2.2 Định nghĩa công tác xã hội• Theo Nguyễn Thị Oanh 1992, định nghĩa cổ điển, đơn giản và dễ nhớ nhất là “Công tác xã hội nhằm giúp cá nhân và cộng đồng tự giúp” • Công tác xã hội là mộ
Trang 1Chương 2
CƠ SỞ, KHOA HỌC CỦA
NGÀNH CTXH
BÙI ĐÌNH TUÂN Khoa TLGD – ĐHSP (2014)
Trang 2NỘI DUNG CHƯƠNG 2 (15t)
2.1 Phản ứng xã hội đối với các vấn đề XH
2.2 Định nghĩa công tác xã hội:
2.3 Một số thuật ngữ trong ngành công tác XH2.4 Đối tượng, chủ thể của CTXH
2.5 Mục đích, mục tiêu của CTXH
2.6 Các chức năng của CTXH
2 7 Các phương pháp trong CTXH
Trang 32.1 Phản ứng xã hội đối với các vấn đề xã hội
Cặp đôi rì rầm (5p): Mỗi cặp liệt kê một vấn
đề xã hội và nêu phản ứng của xã hội trước vấn đề đó?
Phản ứng theo phong tục truyền thống, dựa trên các điều kiện lịch sử, văn hóa, phong tục tập
Trang 4Quan niệm về CTXH
Trước hoàn cảnh khó khăn của đối tượng nào đó, theo đánh giá của xã hội thì bản
thân họ không thể vượt qua được, cần đến
sự giúp đỡ, hỗ trợ của người khác, của xã hội Trên thực tế có rất nhiều cách thức
hành động giúp đỡ
Trang 5• Cụ thể:
• 1- Bằng hành động nhân đạo, từ thiện cứu
trợ xã hội
• 2- Tư vấn, cho lời khuyên, chỉ bảo
• 3- Để họ tự đương đầu, vượt qua hoàn
cảnh.
• 4- Trao đổi, tương tác trên cơ sở phát huy
tiềm năng của đối tượng, có sự trợ giúp bên ngoài, để đối tượng vượt qua khó khăn, cải tạo hoàn cảnh.
Trang 6• → Cách 4: Bền vững, phát huy tiềm năng của đối
tượng, song để thành công đòi hỏi người trợ giúp
phải có phương pháp, kỹ năng chuyên nghiệp, đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh của thân chủ.
Trang 7Thảo luận nhóm: Phân biệt CTXH với hoạt động nhân đạo, từ thiện?
• 1- Mục đích
• 2- Động cơ
• 3- Phương pháp
• 4- Mối quan hệ giữa người giúp đỡ và
người được giúp đỡ
• 5- Kết quả
(Phản hồi)
Trang 82.2 Định nghĩa công tác xã hội
• Theo Nguyễn Thị Oanh (1992), định nghĩa cổ điển, đơn giản và dễ nhớ nhất là “Công tác xã hội nhằm giúp cá nhân và cộng đồng tự giúp”
• Công tác xã hội là một chuyên ngành được sử dụng để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng
đồng tăng cường hoặc phục hồi năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được những
mục tiêu ấy (Hiệp hội Quốc gia các nhân viên
xã hội Mỹ - NASW/1970)
Trang 9• Công tác xã hội là hoạt động chuyên
nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay
cộng đồng để nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức
năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5).
2.2 Định nghĩa công tác xã hội
(tt)
Trang 10Qua các định nghĩa trên ta thấy:
• CTXH không chỉ nhằm vào con người thân chủ mà còn
quan tâm đến môi trường đã và đang tác động đến họ
• Không nhìn họ bằng con mắt của người có quyền uy,
thương hại, ban phát từ thiện mà xem công tác như là một dịch vụ xã hội nhằm phát hiện và phát huy tiềm
năng của thân chủ
• Hai yếu tố tăng năng lực và tạo quyền lực là trọng tâm
của CTXH
• CTXH không làm thay mà chỉ hỗ trợ cá nhân, nhóm
cộng đồng tự giải quyết vấn đề của mình.
