1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khảo sát trường nghĩa trong tập thơ góc sân và khoảng trời của trần đăng khoa

60 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 861,78 KB

Nội dung

Với ý nghĩa đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Khảo sát trường nghĩa trong tập thơ góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa để góp phần khẳng định vai trò của trường nghĩa trong

Trang 1

TRONG TẬP THƠ GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI

CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc của mình tới cô giáo hướng dẫn

ThS.Nguyễn Thị Hiền, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa

luận này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học,

trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập nghiên cứu

Do khả năng còn hạn chế, chắc chắn khóa luận này còn nhiều thiếu xót Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Sinh viên

Đặng Thị Huyền Trang

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung tôi đã trình bày trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, đặc biệt là

ThS.Nguyễn Thị Hiền Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của

các tác giả khác Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Sinh viên

Đặng Thị Huyền Trang

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Đóng góp của khóa luận 4

8 Cấu trúc của khóa luận 4

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1 Trường nghĩa 5

1.1.1 Khái niệm trường nghĩa 5

1.1.2 Phân loại trường nghĩa 6

1.2 Mối quan hệ giữa trường nghĩa với ngôn ngữ văn chương……… 9

1.2.1 Trường biểu vật và ngôn ngữ văn chương 9

1.2.2 Trường biểu niệm và ngôn ngữ văn chương 11

1.2.3 Trường nghĩa tuyến tính và ngôn ngữ văn chương 11

1.2.4 Trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương 12

1.3 Đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Trần Đăng Khoa 12

1.3.1 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Trần Đăng Khoa 12

1.3.2 Đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Trần Đăng Khoa 14

Trang 5

Tiểu kết chương 1 15

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC TRƯỜNG NGHĨA TRONG TẬP THƠ GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA 16

2.1 Trường nghĩa chỉ thực vật 16

2.2 Trường nghĩa chỉ động vật 21

2.3 Trường nghĩa chỉ vật thể nhân tạo 31

2.4 Trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên……….35

2.5 Trường nghĩa chỉ con người 44

Tiểu kết chương 2 52

KẾT LUẬN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

SL: Số lượng Nxb: Nhà xuất bản

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

có tác dụng tích cực trong việc rèn luyện nhân cách cho học sinh Tiểu học Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể phong phú về ý nghĩa, đa dạng về từ ngữ Các câu chữ không đơn thuần thực hiện chức năng riêng biệt mà luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau để cùng làm nên giá trị cho tác phẩm đó Vì thế, các tác phẩm văn học có vị trí quan trọng trong quá trình dạy học ở Tiểu học nói riêng và giáo dục trẻ nói chung

qua màu sắc, hình khối thì các tác phẩm văn học để lại ấn tượng cho độc giả qua nghệ thuật ngôn từ Vì thế, bất kỳ tác giả nào cũng chú trọng đến việc sử dụng ngôn từ sao cho đạt hiệu quả cao nhất Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học thường được sử dụng một cách logic, hệ thống Tiêu biểu cho việc sử dụng ngôn ngữ có hệ thống là trường nghĩa

đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam Ông nổi tiếng là thần đồng thơ từ năm lên 8

tuổi với những bài thơ ngộ nghĩnh viết về mọi vật xung quanh đời sống và tập thơ

Góc sân và khoảng trời cũng nằm trong số đó Tập thơ được xuất bản lần đầu tiên

năm 1968 khi tác giả mới 10 tuổi, mới đầu có tên là Từ góc sân nhà em, sau nhiều lần tái bản và chỉnh sửa, nay tập thơ tên là Góc sân và khoảng trời Đó là những trang ký

ức, nhật ký của tác giả thời thơ ấu Một trong những thành công của Trần Đăng Khoa

trong tập thơ Góc sân và khoảng trời là việc sử dụng tinh tế, sáng tạo hệ thống ngôn

ngữ về con người, sự vật Tìm hiểu các trường nghĩa trong tập thơ không chỉ có ý nghĩa tích cực trong việc tiếp nhận văn chương nói chung mà còn cần thiết đối với giáo viên dạy môn Tiếng Việt

Trang 8

Với ý nghĩa đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Khảo sát trường nghĩa

trong tập thơ góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa để góp phần khẳng định

vai trò của trường nghĩa trong sử dụng ngôn ngữ nói chung và trong tác phẩm văn chương nói riêng

2 Lịch sử vấn đề

Lí thuyết về trường nghĩa đã được các nhà ngôn ngữ thế giới quan tâm từ rất sớm, có thể kể đến các tên tuổi như: M.Pokrovxkij, J.Trier, L.Weisgerbe,… Ở Việt Nam, tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Bùi Minh Toán… là những người sớm nghiên cứu và có nhiều đóng góp về lí thuyết trường nghĩa

