1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Miếng da lừa sự hòa hợp giữa triết lý và hiện thực

34 1,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 58,44 KB

Nội dung

Đây cũng là thế kỉ mà các nước phương Tây bướctới ngưỡng cửa của thời đại khoa học, thành tựu khoa học kĩ thuật đã góp phần làmthay đổi bộ mặt xã hội theo hướng tích c

Trang 1

I Giới thiệu chung:

1 Khái quát bối cảnh lịch sử xã hội Pháp đương thời

Sau sự thành công của cách mạng tư sản Pháp (1789), Pháp nói riêng vàphương Tây nói chung có sự chuyển hóa rõ rệt gần như toàn diện dưới ngọn cờ tiênphong đề cao con người cá nhân, giải phóng cá nhân của giai cấp tư sản Về cấuhình xã hội: tầng lớp tư sản phô trương, củng cố lực lượng, quyền lực và thúc đẩysự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và mạnh mẽ ở thế kỷ 19 - thời đại bùng nổ vềnhiều phương diện Sự tranh giành quyền lực giữa các giai tầng làm cho tình hìnhchính trị trở nên phức tạp Các chính thể lần lượt được thành lập tồn tại không baolâu rồi liên tiếp bị lật đổ Con người ở thếkỷ này là con người say mê tự do, chiếnđấu chinh phục tự do Những ước muốn thành đạt được kích thích bởi tư tưởng giảiphóng cá nhân trở thành một trong những điều các thế hệ ra đời sau cách mạng tưsản mong ước và ra sức thực hiện Những ước muốn ấy ngoài những điều tích cực,tốt đẹp, nó còn mang đến những hệ lụy xấu, ảnh hưởng lớn đến những truyềnthống tốt đẹp vốn có trước đó, từ đó dẫn đến việc phổ biến tâm lí, lối sống đầy màusắc thực dụng rất đáng bị lên án Đây cũng là thế kỉ mà các nước phương Tây bướctới ngưỡng cửa của thời đại khoa học, thành tựu khoa học kĩ thuật đã góp phần làmthay đổi bộ mặt xã hội theo hướng tích cực, tuy không tác động trực tiếp đến vănhọc nhưng chúng là những tác nhân gián tiếp làm chuyển hóa, thay đổi nhận thứccon người Do đó khi nghiên cứu về văn học không thể thiếu màu sắc của thái độtôn trọng, sùng bái khoa học

Thế kỉ XIX ở phương Tây cũng đánh dấu một thời đại văn học đỉnh cao vớiđặc tính phong phú và đa dạng, tiêu biểu là ba trào lưu văn học chủ đạo và nhanhchóng trở thành những trào lưu mang tính quốc tế, đó là: trào lưu lãng mạn, tràolưu hiện thực và tự nhiên chủ nghĩa, trào lưu văn học có xu hướng hiện đại Chưadừng lại ở đó, văn học phương Tây thời kì này cũng chứng kiến những thay đổimạnh mẽ trên tất cả các bình diện, từ loại thể, khuynh hướng nội dung tư tưởngđến tư duy nghệ thuật tạo nên nguồn cảm hứng mới mẻ, phun trào trong chính tưduy và khối óc các nhà văn thời điểm đó, tiêu biểu như: Hugo, Stendhal, Balzac,

Trang 2

Flaubert, Maupassant, Heine, Byron, Thackeray, Với những gương mặt tiêu biểutrên, văn học phương Tây đã đóng góp cho nền văn học thế giới một bảo tàng sốngđộng về cuộc sống và con người không chỉ bởi khối lượng tác phẩm đồ sộ mà họsáng tác mà còn ở chất lượng, thi liệu và màu sắc trong cách thể hiện và đặc trưngsáng tạo của mỗi tác giả

2 Tác giả

Trong khi hiện tượng văn học lãng mạn xuất hiện trước những phản ứng vàthái độ bất bình của các nhà văn đối với hiện thực tư sản những năm cuối thế kỉXVIII, đầu thế kỉ XIX thì hiện tượng văn học hiện thực ra đời với sự xuất hiện củatiểu thuyết phong tục - một xu hướng tiểu thuyết hướng vào trình bày những bứctranh phong tục, đạo đức trong văn học Anh, nhưng từ thập niên 30 của thế kỉ XIXtiểu thuyết phong tục đã yêu cầu sự tôn trọng sự thực khách quan, nhanh chóng trởthanh xu hướng chủ động của thể loại này Năm 1857, Tuyên ngôn “Chủ nghĩahiện thực” (réalisme) ra đời thì những quan niệm về văn học đã được Balzac đềcập trong bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời” (La Comédie humaine), khẳng định và nângcao thành một chủ thuyết rất được chú trọng

Honoré de Balzac sinh năm 1799 ở Tours, cha ông vốn gốc nông dân miềnNam lên Paris lập nghiệp sau cách mạng 1789 - 1794 trở thành viên chức cấp caorồi lấy vợ là con nhà tư sản với đời sống khá giả Những năm đầu tiên của cuộcđời, Balzac là một đứa bé ít được sự quan tâm của gia đình, đặc biệt là người mẹ.Trong những năm học phổ thông, ông không phải là một học sinh xuất sắc cho đếnkhi ông học đại học Sorbone Tuy học luật ( như gia đình muốn) nhưng Balzac lại

ấp ủ niềm say mê triết học và văn chương Năm 20 tuổi, ông quyết tâm theo đuổisự nghiệp văn học mặc dù gia đình không bằng lòng chỉ trợ cấp cho ông số tiền đủtrang trải hằng tháng Tác phẩm đầu tay - cuốn bi kịch bằng thơ “Cromwell” khôngđem lại thành công cho Balzac đã đánh dấu bước đường thăng trầm trong vănnghiệp của ông về sau Với nỗ lực lao động bền bỉ, ông được cả thế giới biết đếnvới bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời” - một tác phẩm tiên phong trong việc pháttriển kiểu “nhân vật tái xuất hiện” Câu chuyện chứa đựng đầy màu sắc tưởngtượng học theo phong cách của nhà văn Đức E.T.A Hoffmann, ở đó pha trộn giữa

Trang 3

mộng ảo và hiện thực, thần kì ma quái và những chi tiết đời thực.Đây được xem làmột kỉ lục sáng tạo phi thường; chưa đầy 20 năm sáng tác, ông đã sáng tác gần mộttrăm tác phẩm lớn nhỏ đem cả xã hội Pháp đương thời với vô số hạng người chenchúc nhau trong những trang viết đầy sáng tạo Ông được Engel suy tôn là “bậcthầy của chủ nghĩa hiện thực” và là một trong những tác gia tiêu biểu của nền vănhọc Pháp nửa đầu thế kỉ XIX.

