Giải quyết xử lý nợ quá hạn

Một phần của tài liệu 1017m (Trang 38 - 39)

- Về hoạt động Marketing: Trong bối cảnh có sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các tổ chức tín dụng với nhau, NHTMCP Bắc Á Hà Nội luôn

3.2.2.4 Giải quyết xử lý nợ quá hạn

Khi khoản vay phát sinh vấn đề, Ngân hàng phải có biện pháp xử lý kịp thời để bảo vệ lợi ích vật chất của mình và khôi phục sức mạnh tài chính của Ngân hàng.

Đối với các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi, Ngân hàng cần phân tích chi tiết nguyên nhân gây ra nợ quá hạn và tùy tình huống để xử lý bằng cách áp dụng các biện pháp kinh tế hữu hiệu để thu hồi.

Đối với các khoản nợ quá hạn không còn khả năng thu hồi, Ngân hàng buộc phải xử lý tài sản thế chấp. Tuy nhiên, việc xử lý cần linh hoạt theo từng trường hợp cụ thể.

- Nếu tài sản thế chấp là bất động sản, máy móc – thiết bị có giá trị lớn, thì có thể dùng làm vốn góp kinh doanh với các đơn vị sản xuất. Những tài sản này khó tìm người mua, vì vậy làm như trên NH sẽ giảm được chi phí xử lý, đảm bảo khả năng thu hồi nợ và có thể có lãi trong kinh doanh.

- Nếu tài sản thế chấp là nhà đất có vị trí thuận lợi, Ngân hàng có thể cho thuê hoặc sử dụng làm quầy giao dịch, kho chứa hàng (Cho các hoạt động cầm cố ).Trong trường hợp phải xử lý bằng phát mại tài sản để thu hồi nợ, cần thực hiện các biện pháp không gây ồn ào, gây mất tâm lý ổn định làm giảm giá nhà đất hoặc khó bán.

- Với các khách hàng hoàn toàn không có thiện chí trả nợ (Hoặc cố tình lừa đảo, tẩu tán tài sản, mưu toan tuyên bố phá sản để trốn nợ ) thì Ngân hàng nhờ tới các cơ quan chức năng (Như Viện kiểm soát, Công an kinh tế) hỗ trợ để sớm thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu 1017m (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w