Miếng da lừa thách thức khoa họ c con người hoài nghi khoa học hay sự thắng thế của dục vọng chính là lối thoát cho nhân loạ

Một phần của tài liệu Miếng da lừa sự hòa hợp giữa triết lý và hiện thực (Trang 29 - 34)

IV. Miếng da lừa sự hòa hợp giữa triết lý và hiện thực.

2. Miếng da lừa thách thức khoa họ c con người hoài nghi khoa học hay sự thắng thế của dục vọng chính là lối thoát cho nhân loạ

thắng thế của dục vọng chính là lối thoát cho nhân loại

Balzac sống giữa những buổi đầu của thế kỷ XIX, thời kỳ mà tri thức khoa học được nhiều học thuyết đề cao mạnh mẽ,bước những bước chập chững vào thực tiễn đời sống. Ở buổi giao thời và kể cả sau này,tính xác thực của khoa học luôn là vấn đề đáng quan tâm của giới trí thức: bên cạnh cổ súy thúc đẩy cho thời đại khoa học phát triển thì xuất hiện nhiều luồng tư tưởng trái chiều từ hoang mang đi đến hoài nghi. Khoa học phủ nhận sự tồn tại những gì được cho là thần bí, mang tính mơ hồ mà tôn trọng sự tường minh, lôgic; không thống nhất quan niệm có một thế giới được gọi là địa ngục hay thiên đường với các thế lực siêu nhiên chi phối đời sống con người. Nhận thấy giới khoa học đương thời vào những buổi sơ khai còn

nhiều bất cập, chưa có tính nhất quán giữa lý thuyết và thực tiễn; Balzac đã lấy hình tượng Miếng da lừa mang nhiều yếu tố hư cấu để phản ánh quan điểm của bản thân nói riêng và thời đại nói chung.

Khi có trong tay Miếng da lừa ở cửa hàng bán đồ cổ, Raphael đặt ra nghi vấn “Phải chăng đây là một chuyện đùa, hay một bí ẩn?”, anh không tin những dòng chữ trên tấm bùalại có một quyền năng quyết định cuộc sống của mình bởi Raphael là con người mang tinh thần thời đại khoa học. Đến khi ước muốn đầu tiên rồi việc Raphael bất ngờ thừa hưởng số tài sản từ họ ngoại, nghiễm nhiên trở nên giàu có và thuộc vào thế giới thượng lưu, anh hốt hoảng nhận ra Miếng da lừa đã nhỏ lại rất nhiều so với ban đầu. Raphael bắt đầu cảm giác cuộc đời mình và tấm bùa có mối liên hệ. Sức khỏe trong anh ngày một giảm sút. Sự thể ấy có thể được giải thích theo cách hợp lý qua những năm tháng thiếu ăn, hao mòn sức lực trong công việc và sa đọa vào lạc thú ở Raphael cộng với chứng lao phổi di truyền từ người mẹ. Nhưng Raphael tin rằng chính Miếng da lừa đã tác động đến cuộc sống của anh, anh đinh ninh mọi ham muốn dù anh có thốt lên lời hay không với một khả năng thần bí nào đó tấm bùa sẽ tự động co lại như thỏa thuận đồng thời lấy đi năm tháng cuộc đời anh.Raphael đã định buông xuôi mọi thứ nhưng anh đã tìm thấy được niềm ham sống từ tình yêu với Pauline. Từ đó, anh chủ động thay đổi cuộc đời bằng cách vứt bỏ tấm bùa như vứt bỏ thứ dục vọng đã đẩy anh vào cõi chết. Nhưng nó vẫn cứ đeo bám anh như một lời nguyền, con quỷ dục vọng đã quyết định phán quyết cuộc đời anh cho đến giây phút cuối cùng. Raphael lo sợ đến gặp các nhà tự nhiên học, vật lý cơ học và hóa học. Nhưng mọi tác động của máy ép, lò nung thép và các thứ hóa chất không làm cho Miếng da lừa biến đổi, nó vẫn cứ trơ ra co rúm như thách thức những khối óc thông thái của thời đại. Sự thất bại thảm hại của các nhà khoa học trước tấm bùa đầy quyền năng và quái lạ kia đã được Balzac chế giễu qua câu nói của nhân vật Planchette - giáo sư cơ học “Chúng ta chớ kể lại câu chuyện này ở Viện hàn lâm, các bạn đồng nghiệp sẽ nhạo báng chúng ta,...” rồi “Họ phá ra cười, và đi ăn như những kẻ chỉ nhìn thấy một hiện tượng trong một phép màu.” Sự hoài nghi về khoa học, những cái lấp liếm của khoa học để che đậy việc không thể lý giải được những điều huyễn hoặc, kì quái trong cuộc sống đương thời đã được Balzac hư cấu thông qua hình tượng Miếng da