3 Tác phẩm

3.1 Hoàn cảnh sáng tác:

“Miếng da lừa” (La Peau de chagrin, 1830 - 1831)thuộc phần II (Khảo luậntriết học) của bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời” - tác phẩm là tiếng nói đanh thép, sâu sắc

về chủ nghĩa hiện thực, về vai trò của nhà văn trong sáng tạo cũng như đời sống xãhội, ông viết tác phẩm này dưới ánh sáng của hai chân lí: tôn giáo và nền quânchủ.Tác phẩm được nhen nhóm vào mùa thu năm 1830 khi mà cuộc Cách mạngtháng bảy nổ ra, giai cấp quý tộc bị đánh gục, đưa tầng lớp tư sản tài chính lên nắmquyền, nền quân chủ tháng bảy được thiết lập Lí tưởng lúc bấy giờ chỉ đơn giản làsuy nghĩ làm sau làm giàu, chạy theo đồng tiền, danh vọng, không khiêm nhườngvà chà đạp lên tất cả mọi thứ, kể cả danh dự Được viết trong một hoàn cảnh xã hộiđặc biệt như vậy, “Miếng da lừa” đã bày tỏ thái độ phủ nhận của ông đối với thựctại vô sản và giai cấp tư sản, đưa ra cái nhìn mạnh mẽ chống lại thế lực tư sản tàichính ngân hàng đang hoành hành ngày một dữ dội

3.2 Tóm tắt:

Câu chuyện xoay quanh cuộc đời và bước đường tha hóa của nhân vậtRaphael de Valentine Từ một chàng sinh viên nghèoRaphael dấn thân vào thế giớicủa tầng lớp thượng lưu xa hoa, khao khát có được tình yêu của Foedora - mộtngười đàn bà giàu có xinh đẹp nhưng không có trái tim vàbị cự tuyệt Anh đâm rachán nản chìm đắm cuộc đời trong những thú vui vật chất và thể xác tầm thường.Đến khi hết tiền Raphael toan tự sát Chính vào lúc đó, miếng da lừa xuất hiện Nólà tấm bùa với quyền năng vô hạn có thể biến tất cả mọi ước muốn của con ngườitrở thành hiện thực nhưng sẽ lấy đi tuổi đời của người sở hữu nó.Raphael được

Trang 4

hưởng khối tài sản thừa kế từ họ ngoại, hiển nhiên trở thành giới thượng lưu nhưnganh không cảm thấy vui sướng khi nhìn miếng da lừa ngày một thu nhỏ đồng nghĩavới việc sự sống trong anh dần bị rút cạn Raphael vô tình gặp lại Pauline - ngườicon gái ngày xưa anh thầm quý mến nhưng không thể yêu bởi vì cô quá nghèo.Giờ đây, Pauline đã giàu có và họ đến với nhau, dự đinh kết hôn cùng nhau Anhtìm mọi cách từ việc phá hủy tấm bùa đến kéo căng nó ra nhưng vô ích Cái chếtđến với Raphael như một điều tất yếu trong thỏa thuận, chính lúc cầm tấm bùatrong tay Raphael liều lĩnh nói lên ước muốn của mình thì linh hồn của anh đãthuộc về quỷ dữ Đó cũng là cái kết cho một cuộc đời lầm lạc, sa ngã trong xã hộiPháp đầy rối rắm, nhơ nhớp đương thời.

I I "Miếng da lừa" - bản luận giải nhân sinh quan của Honoré de Balzac.

1 "Ước muốn" thiêu đốt ta, "có thể" hủy diệt ta, chỉ có hiểu biết giúp ta tồn tại

Với Balzac một người say mê triết học thì việc xếp “ Miếng da lừa” ( LaPeau de chagrin) vào phần II Khảo luận triết học trong pho “Tấn trò đời” ( LaComédie humaine ) là có lý do Cuốn tiểu thuyết không nhằm thỏa mãn thị hiếucủa công chúng mà chứa đựng tư tưởng triết lý có giá trị tinh thần thời đại cao.Triết học từ cổ đại cho đến nay qua mỗi giai đoạn lịch sử đã nảy sinhnhiều trườngphái với những quan niệm khác nhau về thế giới quan, nhân sinh quan, ý thứchệ, nhưng tất cả đều quy chung về một mối Họ bàn luận, tranh cãi đôi khi bác bỏý niệm của nhau xoay quanh bản chất, quy luật vũ trụ và đi tìm lời giải đáp cho câuhỏi: con người phải sống thế nào để phù hợp với bản chất, quy luật đó? Ta có thểhình dung triết học trong buổi sơ khai, nếu phương Tây miệt mài đi sâu phân tíchbản thể của tự nhiên làm tiền đề cho khoa học sau này phát triển thì phương Đônglại sớm đúc kết ra những tư tưởng răn đời, hướng con người đến với cuộc sống thếnào là phải Đạo, hợp với luân thường Và ta thấy trong Balzac có sự đan xen giữatriết học phương Đông với triết học phương Tây; dường như song hành và đối lập

Balzac đã hé lộ “bí quyết của đời người” như cái cách mà ông lão ở cửahàng đồ cổ nói ở phần đầu tác phẩm: “ con người tự hủy hoại bằng hai hành động

Trang 5

thuộc bản năng nó làm kiệt quệ nguồn sinh lực Hai động từ biểu thị tất cả mọihình thái của hai nguyên nhân làm chết người đó là: ước muốn và có thể” “Ướcmuốn” biểu thị cho dục vọng và “có thể” là sự vận động, tương tác với môi trườngbên ngoài; từ dục vọng con người để cho tham vọng mù quáng điều khiển rồi savào con đường tự hủy diệt bản thân Nhưng “ Giữa hai phương thức hành động conngười đó còn có một phương thức khác mà các bậc hiền triết giành lấy nhờ nó màđược hạnh phúc và trường thọ.” : “ hiểu biết đặt cơ thể yếu ớt của chúng ta vàotrạng thái bình tĩnh vĩnh viễn.” Chính sự tri nhận và khả năng tri nhận giúp conngười thoát khỏi vòng lẩn quẩn của kiếp người đầy khổ ải Một khi con người đãthấu hiểu mọi điều trong trời đất thì “ước muốn” và “có thể” sẽ bị tư tưởng giếtchết Bản năng tầm thường sẽ bị trí năng loại bỏ, con người đạt đến sự tĩnh tạitrong tâm hồn tiến dần đến lĩnh hội chân nguyên của sự sống

