Yêu cầu: Câu 1: Lập ngân quỹ bán hàng, ngân quỹ cung ứng hàng hoá và kế hoạch chi tiền của công ty cho từng tháng trong quý IV.. Câu 2: Giả thiết tiền bán hàng sẽ thu được 80% trong t
Trang 1BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN HỌC: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ KHOÁ HỌC: GaMBA01.M1009 Học viên: Vũ Trần Bách – Lớp: GaMBA01.M1009
ĐỀ BÀI:
Công ty Thắng Lợi là một công ty thương mại mua bán nhiều loại hàng hoá khác nhau Công ty muốn lập kế hoạch ngân quỹ cho quý IV Theo kinh nghiệm bán hàng của công ty, 55 % doanh thu bán hàng sẽ thu được trong tháng bán hàng, 35% thu được sau khi bán 1 tháng, 5% sau khi bán 2 tháng và 5 % sẽ không thu được
Công ty bán rất nhiều mặt hàng với giá trung bình 11.000 đ/đơn vị hàng hóa Số liệu về số hàng hóa tiêu thụ được phản ánh như sau:
Số lượng hàng bán Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tháng 1 năm sau
70.000 40.000 60.000 80.000 50.000 60.000
Hàng hóa mua vào phải thanh toán tiền cho người bán trong vòng 15 ngày, do
đó khoảng 50% hàng mua vào được thanh toán trong tháng mua hàng và 50 % còn lại được thanh toán vào tháng tiếp theo sau khi mua Trung bình chi phí cho một đơn vị hàng hóa mua vào là 7.000 đ Dự trữ hàng hóa cuối mỗi tháng được duy trì ở mức 2.000 đơn vị hàng hoá cộng với 10% lượng hàng được bán trong tháng sau
Trang 2Dự kiến chi phí quản lý mỗi tháng bằng 14% doanh thu Khoản chi phí này được chi trả trong tháng phát sinh chi phí
Ngày 28 tháng 11 công ty sẽ phải trả một khoản vay 92.700.000 đ
Yêu cầu:
Câu 1: Lập ngân quỹ bán hàng, ngân quỹ cung ứng hàng hoá và kế hoạch chi
tiền của công ty cho từng tháng trong quý IV
Câu 2: Giả thiết tiền bán hàng sẽ thu được 80% trong tháng bán hàng và 20%
thu được sau khi bán một tháng, tiền mua hàng được công ty thanh toán trong tháng tiếp theo tháng mua hàng Giả thiết này sẽ ảnh hưởng đến các ngân quỹ bán hàng, ngân quỹ cung ứng hàng hóa và kế hoạch chi tiền của công ty như thế nào? Hãy lập ngân quỹ bán hàng, ngân quỹ cung ứng hàng hoá và kế hoạch chi tiền của công ty cho từng tháng trong quý IV theo giả thiết này
Câu 3: Hãy phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện ngân quỹ
bán hàng, ngân quỹ cung ứng hàng hóa và kế hoạch chi tiền của công ty
BÀI LÀM:
Câu 1:
Trang 3NGÂN QUỸ BÁN HÀNG CHO TỪNG THÁNG TRONG QUÝ IV
Số lượng hàng hóa bán ra 60.000 80.000 50.000 190.000
Doanh thu 660.000.000 880.000.000 550.000.000 2.090.000.000
Dự kiến thu tiền
Tháng 10 363.000.000 231.000.000 33.000.000 627.000.000
NGÂN QUỸ CUNG ỨNG HÀNG HÓA CHO TỪNG THÁNG TRONG QUÝ IV
Dự toán chi phí mua hàng hóa 434.000.000 539.000.000 357.000.000 1.330.000.000
Dự kiến chi tiền mua hàng hóa
(Tháng 9 = 50% x 42.000 x 7.000)
KẾ HOẠCH CHI TIỀN CHO TỪNG THÁNG TRONG QUÝ IV
Chỉ tiêu Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng quý IV
1 Chi mua hàng hóa 364.000.000 486.500.000 448.000.000 1.298.500.000
2 Chi phí quản lý 92.400.000 123.200.000 77.000.000 292.600.000
CỘNG 456.400.000 702.400.000 525.000.000 1.683.800.000
Trang 4
Câu 2:
Với giả thiết tiền bán hàng sẽ thu được 80% trong tháng bán hàng và 20% thu được sau khi bán một tháng, tiền mua hàng được công ty thanh toán trong tháng tiếp theo tháng mua hàng, thì sẽ là tốt cho DN vì dự kiến thu tiền theo tháng tăng cao (55% lên đến 80%), ngân quỹ bán hàng cho cả Quý IV tăng Do tiền mua hàng được công ty thanh toán trong tháng tiếp theo tháng mua hàng nên có thể tận dụng nguồn tiền mà đáng lẽ phải trả ngay cho đến tháng sau tháng mua hàng, đồng thời dự kiến chi tiền mua hàng hóa của tháng 12 cuối Quý IV là bằng 0, nên kế hoạch chi tiền của Quý IV
