48 Chương 3: THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA TẬP THƠ “GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI” CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA.... Thiết kết một số bài giảng điện tử
Trang 1Đà Nẵng, tháng 01/2018
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơnsâu sắc nhất đến cô Th.S Lê Sao Mai đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quátrình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo trong khoa Giáodục Tiểu học, cùng gia đình và các bạn trong tập thể lớp 14STH đã tạo điều kiện giúp
đỡ cho em hoàn thành khóa luận
Là một sinh viên bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khóa luận, do kinhnghiệm còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếusót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và cácbạn để đề tài được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2018
Sinh viên
Trần Nguyễn Phương Hiền
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Giả thiết khoa học 4
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc của đề tài 5
NỘI DUNG 6
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
1.1 Khái niệm chung về văn học thiếu nhi 6
1.1.1 Khái ni ệm về văn học thiếu nhi 6
1.1.2 Đặc trưng của văn học thiếu nhi 6
1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của của văn học thiếu nhi 7
1.2 Khái quát chung về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học 9
1.2.1 M ột số khái niệm về đạo đức và giáo dục đạo đức 9
1.2.1.1 Khái niệm về đạo đức 9
1.2.1.2 Khái niệm về giáo dục đạo đức 9
1.2.2 Vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học 10
1.2.3 Vai trò c ủa văn học trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh 10
1.3 Tác giả Trần Đăng Khoa và tập thơ “Góc sân và khoảng trời” 11
Trang 41.3.1 Tác gi ả Trần Đăng Khoa 11
1.3.2 T ập thơ “Góc sân và khoảng trời” 12
1.3.2.1 Sơ lược về nội dung tập thơ 12
1.3.2.2 Giá trị nội dung 14
1.3.2.3 Giá trị nghệ thuật 14
1.4 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học 17
1.4.1 Đặc điểm về nhận thức 17
1.4.1.1 Tri giác 17
1.4.1.2 Chú ý 17
1.4.1.3 Trí nhớ 18
1.4.1.4 Tư duy 19
1.4.1.5 Tưởng tượng 19
1.4.2 Đặc điểm về nhân cách 19
1.4.2.1 Tình cảm 19
1.4.2.2 Ý chí 20
Tiểu kết 20
Chương 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA TẬP THƠ “GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI” CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA 21
2.1 Khảo sát, phân loại nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua tập thơ “Góc sân và khoảng trời” 21
2.1.1 Mục đích khảo sát 21
2.1.2 Bảng khảo sát, phân loại nội dung giáo dục đạo đức thông qua tập thơ “Góc sân và kho ảng trời” của Trần Đăng Khoa 21
2.1.3 Nhận xét 22
Trang 52.2 Tìm hiểu nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua tập thơ
“Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa 23
2.2.1 Tình yêu thiên nhiên 23
2.2.2 Tình yêu quê hương, đất nước trong kháng chiến chống Mĩ 28
2.2.3 Tình c ảm yêu thương con người 33
2.2.4 Tình c ảm gia đình 36
2.2.5 Tình yêu thương loài vật 40
2.2.6 Tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu 43
Tiểu kết 48
Chương 3: THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA TẬP THƠ “GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI” CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA 50
3.1 Mục đích 50
3.2 Thiết kết một số bài giảng điện tử giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa 50
3.2.1 Giáo án 1 50
3.2.2 Giáo án 2 54
3.2.3 Giáo án 3 56
Tiểu kết 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 67
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhữngkiến thức ở bậc học này không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học tựnhiên và xã hội mà còn hình thành nhân cách kĩ năng sống cho các em Trong các mônhọc ở Tiểu học, môn Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng, cung cấp cho các em mộtcông cụ giao tiếp, một phương tiện tư duy và giáo dục về đức, trí, thể, mĩ
Phân môn Tập đọc ở Tiểu học là một phân môn thực hành Nhiệm vụ quantrọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh Bên cạnh đó, môn Tập đọccòn giáo dục lòng ham đọc sách cho học sinh, hình thành cho các em phương pháp vàthói quen làm việc với sách cho các em Vì việc học không thể tách rời khỏi những nộidung được đọc, nên bên cạnh đó tập đọc còn có nhiệm vụ làm giàu vốn ngôn ngữ, kiếnthức về đời sống, văn học, văn hóa của đất nước Dạy Tập đọc không chỉ giáo dục tưtưởng, đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh Như vậy,phân môn Tập đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục
và phát triển
Giáo dục đạo đức cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học là vô cùng cần thiết Mỗingười sống đúng mực, đúng đạo đức thì xã hội mới tồn tại và phát triển lâu dài Trẻ
em được tu dưỡng, giáo dục về đạo đức, về kĩ năng sống sẽ trở thành những con người
có ích cho xã hội Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức rất cần thiết cho việc hìnhthành và phát triển nhân cách của học sinh
Văn học thiếu nhi là một bộ phận của nền văn học dân tộc và có vị trí đặc biệttrong việc giáo dục trẻ em Bởi thông qua tiếp cận các tác phẩm văn học, các em họcsinh sẽ được tìm hiểu về văn hóa dân tộc, được học những bài học đạo đức, học về kĩnăng sống,… Có thể nói, văn học thiếu nhi chính là mảnh đất màu mỡ để giáo dụcnhân cách cũng như giáo dục đạo đức cho học sinh
Trần Đăng Khoa là một nhà thơ có rất nhiều tác phẩm có giá trị và là một trongnhững cây bút đóng góp to lớn vào nền văn học thiếu nhi nước nhà Điển hình lànhững bài thơ của ông được trích dẫn để giảng dạy trong sách giáo khoa Tiếng Việt
Tiểu học, tiêu biểu là tập thơ “Góc sân và khoảng trời” Đây là tập thơ hay và gần gũi
phù hợp với độ tuổi các em không phải vì ngôn ngữ thơ trau chuốt, hay vì tập thơđược viết ra bởi một người mệnh danh “Thần đồng” thơ Tập thơ được các em yêuthích bởi ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu sức biểu cảm, những hình ảnh thơ dung
Trang 7dị, thân thương Những bài thơ, vần thơ của ông đều ấm lên tình yêu, niềm tin vàocuộc sống Qua cái nhìn ngộ nghĩnh đáng yêu của trẻ thơ, Trần Đăng Khoa đã tạo nênmột thế giới trẻ thơ ở trong thơ Đọc thơ ông không chỉ các em thấy được sự đồng cảmvới mình mà những bạn đọc lớn tuổi hơn như được tìm lại chính tuổi thơ của mình.
Bên cạnh diễn tả tâm hồn của trẻ thơ đầy hồn nhiên, trong sáng, “Góc sân và
khoảng trời” cho chúng ta biết về cuộc sống vất vả, nguy hiểm nhưng không thiếu
niềm vui của những cậu bé, cô bé sinh ra và lớn lên ở nông thôn, trong hoàn cảnhchiến tranh Đó là những em bé chăm ngoan, hiếu thảo, biết lao động giúp đỡ gia đình,chăm sóc cha mẹ, yêu quý thầy cô giáo, yêu thiên nhiên, loài vật… Qua đó, bạn đọc –nhất là các em thiếu nhi không chỉ được sống trong thế giới của chính mình mà saumỗi bài thơ câu thơ còn là một bài học về đạo đức mà Trần Đăng Khoa muốn gửigắm
Là cuốn sách “gối đầu giường”, đi cùng năm tháng của biết bao thế hệ thiếu nhi
Việt Nam, “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa mang đến cho các em những bài học đạo đức đầu tiên về cuộc sống lao động học tập, về tình yêu thương gia đình, yêu thiên nhiên, đất nước,… Sau thời gian tìm hiểu về tập thơ “Góc sân và
khoảng trời” cũng như các bài thơ được trích trong chương trình SGK Tiếng Việt
Tiểu học và nhận thấy được tính giáo dục rất cao về đạo đức cho các em học sinhthông qua mỗi bài thơ cũng như tầm quan trọng của việc tích hợp giáo dục đạo đứcqua tác phẩm văn học là cách dạy phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học và có ưu thếtrong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài
“Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của
Trần Đăng Khoa” để nghiên cứu.
2 Lịch sử vấn đề
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về thơ Trần Đăng Khoa và tập thơ “Góc sân và
khoảng trời” Sau đây, tôi xin điểm qua một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề
tài:
Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Đăng Mạnh, Văn học tập 1, giáo trình đào tạo Giáo
viên Tiểu học, hệ Cao đẳng Sư phạm và Sư phạm 12 + 2, nhà xuất bản Giáo dục, năm
1998 Ở công trình này, các tác giả đã bàn về “Thế giới Khoa bắt nguồn từ những cảnhsắc quen thuộc”, tất cả những tác phẩm của nhà thơ bắt đầu từ khoảng sân và khoảngtrời, từ những bờ ao bến nước Tất cả những đều giản dị ấy đã làm nên màu sắc thơTrần Đăng Khoa
Trang 8Hồng Diệu, Đọc lại tuổi thơ Trần Đăng Khoa, báo văn nghệ số 48, ngày 18
tháng 10 năm 1980 Tác giả đã thể hiện đầy đủ màu sắc nghệ thuật và các sử dụng từngữ linh hoạt trong thơ Trần Đăng Khoa
Lã Thị Bắc Lý, Giáo trình văn học trẻ em, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, năm
2003 Tác giả đã đề cập đến con người và sự nghiệp sáng tác thơ của Trần Đăng Khoa,những nét đặc sắc về nghệ thuật trong thơ anh Qua đó bạn đọc thấy được tâm hồn trẻthơ qua cách nhìn, cách miêu tả cảnh vật, với trí tưởng tượng phong phú, bay bổng,ngôn ngữ chính xác biểu cảm của nhà thơ nhỏ tuổi
Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương, Văn học thiếu nhi Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, 1994 Tác giả đề cập đến “Nông thôn Việt Nam trong thơ
Trần Đăng Khoa” Tác giả đã giúp bạn đọc nhìn thấy được thế giới thiên nhiên, loài
vật và con người trong thơ Trần Đăng Khoa hiện lên thật sống động Đến với thơ TrầnĐăng Khoa, ta được sống với một bầu không khí rất riêng của làng quê nông thôn ViệtNam
Nhà thơ Tố Hữu viết: “Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” có rất nhiều bài thơ
hay, tập thơ này có vị trí xứng đáng trong thơ Việt Nam và tôi chưa thấy trên thế giớitrẻ em nào lại có những bài thơ như vậy cả Tinh hoa, văn hóa dân tộc đã dồn đúc lại
trong một số ít người, trong đó có Khoa” (An ninh thế giới, số 116, 11-3-1999).
