Đối với trẻ thơ, những tâm hồn ngây thơ, trong sáng, những lời ca, những nốt nhạc, những giai điệu âm nhạc sinh động thể hịên sắc thái mượt mà, rộn ràng, sé góp phần giáo dục thẩm mỹ cho
Trang 1A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
I LỜI MỞ ĐẦU:
Như chúng ta đã biết, âm nhạc là loại loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đời sống con người Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại, nó phản ánh những niềm vui, nổi buồn, những khát vọng, ước
mơ của con người để vươn tới cái đẹp
Đối với trẻ mầm non, âm nhạc đã trở thành cơm ăn, nước uống hàng ngày không thể thiếu Ngay từ khi lọt lòng mẹ trẻ đã được nuôi dưỡng bằng những dòng sữa ngọt ngào cuả mẹ và những câu hát ru của bà Âm nhạc đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non, là phương tiện thực hiện các hoạt động giáo dục một cách có hiệu quả
Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ Những tình cảm đẹp
đẽ về con người, thiên nhiên, về quê hương đất nước, dân tộc…trong bài hát
đã nuôi nấng chắp cánh cho tâm hồn trẻ thơ Tình yêu gia đình, ban bè, làng xóm, quê hương cũng từ đó lớn lên Thông qua các hoạt động âm nhạc, trẻ được nghe những lời răn dạy ấm áp của bà, của mẹ, của cô giáo, trẻ được biết như thế nào là tốt, xấu, yêu, ghét… Khi trẻ được nghe hay tự mình hát, nội dung tích cực của bài hát được truyền tải đến tâm hồn trẻ từ đó hình thành những tình cảm đạo đức tốt đẹp, đó là tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, tình yêu quê hương đất nước
Âm nhạc còn là phương tiện thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho trẻ: Những hình tượng âm nhạc đã kích thích trí tưởng tượng của trẻ, những nốt nhạc trầm bổng hay những âm thanh đặc trưng của các nhạc cụ đã góp phần giúp trẻ định hướng và phân biệt âm thanh, có tác dụng luyện các phản xạ nhanh cho trẻ thông qua nghe âm thanh của các nhạc cụ âm nhạc
Trang 2Cơ thể trẻ là một cơ thể đang phát trển và không thể phủ nhận rằng âm nhạc là một phương tiện hiệu quả góp phần nâng cao thể chất cho trẻ, trẻ hứng thú vận động, thông qua các trò trơi âm nhạc, nghe hát và vận động theo nhạc sẽ giúp cho xương cốt trẻ thêm cứng cáp, cơ bắp rắn chắc, Âm nhạc còn góp phần phát triển tai nghe, tạo ra những phản ứng thay đổi nhịp mạch,
hô hấp, trao đổi máu… Qua đó giúp cơ thể trẻ phát triển một cách cân đối
và hài hoà
Âm nhạc còn là phương tiện giáo dục thẩm mỹ hữu hiệu cho trẻ: Âm nhạc đem đến cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, cho con người những giá trị tinh thần to lớn Đối với trẻ thơ, những tâm hồn ngây thơ, trong sáng, những lời ca, những nốt nhạc, những giai điệu âm nhạc sinh động thể hịên sắc thái mượt mà, rộn ràng, sé góp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ từ đó giúp trẻ biết yêu cuộc sống, yêu cái đẹp và mong muốn được tạo ra cái đẹp
Có thể nói giáo dục âm nhạc là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ mầm non Nó không chỉ là một loại hình nghệ thuật vui chơi giải trí mà còn là là phương tiện góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ
Thực tế hiện nay, hoạt động giáo dục âm nhạc ở trong nhà trường mặc
dù đã có còn nhiều đổi mới về phương pháp cũng như các điều kiện khác Nhưng thực tế vẫ còn nhiều khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục âm nhạc của trẻ, trong đó đặc biệt cách thiết kế, xây dựng và tổ chức các hoạt động GD âm nhạc Vì vậy, chất lượng giáo dục âm nhạc trong nhà trường chưa đạt kết quả cao
Để đáp ứng được yêu cầu giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục là việc làm cần thiết đối với mỗi GV đang trực tiếp đứng lớp Qua thực tế và những kết quả đạt được trong năm học, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài:
“ Kinh nghiệm đổi mới phương pháp giáo dục âm nhạc lứa tuổi 4-5 tuối ”.
với mục đích nâng cao hiệu quả tiết dạy, đóng góp kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ hiệu quả
Trang 3II THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TỔ CHỨC GIÁO DỤC ÂM NHẠC.
