1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI NCKH FULL HOÀN CHỈNH

83 276 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 260,9 KB

Nội dung

Với vai trò là một sinh viên ngành Công tác xã hội, thật sự quan tâm đến các chính sách dành cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ em khiếm thị nói riêng, nhóm chúng em gồm Phan Thanh Tùng

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian vừa qua với yêu cầu của môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Công tác xã hội” nhóm em gồm Phan Thanh Tùng, Trần Văn Mạnh, Alang An , Huỳnh Thị Hiếu đã tiến hành nghiên cứu về việc thực hiện chính sách dành cho trẻ khiếm thị tại trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu tại thành phố Đà Nẵng Thời gian kéo dài sáu tuần, từ ngày 14/10/2016 đến 26/11/2016 Tất nhiên, không ai có thể tồn tại mà chỉ có một mình, càng không ai có thể làm tốt, làm thành công một việc gì đó mà không cần tới bất cứ sự giúp đỡ của ai, nhất là lại đầu tiên nữa.Bản thân em cũng không ngoại lệ trong quá trình nghiên cứu, khảo sát Bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân và các thành viên trong nhóm, em đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và thầy cô

Để hoàn thành bài nghiên cứu này, trước hết em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ, các Thầy cô giáo, và các em học sinh khiếm thị ở Trường

Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Hằng Phương – giảng viên môn ” Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Công tác xã hội” đã ủng hộ, động viên, tháo gỡ những thắc mắc, giúp đỡ cũng như tạo những điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt bài báo cáo này

Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong quá trình tiến hành nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những được những ý kiến đóng góp của thầy cô

Chúc mọi người sức khỏe và hạnh phúc

Trang 2

DANH MỤC VIẾT TẮT

PTCB : Phổ thông chuyên biệt

GD&ĐT : Gíao dục và đào tạo

BGDĐT : Bộ giáo dục đào tạo

KT : Khiếm thị

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ta có câu nói, “Hai mắt là ngọc, hai tay là vàng”.Về giá trị thị trường, vàng làkim loại trang sức cũng như trao đổi thương mại quý giá, nhưng ngọc lại quý giá gấp bội Vì hiếm, vì vẻ đẹp thanh cao Bàn tay giúp con người làm cả trăm thứ việc nhưng chẳng may khiếm khuyết thì còn có thể nhờ vả, triết ghép bộ phận nhân tạo Chứ hai mắt mà khiếm thị thì nhiều người coi cuộc đời ảm đạm tối tăm,

cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, vì không sao thay ghép ngoại trừ ghép giác mạc Nhưng, có nhiều người nghĩ rằng, “Bị mù chưa đến nỗi khốn khổ, không thích nghi với sự mù lòa mới bất hạnh”

Hiện nay, nhóm người khuyết tật nói chung đang là nhóm người được xã hội quan tâm do họ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn những người bình thường khác Xã hội ngày càng phát triển là cơ hội để họ có thể hòa nhập hơn với cuộc sống, để họ

có thể làm chủ cuộc sống của mình và ít phụ thuộc vào người khác Đặc biệt, trong nhóm người khuyết tật, trẻ em khiếm thị là một nhóm rất thiệt thòi Các em phải chịu nhiều thiệt thòi hơn những gì mà chúng ta vẫn thường thấy Trong những năm gần đây, nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng Các trung tâm, mái ấm, nhà

mở nuôi dạy trẻ khiếm thị ngày càng nhiều và số lượng học sinh khiếm thị theo học ngày càng tăng lên

Luật người khuyết tật được ban hành là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền được

cơ hội phát triển Chỉ đạo ngành giáo dục đã có những chuyển biến tích cực Cụ thể: Ban chỉ đạo giáo dục khuyết tật của bộ Giáo dục và Đào tạo được củng cố,hoàn thiện theo từng giai đoạn, cho việc quản lý Nhà nước về việc giáo dục khuyết tật ngày càng sâu sắc, chặt chẽ Các địa phương thành lập Ban chỉ đạo cấp thành phố,cấp tỉnh, cấp huyện có chuyên viên phụ trách, các cơ sở giáo dục

có giáo viên cốt cán về giáo dục khuyết tật

Và Thành phố Đà Nẵng đã xây dựng được một ngôi trường mang ý nghĩa như vậy, đó là Trường CBPT Nguyễn Đình Chiểu Ngôi trường này đã được thành lập hơn 15 năm và nuôi dạy rất nhiều trẻ em khuyết tật Với vai trò là một sinh viên ngành Công tác xã hội, thật sự quan tâm đến các chính sách dành cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ em khiếm thị nói riêng, nhóm chúng em gồm Phan Thanh Tùng, Trần Văn Mạnh, Huỳnh Thị Hiếu, Alang An thực hiện nghiên

Trang 4

cứu đề tài : “ Nghiên cứu về việc thực hiện chính sách dành cho trẻ khiếm thị tại Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu thành phố Đà Nẵng”.

Trang 5

Tuy vậy, trong những năm gần đây, nhận thức của mỗi người cũng dần được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, mọi người có cái nhìn đồng cảm và yêu thương hơn với các trẻ bị khuyết tật, các tổ chức từ thiện cũng nhiều hơn, Và đặc biệt là giáo dục trẻ em khuyết tật được xã hội quan tâm hơn Ở Việt Nam, ngày 22 tháng 5 năm 2006, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số

23/2006/QĐ-BGDĐT quy định về GDHN cho người tàn tật,khuyết tật Tiếp theo

là một loạt các văn bản pháp luật quy định về những vấn đề liên quan đến GDHN cho trẻ khuyết tật như: Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT quy định

về giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2007- 2010 và tầm nhìn 2015 Mục tiêu của kế hoạch là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham

Trang 6

gia và đóng góp tích cực cho xã hội Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định tất cả trẻ em, trong đó có trẻ em khuyết tật đều được hưởng giáo dục, được tạo điều kiện tham gia đầy đủ và phù hợp trong môi trường giáo dục

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của giáo dục nói chung, giáo dục khuyết tật đã đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt Việc giáo dục người khuyết tật nói chung và sự phát triển ngành giáo dục đặc biệt nói riêng đang được các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước chú trọng phát triển Nhiều trường Đại học, Cao đẳng bắt đầu mở các khóa đào tạo chính quy và không chính quy chuyên ngành Giáo dục đặc biệt để đáp ứng về đội ngũ giáo viên cho các trường chuyên biệt và trường hoà nhập Đến nay, hệ thốngquản lý giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành ở 64 tỉnh, thành phố và bắt đầu

đi vào hoạt động Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cho giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và đang phát triển Các

chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện Phương thức giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được áp dụng rộng rãi Số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng

và đến nay đã có hơn 269.000 trẻ khuyết tật được đi học trong các trường, lớp hòa nhập và 7.000 trẻ trong các trường chuyên biệt trên toàn quốc

Luật người khuyết tật được ban hành là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền được

cơ hội phát triển Chỉ đạo ngành giáo dục đã có những chuyển biến tích cực Cụ thể: Ban chỉ đạo giáo dục khuyết tật của bộ Giáo dục và Đào tạo được củng cố,hoàn thiện theo từng giai đoạn, cho việc quản lý Nhà nước về việc giáo dục khuyết tật ngày càng sâu sắc, chặt chẽ Các địa phương thành lập Ban chỉ đạo cấp thành phố,cấp tỉnh, cấp huyện có chuyên viên phụ trách, các cơ sở giáo dục

có giáo viên cốt cán về giáo dục khuyết tật

Và Trường chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu là một trong những ngôi

trường để giáo dục các trẻ khuyết tật Nơi đây đã gieo mầm cho nhiều trẻ ở thànhphố Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung nói chung Ở ngôi trường này,

Trang 7

các em vừa được giáo dục, vừa được chăm sóc sức khỏe, Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách, các chế độ dành cho các em khuyết tật ở đây lại ít được mọi người bên ngoài quan tâm, các phương tiện thông tin đại chúng, giới truyền thông chưa thật sự quan tâm, chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các mạnh

thường quân, các tổ chức, nên điều kiện sinh hoạt , học tập của các em vẫn còn chưa được hoàn thiện Qua các nghiên cứu của tác giả cũng như các bộ ngành ,

đã cho chúng ta thấy một bức tranh về thực trạng người khuyết tật, kết quả thực hiện chính sách và đề xuất, kiến nghị các giải pháp tăng cường hệ thống thực thi các chính sách liên quan đến người khuyết tật Tuy vậy các nghiên cứu nêu trên đều tập trung vào tầm vĩ mô trên phạm vi toàn quốc, chưa có đề cập đến tình hình người khuyết tật ở một huyện hay xã nào Chính vì lẽ đó mà nghiên cứu về tình thực chính sách trợ giúp ở cấp xã sẽ là những nghiên cứu thực địa mang tính

bổ sung cho các nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc là rất cần thiết và có ý nghĩathực tiễn cao Đó là lí do khiến nhóm chúng em gồm Phan Thanh Tùng, Huỳnh Thị Hiếu, Trần Văn Mạnh, Alang An dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Hằng Phương tiến hành khảo sát, nghiên cứu về các chính sách dành cho trẻ khuyết tật

ở đây Nhưng vì chưa có nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu và thời gian không cho phép nên nhóm em chỉ chọn nghiên cứu ở khía cạnh dành cho trẻ khiếm thị

Đề tài nghiên cứu của nhóm chúng em là “ Nghiên cứu việc thực hiện chính sách dành cho trẻ em khiếm thị tại Trường Phổ Thông Chuyên Biệt Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Đà Nẵng.”