Ở đây, triết lý của Balzac có vài nét tương quan với tư tưởng “vô vi” trong

“Đạo đức Kinh” của Lão Tử người Trung Quốc cuối thời Xuân Thu Mặc dù, chủthể mà học thuyết của ông hướng đến là các bậc đế vương nhưng nóvẫn chứa đựngnhững quan niệm nhân sinh có giá trị cho đến sau này “Vô vi” của Lão Tử tức cónghĩa là không làm, không làm ở đây không hàm nghĩa lười biếng, vô dụng mà làthông tỏ, thấu suốt mọi điều nên không cần làm nữa và không làm những việckhông nên làm Sao con người có thể nhận ra được việc nào nên làm và việc nàokhông nên làm? Chính là do sự hiểu biết Vậy hành động “ước muốn”của Balzac làđiều không nên làm trong “vô vi” của Lão Tử Và trong lời truyền dạy của thiền sưThích Pháp Như “Theo Lão Tử thái độ sống “vô vi” của con người đó là conđường duy nhất trừ đi “tạo tác của con người”để trở về với tự nhiên” có thể đượclý giải từ ý niệm của Balzac: từ bỏ “ước muốn” chính là con đường duy nhất trừ đicái “có thể” của con người, giúp con người sống thuận với tự nhiên, không làmđiều tự hủy diệt bản thân Nhưng ở Lão Tử ông không quá đề cao trí năng uyên bácmà chỉ cần hiểu biết vừa đủ tránh biết nhiều lại nảy sinh lòng ham muốn ĐốivớiBalzac ở thời đại được soi rọi từ ánh sáng tự do của thế kỷ XVIII với chủ nghĩaduy lý, với tư chất của con người phương Tây, tri thức chính là chìa khóa mở rachân trời đón nhận tinh thần khoa học, là tiền đề cho những phát minh vĩ đại về saunên ông phần nào nhấn mạnh tầm quan trọng của khối óc và trí lực con người Nó

Trang 6

là thứ khi quả tim tan nát, khi các giác quan mòn nhụt thì lại không hao mòn và tồntại lâu hơn cả

Nhưng bên cạnh Balzac cũng đã lật ngược lại vấn đề Ở thời đại nối bướcthấm nhuần tinh thần khai sáng, khi xiềng xích của phong kiến bị đập tan bởi tưtưởng giải phóng cá nhân thì việc hy vọng vào năng lực con người có thể cải tạothế giới như một động lực xây dựng nước Pháp hiện đại, giàu có nói riêng và Châu

Âu nói chung đã tác động mạnh mẽ đến ý thức của cả một thế hệ Dục vọng dẫndắt con người lao động sáng tạo, sống có lý tưởng, có mục đích Ở đây, nên hiểudục vọng mang hàm nghĩa sâu rộng chỉ chung về sự mong muốn của con người.Đã là con người thì ai lại không có ước vọng ai lại không ra sức phấn đấu để đạtđược điều mình muốn Đó là lẽ sống thông thường ở đời, là hành động thuộc bảnnăng mà hầu như chúng ta đều phải trải qua sau đó kết thúc sự sống dù muốn dùkhông Dục vọng bị tước đoạt đồng nghĩa với việc con người tự đánh mất chínhmình, đánh mất điều cốt lõi đã tạo ra con người Như Raphael sau khi được thừa kếtài sản từ họ ngoại bởi miếng da lừa- anh tin là như thế - đãphải đối mặt với sốphận nghiệt ngã Mạng sống của anh bị đe dọa từng giây từng phút bởi nhữngmong muốn Để có thể tiếp tục sống, Raphael đã chọn cách tự khép đời mình vàothế giới vô thức; từ bỏ mọi ước vọng, hoài bảo đến những ham muốn bình thườngnhất của một con người là cái ăn, cái mặc Anh phó thác bản thân cho người hầucận: “ bác hãy chăm nom tôi như một đứa hài nhi”, “ cậu ấy muốn sống như xảomộc, sống vô ti”.Chính Raphael đã tự đánh mất mình, mất đi quyền hạn làm chủbản thân thì cuộc sống còn gì ý nghĩa Một con người không ước mơ, không mụcđích, sống chỉ là việc níu giữ hơi thở trong thân xác tàn úa thì chẳng khác chi làchết Vậy phải chăng dục vọng vừa hủy diệt nhân loại vừa lại là mầm sống củanhân loại Có thể nói dục vọng là bản năng của con người, là nền tảng phát triểncủa mỗi cá nhân nhưng chính thời đại hỗn tạp, nhơ nhớp ấy đã làm dục vọng trởnên biến dạng Raphael đã từng muốn quay về với lý tưởng, ước vọng xưa kia củamình mà lạc thú cùng dục vọng cực đoan đã khiến anh quên lãng nhưng lại nhanhchóng bị dập tắt Cuộc đời đôi lúc có những nghịch lý mà con người buộc phảichấp nhận Rồi Raphaelgiác ngộ chân lý của ông lão ở cửa hàng đồ cổ để có nhữngnăm tháng gần cuối đời sống đời sống của cây cỏ khi tới suối Mont - Dor.Anh hòa

Trang 7

mình vào sự vận động tự nhiên, thụ động chịu sự chi phối của quy luật vũ trụ đểlắng nghe hơi thở của tạo hóa Anh không làm hay chỉ làm những chuyện khôngđâu, anh không nghĩ ngợi và hôm sau lại quên đi những dự định của buổi trước vàcũng không vọng tưởng bất cứ điều gì Anh thấy mình sống thật thanh thản Nhưngtrong anh, có gì đó luôn thôi thúc, giằn xé; ý nghĩa sống của anh có phải là vậykhông? Mong muốn vẫn âm ỉ, ngấm ngầm trỗi dậy trong tâm trí anh, anh khôngthể thoát khỏi nó hay chính anh đã phó thác đời mình cho bản năng, sống đúng nhưmột con người.Hành động sau cuối của Raphael khi chết trong vòng tay củaPauline đã khẳng định sức mạnh của dục vọng Anh chết bởi dục vọng và dù cóchết vẫn muốn níu giữ dục vọng.