sẽ giảm xuống
NGÂN QUỸ BÁN HÀNG CHO TỪNG THÁNG TRONG QUÝ IV
Doanh thu 660.000.000 880.000.000 550.000.000 2.090.000.000
Dự kiến thu tiền
Trang 5NGÂN QUỸ CUNG ỨNG HÀNG HÓA CHO TỪNG THÁNG TRONG QUÝ IV
3 Dự toán chi phí mua hàng hóa 434.000.000 539.000.000 357.000.000 1.330.000.000
4 Dự kiến chi tiền mua hàng hóa
Tháng 12
KẾ HOẠCH CHI TIỀN CHO TỪNG THÁNG TRONG QUÝ IV
1 Chi mua hàng hóa 294.000.000 434.000.000 539.000.000 1.267.000.000
2 Chi phí quản lý 92.400.000 123.200.000 77.000.000 292.600.000
CỘNG 386.400.000 649.900.000 616.000.000 1.652.300.000
Câu 3:
1 Khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh
nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức
Trang 6có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền
tệ (tiền mặt, tiền gửi…), các khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán Như vậy năng lực tốt, tức là DN có khả năng thanh toán các khoản nợ vay cao,
có thể vay được nhiều tiền, chi mua đầu vào, hàng hóa sẽ tăng, dẫn đến sản lượng sản phẩm đầu ra tăng
2 Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Đây là nhân tố trực tiếp làm tăng chi phí hoạt động doanh nghiệp, nên dẫn đến ảnh hưởng đến việc thực hiện ngân quỹ bán hàng, ngân quỹ cung ứng hàng hóa và kế hoạch chi tiền của công ty Nếu quản lý không tốt sẽ làm tăng chi phí, giảm số lượng hàng hóa mua vào…
3 Doanh thu bán hàng trong tháng:
Nhân tố này ảnh hưởng rõ nhất đến ngân quỹ bán hàng Doanh thu trong tháng giảm thì mọi thứ giảm theo nó, sẽ không tốt cho DN
4 Lượng tiền thu về trong tháng:
Nếu cao sẽ tăng tính thanh khoản, tăng khả năng quay vòng vốn của DN
5 Vốn của công ty, khả năng góp vốn của các cổ đông:
Nếu tốt thì tăng khả năng huy động vốn cho DN, tăng khả năng chi mua hàng hóa
6 Sự biến động về giá bán sản phẩm, sức mua sản phẩm của thị trường, nhu cầu của thị trường:
Những yếu tố trên bị biến động sẽ ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm và giá bán, tức là ảnh hưởng đến doanh thu
7 Chi phí lãi vay hàng tháng phải trả:
Nếu chi phí lãi vay bị điều chỉnh tăng lên, hoặc do sự mất giá của đồng tiền mà
DN vay thì tăng chỉ tiêu trả nợ vay, tăng kế hoạch chi tiền của DN Không những thế,
Trang 7chi phí lãi vay tăng thì sức mua của thị trường giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu
8 Khả năng thanh toán của đối tác mua hàng, khả năng thanh toán của DN đối với đối tác bán hàng:
Đây là yếu tố rất quan trọng, khả năng thanh toán của đối tác mua hàng mà cao, thanh toán được sớm thì ngân quỹ bán hàng sẽ tăng, trong đó nếu đối tác bán hàng đồng ý cho nợ càng lâu càng tốt để DN có được sự chủ động về đồng vốn của mình
9 Dự phòng phải thu khó đòi:
Doanh nghiệp cần xác định các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào hoặc ghi giảm chi phí quản lý, như vậy sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiền và chỉ tiêu
dự kiến thu tiền của DN
10 Giá vốn hàng bán:
Yếu tố này phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, giá thành sản xuất của sản phẩm… Ngoài ra nó còn thể hiện khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính, và trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho ảnh hưởng đến giá bán và dự trữ hàng cuối mỗi tháng
11 Câc chính sách của Nhà nước:
Ở đây không thể không kể đến yếu tố này vì khi Nhà nước áp dụng các biện pháp về kinh tế, tài chính, kỹ thuật, thuế… sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu vào, cung-cầu, sức mua của thị trường, lãi vay ngân hàng, khả năng thanh toán của đối tác…