Như vậy, các tài liệu trên chủ yếu đề cập đế những vấn đề liên quan đến nội
dung và nghệ thuật của tập thơ Trần Đăng Khoa nói chung và tập thơ “Góc sân và
khoảng trời” nói riêng, chưa có tài liệu nào đi sâu nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho
học sinh Tiểu học thông qua tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa.
Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu trên vẫn là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích chochúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài của mình
3 Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi chọn đề tài “Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong tập thơ
“Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa” với mục đích tìm hiểu nội dung giáo
dục đạo đức cho học sinh trong tập thơ Trên cơ sở đó, thiết kế một số bài giảng điện
tử trong phân môn Tập đọc ở chương trình tiểu học có trích từ tập thơ “Góc sân vàkhoảng trời” nhằm tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 93.1 Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong tập
thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa.
3.2 Ph ạm vi nghiên cứu: Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của nhà thơ Trần
Đăng Khoa và thiết kế bài giảng ở một số tiết Tập đọc trong phân môn Tập đọc ở Tiểuhọc
5 Giả thuyết khoa học
Thông qua việc khảo sát, phân loại nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh
Tiểu học trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời”, chúng tôi xây dựng và thiết kế được
một số bài giảng điện tử tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong tập thơ
“Góc sân và khoảng trời” có trong các tiết Tập đọc chương trình Tiếng Việt Tiểu học
Đề tài là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên, phụ huynh và học sinh Tiểuhọc trong quá trình dạy và học môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác có liênquan
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề chung liên quan làm cơ sở lí luận của đề tài
- Khảo sát, thống kê, phân loại những nội dung giáo dục đạo đức được rút ra
trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời”.
- Thiết kế và xây dựng một số bài giảng điện tử trong các tiết Tập đọc có trích
thơ từ tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa và tích hợp giáo dục đạo
đức cho các em
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Trong quá trình nghiên cứu tập thơ, chúngtôi chọn tham khảo, phân tích các tài liệu sách báo hoặc diễn đàn mạng rồi tổng hợpcác tài liệu để làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
- Phương pháp nghiên cứu thống kê, phân loại: Mục đích của chúng tôi là khảosát nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong tập thơ, nên trong quá trìnhnghiên cứu, phân tích tập thơ, chúng tôi sẽ lần lượt khảo sát và tìm hiểu từng nội dungsau đó thống kê, phân loại phù hợp các giá trị đạo đức trong mỗi bài thơ thuộc tập thơ
Trang 10- Phương pháp phân tích tổng hợp: Chúng tôi áp dụng phương pháp này chotoàn bài nghiên cứu để phân tích, làm rõ những nội dung giáo dục đạo đức có trongtập thơ từ đó tìm ra ý nghĩa của mỗi nội dung đó để làm tài liệu và kinh nghiệm chogiảng dạy sau này.
8 Cấu trúc của đề tài
- Phần mở đầu gồm: Lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, phươngpháp nghiên cứu, cấu trúc đề tài
- Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài
Chương 2: Tìm hiểu nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong tập thơ
“Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa
Chương 3: Thiết kế một số bài giảng điện tử tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh
Tiểu học trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa được trích
trong phân môn Tập đọc ở Tiểu học
- Phần kết luận
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
Trang 11NỘI DUNGChương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Khái niệm chung về văn học thiếu nhi
1.1.1 Khái niệm văn học thiếu nhi
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, văn học thiếu nhi “Theo nghĩa
hẹp, gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi”
Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam quan niệm văn học thiếu nhi tường tận
hơn, chi tiết hơn Khái niệm văn học thiếu nhi được nhận diện ở nhiều góc độ: chủ thểsáng tác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác, đối tượng tiếp nhận… Cụ thể:
- Mọi tác phẩm được sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tínhcách cho thiếu nhi Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, và đôi khi cũng là ngườilớn, hoặc là một cơn gió, một đồ vật, một cái cây… Tác giả của văn học thiếu nhikhông chỉ là chính các em mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi
- Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm đọc Bởi vì các em đã tìm thấytrong đó cách nghĩ cách cảm cùng những hành động gần gũi với cách nghĩ cách cảm
và cách hành động của chính các em, hơn thế, các em còn tìm được ở trong đó một lờinhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ýnhị, bổ ích…trong quá trình hoàn thiện nhân cách của mình
Như vậy, văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung tâmhoặc là thiếu nhi, hoặc là người lớn, hoặc là con người, hoặc là thế giới tựnhiên…nhưng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi, quen thuộc vớivốn trải nghiệm của trẻ, được các em thích thú, say mê và có tác dụng hoàn thiện đạođức, tâm hồn trẻ
1.1.2 Đặc trưng của văn học thiếu nhi
Tác phẩm dành cho văn học thiếu nhi thường trong sáng, hồn nhiên, dễ hiểu.Đặc trưng này xuất phát từ bản chất ngây thơ, ngộ nghĩnh của trẻ con Bởi sự hồnnhiên, vô tư, trong sáng là đặc điểm ổn định trong mọi chuyển biến của lứa tuổi thiếunhi, bởi vì đấy là lứa tuổi còn say mê chơi đùa, nhu cầu vui chơi giải trí của các emxuyên thấm trong mọi hành động hoạt động Các nhà thơ, nhà văn đã hiểu được đặcđiểm này của thiếu nhi và đưa nó vào chính những tác phẩm của mình Sự dễ hiểu,ngắn gọn không chỉ được thể hiện ở dung lượng tác phẩm mà còn ở trong câu văn câuthơ Trẻ con có tư duy đơn giản, nên những tác phẩm thiếu nhi cũng phải thật đơngiản, dễ hiểu thì các em mới tiếp thu được
Trang 12Thơ mộng và lãng mạn chính là đặc trưng thứ hai của văn học thiếu nhi Ngâythơ, ngộ nghĩnh, dễ yêu thương, dễ hờn dỗi… Đôi mắt trẻ thơ là khoảng trời xanh, ángmây trắng, đi vào mắt chúng là cả một thế giới đẹp thơ mộng Thế giới trong đôi mắt
trẻ đầy trí tưởng tượng và rất sinh động Người ta vẫn thường nói “Hồn nhiên và thơ
mộng nhất vẫn là đôi mắt trẻ con”.
Các tác phẩm văn học thiếu nhi luôn lôi cuốn, hấp dẫn các em bởi chất thơ, chấttruyện trong đó Đó là thế giới thuộc về các em mà không ai có thế xâm phạm Ở đó,thể hiện sự tưởng tượng, bay bổng cùng sự khát khao của các em Những điều kì diệu,
lí thú, hấp dẫn bám chặt lấy tâm hồn của trẻ thơ để chắp cánh tình cảm, ước mơ củacác em hơn nữa
Tính giáo dục là đặc trưng cuối cùng và được coi là một trong những đặc trưng
cơ bản nhất của văn học thiếu nhi Vì văn học thiếu nhi đóng vai trò to lớn trong việcgiáo dục nhân cách cho các em Thiếu nhi vốn yêu cái tốt, cái đẹp, cái hay,… nên cácnhà văn nhà thơ tài tình kết hợp hình tượng nghệ thuật với cái nội dung giáo dục mộtcách đầy sáng tạo, đầy chất nhân văn Nhờ vậy, những bài học đạo đức từ các tácphẩm tác động đến tâm hồn các em một cách nhẹ nhàng, sâu sắc, tinh tế nhưng khôngkém phần gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu, Các truyện cổ tích “Cây khế”, “Tấm Cám”,
“Thạch Sanh”, … giúp các em nhận định được như thế nào là xấu xa, độc ác như thếnào là hiền lành, nhân hậu qua hình tượng các nhân vật Những đức tính tốt đẹp hiềnlành, nhân hậu, hiếu thảo, khiêm nhường, yêu thương cũng sẽ được các em tiếp nhận,tiếp thu để học tập
Trẻ em nhận biết thế giới xung quanh ở mức cảm tính, nên việc tiếp xúc với cáiđẹp của ngôn từ cùng trí tưởng tượng phong phú trong tác phẩm văn học thiếu nhi sẽ
là cơ sở để các em rung động và cảm nhận được cái đẹp của thế giới bao la đầy âmthanh, sắc màu Các truyện thần thoại sẽ đưa trẻ thơ gặp những loài vật, cỏ cây, hoa láthật sinh động, diệu kì hay những câu chuyện cổ tích sẽ đưa các em vào thế giới mới
lạ với những nàng công chúa xinh đẹp, giỏi giang, chàng hoàng tử thông minh, tàinăng Thiếu nhi vốn sẵn trong mình trí tưởng tượng phong phú, bao la nên khi gặpnhững yếu tố kì ảo, huyền diệu trong tác phẩm văn học thì trí tưởng tượng, sáng tạocủa các em càng được thăng hoa, góp phần phát triển trí tuệ và thưởng thức cái đẹptinh tế hơn hướng các em đến chân – thiện – mĩ
1.1.3 Vai trò và ý ngh ĩa của văn học thiếu nhi
Trang 13Văn học thiếu nhi có vai trò to lớn trong việc giáo dục toàn diện về đạo đức, trítuệ, tình cảm, thẩm mĩ cho các em Tô Hoài, một nhà văn có nhiều kinh nghiệm viết
cho thiếu nhi cũng đã khẳng định: “Nội dung một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi
bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người Nói thì thừa, cần nhắc lại và thật giản dị, một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy”.
