ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC DOÃN THỊ PHƯƠNG THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT, SINH HỌC 11, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
DOÃN THỊ PHƯƠNG
THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT,
SINH HỌC 11, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM SINH HỌC
Hà Nội, 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
DOÃN THỊ PHƯƠNG
THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT,
SINH HỌC 11, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN SINH HỌC
Mã số: 60.14.01.11 Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thúy Quỳnh
Hà Nội, 2016
Trang 377
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
MỞ ĐẦU 79
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 83
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu 83
1.1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề mối quan hệ liên môn 83
1.1.2 Khái niệm và phân loại các mối quan hệ liên môn 85
1.1.3 Bản chất và chức năng của các quan hệ liên môn 88
1.1.4 Các nguyên tắc xây dựng nội dung tích hợp liên môn 89
1.1.5 Thực hiện mối quan hệ liên môn qua các chủ đề tích hợp 90
1.1.6 Dạy học tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực người học 90
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu 92
1.2.1 Khảo sát thực trạng dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Sinh học ở trường THPT Kim Sơn C 92
1.2.2 Khảo sát sở thích của học sinh về việc học tập liên môn trong nhà trường THPT Kim Sơn C 95
CHƯƠNG II: TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Error! Bookmark not defined
2.1 Mối liên hệ giữa Sinh học và các khoa học khác Error! Bookmark not defined
2.2 Phân tích nội dung sinh học cơ thể động vật (Sinh học 11, trung học phổ thông) và
lựa chọn các nội dung tích hợp liên môn Error! Bookmark not defined
2.2.1 Phân tích nội dung sinh học cơ thể động vật ( Sinh học 11, trung học phổ thông)
Error! Bookmark not defined 2.2.2 Xác định nội dung tích hợp liên môn Error! Bookmark not defined 2.3 Thiết kế giáo án thực nghiệm cho các chủ đề Error! Bookmark not defined 2.3.1 Thiết kế giáo án thực nghiệm chủ đề “Đại dương trong cơ thể” Error!
Bookmark not defined
Trang 42.3.2 Thiết kế giáo án thực nghiệm chủ đề “Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển ở động vật” Error! Bookmark not defined
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Error! Bookmark not defined
3.1 Mục đích và phương pháp thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.1.1 Mục đích thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.1.2 Phương pháp thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.2 Nội dung thực nghiệm Error! Bookmark not defined.
3.3 Kết quả thực nghiệm ……… 76
3.3.1 Kết quả định lượng Error! Bookmark not defined.6 3.3.2 Kết quả định tính Error! Bookmark not defined 3.3.3 Kết luận về kết quả thực nghiệm Error! Bookmark not defined
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined
1 Kết luận Error! Bookmark not defined
2 Khuyến nghị Error! Bookmark not defined
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined
Trang 5là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” Một trong những định hướng giáo dục quan trọng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn đời sống của người học chính là xây dựng nội dung giáo dục trên cơ sở tích hợp nội dung các môn học có liên quan với nhau Vấn đề này đã được định hướng rõ trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT công bố ngày 5/8/2013
1.2 Xuất phát từ thực tế giảng dạy môn Sinh học THPT
Sinh học là khoa học về sự sống được hình thành và phát triển từ môn khoa học tự nhiên và trở thành một khoa học độc lập ở thế kỉ XIX Kiến thức sinh học về hình thái, cấu trúc và các quá trình cơ bản của vật chất sống được hình thành trên cơ
sở những tiến bộ của những ngành khoa học khác như vật lý, hóa học, kĩ thuật… Ngoài ra bản chất của sự sống cũng là sự tổng hòa, vận động và tương tác của tất cả các yếu tố vô sinh, hữu sinh trong tự nhiên và xã hội Ngày nay, trong Sinh học xu hướng tích hợp được phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự hình thành nhiều chuyên ngành như hóa sinh, lý sinh, kĩ thuật gen, công nghệ sinh học…
Chương trình đào tạo, nội dung môn học được xây dựng dựa trên các yếu tố cơ bản là nhu cầu xã hội, trình độ văn hóa, mức độ, xu hướng phát triển của khoa học Trong thực tế giáo dục đào tạo ở Việt Nam sinh học là môn học độc lập và được dạy một cách riêng rẽ ở các cấp học Cách tiếp cận dạy học này không phù hợp với xu