Dục vọng không đưa con người đến sự hủy diệt mà chính con người đã tựđẩy bản thân xuống địa ngục bởi những ham muốn cực đoan - hệ lụy của thời kỳhỗn loạn với sự đổ vỡ của tư tưởng.Balzac không đả kích dục vọngcũng như khôngkhuyến khích con người tôn thờ dục vọng Ông đưa ra triết lý vô hình đã đặt mộtdấu chấm hỏi lớn trước cuộc đời đầy bóng tối để chính những con người trong xãhội ấy phải chiêm nghiệm:Con người cần từ bỏ dục vọng để sống tốt nhưng mộtkhi đời không còn dục vọng nữa thì con người cũng không thể tồn tại Làm sao cóthể để dục vọng chân chính sống với bản năng thuần túy, chân nguyên của conngười khi xã hội còn quá nhiều cạm bẫy, xấu xa?

2 Vật chất chi phối ý thứcvà đời sống con người

Xã hội Pháp đương thời là một cuộc đua làm giàu mà đích đến là vật chất vàđịa vị Tiền, quyền lực được tôn thờ và có năng lực điều khiển con người Chạytheo vật chất, con người ta có thể quên đi đạo đức, nhân phẩm, để cho danh dự bịchà đạp, để cho những tư tưởng, khát khao cao đẹp bị bạc đãi, từ chối Khi màđồng tiền quyết định tất cả thì tham vọng giàu sang được xem là chính đáng, đuađòi làm giàu, ham muốn bước vào thế giới thượng lưu được xem là một phẩm chấtcần thiết

Nhân vật điển hình của xã hội chính là Rastignac, là một kẻ có trí thôngminh và thức thời Hơn cả giỏi tính toán, mưu mô hay nhanh trí thì sự thức thời đã

Trang 8

đưa Rastignac đến với cuộc sống giàu sang sung túc, thành công và bước cao lêntrên bậc thang địa vị xã hội Trong “ Miếng da lừa”, tuy bóng dáng Rastignac chỉthấp thoáng qua lời kể của nhân vật chính Raphael nhưng bản chất con người mưu

mô xảo quyệt đã được bộc lộ khá rõ nét.Hắn dự định kết hôn với một mụ góa xứAndatxơ người hơi béo, nói ngọng, ngờ nghệch và hay khóc sướt mướt vì nhữngcâu chuyện tình cảm văn chương kiểu Đức Những điều ấy không làm hắn naonúng bởi số tiền năm vạn quan thực lợi đã làm hắn lóa mắt Nhưng khi biết ngườiphụ nữ ấy có đến sáu ngón chân hắn đâm ra hoảng sợ, từ bỏ ý định kết hôn và lân

la một phi vụ mới Hắn có bao giờ nói đến tình yêu khi đề cập đến hôn nhân đâu,hắn chỉ đong đếm số đồng vàng écu từ món tài sản mà hắn sẽ có được sau khi cướimà thôi Rồi từ đâu mà hắn trở nên có địa vị trong xã hội? Đó là một câu chuyệndài nếu ta liên kết với một tác phẩm sau đó trong pho “Tấn trò đời”: “Lão Goriot”.Rastignac được Balzac khắc họa với hình ảnh một thanh niên tỉnh lẻ nghèo đầytham vọng Giống như Raphael, Rastignac là quý tộc nghèo, được giáo dục trongtruyền thống, sống giản dị và có ý chí Với những khát vọng và hoài bão của tuổitrẻ, Rastignac đến Paris để đổi đời, tìm cuộc sống mới hạnh phúc mới Nhưngnhững cám dỗ của thế giới hào nhoáng, của tầng lớp thượng lưu đã biến Rastignacthành một con người tham vọng, toan tính; hắn không giống như Raphael bị xã hộicự tuyệt mà chễm chệ được xã hội chấp nhận và tôn vinh Con người và đời sốngcủa Rastignac có thể xem như một minh chứng cho sự ảnh hưởng và chi phối đángsợ của vật chất đối với con người

Về Raphael, đâylại là một câu chuyện khác Sự tác động từ vật chất đếnnhận thức của chàng sinh viên trí thức này không chỉ từ lúc gặp Rastignac mà còn

có những năm tháng thời niên thiếu dưới sự quản thúc kỉ luật của người cha Qualời tâm sự với Emile, Raphael đã bộc bạch những nỗi sợ sệt, những cảm xúc nổiloạn của thời trai trẻ bị kìm hãm với sự giám sát của người chatrong mớ sách vở ởtrường luật và nơi làm việc tại một phòng viên luật sư.Đến khi Raphael biết được

vụ kiện cáo mà người cha đã vất vả mười năm tranh đấu để duy trì quyền chiếmhữu những mảnh đất ở nước ngoài do hoàng đế cấp phát cho gia đình cùng sự kỳvọng của ông mà trong suốt thời gian qua anh đã bị trói buộc vào việc học và làmđể thành luật sư, Raphael thấy mình có trách nhiệm với khối tài sản đang trên đà bị

Trang 9

tước mất và để làm hài lòng người cha đáng kính Cái án vật chật treo lơ lửng trênđầu anh đã ngốn hết thời gian, không cho anh có cơ hội đến những buổi tiệc, rạphát, hội hè như bao nhiêu người thanh niên khác Và rồi Raphael thua kiện, bị tịchthu tài sản chỉ còn giữ lại mỗi hòn đảo ở giữa sông Loire, nơi có phần mộ mẹ anh.Người cha vì quá đau buồn mà sinh bệnh rồi chết Anh rơi vào cảnh nghèo túng vớimong mỏi sẽ được đổi đời bằng khối óc và năng lực

Cuộc đời của Raphael là những chuỗi ngày bị ám ảnh bởi vật chất Nhậnthức của Raphael cũng thay đổi qua từng giai đoạn cũng bởi vật chất Nếu thuởthiếu thời, vật chất thúc đẩy anh phấn đấu học tập và làm việc theo tâm nguyện củangười chacũng là lý tưởng để anh mơ về một tương lai tốt đẹp; thì khi dấn thân vàogiới thượng lưu vật chất là thứ mà anh tôn thờ hơn cả đấng sinh thành qua chi tiếtvì túng quẫn quá Raphael làm liều bán đi hòn đảo có phần mộ của người mẹ, cốtyếu có cơ hội ở bên Foedora - lẽ sống của đời anh và giúp anh vui thú trong cuộcđời phóng đãng Đến lúc vật chất quy phục dưới chân Raphael anh lại thấy kinhtởm nó và vỡ lẽ bản chất hủy hoại ghê gớm của nó lên chính bản thân mình

Không chỉ Raphael, Rastignac nói riêng mà cả những thanh niên tỉnh lẻ thamvọng khác nói chung trong bộ “Tấn trò đời”cụ thể hóa qua tác phẩm “Miếng dalừa”, Balzac đã thể hiện sự trăn trở, chiêm nghiệm của chính tác giả trên hànhtrình “khảo cứu triết học”của mình: Nếu vẫn còn những giấc mộng ảo tưởng bị tanvỡ, những khát khao bị vùi dập với vô số tâm hồn cao đẹp bị rẻ rúng, hay vẫn còndấu chân của bộ phận trí thức đi vào con đường lầm lạc tha hóa cũng bởi hai chữvật chất chi phối thì xã hội ấy vẫn còn tăm tối, cuộc sống con người vẫn là một