Tác phẩm văn học thiếu nhi không phải hiện ra như một người thầy thuyết giáo,
mà là một người bạn đồng hành, người đối thoại với các em Bằng ngôn ngữ giàu cảmxúc và hình ảnh, bằng giọng văn dí dỏm, thấm đẫm chất thơ, tác phẩm văn học thiếunhi ngấm sâu vào thế giới cảm xúc của trẻ thơ, nhen lên trong trái tim non trẻ của các
em những tình cảm trong sáng nhân hậu, làm cho các em biết tôn trọng, yêu thương,biết điều hay lẽ phải, biết tin yêu vào cuộc đời, khao khát khám phá hiểu biết, ước mơ
đi xa hơn, chứ không sớm lụi tàn vì hoài nghi sợ hãi Bằng cách đó, văn học thiếu nhi
đã chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục
Học sinh Tiểu học là lứa tuổi mà nhận thức tình cảm chiếm ưu thế Các em tiếpxúc với thế giới bên ngoài và thế giới bên ngoài đi vào các em thong qua các giácquan Sự tiếp nhận hoặc của thụ văn học của học sinh Tiểu học cũng vậy Cái hay cáiđẹp của văn học được các em cảm nhận trước hết, từ những hình ảnh sinh động trựcquan đó, các em có sự rung động cảm xúc Các tác phẩm văn học đã gieo vào lòng các
em sự yêu mến thế giới xung quanh, giúp các em hiểu về truyền thống lao động, mởrộng nhận thức về thiên nhiên cũng như mở rộng nhận thức cho các em về văn hóa, xãhội,…
Các câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ truyện hiện đại đã đi sâu vào thếgiới tâm hồn của thiếu nhi, ảnh hưởng đến nhận thức và hình thành quan điểm sốngtích cực của các em Được tiếp xúc với tác phẩm văn học qua các bài tập đọc, kểchuyện; dưới sự hướng dẫn của cô giáo, những ấn tượng mà học sinh thu nhận được sẽhình thành ở các em những phẩm chất đạo đức bền vững Không ai có thể phủ nhận
vai trò của giáo dục đạo đức bởi “Thông qua cái đẹp vươn tới nhân tính” (Beelinxki).
Thông qua cái đẹp trong văn học để khơi gợi những tình cảm đạo đức, những ý niệmđạo đức cho thiếu nhi Khi đọc tác phẩm văn học, các em biết cảm nhận những vẻ đẹptrong mối quan hệ giữ người với người, vẻ đẹp trong các hành động cao thượng củacác nhân vật trong tác phẩm, các em biết cảm thong, lo lắng đối với số phận nhân vật,yêu ghét rõ ràng; các em đề cao những nhân vật thiện, nhân vật dũng cảm mà các emyêu thích
Trang 14Như vậy, ngoài vai trò và ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển tri thức hiểu biết
về thế giới tự nhiên, văn hóa xã hội cho thiếu nhi Văn học thiếu nhi đã góp phần quantrọng trong việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tâm hồn, hình thành nhân cách toàndiện cho các em
1.2 Khái quát chung về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học
1.2.1 M ột số khái niệm về đạo đức và giáo dục đạo đức
1.2.1.1 Khái niệm về đạo đức
Khái niệm đạo đức đầu tiên xuất hiện trong kinh văn đời nhà Chu và từ đó trở đi
nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều Đức dùng để nói đến nhân đức, đứctính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý Nhưvậy có thể nói đạo đức của người Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, nhữngnguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo
Ngày nay, đạo đức được định nghĩa như sau: đạo đức là một hình thái ý thức xãhội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cáchđánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội,chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sứcmạnh của dư luận xã hội
1.2.1.2 Khái niệm giáo dục đạo đức
Giáo dục theo nghĩa rộng là giáo dục xã hội, được coi là lĩnh vực hoạt động của
xã hội nhằm truyền đạt những kinh nghiệm xã hội – lịch sử, chuẩn bị cho thế hệ trẻ trởthành lực lượng tiếp nối sự phát triển xã hội, kế thừa và phát triển nền văn hóa của loàingười và dân tộc
Giáo dục theo nghĩa hẹp là giáo dục trong nhà trường, đó là quá trình tác động
có tổ chức, có kế hoạch, có quy trình chặt chẽ nhằm mục đích cung cấp kiến thức, kĩnăng hình thành thái độ, hành vi cho thiếu niên, xây dựng và phát triển nhân cách theoquy mô mà xã hội đương thời mong muốn
Giáo dục đạo đức là hình thành cho con người những quan điểm cơ bản nhất,những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội Nhờ đó con người có khảnăng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức xã hội cũng như tự đánh giásuy nghĩ về hành vi của bản thân Vì thế công tác giáo dục đạo đức góp phần hìnhthành và phát triển nhân cách con người mới phù hợp với từng giai đoạn phát triển
Trang 15Giáo dục đạo đức về bản chất là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức
từ những đòi hỏi từ bên ngoài xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong cánhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của đối tượng giáo dục
Giáo dục đạo đức trong trường phổ thông là một bộ phận của quá trình giáo dụctổng thể có quan hệ biện chứng với các quá trình bộ phận khác như giáo dục trí tuệ,giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp, …giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách toàn diện
1.2.2 Vai trò c ủa giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học
Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người hoànthiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức Nhân cáchcủa con người muốn được xây dựng và phát triển cần bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra
và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường Có thể nói, việc hình thành vàphát triển các phẩm chất đạo đức, tri thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụquan trọng, cấp thiết, đây cũng là một trong những nhiệm vụ của nhà trường nói riêng,của ngành giáo dục nói chung cần phải thực hiện Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểuhọc là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ em những tính cáchnhất định và bồi dưỡng cho các em những quy tắc hành vi thể hiện trong thái độ vớibạn bè, gia đình, người khác và đối với Nhà nước, Tổ quốc Đạo đức của con ngườimới xã hội chủ nghĩa không chỉ là thành phần quan trọng về cơ bản của giáo dục mà làmục đích của toàn bộ công tác giáo dục thế hệ trẻ Trong giáo dục không những cókiến thức mà phải có đạo đức Vì vậy công tác giáo dục trước tiên phải đặt chăm lobồi dưỡng đạo đức cho học sinh, xuất phát điểm là học sinh Tiểu học Coi đó là cáicăn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách Khi nói đến nhân cách của việc học trongchế độ mới chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Bây giờ phải học; học để yêu Tổ quốc, yêunhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”
Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt
là ở Tiểu học Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh,giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày Có thể nói,nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua hành vi đạo đức Điều này thểhiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy
cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hàng ngày Vì vậy, giáo dục đạo đứccho học sinh Tiểu học giữ vị trí đặc biệt quan trọng Vì bậc Tiểu học là bậc học nềntảng Sự phát triển nhân cách bắt nguồn từ môi trường này Các nề nếp, thói quen, các
cử chỉ hành vi đều được xây dựng từ đây
1.2.3 Vai trò c ủa văn học trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
Trang 16Chức năng giáo dục của văn học chính là chức năng tác động cải tạo quan điểm,
tư tưởng, đạo đức của con người
Văn học có khả năng định hướng con người vào mục tiêu nhất định Nó hìnhthành cho con người khả năng nhận biết cái đúng, cái sai, cái đẹp cái xấu, cái thiện, cáiác,…trong cuộc sống; bồi dưỡng và nhân lên ở con người một tình yêu thiết tha vớithiên nhiên, đất nước, một tấm lòng đồng điệu, cảm thông với những số phận khácnhau trong cuộc đời, đồng thời dạy cho con người biết khinh ghét những thói đời đenbạc, xấu xa, biết khâm phục những con người dám vượt qua ngang trái bất công đểvươn tới đỉnh cao của vinh quang, dung cảm và anh hung Văn học cũng dạy conngười biết sống vị tha, có lương tâm và trách nhiệm với chính mình, với người thân vàvới cuộc đời… Đồng thời nó cũng làm cho tâm hồn con người trở nên trong sáng,thánh thiện hơn và ý thức về cuộc sống cũng trở nên tự giác hơn
Như vậy, văn học nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng có tác dụng giáodục, cải tạo quan điểm tư tưởng đạo đức rất lớn Nhưng văn học giáo dục con ngườikhông phải như một nhà thuyết giáo mà như một người bạn đồng hành, đối thoại, tâmtình với bạn đọc, một tấm gương để người đọc tự soi mình nên đã chuyển quá trìnhgiáo dục, thuyết phục từ bên ngoài thành quá trình tự giáo dục, tự thuyết phục mộtcách tự giác nhằm hoàn thiện nhân cách của mình
1.3 Tác giả Trần Đăng Khoa và tập thơ “Góc sân và khoảng trời”
1.3.1 Tác gi ả Trần Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã QuốcTuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chíVăn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam Hiện là trưởng ban Vănnghệ Đài tiếng nói Việt Nam
Từ nhỏ ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn Lên 8 tuổi, ông đã
có thơ được đăng báo Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông Từ góc
sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng
xuất bản Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ Hạt gạo làng ta,
sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bínhphổ nhạc (1971)
Trần Đăng Khoa nhập ngũ tại Trường Lục quân Việt Nam, làm lính hải quân.Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn
Trang 17học Thế giới mang tên M.Goocky thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga Khi trở
về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mangquân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban vănnghệ Đài tiếng nói Việt Nam
Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu "thần đồng thơ trẻ" củanhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhàthơ vào lính, theo học ở Nga, khi về nước làm biên tập viên, làm báo Thi hứng mộtthời, hiển nhiên, không là động lực cho xúc cảm khi tác giả đã cao tuổi Những tácphẩm lớn nhất của Trần Đăng Khoa còn được mọi người biết đến:
- Từ góc sân nhà em, 1968.
- Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất
bản tại nhiều nước trên toàn thế giới
- Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
- Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
- Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nxb Thanh niên, 1998, tái
bản nhiều lần, gây tiếng vang trên văn đàn những năm bế tắc của phê bình vănhọc Việt Nam
Ông 3 lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm
1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm2000)
1.3.2 T ập thơ “Góc sân và khoảng trời”
1.3.2.1 Sơ lược về nội dung tập thơ
“Góc sân và khoảng trời” là tập thơ của Trần Đăng Khoa được xuất bản lần
đầu tiên năm 1968 khi tác giả mới 10 tuổi Tập thơ mới đầu có tên là “Từ góc sân nhà
em”, sau nhiều lần tái bản và chỉnh sửa, nay tập thơ tên là “Góc sân và khoảng trời”.
Tập thơ như là những trang ký ức, nhật ký của tác giả thời thơ ấu Tập thơ gồm có 105
bài thơ và “Trường ca đánh Thần Hạn” có 4 chương.
Những bài thơ nhỏ nhắn, đáng yêu mở ra cả một thế giới tâm hồn trẻ thơ hồnnhiên và trong sáng Bài thơ đầu tay “Con bướm vàng” được làm trong một khoảnhkhắc ngẫu hứng của cậu bé tám tuổi đá đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên và chói sáng
của một “thần đồng”: “Con bướm vàng/bay nhẹ nhàng/trên bờ cỏ/em thích quá/em
đuổi theo/ nó vỗ cánh/vút lên cao…” Bài thơ đơn giản như thể không có gì, nhưng lại
khiến người đọc ngỡ ngàng, thích thú, vì trong đôi cánh của con bướm nhỏ, qua cái
Trang 18nhìn dõi theo của cậu bé, người đọc nhận ra cả một tuổi thơ đã đi qua không bao giờtrở lại của mình Những bài thơ có mặt trong tập thơ đầu tiên, sẽ trở lại trong tập thơ
thứ hai của Trần Đăng Khoa có nhan đề “Góc sân và khoảng trời” xuất bản năm
1973 Những bài thơ trong tập “Góc sân và khoảng trời” đã chiếm được tình cảm yêu
mến của độc giả Giữa những ngày đánh Mĩ ác liệt, giọng thơ trong trẻo hồn nhiên vàsôi nổi của Trần Đăng Khoa như một nguồn sống, một nguồn lực tinh thần gieo vàolòng người để niềm tin vượt lên bom đạn thử thách Trong rất nhiều bài thơ gắn liền
với tên Trần Đăng Khoa, người đọc nhiều thế hệ vẫn không thể quên “Hạt gạo làng
ta”, không chỉ vì lời thơ đã được phổ nhạc, mà bởi lẽ, qua cảm nhận của một cậu bé
mười tuổi, hạt gạo quê hương làm thức dậy bao nỗi niềm, hạt gạo trĩu nặng những mồhôi và cả máu của mẹ, của em trong những tháng năm cả nước ra trận, khi nhữngchàng trai bỏ cày cầm súng, hạt gạo từ hậu phương gửi ra tuyền tuyến là những yêuthương, khát vọng được chắt chiu từ những người phụ nữ làng quê đảm đang, tảo tần,nghị lực… “Hạt gạo làng ta/ có bão tháng bảy/ có mưa tháng ba/ giọt mồ hôi sa/những trưa tháng sáu/ nước như ai nấu/ chết cả cá cờ/ cua ngoi lên bờ/ mẹ em xuốngcấy…”
Trong bản in lần thứ 23, đoạn "Đôi lời của tác giả" đề ngày là tháng 11 năm
1996, Trần Đăng Khoa đã viết:
" Làng tôi là một trạm nghỉ chân trên đường đi B của các trung đoàn đồng
bằng Bắc bộ, trong suốt thời chống Mỹ sau khi huấn luyện ở núi rừng Yên Tử Hàng ngàn chú bộ đội đã lần lượt rải chiếu ngủ trên nền đất nhà tôi, đã mắc võng nằm trong vườn cây nhà tôi Các chú nghe thơ tôi, chép thơ tôi vào sổ tay và mang nó ra mặt trận Sự tiếp xúc có phần ngẫu nhiên đó đã dậy tôi một cách nghiêm túc phải viết như thế nào Đấy là điều lý giải vì sao thơ tôi đã có mặt từ những năm chiến tranh "
" Trong tập thơ, có bài tôi viết trong lúc sát hạch, nghĩa là các cô chú đến
chơi, vây quanh rồi ra đề cho tôi làm, như bài "Bên sông Kinh Thầy", "Sao không về
Vàng ơi?" Có bài tôi viết nhanh theo những thông tin và yêu cầu của báo Văn nghệ,
như bài "Lời một bạn gái 12 tuổi" Có bài tôi viết để thay một bức thư trả lời, như bài
"Thơ vui."
"Con bướm vàng là bài thơ đầu tiên tôi viết vào tháng 2 năm 1966, khi tôi 8
tuổi, đang học ở học kỳ II lớp 1 trường làng Suốt 10 năm học phổ thông, tôi đã được
đăng báo in sách khoảng trên 200 bài thơ và 4 trường ca."
Đọc lại những bài thơ ấy trong những ngày hôm nay, dù ở một hoàn cảnh khác,vẫn chưa bao giờ thấy hết xúc động Phải chăng đấy chính là sức mạnh của thơ ca, mà
Trang 19có lẽ cậu bé Trần Đăng Khoa khi làm thơ bằng cái nhìn và tâm hồn của một đứa trẻ,
đã không hề chú tâm ý thức về điều đó?
1.3.2.2 Giá trị nội dung
Góc sân và khoảng trời được sáng tác trong những năm tháng dầu sôi lửa bỏng
của cuộc kháng chiến chống Mĩ nên chứa đựng rất nhiều yếu tố thời đại Trần ĐăngKhoa với lòng căm thù giặc sâu sắc, đã tố cáo tội ác của giặc nhưng không phải bằngviệc kể ra các sự kiện, thống kê những con số như một nhà sử học mà như một nhà thơvới những vần thơ “mạnh hơn những tiếng bom”
Cảm hứng chủ đạo trong tập thơ là tình cảm của Trần Đăng Khoa dành cho quêhương, đất nước, con người Việt Nam Đó là tình yêu thương, gắn bó, tự hào, lạc quan
và tin tưởng vào ngày toàn thắng của cách mạng Tập thơ còn thể hiện một năng lựcquan sát nhạy bén của Trần Đăng Khoa đối với những cảnh vật cuộc sống ở nôngthôn Tuy còn nhỏ tuổi nhưng Trần Đăng Khoa đã biết sử dụng nhiều cách biểu hiệnkhác nhau trong tập thơ để khắc họa, miêu tả thế giới với những sự vật vô cùng phongphú, đa dạng và sinh động Tất cả những gì ông nhắc đến trong thơ không xa lạ, caosiêu mà ngược lại rất gần gũi quen thuộc, thân thương Gần gũi, quen thuộc đến mứcchúng ta không để ý, không nghĩ rằng trăng, cây lúa, con trâu, con mèo, cánh cò,những đồ vật trong nhà lại có thể viết thành thơ với những nét vô cùng độc đáo của
nó Trần Đăng Khoa với đôi mắt trẻ thơ, với tài năng thiên bẩm cùng với sự học tập,lao động, sáng tạo nghiêm túc đã viết nên những vần thơ thật hay, có ý, có tình
tầm vóc lớn Sức mạnh của thơ ông , nói như Xuân Diệu: “Chính tâm hồn bên trong
của con người qui tụ cảnh vật bên ngoài vào quanh một cái trục, biến vật vô tri thành
ra xúc cảm, tình cảm” Cần phải nói thêm rằng, cái hay của thơ ông nằm ở khả năng
trực giác đến kỳ lạ được biểu đạt qua một thế giới ngôn từ lung linh, sống động vànhạc điệu đa âm, đa sắc
Ấn tượng nhất ở thơ Trần Đăng Khoa là nghệ thuật sử dụng và sáng tạo từ láy.Thơ cho thiếu nhi nói chung, từ láy xuất hiện nhiều làm cho thế giới thơ trở nên lung
Trang 20linh sống động Nhưng dùng từ láy đến đậm đặc, phong phú và đầy sáng tạo có lẽ ông
được xếp vào hàng số một Trong tập “Góc sân và khoảng trời”, có tới 306 từ /105
bài, điều đáng lưu ý là số lượng từ láy ấy không hề lặp lại
Từ láy trong tập thơ có khả năng tượng hình, tượng thanh sống động, ấn
tượng: Tiếng gà/ Khát khát/ Tiếng chó/ Khau khau/ Tiếng gọi nhau/ Ơi ới… Cả đất
trời buổi sáng như rung lên nhịp rung của sự sống mới bởi hàng loạt các từ láy tượng
thanh liên hoàn: À uôm… ếch nói ao chuôm/ Rì rào gió nói trong vườn rộng rênh/ Âu
âu chó nói đêm thanh/ Tẻ te gà nói sáng banh ra rồi/ Vi vu gió nói mây trôi/ Thào thào trời nói xa vời mặt trăng Các từ láy ấy không chỉ diễn tả chính xác đặc điểm tự nhiên
của từng loài vật, hiện tượng mà còn bộc lộ cái hồn của chúng Vạn vật đang nóichuyện bằng thứ ngôn ngữ huyền bí mà ông nghe được bằng trực giác hồn nhiên củamình
Thơ Trần Đăng Khoa sử dụng đa dạng với các hình thức tu từ: nhân hoá, so
sánh, ẩn dụ, tượng trưng… rất bất ngờ Nhiều bài nhân cách hoá toàn phần như Mưa,
Đánh thức trầu, Buổi sáng nhà em, Đám ma bác Giun,… Vạn vật được nhìn qua con
mắt tinh tế của sinh hoạt làng quê, tâm lý đời thường: Mụ gà cục tát như điên Làm
thằng gà trống huyên thuyên một hồi, của phong tục tập quán: Đám ma đi đến là dài Qua những vườn chuối vườn khoai vườn cà… Có những hình ảnh xuất thần, ngộ
nghĩnh, dễ thương: Hàng bưởi/ Đu đưa/ bế lũ con/ Đầu tròn trọc lóc… Hếch cái mũi
trâu cười/ Nhe cả hàm răng sún… So sánh trong tập thơ khá đặc sắc làm nhiều nhà
thơ lớn phải thán phục như hình ảnh trăng: Trăng ơi từ đâu đến/ Hay biển xanh diệu
kỳ/ Trăng tròn như mắt cá/ Không bao giờ chớp mi.
