Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 53 dân tộc anh em có những phong tụcđúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nh
Trang 1ĐỀ TÀI CỘI NGUỒN MÔ HÌNH VĂN HÓA- XÃ HỘI LÚA NƯỚC CỦA NGƯỜI
VIỆT VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC SƠ KHAI
Trang 2Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 53 dân tộc anh em có những phong tụcđúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học,nghệ thuật
Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư
đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc
Việt nam cũng là nơi hội tụ đủ các bộ tộc thuộc tất cả các dòng ngôn ngữ ở Đông Nam Á Đó là dòng Nam Á (32 ngôn ngữ) với các nhóm Việt Mường, nhóm Môn Khmer…; Dòng Nam đảo ( 5 ngôn ngữ) ;Dòng Hán Tạng(9 ngôn ngữ
Ở Việt Nam, có những nhóm tộc người như Tày, Thái là cư dân rất giỏi làm láu nước vùng thung lũng Nếu như cây lúa cùng với nền văn hóa lúa nước là thành tựu chung của các dân tộc Đông Nam Á, thì người Tày, Thái đã có phần đóng góp quan trọng, nhất là khi họ đưa hệ thống thủy lợi vào nghề trồng lúa và thể hiện thành công mô hình văn hóa đó ở vùng thung lũng hẹp chân núi Ở đây vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng trong khuôn viên xác định, có mối kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa núi và văn hóa đồng bằng mặc dù yếu tố trội trong hệ giá trị của hị vẫn là đồng bằng Đấy là một
xã hội có cơ cấu kinh tế ruộng-rẫy tự cấp tự túc với một tổ chức cộng đồng bao gồm những gia đình hạt nhân được tập hợp trong một hệ thống bản-mường
Do sự kích thích cử năng suất lúa nước và cuộc sống tương đối ổn định của xã hội nông nghiệp lúa nước đẫ thể nghiệm ở vùng thung lũng hẹp chân núi, hàng loạt các cộng động tộc người nhất là cư dân Tiền Việt Mường
đã ào ạt xuống vùng trũng quanh vịnh hà Nội và đã cộng cư với các tộc người nói tiếng Tày – Thái tại đây Họ đã áp dụng mô hình kinh tế- xã hội lúa nước của người Tày-Thái trong quá trình khai phá đồng bằng sông Hồng và quá trình đó đẫ hình thành nên một cộng đồng mới: cư dân Việt-Mường, chủ nhân của ngôn ngữ Việt Mường chung
=> Có thể nói cơ cấu văn hóa mà Tày-Thái và Việt Mường đều tương ứng nhau
Trang 31 Về sản xuất nông nghiệp lúa nước
Về cơ cấu giống lúa
- Các cư dân Tày –Thái, người Việt đều phân lúa thành hai loại theo đặc tính:
+ Gạo nếp
+ Gạo tẻ
- Người Tày – Thái trồng nếp là chính và việc ăn nếp là hoàn toàn phù hợp với điều kiện sống và lao động của họ ở vùng chân núi hẹp trong mô hình kinh tế nông nghiệp: ruộng - rẫy: cơm nếp ăn ít, trèo núi không nặng bụng,
mà lại no lâu, xôi dẻo để được lâu và mang đi nương đi ruộng cho dễ dàng, thức ăn đơn giản không cần canh, có thể ăn khô…
Người Việt ngày xưa cũng ăn cơm nếp nhưng sau này chuyển sang ăn gạo
tẻ Cơm nếp trở thành quý hiếm Họ đã cải tạo được giống gạo tẻ có năng suất cao, cho nên họ buộc phải chuyển sang trồng tẻ là chính
b Về thời vụ
ngày nay, ở người Việt, người nông dân phải làm hai vụ vụ mùa vốn là vụ chính, thuận theo thời tiết ( tháng mười), và vụ chime là vụ chiêm là vụ cưỡng ( tháng năm) Cư dân Tày – Thái mỗi năm chỉ làm một vụ, khi đưa cây lúa xuống đồng bằng, cư dân Việt Mường