Trang 6hướng tích hợp trong sự phát triển của khoa học và xu thế tích hợp hóa quá trình dạy học trên thế giới Đồng thời việc dạy các môn học một cách riêng lẻ cũng khiến học sinh không có cái nhìn tổng quan về thế giới, do đó thiếu kĩ năng vận dụng kiến thức một cách có hệ thống để giải quyết tốt các vấn đề thực tế, ngoài ra các kiến thức trùng lặp ở các môn học khác nhau còn làm học sinh thấy nhàm chán, không tích cực học tập
Vấn đề đặt ra là dạy học các môn khoa học có liên quan như thế nào để phù hợp với xu hướng phát triển của các ngành khoa học và để học sinh tích cực, chủ động và phát triển năng lực người học
1.3 Xuất phát từ thực tế dạy học lĩnh vực sinh học cơ thể động vật, Sinh học 11, Ban cơ bản
Khối lượng tri thức sinh học tăng không ngừng cùng với đà phát triển chung của khoa học trên thế giới Không thể cung cấp cho học sinh những kiến thức sinh học rời rạc mà phải sắp xếp lại một cách khoa học có hệ thống theo một trình tự logic, phù hợp với sự tiếp thu của học sinh Ðó là những hiểu biết tự nhiên xung quanh mình từ động vật thực vật đến bản thân con người về cấu tạo, chức năng, các quy luật phát triển cá thể và phát triển lịch sử của loài, của sinh giới, về ý nghĩa của sinh vật trong tự nhiên hay trong nền kinh tế quốc dân Một trong những phần quan trọng trong nội dung môn sinh học là sinh học cơ thể động vật thuộc chương trình sinh học 11, ban cơ bản
Nếu chỉ dạy học sinh học cơ thể động vật một cách riêng rẽ, không vận dụng kiến thức liên môn thì học sinh sẽ không thể giải thích được cơ chế hoạt động chức năng của cơ thể động vật, không biết ứng dụng những kiến thức này vào trong nhiều lĩnh vực của đời sống Học sinh có thể vận dụng kiến thức vật lí, hóa học trong giải thích các đặc trưng sinh học động vật hoặc có thể vận dụng kiến thức sinh học này vào lĩnh vực chăn nuôi ở môn công nghệ Điều này góp phần phát triển năng lực tư duy hệ thống và năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn của học sinh
Xuất phát từ những định hướng giáo dục cũng như tính cấp thiết của vấn đề
thực tế, chúng tôi đã lựa chọn đề tài : “Thiết kế các chủ đề tích hợp liên môn trong
dạy học phần sinh học cơ thể động vật, Sinh học 11, Trung học phổ thông”
Trang 72 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ mối liên hệ giữa các môn học trong chương trình phổ thông với môn Sinh học để thiết kế một số chủ đề tích hợp liên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học 11
3 Các nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu trong đề tài
- Tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng sử dụng các mối quan hệ liên môn trong quá trình dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông Kim Sơn C, tỉnh Ninh Bình
- Phân tích nội dung sinh học động vật trong chương trình sinh học 11 (trung học phổ thông) để định hướng xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn
- Xây dựng hai giáo án với chủ đề tích hợp liên môn
- Thiết kế giờ học Sinh học với nội dung tích hợp liên môn và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra hiệu quả dạy học
4 Khách thể, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học sinh học ở trường phổ thông 4.2 Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế các chủ đề tích hợp liên môn
4.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò, ý nghĩa và nội dung mối quan hệ giữa môn Sinh học với các môn khoa học khác để xây dựng hai chủ đề Sinh học cơ thể động vật (Sinh học 11, trung học phổ thông)
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong năm học 2015-2016
4.4 Nghiệm thể nghiên cứu
- Tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng các mối quan hệ liên môn trong quá trình dạy học Sinh học của giáo viên ở nhóm Sinh, trường THPT Kim Sơn C, tỉnh Ninh Bình
- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành với 74 học sinh ở 2 lớp 11A, 11H, trường THPT Kim Sơn C, tỉnh Ninh Bình
5 Vấn đề nghiên cứu
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa môn sinh học với các môn học phổ thông khác
Trang 8- Nghiên cứu nội dung phần sinh học cơ thể động vật (Sinh học 11, trung học phổ thông) để lựa chọn nội dung và xây dựng chủ đề tích hợp liên môn
6 Giả thuyết khoa học
- Nếu thiết kế các chủ đề tích hợp liên môn trong thực tế giảng dạy thì sẽ tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống và vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề khoa học và đời sống
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