Ẩn dụ trong thơ Trần Đăng Khoa cũng rất bất ngờ: Nét chữ chênh vênh nắng
gió Chữ cũng động cựa như núi đồi trắc trở Hay những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng: Ông trời/ Mặc áo giáp đen/ Ra trận,… Nền trời rừng rực ráng treo/ Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.
Cuối cùng phải nhắc đến là nhạc điệu trong thơ Trần Đăng Khoa Nhà thơ Phạm
Hổ có nhận xét, thơ Trần Đăng Khoa với tập Góc sân và khoảng trời “có sự phong
phú trong nhạc điệu, mỗi bài thơ, có một nhạc điệu riêng, âm sắc riêng” Nhạc điệu làcấp độ siêu ngôn ngữ, thế giới âm thanh của ký hiệu ngôn từ Nhạc điệu góp phần tạohình, tạo nghĩa cho tác phẩm thơ Nhạc điệu có cơ sở từ cấu trúc của thể thơ Ấn tượngnhất là thể thơ nhịp ngắn 2, 3 hoặc 4, 5 chữ So với toàn tập, ông dùng lối thơ nàykhông nhiều (24/105 bài) nhưng bài nào cùng thuộc hàng xuất sắc Âm điệu réo rắt,rộn ràng của lối thơ ấy như ảnh hưởng từ những khúc đồng dao trong trò chơi tuổi nhỏcủa ông Nhiều nhất và thành công nhất là thể lục bát (46/105 bài) Âm điệu thơ miênman, lắng sâu Những lời hát ru dân gian có lẽ đã thấm vào máu thịt của ông từ thuở
Trang 21lọt lòng Các giai điệu truyền thống chính là cái nôi tạo nên một thế giới âm thanh giàu
tiết tấu của tập “Góc sân và khoảng trời”.
“Góc sân và khoảng trời” là tập thơ nhỏ nhắn nhưng trong đó chứa đựng bao
nhiêu vẻ đẹp lớn lao của nghệ thuật Cả đời làm văn chương của mình, đến lúc, ôngTrần Đăng Khoa hiện tại phải nghiêng mình kính phục em bé Khoa ở góc sân vàkhoảng trời ngày trước
1.4 Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc ở Tiểu học
về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh Việc dạy Tập đọc sẽ giúphọc sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp Dạy đọckhông chỉ giáo dục tư tưởng mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh
1.4.3 Tích h ợp giáo dục đạo đức trong phân môn Tập đọc ở Tiểu học
Phân môn Tập đọc là một trong những phân môn thuộc chương trình Tiếng Việt
có khả năng tích hợp giáo dục đạo đức khá cao, hầu hết các bài học đều có thể tíchhợp giáo dục đạo đức cho HS ở những mức độ nhất định Do số lượng bài học nhiều,thời gian dành cho tiết học chiếm tỉ lệ cao và các bài học trong phân môn đều có khảnăng giáo dục đạo đức cho học sinh Từ đó, giúp học sinh bước đầu hình thành và rènluyện các kĩ năng sống, hành vi đạo đức cần thiết, phù hợp lứa tuổi; nhận biết đượcnhững giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân;
Trang 22biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ; biết sống tích cực, chủ động trong mọiđiều kiện, hoàn cảnh.
Việc tích hợp giáo dục đạo đức trong phân môn Tập đọc nói riêng và các phânmôn cũng như các môn học khác nói chung đang là một phương pháp tích cực và hiệuquả trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, phù hợp với mục tiêu giáo dục toàndiện con người về đức, trí, thể, mĩ
1.5 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học
1.5.1 Đặc điểm về nhận thức
1.5.1.1 Tri giác
Tri giác của HS tiểu học mang tính đại thể ít đi sâu vào chi tiết và mang tínhkhông phủ định Khả năng phân tích một cách có tổ chức và sâu sắc khi tri giác ở HScác lớp đầu Tiểu học còn ít, các em thường thâu tóm sự vật về toàn bộ, về đại thể đểtri giác Chẳng hạn khi cho các em tri giác một bức tranh rất đẹp sau đó đi và yêu cầucác em vẽ lại thì thấy các em không nhận thấy được nhiều chi tiết Các em phân biệtđối tượng còn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm dễ nhầm lẫn Ví dụ: Các em khó phânbiệt cây mía với cây sậy, hình có năm cạnh với có sáu cạnh…
Ở các lớp đầu bậc Tiểu học, tri giác của các em thường gắn với những hànhđộng và hoạt động thực tiễn của các em Vì vậy, tất cả các hình thức tri giác trực quanbằng sự vật, bằng hình ảnh và bằng lời nói cần được sử dụng trong các giờ lên lớp ởbậc Tiểu học
1.5.1.2 Chú ý
Chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế so với chú ý có chủ định Những kíchthích có cường độ mạnh vẫn là một trong những mục tiêu thu hút sự chú ý của trẻ.Chú ý có chủ định đang phát triển mạnh so với tri thức được mở rộng ngôn ngữ phongphú, tư duy phát triển Các em còn được rèn luyện về những phẩm chất ý chí như tính
kế hoạch tính kiên trì nhẫn nại, tính mục đích, tính độc lập… Sự tập trung chú ý vàtính bền vững của chú ý ở học sinh đang phát triển nhưng chưa bền vững là do quátrình ức chế phát triển còn yếu, tính hưng phấn còn cao Do vậy, chú ý của các em còn
bị phân tán, các em dễ quên những điều cô giáo dặn cuối buổi học, bỏ sót chữ cáitrong từ, trong câu… học sinh lớp 1,2 thường chỉ tập trung chú ý khoảng 20-25 phút,lớp 3, 4 khoảng từ 30-35 phút
Khối lượng chú ý của học sinh Tiểu học không lớn lắm, thường chỉ hạn chế 2,3đối tượng trong cùng một thời gian Khả năng phân phối chú ý bị hạn chế nhiều do
Trang 23chưa hình thành được nhiều kĩ năng, kĩ xảo trong học tập Sự chuyển chú ý của họcsinh Tiểu học nhanh hơn người lớn tuổi vì quá trình hưng phấn và ức chế của chúngrất linh, rất nhạy cảm Khả năng chú ý của học sinh Tiểu học còn phụ thuộc vào nhịp
độ học tập, nếu nhịp độ học tập quá nhanh hoặc quá chậm, không thuận lợi cho tínhbền vững và sự tập trung của chú ý
1.5.1.3 Trí nhớ
Trí nhớ của học sinh Tiểu học còn mang tính trực quan – hình tượng và đượcphát triển hơn trí nhớ từ ngữ logic Các em nhớ và gìn giữ chính xác những sự vật,hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, khái niệm, những lời giảithích dài dòng Học sinh đầu cấp thường có khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằngcách lặp đi lặp lại nhiều lần, có khi chưa hiểu được những mối liên hệ, ý nghĩa củanhững tài liệu học tập đó nên các em thường học thuộc tài liệu học tập theo đúng câu,từng chữ mà không sắp xếp lại để diễn đạt theo lời lẽ của mình Nhiều HS Tiểu họccòn chưa biết tổ chức ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết sử dụng sơ đồ logic và dựa vào cácđiểm tựa đề ghi nhớ, chưa biết xây dựng dàn ý tài liệu cần ghi nhớ, không biết chia tàiliệu cần ghi nhớ ra từng phần nhỏ, không biết dùng sơ đồ, hình vẽ,… để ghi nhớ Các
em thường ghi nhớ một cách máy móc, ghi nhớ theo trang Nếu được hướng dẫn thìtrẻ mới biết cách ghi nhớ tài liệu một cách hợp lí, biết lập dàn ý để ghi nhớ, khuynhhướng nhớ từng câu, từng chữ giảm dần, ghi nhớ ý nghĩa tăng lên
1.5.1.4 Tư duy
Tư duy của trẻ mới đến trường mang tính trực quan cụ thể, mang tính hình thứcbằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những sự vật, hiện tượng cụ thể Tưduy của học sinh Tiểu học còn mang tính cảm xúc Trẻ dễ xúc cảm với những điềuđược suy nghĩ Giáo viên cần dạy cho các em cách suy luận có căn cứ khách quan,phán đoán, phải có dẫn chứ thực tế, kết luận phải có tính chất đúng đắn logic, suy nghĩ
có mục đích Sự phát triển tư duy logic là một khâu quan trọng trong sự phát triển trítuệ của học sinh Tiểu học Mặt khác khi nội dung và phương pháp dạy học được thayđổi tương ứng với nhau thì trẻ em có thể sẽ được một số đặc điểm tư duy hoàn toànkhác
1.5.1.5 Tưởng tượng
Tưởng tượng của học sinh Tiểu học so với trẻ mẫu giáo phát triển và phong phúhơn Tố Hữu nói: “Ở lứa tuổi này, hòn đất cũng biến thành con người, đây là lứa tuổithơ mộng rất giàu tưởng tượng” Tuy nhiên, tưởng tượng của các em còn tản mạn, ít
Trang 24có tổ chức, xa rời thực tế Càng về cuối cấp thì tưởng tượng của các em càng gần hiệnthực hơn, càng phản ánh đúng đắn và đầy đủ thực tế khách quan hơn.