1 Thuận lợi:
*Đối với nhà trường:
Trong những năm qua cùng với sự thay đổi vượt bậc về cơ sở vật chất của các trường MN trong huyện Trường Mầm non Hà Dương cũng đã có sự chuyển mình đáng khích lệ Trường đã được xây mới với 5 phòng học kiên
cố, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học cũng từng bước được đáp ứng cho nhu cầu dạy và học của cô và trẻ Chất lượng chăm sóc giáo dục từng bước đuợc nâng lên, đội ngũ cán bộ giáo viên được chuẩn hoá và đang tiếp tục học tập để nâng cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ Nhà trường luôn quan tâm tới việc đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy học trong đó đặc biệt quan tâm tới hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ trong tất cả các độ tuổi
Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên dự giờ, góp ý và xây dựng các tiết dạy mẫu âm nhạc để GV trong trường học tập rút kinh nghiệm
*Đối với nhóm lớp đang phụ trách:
Là một lớp có số lượng cháu tương đối đông (30 cháu) Các cháu được học tập trong một môi trường an toàn, lành mạnh, phòng nhóm lớp đã được kiên cố, đồ dùng phục vụ cho hoạt động âm nhạc đã từng bước được cải thiện Tất cả các trẻ trong nhóm lớp đều được giáo dục âm nhạc theo đúng chương trình
*Đối với bản thân:
Là một giáo viên tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều Nhưng luôn có ý thức cố gắng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tự học, hoc từ bạn bè, đồng nghiệp, học hỏi qua sách báo, tài liệu, qua các chuyên đề âm nhạc do phòng GD tổ chức, qua phương tiện internet để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hoàn thiện bản thân
* Đối với cháu:
Năm học 2010-2011 tôi được phân công đứng lớp 4-5 tuổi với tổng số
Trang 4trẻ trong lớp là 30 cháu Trong đó: 13 cháu nữ và 17 cháu nam
- Nhìn chung các cháu khoẻ mạnh hồn nhiên rất yêu thích môn âm nhạc và thích được múa hát, vận động cùng cô
- Các cháu cùng nằm trong một độ tuổi nên nhận thức tương đối đồng đều
2 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi vẫn còn nhiều những khó khăn ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ:
- Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục
âm nhạc của nhóm lớp nói chung còn thiếu thốn, dụng cụ âm nhạc: Đàn, các phương tiện, trang phục cho biểu diễn chưa phong phú, đồ dùng âm nhạc chủ yếu là tự làm
- Mặc dù trẻ ở một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều do một số trẻ sinh vào cuối năm Nhiều trẻ còn nhút nhát, trẻ yếu về thể lực không thích vận động, một số trẻ phát âm còn ngọng, hay hát sai lời bài hát, vận động còn cứng, chưa hoà quyện, trẻ chưa tạo được âm thanh khi hát( Hát nhỏ hoặc la hét căng cứng Vì vậy khi truyền thụ tác phẩm âm nhạc cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn
- Đối với bản thân mặc dù đã được chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
nhưng thực chất không được học chuyên sâu môn học nên vẫn còn lúng túng trong cách xây dựng tiết dạy và sử dụng các thủ thuật gợi cảm súc gây hứng thú cho trẻ
- 90% dân số sống về nông nên điều kiện kinh tế còn thấp, nhận thức về bậc học còn chưa thực sự thấu đáo nên ảnh hưởng tới việc đóng góp mua sắm đồ
dùng trang thiết bị dạy học cho cô và trẻ
Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức khảo sát cháu qua các hoạt động dạy kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc…
Kết quả:
+50% cháu đạt 5vận dụ ̣ng kĩ năng hát và nghe nhạc
Trang 5+ 53 % trẻ có kĩ năng hát
+ 53 % trẻ có kĩ năng vận động
+ 13%Trẻ chưa hứng thú học
Từ kết quả trên tôi nhận thấy rằng:
- Số trẻ có nề nếp đạt được yêu cầu
- Số trẻ có kỹ năng hát, nghe nhạc, kỹ năng vận động còn thấp
- Số trẻ không có hứng thú vận động còn cao
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục âm nhạc của các cháu trong nhóm lớp:
- Do thiếu đồ dùng dụng cụ âm nhạc dẫn đến giờ hoạt động trầm không sôi nổi trẻ không hứng thú
- Cách thiết kế giờ dạy chưa phong phú, chưa có sự mềm dẻo linh hoạt và sáng tạo
- Chưa thực sự tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, tiết dạy còn gò bó áp đặt
- Môi trường giáo dục âm nhạc chưa phong phú đẹp mắt…
Phân tích và nắm bắt được những nguyên nhân tôi đã trăn trở và tìm các các giải pháp để cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ trong lớp Qua thực tế chất lượng học kỳ I năm học 2010-2011 Tôi mạnh
dạn đưa ra một số biện pháp nhằm “Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc
cho trẻ 4- 5 tuổi” ở trường mầm non Hà Dương- Hà Trung
B/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
* Giải pháp 1: Tạo môi trường âm nhạc phong phú
* Giải pháp 2: Ứng dụng các dụng cụ âm nhạc vào môn học
* Giải pháp 3: Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, áp dụng các thủ
thuật thu hút trẻ
* Giải pháp 4: Phối hợp với nhà trường, gia đ́ình thực hiện giáo dục âm nhạc.