• CTXH không tự mình giải quyết được các vấn đề xã hội
mà cần đến sự phối hợp của các ngành nghề khác
Trang 11Công tác
xã hội làm việc với:
Cá nhân
Nhóm
Cộng đồng
Nghiên cứu
xã hội
Trang 122.3 Một số thuật ngữ trong ngành công tác xã hội
• Vấn đề xã hội: Social problem
• Thân chủ: Client
• Nhân viên công tác xã hội: Social worker
• Can thiệp: Intervention
• Kiểm huấn viên: Field Supervisor
• Lượng giá: Evaluation
• Thực hành công tác xã hội: Social Work Practice
• Tiến trình giúp đỡ: Helping Process
Trang 132.4 Đối tượng, chủ thể của CTXH
• Mỗi SV viết TO ĐẬM ra giấy một đối tượng
của CTXH và cầm trên tay mình.
• Phân loại nhóm đối tượng
• Phân tích hoạt động của nhân viên xã hội
với từng nhóm đối tượng
Trang 142.4.1 Đối tượng của CTXH
• Đối tượng của CTXH như một khoa học
Trang 15• Những người được giúp đỡ đó có thể là
những người già cô đơn, người nghèo, ốm đau, bệnh tật, những người bị lâm vào tình cảnh khó khăn, túng quẫn; đó có thể là
những thanh niên, thiếu niên, những kẻ
lầm lỗi, sa chân, lỡ bước vào các tệ nạn xã hội; đó cũng là những người khuyết tật,
những đứa trẻ mồ côi, lang thang, cơ
nhỡ,
2.4.1 Đối tượng của CTXH (tt)
Trang 162.4.2 Chủ thể của CTXH
• Chủ thể ở đây là tất cả những cá nhân và tổ
chức tiến hành CTXH, điều hành CTXH Đây cũng là các tổ chức từ thiện, Hội Chữ thập đỏ, Hiệp hội những người làm
CTXH,
Trang 172.5.1 Mục đích của CTXH
• Khuyến khích, thúc đẩy, phục hồi, duy trì
và tăng cường việc thực hiện chức năng xã hội của cá nhân, nhóm, các tổ chức và các cộng đồng bằng cách giúp họ hoàn thành công việc, phòng ngừa và giảm nhẹ những đau buồn, khốn khổ và sử dụng các nguồn tài nguyên.
2.5 Mục đích, mục tiêu của
CTXH
Trang 18• Hoạch định, xây dựng và thực thi các chính
sách xã hội, các nguồn tài nguyên và các
chương trình cơ bản để đáp ứng những
nhu cầu cơ bản của con người và hỗ trợ
cho sự phát triển năng lực con người.
2.5.1 Mục đích của CTXH (tt)
Trang 19• Theo đuổi các chính sách, dịch vụ, tài
nguyên và chương trình thông qua công tác biện hộ trong phạm vi cơ sở hay trong công tác quản trị cơ sở hoặc hành động chính trị
để tăng quyền lực cho các nhóm nguy cơ, thúc đẩy công bằng xã hội và công bằng
kinh tế.
• Phát huy và thử nghiệm kiến thức và kỹ
năng nghề nghiệp để đạt được mục tiêu nói trên.
2.5.1 Mục đích của CTXH (tt)
Trang 202.5.2 Mục tiêu của CTXH
• Thứ nhất, nhằm tăng cường cách giải quyết
vấn đề, đối mặt với các vấn đề khó khăn và khả năng phát triển của con người;
• Thứ hai, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả
của con người với các hệ thống cung cấp
nguồn lực và dịch vụ;
• Thứ ba, liên kết mọi người với các hệ thống
có thể cung cấp cho họ dịch vụ, nguồn lực
và cơ hội.
Trang 212.6 Các chức năng của CTXH
2.6.1 Phòng ngừa:
• Những hoạt động, dịch vụ để ngăn ngừa và
đề phòng trường hợp khó khăn về tâm lý, sinh lý, quan hệ xã hội, kinh tế có thể xảy
ra Phòng ngừa bao gồm các hoạt động
phong phú, tuỳ theo mỗi quốc gia mà sẽ có các hoạt động như tư vấn, kế hoạch hóa gia đình, các chương trình hướng nghiệp, dạy nghề, vui chơi giải trí cho thanh thiếu
niên…
Trang 22• 2.6.2 Chữa trị:
• Loại trừ, giảm bớt và trị liệu khi cá nhân,
nhóm hoặc cộng đồng mắc phải những khó khăn trong cuộc sống Chữa trị được tiến hành theo một tiến trình gọi là tiến trình
giải quyết vấn đề hay còn gọi là tiến trình giúp đỡ (helping process) Ví dụ ở nước ta
có các Trung tâm Giáo dục Lao động Xã
hội (Trung tâm 05 - 06), các Trường giải
quyết việc làm….
