Những nghiên cứu đầu tiên về đánh giá năng suất, chất lượng rừng đã được tiến hành rất sớm vào đầu thế kỷ XX bởi Weideman [32] đối với rừng trồng cây Sồi tại vùng Sắc Xông Đức và một số
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÊ VĂN MƠN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN RỪNG
THUỘC DỰ ÁN KFW 4 TẠI TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội, 2012
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÊ VĂN MƠN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN RỪNG
THUỘC DỰ ÁN KFW 4 TẠI TỈNH THANH HÓA
Chuyªn ngµnh: Lâm học M· sè: 60.62.02.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM VĂN ĐIỂN
Hà Nội, 2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn tốt nghiệp, cùng với
sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các Thầy Cô giáo giảng dạy tại khoa Sau Đại học, Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS Phạm Văn Điển, cán bộ Đào tạo khoa Sau đại học, cán bộ, nhân dân xã Thạch Cẩm huyện Thạch Thành và xã Vĩnh Hùng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa nơi tôi tiến hành nghiên cứu
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Phạm Văn Điển - người hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quí báu trong suốt thời gian công tác, học tập cũng như trong thời gian thực hiện bản luận văn tốt nghiệp cao học này
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, các Thầy Cô giáo giảng dạy, cán bộ Khoa Đào tạo Sau đại học đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện báo cáo tốt nghiệp
Tôi xin cảm ơn Ban quản lý Dự án “Trồng rừng KFW4 tỉnh Thanh Hóa ”, các cán bộ của Ban quản lý các Dự án lâm nghiệp, Ban quản lý Dự án KfW4 tỉnh Thanh Hóa, Ban quản lý Dự án KfW4 huyện Thạch Thành, huyện Vĩnh Lộc và các hộ gia đình tham gia Dự án tại hai huyện
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này
Vì điều kiện thời gian, khả năng của bản thân còn có những hạn chế nhất định nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của các Thầy cô giáo, các nhà khoa học, cán bộ địa phương cũng như các bạn đồng nghiệp để bản luận văn tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính toán là trung thực và được trích dẫn rõ ràng
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2012
Học viên
Lê Văn Mơn
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin và số liệu trong luận văn được thu thập công khai chính xác và có nguồn gốc rõ ràng Các số liệu này chưa được sử dụng cho công trình nghiên cứu khoa học hoặc bảo vệ cho học vị nào
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
1.1 Ở ngoài nước 2
1.1.2 Các nghiên cứu về đánh giá thực trạng phát triển rừng của Dự án… 2
1.1.2 Các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả phát triển rừng của Dự án 7 1.2 Trong nước 11
1.2.1 Các nghiên cứu về phát triển rừng ở Việt Nam………… ……11
1.2.2 Các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả phát triển rừng của Dự án……19
2.3 Nhận xét đánh giá chung 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Đối tượng nghiên cứu 25
2.2 Phạm vi nghiên cứu 25
2.3 Mục tiêu nghiên cứu 25
2.4 Nội dung nghiên cứu 26
2.4.1 Đánh giá thực trạng phát triển rừng của Dự án KFW4 tỉnh Thanh Hoá……… 26
2.4.2 Đánh giá hiệu quả phát triển rừng của Dự án ………26
Trang 62.4.3 Ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu đến hiệu quả phát triển rừng… 27
2.4.4 Đề xuất một số giải pháp duy trì phát triển các kết quả của Dự án……27
2.5 Phương pháp nghiên cứu 27
2.5.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu……….………27
2.5.2 Phương pháp xử lý số liệu ……… 29
Chương 3: ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN KFW4 TỈNH THANH HOÁ 31
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 31
3.1.1 Điều kiện tự nhiên……… 31
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ……… 36
3.2 Giới thiệu Dự án KFW4 39
3.2.1 Bối cảnh ra đời………39
3.2.2 Mô tả tóm lược Dự án KfW4 tỉnh Thanh Hoá………42
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
4.1 Thực trạng phát triển rừng của Dự án KFW4 tỉnh Thanh Hoá 44
4.1.1 Thực trạng hoạt động phát triển rừng của Dự án KFW4………44
4.1.2 Đánh giá thực trạng rừng của Dự án KFW4 tỉnh Thanh Hoá….53 4.2 Đánh giá hiệu quả phát triển rừng của Dự án KFW4 72
4.2.1 Hiệu quả về kinh tế……… 72
4.2.2 Hiệu quả về xã hội……… 84
4.2.3 Hiệu quả về môi trường……… 89
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển rừng Dự án 92
4.3.1 Chọn loài cây trồng……….92
4.3.2 Về biện pháp kỹ thuật……… 93
4.3.3 Tổ chức thực hiện………95
Trang 74.3.4 Cơ chế tài chính……….100
4.4 Các giải pháp duy trì và phát triển các kết quả của Dự án 101
4.4.1 Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh……… 102
4.4.2 Giải pháp về tổ chức thực hiện và cơ chế tài chính………… 104
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 107
1 Kết luận 107
2 Tồn tại 109
3 Khuyến nghị 109
Trang 8BCR Tỷ lệ thu nhập trên chi phí IRR Tỷ lệ thu hồi nội bộ
KNXTTS Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
Trang 94.6 Thống kê lượng phân bón cho trồng rừng từ 2004-2011 52
4.7 Thống kê tài khoản tiền gửi của các hộ tham gia trồng rừng
4.8 Kết quả trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng Dự án KFW4
4.9 Kết quả trồng rừng khoanh nuôi tái sinh rừng của các huyện
4.10 Cơ cấu các loài cây trồng Dự án KFW4 tỉnh Thanh Hoá 57 4.11 Tỷ lệ sống trung bình các loài cây tại 2 huyện tham gia DA 58
4.12 Chất lượng các loài cây trồng Dự án KFW4 tại 2 huyện tham
4.13
Sinh trưởng đường kính D1.3 của Sao đen sau 6 năm trồng tại
4.14 So sánh sinh trưởng đường kính D1.3 của Sao đen sau khi
trồng tuổi tại huyện Thạnh Thành và Vĩnh Lộc 61
Trang 104.15 Sinh trưởng về chiều cao Hvn của Sao đen sau 6 năm trồng
4.16 So sánh sự sai khác về chiều cao của Sao đen trồng tại 2
4.17 Sinh trưởng về đường kính D1.3 của Lát hoa sau 6 năm trồng tại 2
4.18 Kết quả so sánh sự sai khác về đường kính D1.3 của Lát hoa tại 2
4.19 Sinh trưởng về chiều cao Hvn của Lát hoa sau 6 năm trồng tại
4.20 Kết quả so sánh sự sai khác về chiều cao Hvn của Lát hoa trồng tại
huyện Thạch Thành và huyện Vĩnh Lộc Thanh Hoá 64
4.21 Sinh trưởng về D1.3 của Sấu sau 6 năm trồng tại huyện Thạch
4.22 So sánh sự sai khác về đường kính D1.3 của Sấu trồng ở
huyện Thạch Thành và Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hoá 65
4.23 Sinh trưởng về chiều cao Hvn của Sấu sau 6 năm trồng
tại huyện Thạch Thành và Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hoá 66
4.24 So sánh sự sai khác về chiều cao Hvn của Sấu trồng tại huyện
4.25 Sinh trưởng đường kính (D1.3) giữa các loài cây trồng của Dự án 67
4.26 Tổng hợp sinh trưởng về chiều cao Hvn, các loài cây trồng của Dự
Số lượng loài cây tái sinh trong rừng KNXTTS của Dự án
KFW4 tỉnh Thanh Hóa tại xã Thạch Cẩm huyện Thạch
Thành
71
Trang 114.31
Chất lượng cây tái sinh trong rừng KNXTTS của Dự án
KFW4 tỉnh Thanh Hóa tại xã Thạch Cẩm huyện Thạch
Thành
71
4.32 Mật độ lớp cây tái sinh theo cấp chiều cao của Dự án KFW4
tỉnh Thanh Hóa tại xã Thạch Cẩm huyện Thạch Thành 71 4.33
Thống kê TKTGCN của các hộ tham gia Dự án KFW4
4.34 Thu nhập bình quân của các nhóm hộ trước và sau Dự án 75
4.35 Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra trước và sau Dự
4.36 Cơ cấu chi của các hộ gia đình trước và sau Dự án 78 4.37 Diện tích đất sản xuất bình quân của các hộ được phỏng vấn 79 4.38 Phân loại kinh tế hộ gia đình thôn Long Tiến xã Thạch Cẩm 81
4.39 Tổng hợp chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của một số loài cây trồng
4.40 Thống kê số hộ tham gia trồng rừng Dự án 85