2.Mục tiêu:

2.1 Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu Thực trạng, biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp về việc thực hiện chính sách dành cho trẻ em khiếm thị tại Trường Phổ thông Chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu Từ đó hệ thống hóa và đề xuất thêm những chính sách phù hợp hơn

để hỗ trợ các học sinh khiếm thị trong trường

2.2 Mục tiêu cụ thể:

Trang 8

Tổng hợp tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài: người khuyết tật, người khiếm thị, các chính sách xã hội

Tìm hiểu thực trạng việc áp dụng các chính sách xã hội vào các em khiếm thị trong trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu

Nghiên cứu, đề xuất thêm một số chính sách thiết thực hơn để hỗ trợ trẻ khiếm thị

3.Nhiệm vụ:

Đề tài nghiên cứu cần phải làm rõ thực trạng việc áp dụng những chínhsách xã hội hỗ trợ dành cho trẻ khiếm thị trong trường phổ thông chuyên biệt Đểlàm được điều đó, nhóm thực hiện đề tài cần sử dụng nhiều phương pháp nhưsau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận : Đọc sách, tìm tài liệu

5.Đối tượng nghiên cứu:

“ Nghiên cứu việc thực hiện chính sách dành cho trẻ em khiếm thị tại Trường Phổ Thông Chuyên Biệt Nguyễn Đình Chiểu”

6 Phạm vi nghiên cứu:

6.1 Địa bàn nghiên cứu:

Trang 9

Trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu

6.2Giới hạn nghiên cứu:

Chỉ nghiên cứu trong giới hạn sau:

- Các chính sách xã hội dành cho trẻ khiếm thị

- Những nhu cầu cần thiết của trẻ khiếm thị

- Áp dụng những chính sách đó vào đối tượng của nghiên cứu

7 Giới hạn của đề tài:

Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu việc thực hiện chính sách dành cho trẻ em khiếm thị tại Trường Phổ Thông Chuyên Biệt Nguyễn Đình Chiểu” còn nhiều điểm hạn chế như sau:

- Các phân tích còn chưa đi sâu, chưa làm nổi bật vấn đề

- Nguồn tài liệu tham kháo còn hạn chế, chưa đa dạng

- Việc khảo sát ý kiến còn chưa rộng rãi, số lượng người được khảo sát còn

ít, bảng hỏi còn chung chung, chưa đi sâu vào vấn đề

8 Đóng góp mới của đề tài:

Sau quá trình khảo sát và hoàn thành, nhóm nghiên cứu tự nhận thấy đề tài

có một số điểm mới sau:

- Xác minh thực trạng thực hiện các chính sách dành cho trẻ khiếm thị trong một trường phổ thong chuyên biệt

- Tìm hiểu những khó khăn trong quá trình thực hiện các chính sách cũng như khó khăn của một số đối tượng trong việc được hưởng chính sách

- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện thực trạng này

9 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn:

Trang 10

- Đề tài đã đưa ra được một số đóng góp, kiến nghị về việc xây dựng, bổ sung một số chính sách dành cho người khiếm thị nhằm hỗ trợ một cách tốthơn cho đối tượng này trong việc hòa nhập cộng đồng cũng như phát triển một cách đầy đủ và toàn diện.

10 Các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu:

10.1 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lưỡng với kỹ thuật thu thập thông tin là khảo sát bằng bảng hỏi Bên cạnh

đó, đề tài còn kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thu thập thông tin là thông qua phỏng vấn sâu trẻ khiếm thị, phụ huynh trẻ khiếm thị, cô giáo tại trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu:

-Tổng quan tài liệu

-Xây dựng bảng hỏi

-Phương pháp định lượng

-Phương pháp định tính

-Kỹ thuật thu thập thông tin

-Kỹ thuật xử lý thông tin

10.2 Kỹ thuật nghiên cứu:

10.2.1 Kỹ thuật thu nhập thông tin:

Bảng hỏi: Để thu thập thông tin định lượng, nghiên cứu sẽ sử dụng kỹ thuật khảo sát bằng bảng hỏi được xây dựng với số lượng mẫu là 45 học sinh khiếm thị trong toàn bộ học sinh khiếm thị (65 – 70 học sinh) đang được nuôi dạy trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu

Trang 11

Phỏng vấn sâu: Để thu thập thông tin định tính với cấu trúc câu hỏi đã được phác thảo trước theo các tiêu chí và chủ đề liên quan đến các chính sách xã hội

mà đối tượng đã và đang được thừa hưởng

10.2.2 Kỹ năng xử lý thông tin:

Thông tin tư liệu: tổng quan tài liệu, một số khái niệm, các lí thuyết ứngdụng

Thông tin định tính: phân loại thông tin, gỡ băng phỏng vấn, các bảng biểu quan sát

Thông tin định lượng: tổng hợp số liệu từ bảng hỏi

11 Giả thuyết:

Hầu hết các trẻ em khiếm thị ở Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu đều được hưởng chính sách

Trang 12

B NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I Lịch sự nghiên cứu

1.Tổng quan nghiên cứu trên Thế giới

1.1.Tổng quan tài liệu thế giới:

Các số liệu thống kê về người khiếm thị trên thế giới:

Báo cáo của Liên hợp quốc về người khuyết tật (2002) chỉ rarằng người khuyết tật chiếm trên 10% dân số thế giới, cuộc sống của

họ đa phần gặp khó khăn cả về kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội

cơ bản

Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật(2006) cũng đã xác định được những quyền cơ bản của người khuyếttật, trong đó cũng đã nhấn mạnh đến các quyền về chăm sóc sức khỏe,học tập, việc làm, bảo đảm thu nhập và an sinh xã hội; đặc biệt côngước cũng nhấn mạnh đến nguyên tắc chống phân biệt đối xử, bảo vệphụ nữ và trẻ em khuyết tật Việt Nam cũng đã ký kết tham gia thựchiện công ước

Báo cáo của cố vấn quốc hội Mỹ về người khuyết tật (2013) chorằng người khuyết tật ở Mỹ chiếm khoảng 15% dân số nước Mỹ; bêncạnh những chính sách trợ giúp của nhà nước cho người khuyết tật vềchăm sóc sức khỏe, tạo việc làm họ cũng gặp rất nhiều rào cản tiếp cậncác dịch vụ xã hội như: vui chơi giải trí, việc làm

Hiện nay hầu hết các quốc gia đã nghiên cứu và ban hành chínhsách trợ giúp người khuyết tật, dựa vào lý thuyết vòng đời từ khi conngười sinh ra còn là trẻ em, đến khi trưởng thành và trở thành ngườigià, trong quá trình ấy một bộ phận người dân không may mắn rơi vào

Trang 13

tình trạng khuyết tật Với quan điểm các quốc gia thành viên đã thamgia phê duyệt công ước của liên hợp quốc về quyền của người khuyếttật phải có trách nhiệm bảo đảm an sinh xã hội cho người khuyết tật.Nhờ có hệ thống chính sách an sinh xã hội cho người khuyết tật màcuộc sống của đại đa số người khuyết tật được ổn định và người khuyếttật có cơ hội phát triển và hoà nhập cộng đồng.

Báo cáo dự thảo Kế hoạch Quốc gia phòng chống mù lòa giaiđoạn 2014 – 2019 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống mù lòa (Bộ Ytế) mới vừa được công bố cho thấy: Hiện trên thế giới có khoảng 314triệu người mù và thị lực thấp (trong đó ước khoảng 45 triệu người mù,những người trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 80%) Cứ 5 giây, thế giới có 1người bị mù, cứ 1 phút có thêm 1 trẻ bị mù, 90% người mù sống ở cácnước nghèo và đang phát triển với các điều kiện tiếp cận dịch vụ y tếkhó khăn (11,6 triệu người ở khu vực Đông Nam Á, 9,3 triệu người ởkhu vực Tây Thái Bình Dương, 6,8 triệu người ở Châu Phi), 1,4 triệutrẻ em dưới 15 tuổi bị mù

1.2.Tổng quan tài liệu ở Việt Nam

a.Những nghiên cứu về người khiếm thị

Cuốn sách “Giúp đỡ trẻ em mù” của tác giả Sandy Niemann –

Namita Jacob do dịch giả Bùi Đức Thắng dịch và được nhà xuất bảngiáo dục Việt Nam ấn hành là một trong những cuốn sách hữu ích đốivới những bậc phụ huynh có con là người khiếm thị Cuốn sách này nói

về sự hỗ trợ trẻ bị khuyết tật thị giác từ sơ sinh đến năm tuổi Giúpnhững người chăm sóc trẻ như: cha mẹ, các thành viên trong gia đình

và các nhân viên y tế thấu hiểu về khuyết tật, về cách giúp trẻ học tập

và phát triển bằng cách sử dụng những hoạt động phát triển trí tuệ thíchhợp Những nội dung chính của cuốn sách gồm:

- Đánh giá mức độ khuyết tật thị giác của trẻ

- Kích thích sự hoạt động của trẻ qua hoạt động học tập

Trang 14

- Đương đầu với những thách thức tăng lên của trẻ bị khuyết tật thịgiác.