2.6 Các chức năng của CTXH (tt)
Trang 232.6.3 Phục hồi:
Phục hồi là những biện pháp nhằm đền bù
sự mất mác hoặc hạn chế chức năng, ví dụ những hỗ trợ kỹ thuật và nhằm tạo điều
kiện cho sự thích nghi và tái thích nghi xã hội
• Phục hồi thể chất
• Phục hồi về mặt xã hội
2.6 Các chức năng của CTXH (tt)
Trang 24• 2.6.4 Phát triển:
• Phát huy tiềm năng, tăng cường năng lực
vượt qua những vấn đề mắc phải, phát triển toàn diện về mặt thể chất và tinh thần để họ
có thể thực hiện tốt chức năng của họ,
nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng
cường trách nhiệm xã hội, hoạch định
chính sách.
2.6 Các chức năng của CTXH (tt)
Trang 25họ điều chỉnh bản thân và cách thức tương tác với môi trường (Charle Zastrow, 2003).
Trang 26Mục đích của CTXH cá nhân là:
• - Giúp cá nhân nhận biết được bản thân,
hoàn cảnh và giải quyết vấn đề hiện tại và tăng cường khả năng ứng phó với các vấn
đề có thể xảy ra
• - Nhận biết được tiềm năng nội lực và huy
động được tiềm năng bên ngoài.
• - Thúc đẩy môi trường tạo điều kiện cho cá
nhân tiếp cận với nguồn lực bên ngoài để đáp ứng nhu cầu của họ.
Trang 27Tiến trình can thiệp:
Trang 28Thảo luận nhóm với tình
huống:
• Nam 14 tuổi, là học sinh lớp 9 Em vốn là
một học sinh giỏi của trường, em đã bỏ học một tuần nay, em đưa đòi đi chơi theo nhóm bạn xấu Bố mẹ Nam đã ly hôn Nam ở với
mẹ và cha dượng, ông thường xuyên đánh đập em, bố em bỏ nhà theo bồ từ khi em còn nhỏ và chưa một lần về thăm em.
• Vẽ cây vấn đề xác định vấn đề chính của
Nam, nguyên nhân, hậu quả và nguy cơ.
Trang 29• Trong từ điển CTXH của Barker (1995), CTXH
nhóm được định nghĩa “là một định hướng và
phương pháp công tác xã hội, trong đó các thành viên chia sẻ các mối quan tâm và những vấn đề
chung, họp mặt thường xuyên và tham gia vào các hoạt động được đưa ra nhằm đạt được các mục tiêu
cụ thể Đối lập với trị liệu tâm lý nhóm, CTXH
nhóm không chỉ trị liệu những vấn đề về tâm lý tình cảm mà còn trao đổi thông tin, phát triển các kĩ
năng xã hội và lao động, thay đổi các định hướng giá trị và làm chuyển biến các hành vi chống lại xã hội thành các nguồn lực hiệu quả” (tr 85).
2.7.2 Công tác xã hội với
nhóm
Trang 30Một số điểm cơ bản đó là:
• Một phương pháp can thiệp của CTXH
• Quá trình trợ giúp của nhân viên xã hội
• Tạo điều kiện cho các thành viên có môi
trường để tương tác, chia sẻ quan tâm hay vấn đề chung, tham gia hoạt động nhằm
hướng tới muc tiêu của cá nhân, của nhóm
• Sự điều phối của trưởng nhóm hoặc sự trợ
giúp (khi người điều phối là thành viên
nhóm)
Trang 31Các loại nhóm trong công tác xã hội
Bao gồm 2 nhóm lớn: nhóm nhiệm vụ và nhóm can thiệp, trong mỗi nhóm được chia thành các nhóm nhỏ.