Cư dân Tày- thái mỗi năm chỉ làm một vụ Khi đưa cây lúa xuống đồng bằng, cư dân Việt – Mường ngoài vụ chính, vụ mùa họ còn sáng tạo thêm vụ chiêm Tùy theo từng vùng mà vị trí của vụ chiêm có khác nhau Ở những vùng trũng, vụ chiêm trở thành vụ chính
Trang 4c Về đất trồng lúa
Trong nghề nông có hai loại đất trồng lúa:
+ Lúa nước ở ruộng mà người Tày – Thái gọi là “nà”
+ Lúa khô ở rẫy/ hãy
+ Sau này cơ cấu ruộng-rẫy chuyển thành ruộng vườn do vậy, cái vườn đối với người Việt cũng rất quan trọng chỉ có vườn mới bảo đảm cho người nông dân những nhu cầu của đời sống ngoài cây lúa Người ta còn gọi là văn hóa vườn người tày, người Mường và người Việt đều coi trọng lúa nước bởi
lẽ nó mang lại năng suất cao và tạo ra một cuộc sống ổn định, nên ruộng nước được đề cao, người làm ruộng được xem là văn minh, còn lúa nương thì ngược lại
Trang 5d Hệ thống thủy lợi
Là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
Người Tày- Thái có :
+ Hệ thống mương phai
+ Ngăn suối ở dưới thấp hơn rồi dùng guồng /cọn đưa lên
+ Trữ nước trong ao chuôm
+ Dùng gầu tát vào ruộng
Người Việt – Mường đã sử dụng mô hình thủy lợi của cư dân Tày- Thái Họ
áp dụng vào đồng bằng Bắc Bộ bằng cách đắp đê ngăn từng ô trũng theo từng địa giới tự nhiên và cứ thế dần lấn ra biển mở rộng lãnh thổ
e Kỹ thuật trồng lúa nước
trong các biện pháp kỹ thuật trồng lúa nước còn có một khâu quan trọng: đó
là việc cấy lúa
+ phương pháp cấy lúa và gieo thẳng
trong khi làm ruộng mỗi gia đình đều phải tự làm lấy hết công việc của mình Nhưng để đảm bảo kịp thời vụ (thời vụ là vô cùng quan trọng: “nhất thì nhì thục”), cần phải có sự giúp đỡ lẫn nhau ở người Thái và người Việt đều có chung một hình thức: mướn công Trong việc làm sạch lúa của người Việt và Tày – Thái có cả một hệ thống dụng cụ giống nhau và cùng tên: cối/ khốc, xay/xí, sàng/khowng, nong/ddooong, vựa/phịa cả hai đều đâm gạo/tăm khẩu bằng chày/xạc
các món ăn chế biến từ gạo và cách nấu giữa người Tày và người Việt đều giống nhau: nấu bằng ống tre ta có cơm lam/ khẩu lam; người Thái gọi đồ xôi là nừng (hoặc nuột) khẩu, sang người Việt ta có “hông” (hoặc “hốt”) xôi Biết cách lấy cốt gạo làm rượu
Trang 6d trong cơ cấu cây trồng của người Việt và người Tày – Thái, ngoài cây lúa
là nhân vật trung tâm, còn có cả một hệ thống cây trồng có thể phân thành 3 loại: rau củ, cây ăn quả, cây làm nguyên liệu chế biến phần lớn cả ba loại cây đó, tên gọi giữa Tày – Thái và Việt đều giống nhau Rau củ như môn/bôn, đậu/thùa, cà/khứa, rau muống/phắc buống, cải/cạt; các loại gia vị như ớt/ớt, gừng/khứng, sả/khả…các loại quả quen thuộc trong nương (vườn) như chuối/cuội, mít/mì…
- trong đời sống hàng ngày của người Việt và người Thái có hai loại cây rất thông dụng: cây chuối (tiếng Tày là cuội), và cây mía (tiếng Tày là oi) Hầu như gia đình nào cũng trồng xung quanh nhà vài bụi chuối, dăm khóm mía Trong quan niệm của người Thái, thì cây chuối và cây mía là tượng trưng cho “cái minh, cái nén” của chủ nhà ( minh và nén là hai khái niệm chỉ “ điểm tựa” phần hồn của người Thái ở người Việt tục thờ chuối và mía là phổ biến trong hát xoan ở Phú Thọ, người ta rước mía
Trang 7e Cơ cấu bữa ăn