“tấn trò đời”đáng suy ngẫm

3 Quy luật sinh tồn của vạn vật

3.1 Mạnh được yếu thua:

Mạnh và yếu ở đây không chỉ dùng để nói những chủ thể có sức khỏe tốt(mạnh) hay ốm yếu bệnh tật (yếu) Mạnh chỉ những người hay là cả một tầng lớp,một bộ phận giàu có trong xã hội Họ dùng tiền như một phương tiện để chi phốitất cả làm xã hội phải đảo điên Không những thế, đồng tiền tự bao giờ đã đi đôi

Trang 10

với quyền lực Những kẻ mạnh là những kẻ có tiền nên họ có quyền làm mọi điềumình muốn và ngược lại những kẻ nắm tay trong quyền lực hiển nhiên phải lànhững kẻ giàu có Họ dùng tiền để mua quyền lực và dùng quyền lực để sở hữuthao túng vật chất về tay mình Họ không suy xét đến việc họ làm có ảnh hưởng tớingười khác hay không mà chỉ đơn thuầnxem việc đó có lợi cho mình như thế nào

Đối lập với kẻ mạnh là bộ phận yếu thế, những con người không có tiền,không có địa vị và hiển nhiên là không có quyền lực Họ là tầng lớp nhân dân cầnlao, những người làm thuê, những nông dân sống với đôi bàn tay lao động quanhquẩn trong cái xó chật hẹp quẩn quanh cơm, áo, gạo, tiền Đó là những con ngườisống vất vưởng và khao khát được vươn lên cũng như mong muốn một cuộc sốngtốt đẹp hơn, sung túc hơn như mẹ con nhà Pauline Nhưng xã hội đâu cho họ cáiquyền đó bởi xã hội là của kẻmạnh

Thực chất từ hiện trạng xã hội Pháp lúc bấy giờ Balzac đã khái quát lên quyluật của cuộc sống mà ở đó kẻ có tiền thì có quyền kẻ nghèo đói phải chịu cảnhthất thế Sau cách mạng tháng Bảy 1830, Pháp thiết lập chế độ nền quân chủ thángBảy, kìm hãm sự thống trị của bọn quý tộc thời Trùng hưng thay vào đó tầng lớp tưsản tài chính đứng đầu là bọn chủ nhà băng lên nắm quyền hành thao túng về chínhtrị lẫn kinh tế Vậy do dâu mà những kẻ mạnh lại “được” và họ “được” cái gì trongxã hội này? Bọn tư sản tài chính tung ra luận điệu thực dụng, chủ trương đây làthời đại chạy theo đồng tiền, con người cần phải sống với phương châm “Nghĩ cạn

- muốn giàu” Những kẻ mạnh bất chấp mọi thứ, sẵn sàng đạp đổ mọi giá trị tinhthần cản trở họ trên bước đường làm giàu Trong thế giới chạy đua vật chất đó, conngười bị tha hóa đến cùng cực về mặt nhân phẩm cốt chỉ để làm đầy túi bằngnhững đồng écu Họ “được” vì họ thiếu tình người nhưng lại thừa mứa những toantính tranh giành để “được” lợi ích Họ có thể tàn ác với đồng loại, trừ khử nhau làmcho nhau lụn bại để bản thân “được” ngoi lên thứ bậc thượng đẳng Đạo đức vàtình thương là hai thứ “kẻ mạnh”cần phải vứt bỏ để đạt “được” cây quyền trượngvà núi vàng Còn “kẻ yếu” họ chưa bao giờ đối diện trực tiếp để chơi một ván bàisòng phẳng với những kẻ được gọi là mạnh đó Bởi họ không có tư cách dấn thânvào chốn nguy nga của bọn quý tộc - tư sản Họ quần quật làm việc cả ngày lẫnđêm mà đói vẫn cứ đói, cái nghèo vẫn cứ dai dẳng đeo bám như cái ách đeo vào cổ

Trang 11

không làm sao thoát được Họ “thua” lũ người giàu có ở mọi phương diện màtrước hết là vật chất Cuộc sống túng thiếu, cơ cực không cho họ có quyền mơtưởng đến thói sống xa hoa của bọn lắm tiền Nhưng đã không tiền thì bảo ainghe? Quyền lực không thuộc về tay kẻ khố rách cùng đinh mà là ở bọn cầm trongtay cây quyền trượng và núi vàng kia Điển hình là nhân vật Taillefer trong “Miếng

da lừa” một tay nhà băng đã về hưu, dùng tiền để sáng lập một tờ báo của riêngmình, biến nó trở thành một trong những Kinh thánh của giới trí thức hiện đại Ông

ta trong thời cách mạng Trùng hưng đã giết nhiều người kể cả bạn thân và mẹngười bạn đó Thế rồi thắng lợi rơi vào tay những kẻ như tư sản, Taillefer hiểnnhiên trở thành những kẻ đứng đầu xã hội, được vinh danh, được kính nể màkhông phải trả giá cho tội lỗi đã gây ra Hắn đã từng hào sảng tuyên bố khi biết

được Raphael thừa hưởng khối tài sản sáu triệu quan “ Mọi người đều bình đẳng

trước Pháp luật, là một lời nói láo ông ấy sẽ không tuân theo pháp luật, pháp luật

sẽ tuân theo ông ấy Đối với bậc triệu phú thì không có đoạn đầu đài, không có đaophủ.” Đó không chỉ là lời ca tụng dành riêng cho Raphael mà chính là tiếng nóikhẳng định uy quyền của bọn tư sản tài chính sau cách mạng tháng Bảy 1830 Bọnchúng là tất cả của cái xã hội này có thể làm long trời lở đất bằng những núi vàngsừng sững, tiền có thể đổi trắng thành đen: những kẻ như Taillefer là anh hùng củathời đại chứ không là tay sát nhân như ta hiểu Kẻmạnh hay yếu ở đây chẳng quađược định lượng bởi những đồng tiền phù phiếm mà thôi