Trang 6* Giải pháp 5: Tiết dạy thực nghiệm đổi mới phương pháp và sử dụng thủ
thuật thu hút trẻ
II CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Biện pháp 1: Tạo môi trường âm nhạc phong phú :
Trẻ em luôn có khát vọng được tìm tòi, khám phá Muốn cho trẻ hứng thú, thích hát, thích biểu diễn chúng ta không thể không nói tới việc tạo môi trường âm nhạc cho trẻ Tạo môi trường để trẻ được hoạt động, để trẻ được tìm tòi khám phá và biểu diễn Tôi đặc biệt quan tâm tới vấn đề này:
Chẳng hạn: Việc tạo góc nghệ thuật: Góc nghệ thuật là góc ở đó trẻ
thể hiện năng lực ca hát biểu diễn của mình một cách độc lập nhất mà không cần có sự hướng dẫn của cô ở góc này tôi luôn quan tâm tạo ra một không gian rộng cách xa các góc hoạt động khác.ở đó tôi trang trí và tạo góc bằng rất nhiều các hình ảnh đẹp, sinh động gợi cho trẻ cảm súc muốn được hát, được vận động Đó là những nốt nhạc được cách điệu dán nhảy nhót trên bức tường, các hình ảnh của ca sỹ nhí đang biểu diễn được cắt dàn bắng xốp màu sắc sặc sỡ, ở nhiều các tư thế khác nhau Giá góc được bầy biện trang trí nhiều dụng cụ âm nhạc ví dụ: Đàn, trống tự tạo, phách tre, trống lắc… tất cả các dụng cụ màu sắc đều phải sặc sỡ, bền đẹp trẻ có thể sử dụng được một cách dễ dàng và thay đổi theo đúng chủ đề, thường xuyên thay đổi cách sắp đặt và được lau rửa thường xuyên
Ví Dụ: Chủ đề : Động vật: Tôi bám vào các bài hát trong chủ đề để lựa chọn hình ảnh trang trí Hình ảnh đó là những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu đang đàn và hát…
Cô chuẩn bị cho trẻ các đồ dùng chơi gắn liền với các hoạt động, khi biểu diễn trẻ hóa thân vào nhân vật với các đồ dùng hấp dẫn và mang tính nghệ thuật, có thể tự tay trẻ làm ra hoặc cô chuẩn bị sẵn Sưu tầm giấy bìa, hộp cứng dạy trẻ gấp, cắt các quạt giấy Trẻ có thể tự tay cắt các họa tiết hoa, quả, con vật…để dán vào những chiếc quạt cuả trẻ
Ví dụ: Với những chiếc khăn tự tay trẻ làm bằng các vật liệu dễ tìm như
Trang 7túi bóng, vải vụn, các loại lá, dây hoa, lá chuối…trẻ tự cắt các họa tiết để dán vào các chiếc khăn mà trẻ làm, trẻ có thể làm các vòng hạt, vòng hoa, vòng lá tùy thuộc vào các chủ điểm trong bài múa Điều cần được chú ý những đồ dùng phải an toàn, hợp vệ sinh, mang tính giáo dục Bên cạnh đó trong giờ hoạt động ngoài trời, khi dạo chơi trong vườn hoa, vườn rau tôi cũng gợi mở cho trẻ thi nhau hát về những bài hát có trong chủ điểm hình thức này đă giúp trẻ có nhiều ý tưởng sáng tạo hay và có ý thức thi đua nhau hát
Thông qua hoạt động nghệ thuật đó giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống, tìm ṭòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức, kỹ năng của trẻ được bồi dưỡng, củng cố, bổ sung taọ cơ hội cho trẻ được lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo tổ nhóm, trẻ được bộc lộ khả năng của mình
Nói tóm lại: Tạo môi trường phù hợp, đa dạng, phong phú, sinh động sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên góp phần hình thành nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin của cô và trẻ Vì vậy tạo môi trường cho trẻ hoạt động là một việc làm vô cung quan trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho các hoạt động giáo dục âm nhạc
Biện pháp 2: Ứng dụng các dụng cụ âm nhạc vào môn học