Tưởng tượng của các em học sinh nhỏ là tính trực quan, cụ thể Đối với lớp 3,lớp 4 tính trực quan cụ thể của tưởng tượng đã giảm đi, vì tưởng tượng của các em đãdựa vào ngôn ngữ
Tưởng tượng sáng tạo của học sinh Tiểu học biểu hiện khá rõ rệt trong khi các
em làm thơ, vẽ tranh và trong khi kể chuyện Nhưng nhược điểm trong sản phẩmtưởng tượng của các em là chủ đề còn nghèo nàn, hành động phát triển không nhấtquán, xa sự thật Vì vậy, giáo viên phải thông qua con đường học tập, vui chơi và laođộng mà phát triển óc tưởng tượng sáng tạo cho các em, cần chú ý hướng học sinhtránh những tưởng tượng ngông cuồng, xa thực tế nhưng không làm hạn chế tính sángtạo của trẻ trong quá trình tưởng tượng
1.5.2 Đặc điểm về nhân cách
1.5.2.1 Tình cảm
Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lí, nhân cách của mỗingười Đối với học sinh Tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếugắn nhận thức với hoạt động của trẻ Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ nhận thức vàthúc đẩy trẻ em hoạt động Tình cảm học sinh Tiểu học được hình thành trong đờisống và trong quá trình học tập của các em Tình cảm của học sinh Tiểu học có nhữngđặc điểm sau:
- Đối tượng gây ra xúc cảm cho các em thường là những sự vật cụ thể sinhđộng
- HSTH rất dễ xúc cảm và khó kiềm chế cảm xúc của mình
- Tình cảm của HSTH mong manh chưa bền vững, chưa sâu sắc, dễ thay đổi,
chưa ổn định Cuối bậc Tiểu học xuất hiện những tình cảm mới như: tìnhcảm tập thể, tình cảm đạo đức, tình cảm trách nhiệm
1.5.2.2 Ý chí
Việc hình thành năng lực hành động ý chí được bắt đầu từ tuổi thơ khi mà đứatrẻ tiến hành những hành động có sự khắc phục khó khăn HSTH chưa có khả năng đạtmục đích xa và phức tạp cho hành động của mình Chưa có khả năng tự lập chươngtrình hành động Do ý chí chưa được phát triển đầy đủ nên trẻ chưa biết theo đuổi mộtmục đích lâu dài được đề ra, chưa kiên trì khắc phục khó khăn và trở ngại
Trang 25Các phẩm chất ý chí như tính độc lập, tính tự kiềm chế còn thấp nên trẻ trôngchờ nhiều vào sự giúp đỡ của người khác khi thực hiện hành động.
HSTH rất dễ bắt chước những hành động của người khác Tính bột phát ngẫunhiên đôi khi thể hiện trong hành động ý chí của các em
Tiểu kết
Ở chương này, chúng tôi nghiên cứu khái niệm chung về văn học thiếu nhi vàgiáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học Từ đây, thấy được vai trò của văn học trongviệc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho các em Việc khái lược về giá trịnội dung và nghệ thuật của tập thơ giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát hơn về tập thơ
Góc sân và khoảng trời Bên cạnh đó, chúng tôi còn tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lí
của trẻ Tiểu học để từ đó dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu nghiên cứu đề tài hơn Từ nhữngvấn đề lý luận trên, chúng tôi có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề đang nghiên cứu.Đây là tiền đề cơ bản và quan trọng để chúng tôi tìm hiểu nội dung giáo dục đạo đức
cho học sinh Tiểu học thông qua tập thơ Góc sân và khoảng trời ở chương 2.
Trang 26Chương 2 TÌM HIỂU NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TRONG TẬP THƠ “GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI” CỦA
TRẦN ĐĂNG KHOA 2.1 Khảo sát, phân loại nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong tập thơ“Góc sân và khoảng trời”
2.1.1 M ục đích khảo sát, phân loại
Thông qua việc khảo sát nội dung giáo dục đạo đức trong tập thơ “Góc sân và
khoảng trời”, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng thể về nội dung giáo dục đạo đức có trong
mỗi bài thơ trong tập thơ, biết được những nội dung nào được tác giả gửi gắm nhiềunhất, những nội dung nào cần khai thác để tích hợp giáo dục cho học sinh Trên cơ sở
đó tạo nền tảng khoa học cho việc phân loại và thiết kế giáo án điện tử tích hợp giáodục đạo đức trong phân môn tập đọc cho học sinh Tiểu học thông qua tập thơ nói trên
2.1.2 B ảng khảo sát, phân loại nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua t ập thơ “Góc sân và khoảng trời”
Tình yêu quê
hương, đất nước
trong kháng chiến chống Mỹ
Tình cảm yêu thương con người
Tình cảm gia
đình
Tình yêu thương loài vật
Tình cảm với Bác Hồ
Trang 2729 Khi mùa thu sang (1973) ×
2.1.3 Nh ận xét
Cũng giống như các cây bút thiếu nhi thời kháng chiến chống Mĩ, Trần ĐăngKhoa viết về nhiều đề tài mang âm hưởng thời đại: Lòng yêu mến và tự hào về đấtnước anh hùng, niềm kính yêu Bác Hồ, thương mến bộ đội, căm thù giặc, chán ghétchiến tranh… Đây là những đề tài mang tư tưởng và tính giáo dục cao Vì vậy, nhữngtác phẩm thơ của Trần Đăng Khoa luôn là nguồn tư liệu được sử dụng trong chươngtrình giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng
Trang 28Thông qua bảng khảo sát, có thể thấy rằng, đa số những bài thơ đều viết vềthiên nhiên, chính là làng quê Bắc Bộ nơi ông sinh ra và lớn lên, thông qua cảnh vậtthiên nhiên dưới cái nhìn của một tâm hồn thơ trẻ của ông lúc bấy giờ, từ đó giáo dụccho học sinh về tình yêu đối với thiên nhiên, cảnh vật xung quanh Những tác phẩmcòn lại phân bố đều ở nhiều mảng đề tài như tình yêu đất nước trong kháng chiếnchống Mỹ, tình cảm gia đình, tình yêu thương con người, tình cảm với Bác Hồ Mỗi
đề tài đều mang tính giáo dục đạo đức sâu sắc Trong đó, những bài học đầu tiên chotrẻ về tình cảm yêu thương con người, về tình cảm gia đình với ông bà, ba mẹ, anh chịem,… mang một ý nghĩa cần thiết và quan trọng trong quá trình hình thành và pháttriển nhân cách của các em Nhìn chung, ở mỗi bài thơ mang những đề tài đều có ýnghĩa giáo dục nhất định nhằm giáo cho học sinh không chỉ tiếp nhận về tri thức màqua đó còn là những bài học đạo đức, bài học làm người
2.2 Tìm hiểu nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong tập thơ
“Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa
2.2.1 Tình yêu thiên nhiên
Đây là mảng đề tài được Trần Đăng Khoa thể hiện nhiều nhất trong thơmình Là một người con được sinh ra và lớn lên ở nông thôn nên Trần Đăng Khoa
có tấm lòng yêu thương, gắn bó sâu nặng đối với thôn Điền trì, xã Quốc Tuấn Trướckhi đi tìm những nét đẹp của thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa, ta nên biết
nhà thơ được mệnh danh là “thần đồng” đã bắt đầu sự nghiệp sáng tác như thế nào Bài thơ đầu tiên của Trần Đăng Khoa là “Con bướm vàng” Con bướm vàng
hiện ra rất thật và sống động với đôi cánh chập chờn Lúc ấy, Trần Đăng Khoa đangngồi đun bếp Nhìn thấy cánh bướm, Trần Đăng Khoa đã đuổi theo hệt như một thinhân xúc động trước cái đẹp và muốn nắm bắt cho kì được khoảnh khắc tuyệt vờinày Kết quả của việc chạy theo chú bướm ấy là nồi cơm bị trương, Trần Đăng Khoa
bị mẹ mắng, ông chỉ đứng im, không dám bảo là tại làm thơ Cánh bướm vàng ấy bay
là một hoạt động bình thường như các loài vật khác vận động, bắt mồi, lại chính làtác nhân khơi dậy một hồn thơ còn đang ẩn giấu bên trong một thân hình bé con của
cậu bé lớp một Hồn thơ Trần Đăng Khoa đi lên từ bài thơ đầu tiên “Con bướm vàng”
là như vậy đó Mãi sau này, Trần Đăng Khoa mới tiết lộ ban đầu viết là “Con bướm
vàng – Bay nhẹ nhàng – Trên bờ rào…” Trần Đăng Khoa thấy gì ghi nấy, hoàn
toàn chưa biết thế nào là ý đồ nghệ thuật Con bướm vàng chao trên bờ rào là thật chứ không phải là bờ cỏ Làm gì có “bờ cỏ” ở vườn nhà Người dân quê, nhất
Trang 29là những người ở miền Bắc đời sống rất khó khăn, chủ yếu là trồng trọt nên họ rấtquý đất, có miếng nào là tận dụng cho bằng hết, dù chỉ miếng đất cạnh chân rào, hay
ô đất bé bằng bàn tay bên vại nước, không trồng cây thì họ cũng gieo một ít rau thơmhay rau húng láng
Từ sự gắn bó, từ lòng yêu thương cảnh sắc thiên nhiên của quê nhà, TrầnĐăng Khoa đã đưa vào thơ mình những hình ảnh hết sức quen thuộc của làng quêViệt Nam Đọc thơ Trần Đăng Khoa, không chỉ các em nhỏ mà tất cả chúng ta đềunhận ra sự quen thuộc ấy Ở đâu mà chẳng có góc sân, cây trầu, khoảng trời, cánhđồng, cánh cò bay,… Ở đâu mà chẳng có chẳng có trò chơi thả diều, chọc ếch, câu
cá, … Những hình ảnh đó trong cái nhìn trong trẻo, tinh khiết của trẻ thơ bỗng trởnên có hồn, có thần và đầy chất thơ Tuy giống đấy mà lại khác đấy Khác bởi cảmnhận của mỗi người không ai giống ai Đối với một số người, cây bàng, cây dừa, câylựu, vườn cải hay chiếc máy cày, cái nồi đồng, cây chổi,… chỉ là những cây, những
đồ vật vô tri vô giác Nhưng đối với Trần Đăng Khoa tất cả là bạn bè, tất cả đều cóhồn, có hành động, tất cả đều ngộ nghĩnh, đáng yêu
Cánh đồng làng Điền Trì cũng được Trần Đăng Khoa nói đến Đó là nơi sảnxuất, trồng trọt của xóm làng Đó là nơi tuổi thơ để mặc cho cánh diều thỏa sức tungbay Ngày ngày đứng trước sân nhà nhìn thấy cánh đồng nên nó trở nên quen thuộcvới tất cả những người nơi đây Riêng Trần Đăng Khoa với giác quan tinh tế, nhạycảm đã phát hiện:
Cánh đồng làng Điền Trì Sớm nay sao mà rộng
Sương tan trên mũi súng
Trên sừng trâu cong veo.