Bản chất song hành giữa tiền và quyền trong xã hội đương thời đã đượcBalzac nêu lên không nhằm mục đích ủng hộ, khuyến khích người đời trôi xuôinhư dòng nước theo quy luật khắc nghiệt, xấu xa đó mà là sự quy kết lẽ sống hủbại của bọn thống trị lúc bấy giờ Việc khảo cứu bản thể nhân sinh quan đã nêu lênphần nào dự cảm của tác giả về một thời đại hỗn tạp ắt sẽ bị diệt vong Nhân dânkhông thể mãi là kẻ “thua” bị thất thế trước uy quyền bóc lột của những “kẻ mạnh”

ti tiện Họ phải vùng lên giành lại công bình, giành lại tiếng nói của quần chúng

cần lao đang bị áp bức để “ Mọi người đều bình đẳng trước Pháp luật”: đó

không phải là một lời nói láo

3.2 Luật nhân quả:

Trang 12

Một khi đã bước chân vào xã hội đương thời của bọn cầm quyền biến chất

về nhân dạng lẫn nhân tính, cách để quay trở lại không phải không có mà chỉ là conngười cảm thấy khó để bước ra Đó là lý do Raphael si mê Foedora và khi bị cựtuyệt, Raphael suy sụp Raphael chìm vào những cơn say triền miên, tận hưởngniềm vui thú xác thịt tầm thường để rồi khi sạch túi anh quẫn trí tìm đến cái chết.Đời anh rẽ sang một hướng mới khi sở hữu Miếng da lừa trong dịp tình cờ đi vàocửa hàng bán đồ cổ Raphael trì hoãn ý định tự sát, liều lĩnh thỏa thuận với tấm bùaquyền năng bằng cái giá phải trả quá đắt: tính mạng của anh Miếng da lừa có thểthỏa mãn mọi mong ước của anh nhưng sau mỗi lần ước nó sẽ co lại như chínhcuộc đời anh vậy Và anh có biết đâu khi giao kèo được kí kết thì linh hồn của anhđã không thuộc về anh nữa rồi Đời anh đã phó thác cho quỷ dữ.“ Gieo nhân nào,gặp quả ấy” đã là con người thì không thể tránh khỏi quy luật tất yếu này vàRaphael cũng không nằm ngoại lệ Sự trả giá của Raphael cho những việc mình đãlàm dù không có Miếng da lừa vẫn phải xảy đến Anh đã làm gì trong những thángngày thanh xuân của cuộc đời: tinh thần bị hủy hoại đau khổ, điêu đứng, tuyệtvọng vì Foedora Rồi sau đó chìm đắm vào những cuộc truy hoan đầy lạc thú nhụcdục cùng với chất độc của không biết bao nhiêu lít rượu được bơm vào máu, tim,phổi đã tàn phá thể xác anh từng ngày từng ngày Sống một cuộc sống bê tha củakẻ không màng đến ngày mai, con người trí thức chân chính đã bị đánh gục bởinhững thứ phù phiếm đầy cám dỗ, dễ trục lợi hơn là suốt ngày bên đèn sách viếtnhững lý luận “cùn” như giới thượng lưu nói mà không thể kiếm cơm như chính

anh từng nói với ông lão ở cửa hàng đồ cổ “Tôi đã từng giải quyết cuộc đời tôi

bằng học tập và bằng tư tưởng; nhưng những cái đó cũng chẳng nuôi sống tôi được.”Ngày xưa anh là một người tri thức tốt bụng, nên được mẹ con Pauline hết

mực yêu thương, từ khi dấn thân vào chốn xa hoa của thế giới vật chấtRaphaelngụp lặn giữa chốn bùn nhơ tận hưởng khoái lạc để rồi bệnh tình một nặng hơn.Những nguyên cớ trên dẫn Raphael đến một kết cục thảm hại

Sau khi đã trở nên giàu có, Raphael hiển nhiên có địa vị ở những nơi sangtrong như nhà hát, sòng bạc luôn mở rộng cửa đón chào anh Và chính tại nơi củanhững kẻ mạnh, anh lại gặp Pauline - người mà anh không thể tưởng tượng sẽ gặp

được cô trong giới thượng lưu này Pauline giờ đây đã trở thành một tình nương

Trang 13

toàn vẹn trong mắt Raphael, cô gái thông minh, đằm thắm, nghệ sĩ, hiểu những nhàthơ, hiểu thơ ca và sống giữa cảnh sang trọng Raphael đã không ngăn nổi mìnhnhìn vào miếng da lừa và nói lên ước nguyện “Tôi muốn được Pauline yêu” Còn

về phần bà Gaudin, bà chủ nhà trọ mà ngày trước Raphael đã trọ ở đó “ đã là bànam tước rồi Bà ta ở một tòa nhà đẹp của bà, bên kia sông Chồng bà ấy đã về.Phúc đức! ông ấy mang về có hàng trăm hàng nghìn Kể cũng là một người đàn bàphúc hậu! Bây giờ bà ấy vẫn như trước kia, chẳng hợm mình” Những kẻ yếu thế,nghèo khổ xưa kia bây giờ là ai, là bà nam tước, là cô tiểu thư trang nhã Paulinevà bà Gaudin trước kia tuy là những kẻ không chỗ đứng, không địa vịtrong giớiphong lưu quyền quý nhưng họ có cuộc sống thật hạnh phúc và mãn nguyện vớinhững gì mình có Pauline rất thích học, và chính việc học đó đã thay đổi cuộcsống của cô sau này Còn Gaudin luôn thương yêu và tốt bụng với Raphael, chồngbà trở về và cuộc sống của bà từ bà chủ của một khách sạn cũ kỹ trở thành bà namtước Mẹ con họ chính là những con người“ ở hiền gặp lành”

Balzac đã từng tự nhận mình là thư ký trung thành của thời đại qua “Miếng

da lừa”, những gì ông ghi lại không chỉ có hiện thực cuộc sống mà còn là nhữngquy luật cơ bản của xã hội Xã hội ở Pari đối với Balzac là xã hội của những kẻmạnh Nhưng không vì vậy mà kẻ yếu không có cơ hội vươn lên bằng niềm tin vàphẩm chất cao đẹp không bị những ô tạp của xã hội làm hoen ố Nhưng với xã hội

đó, kết thúc có hậu của mẹ con Gaudin chỉ như một phép màu Balzac đã tạo ra đểthể hiện sự trân quý của ông trước những con người không màng danh lợi, khôngham muốn tiền tài mà đánh mất lương tri Còn với Raphael kiểu người bị tha hóatrước sức mạnh của đồng tiền và dục vọng không chấp nhận cuộc sống thực tại dần

sa vào con đường lầm lạcphải gánh chịu hậu quả bằng cái chết Đó là cái chết cảnhtỉnh xã hội

III " Miếng da lừa" - tấm gương phản chiếu thực trạng xã hội Pháp đương thời.