Dụng cụ âm nhạc có thể được ví như cái thìa, đôi đũa để xúc cơm, Một đêm nhạc thành công không thể thiếu dụng cụ âm nhạc Đối với trẻ mầm non việc sử dụng dụng cụ âm nhạc vào tiết dạy thì lúc nào cũng cần thiết Dụng cụ
âm nhạc sẽ làm cho cho hoạt động trở nên sinh động, hấp dẫn và kết quả sẽ cao hơn Chính vì vậy tôi luôn chú ý tới việc ứng dụng các dụng cụ âm nhạc vào các hoạt động dạy hát, nghe nhạc và vận động theo nhạc của trẻ
Chẳng hạn: Tôi luôn sưu tầm các loại băng nhạc của thiếu nhi để mở cho trẻ nghe, cho trẻ nhún nhảy theo nhạc của bài hát, tập cho trẻ các các điệu múa cơ bản theo nền nhạc và băng hình Trong các gìờ thể dục sáng cho trẻ tập các động tác theo nhịp của bài hát
- Dạo nhạc trước khi vào bài hát, dạo nhạc để trẻ đoán tên bài hát đã học, cho trẻ
Trang 8vận đông theo nhạc sẽ tạo sự hưng phấn và rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ.
- Sử dụng các dụng cụ âm nhạc như: Trống lắc, phách, xắc xô để trẻ gõ, vỗ theo nhịp bài hát để thay đổi hình thức không gây sự nhàm chán khi luyện kỹ năng vỗ theo nhịp bài hát
Trang phục biểu diễn cho trẻ cũng là vấn đề quan trọng Trang phục của trẻ là trang phục trẻ mặc khi biểu diễn những bài hát dân ca, các bộ váy sặc sỡ thể hiện nét đặc trưng của các vùng miền gây cho trẻ sự hứng thú cao
độ chính vì vậy tôi luôn chú ý tới vấn đề phục trang cho trẻ
Có thể nói việc ứng dụng dụng cụ âm nhạc vào các hoạt động giáo dục
âm nhạc sẽ là động lực để tạo sự hứng thú, rèn luyện kỹ năng vận động cuả trẻ trẻ sẽ khéo léo vận động uyển chuyển và giúp trẻ hát đúng giai điệu bài hát
Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các thủ thuật thu hút trẻ
Nếu như chương trình cải cách âm nhạc được chia thành 4 loại tiết thì ở chương trình đổi mới hình thức còn 2 loại tiết đó là: Tiết dạy kỹ năng và tiết tổng hợp:(Biểu diễn) Tôi thường quan tâm nhiều hơn tới việc rèn kỹ năng cho trẻ
Dạy kỹ năng ca hát: Tuỳ vào bài hát nếu trẻ đã thuộc tôi tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng hát đúng nhạc, đúng cao độ, trường độ, có thể cho trẻ hát theo cô cả bài, hướng dẫn và tổ chức cho trẻ biểu diễn dưới nhiều hình thức khác nhau như tổ nhóm, cá nhân
Đối với những bài hát trẻ chưa thuộc hoặc những bài hát giai điệu khó tôi thường tập cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi có thể hát từng câu, từng đoạn, cho trẻ hát theo cô nhiều lần, tiếp tục cho trẻ luyện tập vào lúc thích hợp Khi vào hoạt động chính tôi chủ yếu tổ chức dưới dạng biểu diễn Hình thức biểu diễn cho trẻ tự lựa chọn, cô sửa sai và khuyến khích khen ngợi để trẻ hứng thú Phần vận động theo nhạc: Tôi chú ý tới xây dựng từng động tác hoặc điệu nhảy gắn với nhạc Khi xây dựng các động tác tôi thường chú ý vào các phách mạnh ở đầu câu Xây dựng các động tác phải có hình tượng nhưng đơn giản và luôn thuận với nhịp điệu âm nhạc Sau đó làm mẫu từng động tác
Trang 9theo câu nhạc một cách chậm rãi, rõ ràng rồi ghép lại và tiến hành nhanh dần đến tốc độ bình thường
Đối với gõ đệm: tôi luôn chú ý đến những vấn đề sau:
- Chọn dụng cụ an toàn có âm thanh tốt
- Khi dạy trẻ cần phân tích từng tiếng gõ cách gõ để trẻ nhận biết
- Làm mẫu phải rõ ràng mạch lạc
- Cho trẻ tập chậm đến nhanh dần đến tốc độ bình thường
