1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Bài tập hết môn kinh tế quản lý (100)

10 496 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 270,5 KB

Nội dung

Mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận: Chất lượng và số lượng sản phẩm, sự mở rộng hay thu hẹp chủng loại của nó; chi phí và mức giá có thể bán được của mỗi loại sản phẩm thường là những yếu tố

Trang 1

BÀI KIỂM TRA HẾT MÔN

Họ và tên: Phan Văn Bình Lớp : Gamba V0210 Môn học: Kinh tế quản lý

-Mục tiêu của doanh nghiệp là gì và làm thế nào để đạt được mục tiêu đề ra?

BÀI LÀM

Doanh nghiệp là một tổ chức phối hợp và tổ chức các nguồn lực để sản xuất

ra hàng hoá hoặc dịch vụ để bán Trong các lý thuyết kinh tế truyền thống, doanh nghiệp thường được giả định là có mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Tuy nhiên chúng

ta có thể thấy các mục tiêu khác của doanh nghiệp như tối đa hoá doanh thu, tối

đa hoá lợi ích quản lý,… Khi theo đuổi các mục tiêu khác nhau, doanh nghiệp sẽ

có hành vi khác nhau:

1 Mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận: Chất lượng và số lượng sản phẩm, sự

mở rộng hay thu hẹp chủng loại của nó; chi phí và mức giá có thể bán được của mỗi loại sản phẩm thường là những yếu tố có mối liên hệ hữu cơ với nhau và sẽ quyết định mức độ lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được

Trong ngắn hạn, mục tiêu của doạnh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận Nhưng như chúng ta biết, ngắn hạn là một thời kỳ trong đó doanh nghiệp bị hạn chế bởi số lượng nhất định về nhà máy và thiết bị và có các chi phí cố định mà doanh nghiệp phải chịu cho dù có sản xuất hay không

Trong dài hạn, mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá của cải của các cổ đông hay giá trị của doanh nghiệp, giá trị này được xác định bằng giá trị chiết khấu của các khoản lợi nhuận (luồng tiền ròng) của doanh nghiệp Trong trường

hợp này doanh nghiệp có hai loại quyết định Thứ nhất, doanh nghiệp phải ra

quyết định dài hạn (quyết định đầu tư) về năng lực sản xuất là loại hình nhà máy

mà doanh nghiệp muốn lắp đặt Thứ hai, doanh nghiệp phải quyết định việc sử

dụng hiệu quả nhất các máy móc và thiết bị sẵn có

Nếu như lợi nhuận của mỗi thời kỳ độc lập với nhau, thì mô hình một thời

kỳ và nhiều thời kỳ sẽ nhất quán với nhau Tuy nhiên, lợi nhuận kiếm được tại thời kỳ này có ảnh hưởng đến lợi nhuận sẽ kiếm được trong tương lai, vì rằng trong trường hợp này có thể giá trị của doanh nghiệp sẽ tối đa hoá bằng cách hy sinh lợi nhuận ngắn hạn (thí dụ, một doanh nghiệp độc quyền có thể thu được lợi nhuận tối đa rất cao trong ngắn hạn Tuy nhiên, điều đó có thể lôi kéo các doanh nghiệp khác vào ngành và có thể là đối tượng điều tiết của chính phủ Do vậy, giá trị của doanh nghiệp có thể sẽ tối đa nếu như doanh nghiệp không tối đa hoá lợi nhuận ngắn hạn)

Theo mô hình này, giả định doanh nghiệp là nhà sản xuất biết được:

- Chi phí và sản lượng: doanh nghiệp được giả định sản xuất một loại sản phẩm tiêu chuẩn hoá và các chi phí sản xuất biết trước theo hình chữ U Chi phí

Trang 2

bình quân giảm xuống trong khoảng từ A tới B, vì chi phí cố định được chia nhỏ cho lượng sản phẩm tăng lên, và bắt đầu tăng lên ngoài điểm B khi mà quy luật hiệu suất giảm dần làm tăng chi phí biến đổi bình quân (Hình 1)

- Các điều kiện của cầu: Giả định doanh nghiệp biết được thông tin về sản lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể bán ở tại mỗi mức giá Cầu phụ thuộc

vào 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng Thứ nhất, phụ thuộc vào hành vi của người tiêu dùng, họ sẽ xác định tổng cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp Thứ hai, cầu

phụ thuộc vào cơ cấu ngành của doanh nghiệp hoạt động và hành vi của các đối thủ cạnh tranh