4.41 Tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động của Dự án tại xã Vĩnh
4.45 Một số tính chất của đất vùng Dự án trước và sau khi trồng rừng 91
4.46 So sánh tỷ lệ cây chết của các loài cây trồng trên các dạng
4.47 Tình hình sinh trưởng của cây Lát hoa ở các độ tàn che khác
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
3.1 Biểu đồ vũ nhiệt Gausen-Walter tỉnh Thanh Hoá 33
1 Vườn ươm cây Sao đen, Lát hoa cung cấp cho Dự án KfW4 51
2 Ngân hàng NN&PTNT trả tiền theo định kỳ tại Hội trường thôn bản 53
3 Rừng trồng cây Sao đen năm 2007 Dự án KFW4 Thanh Hóa 56 4.1 Tỷ lệ sống trung bình các loài cây tại 2 huyện tham gia DA 59 4.2 Chất lượng các loại cây tại 2 huyện tham gia Dự án 60 4.3 Thu nhập bình quân các nhóm hộ gia đình trước và sau DA 75 4.4 Cơ cấu các nguồn thu nhập của các nhóm hộ trước và sau Dự án 76 4.5 Cơ cấu chi của các nhóm hộ gia đình trước và sau Dự án 78 4.6 Cơ cấu sử dụng đất canh tác bình quân của các hộ được phỏng vấn 79 4.7 Phân loại kinh tế hộ gia đình thôn Long Tiến - Thạch Cẩm 81 4.8 Cơ cấu sử dụng thời gian làm việc bình quân trong năm của 1 lao động 87
Trang 13ĐẶT VẤN ĐỀ
Phục hồi và phát triển rừng nhằm hướng tới sự phát triển bền vững đã và đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ cũng như của các tổ chức Quốc tế Trong khuôn khổ hợp tác tài chính giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ CHLB Đức thông qua Ngân hàng tái thiết Đức (KFW), có một Dự
án trồng rừng tại tỉnh Thanh Hoá, với quy mô 11.700 ha (trồng rừng mới 6.480 ha; khoanh nuôi tái sinh 5.220 ha) đã được tài trợ Dự án này mang tên
là KFW4 có tổng vốn đầu tư 88,84 tỷ đồng được triển khai trên địa bàn 30 xã của 5 huyện (Tĩnh Gia, Thạnh Thành, Vĩnh Lộc, Cẩm Thuỷ, Bá Thước), với
sự tham gia của gần chín ngàn hộ gia đình [11]
Đến nay, Dự án đã triển khai được 8 năm Tuy nhiên, có những câu hỏi quan trọng vẫn chưa được làm rõ, chẳng hạn như: Hiện trạng phát triển rừng (hoạt động phát triển rừng và tình trạng rừng) như thế nào? Hiệu quả phát triển rừng cũng như ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu đến hiệu quả phát triển rừng ra sao? Hạn chế này đã làm cho việc điều chỉnh Dự án gặp những khó khăn nhất định
Để góp phần giải quyết vấn đề trên, đề tài “Đánh giá thực trạng và hiệu quả phát triển rừng thuộc Dự án KFW4 tại tỉnh Thanh Hoá” đã được triển
khai thực hiện Phương hướng của đề tài là xác định rõ thực trạng và hiệu quả của hoạt động phát triển rừng cũng như phân tích ảnh hưởng của những nhân
tố chủ yếu đến hiệu quả phát triển rừng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thực thi Dự án trong thời gian tới
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Ở ngoài nước
1.1.2 Các nghiên cứu về đánh giá thực trạng phát triển rừng của Dự án
Các nghiên cứu về đánh giá thực trạng phát triển rừng của Dự án thường được xem xét qua hai khía cạnh: (i) Thực trạng các hoạt động của Dự án; (ii) Thực trạng của sản phẩm được tạo ra từ các hoạt động của Dự án, đó là tình trạng rừng ở hiện trường
Trên thế giới, các nghiên cứu liên quan đến các hoạt động của Dự
án, như: quy hoạch sử dụng đất, điều tra lập địa để bố trí cây trồng, cung cấp cây giống, phổ cập và dịch vụ đã được các nước có nền lâm nghiệp phát triển như: Đức, Thủy Điển, Canada, Úc hết sức quan tâm,
đó là những cơ sở, những yếu tố quan trọng trong việc hoạch định và triển khai thực hiện các chương trình, Dự án trồng rừng của quốc gia Đặc biệt trong những năm gần đây, các chương trình Dự án của các tổ chức quốc tế, như ADB, WB, KFW, CARE, JICA đều quy định các hoạt động: quy hoạch sử dụng đất, điều tra lập địa, đo đạc diện tích và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập sổ tài khoản tiền gửi cá nhân là những hoạt động bắt buộc của Dự án [dẫn theo 17]
Những năm đầu của thế kỷ XX, con người vẫn chưa chú ý nhiều đến việc trồng rừng công nghiệp bởi lẽ mật độ dân số không cao và nguồn tài nguyên khai thác từ rừng tự nhiên vẫn còn rất đa dạng, phong phú, điều này
đã không làm cho các quốc gia quan tâm đến việc trồng rừng kinh tế Tuy nhiên, một số quốc gia đã sớm nhận ra được khả năng thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn dĩ không phải là vô hạn Do vậy, trong nửa đầu của thế kỷ XX việc trồng rừng đã sớm được tiến hành tại các quốc gia ở Tây Âu,
Mỹ, Úc, Newzealand, Nam Phi và một số các quốc gia đang phát triển như
Trang 15Ấn Độ, Chi Lê, Indonêxia, Braxin Không lâu sau đó trong thập niên 50 của thế kỷ XX, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã khởi động những chương trình trồng rừng trên qui mô quốc gia [46]
Đến thập niên 60 của thế kỷ XX đã diễn ra sự khởi động những chương trình trồng rừng tập trung ở qui mô rộng lớn tại nhiều quốc gia vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ giữa những năm 1965 đến năm 1980 diện tích trồng rừng tại các nước vùng nhiệt đới đã tăng gấp 3 lần Trong giai đoạn này Tổ chức Nông - Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những hỗ trợ về thông tin, kỹ thuật và thúc đẩy các chương trình trồng rừng Trong giai đoạn này hầu hết các chương trình trồng rừng được thực hiện với sự trợ giúp tài chính từ các nhà tài trợ nước ngoài hay vốn vay tín dụng ưu đãi, nhưng những lợi ích từ việc trồng rừng thường không được coi trọng, các chương trình trồng rừng thường bị quản lý và thực hiện bởi các cơ quan nhà nước Sự nghèo nàn về việc quảng bá sản phẩm và những sai lầm trong việc thiết lập mối liên hệ tương tác giữa các doanh nghiệp trồng rừng và các công ty có khả năng tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu đã dẫn đến nhiều Dự án trồng rừng
đã sớm kết thúc khi nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài chấm dứt Mặc dù vậy, diện
tích rừng trồng vẫn tăng mạnh Theo số liệu về “Đánh giá tài nguyên rừng toàn
cầu năm 2002” của FAO, diện tích rừng trồng toàn cầu đã tăng từ 17,8 triệu ha
vào năm 1980 lên 43,6 triệu ha năm 1990 và đạt tới 187 triệu ha vào năm 2000 [30] Ngày nay, có 1/3 diện tích rừng trồng tập trung tại vùng nhiệt đới, 2/3 diện tích còn lại tập trung tại các vùng ôn đới và phía bắc bán cầu, 5 quốc gia hàng đầu trong việc trồng rừng công nghiệp là Trung Quốc, Mỹ, Liên Bang Nga, Ấn
Độ, Nhật Bản chiếm tới trên 65% tổng diện tích rừng trồng của thế giới nhưng rất ít diện tích trong số đó dành cho các loài cây mọc nhanh
Từ 1950 đến 1985, có 16,6 triệu ha rừng đã được trồng ở vùng nhiệt đới, bình quân mỗi năm trồng được 0,5 triệu ha Trong những năm cuối của giai
Trang 16đoạn này, mỗi năm trồng được 2 - 4 triệu ha rừng, nhưng tốc độ mất rừng lại
ở mức 14 - 18 triệu ha/năm (Laslo Pancel (Ed.) (1993) [40]
Những nghiên cứu đầu tiên về đánh giá năng suất, chất lượng rừng đã được tiến hành rất sớm vào đầu thế kỷ XX bởi Weideman [32] đối với rừng trồng cây Sồi tại vùng Sắc Xông (Đức) và một số quốc gia châu Âu, những nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây Sồi chỉ phát triển tốt ở luân kỳ 1, đến luân kỳ 2 và 3 đã phát triển rất chậm và có những biểu hiện bệnh lý Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc mở đường cho các nghiên cứu khác về rừng trồng, như ảnh hưởng của phương thức trồng đến năng suất, chất lượng rừng trồng
Tại Úc, những nghiên cứu đầu tiên về rừng trồng được thiết lập trên các
khu rừng trồng các loài Thông (Pinus radiata, Pinus elliottii) tại miền Nam