1.Phơi bày lối sống sinh hoạt của tầng lớp thượng lưu tư sản - quý tộc

Trang 14

Thế giới hào nhoáng của giới thượng lưu đầy rẫy những thành phần hỗn tạpcủa bọn quý tộc thất thế bị kìm hãm quyền lực trước bộ phận tư sản tài chính, haylũ trí thức bon chen lợi dụng thời cơ hòa mình vào dòng chảy thời thượng kiếm kếmưu sinh và thỏa mãn ước vọng dấn thân trên con đường tiền tài danh vọng: giỏi

xu nịnh, chuộng vật chất Đó là quá trình tích lũy đẫm máu của chủ nghĩa tư bản,những tấn bi kịch trong gia đình chủ nghĩa tư bản, sự giả dối trong tình yêu, trongcác mối quan hệ giữa người với người…, cụ thể qua những nhân vật điển hình xuấthiện trong tác phẩm, một bên là con đẻ của xã hội tư sản, một bên là những tấmlòng còn sót lại khi chế độ cai trị thay đổi, ở đây đồng tiền giữ địa vị thống trị, vôhình chung cả tính cách con người, ở đây giai cấp tư sản đã biến những quan hệtình cảm thành quan hệ tiền bạc đơn thuần, rẻ rúng Sự đề cao sức mạnh của đồngtiền đã biến những tình cảm thiêng liêng thành những món hàng hóa tầm thường,trong đó có cả tình yêu - thứ tình cảm thiêng liêng mà con người luôn muốn hướngđến Nêu lên hoàn cảnh điển hình, thời gian cụ thể sau cách mạng tháng Bảy và địađiểm cụ thể là xã hội Pháp lúc bấy giờ, Balzac cho thấy chính môi trường, cuộc đờivà sự thống trị của quyền lực với đồng tiền đã góp phần tạo nên những con ngườimới trong giai đoạn lịch sử mới Balzac xây dựng tính cách con người để nêu bậtlên bản chất của xã hội, cái quy luật nhất thiết khi vật chất thay đổi; đi sâu vào hiệnthực mà ở đó con người đua tranh, giẫm đạp lên giá trị của nhau để làm giàu chochính chủ nghĩa tư bản trong thời kì sau cách mạng Đồng thời cũng phác họa nênbức tranh đời sống con người, bản chất con người mà đồng tiền chiếm vị trí độctôn, chi phối tất cả các giá trị văn hóa, đạo đức, nhân phẩm của con người mà ở đócòn lắm những người bản chất lương thiện, có chí hướng cao cả Phát hiện nhữngthay đổi lớn lao trong bản chất con người trong thời đại đồng tiền làm vua, là mụcđích sống của con người trong chủ nghĩa tư bản Balzac đã xây dựng những nhânvật hết sức điển hình đặt họ trong những xu thế đối nghịch, tiêu biểu là nhân vậtchính: Raphael với hành trình khai phá giá trị của "Miếng da lừa"

Đập vào mắt ta ngay từ những dòng đầu tiên của tác phẩm là hình ảnh mộtsòng bạc ở khu Hoàng cung - nơi mà Raphael đến để thử vận may của mình trướckhi tự sát Đám khách mua vui và con bạc xuất hiện với đủ mọi cung bậc cảm xúcvui hay buồn, phấn khích hay tuyệt vọng, chán chường hay đắc thắng, mà ở đó

Trang 15

đồng tiền được tôn vinh ngự trị lên trên tất cả có sức quyết định ghê gớm đối vớisố phận con người Balzac đã trích dẫn câu nói của J.J Rousseau như sau: “Đúng,tôi quan niệm được một người đi đánh bạc; nhưng là khi giữa hắn và cái chết, hắnchỉ còn nhìn thấy đồng écu cuối cùng của hắn” Sự túng quẫn cùng đường luôn làxuất phát điểm đưa đẩy con người đến với thế giới của con quỷ đỏ đen mặc sứccho nó tàn phá nhân hình lẫn nhân tính Hãy “ngắm nhìn những con bạc chínhcống, một con bạc đã từng bỏ ăn, bỏ ngủ, chẳng sống, chẳng suy nghĩ vì bị ngọnroi đen đỏ nó quất cho điếng người, vì bị cơn ngứa ngáy của một nước bạc nó làmcho giày vò bắt gặp những con mắt mà vẻ điềm nhiên trông phát sợ ,những vẻnhìn muốn lật quân bài lên và ngấu nghiến nó” Một thế giới mà ta bắt gặp nhữngđám người làm nô lệ cho đồng tiền, khoái trá với những quân bài như một connghiện quá đà và ủy thác đời mình cho vòng xoáy may rủi Ở đó cũng hiện lênkhung cảnh đối lập thật nực cười: “ không có lấy một tranh ảnh gì có thể làm dịuđược tâm hồn; không có tới cả một chiếc đinh để giúp người ta tự tử Sàn nhà thìmòn, bẩn thỉu Giữa buồng kê một chiếc bàn dài hình chữ nhật Những chiếc ghếđộn rơm xuềnh xoàng kê sát xung quanh tấm thảm nhẵn mòn vì tiền bạc, nói lêncái điều kỳ quặc là những con người tới đó để chết vì tiền tài và xa hoa nhưngkhông thiết tha gì với xa hoa” Họ lao vào canh bạcgiành giật nhau từng đồng xu

xa xỉ không phải của mình nhưng lại chấp nhận ở trong không khí ô uế, nhơ nhuốc

đó Từ quang cảnh của sòng bạc đã khái quát lên một mảng tối trong bức tranhhiện thực xã hội với những con người đam mê sự hào nhoáng, đẹp đẽ nhưng lại lặnngụp trong đống bùn nhơ, đen đúa để tận hưởng những thú vui sa đọa: những hạngngười bị tha hóa dưới trướng của đồng tiền và cả bọn thượng lưu rởm đời vung tiềnmua khoái lạc

Khung cảnh buổi tiệc của tên chủ ngân hàng mà Raphael được đám bạn mờiđến dự lại là một mảng màu rực rỡ khác xa với chốn tăm tối ở sòng bài trong bứctranh hiện thực mà Balzac đã vẽ nên Tại đây phơi bày ra một cuộc sống xa hoa,trụy lạc của tầng lớp thượng lưu tư sản, quý tộc thời bấy giờ rất rõ; là quang cảnhlộng lẫy của gian phòng khách, phòng ăn, với đầy đủ những thứ cao sang nhất cóthể Việc trưng bày song song giữa đồ ăn và nghệ thuật, những tác phẩm điêu luyệntừ cổ kính nhất, giản dị nhất đến những tác phẩm mạ vàng cũng cho thấy giá trị của