- Làm việc với những thành viên khác trong cộng đồng để tăngcường chăm sóc trẻ có khuyết tật thị giác

- Giúp trẻ trở thành một người năng động trong cộng đồng

Cuốn sách gồm tám chương Trong bốn chương đầu cung cấpnhững thông tin nền tảng cho các bậc phụ huynh trong việc giúp conmình bị khiếm thị.Các chương còn lại tập trung vào các ví dụ giúp trẻphát triển các kỹ năng và những thông tin để các chăm sóc viên có thể

hỗ trợ lẫn nhau

Có thể nói điểm thành công nhất của cuốn sách là thấy được những hỗtrợ cho trẻ bị khiếm thị ở giai đoạn đầu là điều vô cùng cần thiết.Những ví dụ trong cuốn sách tương đối cụ thể và sát thực Tuy nhiêncuốn sách chỉ mới hạn chế trong phạm vi hẹp từ sơ sinh đến năm tuổi

và cuốn sách cũng chưa bàn sâu đến tầm quan trọng của những chínhsách xã hội đối với sự phát triển của trẻ khiếm thị Mặc dù vậy điểmtích cực là cuốn sách đã có được những nghiên cứu đặc thù về ngườikhiếm thị

 Các số liệu thống kê về người khuyết tật ở Việt nam:

Việt Nam là đất nước chịu nhiều thiên tai và chiến tranh, dịchbệnh do đó có số lượng khá đông người khuyết tật

Năm 2009, Bộ lao động thương binh xã hội đã có báo cáo tổngkết về 10 năm thực hiện pháp lệnh về người tàn tật Trong báo cáo đãchỉ rõ về thực trạng người khuyết tật Theo ước tính cả nước có khoảng5,1 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6% dân số, trong đó có 1,1triệu khuyết tật nặng, chiếm 21,5% tổng số người khuyết tật Bao gồm29% khuyết tật vận động, 17% tâm thần, 14% tật thị giác, 9% tật thínhgiác, 7% tật ngôn ngữ, 7% trí tuệ và 17% các dạng tật khác Tỷ lệ nam

là người khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân của hậu quả chiến

Trang 15

tranh, tai nạn lao động, tai nạn thương tích….Nguyên nhân gây khuyếttật có 36% bẩm sinh, 32% do bệnh tật, 26% do hậu quả chiến tranh và6% do tai nạn lao động Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyếttật còn nhiều khó khăn Có tới 80% người khuyết tật ở thành thị và 70%người khuyết tật ở nông thôn sống dựa vào gia đình, người thân và trợcấp xã hội; 32,5% thuộc diện nghèo (cao gấp hai lần so với tỷ lệ nghèochung cùng thời điểm); 24% ở nhà tạm.

Theo kết quả điều tra của bộ lao động thương binh xã hội ( năm2002), ước tính Việt Nam có khoảng 900.000 người mù và kém mắt,trong đó khoảng gần 700.000 người mù chiếm 1,2% dân số cả nước Sốliệu điều tra cho thấy các tật liên quan đến thị giác chiếm 15%, chỉ xếpsau các tật vận động 35% Người mù ở Việt Nam phân bố không đồngđều giữa các khu vực Ở Miền Tây Nam Bộ có số người mù đông nhất

cả nước Cũng theo thống kê này, hiện có khoảng 9% là trẻ em mù,49% người mù trong độ tuổi lao động và 42% người mù già Như vậyngười mù già ở Việt Nam có số liệu đông đảo hơn cả Số người mù ởcác thành thị có trình độ văn hóa cao hơn các vùng nông thôn Theocác số liệu điều tra gần như trẻ em mù đi học muộn hơn so với độ tuổiquy định của nhà nước Theo một số tài liệu thì có khoảng 90% người

mù tập trung ở các nước nghèo nhất trong đó có Việt Nam Phần lớnngười mù ở Việt Nam rất hạn chế về vấn đề việc làm, chủ yếu tập trungvào các nghề làm tăm tre, chổi đót, tẩm quất-mát sa… trong đó nghềtẩm quất-mát sa chiếm số đông hơn cả

Theo báo cáo của hội người mù Việt Nam (năm 2013), 50/63 tỉnhthành trong cả nước có hội người mù Hiện nay, Hội quản lí 66.443 hộiviên

b Những nghiên cứu về các chính sách dành cho người khiếm thị ở Việt nam

Năm 2010, Nguyễn Ngọc Toản có đề tài nghiên cứu về “Chính

Trang 16

sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở cộng đồng Việt Nam” Năm 2012,

Nguyễn Hải Hữu chủ biên cuốn “Giáo trình nhập môn An sinh xã hội” ,

tác giả cũng tiến hành nghiên cứu về “Thực trạng TGXH và ưu đãi xã

hội ở nước ta năm 2001 – 2007 và khuyến nghị tới năm 2015” Năm

2013, Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ Người khuyết tật tại Việt

Nam đã có báo cáo năm 2013 về hoạt động trợ giúp người khuyết tật tại

Việt Nam Năm 2014, Nguyễn Thị Hà biên soạn tập bài giảng “Công

tác xã hội với Người khuyết tật”

1.3 Cách tiếp cận và lí thuyết ứng dụng

1.3.1 Cách tiếp cận:

Bên cạnh việc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các giáo viên đứng lớp và nhânviên cơ sở, nhóm còn tiếp xúc và trao đổi với người thân của trẻ và cá nhân trẻ.Ngoài ra, nhóm còn tham khảo ý kiến của những người có quan tâm đến lĩnh vựcnày, tìm hiểu thông tin qua một số tài liệu tham khảo và internet

1.3.2 Các lí thuyết ứng dụng.

Thuyết nhu cầu của Maslow:

Maslow đã xây dựng học thuyết “nhu cầu” vào những năm 50 của thế kỷ XXnhằm giải thích sự phát triển của con người trong sự lành mạnh cả về vật chất lẫntinh thần Ông đã xây dựng hệ thống nhu cầu của con người như là những bậcthang từ thấp lên cao Các nhu cầu sẽ tùy vào mức độ quan trọng mà được sắpxếp theo những thứ bật Và nếu một trong những nhu cầu cấp thấp không đượcđáp ứng thì sự phát triển sẽ có sự lệch lạc Maslow đã chia hệ thống nhu cầu theotrình tự như sau:

Nhu cầu về vật chất: Đây được xem là nhu cầu cơ bản nhất, quan trọngnhất liên quan trực tiếp tới sự sinh tồn của mỗi con người Nhu cầu về vật chấtbao gồm: đồ ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, phương tiện đi lại… Những nhu cầunày không thể thiếu với bất kỳ ai Nó càng trở nên quan trọng đối với những đứa

Trang 17

trẻ khiếm khuyết một phần cơ thể, bởi các em là người phụ thuộc rất nhiều vàongười lớn.

Nhu cầu về an ninh và sự an toàn: Đây là nhu cầu tâm sinh lý khá phổ biếncủa mỗi con người Nó đảm bảo cho con người một môi trường không nguyhiểm có lợi cho sự phát triển lành mạnh và lâu dài Các mặt an toàn bao gồm: antoàn sinh mệnh, an toàn lao động,an toàn môi trường, an toàn kinh tế, an toànnghề nghiệp, an toàn ở và đi lại, an toàn sức khỏe và an toàn tâm lý Nhu cầu antoàn thể hiện ở tính chặt chẽ của pháp luật và những quy định Nếu không được

an toàn con người sẽ không thực hiện được các nhu cầu khác

Nhu cầu được thừa nhận: Bản chất con người là luôn tìm kiếm tình bạn, sựthừa nhận và tình yêu thương từ người khác Nhu cầu này bao gồm các mặt như

sự thân cận, gần gũi, sự khích lệ… Nói chung nhu cầu này tương đối phong phú,

đa dạng, kỳ diệu và cũng rất phức tạp

Nhu cầu về sự tự trọng: Tự trọng được xem là sự quan tâm đánh giá đúngmức về nhân phẩm của một người Nhu cầu về tự trọng gồm lòng tự trọng vàđược người khác tôn trọng

Nhu cầu về phát triển cá nhân: Nhu cầu cho sự trưởng thành cá nhân này

có thể được hiểu là sự tiếp cận với hệ thống giáo dục, bao gồm cả việc học ở nhà,đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, chơi thể thao, trải nghiệm….Đó là tất cả những gì

có thể đem đến cơ hội và sự phát triển toàn diện cho con người Nhu cầu nàyđược Maslow gọi là “Nhu cầu muốn thể hiện toàn bộ tiềm lực của con người”