nước Úc, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương thức làm đất chuẩn bị trồng rừng theo kiểu khai thác trắng, dọn sạch cỏ rác đã là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phá vỡ kết cấu đất và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xâm thực nhanh chóng của các loài cỏ dại ngay sau đó, làm suy giảm dinh dưỡng trong đất điều này làm cho sinh trưởng của rừng trồng kém đi và làm suy giảm sản lượng rừng Các thí nghiệm cũng đã chỉ ra rằng việc bảo vệ lớp đất mặt cùng với việc làm tăng độ phì đất, kiểm soát hợp lý sự phát triển của cỏ dại đã cải thiện đáng kể năng suất và đưa sản lượng rừng trồng tăng đáng kể ở luân kỳ 2 Đây là tiền đề cho các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tổng hợp cho việc tăng năng suất rừng trồng công nghiệp ngày nay [45]
Theo những nghiên cứu của Li và Chen (1992), Ding và Chen (1995) về các phương pháp luân canh rừng, lập địa, ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như làm đất, tỉa thưa, nghiên cứu về lượng xói mòn sau khi khai thác đã chỉ ra rằng phương pháp trồng rừng đơn giản, thuần loài và khai thác trắng đã làm mất đi lớp đất mặt ngay sau khi khai thác, làm cơ sở cho sự xâm thực của các loài cỏ dại và tre nứa Điều này đã làm suy giảm đáng kể sản lượng rừng
Trang 17trồng Ngay sau đó những nghiên cứu về suy giảm sản lượng rừng trồng tại Trung Quốc đã được tiến hành trên cơ sở hợp tác giữa Cơ quan Hỗ trợ Phát triển Hải Ngoại (Anh) và Học viện Hàn Lâm Lâm nghiệp Trung Quốc [46]
Kaumi’s (1983), Jacobs (1981), Evans (1992) trong những nghiên cứu về trồng rừng nguyên liệu các loài cây Keo và Bạch đàn ở luân kỳ 1,2,3,4 tại Kenia, Ấn Độ đã chỉ ra rằng hầu hết các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chỉ tác động đến rừng trồng trong giai đoạn trước khi khép tán của luân kỳ 1, vấn đề cải thiện độ phì lập địa chưa được quan tâm, dẫn đến nhiều lâm phần rừng trồng Bạch đàn đã suy giảm sản lượng ngay từ luân kỳ đầu, do cây trồng bị chết hàng loạt và dẫn đến năng suất thấp; các nghiên cứu về sinh lý của cây cũng cho thấy tại những vùng này, hệ rễ của cây biến đổi bất thường, trở lên
“già cỗi” ngay ở giai đoạn ban đầu Những nghiên cứu này cũng chỉ ra những biện pháp tác động sai lầm đã làm suy giảm nghiêm trọng độ phì lập địa [46] Nghiên cứu sinh trưởng từ một số thí nghiệm đã cho thấy việc lựa chọn
loài cây có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của trồng rừng sản xuất
Những điều tra của Shilling (1925) và Buse (1931) [33, 34, 46], ở Trung Âu
đã chỉ ra rằng sản lượng thể tích của các quần thụ Vân sam và Thông Scots vượt sản lượng của chúng trong các quần thụ thuần loài Jonsson (1962) [35]
đã thấy rằng trên các địa điểm trung gian, rừng hỗn giao của Vân sam (Abies)
và Thông Scots (Pinus sylvestris) sinh trưởng tốt hơn, cho sản lượng nhiều hơn khi trồng riêng biệt Kennel (1965) cũng cho thấy ở Bayern - Đức, Vân
sam trong hỗn giao với Sồi có sản lượng cao hơn trong thuần loài, nhưng mặt khác Sồi lại mọc tốt hơn trong các quần thụ thuần loài Hỗn giao của loài bạch
dương (Bulô) và Vân sam nâng cao sản lượng lên 135 - 160% Linh sam Douglas (Pseudotsuga menziesii subsp menziesii) trong quần thụ hỗn giao với Tuyết tùng đỏ (Cryptomeria Japonica) đạt tới 217 m3/ha so với các quần
thụ thuần loài Linh sam Douglas (Pseudotsuga menziesii subsp menziesii)
203m3/ha và Tuyết tùng đỏ (Cryptomeria Japonica) chỉ 175m3/ha Jensen
Trang 18(1983) thông qua nghiên cứu sinh trưởng ở Đan mạch thấy rằng Vân sam
trong hỗn giao với Linh sam bạc (Abies alba) có sản lượng cao hơn chính nó
trồng thuần loài Tương tự, Bulô hỗn giao với Thông mọc tốt hơn Bulô thuần
loài Hỗn giao 25 - 50% giữa Betula pendula với Vân sam (Abies) đã làm
tăng sản lượng của Vân sam ở tất cả các tuổi [29]
Ảnh hưởng về mặt sinh thái đến các hoạt động phát triển rừng đã được tổng kết bởi Zech W et al 1989 [47] Giải pháp phát triển rừng của Dự án được chia thành ba giai đoạn: (i) xác định mục đích, (ii) nghiên cứu khả thi,
và nghiên cứu chi tiết (Lamprecht, 1986) Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chỉ
ra rằng, điều kiện môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của cây rừng trong giai đoạn đầu và đóng góp quan trọng đối với mức độ phong phú của loài trong quần xã thực vật rừng, trong đó ánh sáng là nhân tố quan trọng đối với sự sinh tồn của cây
Bên cạnh các nghiên cứu về trồng rừng thì các nghiên cứu về tái sinh cũng đã được các nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất sớm Đây là phương pháp đơn giản, đầu tư ít, nhưng nếu lựa chọn đúng đối tượng thực bì
và điều kiện lập địa thì hiệu quả mang lại cũng rất cao Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và tầng cây gỗ lớn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad, 1930; Richards, 1933; 1939; Aubreville, 1938; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert, 1954; Joné, 1955-1956; Schultz, 1960; Baur, 1964; Rollet, 1969) Do tính chất phức tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một số loài có giá trị nên trong thực tiễn, người ta chỉ khảo sát những loài cây có ý nghĩa nhất định
Nghiên cứu về đặc điểm tái sinh rừng nhiệt đới, Van Steenis.J (1956)
đã nêu lên hai đặc điểm tái sinh phổ biến đó là tái sinh phân tán, liên tục dưới tán rừng của các loài cây chịu bóng và tái sinh vệt của các loài cây
Trang 19tiên phong ưa sáng, mọc nhanh để hàn gắn những lỗ trống trong tán rừng
do những cây già bị đổ, gãy sau đó bị những cây tái sinh của những loài cây sống ở tầng trên thuộc xã hợp cũ vượt lên và thay thế Ngoài ra khi nghiên cứu rừng nhiệt đới ở Châu Phi, Obrevin.A (1983) đã đưa ra lý luận bức khảm tái sinh hay còn gọi là lý luận tuần hoàn tái sinh, theo đó thì thành phần ưu hợp trong rừng mưa hỗn hợp nhiều loài đều không cố định trong không gian và thời gian và không có loài nào đạt thế cân bằng sinh thái với hoàn cảnh một cách vĩnh viễn và ổn định
Nghiên cứu của Bannikov (1967) và Vipper (1973) cho thấy rằng cỏ và cây bụi qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dưỡng khoáng của tầng đất mặt đã ảnh hưởng xấu đến cây tái sinh của các loài cây gỗ, đặc biệt là ở những lâm phần thưa, rừng đã qua khai thác thì thảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh mẽ, là nhân tố gây trở ngại rất lớn đến tái sinh rừng
1.1.2 Các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả phát triển rừng của Dự án
Đánh giá hiệu quả đầu tư của Dự án được hình thành như một yêu cầu khách quan, cần thiết vì sự phát triển bền vững của con người Nó không chỉ cho hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái của quá trình đầu tư mà còn cho biết tổn thất về môi trường do hoạt động của Dự án đem lại Ngoài ra thông qua việc đánh giá Dự án giúp chúng ta định lượng những tổn thất môi trường, từ đó nhanh chóng xác định được mức chi phí cần thiết cho bảo vệ môi trường, để điều chỉnh các hoạt động thực tiễn đảm bảo có lợi cho bảo vệ môi trường và sự tồn tại lâu bền của con người và thiên nhiên Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cũng là công cụ thông tin cơ bản để các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và cá nhân tiến hành phát triển, quản lý tài nguyên rừng và môi trường một cách bền vững
Đánh giá là một công việc thường xuyên diễn gia trong các hoạt động của Dự án Đó là một khâu then chốt trong một chu trình Dự án, nhằm đưa ra những nhận xét theo định kỳ về kết quả thực hiện các hoạt động
Trang 20của Dự án trên cơ sở so sánh một số chỉ tiêu đã lập trước, hay nói khác đánh giá là quá trình xem xét một cách hệ thống và khách quan nhằm cố gắng xác định tính phù hợp, tính hiệu quả và tác động các hoạt động ứng với mục tiêu đã vạch ra
Các lý thuyết về hướng dẫn và đánh giá đề cập trong các công trình nghiên cứu của WHO, Gittinger, Di xon & Hu fschmidt L The rse Ba rker, Jim, Woodhill, FAO,WB [42]