Cơ cấu bữa ăn chủ yếu của cư dân Tày-Thái và Việt Mường rất giống nhau: cơm-rau-cá Trong sở thích ăn uống của người Việt và người Tày – Thái có nhiều nét tương đồng: ăn chua có nộm/xụm, tiết canh hãm/lượt cạm, ăn
+ Bên cạnh đó còn có nộm chua, gỏi cá, tiết canh, cá mắm
+ Các công cụ của nhà bếp cũng giống nhau như đôi đũa/thù, bát/thuội, môi/ buôi …
f Bên cạnh nông nghiệp lúa nước ở người Tày-Thái và người Việt đều có nghề phụ trong đó có hai nghề quan trọng: nữ có nghề dệt vải, nam có nghề
- Nghề dệt gắn chặt với phụ nữ Thái và Việt Biết dệt và dệt đẹp là tiêu chuẩn không thể thiếu của người con gái Thái và Việt, tương ứng với cách phân công lao động của một ê kíp làm việc trên đồng “ chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”
- người Thái gọi bông, vải là “ phai” Hệ thống các công cụ dệt vải của người Việt và người Tay – Thái đều giống nhau: thoi/xuối, suốt/lót, quặng/quăng, kim/khến, chàm/kham…
- trong nghề chài lưới, sông nước giũa người Việt và người Thái có những công cụ và cách đánh bắt cá tương tự phá cá/phá pa, quăng chài/quàng he, băm cá/phăm pá…ngoài ra, trong cơ cấu nghề phụ thì ở người Việt và Thái, nghề cá không phải chỉ có ở bắt cá mà còn nuôi cá, cái ao ở người Tày ngoài chức năng giữ nước còn dùng để chăn nuôi
Trang 82 về cơ cấu xã hội và tổ chức chính trị
Theo biên niên lịch sử truyền thống, nước ta khởi đầu từ Nhà nước Văn Lang của 18 đời Hùng Vương (thế kỷ VII đến thế kỷ III TCN), tiếp theo đó
là nước Âu Lạc của An Dương Vương (258 - 208 TCN), tiếp theo là nước Nam Việt của Triệu Đà (208 - 111 TCN) Từ đó trở đi là thời kỳ bị phương Bắc đô hộ
Dưới góc độ khảo cổ học, các nhà khoa học đã xác minh văn hóa Đông Sơn
là nền văn tảng vật chất để ra đời nhà nước sơ khai Văng Lang – Âu Lạc Địa bàn phân bố của văn hóa Đông Sơn khá rộng, trong đó tập trung chủ yếu
ở khu vực của ba con sông Hồng – Mã – Cả
a Mô hình cư trú
Do làm nông nghiệp lúa nước nên cư dân Việt – Mường đã áp dụng mô hình
cư trú của người Tày – Thái: bên bờ sông nước, thung lũng, đồng bằng Người Thái coi bên phải là sống, bên trái là chết, nên khu mộ táng thường nằm bên tả ngạn, những trung tâm văn hóa, chính trị thường nằm bên hữu ngạn
Trang 9b. Tổ chức xã hội
Dựa vào các cứ liệu được bảo lưu trong xã hội truyền thống của người Mường, người Thài, người Tày chúng ta có thể hình dung ra được bóng dáng của xã hội thời đó và dường như khá khớp với đôi điều ghi trong thư tịch
* Thời kỳ sơ khai: Đó là một xã hội mà cơ tầng tổ chức gồm hai cấp: Bản – Mường theo cách gọi của người Thái
+Bản
Bản là một công xã nông thôn, đóng vai trò như là một cấu kiện có sẵn gồm những gia đình hạt nhân theo quan hệ huyết thống hay láng giềng và được vận hành theo một chế độ dân chủ công xã
Đứng đầu bản là Phò bản (bố làng) ở người Thái và Lang tạo ở người Mường
+ Mường
Tạo thành do nhiều bản tập hợp thành, dưới sự thống trị của một dòng họ, đứng đầu là một tù trưởng được quyền cha truyền con nối
Trong các Mường, quan hệ giữa các thành viên bắt đầu chuyển sang quan
hệ bóc lột, quan hệ xã hội gồm 3 thành tố:
- Tù trưởng và tầng lớp quý tộc (còn gọi là lạc tướng).
- Nông dân (bao gồm cả nô tỳ) (còn gọi là lạc dân).
- ruộng công ( còn gọi là lạc điền).