Sau khi có các thông tin về điều kiện cầu, chi phí và sản lượng chúng ta có thể xây dựng mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận theo phương pháp toán tối ưu, như sau:

Mục tiêu: Tối đa hoá lợi nhuận π(q) -> max

trong đó: π(q) = TR(q) - TC(q) trong đó: π(q) - Lợi nhuận;

TR(q) - Tổng doanh thu;

TC(q) - Tổng chi phí;

q - Sản lượng bán ra

Điều kiện thoả mãn:

Điều kiện 1: dπ/dq = dTR/dq - dTC/dq = 0 hoặc dTR/dq - dTC/dq

Điều kiện 2: d2TR/dq2 < d2TC/dq2

Đó chính là nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận: sản xuất tại một mức sản lượng tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên và độ dốc của đường chi phí cận biên lớn hơn độ dốc của đường doanh thu cận biên

A

P*

B

D Sản lượng Q* MR Q Hình 1 Hình 2

Trong hình biểu diễn, mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận là Q* và giá tối

đa hoá lợi nhuận là P* Trong mô hình, chúng ta thấy rằng sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất và bán được giả định là như nhau Nếu không có sự thay đổi về điều kiện của cầu thì doanh nghiệp không có xu hướng thay đổi giá hay sản lượng Doanh nghiệp trong trạng thái cân bằng ngắn hạn (Hình 2)

Trang 3

2 Mục tiêu tối đa hoá doanh thu: Doanh nghiệp có thể tăng được doanh

số bán, mở rộng được thị trường hay không sẽ tuỳ thuộc rất lớn vào khả năng thâm nhập thị trường, mở rộng chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp Doanh nghiệp đó có thể lôi kéo được khách hàng về phía mình hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào uy tín sản phẩm, chất lượng, thương hiệu của doanh nghiệp đối với họ

Mô hình mục tiêu này do William Baumol (1958) đề xuất Trong mô hình này, tiền lương của các giám đốc, địa vị của họ và các khoản tiền thưởng thường

có quan hệ với quy mô của doanh nghiệp mà họ quản lý Quy mô này được đo bằng doanh thu bán hàng chứ không phải là lợi nhuận Trong trường hợp đó, các nhà quản lý sẽ quan tâm tới việc tăng doanh số bán hàng chứ không phải là tăng lợi nhuận, và như vậy mục tiêu của doanh nghiệp sẽ là tối đa hoá tổng doanh thu chứ không phải là tối đa hoá lợi nhuận

Xét theo nhiều khía cạnh, mô hình mục tiêu này cũng chia sẻ các đặc điểm

cơ bản so với mô hình chuẩn Đó cũng là một mô hình tối ưu hoá trong đó một doanh nghiệp sản xuất một mặt hàng có mục tiêu duy nhất, có thông tin hoàn hảo

và biết được các điều kiện của cầu và chi phí

Một doanh nghiệp mục tiêu tối đa hoá doanh thu sẽ luôn sản xuất nhiều hơn và đặt giá thấp hơn so với một doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận khi có cùng điều kiện về chi phí và cầu vì:

- Để tối đa hoá tổng doanh thu, doanh thu cận biên bằng không (MR=0);

- Để tối đa hoá lợi nhuận, doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên (MR=MC);

- Vì chi phí cận biên lớn hơn không, do đó đối với doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận doanh thu cận biên phải lớn hơn không;

- Do đó doanh thu cận biên của doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận phải lớn hơn doanh thu cận biên của doanh thu cận biên của doanh nghiệp tối đa hoá doanh thu;

- Vì doanh thu cận biên là đường nghiêng xuống, sản lượng cân bằng của doanh nghiệp tối đa hoá doanh thu phải lớn hơn sản lượng cân bằng của doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận

B

PC3

PC1

Hình 3

Trang 4

Trong hình biểu diễn trên (Hình 3), doanh nghiệp sẽ chọn mức sản lượng

A, với mức tổng doanh thu B và lợi nhuận C (đó là mức sản lượng cao hơn và mức giá thấp hơn so với mức tối đa hoá lợi nhuận sản lượng D và tổng doanh thu E) Khi tối đa hoá doanh thu, doanh nghiệp cũng thu được một lượng lợi nhuận nhất định Tuy nhiên, mức lợi nhuận đó có thể chưa đủ để thoả mãn các cổ đông

và trong nhiều trường hợp tối đa hoá doanh thu còn gây ra thua lỗ cho doanh nghiệp Do đó, mục tiêu tối đa hoá doanh thu đơn giản là không đủ mà phải kèm theo ràng buộc về mức lợi nhuận tối thiểu phải đạt được

3 Mục tiêu tối đa hoá lợi ích quản lý: Oliver Williamson đưa ra khái

niệm "sự ưa thích chi tiêu" để xây dựng mô hình tối đa hoá lợi ích quản lý Theo Williamson, mục tiêu của người quản lý là tối đa hoá lợi ích của chính họ và người quản lý đạt được điều đó bằng cách chi tiêu cho những việc không cần thiết cho công việc nhưng lại thoả mãn mục đích riêng tư Williamson xác định 3 loại chi tiêu cơ bản sau:

- Chi tiêu để tuyển thêm biên chế vượt quá mức cần thiết để vận hành doanh nghiệp (S) Điều này làm tăng quyền lực, uy tín và ích lợi của người quản

lý khi họ cho là quản lý nhiều người sẽ thích hơn

- Chi thêm tiền "bổng lộc" cho người quản lý (M) Đó là việc tiêu dùng xa

xỉ như ô tô sang trọng, quần áo, tiệc tùng,

- Lợi nhuận tự do, là lợi nhuận sau thuế cao hơn lượng tối thiểu cần thiết cho các cổ đông Phần đó sẵn có để người quản lý chi tiêu cho các hoạt động nhằm mục tiêu riêng tư của họ

4 Mục tiêu an toàn: Chính sách sản phẩm bảo đảm cho doanh nghiệp một

sự tiêu thụ chắc chắn, tránh cho doanh nghiệp khỏi những rủi ro, tổn thất trong kinh doanh Điều đó liên quan chặt chẽ với chính sách đa dạng hoá sản phẩm theo

kiểu "không nên bỏ trứng vào một lọ" của doanh nghiệp.

Trong thực tế, việc nghiên cứu mục tiêu, và mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là rất có ý nghĩa cho hoạt động phân tích cơ bản, bởi đối tượng của phân tích cơ bản hay phân tích tài chính là hoạt động của doanh nghiệp được dẫn dắt bởi chính sách của các nhà quản lý Nếu thấu hiểu mục tiêu của các nhà quản lý theo đuổi, chúng ta dễ dàng hơn trong việc luận giải và phân tích hành vi của doanh nghiệp

Phần lớn mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp dường như luôn được nói tới là tối đa hoá lợi nhuận Tuy nhiên, rủi ro càng lớn, lợi nhuận càng cao Theo cách hiểu đó, tối đa hoá lợi nhuận đồng nghĩa với tối đa hoá rủi ro và chắc chắn chủ sở hữu doanh nghiệp không cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện điều đó Vậy mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là gì?

Muốn biết điều này, cần phân tích động cơ cổ đông của doanh nghiệp, bởi họ là chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp Quyền lợi của cổ đông bao gồm: cổ tức được phân phối hàng năm; lợi nhuận để lại tái đầu tư và làm tăng giá cổ phiếu;

Trang 5

quyền kiểm soát, hay chính xác hơn, phần lớn cổ đông không quan tâm đến quyền lợi này Song nhìn chung, các cổ đông đều mong muốn thu nhập của họ tăng càng nhiều càng tốt, hay nói cách khác, cổ đông luôn muốn tăng tối đa giá trị tài sản của họ Đây là nguyện vọng chính đáng của cổ đông mà các nhà quản lý cần phải tôn trọng