Các đánh giá liên quan đến việc đo lường hay đưa ra những nhận định, điển hình là công trình nghiên cứu của WHO, L.The rkr Ba rker Đây là một quá trình nhằm đánh giá mức độ đạt được những mục tiêu chung và mục tiêu
cụ thể đã đề ra tương ứng với chúng là hệ thống các hoạt động, các nguồn lực
đã được triển khai và sử dụng như thế nào Đối với một Dự án, đánh giá là xem xét một cách hệ thống để xác định tính hiệu quả, mức độ thành công của
Dự án, tác động xã hội cũng như các tác động kinh tế môi trường đối với cộng đồng hưởng thụ [20]
Các tác giả và các tổ chức trên thế giới như Jim Woodhill, LisaRobins, Joachim Theis, Heather.M Grady [dẫn theo 26] đã phân chia thành hai loại đánh giá: Đánh giá mục tiêu và đánh giá tiến trình Đánh giá mục tiêu là xem xét liệu Dự án có đạt được mục tiêu đã định hay không, nó tập trung vào việc phân tích các chỉ số đo đạc, tính toán hiệu quả thu được Đánh giá tiến trình,
mở rộng diện tích đánh giá hơn so với loại đánh giá trên, sử dụng tri thức và hiểu biết của nhiều người để xem xét nhiều vấn đề của Dự án
Thành quả đầu tiên về đánh giá hiệu quả phát triển rừng phải kể đến là sự công bố phần mềm có tên là EVALUE của Cục Nông nghiệp Mỹ vào năm
1980 Đây là phần mềm cho phép người sử dụng đánh giá được hiệu quả đầu tư cho các Dự án trồng rừng (Peter J.Ince và cộng sự, 1980) Tuy nhiên, chương trình máy tính này chỉ dừng lại ở mức đánh giá hiệu quả tài chính thông qua các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR, Báo cáo đánh giá của Winconsin Woodland,
Trang 21Micheal Luedeke và Jeff Martin (1996) cũng có kết luận tương tự Tuy nhiên, các tác giả cũng khuyến nghị thêm rằng hoạt động đánh giá tài chính đơn thuần chỉ nên sử dụng cho các công ty kinh doanh mà lợi nhuận kinh tế là yếu tố hàng đầu, còn đối với các Dự án đầu tư mang nhiều yếu tố xã hội thì nên cân nhắc việc đánh giá hiệu quả cả xã hội và môi trường
FAO (1990, 1997) cũng nhấn mạnh việc đánh giá hiệu quả xã hội và môi trường khi đưa ra các báo cáo tham luận về lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng [31] Cũng theo tổ chức này, một Dự án lâm nghiệp dù có đạt được hiệu quả tài chính cao (NPV, IRR, BCR,…) nhưng chưa đạt được hiệu quả xã hội là (giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao trình độ dân trí,…), và hiệu quả môi trường (không gây ô nhiễm môi trường, xói mòn đất,…) thì không được coi là một Dự án bền vững
Việc ký kết Nghị định thư Kyoto cũng như việc thành lập Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) càng đề cao vai trò của việc đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của một Dự án đầu tư, đặc biệt các Dự án trồng rừng Theo khuyến nghị của nhiều chuyên gia thì cần phải có hoạt động đánh giá môi trường riêng
rẽ bao gồm tất cả các chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của các
Dự án trồng rừng đến môi trường như mức độ xói mòn đất, khả năng ngăn ngừa thiên tai, độ che phủ rừng, sự hấp thụ và phát thải CO2…[dẫn theo 8]
Đánh giá hiệu quả đầu tư không chỉ xem xét tác động của các hoạt động của Dự án về mặt kinh tế mà còn cả xã hội, môi trường sinh thái Tùy theo tính chất và thể loại Dự án việc đánh giá Dự án đầu tư lâm nghiệp có những điểm khác nhau Một số Dự án mang tính chất sản xuất kinh doanh hay còn gọi là các Dự án đầu tư trồng rừng sản xuất thì đánh giá thường tập trung vào các khía cạnh phân tích hiệu quả kinh tế Ngược lại các Dự án bảo tồn lại chú ý nhiều đến khía cạnh môi trường Thời điểm và mục tiêu đánh giá khác nhau thì yêu cầu về nội dung đánh giá cũng khác nhau Đánh giá giữa kỳ hay đánh giá tiến độ thường chỉ tập trung xem xét về tiến độ thực hiện các hoạt động Dự án,
Trang 22nhằm xem xét mức độ hoàn thành, xác định những khó khăn trở ngại và đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời Trong khi đó việc đánh giá kết thúc lại phân tích một cách toàn diện về tất cả các mặt; đồng thời phải đưa ra một chiến lược tiếp theo
Theo FAO (1987), hướng dẫn đánh giá hiệu quả kinh tế các Dự án quản
lý lưu vực, thì đánh giá về mặt kinh tế thường được dùng để phân tích các lợi ích và chi phí của xã hội, nên các lợi ích và chi phí đó phải được tính cho suốt thời gian mà chúng còn có tác dụng, nhất là đối với Dự án trồng rừng, phải sau khoảng thời gian dài thì chúng mới cho sản phẩm, đồng thời lại có những tác động về mặt môi trường có thể còn có tác dụng trong một thời gian dài sau khi kết thúc Dự án Vậy cần vận dụng khoảng thời gian nào để đánh giá thì thích hợp là câu hỏi đang được đạt ra [30]
Năm 2003, Tổ chức nghiên cứu cao cấp về phát triển quốc tế Nhật Bản đã
đề xuất việc đánh giá hiệu quả đầu tư Dự án không chỉ tập trung so sánh kết quả đầu ra với đầu vào của Dự án mà còn phải xem xét những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, hiện tại và tương lai, thậm chí là những ảnh hưởng gián tiếp phát sinh
từ những ảnh hưởng trực tiếp Vì vậy trong quá trình đánh giá hiệu quả Dự án, việc thiết kế phương pháp và câu hỏi nên chia thành 2 nhóm vấn đề chính: Các vấn đề đan xen (chính sách, kỹ thuật, môi trường, văn hóa - xã hội, thể chế - quản lý và kinh tế - tài chính) và phân loại tác động thành 4 nhóm: tích cực tiêu cực và mong đợi/không mong đợi
Theo Lyn Squire trong tài liệu “Phân tích kinh tế Dự án” đã chỉ ra rằng, trong trường hợp các chi phí hoặc lợi ích môi trường kéo dài trong tương lai thì các lợi ích và chi phí đó phải được đưa vào phân tích Không phải là Dự
án đã kết thúc về mặt hành chính mà chúng ta bỏ qua các lợi ích và chi phí
về môi trường Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề tỷ suất chiết khấu và lý do muốn giản đơn việc tính toán đã làm cho nhiều người chọn thời hạn phân tích và đánh giá ngắn hơn nhiều Đối với các Dự án trồng rừng thì thời hạn
Trang 23đánh giá phải đủ lớn (chừng khoảng 10-15 năm) để thấy đầy đủ và rõ ràng các lợi ích và chi phí kinh tế [43]
1.2 Trong nước
1.2.1 Các nghiên cứu về phát triển rừng ở Việt Nam
Theo cẩm nang ngành lâm nghiệp, hoạt động phát triển rừng ở nước ta
đã được triển khai từ rất sớm và có thể chia làm 5 giai đoạn như sau:
Hoạt động trồng rừng thời kỳ 1858 – 1945:
Trong thời kỳ này, người Pháp đã tổ chức thiết lập các khu trồng rừng ở những nơi rừng nghèo kiệt hoặc đất trống đồi núi trọc [7] Hoạt động trồng rừng do các hạt lâm nghiệp tổ chức thực hiện Kết quả là đã hình thành một số khu rừng trồng cho từng loài cây riêng biệt như rừng trồng Thông mã vĩ ở Đá Chông (Hà Tây), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Yên Lập (Quảng Ninh)
Theo tài liệu còn lưu giữ [7], hoạt động trồng rừng trong những năm từ
1930 đến 1941 là thời kỳ mạnh mẽ và đạt kết quả nhất trong suốt thời gian cai trị của Nhà nước thuộc địa Pháp và đã trồng được 13.700 ha rừng các loại Trong gần một thế kỷ đô hộ nước ta, mặc dầu với mục đích khai thác rừng cho nhu cầu cai trị và đưa về chính quốc nhà cầm quyền Pháp đã ban hành và thực thi một số chính sách về lâm nghiệp có nhiều yếu tố tích cực, đã trồng rừng có tính chất thí nghiệm tập trung ở một số vùng cho một số loài cây như
ở phần trên đã nêu, đã đào tạo được một số cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp trung, cao cấp, đã nghiên cứu một số đề tài khoa học lâm sinh có giá trị để lại sau này Để giúp nhân dân các địa phương trồng cây gây rừng, cơ quan Lâm chính đã tổ chức nhiều vườn ươm công quản sản xuất cây con; đồng thời cử cán bộ kỹ thuật đến các làng, xã vùng tự do hướng dẫn nhân dân kỹ thuật trồng rừng
Hoạt động trồng rừng thời kỳ 1945 – 1954:
Tháng 3/1954 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thông tư 366-TTg nhận định: ở một vài nơi vùng ven biển khu IV và vùng thượng du đã bắt đầu
Trang 24có phong trào trồng cây gây rừng trên bãi cát, đồi trọc, bãi hoang không thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp Nhân dân đã thấy rõ những điều lợi của việc trồng rừng để có lâm sản làm củi đun, có lá cây làm phân xanh, chắn cát bay lấp đồng ruộng, giữ mạch nước để có đủ nước cấy cày Nhưng ở nhiều nơi còn có những đồi trọc bãi hoang, đồi cát có thể trồng cây gây rừng được
mà các địa phương chưa chú ý vận động nhân dân trồng [7]
Hoạt động trồng rừng thời kỳ 1954 – 1975:
Ở miền Bắc diện tích rừng trồng trong những năm đầu chỉ vài trăm hecta
và chủ yếu là có tính chất thăm dò về kinh tế và kỹ thuật [7] Ngày 28 tháng
11 năm 1959, trong không khí thi đua chào mừng 30 năm ngày thành lập Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài "Tết trồng cây" phát động phong trào thi đua trồng cây, trong đó có đoạn "Bên đợt thi đua ấy, chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày Tết trồng cây Việc này tốn kém ít mà ích lợi nhiều" Từ năm
1960 tết trồng cây được thực hiện rộng khắp trong các tỉnh miền Bắc Sau này trở thành phong trào "Tết trồng cây" hàng năm trong cả nước mỗi khi mùa xuân đến Cũng từ đó công tác trồng rừng ở miền Bắc bắt đầu được đẩy mạnh Tuy nhiên, trong thời kỳ này kỹ thuật còn yếu kém, tỷ lệ thành rừng rất thấp (chỉ đạt khoảng 30%), chất lượng rừng kém Tuy vậy, trong thời kỳ này cũng đã xác định được một số loài cây và kỹ thuật gây trồng (Bạch đàn; Mỡ; Thông nhựa ), đặt nền móng cho phát triển trồng rừng sau này của nước ta
Hoạt động trồng rừng thời kỳ 1975 – 1986:
Năm 1975 miền Nam được hoàn toàn giải phóng Mười năm đầu sau khi đất nước thống nhất, cả nước đã trồng được 1.054.281 ha rừng [7] Diện tích trồng rừng hàng năm ngày càng lớn, có năm đạt 160.000 ha Việc trồng rừng tuy có quy hoạch và có mục tiêu tương đối rõ ràng, song chủ yếu là để phủ xanh, kỹ thuật trồng rừng chưa được cải thiện nhiều Các chính sách còn mang nặng tính bao cấp, vốn chủ yếu do nhà nước cấp, đơn giá đầu tư thấp, không gắn được trách nhiệm người trồng rừng với kết quả trồng rừng
Trang 25Quản lý vốn, quản lý kỹ thuật chưa chặt chẽ, đặc biệt không quản lý được giống, chủ yếu sử dụng giống thu hái sô bồ, tỷ lệ thành rừng đạt thấp (khoảng 45%), năng suất rừng thấp (dưới 5m3/ha/năm) Về loài cây trồng, các loài trồng chủ yếu được phát triển trong thời kỳ này là Bạch đàn, Tếch, Huỷnh, Lát, Sao, Dầu, Tràm, Đước Trồng cây phân tán được phát triển, song còn có tính chất quảng canh Diện tích rừng đã trồng trong giai đoạn này là 629.118 ha, hơn 2 tỷ cây phân tán
Hoạt động trồng rừng thời kỳ 1986 đến nay:
+ Giai đoạn 1986 - 1990: Trong giai đoạn này cũng đã xác định được cơ cấu cây trồng gồm 92 loài cây cho 9 vùng sinh thái Phương thức trồng rừng thâm canh đã được thực hiện thông qua chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển ở vùng trung tâm Bắc Bộ và một số nơi trồng gỗ trụ mỏ, gỗ cho nguyên liệu giấy
Việc nghiên cứu chọn loài, xuất xứ được tiếp tục phát triển và mở rộng Các loài cây mọc nhanh có năng suất cao được chú ý gây trồng Tỷ lệ thành rừng đạt khoảng 60%, năng suất rừng trồng vào cuối giai đoạn này đã tăng lên (đạt khoảng 7m3/ha/năm), trong đó nhiều khu rừng trồng Bồ đề, Mỡ ở Yên Bái, Tuyên Quang đạt 9-10 m3/ha/năm Nguyên nhân chủ yếu là giống vẫn chưa đạt chất lượng, chọn loại cây trồng sai lập địa, kỹ thuật chưa đảm bảo và đặc biệt là bị chặt trộm nhiều
+ Giai đoạn 1991 - 1997: Đặc biệt từ 1993 Nhà nước có chương trình
327 đầu tư trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Trong 4 năm thực hiện chương trình 327 (1993-1997) nhà nước đã đầu
tư 2.287 tỷ đồng, riêng năm 1998 là 320 tỷ đồng Diện tích rừng đã trồng trong giai đoạn này là 1.242.000 ha Những nét nổi bật của giai đoạn này là:
- Về chính sách Đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích trồng rừng như giao đất giao rừng, khoán bảo vệ rừng, vay vốn ưu đãi cho trồng rừng nguyên liệu giấy và gỗ trụ mỏ
Trang 26- Về kỹ thuật Đã tập trung vào cải thiện giống, xây dựng các khu rừng giống và rừng giống chuyển hoá Phát triển công nghệ mô hom, nhiều mô hình canh tác đất dốc, nông lâm kết hợp đã được xây dựng Trồng rừng kinh
tế đã áp dụng các biện pháp chọn tạo giống và nhập một số giống có năng suất cao phù hợp với một số vùng sinh thái chủ yếu; tăng cường các biện pháp
kỹ thuật làm đất như làm đất toàn diện, cầy ngầm, tạo bậc thang, bón phân, nông lâm kết hợp; tăng cường các biện pháp chăm sóc bảo vệ rừng trồng
- Về cơ cấu cây trồng Đã đưa vào gây trồng các loài có nắng suất cao và
có khả năng thích ứng khá như Keo tai tượng, Keo lai (tuy không nằm trong danh mục 92 loài cây trồng rừng) Các loài cây bản địa như Lát, Sao, Dầu, Huỷnh cũng được đưa vào trồng nhiều hơn Các loài cây ăn quả, cây cho dầu nhựa có tán như cây rừng như Xoan, Nhãn, Vải, Trám, Sở; cây công nghiệp dài ngày như Chè san, Cao su, Điều được đưa vào cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ
- Về xã hội Đã chú ý gắn trồng rừng, bảo vệ rừng với phát triển kinh
tế-xã hội, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình Ngoài nguồn vốn ngân sách cấp để trồng rừng còn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay vốn để phát triển vườn rừng, trại rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi
Nhờ những chuyển biến nói trên mà công tác trồng rừng của Việt Nam
có những tiến bộ đáng kể Rừng trồng đã được đầu tư thâm canh cao hơn Tỷ
lệ thành rừng đạt khoảng 75-80%, chất lượng và năng suất rừng được cải thiện Diện tích trồng rừng hàng năm tăng lên đáng kể, từ 125.000ha/năm trong năm 1992 lên 227.000ha/năm trong năm 1997; Từ năm 1991-1995 cũng trồng được 1,610 tỷ cây phân tán
+ Giai đoạn 1998 đến nay: Đây là giai đoạn hoạt động trồng rừng mạnh
mẽ nhất và có hiệu quả nhất Nhờ các chương trình trồng rừng lớn bằng nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn do các tổ chức quốc tế tài trợ mà diện tích
Trang 27trồng rừng trong giai đoạn này đã lên đến 1.762.851 ha, trong đó rừng phòng
hộ và đặc dụng là 1.207.829 ha, rừng sản xuất là 555.022 ha [7]
Nét nổi bật của giai đoạn này là:
- Quốc hội và Chính phủ đã thông qua và phê chuẩn Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661) nhằm hoàn thành phủ xanh đất trống đồi núi trọc vào năm 2010
- Đã bổ sung nhiều chủ trương chính sách như: (i) Chính sách về tín dụng đầu tư phát triển (Nghị định 43/1999/NĐ-CP); (ii) Chính sách đổi mới tổ chức và
cơ chế quản lý Lâm trường Quốc doanh (Quyết định 187/1999/QĐ-TTg); (iii) Chính sách về giao đất, cho thuê đất Lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích Lâm nghiệp (Nghị định 163/NĐ-CP); (iv) Chính sách về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước ở các cấp về rừng và đất lâm nghiệp (Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg); (v) Chính sách về quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp (Quyết định 178/2001/QĐ-TTg); (vi) Chủ tương đơn giản hoá về thủ tục khai thác, vận chuyển, xuất khẩu gỗ rừng trồng;
- Đã chú trọng nhiều vào khâu quản lý kỹ thuật nhằm tạo nên những bước đột phá về năng suất Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có chương trình tăng cường năng lực giống cây trồng, vật nuôi và cây lâm nghiệp Công tác tuyển chọn, lai tạo, nhân giống bằng mô hom được phát triển, giảm dần việc trồng rừng bằng các giống xô bồ, không rõ nguồn gốc, tăng tỷ lệ giống có chất lượng cao Đến nay khoảng 70% giống cho trồng rừng sản xuất đã có chất lượng tốt, 50% giống cho trồng rừng phòng hộ được kiểm soát Trong giai đoạn này tỷ lệ thành rừng đã đạt trên 80%, năng suất rừng trồng đạt 15- 20/m3/ha/năm ở phía Bắc và 20-25 m3/ha/năm ở phía Nam Nhiều khu rừng thí nghiệm đạt 35-40 m3/ha/năm có khả năng tổng kết đánh giá đưa vào sản xuất