Đứng đầu tổ chức mường là Chẩu Mường (chủ mường) ở người Thái, hay Lang Cụn ở người Mường Bản của Chẩu mường là ở trung tâm hay trụ sở của mường được gọi là bản Chiềng Tại bản Chiềng được xây dựng thành vây quanh chỗ ở của tù trưởng gọi là Viêng
Mường phìa – là mường ở cấp bé nhất
Châu mường – gồm nhiều mường phìa
Mường luống (mường lớn) – mường đứng đầu nhiều châu mường
Trang 11Mô hình cơ bản của cơ cấu xã hội khi bắt đầu có sự phân hóa giai cấp được biểu hiện theo lược đồ sau:
Trong các Mường, mối quan hệ giữa các thành viên bắt đầu chuyển sang quan hệ bóc lột Đẳng cấp quý tộc giữ thế mạnh và quyền uy của tông tộc để thống trị người lao động Như vậy, xã hội đã phân hóa thành hai đẳng cấp (quý tộc và bình dân) và gắn với nhau bởi chế độ công hữu về ruộng đất Trong thư tịch cổ đã ghi lại mối quan hệ cốt lõi đó: “ Người cày ruộng đó là Lạc dân, người ăn ruộng đó là Lạc hầu” ( Quảng Châu ký)
Vì vậy , có thể thấy “ bản – mường” là mô hình tổ chức sơ khai nhất của cư dân Tày - Thái Vì lẽ đó chúng ta có cơ sở để tin rằng chủ nhân nền văn hóa Phùng Nguyên – Đông Sơn là một tập thể bao gồm nhiều bộ tộc thuộc nhiều ngữ hệ khác nhau, trong đó cư dân nói tiếng Việt – Mường chung đã được hình thành trong quá trình hội tụ và đã áp dụng mô hình kinh tế - xã hội người Tày – Thái, và người tù trưởng lớn tuổi đứng đầu đã được huyền thoại ghi lại vua Hùng
Lạc dân
Lạc điền Lạc tướng
Trang 12* Thời độc lập: sự hỗn dung giữa hai cơ cấu tổ chức Hán ( bộ máy quân chủ tập quyền) – Việt (bộ máy dân chủ làng mạc) đã biến đổi từ Bản – Mường sang mô hình Làng – Nước được áp dụng trên phạm vi toàn nước Đại Việt
* Cách ứng xử của người Việt với đồng bằng, biển và núi
Đồng bằng
- Người Việt – cư dân đồng bằng rất giỏi làm lúa nước, thích không gian bằng phẳng “thẳng cánh cò bay”
Biển
Cách ứng xử thứ nhất: theo truyền thống nông nghiệp là “quai đê lấn biển” nhằm khai phá những vùng sình lầy, phù sa ven biển, cách xử lý không gian
biển cũng áp dụng cách xử lý của không gian đồng bằng; trồng khoai lang,
dưa hấu và cói trên bãi cát
Cách ứng xử thứ hai: người Việt nhận ra giá trị của biển, nên đã phát triển nghề đánh bắt cá ven bờ và làm nghề muối Do vẫn hướng về nông nghiệp nên cư dân đánh cá thường cư trú chỗ có nước, có đất để làm ruộng, mọi sinh hoạt ở trên đất liền, con thuyền chỉ là công cụ để sản xuất: kỹ thuật làm nước mắm, nghề làm muối…
Vì thế, Người Việt không nhạy cảm và thành thạo không gian biển ngoài việc quai đê, lấn biển, không thành thạo việc săn bắt hải sản , không phát triển giao thông vận tải biển và ngoại thương
Rừng, núi
Cách ứng xử thứ nhất: biến rừng thành ruộng nước hoặc nương thâm canh cách ứng xử thứ hai là: khai thác lâm thổ sản: lấy gỗ, thu lượm lâm sản, săn các thú vật…
Người Việt cũng không quen với không gian núi rừng, không thich lên rừng Sau này người ta thực hiên khai khoang, vì đất chật người đông nên người Việt đi lên rừng
Trang 13Nằm ở vị trí ngã tư đường của sự giao lưu khu vực và quốc tế, người Việt đã tiếp xúc với nhiều nền văn hóa thế giới và đã “biến hóa” cái của người thành cái của mình Người Việt rất thông minh, có tài thích nghi và khá thực dụng kịp thời phù hợp với điều kiện và cách ứng xử của mình trên mọi bình diện
từ tư tưởng đến vật dụng làm cho người Việt luôn sáng tạo
Trang 14Kết luận
Theo các kết quả khảo cổ học của thế giới và khoa học quốc tế, thì ĐNA là quê hương đầu tiên của cây lúa Riêng về cây lúa nước thì các tài liệu nghiên cứu đều xác nhận người Việt cổ là tổ tiên của nền văn hóa lúa nước Chính cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên, gắn liền với nông nghiệp của người Việt cổ đã dần hình thành nên những nhà nước sơ khai và cho đến tận ngày nay nông nghiệp và cây lúa luôn song hành cùng với sự phát triển của đất nước ta