(Cánh đồng làng Điền Trì)Trần Đăng Khoa ngạc nhiên trước sự đổi thay cánh đồng bởi sau khi gặthái xong thì người dân bắt đầu cấy mạ cho một vụ mùa khác Từ một cánh đồng chỉtrơ gốc rạ nay bỗng nhiên tươi màu xanh của mạ trong sương sớm chưa tan Hìnhảnh đơn sơ làm sao mà cũng đẹp làm sao Trong con mắt yêu thương thì tất cả sự vậtđều trở nên đáng yêu, cho dù sự vật đó đối với người khác là bình thường Bên cạnhgóc sân, cánh đồng thì dòng sông Kinh Thầy là nơi Trần Đăng Khoa hết lòng thươngmến Chính dòng sông này đã tắm mát cho Trần Đăng Khoa Chính dòng sông này
Trang 30đưa nước vào tưới mắt cho đồng ruộng, cây trái Sông Kinh Thầy trong thơ Trần
Đăng Khoa có “Hàng chuối lên xanh mướt – Phi lao reo trập trùng” Vậy thôi,
nhưng người đi xa vẫn nhớ hoài, vẫn mong có ngày được trở về đi dọc bờ sông,vùng vẫy trong dòng nước mát như thuở ấu thơ
Đối với người lớn, thiên nhiên được miêu tả và cảm nhận chủ yếu bằngkinh nghiệm, bằng lí trí và đôi lúc là cảm nhận bằng tâm trạng, nỗi niềm riêng củamình Còn trẻ con thì không thế Đối với chúng, thiên nhiên chứa đựng những điều
kì diệu, bí ẩn, thú vị và chúng rất muốn chiêm ngưỡng, khám phá Chính thiên nhiênvới tất cả sự phong phú, đa dạng của những sự vật đã giúp cho trẻ em nhận thức,hình thành tư duy và từ đó phát triển trí tưởng tượng, làm giàu tâm hồn của các em
Các em sáng tác một cách ngẫu hứng, không chủ ý, không theo một đề tài nhấtđịnh Hãy đọc một số bài thơ của các em nhỏ, ta sẽ nhận ra một điều trùng hợp ngẫunhiên là các em miêu tả rất nhiều về thiên nhiên Bên cạnh việc miêu tả, các em cảmnhận được sự thay đổi của cảnh vật, thời tiết cho dù sự thay đổi đó rất nhỏ mà đôikhi chúng ta không để ý đến
Ánh trăng được Trần Đăng Khoa nhắc đến rất nhiều trong thơ mình (hơn 10lần) Trẻ em ở nông thôn ngày ấy rất thích chơi trước sân nhà vào những ngày
trăng sáng Các trò chơi mang đậm tính dân gian: xỉa cá mè, mèo đuổi chuột,…Với Trần Đăng Khoa trăng không chỉ là một người bạn thân thiết cùng em chơi,chia sẻ bao điều suy nghĩ mà còn là một người bạn thơ Vẻ đẹp của trăng làm chomọi vật như lặng đi:
Hàng cây cau lặng đứng Hàng cây chuối đứng im Con chim quên không kêu Con sâu quên không kêu Chỉ có trăng sáng tỏ Soi rõ sân nhà em…
(Trăng sáng sân nhà em)Thực ra, chính Trần Đăng Khoa người đứng lặng trước ánh sáng huyền diệu
ấy Trong tư thế đó, Trần Đăng Khoa cảm giác như tất cả mọi vật xung quanh cũngđều như thế Ánh trăng mênh mông, bát ngát như rải thảm xuống nhân gian làm rung
Trang 31động một tâm hồn bé nhỏ Không chỉ có một lần mà còn nhiều lần khác nữa:
Tiếng đàn bầu và đêm trăng, Trông trăng, Trăng ơi… từ đâu đến Trăng gợi cho
Trần Đăng Khoa biết bao liên tưởng, so sánh, mỗi liên tưởng, so sánh là một điều bấtngờ, thú vị, ngộ nghĩnh mà lại rất hợp với trẻ con:
Trăng như cái mâm con
Ai treo ông cao thế Ông nhìn đàn em bé Muốn khoe cái mặt tròn
(Trông trăng)
Trăng hồng như quả chín Lửng lơ trước sân nhà…
Trăng tròn như mắt cá Không bao giờ chớp mi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời…
(Trăng ơi… từ đâu đến)
Đó là những lúc trăng tròn Còn khi trăng khuyết thì:
Ông trăng cười những lợi Răng chẳng chiếc nào còn.
(Trăng đầu tháng)Không chỉ có trăng mà tất cả cảnh vật ở làng quê ấy đều gợi cho chúng ta mộtcảm giác thanh thản, bình yên khi đọc lên những vần thơ được viết từ tâm hồntinh tế, nhạy cảm, sâu sắc của Trần Đăng Khoa Nhà thơ nhỏ này không chỉ quan sát
mà còn hòa lòng mình với thiên nhiên nên lắng nghe được mọi âm thanh, phát hiện
được sự vận động của sự vật như trong bài Chớm thu:
Nửa đêm nghe ếch học bài Nghe trời trở gió heo may Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau.
Dường như thời khắc nửa đêm gây cho người ta niềm xúc động mạnh mẽ Lúcnày con người sẽ được trở về sống với chính mình chứ không phải cho kẻ khác Và,chỉ những người nào có những nỗi niềm, trăn trở mới phải thức đến lúc này Chú bé
Trang 32Trần Đăng Khoa, có lẽ, chỉ giật mình thức giấc nhưng trong cái se lạnh của gió heomay cùng tiếng mưa khẽ rơi và hương thơm thoang thoảng của hoa cau đã không tàinào ngủ tiếp được Cảnh vật thiên nhiên đã không vận động, biến đổi một mình màcòn có một con người bé nhỏ đang lặng theo dõi Nằm trong nhà mà nghe đượcnhiều sự vật như thế, hẳn không chỉ Trần Đăng Khoa có thính giác tinh nhạy màchính là nhờ vào vốn hiểu biết của mình Kiểu mưa nhẹ nhàng điểm xuyết thêm cáirét mướt của gió heo may báo hiệu một mùa Đông sắp đến chỉ có ở đồng bằng Bắc
bộ mà thôi Một bài thơ ngắn nhưng nắm bắt được khoảnh khắc tuyệt vời của đấttrời Em nhỏ sống ở miền Nam không thể viết được những câu thơ như thế
Trần Đăng Khoa còn nghe được rất nhiều âm thanh mà không phải ai cũng
nghe được nếu như không có sự tinh nhạy của giác quan, đặc biệt là tâm hồn yêuthiên nhiên sâu đậm:
Tiếng sương đọng mật
Đọng mật trên cành tre
Nghe ri rỉ tiếng sâu
Nó đang thở cuối tường Nghe rì rầm rặng chuối
Há miệng đòi uống sương.
(Nửa đêm tỉnh giấc)Đọc những câu như thế, chúng tôi không thể không xuýt xoa bởi phát hiệntinh vi của Trần Đăng Khoa và tự nhủ: Thì ra giọt sương, rặng chuối, sâu cũng có
âm thanh nữa đấy Nhưng chắc gì chúng ta nghe được nếu không có một tâm hồnnhư Trần Đăng Khoa Cái tài, cái tình của Trần Đăng Khoa còn thể hiện ở việc cảmnhận được một âm thanh mà mình không thể gọi tên, và không biết có thực haykhông:
Một tiếng gì không rõ Xôn xao cả đất trời…
Nếu như ở bài Chớm thu và Nửa đêm tỉnh giấc, tác giả đã gợi cho chúng ta một không gian, thời gian thật thơ mộng, bình yên của làng quê thì ở bài Ò ó o… là một cảnh ồn ào, náo nhiệt của làng quê vào buổi sớm: Tiếng gà – Giục quả na –
Mở mắt – Tròn xoe - Giục hàng tre – Đâm măng – nhọn hoắt – Giục buồng chuối – Thơm lừng – Trứng cuốc – Giục hạt đậu – Nảy mầm – Giục bông lúa – Uốn câu –
Trang 33hả, như bừng tỉnh sau một giấc ngủ “Tiếng gà đánh tan âm khí nặng nề, ở hoàn
cảnh nước ta đang có giặc Mĩ xâm lược…” (Một em nhỏ làm thơ – Xuân Diệu).
