1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐẢNG bộ TỈNH bà rịa VŨNG tàu LÃNH đạo PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH từ năm 1991 đến năm 2015 tt

27 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 195 KB

Nội dung

Xuất phát từ thực tế nêu trên, với góc nhìn lịch sử, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015” làm luận á

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Đinh Quang Hải

2 TS Lê Thị Minh Hạnh

Phản biện 1:………

………

Phản biện 2:………

………

Phản biện 3: ……….

………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

vào hồi giờ ngày tháng năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia, Thư viện Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

Thư viện Viện Lịch sử Đảng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Khi xã hội càng phát triển, thì du lịch càng trở thành một ngànhkinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia ỞViệt Nam, ngay từ những năm 1960, ngành Du lịch đã được ra đời,đánh dấu nhận thức quan trọng của Đảng ta về triển vọng của một

“ngành công nghiệp không khói” này Tuy nhiên, bên cạnh nhữngthành tựu đã đạt được, du lịch Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế,bất cập khiến sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thếmạnh và những đòi hỏi của đất nước

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu đã được biết đến và nổi tiếng làmột trong những điểm du lịch hấp dẫn của cả nước Nhận thức rõtiềm năng và lợi thế của địa phương, ngay sau khi được thành lập(1991), Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xácđịnh rõ du lịch là “ngành kinh tế tổng hợp”, có vị trí quan trọngtrong tổng thể nền kinh tế - xã hội của tỉnh

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, kinh tế du lịch Bà Rịa - VũngTàu mau chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đem lại nhiều lợi íchthiết thực cho địa phương Tuy nhiên, trên một số lĩnh vực trong pháttriển kinh tế du lịch còn bộc lộ các hạn chế, yếu kém và những bất cập,đòi hỏi cần nghiên cứu và tổng kết cả về lý luận và thực tiễn để rút ranhững kinh nghiệm cho quá trình lãnh đạo phát triển

Xuất phát từ thực tế nêu trên, với góc nhìn lịch sử, nghiên cứu

sinh chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát

triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015” làm luận án tiến sĩ

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 4

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống khái quát hóa những chủ trương về phát triển du lịchcủa Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2015

- Phân tích những thuận lợi, khó khăn, những nhân tố tác độngđến quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triểnkinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015

- Luận giải quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo,chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015

- Nhận xét khoa học về những thành tựu và hạn chế; rút ranguyên nhân; đúc kết những kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế

du lịch giai đoạn 1991 - 2015 của Đảng bộ tỉnh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương, chính sách và tổ chứcchỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển kinh tế du lịch

từ năm 1991 đến năm 2015

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển kinh tế du lịch; công tác đào tạonguồn nhân lực, quy hoạch và quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quảphục vụ; thu hút vốn đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh thị trường

du lịch và sản phẩm du lịch

- Về không gian nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 1991 đến năm 2015.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sảnViệt Nam về phát triển kinh tế du lịch trong nền kinh tế quốc dân

4.2 Phương pháp nghiên cứu: chủ yếu bằng phương pháp lịch

sử và logic, kết hợp với phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp,phỏng vấn và tổng kết thực tiễn

Trang 5

4.3 Nguồn tài liệu

- Các văn kiện của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư vàChính phủ về phát triển kinh tế du lịch trong thời kỳ đổi mới

- Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; các nghịquyết, quyết định, báo cáo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở,ban, ngành về phát triển kinh tế du lịch tỉnh từ năm 1991 - 2015

- Các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

5.1 Ý nghĩa khoa học

- Góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận, chủ trương

của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

về phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn 1991 - 2015

- Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo củaĐảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển kinh tế du lịch

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Góp phần tổng kết thực tiễn, xác định rõ hơn nguyên nhânthành công và hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế du lịch trởthành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Đúc kết kinh nghiệm, góp phần vào quá trình lãnh đạo củaĐảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập hiện nay