Mục tiêu trên không phải là tất cả Những nhà quản trị công ty, các sáng lập viên do phải nắm giữ các cổ phiếu lâu dài nên họ dường như không quan tâm đến

sự tăng giá trong ngắn hạn Họ là những nhà đầu tư không muốn nhận cổ tức với

lý do không phải họ quá giàu, mà là động cơ tránh thuế (giữ lợi nhuận tái đầu tư chưa phải đóng thuế thu nhập từ cổ tức) Muốn có cổ tức cao, tăng giá cổ phiếu lớn, công ty phải đầu tư vào các dự án có mức sinh lời cao Khi công ty có lợi nhuận cao, các nhà quản lý cũng không được nhiều hơn các cổ đông khác, do chính sách phân phối "phổ thông đầu phiếu" - thu nhập của mỗi cổ phiếu là như nhau Song lợi nhuận cao cũng đi kèm với rủi ro lớn Khi mất giá, các nhà quản lý

sẽ mất nhiều hơn các cổ đông khác Đây là vấn đề luôn tồn tại trong các doanh nghiệp Do vậy, có thể nói, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định thị giá cổ phiếu trên thị trường

Trong phạm vi môn học và qua thực tế nghiên cứu một số doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Nghệ An, tôi trình bày mục tiêu ngắn hạn (trước mắt) của Công ty

Cổ phần thực phẩm sữa TH, một công ty mới thành lập cuối năm 2009, với nội

dung “Mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm trong nước”.

I THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

1 Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH

2 Tên tiếng anh: TH MILK FOOD JOINT STOCK COMPANY

3 Tên viết tắt:TH MILK FOOD

4 Loại h ình :Công ty cổ phần

5 Logo:

6 Địa chỉ: Xã Nghĩa Sơn - Huyện Nghĩa Đàn - Tỉnh Nghệ An

7 Ngày thành lập: 8/09/2009

8 Nhà đầu tư: Ngân hàng TMCP Bắc Á

9 Lĩnh vực hoạt động: - Mua bán, chế biến sữa, sữa đậu nành và các sản phẩm từ sữa; - Mua bán, chế biến nước hoa quả và đồ uống; - Mua bán nguyên liệu, hương liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh ngành sữa

và thực phẩm; - Chăn nuôi bò sữa, vùng nguyên liệu

Trang 6

II MỤC TIÊU DÀI HẠN: Trở thành nhà sản xuất hàng đầu trong ngành hàng

sữa có nguồn gốc từ thiên nhiên

III NỘI DUNG:

1 Tình hình chung về ngành sữa Việt Nam:

Hiện nay, thị phần sản phẩm sữa sản xuất trong nước chiếm khoảng trên 80%, riêng thị phần mặt hàng sữa bột sản xuất trong nước hiện chỉ chiếm khoảng gần 40% Còn lại 60% thị phần thuộc về hàng nhập khẩu, trong đó tập trung chủ yếu ở một số hãng sữa lớn như Abbott, Mead Johnson…

Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), hiện nay, châu Á đang dẫn đầu thế giới về mức tăng trưởng tiêu thụ sữa Trong đó, mức tiêu thụ các sản phẩm từ sữa bình quân của người Việt Nam hiện nay là 14 lít/người/năm (do quan niệm sữa chỉ dành cho trẻ em, người già, người ốm), còn thấp hơn so với Thái Lan (23 lít/người/năm) và Trung Quốc (25 lít/người/năm) Khoảng chênh lệch này cùng với xu thế tăng đồ uống ở các lứa tuổi người Việt Nam trong cơ cấu tiêu dùng thực phẩm là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp ngành Sữa phát triển

Trang 7

Trên thị trường nước ta có khoảng 200 doanh nghiệp nhập khẩu sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm Đây là một con số không nhỏ để tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành sữa Nhưng trong khi giá sữa nguyên liệu trên thế giới liên tục giảm thì giá sữa trong nước vẫn tăng cao, đặc biệt là đối với các loại sữa bột nguyên hộp nhập khẩu

Cuộc khảo sát về giá sữa bột nguyên hộp nhập khẩu của các hãng như Abbott, Mead Johnson, Nestle, Dumex, XO… tại nước ta với các nhãn sữa cùng loại được bày bán tại nhiều nước trên thế giới và trong khu vực là Thái Lan, Malaysia, Indonexia, Singapore, Hàn Quốc, Hà Lan, Úc, New Zealand, Anh, Mỹ, mới đây đã cho thấy: so với các nước đang phát triển như Thái Lan, Malaysia, Indonexia, giá sữa nhập khẩu của Việt Nam nhìn chung là cao hơn từ 20-60%, cá biệt có trường hợp còn cao hơn từ 100-150%