- Trồng cây phân tán theo Tết trồng cây do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động (năm 1960) đã trở thành một tập quán tốt đẹp của dân tộc, đã huy động mọi
Trang 28tầng lớp nhân dân và mọi thành phần kinh tế tham gia trồng cây, trồng rừng; đã xuất hiện hàng vạn hộ trồng cây, trồng rừng giỏi, có mức thu nhập cao
Bên cạnh đó, nhiều chương trình, Dự án của các tổ chức quốc tế đã quan tâm đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam Từ đó, đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu, đánh giá về sinh trưởng, tăng trưởng, phát triển rừng trồng ở Việt Nam Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu về rừng trồng đã được thực hiện ở nước ta
Năm 1983- 1985 Nguyễn Xuân Quát; Vũ văn Mễ và Đoàn Bổng đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Bước đầu xác định cây trồng cho các vùng kinh tế lâm nghiệp” Kết quả đề tài đã tổng hợp cơ cấu cây trồng cho 9 vùng kinh tế lâm nghiệp, trong đó có một số loài cây bản địa
Theo Phạm Xuân Hoàn (2000), mười loài cây bản địa, bao gồm: Gội trắng, Re hương, Nhội, Trám, Sấu, Lát hoa, Lim xanh, Lim xẹt, Dẻ và Kim giao đã được đưa vào trồng dưới tán các lâm phần Keo lá tràm và Keo tai tượng ở Vườn quốc gia Cát Bà theo phương thức trồng hỗn giao thao hàng Năm 2010 đánh giá kết quả thí nghiệm cho thấy, dưới tán rừng Keo tai tượng các loài cây bản địa sinh trưởng kém hơn dưới tán của Keo lá tràm Tỷ lệ sống của các loài cây bản địa trồng hỗn giao dưới tán Keo tai tượng đạt 79,1%, thậm chí loài Sấu chết hoàn toàn Trong khi đó dưới tán Keo lá tràm, tỷ lệ này
là 95,3% Lượng tăng trưởng thường xuyên và tăng trưởng bình quân của cây bản địa dưới tán Keo lá tràm cao hơn
Nguyễn Bá Chất (1995) đã nhận thấy việc chọn loài phối hợp với Lát hoa đang còn khoảng trống cơ sở lý luận và thực tiễn Thí nghiệm trồng hỗn giao Lát hoa với loài Trai, Nghiến, Bứa… ở tuổi 5 chưa thấy có ảnh hưởng đến sinh trưởng của Lát hoa
Khi so sánh sinh trưởng của 18 loài cây trồng bản địa và nhập nội (trong
đó có Giổi xanh, Lát hoa, cùng với Bạch đàn) trồng thử nghiệm thuần loài tại
5 tỉnh miền núi phía bắc, Hoàng Văn Sơn (1996) nhận thấy hầu hết các loài
Trang 29đều có tỷ lệ sống thấp và chúng không thích hợp với việc phát quang thực bì khi trồng
Năm 2008, Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Trung Trung Bộ đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng vùng Trung Trung bộ - Việt Nam”, với các phương thức trồng thuần loài, trồng hỗn giao cây bản địa với cây bản địa, cây bản địa với các loại Keo, cây bản địa trồng hỗn giao với Thông, trồng dưới tán rừng, trồng trên đất trống… và trồng theo nhiều công thức trồng khác nhau, trên nhiều loại đất khác nhau, đã đi đến kết luận: Bên cạnh những loài sinh trưởng tốt, có triển vọng gây trồng cũng còn nhiều loài đã bộc lộ nhiều nhược điểm, một số cây bản địa không phù hợp, sinh trưởng kém, khả năng thành rừng thấp, phương thức trồng chưa hợp
lý, hạn mức đầu tư còn nhiều hạn chế dẫn đến kết quả thành rừng chưa cao Trong công trình nghiên cứu “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng Keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) làm nguyên liệu giấy tại Đăk Lăk và Đăk Nông” của tác giả Đặng Văn Dung đăng trên tạp chí khoa học lâm nghiệp số 2/2008; Tác giả khẳng định, trữ lượng trung bình của dòng Keo lai BV10 sau 6 năm tuổi có thể đạt 166,82m3/ha; mức lãi cao nhất có thể đạt được là 32,1 triệu đồng/ha Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ giới hạn ở những điều kiện lập địa hẹp của tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông
Bên cạnh các nghiên cứu về phục hồi rừng bằng phương pháp trồng mới, thì các nghiên cứu về khoanh nuôi tái sinh rừng đã được quan tâm nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ 20 Điển hình và tiêu biểu là nghiên cứu về tái sinh của Viện Điều tra quy hoạch rừng từ năm 1962 đến năm 1969,
đã điều tra tái sinh tự nhiên theo các "loại hình thực vật ưu thế" rừng thứ sinh ở Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969) và Lạng Sơn (1969) Đáng chú ý là kết quả điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng Sông Hiếu (1962-1964) Với sự trợ giúp của chuyên gia Trung Quốc Từ kết quả điều tra tái sinh, dựa vào mật
độ cây tái sinh, Vũ Đình Huề (1969), đã phân chia khả năng tái sinh rừng thành
Trang 305 cấp: rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu Nhìn chung nghiên cứu này mới chỉ chú trọng đến số lượng mà chưa đề cập đến chất lượng cây tái sinh Cũng từ kết quả điều tra trên, Vũ Đình Huề (1975), đã tổng kết và rút ra nhận xét, tái sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới Dưới tán rừng nguyên sinh, tổ thành loài cây tái sinh tương tự như tầng cây
gỗ dưới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây gỗ mềm kém giá trị và hiện tượng tái sinh theo đám được thể hiện rõ nét tạo nên sự phân bố số cây không đồng đều trên mặt đất rừng Với những kết quả đó, tác giả đã xây dựng biểu đánh giá tái sinh áp dụng cho các đối tượng rừng lá rộng miền Bắc nước ta Đánh giá vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên ở các vùng miền Bắc, Trần Xuân Thiệp, nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi về lượng, chất lượng của tái sinh tự nhiên và rừng phục hồi Qua đó, tác giả kết luận: Rừng phục hồi vùng Đông Bắc chiếm trên 30% diện tích rừng hiện có, lớn nhất so với các vùng khác Khả năng phục hồi hình thành các rừng vườn, trang trại rừng đang phát triển ở các tỉnh trong vùng Rừng Tây Bắc phần lớn diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy, diễn thế rừng ở nhiều vùng xuất hiện nhóm cây ưa sáng chịu hạn hoặc rụng
lá, kích thước nhỏ và nhỡ là chủ yếu và nhóm cây lá kim rất khó tái sinh phục hồi trở lại do thiếu lớp cây mẹ
Đặng Kim Vui (2002), khi nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương
rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với đối tượng là rừng phục hồi tự nhiên ở các giai đoạn tuổi khác nhau, đã nghiên cứu về cấu trúc tổ thành loài, cấu trúc dạng sống, cấu trúc hình thái, mật độ, độ phủ, của các trạng thái rừng
và kết luận: Tổng số loài cây của hệ sinh thái rừng phục hồi giảm dần khi giai đoạn tuổi tăng lên, đồng thời số loài cây gỗ tăng dần, số loài cây cỏ, cây bụi giảm nhanh Theo quá trình phục hồi, trạng thái rừng có sự thay đổi về tầng thứ
và thành phần thực vật ở các tầng, ở giai đoạn cuối của quá trình phục hồi (từ
10 - 15 tuổi) rừng có cấu trúc 5 tầng rõ rệt Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phục hồi rừng sau nương rẫy
Trang 31Nghiên cứu sự biến động về mật độ và tổ thành loài tái sinh trong các trạng thái thực bì ở tỉnh Quảng Ninh, Nguyễn Thế Hưng (2003) Tác giả kết luận khả năng tái sinh tự nhiên của các trạng thái thực vật có liên quan nhiều đến độ che phủ, mức độ thoái hoá của thảm thực vật, phương thức tác động của con người
và tổ thành loài trong quần xã
Nghiên cứu về rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy ở tỉnh Sơn La tác giả Lê Đồng Tấn (2003), cho biết kết cấu tổ thành rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy khá đơn giản Được thể hiện ở hệ số tổ thành của
tổ hợp loài ưu thế cao, nhiều nơi chỉ 2 đến 3 loài đã chiếm ưu thế tuyệt đối Phân bố cây trên mặt đất là phân bố ngẫu nhiên, nhưng đối với từng loài cây thì là phân bố cụm