6 Những đóng góp khoa học của luận án

- Khái quát nguồn sử liệu về Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế dulịch tại một địa phương, cụ thể là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Góp phần làm phong phú thêm lý luận lãnh đạo của Đảng vềphát triển kinh tế trên một lĩnh vực, một ngành (cụ thể là ngành kinh

tế du lịch) trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm mở đầu; 4 chương, 10 tiết nội dung; kết luận, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục

Chương 1

Trang 6

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

nhóm tác giả Trần Thị Minh Hoà và các cộng sự, Nxb Đại học Quốcgia, Hà Nội, 2015

Một số công trình là luận án, luận văn, như: Luận án tiến sĩ kinh

tế của Vũ Đình Thuỵ, Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn, Đại học kinh tế

Quốc dân, Hà Nội, 1996; luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Anh

Tuấn, Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam Đại học

quốc gia Hà Nội, 2010; luận văn thạc sĩ lịch sử Đảng của Nguyễn

Văn Tài, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch thời kỳ đổi mới (1986 - 2001), Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, 2001;

Ngoài ra, còn nhiều công trình khác được các nghiên cứu sinh, họcviên và các nhà khoa học tham gia nghiên cứu ở nhiều cơ sở đào tạo và đãđược bảo vệ thành công, được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành…

Trang 7

1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển kinh tế du lịch ở các địa phương, cơ sở

Luận án tiến sĩ kinh tế của Trần Thị Kim Dung, Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí

Minh, 2001; luận án tiến sĩ kinh tế của Trương Sĩ Quý, Phương hướng

và một số giải pháp để đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch ở

Quảng Nam - Đà Nẵng, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2002; Luận án

tiến sĩ kinh tế (2007): Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020 của

Mai Thị Ánh Tuyết, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; luận án

tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Tấn Vinh, Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008; luận án tiến sĩ kinh tế của Trần Xuân Ảnh, Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc

gia Hồ Chí Minh, 2011; luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hồng

Lâm, Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc

tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2013

Luận văn thạc sĩ kinh tế của Dương Thế Vinh, Khai thác tiềm năng phát triển du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, 1996; Luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị

Hóa, Kinh tế du lịch Thừa Thiên - Huế, tiềm năng và phương hướng phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1997; luận văn thạc sĩ lịch sử Đảng của Lê Trung Kiên, Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2001 đến năm 2010, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2012; luận văn thạc sĩ lịch sử của Đoàn Hải Đăng, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển Du lịch giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2014;

1.1.3 Những công trình nghiên cứu nước ngoài

Managing Tourism (Quản lý Du lịch), của S.Medlik, Nxb Butterworth - Heinemann Ltd, 1991, tái xuất bản 1995; Marketing and Managing Tourism Destinations (Tiếp thị và quản lý điểm đến) của Alastair

M Morrison, Nxb Taylor & Francis Ltd, 2013; Global Tourism - The next

decade (Du lịch toàn cầu - Thập kỷ tới) của William Theobald, Nxb.

Trang 8

Butterworth - Heinemann Ltd, 1994; Leisure and Tourism (Giải trí và Du

lịch) của John Ward, Phil Higson và William Campbell, Nxb Stanley

Thomes Ltd, 1994; Kinh tế du lịch của Robert Lanquar, Nxb Thế giới,

1993; Quy hoạch Du lịch của G.Cazes - R Lanquar - Y Raynouard, Nxb.

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000;

1.1.4 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch và kinh tế du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngoài các công trình là lịch sử của Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ các huyện,

thị, thành phố, có các cuốn sách tiêu biểu: Di tích, danh thắng Bà Rịa - Vũng Tàu của Bảo tàng tổng hợp Bà Rịa - Vũng Tàu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; Sắc màu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2006; Bà Rịa - Vũng Tàu 20 năm xây dựng và phát triển (1991 - 2011), Thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2011;

Một số luận án, luận văn, như: luận án tiến sĩ kinh tế của Vũ Văn Đông, Phát triển Du lịch bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu, Đại học kinh

tế Quốc dân Hà Nội, 2014; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hiền, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển du lịch từ năm

2001 đến năm 2012, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2013.

Các công trình đăng trên các tạp chí khoa học và kỷ yếu hội thảo

gồm: Bài viết “Ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ba năm thực hiện

Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ III” của Nguyễn Trọng Tín,

Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4-2004; “Côn Đảo với mục tiêu trở

thành khu kinh tế du lịch - dịch vụ chất lượng cao” của Hoàng Nghĩa

Doãn, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 17-2010; “Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy lợi thế, tập trung phát triển tốt các ngành du lịch của Trần Minh Sanh, Tạp chí Cộng sản, số 788 (6-2008); “Đảng bộ tỉnh Bà

Rịa Vũng Tàu lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế tư nhân 1996

-2005” của Nguyễn Huy Phương, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 9-2011 Các bài kỷ yếu hội thảo với chủ đề: Nghiên cứu giải pháp đầu tư

và khai thác tiềm năng văn hóa phục vụ du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, do Phạm Quang Khải làm chủ nhiệm đề tài, 2005, lưu trữ tại Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo môi trường du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Kỷ yếu hội thảo do UBND tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức, 2015

Trang 9

1.2 NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG NỘI DUNG LUẬN ÁN TIẾP TỤC LÀM RÕ 1.2.1 Kết quả nghiên cứu của các công trình đã được công bố

Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề lý luận vàthực tiễn về phát triển kinh tế du lịch của Việt Nam và một số quốcgia trên thế giới Các tác giả đã góp phần làm rõ hơn nội hàm, vị trí

và tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch trong nền kinh tế quốcdân; đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp quản lý Nhà nướcvới việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; các giải pháp liên kếtphát triển du lịch vùng, liên kết phát triển các loại hình du lịch; quyhoạch, thu hút đầu tư; các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững; Các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế du lịch ở các địaphương cũng rất phong phú, cho thấy tầm quan trọng đặc biệt trongvai trò lãnh đạo của các Đảng bộ tỉnh đối với một “ngành kinh tế mũinhọn” thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế - xã hội của địa phương

Dù ở các cấp độ khác nhau, chuyên ngành nghiên cứu khác nhau,nhưng các công trình đã công bố đều là những nghiên cứu chuyênsâu có giá trị khoa học và thực tiễn, giúp nghiên cứu sinh kế thừanguồn tư liệu và các vấn đề lý luận, phương pháp luận nghiên cứukhoa học, xây dựng niềm tin trong quá trình hoàn thành luận án Tuy nhiên, đối với đề tài luận án của nghiên cứu sinh, vẫn còn những

“khoảng trống” khoa học mà chưa có công trình nào đề cập một cách toàndiện, chuyên sâu theo hướng tiếp cận nghiên cứu lịch sử Đảng

1.2.2 Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu làm rõ

Kế thừa kết quả nghiên cứu nêu trên, luận án hệ thống hóa rõ hơnnguồn sử liệu thuộc lĩnh vực Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch,nhất là đối với những nội dung liên quan đến phát triển du lịch tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu trong không gian chung của cả nước Phân tích,đánh giá các bước phát triển về nhận thức và kết quả đạt được trongcông tác lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh từ 1991 -2015

Thông qua quá trình nghiên cứu, rút ra những nhận xét, đúc kếtnhững kinh nghiệm, làm rõ hơn những yêu cầu cấp thiết từ thực tiễncần phải giải đáp về quá trình lãnh đạo của Đảng đối với nền kinh tếnói chung và kinh tế du lịch nói riêng hiện nay từ góc nhìn lịch sử

Trang 10

Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU PHÁT TRIỂN KINH TẾ

DU LỊCH TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2005

2.1 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA

- VŨNG TÀU

2.1.1 Khái niệm về du lịch và kinh tế du lịch

Khái niệm về Du lịch: Luật Du lịch Việt Nam 2005 định nghĩa:

“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngườingoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thamquan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhấtđịnh (Điều 4, Chương 1) Với định nghĩa trên, đã hội tụ được nhiềukhái niệm của các nhà nghiên cứu và tổ chức du lịch; phản ánh rõ nộihàm về một hoạt động xã hội có nhiều tính đặc thù, bao gồm nhiềuthành phần tham gia, tạo thành một tổng thể vừa mang đặc điểm củangành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội

Khái niệm về kinh tế du lịch: Từ điển Bách khoa Việt Nam định

nghĩa: “Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù, mangtính dịch vụ và thường được xem như ngành công nghiệp khôngkhói, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước; có chức năng,nhiệm vụ tổ chức, khai thác các tài nguyên và cảnh quan của đấtnước nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước; tổ chức buônbán, xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hoá và dịch vụ cho du khách”.Như vậy, du lịch, kinh tế du lịch là một dạng hoạt động tổng hợp.Nếu đứng ở góc độ kinh tế, du lịch mang đặc điểm của một ngànhkinh tế; nếu đứng ở góc độ xã hội, du lịch lại có đặc điểm của mộtngành văn hóa, xã hội Các quan niệm phổ biến ở nước ta hiện nayđược công nhận rộng rãi là quan niệm được trình bày trong Luật Dulịch Việt Nam 2005

2.1.2 Tiềm năng du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích tự nhiên là 2.047,45 km2,được phân bổ thành 8 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố: Vũng Tàu

và Bà Rịa; 6 huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân

Trang 11

Thành và huyện đảo Côn Đảo Toàn tỉnh có 82 xã, phường, thị trấn.Địa hình tỉnh chia làm 4 vùng: bán đảo, hải đảo, vùng đồi núi bántrung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu

có nhiều cảnh quan tươi đẹp với nhiều danh lam thắng cảnh hiếm cócủa cả nước, nhiều di tích lịch sử có giá trị, mang đậm tính nhân vănsâu sắc với nhiều lợi thế hơn hẳn so với các tỉnh ven biển miền Bắc

và miền Trung, là những điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế du lịchmột cách toàn diện, bền vững

2.1.3 Thực trạng kinh tế du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu trước năm 1991

Trước khi được thành lập tỉnh (1991), kinh tế du lịch còn nhỏyếu, phát triển hạn chế trong khuôn khổ của đặc khu Vũng Tàu - CônĐảo (tiền thân của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay) Dưới sự lãnhđạo của Đảng bộ Đặc khu, phát triển kinh tế du lịch bước đầu đượcquan tâm, từng bước tạo dựng cơ sở vật chất, thu hút ngày càng tănglượng khách trong nước và quốc tế Từ khi thành lập Đặc khu (tháng5-1979) đến năm 1990, trung bình mỗi năm có 30 - 40 vạn lượtkhách du lịch, năm 1990 lên tới 70 - 80 vạn lượt khách với 10 đơn vịkinh doanh du lịch, có gần 100 khách sạn, biệt thự gồm 3.155 phòngngủ, trong đó có hơn 1.000 phòng đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc

tế Ngoài ra, có hơn 70 nhà nghỉ, nhà khách của các tỉnh, đơn vịTrung ương và hơn 500 nhà trọ bình dân của tư nhân Tuy nhiên,hoạt động du lịch của Đặc khu trong giai đoạn này vẫn còn ảnhhưởng bởi cơ chế bao cấp, hầu như các hoạt động du lịch đều ít tínhđến hiệu quả kinh tế

Du lịch nội địa chủ yếu chỉ phục vụ nghỉ dưỡng của cán bộ theo kế

hoạch Năm 1990, việc phát triển du lịch bị giảm sút, đặc khu sắp xếp tổ

chức lại kinh doanh đối với một số công ty Tập trung giải thể “Công ty

du lịch Vũng Tàu”, thành lập “Công ty dịch vụ Du lịch Vũng Tàu”,thành lập mới Công ty Vũng Tàu Intourco…, đáp ứng nhu cầu du lịchcủa xã hội, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, mở rahướng mới trong tư duy về phát triển kinh tế du lịch

Có thể nói, sự phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn này cònnhiều khó khăn, nhưng là tiền đề quan trọng cho việc phát triển du lịchcủa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ sau khi được thành lập (1991) trở đi

Trang 12

2.2 ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU VẬN DỤNG CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH (1991 - 2005)

2.2.1 Một số chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế du lịch

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng xác định:

“Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ cần được đẩy mạnh phát triển trên

cơ sở khai thác sự hấp dẫn của thiên nhiên, di sản văn hóa phong phú

và các lợi thế khác của đất nước, mở rộng hợp tác với nước ngoài để

phát triển mạnh du lịch” Cụ thể hóa chủ trương nêu trên, ngày

14/10/1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) đã ban hành

Chỉ thị số 46-CT/TW về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới, lần đầu tiên xác định: “Du lịch là ngành kinh tế tổng

hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng có bướcnâng cao về nhận thức: “Phát triển kinh tế du lịch,… với mục tiêu:Từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch, thương mại -

dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực”

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng xác định

rõ hơn tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch: “Phát triển du lịchthật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng vàhiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên,sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịchtrong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế”

Năm 2005, Luật Du lịch ra đời, nêu rõ: “Phát triển du lịch bền

vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội

và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng dulịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giátrị của tài nguyên du lịch”

Đó là những chủ trương cơ bản được phát triển trong quá trìnhđổi mới tư duy lãnh đạo của Đảng Du lịch từng bước được coi làngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và có vai tròkhông nhỏ trong các hoạt động xã hội, an ninh - quốc phòng

Trang 13

2.2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển kinh tế du lịch (1991 - 2005)

Ngay từ khi mới được thành lập, Đảng bộ tỉnh đã quan tâm pháttriển kinh tế du lịch Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - VũngTàu lần thứ I (4-1992) xác định: “ Coi trọng cả du lịch quốc tế và dulịch nội địa Mở rộng liên doanh tạo nguồn du lịch trong và ngoàinước Tổ chức nhiều điểm du lịch với các loại hình du lịch phongphú, khai thác có hiệu quả điều kiện tự nhiên các di tích lịch sử vàcác sản phẩm du lịch hiện có…” Tiếp đến, Đại hội đại biểu Đảng bộtỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ II (tháng 5-1996) chủ trương: “Quy

hoạch và đầu tư phát triển mạnh ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế địa phương Tiếp tục mở rộng du lịch quốc tế,

đồng thời tạo cho được tiến bộ mới trong kinh doanh du lịch nội địa”

Cụ thể hóa chủ trương của Đại hội Đảng bộ tỉnh, ngày 5/12/1998,Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Nghị quyết

chuyên đề (số 17/NQ-TV) về phát triển du lịch đến năm 2000, nhận

định: “Phát triển đa dạng các loại hình du lịch trên địa bàn đã tạođược tiến bộ mới trong kinh doanh du lịch nội địa; mở rộng dịch vụ

du lịch quốc tế” Đồng thời, xác định rõ 6 nhiệm vụ chủ yếu pháttriển kinh tế du lịch trong thời gian tới Đây là nghị quyết chuyên đềđầu tiên của Đảng bộ tỉnh, thể hiện rõ sự quan tâm lãnh đạo, địnhhướng, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ III (1-2001) xác định: “Đến năm 2010, Bà Rịa - Vũng Tàu cơ bản trở thànhmột trong những trung tâm công nghiệp, du lịch và khai thác hải sảncủa khu vực và cả nước, một thương cảng quốc gia và quốc tế… mụctiêu tăng trưởng tốc độ bình quân của ngành du lịch là 10,9%/năm” Như vậy, từ khi thành lập tỉnh đến năm 2005, Đảng bộ tỉnh BàRịa - Vũng Tàu đã vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng vào điềukiện thực tế của địa phương, với mục tiêu phát triển du lịch thành

ngành kinh tế mũi nhọn; là trung tâm du lịch của khu vực và cả nước.

Ngày đăng: 30/05/2018, 22:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w