Trang 16

đồng tiền đã chiếm lĩnh luôn cả cái phần còn lại của nghệ thuật Đâu là nhân vănvà đâu là vật chất Sự xa hoa của tầng lớp thượng lưu ấy cũng được bộc lộ rất rõqua cách bày biện từng chi tiết, đường nét của những gian phòng, cách bố trínhững bức tranh, những vật dụng đầy tính nghệ thuật như "men sứ rực rỡ toát ra từchiếc bình" khi "ngân sách của một ông hoàng nước Đức cũng không trả nổi chocủa báu ngạo mạn đó" Rồi đến bạc, đồng, xà cừ, vàng hay thủy tinh lại được bàybiện la liệt trong bữa tiệc của những tên quý tộc chìm ngập trong lạc thú Móntráng miệng của học cũng là những thứ mà người bình thường ngay cả nhìn cũngchưa chắc gì một lần được có diễm phúc đó, đó là những kỳ vật của sự xa hoa nhưnho vàng, đào hung hung, cam chở bằng tàu thủy từ Sestubal đến, những lựu hoaquả của Trung Quốc trong khi học ăn uống no say từ tất thảy những loại rượuquý giá, đắt đỏ nhất mà ngay cả những ông vua cũng chưa chắc được nếm thử, họtha hồ ăn uống và hất tung chúng lên thành những mớ hỗn độn thì ngoài kia, tàn dưcủa xã hội cũ là những con người hiền lành, thánh thiện không có mà ăn Rồinhững màn múa ca khiêu vũ của những người đẹp với trang sức lộng lẫy trênngười của các quốc gia khác đến, khiêu vũ cuồng say hay tất thảy những ân áinhớp nhơ được vung ra từ những con người được xem là thượng lưu Thói đànđiếm trụy lạc ấy còn thể hiện qua cách ăn mặc, qua hình thức lễ nghi xã giao củanhững tên tư sản lắm quyền nhiều thế và dễ dàng biến chất cái xã hội kia Đồngtiền lên ngôi thì đương nhiên kẻ thống trị đồng tiền cũng đấu tranh cho chính "ngôivị" ấy của hắn Bản chất của họ đã bị lưu manh hóa và tự gán cho mình cai quyềncai trị thế giới, thống lĩnh thế giới, đem cái tri thức "cuồng" của mình để mà đođếm, cân đong hơn thua với nhau, cỏ cả những kẻ đại diện cho cả đế chế cộng hòahay cả thượng đế khi trong men say họ còn không hình dung được mình là ai, mìnhtồn tại để làm gì Triết học, lịch sử, và tất thảy những nghành khoa học bị lôi vàonhư là công cụ để họ đàn điếm, giễu cợt nhau, tranh đấu nhau Đó là những conngười hết thảy ngu si nhưng tự cho mình là những con người vô cùng tri thức khiđứng giữa thói trụy lạc của chính cái giới thượng lưu mà họ tạo ra Qua đó tố cáobộ mặt đen tối chủa chế độ cai trị đương thời, đồng thời cũng giúp người ta hìnhdung được một tương lai đen tối của xã hội Pháp khi còn những cuộc vui của giớithượng lưu tồn tại Và cũng nêu lên vấn đề cấp thiết của nước Pháp lúc bấy giờ:cần phải có một chế độ mới cai trị, đứng về con người, đứng về giá trị nhân văn

Trang 17

cũng tức là cần phải có một cuộc chuyển mình để đấu tranh.

2 Nhân danh đồng tiền, tầng lớp trí thức trở thành bàn đạp hãnh tiến của giới

tư sản

“ Miếng da lừa” đã tái hiện lại toàn cảnh xã hội Pháp dưới thời

Louis-Philip, một giai đoạn mà xã hội là chạy theo lý tưởng làm giàu, nó chà đạp mọi thứtừ danh dự, đạo đức, tư tưởng, tình cảm và đời sống con người

Xoay quanh nhân vật trung tâm số một của “Miếng da lừa” là Raphael deValentine Anh say mê khoa học, nghệ thuật và có hoài bão sáng tạo những tácphẩm phục vụ nhân loại Để thực hiện ý đồ đó, Raphael sẵn sàng cam chịu mộtcuộc đời nghèo khổ, thiếu thốn, hy sinh cả những thứ tối thiểu cẩn thiết Và náumình trong một gian gác xép trơ trụi, anh mê mải viết tác phẩm Luận về ý chí,trong đó, với tuổi trẻ nồng nhiệt, anh tỏ lòng tin tưởng ở con người Ở quyền năngcủa lý chí và ý chí Nhưng rồi, chẳng bao lâu, Raphael cay đắng nhận thấy sự lãnhđạm ghê gớm, tàn nhẫn của xã hội đối với công việc của anh cũng như đối với bảnthân anh Anh mau chóng nhận thức được rằng trong xã hội quý tộc - tư sản, trí tuệ,nghị lực tài năng chẳng đáng giá là bao, những thứ đó dường như chẳng cần thiếtvì không lợi ích cho ai, chẳng ai trục lợi được từ tác phẩm của anh cho nên chẳng

ai quan tâm đến anh Raphael chỉ gặp một ít người tốt trong đám những ngườinghèo như anh, nhưng họ lại chẳng giúp đỡ anh nhiều Thế là bao nhiêu hy vọngvà mơ tưởng tan vỡ ở người thanh niên ban đầu có thiện chí đó Số phận củaRaphael cũng như của bao nhiêu thanh niên khác như anh, quả thật là bi đát: họhoàn toàn không có khả năng thi thố tài năng trong cái xã hội đầy những tham lam,ích kỷ, tính toán quyền lợi, tiền bạc Quả thật trong cái xã hội đó, con đườngnghiên cứu khoa học, nghệ thuật không vụ lợi vì một mục đích cao cả, là một conđường đầy gian nan, trở ngại Thế mà, chàng thanh niên Raphael lại không có đầyđủ nghị lực và quyết tâm để theo đuổi đến cùng chí hướng của mình Chẳng baolâu, anh chán ngán với cuộc sống nghèo nàn, trơ trọi trên gác xép của anh, anhmuốn tìm một con đường thành công dễ dàng và một cuộc sống đầy đủ hưởng lạctrong xã hội thượng lưu Việc gặp gỡ Rastignac đã đánh dấu sự thay đổi trong cuộcđời Raphael

Ngày đăng: 28/08/2017, 20:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w