Tôi thường sử dụng những câu hỏi gợi mở, giúp trẻ củng cố và nhận dạng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau khuyến khích trẻ suy nghĩ và tìm cách giải quyết và vận dụng những gì đã, đang, sẽ làm Vì vậy khi tổ chức hoạt động ca hát tôi luôn chú ý tới việc sử dụng thủ thuật thu hút trẻ Các thủ thật phải phù hợp với nội dung bài hát và chủ đề đang thực hiện.Các trình tự sau giới thiệu bài hát tôi vận dụng vào nội dung bài ca tính chất và sắc thái âm nhạc, tôi luôn trò truyện với trẻ giảng giải cho trẻ hiểu hoặc sử dụng tranh ảnh và đồ dùng trực quan để giới thiệu cho trẻ mọi lúc mọi nơi, nhất là cho tổ chức cho trẻ hoạt động góc, tham gia dạo chơi, làm như vậy sẽ tạo hứng thú cho trẻ, có tác dụng giúp trẻ làm quen với bài hát
Không những dạy trẻ ca hát trong giờ hoạt động chung mà tôi c ̣òn thường sử dụng các bài hát làm phương tiện dẫn dắt, mở đầu để khích thích trẻ hoạt động, ngoài ra c ̣òn để ôn luyện bài hát đó Ví dụ: Tôi chọn bài hát “ cháu yêu bà” làm nội dung cho dạy trẻ với môi trường xung quanh, văn học…
Ngoài việc tổ chức cho tất cả các trẻ trong lớp được thực hiện đại trà, tôi c ̣òn chú ý đến những trẻ có năng khiếu khuyến khích động viên để trẻ biểu diễn các hình thức nghệ thật cao hơn C ̣òn những cháu yếu thì tôi cũng có kế hoạch bồi dưỡng các cháu vào những thời điểm thích hợp, để đến gìơ hoạt động chung các cháu có thể hát cùng bạn có hiệu quả hơn
Đối với giáo dục âm nhạc, các tṛò chơi có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển năng khiếu Vì vậ̣y khi sử dụng trò chơi đ ̣òi hỏi giáo viên
Trang 10phải linh hoạt, sáng tạo và khéo léo Quá trình tích hợp lựa chọn nội dung cần phù hợp lôgic nhất là tổ chức các tṛò chơi âm nhạc, phát huy khả năng sáng
tạo cho trẻ như: trò chơi định hướng và phân biệt âm thanh “tiếng hát ở đâu”
“Thanh nhạc cụ nào? Từ trò chơi này, trẻ tập nghe âm thanh phát ra từ phía nào? Trẻ có thể nhận biết âm thanh các nhạc cụ nào đó hoặc nhận biết được một vài nhạc cụ khi nghe bản nhạc ḥành âm
Trò chơi làm quen với độ cao âm như: “ mi son la” hoặc tṛò chơi 5 âm
“Đồ rê mi son la” trò chơi này có thể dành cho trẻ có năng khiếu thể hiện, cả lớp cùng phụ họa Đấy là h́ình thức cho trẻ làm quen với các cung bậc cơ bản nhất của âm thanh chuẩn trong hệ thống hành âm
Tṛò chơi “Ai nhanh nhất”, “ Bao nhiêu người hát”, “ Đoán tên bài
hát”… có tác dụng luyện phản xạ nhanh thông qua âm thanh.
Ngoài ra còn các trò chơi như: “Minh họa theo nội dung bài hát” bắt
chước tiếng kêu của các con vật”, “Nhảy theo nhịp phách ” “ Gơ theo nhịp tấu” các trò chơi này tạo kỹ năng cảm nhận nhịp điệu âm nhạc và phát huy
tính sáng tạo của trẻ trong hoạt động âm nhạc
Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học kết hợp sử dụng các thủ thuật để thu hút trẻ tạo nguồn cảm hứng cho trẻ trước và trong giờ thực hiện nhiệm vụ chính là việc rất cần thiết sẽ, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ và gây cho trẻ cảm giác thích thú, hưng phấn khi tham gia vào hoạt động đạt kết quả cao
*Biện pháp 4: Phối kết hợp với nhà trường và gia đ́ình thực hiện giáo dục
âm nhạc cho trẻ.
Như chúng ta đã biết môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đ́ình và nhà trường, chính vì vậy, việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là biện pháp không thể thiếu Phụ huynh là nhân tố quan trọng trong việc tạo nguồn nhiên liệu việc giáo dục âm nhạc cho trẻ
Tôi luôn làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh Qua các cuộc họp phụ huynh, qua các gờ đón trả trẻ hàng ngày để tuyên truyền vận