1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giáo án ngữ văn 9 tuần 20

8 174 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 86,5 KB

Nội dung

Tổ chức hoạt động Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: hướng dẫn hs đọc văn bản, tìm hiểu chú thích.. Ý nghĩa văn bản: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa ch

Trang 1

Văn bản:

Chu Quang Tiềm

I Mục tiêu cần đạt:

1 Kiến thức:

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả

2 Kĩ năng bài học :

- Biết cách đọc- hiểu mợt văn bản dịch (khơng sa đà vào phân tích ngơn từ)

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận

- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận

3 Thái độ : Biết cách chọn sách, đọc sách phù hợp với lứa tuổi bản thân

II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1/ Giáo viên:

a/ Các PP/ KTDH sử dụng: động não, vấn đáp, cặp đôi chia sẻ, đọc sáng tạo

b/ Phương tiện dạy học: Sgk, sách chuẩn kiến thức

c/ Giáo án : thiết kế giáo án trên word

2/ Học sinh: Ôn bài

III Tổ chức hoạt động dạy và học

1 Oån định: Kiểm diện HS:

- Lớp 9/1, vắng:

- Lớp 9/2, vắng:

2 Kiểm tra bài cũ : khơng

3 Tổ chức bài mới:

a Giới thiệu bài mới

b Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: hướng dẫn hs đọc văn

bản, tìm hiểu chú thích

KT/PP: đọc sáng tạo, vấn đáp.

- Gọi HS đọc văn bản, đọc chú thích*

- Hãy nêu sự hiểu biết của em về

tác giả Chu Quang Tiềm

? Xuất xứ của văn bản?

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu

nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa

* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu

nội dung văn bản

KT/PP: động não, vấn đáp

- Gọi HS đọc lại phần 1

? Theo tác giả, sách có ý nghĩa như

thế nào trên con đường phát triển

của nhân loại?

I Tìm hiểu chung.

1 Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc

2 Tác phẩm: Bàn về đọc sách trích trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách

II Đọc – hiểu văn bản :

1 Nội dung:

- Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi nó

NS: 31/12/2015

ND: 4-8/1- 9/1 T5,3 4/1 - 9/2 T3,4

Tuần 20

Tiết 96,97

Trang 2

? Qua lời bàn của tác giả, em thấy

việc đọc sách có ý nghĩa gì? Đối với

mỗi người, đọc sách để làm gì?

(Không thể thu được các thành tựu

mới trên con đường phát triển học

thuật nếu như không biết kế thừa

thành tựu của các thời đã qua)

(Hết tiết 96-> sang tiết 97)

- Gọi HS đọc lại phần 2

? Trên thị trường hiện nay đang lưu

hành nhiều loại sách khác nhau Có

khi chỉ có một nội dung mà có đến

hàng chục (trăm) sách Vậy theo em

đọc sách có dễ không? Tại sao?

? Hiện nay, người đọc sách đang lâm

vào tình trạng nào khi có nhiều sách

như vậy?

? Em hiểu thế nào là đọc không

chuyên sâu và lối “ăn tươi nuốt

sống” khi đọc?

? Tại sao lại nói sách nhiều lại khiến

người đọc lạc hướng?

? Giữa thị trường sách phong phú, đa

dạng như hiện nay thì để tìm được 1

quyển sách đọc có ích thì ta cần lựa

chọn sách như thế nào?

? Biết lựa chon sách để đọc là 1 điểm

quan trọng mà cần phải có phương

pháp đọc đúng mới đem lại hiệu quả

cao Tác giả đã đưa ra cách đọc sách

như thế nào?

? Theo em, đối tượng nào cần phải đọc

loại sách thường thức, chuyên sâu?

? Theo tác giả, việc đọc sách không

chỉ là học tập tri thức mà đọc sách

còn để làm gì?

* Nhiệm vụ 2: HD HS tìm hiểu nghệ

thuật của văn bản

KT/PP: Cặp đôi chia sẻ.

? Cách lập luận của tác giả có tính

thuyết phục và tính hấp dẫn không? Vì

sao?

+ Cách lập luận như thế nào?

+ Ngôn ngữ, lời văn như thề nào?

+ Cách viết ra sao?

+ Bố cục bài văn như thế nào?

* Nhiệm vụ 3: HD HS tìm hiểu ý nghĩa

văn bản:

KT/PP: Động não.

? Qua bài viết, em hiểu nội dung mà

tác giả muốn gửi gắm với chúng ta

chính là kho tàng kiến thức quý báu, là di sản tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm

- Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao vốn tri thức

- Tác hại của việc đọc sách không đúng phương pháp

- Phương pháp đọc sách đúng đắn : đọc kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm; đọc sách cũng cần phải có kế hoạch và có hệ thống

2 Nghệ thuật:

- Bố cục chặt chẽ, hợp lí

- Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản

- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị…

3 Ý nghĩa văn bản:

Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả

III Tổng kết : Ghi nhớ Sgk/7

Trang 3

là gì?

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết

bài học

- Gọi HS đọc ghi nhớ Sgk/7

IV Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

1.Củng cố : Cách lựa chọn sách? Phương pháp đọc sách thích hợp?

2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

- Bài học :

+ Lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài

+ Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học

Bài mới : Chuẩn bị bài : Khởi ngữ.

+ Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ?

+ Xem trước bài tập Sgk/ 8

NS: 31/12/2015

ND: 8/1 - 9/1 T 4 8/1 - 9/2 T2

Tuần 20

Tiết 98

Trang 4

Tiếng Việt:

I Mục tiêu cần đạt:

1 Kiến thức:

- Đặc điểm của khởi ngữ

- Công dụng của khởi ngữ

2 Kĩ năng bài học :

- Nhận diện khởi ngữ ở trong câu

- Đặt câu có khởi ngữ

3 Thái độ : Cĩ ý thức sử dụng khởi trong giao tiếp đạt hiệu quả

II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1/ Giáo viên:

a/ Các PP/ KTDH sử dụng: Trao đổi, vấn đáp, cặp đôi chia sẻ, thực

hành bài tập

b/ Phương tiện dạy học: Sgk

c/ Giáo án : thiết kế giáo án trên word

2/ Học sinh: Ôn bài

III Tổ chức hoạt động dạy và học

1 Oån định: Kiểm diện HS:

- Lớp 9/1, vắng:

- Lớp 9/2, vắng:

2 Kiểm tra bài cũ : khơng

3 Tổ chức bài mới:

a Giới thiệu bài mới

b Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu

đặc điểm và công dụng của khởi

ngữ

PP/KT: Cặp đôi chia sẻ, vấn đáp.

- Gọi HS đọc các ví dụ - SGK

? Những từ ngữ in đậm trong các câu

chứa nó có vai trò gì?

- Hãy xác định chủ ngữ ở các câu

có chứa từ in đậm

a Còn anh, anh // không xúc động

CN VN

b Giàu, tôi // cũng giàu rồi

CN VN

c Về văn nghệ, chúng ta// có thể

CN VN

? Như vậy, các từ in đậm có phải là

từ ngữ nêu lên đề tài được nói đến

trong các câu chứa nó không?

- Nêu lên các đề tài được nói đến

trong câu

? Em có nhận xét gì về vị trí của các

thành phần in đậm? Mối quan hệ với

I Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:

- Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu

- Trước khởi ngữ thường có thể thêm các từ như : về, đối với

Công dụng của khởi ngữ : nêu lên đề tài được nói đến trong câu

* Ghi nhớ: SGK trang 8

Trang 5

chủ ngữ và vị ngữ?

- Đứng trước chủ ngữ và ngăn cách

với chủ ngữ bằng dấu phẩy

- Không tham gia vào thành phần chính

của câu

=> Thành phần đó gọi là Khởi ngữ.

? Vậy, thế nào là khởi ngữ?

? Trước các khởi ngữ, có thể thêm

quan hệ từ nào? Cho VD

- Có thể có quan hệ từ trước khởi

ngữ

Ví dụ:

1 Quyển sách này, tôi đọc rồi

2 Đối với gia đình, tôi đã làm tròn

nhiệm vụ

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài

tập

PP/KT: thực hành, trao đổi

- Hướng dẫn HS làm BT1, 2- SGK tr8

- Bài tập 1: Hs động não tìm khởi ngữ

trong bài tập 1

- Bài tập 2: HS lên bảng làm bài tập

II Luyện tập:

BT 1: Các khởi ngữ:

a Điều này

b Đối với chúng mình

c Một mình

d Làm khí tượng

e Đối với cháu

BT 2:

- Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm

- Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.Đặc điểm của khởi ngữ :

IV Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

1.Củng cố:

- Thế nào là khởi ngữ?

- Đặc điểm của khởi ngữ?

2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

- Bài học :

Tìm câu có thành phần khởi ngữ trong một văn bản đã học

Bài mới : Chuẩn bị bài : Phép phân tích và tổng hợp.

+ Đọc văn bản “Trang phục” và trả lời 2 câu hỏi Sgk/10

+ Xem trước phần bài tập câu 1, 2, 3, 4 Sgk/10

Tập làm văn:

Tuần 20

Tiết

99,100

NS: 31/12/2015

ND: 9/1 - 9/1 T 3,4 9/2 T1,2

Trang 6

I Mục tiêu cần đạt:

1 Kiến thức:

- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp

- Sự khác nhau giữa phép lập luận phân tích và tổng hợp

- Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận

2 Kĩ năng bài học :

- Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp

- Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc – hiểu văn bản nghị luận

3 Thái độ : Ý thức kết hợp hai thao tác trong giao tiếp và viết bài

II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1/ Giáo viên:

a/ Các PP/ KTDH sử dụng:

b/ Phương tiện dạy học: Sgk

c/ Giáo án : thiết kế giáo án trên word

2/ Học sinh: Ôn bài

III Tổ chức hoạt động dạy và học

1 Oån định: Kiểm diện HS:

- Lớp 9/1, vắng:

- Lớp 9/2, vắng:

2 Kiểm tra bài cũ

3 Tổ chức bài mới:

a Giới thiệu bài mới

b Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu

phép lập luận phân tích và tổng hợp

* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu phép phân tích

PP/KT: đọc diễn cảm văn bản, vấn

đáp

- Gọi HS đọc văn bản Trang phục.

? Trước khi nêu trang phục đẹp là thế

nào, bài viết đã nêu về vấn đề gì

về trang phục?

+ Dẫn chứng 1 nêu lên vấn đề gì?

Dẫn chứng 1: Quần áo chỉnh tề

-đi đất, -đi giày - phanh hết cúc áo

+ Dẫn chứng trang phục thứ 2 nêu ra

yêu cầu gì?

Dẫn chứng 2: Cô gái trong hang sâu

-váy - mắt - móng

+ Dẫn chứng trang phục thứ 3 nêu quy

tắc gì ?

- Dẫn chứng 3: Anh thanh niên đi tát

nước - đầu tóc - áo sơ mi; đi dự tiệc

cưới; đi dự đám trang

? Vì sao không ai làm cái điều phi lí như

tác giả nêu ra?

I Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp:

1 Phép phân tích:

Là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng

Trang 7

? Bài viết dùng phép lập luận nào

để cho thấy “ những quy tắc ngầm

phải tuân thủ” trong trang phục?

=> Quy tắc: “ Ăn cho mình, mặc cho

người”, “ Y phục xứng kì đức”.

? Em hiểu như thế nào về những quy

tắc ngầm đó ?

* Nhiệm vụ 2: HD HS tìm hiểu phép

tổng hợp

PP/KT: động não, vấn đáp.

? Tìm câu văn tổng hợp các ý đã

phân tích ở trên (Câu chủ đề)?

“ Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp

với hoàn cảnh riêng của mình và

hoàn cảnh chung nơi công cộng hay

toàn xã hội”

? Câu văn trên có thâu tóm được

các ý trong từng ví dụ cụ thể nêu

trên không?

? Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói

trên bài viết đã mở rộng sang vấn

đề ăn mặc đẹp như thế nào?

=> Có phù hợp thì mới đẹp

? Em hãy nêu các điều kiện quyết

định về cái đẹp của trang phục ?

=> Phù hợp với môi trường, phù hợp

với sự hiểu biết phù hợp với đạo

đức

- Yêu cầu HS tìm ví dụ để liên hệ thực

tế Từ đó GV giáo dục HS cách ăn

mặc thể hiện là người có văn hóa

* Nhiệm vụ 3: HD HS tìm hiểu mối quan

hệ giữa phép phân tích và tổng hợp

PP/KT : Vấn đáp

? Qua bài văn và tìm hiểu các ý trên,

em thấy giữa phép phân tích và tổng

hợp có mối quan hệ như thế nào trong

bài văn nghị luận như thế nào?

- GV gọi HS đọc Ghi nhớ

Chuyển tiết

Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài

tập

- BT1: Nhận diện phép phân tích và tìm

ý phân tích

PP/KT: Cặp đôi chia sẻ

2 Phép tổng hợp: là phép lập

luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích (đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy.)

3 Mối quan hệ giữa phép lập luận phân tích và tổng hợp: Tuy

đối lập nhưng không tách rời nhau Phân tích rồi phải tổng hợp thì mới có ý nghĩa, mặt khác, phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới có thể tổng hợp được

II Luyện tập:

BT1: Phân tích ý: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.”

- Học vấn là thành quả tích lũy của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau

- Bất kì ai muốn phát triển học thuật cũng phải bắt đầu từ kho tàng quý báu được lưu giữ trong sách; nếu không mọi sự bắt đầu sẽ là con số không, thậm chí là lạc hậu, giật lùi

- Đọc sách là hưởng thụ thành quả về tri thức và kinh nghiệm

Trang 8

- BT2: Những lí do phải chọn sách để

đọc

PP/KT: động não

- BT3: Phân tích tầm quan trọng của

việc đọc sách

PP/KT: động não

hàng nghìn năm của nhân loại, đó là tiền đề cho sự phát triển học thuật của mỗi người BT2: Lí do phải chọn sách để đọc

- Sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc

- Chọn những quyển sách “cơ bản, đích thực” để đọc

- Đọc những cái cơ bản nhất và cần thiết nhất

BT3:

Tầm quan trọng của cách đọc sách:

- Không đọc thì không có điểm xuát phát cao

- Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận trí thức

- Không chọn lọc sách ->

không đọc xuể

IV Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

1.Củng cố

Vai trò của phép lập luận phân tích và tổng hợp trong văn bản nghị

luận ?

2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

- Bài học :

+ Nắm được nội dung của bài học

+ Biết thực hiện phép phân tích và tổng hợp trong những văn cảnh cụ thể

Bài mới : Chuẩn bị bài : Luyện tập phép phân tích và tổng hợp

Xem trước các bài tập Sgk/11, 12.

Ngày đăng: 31/08/2017, 11:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w