Tiếng gà như một hiệu lệnh báo hiệu cho một ngày mới bắt đầu, sự vật thì sinh sôi,nảy nở, chuyển đổi liên tục còn con người thì lao động sản xuất phục vụ cho côngcuộc vệ quốc vĩ đại Nhịp điệu bài thơ thật sôi nổi, rộn ràng như chính cuộc sống củanhững năm tháng chống Mĩ “tất cả tất cả cho tiền tuyến”
Người đọc thích và khen ngợi thơ Trần Đăng Khoa không chỉ ở cách miêu tảthật hay, chân thật mà còn ở chỗ các sự vật đều có hồn, đều biến chuyển, vận độngnhư con người Trẻ em thường lầm tưởng những điều chúng trông thấy thực sự
và những điều chúng tưởng tượng từ thực tế ấy Bởi thế, thơ của chúng miêu tả về
sự vật vừa quen mà cũng vừa lạ lùng, ngộ nghĩnh, đáng yêu Những chuyển đổi
âm thầm của vạn vật được Trần Đăng Khoa cảm nhận một cách tinh tế: trời trở gióheo may, sắp mưa, tiếng gió trở mình trăn trở trong đêm thu, nhịp thở của cái ngõ
nhỏ, tiếng sâu, tiếng hạt sương đọng mật, “tiếng cây lách cách đâm chồi” và tuyệt vời hơn nữa là tiếng rơi của chiếc lá đa “tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” Câu
thơ này đã được mọi người hết lời khen ngợi Nghiêng gợi tả hình dáng nhiều hơn
nên khi mới đọc ta cứ nghĩ rằng người viết đã trông thấy chứ không phải nghe thấy.
Đọc thơ Trần Đăng Khoa, ta như được sống với những hình ảnh dung dịnhất về một miền quê yên bình, ấm áp tình người Tất cả những sự vật, sự việc,con người dưới con mắt trẻ thơ thông minh, đầy sáng tạo đã đi vào thơ đong đầy kỉniệm Một phút đứng ở bờ ao nhìn hoa khế rụng, nghe tiếng chim hót, một lần sangnhà bạn thấy chú bù nhìn, một mầm hoa dại ven đường,… cũng gợi cho Trần ĐăngKhoa niềm thương mến thiết tha Tất cả hồn quê được Trần Đăng Khoa lưu giữbằng thơ để những ai mỗi khi nhớ quê hương đọc lên cảm thấy mình đã tìm đượcmột đồng hương, một tri âm
2.2.2 Tình yêu quê hương, đất nước trong kháng chiến chống Mĩ
Qua những câu thơ rất chân thực, Trần Đăng Khoa đã vẽ ra trước mắt ngườiđọc ngày ấy và bây giờ một cảnh mà nơi nơi, người người, kể cả trẻ con cũng nín thở
vì một tin dữ dội:
Mẹ nấu cơm dụi lửa
Bố em họ trâu giữa đường Các cô thầy
Ngừng giảng bài giữa lớp
Trang 34Bạn Tĩnh Bạn Nho, bạn Lập Bạn nào mắt cũng đỏ hoe
Bé Giang ngồi ở đâu hè Cũng thôi đánh chuyền đánh chắt.
(Hà Nội có Bác Hồ)Năm 1972, tổng thống Mĩ đã ra lệnh ném bom B52 rải thảm Hà Nội, HảiPhòng và oanh tạc miền Bắc sát hại hàng ngàn người dân vô tội, người già, trẻcon chúng cũng không tha Làm sao mà không chua xót, không căm thù khi hình
ảnh “hố bom sâu - thăm thẳm hố bom sâu” (Bến đò) ngày ngày hiển hiện trước mắt
mình
Đế quốc Mĩ mà đứng đầu là tổng thống Ních-xơn không chỉ gây ra tội ác đốivới đất nước và con người Việt Nam nói chung, thiếu nhi Việt Nam nói riêng mà cònđối với biết bao thiếu nhi trên thế giới Vậy mà khi đứng trong nghĩa trang củanhững người bị Hít-le tàn sát, hắn đã nhỏ những giọt nước mắt như thương cảmsâu sắc lắm vậy Mặc dù tội ác đó được ngụy trang, ngụy biện bằng nhiều hình thứcnhưng ai cũng nhận ra được sự thật Hành động giả nhân, giả nghĩa của bọn chúngkhông thể gạt được một đứa trẻ con Trong nghĩa trang mà Ních-xơn đang viếng có
mộ của bé gái Tania (12 tuổi) Trần Đăng Khoa đã hóa thân vào Tania để vạch trần
bộ mặt của “ngài tổng thống” nói riêng và bọn đế quốc Mĩ nói chung:
Ý nghĩ của hắn chạy từ đầu xuống chân
Từ chân xuống đất sâu nên tôi nghe hết:
“Nếu mày sống thì ông cũng giết”.
(Lời một bạn gái mười hai tuổi)Khi viết những câu thơ như thế thì hẳn người viết đã chất chứa trong lòng niềmcăm thù tột độ Và đó không còn là sự căm thù cảm tính mà là tình cảm có chỉ dẫn của
lí trí Đừng cho rằng trẻ con không có khả năng đó Hãy đọc kĩ bài thơ ta sẽ thấygiọng điệu trẻ con được giữ nguyên, không có một chút gượng ép, gò bó Chính vì thế
mà ta thấm thía được bản chất của Đế quốc Ai cũng nhận ra một điều giản dị: Ý nghĩhắn (Ních-xơn) chạy từ đầu xuống chân và chân liền với đất nên người nằm dưới mồsâu trong ngót 30 năm vẫn nhận ra được
Không chỉ nhìn thấy được tội ác của giặc Mĩ không chỉ trên mặt đất, dưới lòngđất mà còn dưới cả âm phủ Trần Đăng Khoa đã tưởng tượng ra cảnh linh hồn đoàn
Trang 35người bị bọn Mĩ giết hại lũ lượt kéo nhau đến đập của Diêm Vương đòi trừng phạt
bọn giết người Bài thơ “Đập cửa Diêm Vương” có giá trị tố cáo thật sâu sắc: Những
cụ già không tìm thấy các bộ phận của thân thể mình, những bà mẹ bụng mang dạchửa cũng bị giết hại, những em bé thơ “đang lẫy đang bò”, “đang phi ngựa gỗ”không tìm được cha mẹ, ông bà… Nó khiến những người đã từng sống trong chiếntranh thì ngậm ngùi chua xót, những người chưa từng trải thì rùng mình, căm giận.Tất cả đều thắc mắc:
Tại sao Ních-xơn mang bom bi, bom phá Bom hơi, bom lửa
Trút xuống đầu ta…
Trong khi họ - những người đã chết và chúng ta – những người đang sống đềunhư nhau:
- Gió ơi! Gió ơi!
Cháu không tìm thấy mẹ cháu rồi
Mẹ cháu không gầy, không béo
Mẹ cháu không già không trẻ…
Bây giờ không ai cho cháu ăn Không ai cho cháu ngủ.
(Đập cửa Diêm Vương)Tội ác của đế quốc Mĩ không chỉ vấp phải sự phản đối của nhân dân ở bản
xứ mà còn của cả thế giới, thậm chí là ngay cả nhân dân Mĩ yêu chuộng hòa bình vàthiện chí Những thiếu nhi Mĩ đã hết sức đau xót, xấu hổ về hành động của cha anhmình Tất cả nhũng điều đó được thể hiện bằng việc nhân dân Mĩ liên tục tham giavào các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Việt Nam Hình ảnhcủa một thiếu nhi Mĩ đi biểu tình đã khơi dậy trong Trần Đăng Khoa niềm xúc độngmãnh liệt:
Trang 36Bạn cùng đoàn người đi như thế
Đã mấy năm rồi
Cánh tay giơ lên Không biết mỏi Bạn đến khắp nơi trên thế giới Miệng bạn thét vang
- Giôn-xơn không được giết trẻ con
- Giôn-xơn phải rút hết quân xâm lược.
Căm thù giặc Mĩ, Hoàng Hiếu Nhân đã nặn tượng đất sét hình Ních-xơn vớihình thù kì quái và khẳng định:
Nếu đem đặt ra đường
Ai chẳng đòi vặn cổ.
(Thằng Ních-xơn)
Trong bài thơ “A! em biết thằng giặc Mĩ rồi!”, trẻ em đã biểu hiện thái độ căm
thù của mình và được cụ thể bằng hành động khi thấy máy bay Mĩ bị quân ta bắn rớtxuống cánh đồng:
Bố em cầm đòn càn
Mẹ em mang đòn gánh Chị em mang khẩu súng
Bé Giang mang que cời Con chó Vàng mang hàm răng nhọn hoắt
Em không biết mang gì
Vớ ngay hòn đá.
Cách đánh giặc của gia đình của Trần Đăng Khoa tiêu biểu cho cách đánh giặccủa đất nước ta qua các thời kì chống ngoại xâm Chống lại kẻ thù chỉ bằng những vũkhí hết sức thô sơ, có khi chỉ là những công cụ lao động nông nghiệp thường ngày.Thế nhưng, với sức mạnh của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu anh dũng
và mục đích vệ quốc chính nghĩa, chúng ta đã thắng lợi vẻ vang
Em kể chuyện này là phản ứng của các em nhỏ khi gặp dấu chân của kẻ thù hằn
trên mảnh đất quê nhà: