiết thực trong nền kinh tế quốc dân
Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập của Nguyễn Thị Tú [130], với nội dung là tìm ra những giải pháp đồng
bộ góp phần phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Đây là một loại hình du lịch đang được ưa chuộng không chỉ thu hút khách du lịch mà còn tạo ra một môi trường du lịch hướng tới phát triển bền vững Tác giả đã đưa ra các khái niệm, các quan điểm về phát triển
du lịch sinh thái; tập trung phân tích làm rõ đặc điểm, vai trò, yêu cầu và những nội dung cơ bản phát triển du lịch sinh thái; đánh giá và rút ra kết luận chủ yếu về thực trạng phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong thời gian qua Luận án cho thấy bức tranh du lịch sinh thái Việt Nam phát triển chỉ mới
là bước đầu, còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế và bất cập Một số giải pháp được tác giả đề xuất nhằm phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam trong thời gian tới, gắn với các loại hình du lịch văn hóa, biển, đảo, là những giải pháp mang tính khoa học, có giá trị thực tiễn cao
Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam của Nguyễn Anh
Tuấn [131], nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh điểm đến
trong phát triển du lịch, phân tích rõ nội hàm của cạnh tranh du lịch và cạnh
Trang 19tranh điểm đến của du lịch, cho thấy thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam hiện nay và những đòi hỏi mới trong tương lai Tác giả
đã chỉ rõ những nguyên nhân hạn chế về năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam, nổi bật là hạn chế về năng lực, phẩm chất văn hóa của các chủ thể tham gia trong quá trình hoạt động kinh doanh du lịch Đồng thời,
đề xuất một số giải pháp cần quan tâm và tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam hiện nay
Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam của Nguyễn Trùng Khánh [62], nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản
liên quan đến việc phát triển dịch vụ lữ hành du lịch, khẳng định tính chất dịch vụ thương mại của hoạt động lữ hành du lịch; các điều kiện phát triển
dịch vụ lữ hành du lịch, bao gồm về cung và cầu Luận án tập trung nghiên
cứu, phân tích rõ các kinh nghiệm của một số nước: Trung Quốc, Malaixia và Thái Lan về phát triển của dịch vụ lữ hành du lịch Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị về chính sách phát triển dịch vụ lữ hành du lịch cho Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch thời kỳ
đổi mới (1986 - 2001) của Nguyễn Văn Tài [95], góp phần hệ thống hóa về
chủ trương của Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch thời kỳ đổi mới (1986
- 2001), làm rõ quá trình phát triển về lý luận của Đảng trong thời kỳ đổi mới
về phát triển kinh tế trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường và hội nhập, trong đó kinh tế dịch vụ, đặc biệt là kinh tế du lịch, được coi là ngành “công nghiệp không khói” mang lại hiệu quả lớn cho đất nước Tác giả đã phân tích
rõ các yếu tố tác động đến việc hình thành chủ trương của Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch; phân tích, luận giải quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế trong 15 năm kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới; những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng và đúc kết được các kinh nghiệm có
Trang 20giá trị khoa học về thực tiễn
Các bài viết: Phát triển du lịch Việt Nam trong tình hình mới, của Võ Thị Thắng [99]; Đô thị du lịch biển Việt Nam và những thách thức trên con
đường phát triển bền vững, của Nguyễn Thu Hạnh [53]; Phát triển du lịch bền vững bảo vệ môi trường sinh thái, của Nguyễn Chu Hồi [58]; Xây dựng thương hiệu du lịch biển Việt Nam, của Đỗ Cầm Thơ [100]; Phát triển du lịch biển gắn với bảo vệ môi trường, của Vũ Thị Thoa [101]; Phát triển bền vững
cơ sở lưu trú du lịch vùng biển, đảo, của Nguyễn Thanh Bình [11]; Định vị du lịch biển Việt Nam, của Phạm Trương Hoàng [57]; Phát triển kinh tế du lịch biển Việt Nam trong thời kỳ hiện nay, của Hoàng Thị Điệp [45]; Phát triển kinh tế du lịch biển - đảo gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh trong bối cảnh hội nhập hiện nay, của Nguyễn Tuấn Dũng [30] Các tác giả đã phân
tích những điều kiện giúp cho Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một nước
có thế mạnh về du lịch, nhất là du lịch sinh thái, tâm linh, biển, đảo Phát triển
du lịch không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần làm lành mạnh xã hội thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển; giữ vững chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân các địa phương, nhất là các địa phương vùng ven biển, vùng núi Để phát triển kinh tế du lịch Việt Nam tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, các tác giả đều nêu cao tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, cho rằng cần phải được quan tâm đồng bộ và thiết thực hơn nữa; đồng thời, để tạo ra sự khác biệt, nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm du lịch của mỗi vùng, mỗi địa phương cần tăng cường khai thác yếu tố văn hóa
bản địa phục vụ khách du lịch
1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển du lịch ở các địa phương, cơ sở
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Trần Thị Kim Dung
[28], nghiên cứu hệ thống lý luận quản trị nguồn nhân lực du lịch, làm cơ sở
Trang 21khoa học cho việc tiếp tục phát triển và vận dụng lý luận quản trị nguồn nhân lực vào điều kiện Việt Nam Luận án khái quát tình hình phát triển, kinh doanh du lịch; phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; rút ra những vấn đề tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị nguồn nhân lực; đề xuất một số giải pháp căn bản hoạt động quản trị nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch của Thành phố
Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam - Đà Nẵng của Trương Sĩ Quý [75], hướng vào
nghiên cứu có hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về đa dạng hóa loại hình
và sản phẩm du lịch Trên cơ sở phân tích rõ những yêu cầu và căn cứ để xác định phương hướng, mục tiêu cụ thể và các giải pháp về đa dạng hóa loại hình
du lịch, cũng như đa dạng hóa các dịch vụ, chương trình du lịch ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong thời tương lai
Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020 của Mai Thị Ánh
Tuyết [134], nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu hoá và nền kinh tế trí thức; những lý luận cơ bản về du lịch, khái niệm, đặc tính của phát triển du lịch, các loại hình du lịch chủ yếu Từ đó, xác lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn phát triển du lịch phù hợp với bối cảnh phát triển du lịch An Giang Tổng hợp những kinh nghiệm một
số nước trên thế giới thành công trong phát triển du lịch, liên hệ với thực tiễn Việt Nam và cụ thể là tỉnh An Giang Thông qua đánh giá tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch tỉnh An Giang, tác giả đề xuất những giải pháp
và kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch tỉnh An Giang phù hợp
và hiệu quả nhất
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
của Nguyễn Tấn Vinh [163], trình bày hệ thống hoá quản lý Nhà nước về kinh tế du lịch, trong đó tập trung vào quản lý Nhà nước về du lịch; đánh giá
Trang 22rõ thực trạng công tác quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Thông qua kết quả phát triển du lịch, luận án rút ra những nguyên nhân, hạn chế, đề ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch để đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh Lâm Đồng
Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Trần
Xuân Ảnh [3], đã tập trung đánh giá thực trạng thị trường du lịch Quảng Ninh, nêu bật được những thành tựu, đồng thời chỉ ra những hạn chế và những nội dung cần khắc phục để mở rộng thị trường du lịch Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Luận án đã đề xuất một số nhóm giải pháp sát với yêu cầu thực tiễn nhằm phát triển thị trường du lịch trong thời gian tới
Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững
của La Nữ Ánh Vân [161], làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững (của thế giới và ở Việt Nam) để vận dụng vào điều kiện cụ thể tỉnh Bình Thuận; tác giả phân tích và đánh giá rõ những nhân tố ảnh hưởng, thực trạng và đề ra các giải pháp phù hợp phát triển
du lịch tỉnh Bình Thuận với quan điểm phát triển bền vững
Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế
của Nguyễn Thị Hồng Lâm [65], góp phần hệ thống hóa lý luận về kinh tế du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế của một vùng du lịch ở Việt Nam dưới góc
độ kinh tế chính trị; phân tích làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế du lịch với sự phát triển KT-XH và các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế trong hội nhập kinh
tế quốc tế; những thành tựu, hạn chế của kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung
Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế Từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới
Ngoài ra còn các luận án tiến sĩ kinh tế, như: Nghiên cứu tiềm năng và
các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch
Trang 23Bắc Trung Bộ của Nguyễn Quyết Thắng [98], tập hợp và làm rõ cơ sở lý luận
về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái và xác định vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái; kinh nghiệm nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái của một số nước trên thế giới qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm để vận dụng cho Việt Nam và cụ thể cho
vùng du lịch Bắc Trung Bộ; Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên
hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020 của Đinh Kiệm [63], tác giả nghiên cứu
về địa lý kinh tế du lịch để hoạch định phân vùng tài nguyên, quy hoạch tổ chức không gian du lịch sinh thái theo địa giới lãnh thổ vùng Duyên Hải cực Nam Trung bộ; phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái đang diễn ra tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận các luận văn thạc sĩ với
các đề tài: Kinh tế du lịch Thừa Thiên - Huế, tiềm năng và phương hướng phát
triển, luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hóa, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, 1997 Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lãnh đạo phát triển du lịch từ
năm 2001 đến năm 2010, luận văn thạc sĩ lịch sử Đảng của Lê Trung Kiên, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2012 Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo
phát triển Du lịch giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, luận văn thạc sĩ của
Đoàn Hải Đăng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2014 Để du lịch
trở thành ngành kinh tế động lực trong phát triển KT-XH tỉnh Ninh Bình của
Trần Hữu Nam, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 184 (5-2011); Phát triển du
lịch bền vững từ thực tiễn của các tỉnh, thành phía Nam, Kỷ yếu hội thảo do
Tạp chí Cộng sản phối hợp Tỉnh uỷ Bình Phước tổ chức (2016) đã góp phần
hệ thống hoá quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước; chủ trương của Đảng bộ một số tỉnh về phát triển du lịch và lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong thời kỳ đổi mới; đánh giá, phân tích những thành tựu, hạn chế, góp phần làm sáng tỏ thêm quan điểm của Đảng về lãnh đạo phát triển du lịch; đề xuất nhiều giải pháp và phương hướng phát triển du lịch nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế du lịch toàn diện và bền vững
Trang 241.1.3 Những công trình nghiên cứu nước ngoài
Cuốn Managing Tourism (Quản lý Du lịch), của tác S.Medlik [173], là
công trình nghiên cứu về cách thức tổ chức, quản lý du lịch Tác giả đã làm rõ các khái niệm về quản lý du lịch, sản phẩm du lịch; phân tích rõ hơn nội hàm về
sự quảng bá các sản phẩm và điểm đến du lịch; sự quản lý và tổ chức các hoạt động đối với ngành du lịch Tác giả cho rằng nếu không được quản lý chặt chẽ thì du lịch không chỉ không mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bị nhiều tác động
xấu về mặt xã hội, an ninh - quốc phòng
Công trình Marketing and Managing Tourism Destinations (Tiếp thị và
quản lý điểm đến) của Alastair M Morrison [168] đã tập trung vào cách thức
tiếp thị điểm đến bắt đầu từ kế hoạch, thực hiện, đánh giá cũng như việc quản
lý hoạt động của tiếp thị điểm đến và quản lý các tổ chức, cách thức tiến hành kinh doanh, những cơ hội, thách thức và các vấn đề họ phải đối mặt với cạnh tranh cho giải trí và kinh doanh du lịch trong nền thị trường toàn cầu
Công trình Tourism Management (Quản lý du lịch) do hai tác giả David
Weaver và Laura Lawtonn [169], tập trung giải thích nguyên nhân vì sao quản
lý du lịch lại phức tạp và luôn khó khăn, qua đó đưa ra những cách thích ứng với yêu cầu về các lĩnh vực du lịch và dịch vụ, nhằm quản lý du lịch một cách tích cực và bền vững trên tất cả các mặt: kinh tế, sinh thái, xã hội và văn hóa
Ngoài ra, một số công trình giải thích phạm trù phản ánh về hiện tượng hoạt động về kinh doanh, dịch vụ du lịch, các bộ phận cấu thành và các hình thức dịch vụ du lịch, quan hệ cung - cầu và cơ chế vận hành hoạt động kinh
doanh du lịch, như: Global Tourism - The next decade (Du lịch toàn cầu - Thập
kỷ tới) của William Theobald [175]; Leisure and Tourism (Giải trí và Du lịch)
của các tác giả John Ward, Phil Higson và William Campbell [172];
Commercial Recreation & Tourism - An Introduction to Business Oriented Recreation" (Giải trí Thương mại và Du lịch - Sự giới thiệu về giải trí định
hướng kinh doanh), của tác giả Susan A.Weston [174],…
Trang 25Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu khác về du lịch của các tác giả nước ngoài được dịch ra tiếng Việt cũng là những tài liệu tham khảo có ý nghĩa trong nghiên cứu, tiêu biểu như:
Cuốn sách Kinh tế du lịch của tác giả Robert Lanquar [175], là công
trình nghiên cứu tổng hợp những kỹ thuật và phương tiện của kinh tế học du lịch Tác giả đưa ra những khái niệm mới về kinh tế du lịch; nêu những biến
số cơ bản của kinh tế du lịch (yêu cầu, tiêu thụ, sản xuất, đầu tư); những công
cụ và phương tiện phân tích tổng thể lĩnh vực du lịch; đi sâu vào xí nghiệp du lịch và xem xét sự quản lý kinh tế và tài chính từ sự đánh giá kinh tế một dự
án du lịch cho đến việc quy định các chỉ tiêu kinh tế về lời lãi Đồng thời, tác giả cuốn sách đã giới thiệu những vấn đề về tình hình và ảnh hưởng của du lịch đến nền kinh tế; những yêu cầu về tiến hành du lịch, sự tiêu dùng của du lịch, sản xuất và đầu tư du lịch, nhằm biến các tài nguyên nhân lực, tư bản và nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm phục vụ con người
Cuốn Quy hoạch Du lịch của tác giả G.Cazes - R.Lanquar - Y
Raynouard, người dịch Phạm Ngọc Uyển, Bùi Ngọc Chưởng [170], giới thiệu cột mốc lịch sử của công nghiệp du lịch và đi sâu phân tích những ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế, nghiên cứu về vai trò và tầm quan trọng trong công tác quy hoạch du lịch; trình bày các yếu tố cần thiết trong quy hoạch; phân tích các loại cơ sở du lịch khác nhau ở ba môi trường tự nhiên đặc thù là: các dải ven biển, nơi hoạt động du lịch tắm biển; du lịch miền núi và du lịch trong môi trường nông thôn và ven đô Tác giả cũng phân tích và làm sáng tỏ một
số phương pháp quy hoạch du lịch được sử dụng trên thế giới, giúp người đọc nhận thức rõ, hiểu hơn về chiến lược quy hoạch du lịch
Cuốn sách Kinh tế du lịch và Du lịch học của các tác giả Đổng Ngọc
Minh, Vương Lôi Đình cùng với tập thể giáo sư và giảng viên khoa Du lịch Đại học Hải Dương, Thanh Đảo (Trung Quốc) hợp soạn [69], được Nxb Trẻ dịch và đã đưa về Việt Nam năm 2000 Đây là công trình nghiên cứu khoa
Trang 26học có hệ thống về hoạt động du lịch từ thực tiễn của Trung Quốc, nêu lên nhiều mặt phù hợp với điều kiện hoạt động du lịch Việt Nam, từ đó có thể rút
ra được những bài học, kinh nghiệm để đưa du lịch Việt Nam phát triển theo đúng chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay Nhiều nội dung nghiên cứu của các công trình là “cẩm nang” du lịch cho các đối tượng quan tâm và cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chủ trương, chính sách và các nhà quản lý du lịch Các công trình là nguồn tài liệu rất cần thiết cho việc nghiên cứu luận án của nghiên cứu sinh
1.1.4 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch và kinh tế
du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Cuốn sách Di tích, danh thắng Bà Rịa - Vũng Tàu của Bảo tàng tổng
hợp Bà Rịa - Vũng Tàu [10], là công trình nghiên cứu tổng hợp về các di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nội dung cuốn sách cũng khẳng định các giá trị văn hóa, lịch sử trường tồn trong đời sống, xã hội là niềm tự hào không chỉ của Đảng bộ và nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu mà còn là niềm tự hào của cả nước với tư cách Bà Rịa - Vũng Tàu
là điểm đến du lịch thân thiện của cả nước Thông qua nội dung cuốn sách, tác giả đã giới thiệu, quảng bá những di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tới du khách trong nước và quốc tế
Cuốn Sắc màu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu của Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu [86] Nội dung của cuốn sách giới thiệu với du khách về các địa điểm du lịch, các sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch hấp dẫn ở Bà Rịa - Vũng Tàu Đây cũng là hoạt động truyền thông, quảng bá sức hấp dẫn của điểm đến và sản phẩm, dịch vụ du lịch cụ thể của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; góp phần thực hiện mục đích nâng cao nhận thức của những người tham gia vào chuỗi cung cấp các dịch vụ của ngành du lịch, của cộng đồng dân cư tại điểm đến Thu hút nhân lực làm du lịch chuyên nghiệp, cộng đồng dân cư thân thiện, hiếu khách, tạo ấn tượng, sự thiện cảm và hài lòng cho du khách
Trang 27đến với địa phương; nâng cao nhận thức, tạo dựng hình ảnh du khách Việt văn minh, lịch sự khi đi du lịch trong và ngoài nước
Cuốn Bà Rịa - Vũng Tàu Festival Biển 2006 - Du lịch và cơ hội đầu tư
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu [70], giới thiệu, quảng bá đến các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, những thông tin về du lịch, các lĩnh vực hợp tác kinh tế và thu hút đầu tư phát triển du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Cuốn sách cũng nêu rõ quan điểm của Đảng đối với phát triển du lịch biển được cụ thể hóa trong giai đoạn phát triển mới của
kinh tế du lịch, là “ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước” và phát triển kinh tế du lịch biển là một hướng quan
trọng trong phát triển kinh tế - du lịch nói chung, góp phần thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam
Bên cạnh các công trình nghiên cứu nêu trên, các cuốn sách và công trình nghiên cứu lịch sử của Đảng bộ các cấp và một số ngành cũng là những
tài liệu quan trọng Tiêu biểu như cuốn: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, Tập 3, giai đoạn 1975 - 2010 [8]; Lịch sử Đảng bộ thành phố Vũng Tàu giai đoạn 1930 - 2005, của Đảng bộ thành phố Vũng Tàu, 2005; Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân thành phố Bà Rịa (1930 - 2000),
Đảng bộ thành phố Bà Rịa, 2000; Lịch sử Đảng bộ huyện Xuyên Mộc (1930 -
2005), Đảng bộ huyện Xuyên Mộc, 2000; Lịch sử Đảng bộ huyện Long Điền (1930 - 2005), Đảng bộ huyện Long Điền, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2007; Lịch sử Đảng bộ huyện Đất Đỏ (1930 - 2008), Nxb Tổng hợp Đồng Nai,
2009; Lịch sử Đảng bộ huyện Côn Đảo (1975 - 2005), Đảng bộ huyện Côn Đảo (2010); Bà Rịa - Vũng Tàu 20 năm xây dựng và phát triển (1991 - 2011),
của Thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2011 là những tài liệu lịch sử quan trọng ghi lại quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, đảng bộ các huyện trong giai đoạn cách mạng sôi động giành độc lập, xây dựng đất nước Đó là những hoạt động của Đảng bộ, gắn với thực tiễn đầy sáng tạo, tận dụng tiềm năng,
Trang 28lợi thế để phát triển Trong đó, thể hiện rõ, Bà Rịa - Tàu là điểm đến tin cậy, hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước
Một số công trình là luận văn, luận án, sách, kỷ yếu hội thảo và các bài báo khoa học cũng rất phong phú và đa dạng:
Phát triển Du lịch bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu của Vũ Văn Đông [49],
góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững; đánh giá thực trạng về phát triển du lịch bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch bền vững của Bà Rịa - Vũng Tàu; đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển du lịch từ năm
2001 đến năm 2012 của Nguyễn Thị Hiền [55], bước đầu hệ thống hóa quan
điểm, chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về lãnh đạo phát triển du lịch; đánh giá một số thành tựu, hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển du lịch trong giai đoạn hơn 10 năm từ
2001 đến 2012
Các công trình đăng trên các tạp chí khoa học và kỷ yếu hội thảo gồm:
Bài viết Ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ba năm thực hiện Nghị quyết
Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ III của Nguyễn Trọng Tín [114], đã tập trung
phân tích những yếu tố tác động đến sự phát triển mạnh của ngành Du lịch trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Qua
đó, cho thấy du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu luôn nhận được sự động viên, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, của Trung ương, sự hỗ trợ toàn diện của các ban ngành, đoàn thể địa phương Công tác quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đã tạo nên một bước chuyển mới trong hoạt động du lịch, dịch vụ; công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được quan tâm đẩy mạnh; mục tiêu ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2005 được tập trung là xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh
Trang 29Bài: Chính sách phát triển kinh tế ven biển và hải đảo tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu, thực trạng và vấn đề đặt ra của Lê Thanh Sơn [79], phân tích,
đánh giá vùng ven biển và hải đảo Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nhất là công nghiệp phụ trợ phục vụ các ngành: dầu khí, đóng tàu, thuỷ sản và dịch vụ du lịch Trên cơ sở đặc điểm riêng của từng địa phương để đầu tư phát triển du lịch biển Tuy nhiên, chính sách khai thác tiềm năng và các lợi thế phát triển ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Chính sách còn thiếu thống nhất, chưa đồng bộ; công tác phối hợp liên ngành còn chồng chéo, chưa đồng nhất; công tác hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ vay vốn đầu tư còn lúng túng; hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế ven biển còn thấp, chưa phát huy lợi thế về tính mũi nhọn như dầu khí, du lịch, cảng biển, thuỷ sản
Bài: Côn Đảo với mục tiêu trở thành khu kinh tế du lịch - dịch vụ chất
lượng cao của Hoàng Nghĩa Doãn [27], phân tích tầm quan trọng của các giá trị
lịch sử và tiềm năng thiên nhiên biển, đảo cần được phát huy trong quá trình phát triển kinh tế biển, đảo Qua đó, giúp cho Đảng bộ huyện Côn Đảo xác định rõ hơn trong các chủ trương về xây dựng Côn Đảo trở thành khu kinh tế du lịch và dịch vụ đạt chuẩn quốc tế; phát triển du lịch bền vững làm nền tảng cho khu kinh
tế du lịch - dịch vụ chất lượng cao Tuy nhiên, bài viết cũng cho thấy, Côn Đảo còn những khó khăn nhất định, nhất là tình hình sản xuất và cung ứng điện, nước, giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh và du lịch, nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng KT-XH chưa đồng bộ, đòi hỏi Đảng bộ huyện và tỉnh phải có những mục tiêu, nhiệm vụ đột phá, phù hợp với thực tế của địa phương
Bài Phát triển Văn hóa, Du lịch - thế mạnh của Bà Rịa - Vũng Tàu của Minh Chính [24]; Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy lợi thế, tập trung phát triển tốt các
ngành du lịch của Trần Minh Sanh [76]; Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2012 và triển vọng năm 2013, của Vũ Văn Đông [48]; Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu và một
Trang 30số định hướng phát triển của Tạ Việt Thắng [98]; Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tiềm năng và thực trạng phát triển, của Nguyễn Lan Hương [59]
Đề: Nghiên cứu giải pháp đầu tư và khai thác tiềm năng văn hóa phục
vụ du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Phạm Quang Khải, làm chủ nhiệm [61],
đã tập trung phân tích các vấn đề: tình hình phát triển du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu; tiềm năng và hiện trạng khai thác văn hóa phục vụ phát triển du lịch; hướng dẫn đầu tư và khai thác tiềm năng du lịch văn hóa ở Bà Rịa - Vũng Tàu Trên cơ sở đó, xây dựng một số mô hình nhằm đầu tư, khai thác tiềm năng văn hóa phục vụ phát triển du lịch
Công trình nghiên cứu: Nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo môi
trường du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời kỳ hội nhập và phát triển, do
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức [158], là các sản phẩm thuộc Hội thảo khoa học, nhằm tập trung thảo luận về thực trạng chất lượng dịch vụ và môi trường du lịch của tỉnh; đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo môi trường du lịch ngày càng thân thiện, hướng tới phát triển bền vững Trong đó, chú trọng liên kết phát triển du lịch vùng; vai trò quản lý Nhà nước với việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; hỗ trợ thu hút đầu tư, vấn
đề quy hoạch phát triển du lịch trong thời gian tới
1.2 NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG NỘI DUNG LUẬN ÁN TIẾP TỤC LÀM RÕ
1.2.1 Kết quả nghiên cứu của các công trình đã đƣợc công bố
Các công trình nêu trên, tuy được thực hiện theo các hướng tiếp cận nghiên cứu chuyên ngành khác nhau, hoặc trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh, cụ thể là:
Đã góp phần làm sáng tỏ các khái niệm về phát triển du lịch, phát
triển kinh tế du lịch, Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch ; qua đó, phân
tích rõ hơn các nội dung lãnh đạo và tầm quan trọng của công tác lãnh đạo
Trang 31của Đảng đối với việc phát triển kinh tế du lịch - được xác định là ngành kinh
tế tổng hợp - mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân
Khái quát có hệ thống các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng phát triển ngành kinh tế du lịch ở từng giai đoạn lịch sử trong tổng thể của thời kỳ đổi mới; sự vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch ở các đảng bộ địa phương, ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế
- xã hội thiết thực, thể hiện rõ vai trò quan trọng của ngành kinh tế du lịch trong nền kinh tế quốc dân
Tuy được nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau nhưng các công trình đều phản ánh rõ nét thực trạng nền kinh tế du lịch cả nước hoặc ở những địa phương mà các đề tài tập trung nghiên cứu Trong đó, nêu bật được các thành tựu mà ngành kinh tế du lịch mang lại, đồng thời chỉ ra những khó khăn, thách thức mà Đảng, chính quyền, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải quan tâm thiết thực hơn
Nhiều công trình đi sâu tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn trong nước và của một số nước trên thế giới về phát triển kinh tế du lịch; rút ra các nhận xét về quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng hoặc các Đảng bộ địa phương, phản ánh rõ tính khoa học về cả lý luận và thực tiễn Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp và nhiệm vụ phát triển kinh tế du lịch phù hợp trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả dù ở các cấp độ khác nhau, chuyên ngành nghiên cứu khác nhau, nhưng đều là những nghiên cứu chuyên sâu, giúp nghiên cứu sinh có được hướng tiếp cận mới, nhất là kế thừa nguồn tư liệu, những tiền đề lý luận, phương pháp luận và cơ
sở thực tiễn đúng đắn trong nhận thức về phát triển du lịch nói chung và phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng
Trang 32Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên, hầu hết tiếp cận nghiên cứu từ các chuyên ngành kinh tế, môi trường, quản lý nhà nước và thường là trong phạm vi rộng cả nước Các nghiên cứu về phát triển kinh tế du lịch địa phương, tuy đã được quan tâm, nhưng chưa nhiều Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
có một số công trình đã được công bố, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu theo hướng nghiên cứu lịch sử Đảng như đề tài nghiên cứu sinh đã lựa chọn Do đó, vẫn còn những “khoảng trống” khoa học trong nghiên cứu mà nghiên cứu sinh cần hướng đến
1.2.2 Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu làm rõ
Trên cơ sở đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, luận án tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau đây:
Hệ thống hóa đầy đủ nguồn sử liệu thuộc lĩnh vực Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch tại một địa phương, cụ thể là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Trong
đó, chú trọng hệ thống hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng và của Đảng
bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của tỉnh từ năm
1991 đến năm 2015 được gắn kết trong không gian chung của cả nước Qua
đó, đánh giá rõ các bước phát triển về nhận thức trong công tác lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của một đảng bộ địa phương trong một giai đoạn lịch sử
cụ thể từ 1991 - 2015, mà cụ thể là của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Thông qua phân tích, luận giải làm rõ kết quả lãnh đạo phát triển kinh tế
du lịch của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên ba lĩnh vực chủ yếu: Quản lý, quy hoạch phát triển du lịch; phát triển nguồn lực (nhân lực và cơ sở vật chất); tăng cường các loại hình và sản phẩm du lịch
Rút ra các nhận xét khoa học, đúc kết những kinh nghiệm nhằm góp phần làm phong phú thêm lý luận lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế trên một lĩnh vực, một ngành (cụ thể là ngành kinh tế du lịch) trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Qua đó, làm rõ hơn những yêu cầu cấp thiết
từ thực tiễn cần phải giải đáp về quá trình lãnh đạo của Đảng đối với nền kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng hiện nay từ góc nhìn lịch sử
Trang 33Tiểu kết chương 1
Trước yêu cầu phát triển của ngành kinh tế du lịch trong điều kiện mở cửa và hội nhập, đã có nhiều công trình nghiên cứu về được quan tâm Một mặt, nhằm đánh giá khách quan thực trạng ngành kinh tế du lịch nước ta và công tác lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong từng giai đoạn lịch sử Mặt khác, đúc kết kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém, giúp cho Đảng và các cấp ủy có được tầm nhìn đúng đắn về chiến lược phát triển kinh tế du lịch trong điều kiện mới Từ đó, tạo ra những bước phát triển về chiều sâu, đáp ứng yêu cầu của một ngành “kinh tế mũi nhọn” luôn luôn có vai trò quan trọng, là “đòn bẩy” trong nền kinh tế quốc dân
Các công trình trong nước, đa số tập trung vào lĩnh vực kinh tế, môi trường và quản lý nhà nước Một số khác tiếp cận từ hướng nghiên cứu xã hội học, địa lý học, chính trị học Chuyên ngành lịch sử Đảng tuy đã được quan tâm, nhưng số lượng nghiên cứu chưa nhiều Các đề tài nghiên cứu về Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trên phạm vi cả nước hoặc ở các địa phương thuộc chuyên ngành lịch sử Đảng mới chỉ là bước đầu
Tuy còn những “khoảng trống” về nghiên cứu: Đảng lãnh đạo phát
triển kinh tế du lịch, mà cụ thể đối với Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong
giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2005, nhưng kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu là nền tảng quan trọng, giúp nghiên cứu sinh có được hướng tiếp cận đúng đắn về nguồn tư liệu, những tiền đề lý luận, phương pháp luận và có thêm cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu, hoàn thành luận án của mình
Trang 34Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2005
2.1 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
2.1.1 Khái niệm về du lịch và kinh tế du lịch
Trên thực tế, đã có nhiều khái niệm về du lịch và kinh tế du lịch, nhưng
vẫn còn có sự khác nhau trong quan niệm giữa những người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này Tuy nhiên, cũng đã có một số khái niệm được thừa nhận rộng rãi:
Khái niệm về du lịch: Du lịch còn có tên gọi không chính thức là “công
nghiệp không khói” hay “công nghiệp hòa bình của thế giới”, được hình thành rất sớm từ trong tiến trình lịch sử của loài người Thuật ngữ “du lịch” được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “tonos” với ý nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này được La tinh hóa thành “turnus”, sau đó thành “Tour” trong tiếp Pháp,
“tourism” trong tiếng Anh vào năm 1800 Giáo sư Berneker - một chuyên gia hàng đầu thế giới về du lịch đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa” Điều đó, cho thấy tính phong phú về khái niệm du lịch, cũng như tính đa dạng trong các loại hình du lịch
Theo Tổ chức Du lịch thế giới: Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư, loại trừ các
du hành có mục đích chính là kiếm tiền [97, tr.8]
Trang 35Trong Luật Du lịch Việt Nam (2005), tại điều 4, chương I, định nghĩa:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cứ trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định [73, tr.8]
Với định nghĩa của Luật Du lịch Việt Nam, về cơ bản đã hội tụ được nhiều khái niệm của các nhà nghiên cứu và tổ chức du lịch; phản ánh rõ nội hàm về một hoạt động xã hội có nhiều tính đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội
Khái niệm về kinh tế du lịch
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch nhưng còn ít
công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm kinh tế du lịch Nguyên nhân có thể là
do kinh tế du lịch là một ngành kinh tế đặc biệt, có tính chất tổng hợp, liên ngành, nên hầu hết các định nghĩa về kinh tế du lịch đều có sự lồng ghép, đặc
biệt là lồng ghép với định nghĩa về du lịch Do đó, các định nghĩa về kinh tế
du lịch thường tạo nên sự lẫn lộn, khó hiểu, thậm chí có nhiều mâu thuẫn với
nhau giữa các định nghĩa Ngay cả trong Luật Du lịch Việt Nam, khi giải
thích từ ngữ (điều 4, chương 1) cũng không đưa ra rõ ràng khái niệm về kinh
tế du lịch Luật chỉ giải thích kinh tế du lịch ở khía cạnh là một bộ phận của
ngành dịch vụ: “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch
vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch” [73, tr.1]
Trước đó, trong Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999), tại điều 1, chương I
- Những quy định chung, cũng chỉ mới xác định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng” [160, tr.3], nhưng lại chưa giải thích đầy đủ nội hàm của
nó Các nhà nghiên cứu nước ta cũng có nhiều ý kiến khác nhau
Theo tác giả Nguyễn Đình Sơn:
Trang 36Kinh tế du lịch là một phạm trù phản ánh bước tiến mới của lực
lượng sản xuất trong quá trình tổ chức khai thác các tài nguyên du lịch của đất nước thành sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tổ chức buôn bán xuất khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng cho du khách, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển [78, tr.36]
Các nhà biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam thì đưa ra khái niệm:
Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù, mang tính
dịch vụ và thường được xem như ngành “công nghiệp không khói”, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước; có chức năng, nhiệm
vụ tổ chức, khai thác các tài nguyên và cảnh quan của đất nước nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước; tổ chức buôn bán, xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hoá và dịch vụ cho du khách [133, tr.135] Tuy nhiên, khái niệm trên đây, cũng chỉ mới đưa ra được đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ, mục đích kinh tế du lịch mà vẫn chưa đầy đủ, chưa phản ánh hết nội hàm của một ngành kinh tế tổng hợp, chưa thể hiện rõ là một phạm trù độc lập để không quá lẫn với khái niệm du lịch Vì vậy, tác giả nhận thấy, có thể hiểu kinh tế du lịch ở các nội dung:
Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm các điều kiện,
các hiện tượng có tính liên ngành, liên vùng và tính xã hội hoá cao, và nằm trong khối ngành dịch vụ của nền kinh tế quốc dân; có chức năng, nhiệm vụ
tổ chức, khai thác tài nguyên du lịch, tạo ra các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch phục vụ nhu cầu của du khách; đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước
Trên thực tế, du lịch vẫn luôn là một dạng hoạt động tổng hợp Nếu đứng
ở góc độ kinh tế, du lịch mang đặc điểm của một ngành kinh tế Nếu đứng ở góc
độ xã hội, du lịch lại có đặc điểm của một ngành văn hóa, xã hội Do vậy, các
Trang 37định nghĩa trên vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu Trong điều kiện nước ta hiện nay, quan niệm phổ biến được công nhận rộng rãi vẫn là quan niệm được trình bày trong Luật Du lịch Việt Nam, 2005
2.1.2 Tiềm năng du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam Bộ, phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam và Đông Nam giáp Biển Đông tỉnh Nằm trên tọa độ địa lý từ 10o20’ đến 10o50’ vĩ độ Bắc và 107o
00’ - 107o35’kinh độ Đông, là cửa ngõ hướng ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, hội tụ được nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế, trong đó có thế mạnh của ngành kinh tế du lịch
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích tự nhiên là 2.047,45 km2, được phân bổ thành 8 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố: thành phố Vũng Tàu
và Bà Rịa; 6 huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành
và huyện đảo Côn Đảo Toàn tỉnh có 82 xã, phường, thị trấn Địa hình tỉnh
có thể chia làm 4 vùng: Bán đảo, hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp, diện tích 82,86
km2, độ cao trung bình 3 - 4m so với mặt nước biển Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc Ở vùng này có thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của các huyện Tân Thành, Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ có cảnh quan rất đẹp với những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đồi thấp và rừng thưa, có những bãi cát ven biển Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2
Bà Rịa - Vũng Tàu có bờ biển dài 305,4 km với khoảng 156 km là bờ biển thoai thoải, nước xanh, có thể sử dụng làm bãi tắm và phát triển các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng, thể thao biển như: Bãi Trước, Bãi Sau, bãi Thùy
Trang 38Vân, Long Hải, Hồ Tràm, Hồ Cốc… Hệ sinh thái biển và ven biển khá độc đáo, tiềm năng đa dạng sinh học cao thúc đẩy phát triển loại hình du lịch sinh thái rừng, biển, đảo Đặc trưng nhất là ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu; suối nước nóng Bình Châu thuộc huyện Xuyên Mộc với nhiệt độ đến 800C thích hợp với nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; Vườn Quốc gia Côn Đảo cùng với hệ thống 16 hòn đảo lớn, nhỏ của huyện Côn Đảo, phù hợp với loại hình du lịch: khám phá đại dương, lặn biển ngắm san hô, câu cá, nghiên cứu khoa học
Khí hậu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt Nhiệt độ trung bình từ 25 đến 27o
C, thấp hơn 2 -
3oC so với khu vực Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, độ ẩm trung bình 83% - 85% Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ Lượng mưa trung bình năm thấp 1.600 mm Khí hậu ổn định, quanh năm ấm áp, ít có thiên tai và thời tiết bất thường, rất thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch của tỉnh
Thành phố Vũng Tàu, huyện Côn Đảo là những nơi, điểm du lịch có nhiều ưu đãi của điều kiện tự nhiên, có tiềm năng du lịch lớn Thành phố Vũng Tàu ba mặt giáp biển, cách Thành phố Hồ Chí Minh chỉ 125 km, thành phố Biên Hòa 90 km Từ lâu Vũng Tàu là nơi nghỉ ngơi của nhân dân hai thành phố này và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đường biển Vũng Tàu có cảng rộng, ưu thế về độ sâu, là cửa ngõ đường biển của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ Côn Đảo là một huyện đảo với hệ thống 16 hòn đảo lớn nhỏ nằm sát đường hàng hải quốc tế từ châu Âu sang châu Á, tạo địa thế với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế du lịch biển, du lịch tâm linh Côn Đảo còn được mệnh danh là “Bàn thờ Tổ quốc”, khiến nhiều du khách muốn tìm hiểu
Điều kiện tự nhiên đã mang lại cho Bà Rịa - Vũng Tàu nhiều cảnh quan tươi đẹp Với nhiều danh lam thắng cảnh hiếm có của cả nước, là những nét đặc trưng và điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, thu hút các nguồn khách
Trang 39của vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và khách quốc tế Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu thuận lợi cũng tạo ra những lợi thế hơn hẳn so với các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung trong phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch về nguồn, tâm linh… Hệ sinh thái biển và ven biển khá độc đáo, có nhiều núi với địa hình và cảnh quan đẹp trên núi như: Minh Đạm, Núi Dinh, Núi Lớn, Núi Nhỏ có khả năng hình thành các khu du lịch phức hợp quy mô lớn
Điều kiện kinh tế - xã hội
Về điều kiện kinh tế, sau khi thành lập tỉnh, xuất phát điểm kinh tế - xã
hội của tỉnh thấp và còn khó khăn, kết cấu hạ tầng còn hạn chế, nhưng với sự
nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhanh chóng trở thành tỉnh có kinh tế công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hải sản phát triển nhanh Năm 1991, xí nghiệp liên doanh dầu - khí Việt - Xô đã khai thác được hơn 10 triệu tấn dầu thô là tín hiệu mới cho nền kinh tế Bà Rịa - Vũng Tầu Sự phát triển nhanh, mạnh của ngành dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước lúc bấy giờ đã tạo điều kiện và khả năng cho tỉnh khai thác tiềm năng phát triển kinh tế dịch vụ và một số ngành, làm thay đổi tích cực cơ cấu kinh tế, dân cư và cơ cấu đầu tư Giá trị tổng sản lượng công nghiệp địa phương trong năm 1991 đạt 182 tỷ đồng (tính theo giá trị cố định năm 1989), chiếm 36% giá trị tổng sản phẩm xã hội đem lại nhiều thuận lợi cho tỉnh
Các ngành kinh tế dịch vụ có xu thế phát triển ngày càng tỏ rõ vị trí trọng yếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương Dịch vụ dầu - khí và dịch vụ du lịch ngày càng mở rộng quy mô và hình thức hoạt động Ngay từ năm đầu mới thành lập tỉnh (1991), “Tổng doanh thu của ngành du lịch tại địa phương đạt 85 tỷ đồng Việt Nam và 1,6 tỷ USD”, chiếm 19,9% giá trị tổng sản phẩm xã hội [47, tr.13] Đây là kết quả mà ngay cả nhiều tỉnh có tiềm năng cũng chưa có được, nhất là trong thời điểm còn nhiều khó khăn về cả
Trang 40điều kiện kinh tế lẫn cơ chế Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng có các lợi thế nhất định về kinh tế, phát triển du lịch
Trong sản xuất nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, hàng hóa cho xuất khẩu, đồng thời đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp năm 1991 là 256 tỷ đồng (tính theo giá trị cố định năm 1989) Sự phát triển chiều sâu của ngành nông nghiệp (bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản), đòi hỏi cấp thiết sự phát triển của công nghiệp chế biến
Các ngành sản xuất, kinh doanh khác trong tỉnh đều bước đầu được sắp xếp lại và có sự đổi mới về cơ chế quản lý Cơ sở vật chất đã được tăng cường Nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần và cơ chế thị trường đã hình thành rõ nét và phát huy được các yếu tố tích cực
Tuy còn những khó khăn do hạn chế trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất, làm cho các ngành kinh tế, nhất là kinh tế dịch vụ (trong đó có dịch vụ du lịch) phát triển thiếu cân đối, chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nhưng với những kết quả đạt được trong từng giai đoạn là cơ sở, nền tảng quan trọng để tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
có những chủ trương bứt phá đi lên
Cùng với cơ sở kinh tế, cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu được quan tâm coi trọng Nhờ phát triển mạnh của ngành Dầu - khí, các yêu cầu về phát triển hạ tầng kinh tế, trong đó có hạ tầng giao thông được đầu
tư và phát triển mạnh Ngay từ năm 1991, tỉnh đã có hệ thống giao thông phát triển khá tốt so với một số tỉnh trong vùng Nằm trên lục địa đường xuyên Á,
Bà Rịa - Vũng Tàu có quốc lộ 51 thông ra với Quốc lộ 1 và tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển; có hệ thống cảng biển quan trọng của khu vực và cả nước (có thể đón tàu trọng tải trên 180 vạn tấn); giao thông đường bộ nối liền với các tỉnh, thành phố lân cận trên ba tuyến quốc lộ 51, 55 và 56, đóng vai trò là động mạch chủ, phối hợp liên hoàn với các tuyến tỉnh lộ, các trục giao thông