Kết quả thu được trong quá trình thực hiện đề tài góp phần bổ sung và hoàn thiện hệ thống kiến thức về vấn đề dạy học tích hợp, vấn đề nguyên tắc lựa chọn nội dung dạy học môn Sinh học Đồng thời những kết quả này cũng là cơ sở lý thuyết khoa học cho quá trình dạy học nhằm đáp ứng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục sau 2015
Ngoài ra những kết quả nghiên cứu có thể sử dụng được trong thực tế dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông và giảng dạy môn Phương pháp dạy học Sinh học trong các trường Sư phạm
8 Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học
và các tài liệu liên quan đến tích hợp liên môn
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn việc dạy học tích
học liên môn thông qua các phiếu điều tra và bảng hỏi
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia giáo dục, các chuyên gia sinh học về việc thiết kế các chủ đề tích hợp liên môn
- Phương pháp thống kê toán học: nhằm phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Tích hợp liên môn trong dạy học Sinh học 11, trung học phổ
thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 9CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề mối quan hệ liên môn
1.1.1.1 Nghiên cứu tại Việt Nam
Hiện nay, dạy học tích hợp đã và đang được cả xã hội quan tâm và được coi
là xu thế tất yếu trong sự phát triển của giáo dục nước nhà Dạy học tích hợp có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó quan điểm tích hợp liên môn và xuyên môn được chú trọng, giúp học sinh liên kết kiến thức trong nhà trường và thực tiễn cuộc sống Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: Cơ sở lý luận của việc đào tạo tích hợp khoa học cơ bản và phương pháp dạy học bộ môn ở các trường sư phạm của tác giả Đinh Quang Báo (2003) [12]; Tác giả Trần Bá Hoành (2003) đưa ra một số khái niệm nền tảng về sư phạm tích hợp, các quan điểm và mục tiêu của sư phạm tích hợp, điều kiện và triển vọng để triển khai dạy học theo hướng tích hợp ở trường phổ thông tại Việt Nam trong đề tài “Dạy học tích hợp” [17]
Tác giả Nguyễn Thế Hưng (2012) đã nêu rõ một số quan điểm và phương pháp dạy học hiện đại, trong đó có dạy học tích hợp trong tài liệu “Phương pháp
dạy học Sinh học ở trường Trung học phổ thông” [8]
Bên cạnh những nghiên cứu về mặt lí luận thì đã có một số nghiên cứu và đề tài đưa ra một số chủ đề tích hợp như là: Đề tài Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên dạy tích hợp các môn tự nhiên, các môn xã hội - nhân văn và các môn công nghệ của Lê Đức Ngọc (2005) [18]; Vận dụng quan điểm tích hợp trong quá trình dạy học môn giáo dục học trong nhà trường sư phạm của Nguyễn Đăng Trung (2003) [22]
Nguyễn Phúc Chỉnh và Trần Thị Mai Lan (2009) đề cập đến Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học, Sinh học 10 Theo đó thì việc tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong các môn học ở trường phổ thông sẽ đạt được mục tiêu kép vừa nâng cao chất lượng dạy học môn học, vừa góp phần giúp HS định hướng nghề nghiệp sau này Các tác giả đã nghiên cứu nội dung của phần Vi sinh vật lớp 10, từ đó đưa ra một số nguyên tắc và biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp
Trang 10trong dạy học vi sinh vật [13]
Tác giả Lê Trọng Sơn (1999) đưa ra đề tài “Vận dụng tích hợp giáo dục dân
số qua dạy học giải phẫu người ở lớp 9 THCS” Theo đó, giáo dục dân số được lồng ghép vào môn Giải phẫu sinh lý người là thích hợp nhất Ông đã chỉ ra mối quan hệ giữa những tri thức giải phẫu con người và tri thức dân số từ đó vận dụng quan điểm tích hợp để lồng ghép các kiến thức dân số cần thiết vào các bài học có liên quan [19]
Như vậy, vấn đề dạy học tích hợp ở nước ta đã được nghiên cứu ở nhiều đề tài, làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giảng dạy tích hợp Không những vậy, một số đề tài đã đưa ra các phương pháp dạy học cho một số chủ đề thích hợp với nhận thức của học sinh, phát huy tính tích cực và phát triển năng lực của học sinh
1.1.1.2 Nghiên cứu ngoài nước
Nhà giáo dục học T.A.I Lina cho rằng tất cả các ngành khoa học được giảng dạy trong nhà trường có sử dụng số liệu của các khoa học tiếp cận khác, những tài liệu, những sự kiện và những ví dụ lấy từ thực tiễn cuộc sống và từ các lĩnh vực tri thức khác nhau Đồng thời tác giả cho rằng nhiệm vụ của việc giảng dạy kĩ thuật tổng hợp là xác lập mối liên hệ giữa các bộ môn nhằm vạch ra cho học sinh thấy mối liên
hệ qua lại của các khoa học [26]
Trong cuốn “Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi” của Giselle O Martin - Kniep có đề cập đến quy trình xây dựng các đơn vị bài học tích hợp Chương trình tích hợp có nhiều hình thức khác nhau, trong đó tích hợp nội dung là hình thức kết nối nội dung trong nội bộ môn học và giữa các môn học với nhau [24]
Dạy học tích hợp còn được một số đề tài nghiên cứu như tác phẩm “Hướng
tới một chương trình giảng dạy tích hợp” của W.G Wraga (2009) [27]
Trong cuốn “Phát triển tư duy học sinh”, các tác giả M.Alecxeep, Onhisuc….cho rằng “Việc sử dụng rộng rãi các môn học như vậy để bồi dưỡng các thủ thuật và phương pháp tư duy logic sẽ góp phần thực hiện một trong những yêu cầu quan trọng nhất của lí luận dạy học là xác lập các mối liên hệ chặt chẽ giữa các
bộ môn trong dạy học [24]
Như vậy, có thể thấy rằng việc tích hợp trong dạy học đã và đang thu hút sự quan tâm của không ít nhà sư phạm trên thế giới
Trang 111.1.2 Khái niệm và phân loại các mối quan hệ liên môn
1.1.2.1 Khái niệm
Tích hợp trong dạy học là “hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy” [5] và là “một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau” [17] Tích hợp là một trong những nguyên tắc lựa chọn nội dung môn học quan trọng đảm bảo “sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức, khái niệm thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó” [3, 10, 20] Dạy học tích hợp là xu hướng chung trên thế giới nhằm “góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai hoặc giúp học sinh hòa nhập vào cuộc sống lao động Sư phạm tích hợp nhằm làm cho quá trình học tập có ý nghĩa Như vậy, dạy học tích hợp là quá trình hình thành và hoàn thiện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức khoa học để giải quyết những tình huống có vấn đề, cụ thể trong đời sống đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại [16] Vai trò của nhà trường trong quá trình dạy học tích hợp không chỉ truyền đạt, cung cấp kiến thức mà cần phải giúp học sinh phát triển kĩ năng tìm kiếm, hệ thống hóa để quản lý thông tin và vận dụng vào những tình huống có
ý nghĩa với học sinh Bên cạnh đó cần phải xây dựng và tổ chức những hoạt động tích hợp tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức, những kĩ năng, thao tác riêng lẻ đã được hình thành để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong thực tế đời sống
Quan điểm liên môn trong dạy học phản ánh sự liên kết nội dung các môn học có liên quan đến một vấn đề cụ thể cần giải quyết, trên cơ sở tích hợp liên môn có thể hình thành các môn học mới, ví dụ môn Khoa học tự nhiên được hình thành từ sự kết hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và môn Khoa học
xã hội là sự kết hợp giữa các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân [14]
1.1.2.2 Phân loại các mối quan hệ liên môn
Trang 12- Nhiều nhà khoa học đã phân chia các mức độ tích hợp theo các cách tiếp cận như sau [14]:
Cách tiếp cận truyền thống: các môn học được giảng dạy riêng rẽ, độc lập, GV áp dụng quan điểm này trong giảng dạy từng môn như Toán học, vật lý, hóa học, sinh học Hiện nay, các môn học trong trường phổ thông được dạy một cách riêng biệt, trong khuôn khổ kiến thức của môn học đó Các vấn đề được giải quyết trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng của chính lĩnh vực bộ môn đó
Cách tiếp cận lồng ghép: một nội dung nào đó được lồng ghép vào chương trình đã có sẵn của một môn học trong nhà trường Trong nhiều năm qua, tại Việt Nam đã kết hợp các chủ đề vào môn học khác nhau như: Tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lý, Tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên trong môn Sinh học, giáo dục công dân, Tích hợp giáo dục phòng chống tham nhũng trong môn giáo dục công dân
Cách tiếp cận tích hợp nội môn: Các lĩnh vực và nội dung thuộc cùng một môn học được học theo những chủ đề, chương, bài cụ thể nhất định nhưng có sự loại bỏ các nội dung trùng lặp và có sự khai thác hỗ trợ của các phân môn
Cách tiếp cận đa môn: Các môn học là riêng rẽ nhưng có những liên kết giữa các môn học và trong từng môn bởi các chủ đề hay các vấn
đề chung
Cách tiếp cận liên môn: Các môn học kết nối với nhau và giữa chúng có những chủ đề, vấn đề, những khái niệm lớn và những ý tưởng lớn chung Theo cách tiếp cận này thì giáo viên tổ chức dạy học xoay quanh các chủ đề/vấn đề chung, nhưng các khái niệm hoặc các kĩ năng liên môn được nhấn mạnh giữa các môn chứ không phải trong từng môn riêng biệt
Cách tiếp cận xuyên môn: Theo cách tiếp cận này thì giáo viên tổ chức các hoạt động học liên quan đến những vấn đề từ cuộc sống thực và có ý nghĩa đối với HS, từ đó xây dựng thành các môn học mới khác với môn học truyền thống Điểm khác biệt so với liên môn