Năm 1973, Đỗ Hữu Châu có công trình Trường từ vựng và hiện tượng đồng

nghĩa, trái nghĩa Trong công trình này, Đỗ Hữu Châu nêu các hiện tượng đồng

nghĩa, trái nghĩa của từ thông qua việc phân tích các trường từ vựng

Trên tạp chí Ngôn ngữ số 3 năm 1974, Đỗ Hữu Châu có bài viết Trường từ

vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật

Năm 1975, Đỗ Hữu Châu tiếp tục trình bày cụ thể về trường và việc nghiên cứu

từ vựng

Các nhà nghiên cứu đã áp dụng lí thuyêt trường nghĩa để nghiên cứu tiếng Việt

Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:

Luận án PTS Trường từ vựng tên gọi bộ phận cơ thể người của Nguyễn Đức

Tồn năm 1988 đã nêu khái niệm trường tự vựng- ngữ nghĩa khá hoàn thiện

Luận án PTS Đặc điểm trường từ vựng- ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư

liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga) của Nguyễn Thúy Khanh năm 1996

Nghiên cứu về trường nghĩa trong các tác phẩm văn học nghệ thuật có một số công trình như:

Khóa luận tốt nghiệp Khảo sát trường nghĩa trong tác phẩm viết về người nông

dân của Nam Cao – Nguyễn Thị Thoa, năm 2006

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệp Khảo sát trường nghĩa trong tác phẩm Nguyễn Huy

Thiệp – Nguyễn Thị Hồng, năm 2010

Như vậy, nghiên cứu về trường nghĩa nói chung đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ Vấn đề trường nghĩa mà cụ thể hơn là các trường nghĩa trong thơ Trần Đăng Khoa vẫn chưa có công trình hay bài viết nào đề cập đến

một cách hệ thống Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “khảo sát trường

nghĩa trong tập thơ góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa” cho khóa luận của

mình

3 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa các từ ngữ trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng

Khoa theo các trường nghĩa Qua đó, khóa luận cũng góp thêm sự lí giải về giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa từ góc nhìn ngôn ngữ học

- Việc nghiên cứu một số trường nghĩa trong tập thơ Góc sân và khoảng trời

của Trần Đăng Khoa còn nhằm phục vụ cho thực tế học tập và giảng dạy tác phẩm văn chương nghệ thuật trong trường Tiểu học

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa lý thuyết về trường nghĩa (khái niệm, phân loại, đặc điểm)

- Thống kê, khảo sát các trường nghĩa trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của

Trần Đăng Khoa

- Phân tích giá trị biểu đạt của việc sử dụng trường nghĩa trong tập thơ Góc

sân và khoảng trời Từ đó chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng trường nghĩa

5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Các trường nghĩa trong tập thơ Góc sân và khoảng trời (gồm 108 bài thơ) như:

“trường nghĩa chỉ thực vật”, trường nghĩa chỉ động vật”, “trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên”, “trường nghĩa chỉ vật thể nhân tạo”, “trường nghĩa chỉ con người”

Trang 10

Tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê, phân loại những từ ngữ chỉ thực vật, động vật, con người,…

- Phương pháp phân tích : Phân tích và miêu tả đặc điểm của các trường nghĩa trong tập thơ

- Thủ pháp so sánh : Xem xét tần số xuất hiện giữa các trường nghĩa cụ thể cũng như những từ ngữ trong các trường nghĩa đó

7 Đóng góp của khóa luận

- Về mặt lí luận: Làm sáng tỏ các trường nghĩa trong tập thơ Góc sân và

khoảng trời

- Về mặt thực tiễn: Là nguồn ngữ liệu phong phú trong mở rộng vốn từ theo từng chủ điểm và phân môn tập làm văn

8 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu trúc thành 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Giá trị biểu đạt của việc sử dụng các trường nghĩa trong tập thơ góc

sân và khoảng trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa

Trang 11

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Trường nghĩa

1.1.1 Khái niệm trường nghĩa

Ngôn ngữ là một hệ thống điển hình bao gồm tổng thể các yếu tố và các yếu tố

đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo nhiều kiểu dạng khác nhau Nằm trong hệ thống ngôn ngữ ấy, các đơn vị từ vựng cũng không tồn tại biệt lập, tách rời mà luôn

có những mối quan hệ nhất định cả về hình thức lẫn ngữ nghĩa Quan hệ về ý nghĩa giữa các đơn vị từ vựng là một trong những mối quan hệ được các nhà khoa học ngôn ngữ quan tâm làm rõ Các từ đồng nhất về nghĩa được tập trung thành các nhóm gọi là trường nghĩa (hay trường từ vựng hoặc trường từ vựng ngữ nghĩa)

Lí thuyết trường nghĩa được một số nhà ngôn ngữ nhọc người Đức và Thụy Sĩ đưa ra vào những thập kỉ 20 và 30 của thế kỉ XX với cấc tên tuổi như M.M Pokrovxki, F.de Sausure, G Ipsen, W Porzig, J.Trier Ở Việt Nam, lí thuyết về trường nghĩa mới được đề cập đến trong vài chục năm trở lại đây

Ở Việt Nam, trường nghĩa cũng là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Trọng Phiến, Đỗ Việt Hùng… trong đó tiêu biểu nhất là nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu Từ những năm 80 của thế kỉ trước, Đỗ Hữu Châu là người đã giới thiệu trường trong một loạt các công trình trên những phương diện lịch sử vấn đề, hệ thống hóa các quan điểm phương pháp của các nhà ngôn ngữ học thế giới, đồng thời đưa ra các tiêu chí cũng như phương pháp xác lập trường

Qua thực tế nghiên cứu Đỗ Hữu Châu đã khẳng định rằng: Những quan hệ về

ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt được các từ vào những hệ thống con thích hợp Nói cách khác, tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu

hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng [4, 156]

Trang 12

Từ đó, Đỗ Hữu Châu đã đưa ra định nghĩa: Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được

gọi là một trường nghĩa Đó là những từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa [4,157]

Quan niệm này lấy tiêu chí ngữ nghĩa làm cơ sở cho việc phân lập trường nghĩa Đây

là quan niệm có tính chất định hướng cho các quan niệm về trường nghĩa của các nhà Việt ngữ khác sau ông

Khóa luận của chúng tôi lấy quan niệm về trường nghĩa của Đỗ Hữu Châu làm

cơ sở lí thuyết để nghiên cứu

1.1.2 Phân loại trường nghĩa

F De Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương đã chỉ ra hai dạng:

quan hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc (hay quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình) Dựa vào hai quan hệ cơ bản

trong ngôn ngữ, Đỗ Hữu Châu chia trường nghĩa tiếng Việt thành các loại khác nhau:

trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm (hai trường nghĩa dựa vào quan hệ

dọc); trường nghĩa tuyến tính (dựa vào quan hệ ngang) và trường nghĩa liên tưởng

(dựa vào sự kết hợp giữa quan hệ dọc và quan hệ ngang)

1.1.2.1 Trường nghĩa biểu vật

Trường nghĩa biểu vật là “một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật”

[5, 170] Chẳng hạn, trường nghĩa biểu vật về tay: cổ tay, bàn tay, ngón tay, bắp tay,

cầm, bám, bưng,… Đây là các đơn vị từ cùng phạm vi biểu vật tay

Các trường nghĩa biểu vật lớn có thể chia thành các trường nghĩa biểu vật nhỏ Các trường nghĩa biểu vật nhỏ này cũng có thể phân chia thành các trường nghĩa biểu vật nhỏ hơn nữa

Chẳng hạn, trường nghĩa biểu vật về tay:

+ Trường nghĩa chỉ bộ phận của tay: cánh tay, bàn tay, cổ tay, ngón tay, đốt,

móng, hoa tay,…

+ Trường nghĩa đặc điểm ngoại hình của tay: (ngón tay) búp măng, dùi đục,

(bàn tay) mỏng, dày, thô, cứng, mềm mại…

Trang 13

+ Trường nghĩa chỉ hoạt động của tay (chưa phân hóa): ấn, đẩy, bám, băm,

bắt, cào, cấy, chép, chẻ…

Số lượng từ ngữ và cách tổ chức của các trường nghĩa biểu vật rất khác nhau

Sự khác nhau này diễn ra giữa các trường lớn với nhau và giữa các trường nhỏ trong một trường lớn Nếu so sánh các trường cùng một tên gọi trong các ngôn ngữ với nhau thì sự khác nhau trên còn rõ hơn nữa

Nếu tạm gọi một trường nhỏ (hay một nhóm nhỏ trong một trường nhỏ) là một

“miền” của trường, thì thấy, các miền thuộc các ngôn ngữ rất khác nhau Có những miền trống - tức không có từ ngữ - ở ngôn ngữ này nhưng không trống ở ngôn ngữ kia, có miền có mật độ cao trong ngôn ngữ này nhưng lại thấp trong ngôn ngữ kia

Vì từ có nhiều nghĩa biểu vật, cho nên, từ có thể nằm trong nhiều trường biểu

vật khác nhau, hệ quả là các trường nghĩa biểu vật có thể “giao thoa”, “thẩm thấu”

Xét trường biểu vật về người và trường biểu vật về động vật, ta sẽ thấy rất rõ

điều này

Trường nghĩa người sẽ bao gồm các từ: Đầu, tóc, mắt, cổ, bụng, tay, chân, mũi,

miệng, mồm, răng, lưỡi, ruột, dạ dày, thịt, lông, ăn, uống, chạy, nhảy, khóc, cười, hát, ngủ, nằm,…

Trường nghĩa động vật sẽ gồm các từ: Đầu, đuôi, sừng, cổ, mắt, chân, mũi,

răng, lưỡi, ruột, dạ dày, da, máu, chạy, nhảy, hót, hí, hú, ngủ, nằm,…

Hầu hết các từ nằm trong trường động vật đều nằm trong trường người, ví dụ

các từ: Đầu, cổ, mắt, chân, mũi, miệng, lưỡi, dạ dày, ăn, uống, chạy, nhảy, ngủ,

nằm,… Ta nói trường người và trường động vật giao thoa, thẩm thấu vào nhau Mức

độ giao thoa của các trường tỉ lệ thuận với số lượng từ chung giữa các trường với nhau

Quan hệ của các từ ngữ đối với một trường nghĩa biểu vật không giống nhau

Có những từ điển hình cho trường được gọi là hướng tâm, có những từ không điển hình cho trường được gọi là từ hướng biên Từ hướng tâm gắn rất chặt với trường làm

Trang 14

thành cái lõi trung tâm quy định những đặc trưng ngữ nghĩa của trường Từ hướng biên gắn bó lỏng lẻo hơn và mỗi lúc một đi xa khỏi lõi, liên hệ với trường mờ nhạt đi

Ở ví dụ về trường người và trường động vật trên, các từ hướng tâm là các từ chỉ có ở

trường này mà không có ở trường kia, các từ hướng tâm của trường người như khóc,

buồn, hát,… các từ hướng tâm của động vật là các từ hí, hót, hú, đuôi,… Từ hướng

biên của chúng là những từ xuất hiện ở cả hai trường như đầu, chân, mắt, mũi, ruột,

dạ dày, chạy, nằm, ăn, uống…

1.1.2.2 Trường nghĩa biểu niệm

Trường nghĩa biểu niệm là “một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu

niệm [5,176] Chẳng hạn, trường nghĩa biểu niệm (vật thể nhân tạo) (thay thế hoặc tăng cường công tác lao động) (bằng tay): dao, cưa, búa, đọc, khoan, lưới, nơm, dao, kiếm…

Cũng như các trường nghĩa biểu vật, các trường biểu niệm có thể phân chia thành các trường nghĩa biểu niệm nhỏ và cũng có những “miền” với những mật độ khác nhau

Từ có nhiều nghĩa biểu niệm, bởi vậy, một từ có thể đi vào nhiều trường nghĩa biểu niệm khác nhau Vì thế, cũng giống như trường nghĩa biểu vật, các trường nghĩa biểu niệm cũng có thể giao thoa, thẩm thấu vào nhau và cũng có lõi trung tâm với các

từ điển hình và những từ ở những lớp kế cận trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi

1.1.2.3 Trường nghĩa tuyến tính

Trường nghĩa tuyến tính là tập hợp từ có thể kết hợp với một từ gốc để tạo ra các chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ Chẳng hạn,

trường nghĩa tuyến tính của từ chân là mềm, ấm, lạnh, đứng, đi, nhảy, đá…

Để xác lập được trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ

Trang 15

Cùng với các trường nghĩa dọc (trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm), các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động của từ

1.1.2.4 Trường nghĩa liên tưởng

Trường nghĩa liên tưởng là tập hợp từ có chung một nét nghĩa ấn tượng tâm lí được một từ gợi ra [5;186] Chẳng hạn, trường nghĩa của từ đỏ gồm các đơn vị từ

vựng: đỏ tươi, đỏ tía, lửa, máu, sức sống, may mắn,…

Các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, cố định bằng từ các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm

Các từ trong một trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm trong trường biểu vật, trường biểu niệm và các trường tuyến tính, tức là những từ có quan

hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm Song, trong trường liên tưởng còn có nhiều từ khác được liên tưởng tới do sự xuất hiện đồng thời với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại Điều này khiến cho các trường liên tưởng có tính dân tộc, tính thời đại và tính cá nhân

1.2 Mối quan hệ giữa trường nghĩa với ngôn ngữ văn chương

1.2.1 Trường biểu vật và ngôn ngữ văn chương

Tác giả Đỗ Hữu Châu đã nhận xét : Các từ trong một trường biểu vật thường lôi

kéo nhau chuyển nghĩa theo một hướng nhất định

Nếu các từ chuyển theo ẩn dụ thì thường xảy ra sự chuyển trường biểu vật, có nghĩa là các từ thuộc trường biểu vật này kéo theo nhau chuyển sang trường biểu vật khác tạo nên hiện tượng được gọi là cộng hưởng ngữ nghĩa

Ví dụ: Từ “lửa” chuyển sang trường tình cảm, trạng thái tâm lý thì kéo theo các

từ hừng hực, rực, bốc, nhen nhóm, đốt, tàn,… cùng chuyển sang trường đó (nhen

nhóm một tình yêu)

Trang 16

Trong văn chương, các từ ngữ trong một câu văn, một đoạn văn thường kéo theo nhau theo cùng một trường để tạo ra sự phù hợp về trường nghĩa biểu vật Có thể nói tới hình ảnh chủ đạo (tức ẩn dụ, hoán dụ) của đoạn văn, câu văn (hay của một tác phẩm), hình ảnh chủ đạo thuộc trường biểu vật nào thì kéo theo các từ khác cùng trường với nó:

“Không đâu, gió nén từ tám hướng đang bung ra Một cơn bão đang đến Lao vào Nam Lào, con thuyền Việt Nam hóa chiến tranh của Nich Xơn đã lao vào trung tâm một cơn bão lớn Bão nổi ở Cha Kia, La Tương… Bão quật sang đỉnh cao 500 xoáy vụn tiểu đoàn 39… Bão dập xuống đồi 456 xẻ nát tiểu đoàn 3 và cuốn sạch chỉ huy lữ đoàn 4… Bão xoáy lốc trên ngọn 550 vùi luôn tất cả những khẩu pháo hạng nặng cùng với lữ đoàn số 147… Bão dồn gió thép về bản Đông.”

(Báo Quân Đội nhân dân, ngày 9-4-1971)

Hình ảnh chủ đạo là bão táp kéo theo các từ gió, nén, hướng trung tâm, nổi,

Trang 17

Ví dụ: Trước đây 28 năm, phạm vi tư tưởng trung tâm của nước ta là chiến đấu,

chúng ta thấy những từ ngữ thuộc trường quân sự, lấn sang các trường khác: Mặt trận văn hóa, kinh tế, chiến dịch trừ sâu; vũ khí tư tưởng… lấn sang cả tình yêu: tấn công,

bao vây…

1.2.2 Trường biểu niệm và ngôn ngữ văn chương

Khi phản ánh một hiện tượng nào đó vào tác phẩm, người viết “khắc họa” nó bằng ngôn ngữ của mình Đối với một đoạn thơ thường chứa đựng một cái gì đồng nhất về nghĩa xuất phát từ các phương diện của hiện thực, tạo thành sự vật được nhận thức của tác phẩm Để làm nổi bật cái đồng nhất đó, từ ngữ diễn đạt cũng phải chứa cái gì đó chung, phù hợp với nhau tạo nên hiện tượng được gọi là sự cộng hưởng ngữ nghĩa giữa các từ Sự cộng hưởng ngữ nghĩa này dựa trên nét nghĩa đồng nhất vốn có trong các từ, nói khác đi, dựa trên nét nghĩa chung cho một trường (hay một nhóm từ ngữ trong một trường) biểu niệm

Trở lại với đoạn văn viết về chiến thắng Nam Lào 1971 đã dẫn ở trên, ngoài sự thống nhất về trường biểu vật gió bão, các từ còn thống nhất về nét nghĩa “cường độ

mạnh”: Bão, nén, nổi, lao, quật,… cả đến đối tượng tức nạn nhân của cơn bão và của các vận động mạnh mẽ, cũng là những sự vật to khỏe: Tiểu đoàn, lữ đoàn, những

khẩu pháo hạng nặng,… Việc sử dụng những tập hợp từ ngữ như trên đã tạo ra hình

ảnh về quân sự với những “sức mạnh” của một “cơn bão lớn”

Sự cộng hưởng về ngữ nghĩa không chỉ xảy ra đối với các từ ngữ mà nó còn có thể chi phối cấu trúc cú pháp, cả ngữ âm, tiết tấu,…Do đó, người viết thường phối hợp tất cả các yếu tố, các phương tiện ngôn ngữ để tạo ra sự toàn bích về hình thức cho tác phẩm của mình

1.2.3 Trường nghĩa tuyến tính và ngôn ngữ văn chương

Trong ngôn ngữ văn chương, có những trường nghĩa tuyến tính vượt ngoài chuẩn mực Đây là những sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ trong cách dùng từ ngữ Những kết hợp bất thường này có thể được chấp nhận rộng rãi, trở thành những kết hợp bình

Trang 18

thường Suối, bờ,… trong ngôn ngữ thơ có thể kết hợp với tóc thành suối tóc với vai thành bờ vai Chúng chưa thành thành tố của trường nghĩa tuyến tính của hai từ tóc và

vai trong khi mây đã đi vào trường nghĩa tuyến tính bình thường của tóc: tóc mây

1.2.4 Trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương

Trường liên tưởng có hiệu lực lớn, giải thích sự dùng từ, nhất là sự dùng từ trong các tác phẩm văn học, giải thích những hiện tượng sáo ngữ, sự ưa thích lựa chọn những từ nào đấy để nói hay viết, sự né tránh hoặc kiêng kị những từ nhất định

Không nói đến những sự sai biệt về chủ đề, về tư tưởng, về các chi tiết thực tế,

về hình tượng,… Chỉ riêng diện mạo ngôn ngữ cũng đủ làm chúng ta không lẫn được một tác phẩm văn học của thời đại này với tác phẩm văn học của thời đại khác Một tác giả đã từng sáng tác có hiệu quả trong thời kỳ trước thường gặp khó khăn trong các sáng tác thời kỳ sau, đặc biệt là các thời kỳ đã xuất hiện những thay đổi rất căn bản trong xã hội Đó không chỉ vì người đó đã mang quá nặng những “nghiệp chướng” của thời đại mình mà còn vì ngôn ngữ của mình đã bị ràng buộc quá sâu nặng với các trường liên tưởng cũ

Do đó, mỗi người nghệ sĩ phải gắn bó với cuộc sống, với thời đại để không chỉ thường xuyên đổi mới tư tưởng, vốn sống, tình cảm mà còn để thường xuyên cải tạo, đổi mới ngôn ngữ của mình

1.3 Đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Trần Đăng Khoa

1.3.1 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Trần Đăng Khoa

Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam Hiện là trưởng ban Văn

nghệ Đài tiếng nói Việt Nam

Trần Đăng Khoa nhập ngũ tại trường Lục quân Việt Nam, làm lính hải quân Sau đó, ông theo học trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học thế giới mang tên M.Goocky thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga Khi trở

Trang 19

về nước, ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam

Nhắc đến Trần Đăng Khoa là ta nhớ đến một thần đồng thơ Có lẽ, đến cả trăm năm sau, câu chuyện về một cậu bé biết là thơ từ khi bảy, tám tuổi và theo đuổi thơ cả cuộc đời như một sứ mệnh, vẫn sẽ được những bạn đọc yêu thơ kể lại một cách say sưa Hơn 50 năm làm thơ, đó là một chặng đường dài với một người chưa tròn 60 năm tuổi đời Lên tám tuổi, ông đã có thơ được đăng báo Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập

thơ đầu tiên đó là Từ góc sân nhà em, tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời

được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản Tác phẩm nhiều người biết đến nhất của Trần

Đăng Khoa là bài thơ Hạt gạo làng ta, sáng tác năm 1968, được nhạc sĩ Trần Viết

Bính phổ nhạc

Những tác phẩm của Trần Đăng Khoa

Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu "thần đồng thơ trẻ"

của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhà thơ vào lính, theo học ở Nga, khi về nước làm biên tập viên, làm báo Thi hứng

một thời, hiển nhiên, không là động lực cho xúc cảm khi tác giả đã cao tuổi

Các tác phẩm chính:

In ở trong nước:

Từ góc sân nhà em (1968)

Thơ Trần Đăng Khoa, tập 1 (tuyển 1966-1969, 1970)

Khúc hát người anh hùng ( tường ca, 1975)

Trang 20

Cánh diều no gió (CHDC Đức,1973)

Con bướm vàng (Hung-ga-ri, 1973)

Các giải thưởng:

Giải thưởng thơ Báo thiếu niên Tiền phong (1968, 1969, 1971)

Giải thưởng văn học của Bộ lao động – thương binh xã hội (1975) với trường

ca Khúc hát người anh hùng

Giải A cuộc thi thơ Báo Văn nghệ (1981 – 1982) với bài Đợi mưa trên đảo Sinh

Tồn

Giải thưởng Báo Người giáo viên nhân dân (1987)

Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật ( đợt I năm 2001) với tập thơ Góc

sân và khoảng trời

1.3.2 Đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Trần Đăng Khoa

Nhờ việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ đã làm nên thành công cho các tác phẩm của Trần Đăng Khoa

Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng nhiều trong thơ Trần Đăng Khoa nhằm làm cho sự vật thêm sinh động Mọi cây cỏ, con vật đều có hành động, cử chỉ của con người Từ đó tăng giá trị biểu cảm, nhân hóa đã góp phần làm cho câu thơ thêm ngộ nghĩnh, đáng yêu trong con mắt trẻ thơ Trần Đăng Khoa sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa như một phương tiện nghệ thuật bộc lộ tình cảm của thơ mình Từ khi bắt đầu làm thơ, Trần Đăng Khoa chưa được đi đâu xa, thế giới thơ ca của chú bé chỉ giới

hạn từ “góc sân” ra đến “cánh đồng” và một khoảng trời xanh biếc nhưng thật mênh

mông, rộng lớn Đây là một thế giới riêng huyền diệu, đầy bí ẩn Từ đó, Trần Đăng Khoa đã viết nên những vần thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu về cỏ cây, con vật

Cùng với biện pháp tu từ nhân hóa, biện pháp tu từ so sánh cũng được Trần Đăng Khoa sử dụng trong các bài thơ của mình để tạo nên những hình ảnh so sánh độc đáo, làm nên nét riêng cho tác giả Ở lứa tuổi của Trần Đăng Khoa, làm thơ là chuyện lạ nhưng trong những câu thơ, bài thơ đó được sử dụng những hình ảnh so sánh rất tinh tế về cảm giác, chọn lọc câu chữ rất cô đọng, hàm súc lại càng lạ hơn

Ngoài biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, Trần Đăng Khoa còn sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ Nhờ đó mà thơ Trần Đăng Khoa đã làm cho sự vật thêm

Trang 21

sinh động, mang đến sức sống cho cỏ cây, loài vật với những hình ảnh so sánh về

trăng, sự liên tưởng về cánh diều

Về thể loại, tác giả đã sử dụng thể thơ lục bát trong những vần thơ của mình Thể loại này mang hương vị ca dao, thấm đẫm trong lời ru của mẹ, của bà qua những trang Kiều đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí nhà thơ

Với giọng thơ trong trẻo, hồn nhiên, đáng yêu mà vô cùng gần gũi đã góp phần tạo nên sự thành công trong sự nghiệp thơ ca của Trần Đăng Khoa

Ngôn ngữ chính xác, biểu cảm, giàu âm thanh, nhịp điệu Mỗi từ mỗi câu trong thơ Trần Đăng Khoa đều thể hiện sự gia công, sáng tạo của tác giả

Nhà thơ Trần Đăng Khoa không sử dụng nhiều từ mới lạ, phức tạp mà là những

từ có sẵn, đơn giản nhưng với sự sáng tạo, cái nhìn độc đáo, sự liên tưởng mới mẻ đã làm nên sự hấp dẫn kì lạ, thu hút mọi lứa tuổi khi đọc thơ ông

Tiểu kết chương 1

Ở chương này, chúng tôi đã tổng hợp các vấn đề lý thuyết về trường nghĩa, phân

loại trường nghĩa, mối quan hệ giữa các trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương và đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của Trần Đăng Khoa cũng như đặc điểm ngôn ngữ trong thơ ông Những nghiên cứu, tìm hiểu này sẽ là cơ sở lí luận vững chắc để chúng tôi

tiến hành khảo sát các từ ngữ trong tập thơ Góc sân và khoảng trời theo các trường

nghĩa qua đó mở rộng vốn từ, hiểu biết về thế giới xung quanh cho học sinh Tiểu học

Trang 22

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA VIỆC SỬ DỤNG

CÁC TRƯỜNG NGHĨA TRONG TẬP THƠ GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI

CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

Khảo sát những từ ngữ thuộc các trường nghĩa trong tập thơ Góc sân và khoảng

trời của Trần Đăng Khoa, chúng tôi nhận thấy có 5 trường nghĩa lớn:

Trường nghĩa chỉ thực vật

Trường nghĩa chỉ động vật

Trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên

Trường nghĩa chỉ vật thể nhân tạo

Trường nghĩa chỉ con người

Sự xuất hiện của các từ ngữ thuộc các trường nghĩa trong tập thơ Góc sân và

khoảng trời được chúng tôi tổng kết trong bảng sau:

2.1 Trường nghĩa chỉ thực vật

Tên bài thơ

Tên gọi SL Màu

sắc

phận

SL

Chuối Tiêu

Trang 24

Cuống 2

Hoa rong riềng

Trang 25

Qua kết quả khảo sát thống kê trong tập thơ Góc sân và khoảng trời cho thấy có

22 bài thơ đều cung cấp vốn từ tự nhiên về các loại thực vật chỉ tên gọi, màu sắc và các bộ phận Chúng tôi thống kê được các trường nghĩa chỉ tên gọi xuất hiện với tần

suất rất lớn (72 lần) gồm các loại như: Cây dừa, cây nhãn, cây na, cây bưởi, cây

chuối, cây tre, cây lúa, cây cau,cây đa, cây bàng,… và trong đó có 26 loại thực vật

khác nhau được nhắc đến Bên cạnh đó, trong các bài thơ có sự xuất hiện với tần suất không nhỏ của các danh từ chỉ bộ phận của ác loài thực vật (39 lần) và các tính từ chỉ màu sắc (29 lần)

Hầu hết các đối tượng được miêu tả trong tập thơ Góc sân và khoảng trời nói

chung và các bài thơ về thế giới thực vật nói riêng đều rất gần gũi, thân thuộc với con

người Đó là gốc đa, gốc dừa, là cánh đồng lúa, lũy tre làng, đó là cây bưởi, cây nhãn hay quả thị, quả na,…

Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, gắn bó với ruộng đồng nên hơn ai hết, Trần

Đăng Khoa hiểu rằng hạt gạo trong cuộc sống có một vị trí vô cùng quan trọng

Trong những năm tháng chiến tranh thì giá trị của nó càng tăng lên gấp bội Để có

được hạt gạo, người nông dân đã rất vất vả, phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho

trời” Hạt gạo đó “gửi ra tiền tuyến – gửi về phương xa” được kết tinh từ tình cảm

thiết tha, sâu nặng của hậu phương đối với tiền tuyến Tố Hữu khi nhận định về thi ca,

đã viết “bài thơ hay làm cho người ta không thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình

người” Với bài thơ Hạt gạo làng ta, Trần Đăng Khoa đã làm cho chúng ta cảm nhận

được tình người đó Tác giả đã khiêm nhường cho rằng bài thơ của mình hay là nhờ được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc

thực vật khác nhau

72 lần 5 màu

cơ bản

29 lần 15 bộ

phận khác nhau

39 lần

Trang 26

Cánh đồng làng Điền Trì cũng được nhà thơ nhắc đến Đó là nơi sản xuất, trồng trọt của xóm làng Đó là nơi tuổi thơ để mặc cho cánh diều thỏa sức tung bay Ngày ngày đứng trước sân nhà nhìn thấy cánh đồng nên nó trở nên quen thuộc với tất cả những người nơi đây Riêng Trần Đăng Khoa với giác quan tinh tế, nhạy cảm đã phát hiện:

Nhà thơ ngạc nhiên trước sự thay đổi của cánh đồng sau khi gặt hái , người dân bắt đầu cấy mạ cho một vụ mùa khác Từ một cánh đồng chỉ trơ gốc rạ nay bỗng nhiên tươi màu xanh của mạ trong sương sớm chưa tan Hình ảnh đơn sơ mà đẹp vô cùng Trong con mắt yêu thương thì tất cả sự vật đều trở nên đáng yêu, cho dù sự vật

đó đối với người khác là bình thường

Bên cạnh góc sân, cánh đồng thì dòng sông Kinh Thầy là nơi Trần Đăng Khoa

hết lòng thương mến Chính dòng sông này đã tắm mát cho nhà thơ Chính dòng sông này đưa nước vào tưới mát đồng ruộng, cây trái Sông Kinh Thầy trong thơ Trần