Nhóm nhiệm vụ
• Nhóm đáp ứng nhu cầu thân chủ
• Nhóm đáp ứng nhu cầu của tổ chức
• Nhóm đáp ứng nhu cầu cộng đồng
Trang 33Đặc trưng của CTXH nhóm
• Đối tượng của CTXH nhóm là toàn nhóm
• Công cụ tác động của công tác xã hội nhóm
là mối quan hệ, sự tương tác của các thành viên:
• Vai trò của nhân viên trong công tác xã hội
nhóm là vai trò tổ chức điều phối, hướng dẫn, định hướng hoạt động nhóm
Trang 34Mục đích của công tác xã hội
nhóm
• Thay đổi cảm xúc hành vi tiêu cực của các cá nhân,
chỉnh sửa những hành vi lệch chuẩn, giúp các cá nhân
có thể hòa nhập được tốt hơn
• Giúp hỗ trợ phục hồi sự tổn thương mà các cá nhân đang
• Giúp giải quyết các vấn đề xã hội thông qua việc thay đổi
nhận thức cho thành viên cộng đồng và các nhóm xã hội:
Trang 35Các giai đoạn phát triển của
nhóm
Giai đoạn 1: Hình thành nhóm
Giai đoạn 2: Giai đoạn sóng gió
Giai đoạn 3: Giai đoạn hình thành qui ước chung
Giai đoạn 4: Giai đoạn tập trung vào công việc
Giai đoạn 5: Kết thúc
Trang 36Định nghĩa PTCĐ chính thức của LHQ, 1956:
“PTCĐ là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân
chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện KT, XH, VH của các CĐ và giúp các CĐ này hội nhập và đóng góp vào đời sống quốc gia”
Theo Th.S Nguyễn Thị Oanh, 1995:
“PTCĐ là một tiến trình làm chuyển biến CĐ nghèo, thiếu tự tin thành CĐ tự lực thông qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ
2.7.3 Phát triển cộng đồng
Trang 37Làm việc nhóm 20’
37
Yêu cầu thảo luận nhóm vẽ chân dung một cộng đồng nghèo, trong đó thể hiện được các đặc điểm kinh tế xã hội của cộng đồng đó
Trang 38Mục đích của PTCĐ
- Cải thiện đồng đều điều kiện vật chất lẫn tinh thần
- Xây dựng và củng cố các nhóm, các tổ chức hợp tác trong CĐ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện cộng đồng
- Phát huy tối đa sự tham gia, nội lực của người dân vào tiến trình phát triển
- Thực hiện công bằng xã hội – tạo cơ hội tham gia cho nhóm thiệt thòi nhất
Trang 39GIÁ TRỊ CỦA PTCĐ
An sinh cho tất cả mọi người
QUYỀN được sống, phát triển, tôn trọng, bảo vệ,
Trang 40Nguyên tắc trong PTCĐ
1 Bắt đầu từ nhu cầu, khả năng của người dân và
tài nguyên sẵn có
2 Tin tưởng người dân, người nghèo và tin vào
khả năng thay đổi của họ 1
3 Đáp ứng nhu cầu bức xúc và mối quan tâm hiện tại
4 Khuyến khích người dân tham gia vào việc thảo
luận, lấy quyết định, hành động để người dân
Trang 41Nguyên tắc trong PTCĐ (tt)
5 Khởi đầu từ những hoạt động nhỏ để có thành công nhỏ
6 Thành lập các nhóm có cùng quan tâm để thực hiện một dự án nhóm, không chỉ để giải quyết một vấn đề cụ thể, mà còn nhằm củng cố những tổ chức dân sự/ tự nguyện của
người dân
Trang 42Nguyên tắc trong PTCĐ (tt)
7 Cung cấp CƠ HỘI cho việc giúp đỡ lẫn nhau và phát sinh những hành động chung.Từ đó, thành viên vừa đạt mục đích cá nhân,vừa đóng góp cho việc cải thiện nhóm Cả hai mục đích này đều rất quan trọng
Trang 43Nguyên tắc trong PTCĐ (tt)
8 Quy trình “Hành động – Rút kinh nghiệm- Hành động” sẽ được áp dụng để giúp CĐ có khả năng thực hiện dự án lớn hơn hoặc quản lý ở trình độ cao hơn
9 Hỗ trợ các nhóm biết giải quyết các mâu thuẫn trong nhóm có hiệu quả để giúp nhóm phát triển
10 Liên kết CĐ với những tổ chức, hội đoàn khác
Trang 44PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Mục đích:
-Tăng năng lực -CĐ tự lực