Áp dụng thuyết “Nhu cầu” của Maslow vào nghiên cứu, chúng tôi thấyhơn lúc nào hết những nhu cầu này càng trở nên rất quan trọng và bức thiết vớinhững trẻ khiếm thị Các bậc thang trong Thuyết nhu cầu đều tương ứng với trẻkhiếm thị về mọi mặt Đáp ứng được những nhu cầu này sẽ giúp các em có điềukiện được lao động, sinh hoạt, được học tập và tham ra các hoạt động xã hội đểcác em phát triển toàn diện bản thân trong sự bình đẳng từ đó tạo cho các em mộtnền tảng tốt với đầy đủ những cơ hội

Trang 18

Thuyết hệ thống cảm xúc gia đình:

Từ những năm 1960 khi mới bắt đầu xuất hiện, học thuyết hệ thống cảm xúc giađình của Murray Bowen đề xướng đã trở nên rất hữu dụng đặc biệt trong việc đánhgiá và trị liệu gia đình Học thuyết này đã cho một khung phân tích toàn diện đểhiểu được các mối liên kết tình cảm gia đình tác động như thế nào đến mỗi cá nhântrong gia đình Học thuyết này gồm các nội dung chính như sau:

Đa thế hệ: Cá tính của con người và cách ứng xử của họ trong gia đình chịuảnh hưởng từ nhiều thế hệ, không những thế các mối quan hệ với đại gia đình cóthể cũng quan trọng cho sự phát triển cá tính của con người như các mối quan hệvới gia đình hạt nhân

Sự tách rời của cá nhân: Cá nhân lành mạnh hay dễ thích nghi là do sự tách rời

cá nhân quyết định Điều này mang hai ý nghĩa, sự tách rời cả về tâm lý lẫn thể lý.Qua quá trình trưởng thành, cá nhân lành mạnh sẽ dần dần tách khỏi gia đình, ởriêng, có suy nghĩ, cảm xúc và cuộc sống riêng Sự phát triển lành mạnh này khônglàm hại đến mối quan hệ tốt đẹp với gia đình gốc

Mối quan hệ ba chiều/ tam giác: Quan hệ thân thiết giữa hai người trong giađình có thể trở nên căng thẳng, vì vậy cần có người thứ ba để được ổn định Ngườithứ ba giữ vai trò trung gian hòa giải, cố vấn tâm lý, hay an ủi Quan hệ ba chiều làlành mạnh, tuy nhiên trong một số trường hợp, nó có thể ảnh hưởng tai hại đến sựtách rời của cá nhân

Bồn chồn lo lắng trong hệ thống tâm lý gia đình: Là một cảm xúc khó chịunhưng lành mạnh có công dụng như một tín hiệu báo trước các mối đe dọa hay

Trang 19

hiểm nguy Cảm giác này chỉ trở thành vấn nạn nếu nó cản trở khả năng giải quyết

sự việc của cá nhân

Cha mẹ phóng chiếu lên con cái: Đây là một trong những hình thức của “cơ chế

tự vệ” : quy kết những cảm nghĩ, tình cảm của mình cho người khác, gán chongười khác những ước muốn và những xung đột bất ổn mà chính mình có, để khỏiphải đối diện với vấn đề của mình

Sự đồng hóa/ tan biến và cắt đứt tình cảm: Đây là tình trạng liên quan đến haihay nhiều người trong hệ thống tam giác mà trong đó một thành viên hi sinh sựtách rời, trưởng thành của cá nhân để tạo ra sự quân bình cho hai người kia Khimột người đặc biệt bị đồng hóa/ tan biến trong mối tương quan với một người khácthì người này sẽ có phản ứng mạnh mẽ với người kia

Mặt khác Bowen còn cho rằng trong gia đình hạt nhân, thứ tự anh chị em aisinh trước, ai sinh sau cũng có thể nói lên phần nào đó sự phát triển nhân cách củatrẻ Các vấn đề khác cũng cần quan tâm như giới tính của anh chị em, khoảng cáchgiữa từng người

Đối với trẻ khiếm thị, do bị khiếm khuyết một phần cơ thể nên ít nhiều các em

có những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực Do vậy, việc thay đổi hành vi, nhận thứccủa các em có liên quan mật thiết tới sự tương tác của các em trong môi trường giađình và xã hội mà các em đang sống Bên cạnh đó, mối quan hệ và tình cảm giữacác thành viên trong gia đình tác động rất lớn các em Nếu quan hệ trong gia đìnhtốt thì sự quan tâm động viên từ gia đình sẽ giúp các em thoải mái hơn và suy nghĩtích cực hơn và ngược lại Do đó, chúng tôi muốn sử dụng thyết này để tìm hiểuthái độ của gia đình có con, em là trẻ khiếm thị trong việc hỗ trợ con trước khi họctập hòa nhập

Trang 20

Thuyết nhận thức-hành vi

Sơ lược về Thuyết hành vi: S -> R -> B (S là tác nhân kích thích, R là phản ứng, B là hành vi) Thuyết cho rằng con người có phản ứng do có sự thay đổi của môi trường để thích nghi Như vậy, khi có 1 S sẽ xuất hiện nhiều R của con người, nhưng dần dần sẽ có 1 R có xu hướng lặp đi lặp lại do chúng ta được học hay đượccủng cố khi kết quả của phản ứng đó mang lại điều gì chúng ta mong đợi Như vậy theo thuyết này thì hành vi con người là do chúng ta tự học mà có và môi trường làyếu tố quyết định hành vi (Do trời mưa, do tắc đường nên nghỉ học…) Các mô hình trị liệu hành vi vì thế mà nhiều khi được sử dụng một cách sai lầm như

phương pháp thưởng phạt Phương pháp này gây cho đối tượng cảm giác bị áp đặt.Thuyết nhận thức-hành vi:

- Thuyết trị liệu nhận thức – hành vi hay còn gọi là thuyết trị liệu nhận thức

(behavioral cognitive therapy) bởi nền tảng của nó là các ý tưởng hành vi hoặc là trị liệu nhận thức xã hội do sự liên kết của nó với lý thuyết học hỏi xã hội

- Nội dung của thuyết: thuyết này cho rằng: chính tư duy quyết định phản ứng chứ không phải do tác nhân kích thích quyết định Sở dĩ chúng ta có những hành vi haytình cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ không phù hợp Do đó để làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần phải thay đổi chính những suy nghĩ không thích nghi

- Mô hình: S -> C -> R -> B

Trong đó: S là tác nhân kích thích, C là nhận thức, R là phản ứng, B là kết quả hành vi

Giải thích mô hình: Theo sơ đồ thì S không phải là nguyên nhân trực tiếp của hành

vi mà thay vào đó chính nhận thức C về tác nhân kích thích và về kết quả hành vi mới dẫn đến phản ứng R

- Quan điểm về nhận thức và hành vi: 2 quan điểm

+ Theo các nhà lý thuyết gia nhận thức- hành vi thì các vấn đề nhân cách hành vi của con người được tạo tác bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan hệ tương tác với môi trường bên ngoài (Aron T Beck và David Burns có lý thuyết về tư duy méo mó) Con người nhận thức lầm và gán nhãn nhầm cả từ tâm trạng ở trong

Trang 21

ra đến hành vi bên ngoài, do đó gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực Suy nghĩ không thích nghi tốt đưa đến các hành vi của một cái tôi thất bại

+ Hầu hết hành vi là do con người học tập (trừ những hành vi bẩm sinh), đều bắt nguồn từ những tương tác với thế giới bên ngoài, do đó con người có thể học tập các hành vi mới, học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tôi, điều này sẽ sản sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức

=> Như vậy, lý thuyết này cho ta thấy rằng cảm xúc, hành vi của con người không phải được tạo ra bởi môi trường, hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề Con người học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và được thực hiện bằng suy nghĩ và quan niệm của mỗi người về những gì họ đã trải nghiệm

Như vậy, thuyết này mang tính nhân văn cao cả và đúng đắn khi đã đặt đúng trọng tâm vai trò của chủ thể con người trong hành vi của họ (khác với thuyết hành vi coitrọng yếu tố tác nhân kích thích; thuyết học tập xã hội coi trọng yếu tố thói quen hay học tập)

1.4.Các khái niệm cơ bản

Trang 22

Các đặc trưng của chính sách xã hội

Chính sách xã hội khác với chính sách khác như : chính sách kinh tế, chính trị,văn hóa, tư tưởng sự khác biệt này bắt nguồn từ khía cạnh xã hội, tính chất xã hộicủa nó Theo đó ta thấy chính sách xã hội có những đạc trưng cơ bản sau :

Chính sách xã hội là chính sách đối với con người nhằm vào con người, lấy con người làm trung tâm phát triển con người một cách toàn diện.Chính sách xã hội mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, luôn hương tới việc hình thành những giá trị chuẩn mực mới, tiến bộ góp phần đẩy lùi cái ác, cái xấu trong xã hội

Chính sách xã hội có tính trách nhiệm xã hội cao, bao giờ cũng quan tâm đến

số phận của những con người cụ thể, quan tâm đến những cá nhân sống trong những điều kiện thiệt thòi, khó khăn so với mặt bằng chung xã hội lúc bấy giờ Tạođiều kiện cho những cá nhân phát huy những khả năng vốn có của mình vươn lên hòa nhập xã hội

Chính sách xã hội để thực hiện đúng mục tiêu, đối tượng bao giờ cũng có cơ chế hoạt động, bộ máy nhân sự, chương trình dự án và kinh phí hoạt động riêng của nó

Trang 23

gồm những người có những khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội”

Theo Luật Người khuyết tật Việt Nam ban hành ngày 17/06/2010:

“Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng làm suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ, giác quan trong một thời gian dài được biểu hiện dưới các dạng khuyết tật và do các rào cản

xã hội, thiếu các điều kiện hỗ trợ phù hợp dẫn tới bị cản trở sự tham gia bình đẳng vào hoạt động xã hội”

Phân loại khuyết tật

Dựa vào những tiêu chí khác nhau các nhà khoa học đã đưa ra nhiều

cách phân loại khuyết tật khác nhau

Theo tài liệu của UNICEF – 2004 , khuyết tật được phân chia

+ Mất cảm giác (bệnh hủi, bệnh phong)

Hiện nay, ở Việt Nam thường chia thành các dạng khuyết tật như sau:

+ Khiếm thính

+ Khiếm thị

Trang 24

1.4.4.Khái niệm khiếm thị

Khiếm thị hay còn gọi là triệu chứng mất khả năng cảm nhận thị giác một phần

hoặc hoàn toàn (mù, đui) Người khiếm thị là người sau khi được điều trị hoặc điều

chỉnh khúc xạ mà thị lực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được sáng tối, và bệnh nhân vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để lên kế hoạch và thực thi các hoạt động hàng ngày Riêngmắt người bị mù hoàn toàn không có khả năng nhận thức sáng tối, không thấy được những gì xung quanh.Chứng mù mắt có thể do rối loạn bẩm sinh, sinh lý hay thần kinh

Người bị mù một mắt gọi là chột Người bị lòa hay mờ mắt có thể nhìn thấy một

ít, phân biệt được sáng tối hay hình dáng chung chung

*Một số quan điểm về người mù hay người khiếm thị:

- Khái niệm:

Người mù: là người bị tổn thương thị giác, không còn nhìn thấy ánh sáng đốivới cả hai mắt (thị lực bằng không) Đó là những người mù hoàn toàn hay còn gọi

là mù tuyệt đối

Khiếm thị: ở trong nghiên cứu này, tôi tạm thời sử dụng thuật ngữ khiếm thị

để chỉ tình trạng bị khiếm khuyết thị giác ở các em từ mức độ mù hoàn toàn

(không nhìn thấy gì) đến mức độ còn nhìn được lờ mờ, tuy nhiên không đủ khả năng đọc được các chữ cái

Trang 25

Phân loại về người mù (người khiếm thị): Tuỳ thuộc vào tiêu chí mà có nhiều cách phân loại người mù: Nếu dựa vào nguyên nhân gây ra mù thì có mù bẩm sinh do di truyền; mù do bệnh tật (có thể nhiều loại như sởi, đậu mùa, thiên đầu thống, đục thuỷ tinh thể…); mù do tai nạn lao động; do chiến đấu Cách phân loại theo tuổi bị mù là một cách phân loại được chú ý Theo đó, người ta phân ra theo 3 mốc tuổi: thứ nhất là bị mù trước 6 tuổi; thứ hai là bị mù sau 6 tuổi đến hết tuổi trung niên hay tuổi lao động (60 tuổi ở nam và 55 tuổi ở nữ); và giai đoạn cuối

là bị mù khi đã già

Người bị mù trong vòng 6 năm đầu đời là những người không hề được thấy ánh sáng, hoặc có thì cũng còn quá bé để có thể nhớ lại những hình ảnh mà mắt đã thấy Những người mù này là những người mù tiêu chuẩn, họ không tận dụng được

gì được ở ánh sáng, ở mắt nhìn Hoạt động của các giác quan, của tư duy, trí tuệ hoàn toạn dựa vào các giác quan khác Nghiên cứu người mù phải tập trung ở loại này

Người bị mù sau 6 tuổi đến tuổi trung niên: là những người có ít nhiều thuậnlợi nhận biết được hình ảnh, rèn luyện được trí lực trong thời gian sáng mắt Càng

bị mù muộn thì họ một mặt có thời gian sáng mắt càng lớn, do đó có được nhiều ấntượng cuộc sống, giúp cho họ trong quá trình tư duy, nhận thức, mặt khác thì khả năng thích ứng với cuộc sống trong điều kiện mới sẽ giảm sút vì càng về già thì các giác quan càng kém tinh tế, khó học tập Ngược lại, càng bị mù sớm thì một mặt họ có ít thời gian sáng mắt hơn do vậy mà kinh nghiệm cuộc sống có thể ít hơnnhưng việc rèn luyện khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới lại dễ hơn, thuận lợi hơn + Người bị mù trong tuổi già (tuổi sau lao động): đối với những người này, một mặt khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới kém hơn rất nhiều, mặt khác họ cũng có ít nhu cầu hơn, hoặc không còn bức thiết Mỗi loại mù cần có những biện pháp giúp đỡ phù hợp, đặc biệt là người mù trong 6 năm đầu đời

Trang 26

- Hạn chế của người mù:

Theo nghiên cứu thì người bình thường lượng tiếp nhận thông tin qua các giác quan như sau: thị giác 80%, thính giác 15 %, xúc giác 4%, khứu giác và vị giác 1% Với con mắt, người ta có một lợi thế vô cùng lớn trong việc tiếp nhận thông tin Với đôi mắt, người ta có thể nhìn gần, nhìn xa, nhìn rộng hay nhìn tập trung, nhìn tổng thể hay nhìn vào từng chi tiết như màu sắc sáng tối, đậm nhạt, hình dáng

to nhỏ, sần sùi hay nhẵn, kích thức rộng hẹp, có thể thông qua mắt để biểu đạt trạng thái tình cảm như một phương tiện giao tiếp, hay nhận biết các trạng thái tìnhcảm, cử chỉ, hành động từ người khác Hơn nữa trong thời đại bùng nổ của khoa học công nghệ và thông tin người ta đã sáng chế ra nhiều máy móc, thiết bị giúp cho khả năng của mắt tăng gấp bội như máy tính, máy hiển vi, kính thiên văn, máy ảnh, ti vi, internet, hoặc lượng sách, báo, truyền hình có mặt ở mọi nơi với đa dạng

số lượng, và chủng loại thông tin Như vậy đối với người mù thì chỉ có thể tiếp nhận thông tin qua 4 giác quan còn lại, chủ yếu vào thính giác và xúc giác Khi bị

mù mắt thì lượng thông tin tiếp nhận do các giác quan còn lại có thể tăng lên song không đáng kể Ở đây, nếu lượng thông tin và cảm xúc được tiếp nhận nhiều, chất lượng tốt thì sẽ giúp cho họ nhận thức và hành động tốt và ngược lại Do đó, cơ sở tiếp nhận thông tin đối với họ rất quan trọng Đặc biệt đối với trẻ em, trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện nhân cách, tiếp nhận các kinh nghiệm và tri thức để

có thể bước vào đảm nhiệm các vai trò xã hội thì có thể thấy rằng thông tin cực kỳ quan trọng và bị mù là một khiếm khuyết vô cùng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới

sự hình thành nhân cách của các em sau này Do đó, vấn đề tăng cường khả năng thu nhận thông tin cho các em là vấn đề bức thiết, quan hệ tới những cá nhân trưởng thành trong tương lai

- Khả năng của người mù:

Trang 27

Tuy vậy, không phải mắt là giác quan duy nhất và mất nó thì các giác quan còn lại vô dụng Với các giác quan còn lại như xúc giác, thính giác, khứu giác người

mù vẫn có khả năng thực hiện được nhiều công việc và do vậy đóng góp nhiều cho

xã hội Xúc giác của người mù tập trung vào đôi bàn tay, vào các phần da trên mặt,

ở đôi chân Xúc giác là giác quan quan trọng nhất cho người mù tiếp nhận thông tin Đôi chân giúp người mù định hướng đi lại, da mặt, da người giúp người mù nhận biết không khí xung quanh Và quan trọng nhất là đôi tay, người mù có thể tiếp nhận được chính xác các thông tin về hình dáng, kích thước, độ mịn, độ bong, trọng lượng, nhiệt độ…Người mù cũng có thể đoán biết hình dáng, thể trạng một người chỉ bằng cách sờ mó vào bàn tay, cùi tay của họ Đặc biệt hiện nay người mù

có thể học văn hoá thông qua chữ nổi Braile Thính giác cũng là giác quan quan trọng đối với người mù Với thính giác người mù có thể tiếp nhận thông tin qua các

âm thanh, nhận biết và giao tiếp với người xung quanh qua giọng nói, qua tiếng động Với thính giác, người mù cũng có thể học âm nhạc và trở thành những ngườichơi đàn thành thạo

Đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thị

* Giao tiếp và tình cảm xã hội

- Việc giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào giao tiếp bằng mắt (90% lượng thông tin thu nhận của người bình thường là thông qua thị giác) Khiếm thị ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển ngôn ngữ cũng như giao tiếp của trẻ

- Giảm hoặc giảm đáng kể khả năng tư duy trừu tượng, lượng thông tin tiếp nhận rời rạc, đơn điệu và nghèo nàn

- Lời nói mang nặng tính hình thức, khó diễn đạt ý nghĩa của câu nói

- Mất hoặc giảm khả năng bắt chước những cử động, biểu hiện của nét mặt cũng như khả năng biểu đạt bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt Kết quả tất yếu là trẻ khiếm thị, đặc biệt là trẻ mù không biết kết hợp ngôn ngữ nói với ngôn ngữ cử chỉ điệu

bộ

Trang 28

- Khó định hướng trong giao tiếp, khó tham gia vào các hoạt động giao tiếp nhất là những hoạt động đòi hỏi phải có sự định hướng, di chuyển trong không gian

- Bị động trong giao tiếp, không xác định được khoảng cách, số lượng người nghe trong không gian giao tiếp

- Xuất hiện tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp

- Môi trường giao tiếp bị hạn chế, trẻ khiếm thị ít có cơ hội tham gia và trải

nghiệm thông qua những hoạt động với mọi người xung quanh Những khó khăn trong giao tiếp trẻ mù thường gặp

- Mất hoặc giảm khả năng biểu đạt cử chỉ, điệu bộ, nét mặt; - Định hướng không gian trong giao tiếp

- Bị động trong giao tiếp;

- Tâm lý mặc cảm, ngại giao tiếp

* Nhận thức

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong các hoạt động và trong đời sống xã hội Nhưng các đặc điểm tâm lý của trẻ nhìn kém vẫn gần giống vẫn những đặc điểm tâm lý của trẻ sáng cùng độ tuổi, nên trong giới hạn phạm vi của giáo trình này chủyếu tập chung vào đối tượng trẻ mù và nhìn quá kém

* Đặc điểm nhận thức cảm tính

Hoạt động nhận thức cảm tính là hình thức khởi đầu trong sự phát triển hoạt động nhận thức của con người Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng khi trực tiếp tác động vào giác quan của ta

Ví dụ: Đặt vào tay trẻ mù một vật lạ, trẻ rất khó trả lời đúng đó là vật gì Nhưng

Trang 29

nếu hỏi: Em cảm thấy vật đó thế nào? (cứng, mềm, nhẵn, nóng, lạnh, nặng, nhẹ ) Nếu trẻ trả lời được tức là trẻ có cảm giác Trẻ mù hoàn toàn còn có những cảm giác:

* Đặc điểm cảm giác xúc giác của trẻ khiếm thị

- Cảm giác xúc giác là tổng hợp của nhiều loại cảm giác gồm: cảm giác áp lực, cảm giác nhiệt, cảm giác đau, cảm giác sờ Có hai loại cảm giác xúc giác: cảm giác xúc giác tuyệt đối và cảm giác xúc giác phân biệt: Ngưỡng cảm giác tuyệt đối

là khả năng nhận rõ một điểm của vật tác động vào bề mặt của da Đo cảm giác tuyệt đối bằng giác kế (bộ lông nhỏ), xác định được diện tích của một điểm tác động lên từng bộ phận của cơ thể người (khả năng cảm nhận được một điểm) tính theo miligam/ milimét vuông: đầu lưỡi 2, đầu ngón tay trỏ 2.2, môi 5, bụng 26, thắtlưng 48, gan bàn chân 250 Ngưỡng cảm giác phân biệt: là khả năng nhận biết hai điểm gần nhau đang kích thích trên da Nếu tính khoảng cách giữa hai điểm theo đơn vị milimét thì ngưỡng cảm giác phân biệt các vùng trên cơ thể như sau: môi 4,5, cổ 54,2, đùi và lưng 67,4 Khoảng cách tối thiểu giữa các chấm nổi trong ô

ký hiệu Braille chỉ bằng 2,5 mm (ngưỡng xúc giác phân biệt ở đầu ngón tay trỏ củangười bình thường là 2,2 mm và ở người mù được rèn luyện tốt là 1,2 mm) Nhờ vậy, tay của người mù sờ đọc chữ Braille không gặp khó khăn về nguyên tắc Đó cũng chính là cơ sở khoa học của hệ thống ký hiệu Braille

* Đặc điểm thính giác của trẻ khiếm thị

Trang 30

Cùng với cảm giác xúc giác, cảm giác thính giác là một trong những cảm giác quantrọng giúp trẻ mù giao tiếp, định hướng trong các hoạt động: học tập, lao động và sinh hoạt cuộc sống Tai người hơn hẳn tai động vật ở chỗ hiểu được ngôn ngữ, cảm thụ được phẩm chất của âm thanh như cường độ, trường độ và nhịp điệu Âm thanh phản ánh nhiều thông tin:

- Vật nào phát ra âm thanh

- Khoảng cách và vị trí không gian của vật phát ra âm thanh đối với người nghe, các vật xung quanh

- Vật phát ra âm thanh tĩnh tại hay chuyển động? chuyển động theo hướng nào? (an toàn hay nguy hiểm; sôi động hay yên tĩnh )

- Nhờ âm thanh giọng nói của đối tượng đang giao tiếp, trẻ mù có thể biết được trạng thái tâm lý của họ Ngưỡng cảm giác thính giác của trẻ khiếm thị Độ nhạy cảm âm thanh của mọi người đều phát triển theo quy luật như nhau, tuy nhiên, khi

bị mù buộc họ phải thường xuyên lắng nghe đủ mọi âm thanh, nên độ nhạy cảm giác nghe của họ tốt Nói như vậy, không có nghĩa là mọi người mù đều có độ nhạy âm thanh tốt hơn người sáng mắt Khoa học và thực tiễn đã chứng minh đượcrằng: muốn có độ nhạy của thính giác cần phải được rèn luyện thường xuyên Âm nhạc là một công cụ rèn luyện thính giác rất tốt cho trẻ mù c) Đặc điểm các loại cảm giác khác của trẻ mù Cảm giác cơ khớp vận động Là cảm giác nhận biết tín hiệu từ các cơ quan vận động của cơ thể Với người sáng mắt, cảm giác cơ khớp vận động ít có ý nghĩa

- Với người mù, nhờ có cảm giác này trong khi di chuyển họ điều chỉnh bước đi chính xác hơn, nhận biết nhiều dấu hiệu không gian, khoảng cách, phương hướng, tốc độ của vật thể Cảm giác rung là cảm giác phản ánh sự dao động của môi trường không khí Loại cảm giác này ở người bình thường ít có ý nghĩa thiết thực trừ một số ít người làm nghề lái máy bay, lái ô tô, lái xe gắn máy nhờ nó có thể biết được tình trạng hoạt động của máy móc

- Với người mù nhờ cảm giác rung, họ đoán được vật cản, độ lớn, khoảng trống sắp đi tới Cảm giác mùi, vị Cảm giác mùi, vị phản ánh tính chất hoá học của vật chất Khi vật chất đó tan trong không khí (hiện tượng thăng hoa), tác động vào cơ quan thụ cảm là mũi (mùi); Khi vật chất đó được cơ quan thụ cảm là lưỡi tiếp nhận

Trang 31

(vị); Thông qua mùi, vị người mù dễ xác định được đối tượng: nhà ăn hay nhà vệ sinh; Người mù cảm nhận người quen có thể qua mùi mồ hôi Cảm giác thăng bằng Là cảm giác phản ánh sự cảm nhận vị trí của cơ thể trong không gian; Bộ máy nhạy cảm thăng bằng là bộ phận tiền đình nằm ở tai trong Thực nghiệm cho thấy: trong điều kiện như nhau, nếu người sáng mắt nhắm lại thì người mù có độ nhạy cảm thăng bằng và định hướng không gian tốt hơn

* Đặc điểm tri giác của trẻ khiếm thị Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn thuộc tính của sự vật và hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của ta Không phải chỉ có một cơ quan mà có cả hệ cơ quan phân tích tham gia vào quá trình tri giác Tuỳ theo đối tượng và nhiệm vụ tri giác

mà xác định giác quan nào giữ vai trò chính Nếu nghe giảng văn thì thính giác giữvai trò chủ yếu, nếu xem tranh vẽ thì mắt giữ vai trò chính Hình ảnh xuất hiện trên

vỏ não do tri giác sờ đem lại tuy bị hạn chế hơn so với tri giác nhìn nhưng cũng giúp cho trẻ mù nhận biết hình ảnh một cách trung thực Giữa mắt và tay có thể phản ánh những dấu hiệu giống nhau (hình dạng, độ lớn, phương hướng, khoảng cách, thực thể, chuyển động hay đứng yên), và những dấu hiệu khác nhau

- Nhận biết màu sắc ánh sáng, bóng tối thì mắt mới phản ánh đầy đủ trọn vẹn;

- Nhận biết về áp lực, trọng lượng, nhiệt độ thì tay phản ánh tốt hơn Thực nghiệmcho thấy: hiệu quả tri giác sờ chỉ được phát huy khi trẻ bị mù hoàn toàn Đó là điều

lý giải vì sao người sáng mắt khi bị bịt mắt để sờ đọc và viết chữ nổi không hiệu quả như người mù

* Đặc điểm nhận thức lý tính của trẻ khiếm thị

* Đặc điểm tư duy của trẻ khiếm thị

- Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, nhưng mối liên hệ bên trong, có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết

- Ngôn ngữ giữ vai trò đặc biệt trong quá trình tư duy ở trẻ mù, chức năng cơ bảncủa ngôn ngữ không bị rối loạn Do đó tư duy của trẻ vẫn đủ điều kiện phát triển Tuy nhiên, những thao tác tư duy diễn ra phức tạp và khó khăn:

Trang 32

- Quá trình phân tích, tổng hợp dựa trên kết quả của quá trình nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác) Ở trẻ mù, nhận thức cảm tính lại bị khiếm khuyết, không đầy

đủ, do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tư duy (phân tích, tổng hợp);

- Quá trình so sánh thường dựa vào kết quả phân tích, tổng hợp, để tìm ra những dấu hiệu giống và khác nhau giữa các sự vật và hiện tượng Trẻ mù khó tự tìm ra những dấu hiệu bản chất để khái quát hoá và phân loại theo một hệ thống xác định.Đôi khi các em chỉ dựa vào một dấu hiệu đơn lẻ để khái quát thành một nhóm chung Nhờ có khả năng bù trừ chức năng của các giác quan nên khả năng nhận thức của trẻ không bị ảnh hưởng nhiều, vì thế tư duy của trẻ mù vẫn có thể phát triển bình thường

* Đặc điểm biểu tượng và tưởng tượng của trẻ khiếm thị Biểu tượng là những hình ảnh được lưu giữ lại, nhờ kết quả tri giác sự vật và hiện tượng trước đó Đó là những hình ảnh xuất hiện trên não bộ không phải do các sự vật đang trực tiếp tác động lên cơ quan cảm giác mà chỉ là hình ảnh của trí nhớ Do những hạn chế của quá trình tiếp nhận thông tin của trẻ khiếm thị, biểu tượng của trẻ khiếm thị có những đặc điểm sau:

- Khuyết lệch, nghèo nàn;

-Hình ảnh bị đứt đoạn;

- Mức độ khái quát thấp Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân, là quá trình xây dựng những hình ảnhmới trên cơ sở những biểu tượng đã có Tưởng tượng được xây dựng trên cơ sở củabiểu tượng Khi biểu tượng bị nghèo nàn, khuyết lệch, lờ mờ, đứt đoạn, chắp vá thìchắc chắn sẽ ảnh hưởng tới khả năng phát triển của tưởng tượng, tức là hạn chế khả năng tái tạo, sáng tạo Tưởng tượng của trẻ mù có đặc điểm:

- Hạn chế khả năng tái tạo, sáng tạo.hình ảnh mới (đôi khi đánh giá không đúng sựthật hoặc cường điệu hoá);

- Trí tưởng tượng nghèo;

Ví dụ 1: Trẻ mù bẩm sinh, chưa được nhìn trực tiếp đám mây thì khó tưởng tượng

ra hình ảnh: một lùm cây xanh in trên nền trời xanh biếc, có đám mây trắng ngần

Trang 33

Ví dụ 2: Trẻ mù bẩm sinh, trong giấc mơ của họ không bao giờ có hình ảnh màu sắc Trẻ mù ở độ tuổi trưởng thành, vẫn có nhiều cơ hội phát triển tưởng tượng

* Ngôn ngữ

Trong giao tiếp, con người sử dụng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) để biểu đạt tưtưởng, ý nghĩ, tình cảm, ý muốn của mình Ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng đối vớitất cả mọi người Nó không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn có chức năng khái quát hoá và trừu tượng hoá, là điều kiện không thể thiếu được nhằm phát triển tư duy Ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy Với người mù, ngôn ngữ còn có thêm chức năng bù trừ những khiếm khuyết trong hoạt động nhận thức

Nguyên nhân dẫn đến bị khiếm thị

Do bệnh giang mai (của mẹ) hay nhiễm trùng bệnh lậu

- Đục thủy tinh thể bẩm sinh

- Glôcom bẩm sinh (Bệnh cườm nước )

- Bệnh gai thị, thoái hóa sắc tố võng mạc

- Viêm màng bồ đào phôi thai

- Teo nhãn cầu, không có nhãn cầu bẩm sinh

- Cận thị nặng gây mù hay khuyết mi

Một số dấu hiệu ban đầu có thể phát hiện nhanh ở trẻ nhỏ bị khuyết tật khiếm thị

- Đồng tử không phản ứng với ánh sáng

-Mí mắt có cử động bất thường ( sụp mí mắt )

-Quá nhạy cảm với ánh sáng

-Mí mắt đỏ, đóng nước, hoặc sưng

-Không dùng thị giác để khám phá xung quanh

-Không chú ý nhìn hoặc theo dõi một vật đang chuyển động

-Không phản ứng với các kích thước thị giác trừ khi được nhìn sát mắt hoặc cótiếng động đi kèm

Trang 34

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU1.Tổ chức nghiên cứu

là nghiên cứu về việc thực hiện các chính sách dành cho trẻ khiếm thị tại Trường PTCB Nguyễn Đinh Chiểu , phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Nhóm em chọn đề tài này vì :

Trẻ em là tương lai của đất nước,là những mầm xanh hi vọng của Tổ quốc làthế hệ sẽ giúp đất nước ngày càng phát triển vững mạnh hơn, tươi đẹp hơn.Nếu giáo dục, chăm sóc trẻ em tốt thì sẽ ngày càng có nhiều nhân tài sẵn sàng cống hiến, phục vụ cho đất nước mình

Trẻ em là những đối tượng yếu thế, là những điều quý báu của dân tộc đáng được quan tâm, yêu thương, chăm sóc, nâng niu, giáo dục Và trẻ em khuyết tật lại càng đáng được cả xã hội quan tâm hơn vì vốn dĩ các em đã phải gánh chịu rất nhiều thiệt thòi từ khi mới sinh ra, các em không được vui đùa cùng các bạn đồng trang lứa, không được nghe thấy âm thanh, không nhìn thấy ánh sáng của cuộc đời,không đi trên chính đôi chân của mình đươc, các em xứng đáng được bù đắp, được chở che bởi tình yêu thương của tất cả mọi người

Trang 35

Vấn đề này chưa được nhiều sách , nhiều bài báo hay các phương tiện truyềnthông đề cập đến Cũng rất ít người đã từng nghiên cứu vấn đề này, chỉ mới dừng lại ở nghiên cứu chung về trẻ em khuyết tật, về giáo dục hòa nhập cộng đồng, về việc trẻ em khuyết tật được đến trường, Nhận ra tính cấp thiết của vấn đề, nên nhóm chúng em đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và nhất là trẻ em khiếm thị Hiện tại ở Đà Nẵng đã xây dựng một trường THPT Chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu ở đây tập trung hầu như tất cả các trẻ em bị khuyết tật để các em được học tập, vui chơi, được chăm sóc,

2.1.Tiến hành nghiên cứu

Xuất phát từ thực tế và mục đích nghiên cứu, nhóm chúng em tiến hành xây dựng bảng hỏi:

Chúng em xây dựng bảng hỏi dựa trên những nội dung như : Mức độ, biểu hiện, ảnh hưởng

Trong phần Biểu hiện có các phần S là những câu hỏi về sinh lý

N là những câu hỏi về nhận thức

C là những câu hỏi về cảm xúc

Trang 36

Sau khi hoàn chỉnh Bảng hỏi , nhóm em bắt đầu đi khảo sát.

Ngày đầu tiên đến Trường , nhóm chúng em đã không thể gặp được các em vì chưaxin được giấy giới thiệu từ Khoa nên Cô Hiệu Trưởng không cho gặp các em.Lần thứ 2, có được giấy giới thiệu, nhóm chúng em lên lại trường, khảo sát được

15 em, vì các em khác đi học chưa về

Lần thứ 3, khảo sát được 20 em

Lần thứ 4, khảo sát được 10 em

Tổng số phiếu mà nhóm khảo sát là 45 phiếu

Nhóm chúng em còn tiến hành điều tra qua cách hỏi các giáo viên trong trường, các phụ huynh của các em

Sau khi việc điều tra kết thúc, chúng em tiến hành xử lý số liệu

1.2.4 Xử lý số liệu

Trang 37

Đầu tiên là phải chỉnh dữ liệu bằng việc kiểm tra chọn lọc những phiếu hợp

lệ, phiếu tốt

Sau đó, sử dụng phần mềm SPSS, excel để xử lý số liệu và vẽ biểu đồ

1.2.5 Viết bài

Khi có kết quả xử lý số liệu, chúng em tiến hành viết bài

Bài làm của chúng em gồm : 2 phần là Mở đầu và Nội dung

Trong phần Nội dung có 4 chương

Chương I : Cơ sở lý luận

Chương II : Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương III : Kết quả nghiên cứu, kết luận, kiến nghị

2 Phương pháp nghiên cứu và kĩ thuật nghiên cứu.

2.1.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp nghiên cứu địnhlưỡng với kỹ thuật thu thập thông tin là khảo sát bằng bảng hỏi Bên cạnh đó, đề tàicòn kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thu thập thông tin làthông qua phỏng vấn sâu trẻ khiếm thị, phụ huynh trẻ khiếm thị, cô giáo tại TrườngPTCB Nguyễn Đình Chiểu

2.1.1.Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp sử dụng những kỹ thuậtnghiên cứu để thu thập dữ liệu định lượng - thông tin có biểu hiện bằng các con số

và bất cứ gì có thể đo lường được Với phương pháp này, chúng tôi muốn lượng

Trang 38

hóa các chế độ,chính sách mà các trẻ em khiếm thị học tại trường PTCB NguyễnĐình Chiểu được hưởng Từ những thực trạng này, sẽ đề xuất một số biện pháp đểcho trẻ khiếm thị đi học hòa nhập tại các trường phổ thông khác nữa cũng được tạonhững điều kiện tốt nhất để có thể yên tâm học hành Phương pháp nghiên cứuđịnh lượng chính được sử dụng là phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

2.1.2.Phương pháp nghiên cứu định tính

Đây là phương pháp sử dụng những kỹ thuật nghiên cứu đề thu thập dữ liệu,thông tin có tính đặc trưng, chi tiết về những chính sách, chế độ mà trẻ em khiếmthị tại Trường CNPT Nguyễn Đình Chiểu được hưởng Bên cạnh đó, phương phápnghiên cứu định tính cũng được sử dụng đối với học sinh khiếm thị Phương phápnghiên cứu định tính được sử dụng là phương pháp phỏng vấn sâu, quan sát

2.2 Kỹ thuật nghiên cứu.

2.2.1 Kỹ thuật thu thập thông tin:

Bảng hỏi: Để thu thập thông tin định lượng, nghiên cứu sẽ sử dụng kỹ thuậtkhảo sát bằng bảng hỏi được xây dựng với số lượng mẫu là 45 học sinh khiếm thịđang được nuôi dạy tại Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu

Phỏng vấn sâu: Để thu thập thông tin định tính với cấu trúc câu hỏi đã đượcphác thảo trước theo các tiêu chí và chủ đề liên quan đến các biện pháp hỗ trợ trẻkhiếm thị trước khi đi học hòa nhập

Quan sát: Được thực hiện khi ghi nhận mức độ thành thạo của học sinhkhiếm thị khi thực hiện các thao tác sinh hoạt hàng ngày, kỹ năng định hướng dichuyển, kỹ năng học tập trên lớp, kỹ năng học tập tại nhà của học sinh khiếm thị

2.2.2 Kỹ thuật xử lí thông tin:

Trang 39

Thông tin tư liệu: tổng quan tài liệu, một số khái niệm, các lí thuyết ứngdụng.

Thông tin định tính: phân loại thông tin, gỡ băng phỏng vấn, các bảng biểuquan sát

Thông tin định lượng: tổng hợp số liệu từ bảng hỏi

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Bối cảnh văn hóa, xã hội của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Về vị trí địa lí: Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng được thành lập theoNghị định số 07/CP ngày 23/01/1997 của Chính phủ, trên cơ sở 3 xã Hòa Hiệp,Hòa Khánh, Hòa Minh của huyện Hòa Vang Diện tích tự nhiên là 79,13km2, dân

số 100.050 người (Năm 2008) Về đơn vị hành chính, quận Liên Chiểu có 5phường: Hoà Minh, Hòa Khánh Nam, Hoà Khánh Bắc, Hoà Hiệp Nam, Hòa HiệpBắc

Nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp vịnh Đà Nẵng, phíaNam giáp quận Cẩm Lệ, Thanh Khê; phía Tây giáp huyện Hòa Vang, phía Bắcgiáp tỉnh Thừa Thiên - Huế qua đèo Hải Vân- nơi được mệnh danh là "Thiên hạ

Đệ nhất hùng quan"

Là một quận công nghiệp trẻ, phân bố dọc theo quốc lộ 1A và có đường sắt BắcNam đi qua, Liên Chiểu có ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thuận lợi pháttriển giao thông vận tải, du lịch và là nơi tập trung 2 khu công nghiệp lớn của thànhphố Đà Nẵng Vị trí địa lý trên là điều kiện đặc biệt thuận lợi cho việc giao lưu vớicác tỉnh và khu vực xung quanh, trong nước và quốc tế

Liên Chiểu có bờ biển dài 26 km, với nhiều bãi tắm tự nhiên đẹp như Nam Ô,Xuân Thiều, Bắc Ninh, bờ biển uốn lượn chạy vòng cung ôm dọc theo tuyếnđường Nguyễn Tất Thành - một trong những con đường đẹp nhất của thành phố,thuận lợi cho khai thác và phát triển du lịch Ngoài ra còn có tiềm năng phát triểnngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản

Trang 40

Quận còn có lợi thế về tài nguyên rừng, trong đó rừng đặc dụng Hải Vân, diệntích 3418,7 ha Nơi có đường hầm đèo Hải Vân, một trong những đường hầm dàinhất Đông Nam Á xuyên qua lòng núi Rừng ở đây phong phú các loại tài nguyênđộng thực vật, là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lý tưởngđược hình thành bởi quần thể sinh thái như sông Cu - Đê, Làng Vân, đường hầmđèo Hải Vân và thắng cảnh thiên nhiên Nam Ô.

Kết cấu hạ tầng của quận đang ngày càng hoàn thiện, công tác chỉnh trang, đôthị hoá diễn ra nhanh, nhiều dự án lớn của Thành phố và Trung ương đã và đangtriển khai trên địa bàn làm cho công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị được thựchiện đều khắp và đồng bộ, tạo ra diện mạo đô thị trẻ ngày càng sầm uất, hấp dẫn

Quận Liên Chiểu có 2 khu công nghiệp: KCN Liên Chiểu và KCN Hòa Khánh.Ngoài ra KCN Hoà Khánh đang được mở rộng Đây là nơi tập trung trên 200 nhàmáy, xí nghiệp công nghiệp lớn của thành phố, trung ương và các nhà đầu tư trong

và ngoài nước với lượng công nhân trên 30.000 người Với một chính sách thôngthoáng, cởi mở tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các nhà đầu tư từ các cấp chínhquyền, các nhà đầu tư đến đây yên tâm làm ăn

Về giáo dục : Trên địa bàn quận có 02 trường đại học, 04 trường cao đẳng, 05trường trung học chuyên nghiệp (trường Đại học Bách Khoa, Đại học sư phạm,Cao đẳng Kinh tế - kế hoạch Đà Nẵng, cao đẳng GTVT II, trường TH BCVT vàCông nghệ thông tin II, trường Trung học Xây dựng miền Trung ) Đã thu hút trên32.000 học sinh, sinh viên cả nước lưu trú và học tập, đây cũng là nguồn nhân lựcchất xám dồi dào cung cấp đội ngũ kỹ sư, cán bộ, công nhân thạo việc, có tay nghềđáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng để phát triển quận và thành phố Và nhiềutrường Tiểu học, THPT, THCS,

Cơ sở hạ tầng : Trên địa bàn quận có chợ Hoà Khánh và các chợ khác như chợThanh Vinh, Nam Ô, Hoà Mỹ Và nhiều đại lý bán sỉ và lẻ các mặt hàng phongphú đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Ngoài ra, Bến xe Trung tâm thành phốđóng trên địa bàn quận đã tạo điều kiện thuận lợi để luân chuyển hàng hoá và đónđưa khách từ các tỉnh thành khác đến với Đà Nẵng Trong công tác đầu tư hạ tầng

cơ sở, quận đã chú trọng đến hệ thống giao thông, điện, nước sinh hoạt, chợ,trường học và bệnh viện Hiện nay với hơn 60 dự án quy hoạch khu dân cư như dự

án Trung tâm đô thị mới Tây Bắc, Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thuỷ Tú, Dự

án nâng cấp và mở rộng Xí nghiệp Dây và cáp điện Tân Cường Thành, đường DT

606 (lên khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Nà), mở rộng và nâng cấp đường Hoàng VănThái Sẽ tạo nên bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, hiện đại

Ngày đăng: 29/08/2017, 21:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w