Giá sữa bán lẻ của Việt Nam cao hơn so với giá sữa trung bình thế giới Mức giá sữa bán lẻ cho người tiêu dùng tại Việt Nam hiện ở mức khoảng 1,1 USD/lít, cao gần tương đương so với các nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao như khu vực Bắc Mỹ, Châu Đại Dương và cao hơn hẳn so với các nước

có thu nhập bình quân đầu người tương tự như Việt Nam

Nguồn: Jaccar, BVSC

Nhìn chung ngành sản xuất sữa tại Việt Nam có mức sinh lời khá cao, tuy nhiên mức sinh lời giữa các nhóm sản phẩm có sự khác biệt khá lớn Sản phẩm sữa bột trung và cao cấp hiện đang là nhóm sản phẩm dẫn đầu về hiệu quả sinh lời, với mức sinh lời đạt khoảng 40%/giá bán lẻ, sữa nước và sữa chua có mức sinh lời đạt khoảng 30%/giá bán lẻ

Theo số liệu thống kê ngày 01/10/2010 do Tổng cục Thống kê công bố, Ngành sữa Việt Nam sản xuất trong nước đạt 306.000 tấn sữa tươi nguyên liệu, tăng 10,2% so với năm 2009 Sản lượng sữa này tính trên tổng đàn bò sữa 128,5 nghìn con tăng 11,3% so với năm 2009 Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tiêu dùng sữa và sản phẩm sữa trung bình ở nước ta là 14,5 kg/người/năm Do đó, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 75% sữa (chủ yếu là sữa bột) phục vụ nhu cầu tiêu dùng sữa và các phẩm sữa trong nước ngày càng tăng do gia tăng dân số, đô thị hoá, thu nhập và nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng về tầm quan trọng dinh dưỡng của sữa đối với con người, đặc biệt là trẻ em và người già

Trang 8

Năm 2010, nước ta đã nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa trị giá 708 triệu USD, tăng 37,3% so với năm 2009 (516 triệu USD)

Giá trị và tăng trưởng nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ 10 nước xuất khẩu hàng đầu

Giá trị nhập khẩu (1.000 USD) Thị phần (%) Tăng/giảm 2010/2009

(%)

2009 2010 2009 2010

1 Niu Di-lân 141.500 181.740 27,4 25,7 28,4

Tổng 515.77 708.289 100,0 100,0

Nguồn: http://www.gso.gov.vn

Sữa và sản phẩm sữa được nhập khẩu chủ yếu từ 10 nước đứng đầu nhập xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa sang Việt Nam, Căn cứ vào tăng trưởng tiêu dùng sữa nội địa và giá sữa bột nhập khẩu trên thị trường quốc tế, năm 2011 Việt Nam

sẽ phải nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa khoảng 1 triệu USD để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng cao

2 Mục tiêu “mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm trong nước” trong ngắn

hạn của Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH

Với việc tung ra thị trường sản phẩm sữa sạch TH True Milk từ ngày 26.12.2010, Công ty Cổ phần Sữa TH đã chính thức bước vào cuộc cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các công ty sữa khác

Sản phẩm trong lần ra mắt lần này, thương hiệu sữa tươi sạch TH True MILK giới thiệu bốn dòng sản phẩm gồm sữa tươi tiệt trùng nguyên chất được làm từ 100% sữa bò tươi, sữa tươi tiệt trùng ít đường, sữa tươi tiệt trùng có đường, sữa tươi tiệt trùng hương dâu Để dòng sữa TH True MILK đến tay người tiêu dùng trong tình trạng đảm bảo chất lượng tươi ngon và tiện lợi nhất, chuỗi cửa hàng bán lẻ TH true mart cũng được Tập đoàn TH xây dựng, trước mắt có gần 20 điểm tại Hà Nội và Nghệ An được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại và ứng dụng những phương pháp bảo quản sản phẩm tốt nhất

Không chỉ góp mặt trên thị trường với sản phẩm sữa sạch TH True Milk, TH Milk còn thể hiện sức tấn công mạnh mẽ bằng dự án xây dựng nhà máy sữa có

Trang 9

chính Nhà máy của TH Milk được xây dựng trên tổng diện tích 22 ha, sử dụng bao bì của Tetra Pak, tập đoàn Thụy Điển chuyên sản xuất bao bì bằng giấy carton (hiện Nestlé, Coca-Cola, Vinamilk, Unif đều sử dụng bao bì Tetra Pak cho các sản phẩm bán tại Việt Nam) TH Milk đã phát triển đàn bò gồm hơn 10.000 con

và dự kiến đạt 137.000 con vào năm 2017 Cũng vào năm này, nhà máy chế biến của Công ty sẽ đạt công suất 500 triệu lít/năm, có thể đáp ứng được 50% nhu cầu sản phẩm sữa của thị trường trong nước

Có thể nói, thị trường sữa tươi Việt Nam vẫn còn rộng mở đối với bất cứ doanh nghiệp nào Mức tiêu thụ sữa bình quân của mỗi người Việt Nam chưa cao trong khi nhu cầu là không hề ít Cụ thể, năm 2010, một người Việt Nam (chủ yếu

ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM) tiêu thụ trung bình 9 lít sữa, thấp hơn

so với Thái Lan (23 lít/người) hay Trung Quốc (25 lít/người)

Do Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH mới ra mắt sản phẩm được gần 8 tháng nên chưa thống kê chính thức về hiệu quả kinh doanh Tuy nhiên, hiện tại giá bán sữa tươi TH Milk có giá bán cao hơn so với các loại sữa tương đương trên thị trường, trung bình 26.500 đồng/lốc 4 hộp 180 ml Trong khi đó, giá bán của các doanh nghiệp khác là 22.500 đồng/lốc 4 hộp 180 ml, đây là điều cần cân nhắc điều chỉnh trong kế hoạch kinh doanh ngắn hạn nhằm đạt được mục tiêu dài hạn đặt ra

Để tiến tới đạt được mục tiêu dài hạn trong tương lai, trước mắt Công ty Cổ phần sữa TH cần có những giải pháp nhằm quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước, cụ thể:

- Về giá bán lẻ sản phẩm, trước mắt cần tối đa hoá doanh thu, mở rộng chiếm lĩnh thị trường trong nước, thông qua giảm giá bán (thấp hơn hoặc bằng giá bán lẻ của sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác) và các chính sách khuyến mãi khuyếch trương sản phẩm tạo niềm tin cho người tiêu dùng

- Về hệ thống phân phối, ngoài việc xây dựng chuỗi 20 cửa hàng TH True Mart tại Hà Nội và Nghệ An, các hệ thống bán lẻ lớn như Co.opMart, Big C, MaxiMark, TH Milk cần phải đầu tư mở rộng thêm nhiều hệ thống bán lẻ trên các tỉnh, thành phố của toàn quốc

- Xét đến quy mô nhà máy, sản xuất chính tập trung vào sữa tươi, ngoài ra cần đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất nhiều mặt hàng khác như sữa bột có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, sữa chua, sữa đậu nành, nước giải khát,… Khai thác dây chuyền sản xuất hoạt động ổn định với công suất tối đa

- Về góc độ truyền thông, sử dụng đa dạng phương tiện truyền thông cho quảng cáo, đặc biệt phát huy ấn phẩm báo chí, đài truyền thanh và kênh truyền hình; thông qua hệ thống các trường học,…

Trang 10

Ngành sữa là một ngành có tính ổn định cao, ít chịu sự tác động của chu kỳ kinh tế Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng về ngành sữa khá cao so với các nước trong khu vực Tuy nhiên ngành sữa cũng là một ngành nghề nhạy cảm do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng hiện nay công ty đang sản xuất sản phẩm xâm nhập vào thị trường chiếm tỷ trọng tiêu thụ 32% sản phẩm sữa tại Việt Nam, đó là một bước đi đúng hướng, ổn định, lâu dài

Bên cạnh đó, triển vọng từ việc dự án xây dựng trại chăn nuôi bò sữa đạt 137.000 con vào năm 2017, công nghệ vắt sữa, bồn chứa sữa và máy xử lý sữa theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp có thể chủ động về mặt nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, từ đó, nâng cao hiệu suất kinh doanh

Hy vọng với mục tiêu mở rộng thị phần trong nước và phát triển thương hiệu của mình, trong tương lai TH True Milk đạt được mục tiêu dài hạn của công

ty là đơn vị mạnh nhất trong thị trường sữa Việt Nam và Khu vực Phát triển thương hiệu và mở rộng thị phần là điều cần thiết hàng đầu đối với 1 công ty kinh doanh trong thị trường nhạy cảm như sữa

Ngày đăng: 30/08/2017, 10:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w