Đăng Khoa có “Hàng chuối lên xanh mướt – Phi lao reo trập trừng” Vậy thôi,

nhưng người đi xa vẫn nhớ hoài, vẫn mong có ngày được trở về đi dọc bờ sông, vùng vẫy trong dòng nước mát như thuở ấu thơ

Qua những bài thơ cùng vốn từ ngữ đã được lựa chọn, tinh luyện và sáng tạo của nhà thơ sẽ giúp học sinh Tiểu học mở rộng vốn từ, phát triển ngôn ngữ chủ yếu

về danh từ, tính từ (về tên gọi, màu sắc cũng như các bộ phận của các loài thực vật) Khi học thuộc những bài thơ này, trẻ sẽ tích lũy được nhiều từ mới đặc biệt là các danh từ chỉ tên gọi Từ các loại cây ăn quả, cây cho bóng mát đến các loại củ hay loại

“Cánh đồng làng Điền Trì

Sớm nay sao mà rộng Sương tan trên mũi súng Trên sừng trâu cong veo”

(Cánh đồng làng Điền Trì)

Trang 27

hoa như: Quả thị, nải chuối tiêu ( Có quả thị thơm lừng- Nải chuối tiêu thơm mát),

bắp ngô ( bắp ngô non răng sún), hàng chuối mật, luống khoai ( Vườn em có một luống khoai- Có hàng chuối mật với hai luống cà), bông lúa( Trên đồng bông lúa cũng vừa uốn câu), cây bàng( Cây bàng lá nõn xanh ngời) hay cây dừa( cây dừa xanh tỏa nhiều tàu),… Những danh từ chỉ bộ phận của các loại thực vật như: lá, ngồng ( Lá xanh như mảnh mây trời lao xao/ Thì ra cải đã lên ngồng tốt tươi), thân, quả, cành ( Thân dừa bạc phếch tháng năm/ Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao) và ngay cả cùi,

vỏ cũng được tác giả khéo léo đưa vào thơ ( Cùi nhãn vừa vào sữa/ Vỏ thẫm vàng nắng pha),… Những tính từ chỉ màu sắc như: xanh mướt ( Hàng chuối lên xanh mướt), đỏ,xanh ( Đỏ như hoa lựu trên nền trời xanh), trắng ( cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy), …

Những hình ảnh, màu sắc rất đời thường khi bước vào thơ của Trần Đăng Khoa

đã được nhà thơ diễn đạt bằng hệ thống ngôn ngữ đã đươc chọn lọc, sáng tạo bỗng trở nên có hồn và sinh động Từ đó lôi cuốn trẻ vào thế giới cỏ cây, hoa lá một cách tự nhiên với bao cái mới lạ đồng thời vốn từ về thế giới thực vật của trẻ ngày càng tăng Bên cạnh đó, qua các bài thơ có trường nghĩa chỉ thực vật làm cho vốn tri thức của trẻ được mở rộng và giáo dục trẻ thêm yêu quý các loại cỏ cây, hoa lá

Trang 29

1

Kiến Cánh

1

Kiến lửa

1

Kiến Kim

1

Kiến càng

1

Kiến đen

1

Kiến gió

Trang 30

Cá cờ 1

nghe

Vịt bầu

1

Chó vện

1

Cào cào

1

Cóc tía

1

Chích chòe

1

Chim trĩ

1

Ngày đăng: 31/08/2017, 12:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5, chương trình sau năm 2000, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5
Nhà XB: Nxb Giáo dục
2. Hoàng Hòa Bình (1996), Dạy văn cho học sinh Tiểu học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy văn cho học sinh Tiểu học
Tác giả: Hoàng Hòa Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
3. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học (tập 2)
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
4. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
5. Đỗ Hữu Châu (2004), Giáo trình Từ vựng học Tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Từ vựng học Tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2004
6. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
7. Nguyễn Hữu Đạt (1996), Cơ sở Tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
8. Trần Đăng Khoa (2014), Góc sân và Khoảng trời, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góc sân và Khoảng trời
Tác giả: Trần Đăng Khoa
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2014
9. Nguyễn Xuân Khoa (2003), Tiếng Việt (tập 2), Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt (tập 2)
Tác giả: Nguyễn Xuân Khoa
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2003
10. Đinh Trọng Lạc (2004), Vẻ đẹp ngôn ngữ qua các bài tập đọc lớp 4, 5, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vẻ đẹp ngôn ngữ qua các bài tập đọc lớp 4, 5
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
11. Đào Duy Mẫn, Đỗ Lê Chuẩn, Hoàng Văn Thung (1995), Yêu thơ văn em tập viết lớp 4, lớp 5, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yêu thơ văn em tập viết lớp 4, lớp 5
Tác giả: Đào Duy Mẫn, Đỗ Lê Chuẩn, Hoàng Văn Thung
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1995
12. Vũ Nho (2003), Trần Đăng Khoa thần đồng thơ ca, Nxb Văn hóa - Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đăng Khoa thần đồng thơ ca
Tác giả: Vũ Nho
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2003
13. Hoàng Phê (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w