Phục hồi đất sau canh tác nương rẫy còn ít được quan tâm nghiên cứu
Lê Đồng Tấn (1999), đã nghiên cứu một số tính chất hoá học và dinh dưỡng của đất qua các giai đoạn diễn thế phục hồi rừng tự nhiên trên đất sau nương rẫy ở Sơn La Tác giả nhận xét: tính chất hoá học và dinh dưỡng đất được cải thiện dần qua các giai đoạn diễn thế từ trảng cỏ đến rừng thứ sinh, hàm lượng mùn tăng, độ chua giảm và các chất dễ tiêu được tích luỹ nhưng chậm
Tái sinh rừng tự nhiên nhiên nhiệt đới là một vấn đề rất đa dạng và phong phú Quá trình này bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, như vị trí địa lí, đất đai thổ nhưỡng, khí hậu thủy văn và các biện pháp tác động đến tầng cây cao, nguồn gốc hình thành rừng, v.v Chính vì thế cho dù quá trình tái sinh có những qui luật nhất định, vốn có tồn tại khách quan, nhưng do các tác động trên làm cho chúng trở nên rất phức tạp Thực tế cho thấy, với điều kiện nước ta hiện nay, nhiều khu vực vẫn phải trông cậy vào tái sinh tự nhiên còn tái sinh nhân tạo mới chỉ được triển khai trên quy mô hạn chế
1.2.2 Các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả phát triển rừng của Dự án
Ở Việt Nam, việc đánh giá hiệu quả phát triển rừng Dự án được nhắc đến nhiều từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX Việc tiếp cận muộn hơn so với nhiều nước
Trang 32trên thế giới đã tạo ra những cơ hội tốt trong việc tiếp cận phương pháp mới trong đánh giá Đặc biệt, trong các Dự án lâm nghiệp thì hiệu quả đầu tư không chỉ được đánh giá qua các chỉ tiêu kinh tế mà hiệu quả về mặt xã hội
và môi trường cũng được quan tâm Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế thị trường, các nghiên cứu trong thời gian qua đang tập trung chủ yếu vào đánh giá hiệu quả kinh tế Dự án trồng rừng để giúp cho việc lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả nhất về mặt tài chính
Theo Vũ Nhâm [20] trước khi đánh giá hiệu quả phát triển rừng của một
Dự án cần chuẩn bị một số bước sau:
+ Bước 1: Xem xét các mục tiêu và thực hiện các hoạt động của Dự án + Bước 2: Xác định lý do đánh giá
+ Bước 3: Xác định các vấn đề đánh giá
+ Bước 4: Xác định ai sẽ thực hiện đánh giá
+ Bước 5: Xác định các chỉ số trực tiếp và gián tiếp, định lượng và định tính trong đánh giá
+ Bước 6: Xác định các nguồn thông tin cần thu thập cho đánh giá
+ Bước 7: Xác định yêu cầu chuyên môn của người đánh giá
+ Bước 8: Lập kế hoạch thời gian tiến hành đánh giá
+ Bước 9: Xác định ai sẽ thu thập thông tin
+ Bước 10: Phân tích trình bầy kết quả
Để đảm bảo tính bền vững của Dự án, khi đánh giá hiệu quả phát triển rừng cần quan tâm, xem xét hiệu quả Dự án dưới các góc độ: kinh tế,
xã hội và môi trường
Một số công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế cho các Dự
án trồng rừng gỗ nguyên liệu được tiến hành vào thập kỷ 90 như: Per H Stahl và Heine Krekula (1990) [44] với công trình “Đánh giá hiệu quả kinh
tế cho hoạt động kinh doanh rừng trồng Bạch đàn tại vùng nguyên liệu giấy Phú Thọ” Các chỉ tiêu NPV, IRR được dùng chủ yếu để đánh giá hiệu quả
Trang 33kinh tế Một số chỉ tiêu về hiệu quả xã hội và môi trường cũng đã được nhắc đến nhưng nhìn chung còn rất hạn chế và chưa rõ ràng, đặc biệt những ảnh hưởng của cây Bạch đàn đến môi trường đất, nước chưa được chú ý đến Một chương trình máy tính đã được Heine Krekula xây dựng nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu trên một số vùng sinh thái như: Bạch đàn ở Măng Yang (Gia Lai), Mỡ ở Vĩnh Phúc và Phú Thọ, Bồ đề ở Tuyên Quang Kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn các loài cây trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu giấy của các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ
Sau thập kỷ 90, vấn đề hiệu quả xã hội và môi trường đã được nhiều tác giả quan tâm trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Dự án Các nghiên cứu tập trung xác định rõ nguyên nhân của sự thay đổi về mặt kinh tế, xã hội và môi trường ở thời điểm trước và sau khi Dự án được triển khai Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng các phương pháp và xây dựng lý thuyết đánh giá Nổi bật trong số các công trình nghiên cứu đó là:
Lê Thạc Cán (1994) với công trình nghiên cứu “Đánh giá tác động môi trường - phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn” Kết quả nghiên cứu đã tạo ra một hướng mới và một tiền đề về phương pháp luận, cơ sở khoa học định hướng cho việc nghiên cứu về môi trường trong giai đoạn tiếp theo [8] Trần Hữu Dào (1995) đã đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình trồng Quế thâm canh, thuần loài, quy mô hộ gia đình tại huyện Văn Yên - Yên Bái Tuy nhiên, việc đánh giá các chỉ tiêu xã hội và môi trường vấn còn chưa sâu [12]
Đoàn Hoài Nam (1996) với công trình “Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế, sinh thái của một số mô hình rừng trồng tại Yên Hưng - Hàm Yên - Tuyên Quang” đã đề cập đến hiệu quả tổng hợp về mặt kinh tế, sinh thái, tuy nhiên hiệu quả xã hội vấn chưa được đánh giá [19]
Trang 34Đỗ Doãn Triệu (1997), đã đề cập đến phương pháp phân tích hiệu quả đầu tư các Dự án trồng rừng và phân biệt được sự khác nhau giữa phân tích tài chính và kinh tế của Dự án Toàn bộ nội dung này được giới thiệu trong bải giảng “Đánh giá kinh tế các Dự án đầu tư trồng rừng trong cơ chế thị trường” do chính tác giả biên soạn [27]
Cao Danh Thịnh (1998), đã đề cập đến vấn đề định lượng các chỉ tiêu đánh giá thông qua các trọng số trong việc tính toán hiệu quả tổng hợp kinh tế
- môi trường Theo tác giả thì phương pháp tính trọng số bằng tương quan cho
độ chính xác cao nhất [25]
Đỗ Đức Bảo và cộng sự (2001) đã sử dụng phương pháp ma trận môi trường để đánh giá tác động của các loại hình canh tác và phương án canh tác lâm nghiệp ở khu vực lòng hồ huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Các loại hình canh tác được đánh giá bao gồm: Vườn tạp, nông lâm kết hợp và rừng tự nhiên,… Theo phương pháp này, việc phân tích được phân theo hàng và cột, chúng ta có thể đưa ra hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau thuộc các lĩnh vực chịu tác động như kinh tế, xã hội và môi trường Phương án được đánh giá cuối cùng thông qua tổng số điểm đạt được Tuy nhiên, theo phương pháp này
có một hạn chế là việc cho điểm phụ thuộc vào ý muốn chủ quan, kinh nghiệm và trình độ của người chấm điểm nên độ chính xác không cao [2]
Nghiên cứu về tác động của các Dự án trồng rừng đã được quan tâm bởi nhiều tác giả, điển hình như: Phạm Xuân Thịnh (2002) [26], “Đánh giá tác động của Dự án KFW1 tại vùng Dự án xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”; Đàm Đình Hùng (2003) [17], “Nghiên cứu tác động của
Dự án lâm nghiệp và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn tại tiểu Dự án xã Tân Thành, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”; Lại Thị Nhu (2004) [21], “Đánh giá tác động của Dự án trồng rừng nguyên liệu ván dăm giai đoạn 1999-2003 của Công ty lâm nghiệp Thái Nguyên”; Nguyễn Xuân Sơn (2005) [24], “Đánh giá tác động của Dự án lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên
Trang 35nhiên tỉnh Nghệ An đến vùng đệm Vườn Quốc gia Pù Mát”; Cao Lâm Anh (2007) [1], “Đánh giá tác động của Dự án trồng rừng KFW4 đến sinh kế của người dân vùng Dự án huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa” Điểm chung của những nghiên cứu này là đều đánh giá trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác động của Dự án đến kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái mà chưa lượng hóa được hiệu quả phát triển rừng của Dự án, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển rừng của Dự án
2.3 Nhận xét đánh giá chung
Qua những nghiên cứu trên cho thấy, đánh giá thực trạng và hiệu quả phát triển rừng đã và đang được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm Rất nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá hiện trạng rừng, phương pháp trồng rừng, phương pháp đánh giá hiệu quả phát triển rừng của Dự án đã được áp dụng trong việc đánh giá hiệu quả của các Dự án đầu tư trồng rừng Xu hướng hiện nay, các nghiên cứu về trồng rừng, phục hồi rừng tập trung giải quyết các vấn đề theo hướng tiếp cận chuyển từ các hoạt động mang tính áp đặt với thiên nhiên sang quản lý phục hồi rừng theo hướng gần gũi thân thiện với thiên nhiên, lấy các điều kiện tự nhiên, thiên nhiên làm tâm điểm các vấn đề
mô phỏng, thực hiện và quản lý bền vững Nhằm đạt được mục tiêu này, sẽ không gì khác ngoài việc sử dụng cây bản địa và quản lý bền vững các lâm phần hỗn giao cây bản địa lá rộng cho các mục tiêu lâu dài
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về đánh giá thực trạng và hiệu quả phát triển rừng của Dự án đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Dự án KFW4 có thể nói còn rất mới mẻ, đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển Đây lại là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có đầu tư thích đáng về thời gian và tiền của nên nhìn chung chúng ta còn thiếu hụt về thông tin, về phương pháp luận và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn Chính những tồn tại trên đây là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho công tác quản lý, đầu tư các chương trình, Dự án tiếp theo Do
Trang 36vậy chúng ta cần phải tiếp tục có những nghiên cứu nhằm hoàn thiện dần phương pháp luận cũng như tích luỹ dần kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời làm phong phú thêm nguồn thông tin cho các nhà nghiên cứu sau này Vì vậy, lựa chọn đề tài đánh giá thực trạng và hiệu quả phát triển rừng của Dự án KFW4 tại Thanh Hoá là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn
Trang 37Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và hiệu quả phát triển rừng của Dự án KFW4 ở hai huyện Thạch Thàch và Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa
- Đối tượng khảo sát của đề tài bao gồm:
+ Các hoạt động phát triển rừng của Dự án
+ Rừng trồng và rừng khoanh nuôi của Dự án
+ Hiệu quả kinh tế: thông qua các chỉ tiêu cơ cấu thu nhập, phân loại kinh tế hộ và các chỉ tiêu NPV; BCR; IRR
+ Hiệu quả xã hội: Được xem xét trên mức độ thu hút lao động, nâng cao nhận thức, năng lực của người dân và cộng đồng tham gia Dự án
+ Hiệu quả sinh thái: chỉ giới hạn ở các chỉ tiêu nâng cao độ che phủ rừng trong khu vực, độ phì của đất
2.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Về lý luận: Xác định được thực trạng và hiệu quả phát triển rừng của
Dự án KFW4 ở địa điểm nghiên cứu
- Về thực tiễn: Đề xuất được một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển
kết quả của Dự án theo hướng ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn sản xuất
Trang 382.4 Nội dung nghiên cứu
2.4.1 Đánh giá thực trạng phát triển rừng của Dự án KFW4 tỉnh Thanh Hoá
a) Thực trạng hoạt động phát triển rừng của Dự án:
- Quy hoạch sử dụng đất cấp xã
- Điều tra phân chia lập địa
- Thiết kế đo đạc diện tích và giao đất
- Chất lượng của các loài cây trồng
- Tình hình sinh trưởng, phát triển của một số loài cây trồng chính
- Mật độ, tình hình sinh trưởng cây tái sinh trong rừng khoanh nuôi
2.4.2 Đánh giá hiệu quả phát triển rừng của Dự án
a) Hiệu quả kinh tế: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế: cơ cấu thu nhập, phân loại kinh tế hộ và các chỉ tiêu: NPV; BCR; IRR
b) Hiệu quả xã hội:
- Mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động của Dự án
- Nâng cao nhận thức, năng lực của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng
c) Hiệu quả sinh thái:
- Nâng cao độ che phủ rừng trong khu vực
- Nâng cao độ phì của đất (trước khi thiết lập rừng và thời điểm hiện tại)
Trang 392.4.3 Ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu đến hiệu quả phát triển rừng
a) Ảnh hưởng của việc chọn loài cây trồng
b) Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật
c) Ảnh hưởng của nhân tố tổ chức thực hiện
d) Ảnh hưởng của cơ chế tài chính
2.4.4 Đề xuất một số giải pháp duy trì phát triển các kết quả của Dự án
2.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
2.5.1.1 Kế thừa tài liệu
Những số liệu được Đề tài kế thừa bao gồm:
+ Các văn bản, ấn phẩm có liên quan: Văn kiện Dự án, bản đồ hiện trạng đất đai, bản đồ qui hoạch, bản đồ lập địa, các báo cáo giám sát và đánh giá tác động
Dự án, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tài nguyên rừng của vùng Dự án, các qui trình, qui phạm, các kết quả nghiên cứu đã có, các phần mềm xử lý số liệu + Tài liệu khác có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu
2.5.1.2 Thu thập số liệu
a) Phỏng vấn hộ gia đình:
Phương pháp này được áp dụng nhằm thu thập những thông tin về hiệu quả phát triển rừng của Dự án trên các mặt kinh tế, xã hội: cơ cấu thu nhập; phân loại kinh tế hộ gia đình; mức độ tham gia và ý thức của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng
Đề tài đã sử dụng các phiếu phỏng vấn, trong đó ghi sẳn những câu hỏi
và có cả các câu hỏi linh hoạt Đối tượng được phỏng vấn là các hộ gia đình
có thời gian dài sinh sống trên địa bàn và có tham gia các hoạt động của Dự
án như: trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ và làm giàu rừng Các hộ gia đình được lựa chọn theo phương pháp điển hình đại diện về điều kiện kinh tế
- xã hội trong khu vực Mỗi xã đã chọn 30 hộ, tổng số phiếu phỏng vấn của 2
xã 60 phiếu
Trang 40b) Thu thËp sè liÖu trªn « tiªu chuÈn rõng (OTC):
Sử dụng phương pháp lập ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời để đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh Do điều kiện nghiên cứu có hạn và diện tích rừng trồng của các loài cây khác nhau, luận văn chỉ tiến hành nghiên cứu chi tiết về tình hình sinh trưởng của 3 loài cây trồng có diện tích nhiều nhất (Lát hoa, Sao đen, Sấu) của Dự án trên địa bàn 2 xã: (xã Thạch Cẩm huyện Thạch Thành và xã Vĩnh Hùng huyện Vĩnh Lộc)
- Mỗi loài cây lập 9 ô tiêu chuẩn, với diện tích 500m2/ôtc (25mx20m); số ô tiêu chuẩn của rừng trồng là 27 ô (3 loài x 9 ôtc)
- Đối với mô hình khoanh nuôi tái sinh rừng lập 9 ô tiêu chuẩn đại diện cho các vị trí chân, sườn, đỉnh, với diện tích 200 m2/ôtc (20m x 10 m)
- Trên các ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm các chỉ tiêu lâm học: đường kính thân cây, chiều cao vút ngọn, đường kính tán; phẩm chất cây rừng, độ che phủ thảm tươi…
+ Đường kính thân cây: Dùng thướng kẹp kính để đo theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, với độ chính xác đến mm
+ Chiều cao vút ngọn: đo bằng thước Blumbleiss kết hợp với sào đo cao với độ chính xác đến dm
+ Đường kính tán đo bằng thước dây theo hình chiếu thẳng đứng của tán cây xuống đất
+ Phẩm chất cây: Trong khi điều tra các chỉ tiêu đường kính thân, chiều cao, đường kính tán trong ô tiêu chuẩn, dựa vào hình thái cây rừng và khả năng sinh trưởng để phân cấp cây rừng thành các cấp sau:
(1) Cây tốt: là cây có các chỉ tiêu sinh trưởng đến vượt trội so với lâm phần,
có tán lá phát triển cân đối, không sâu bệnh, không bị cong queo, không gãy ngọn (2) Cây trung bình: là cây sinh trưởng trung bình, các chỉ tiêu khác kém hơn chỉ tiêu cây tốt