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN CỘNG ĐỒNG
GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG
TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG
Nội dung của chiến lược PTCĐ
Trang 46Mô hình PTCĐ
Hành động chung có lượng giá
Tăng cường động lực tự nguyện
Hình thành các liên kết
huấn luyện
Phát huy tiềm năng
Tìm hiểu
và phân tích
Cộng đồng
tự lực
Cộng đồng tăng năng lực
Cộng đồng thức tỉnh Cộng đồng
yếu kém
Trang 47B 10
Bước 9
Chuyển giao
Bước 8 Lượng giá
Bước 7 Liên kết các nhóm Bước
5-6
Vận động – Tổ chức nhóm
Bước 4
Nhận diện nhân tố tích cực- xây dựng nhóm nòng cốt – lập kế hoạch
Bước 3
Tìm hiểu và phân tích cộng đồng
Bước 2 Hội nhập CĐ Bước 1 Tiếp cận CĐ
10 bước trong thực hiện chương trình PTCĐ
Trang 49• Nhân viên công tác xã hội tham gia nghiên
cứu sẽ thấy được vấn đề rõ hơn, hoạch định tốt hơn
Trang 50• Quản trị
Harold Kootz: QT là việc thiết lập và duy trì
một môi trường nơi mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động
hữu hiệu, nhằm đạt các mục tiêu của nhóm.
Robert Kreitner: QT là tiến trình làm việc với
và thông qua người khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi
Trọng tâm của tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực giới hạn.
2.7.5 Quản trị ngành công tác xã hội
Trang 51• Các yếu tố chính trong định nghĩa QT
- Tiến trình làm việc với và thông qua con
người.
- Tiến trình hướng đến đạt các mục tiêu.
- Môi trường làm việc của tiến trình thay đổi.
- Tiến trình làm việc cần hữu hiệu và hiệu quả.
Hữu hiệu (effectiveness): Thực hiện đúng công việc, dẫn đến việc đạt các mục tiêu của tổ chức.
Hiệu quả (efficiency): Thực hiện công việc với chi phí nguồn lực là ít nhất.
2.7.5 Quản trị ngành công tác xã hội
(tt)
Trang 522.7.5 Quản trị ngành công tác xã hội
(tt)
Trang 53• Quản trị CTXH
Spencer: Quản trị CTXH là sự lãnh đạo có
ý thức những hoạt động và những quan hệ nội bộ của tổ chức để đạt được những mục đích đề ra Đồng thời nó cũng bao gồm sự can thiệp có ý thức vào các lực tương tác giữa cơ sở và cộng đồng rộng lớn hơn mà
nó là một bộ phận.
2.7.5 Quản trị ngành công tác xã hội
(tt)
Trang 54và trông nom các dịch vụ bảo dưỡng.
2.7.5 Quản trị ngành công tác xã hội
(tt)
Trang 552.7.5 Quản trị ngành công tác xã hội
(tt)
Trang 56Các yếu tố chính trong đn quản trị CTXH
- Tiến trình liên tục, năng động.
- Biến đổi chính sách xã hội thành dịch vụ xã hội.
- Nhằm hoàn thành mục đích chung của tổ chức.
- Tài nguyên được khai thác thông qua phối hợp.
- Đề cập đến hoạch định, tổ chức, lãnh đạo.
- Kinh nghiệm th.hiện dvxh giúp hoàn thiện cs.
2.7.5 Quản trị ngành công tác xã hội
(tt)
Trang 57• Nhu cầu quản trị CTXH
- Hệ thống an sinh ngày càng phát triển và phức tạp.
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ xã hội ngày càng đa dạng và mở rộng.
- Các nguồn lực đầu tư ngày càng nhiều vào các tổ chức.
- Công tác trợ giúp thân chủ, cung cấp dịch
vụ đòi hỏi ngày càng hữu hiệu và hiệu quả.
2.7.5 Quản trị ngành công tác xã hội
(tt)
Trang 58• Nhu cầu quản trị CTXH
Hãy thử hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu một cơ sở xã hội không có quản trị hoặc quản trị không tốt?
Khi đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến quá
trình trợ giúp thân chủ hoặc quá trình
cung cấp dịch vụ xã hội cho thân chủ?
2.7.5 Quản trị ngành công tác xã hội
(tt)