lừa. Đời không chỉ đơn giản như một bài toán, có công thức rồi áp dụng sẽ ra kết quả. Đời là muôn hình vạn trạng đôi lúc có những sự việc nằm ngoài tầm kiểm soát của tri thức của lý tính nhưng hơn hết con người cần tỉnh táo, sáng suốt tri nhận lẽ phải. Và không chỉ có thế, Balzac còn nêu lên sự hoài nghi của con người về chính xã hội mà họ đang sống cũng như về chính cuộc đời của mình trong xã hội; quá nhiều rối rắm, quá nhiều hỗn tạp: con người phải đứng trước nhiều thế lực tàn bạo trong thế giới mà họ đang tồn tại để rồi đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân. Nhưng đâu ai biết lựa chọn nào mới là đúng đắn?!

Kết thúc tác phẩm, Balzac đã giương cao ngọn cờ thắng thế của dục vọng.Hành động trước khi chết của Raphael: “anh cắn vào vú của Pauline...” có sức ám ảnh, đó không chỉ là hình ảnh đầy nhục cảm ham muốn thể xác mà còn minh chứng cho việc con người tôn sùng dục vọng, dù chết vẫn bám lấy dục vọng. Cả đời Raphael là cuộc chiến giữa lý trí nhu nhược và dục vọng cực đoan. Anh đến với Foedora bởi ước muốn vật chất và đam mê; anh nhận ra bản chất đỏm dáng, giả tạo của ả nhưng lại để bị cuốn vào những mong muốn tầm thường; đến khi bị cự tuyệt dục vọng lại lôi kéo anh vào con đường bê tha, sa đọa trong lạc thú. Khi nhận ra chính nó là nguyên nhâncướp đi mạng sống của mình Raphael quyết định từ bỏ dục vọng, tách biệt với cuộc sống vui thú bên ngoài. Nhưng thực chất anh không hề từ bỏ nó mà chỉ đang kiềm chế, vùi dập nó bằng sức mạnh của lý trí.Khi Raphael gặp lại Pauline, đó là sự dung hòa giữa con tim và lý trí. Lần đầu tiên con tim lên tiếng đòi hỏi lý trí phải tranh đấu mạnh mẽ để được sống vì dục vọng yêu đương; lý lẽ con tim đã chiến thắng. Cuối cùng bản năng không bị hủy diệt; dục vọng vẫn là một phần trong mỗi con người; giết đi dục vọng cũng chính là giết luôn chính mình. Nhưng lựa chọn dục vọng đó là lối thoát trong bế tắc, Raphael vẫn phải chết. Ở cái xã hội mà con người không thể làm chủ được bản thân, không thể định đoạt được số phận, bản năng bị tha hóa đến cùng cực thì sự hủy diệt là điều tất yếu. Cái chết của Raphael, hành động cuốicùng của Raphael là lời thức tỉnh cho cả một thế hệ. Dục vọng không phải là thứ dẫn đến cái chết của con người mà chính là thế giới tăm tối, ô tạp đã làm vấy bẩn và biến “ước muốn” trở thành cực đoan để rồi chi phối con người đi đến sự khốn cùng. Không thể để bản năng bị hủy hoại, con người cần phải vươn lên thoát khỏi vòng vây của cám dỗ, của sự tàn

nhẫn, bất công mà nguyên nhân gây nên chính là bọn giai cấp quý tộc - tư sản tài chính. Chúng với bản chất ti tiện, xảo trá đã đánh lừa quần chúng nhân dân; sự công bình mà tư tưởng dân chủ hướng đến bị bọn thống trị đạp đổ, chính chúng là kẻ phản bội lại tư tưởng cấp tiến của thời đại.

Balzac phơi bày thực trạng cuộc sống qua “Miếng da lừa” nói riêng và pho “Tấn trò đời” nói chung không chỉ để tái hiện xã hội mà còn đánh vào sự tri nhận của con người:không thể chấp nhận một cuộc sống bị tha hóa từ vật chất đến tinh thần, cần phải đấu tranh để không bị hủy diệt đồng thời chống lại những thói hư tật xấu đang ngự trị trong bản thân và hoành hành ngoài xã hội. Triết lý không thể cải tạo được xã hội mà chính sự giác ngộ triết lý đưa đến hành động tích cực mới có thể khôi phục giá trị tinh thần của mỗi con người, mang đến một thời đại Tự do - Bình đẳng - Bác ái.Dục vọng chiến thắng tuy không đưa ra một lối thoát tươi sáng nhưng buộc con người phải suy ngẫm về cuộc sống của chính mình để trả lời cho câu hỏi: Chấp nhận hay đấu tranh?

V.Tổng kết:

Tiểu thuyết “ Miếng da lừa”chứa đựng cả xã hội đương thời nhưng đượm màu triết học:

1. Đây là thời đại mà vật chất quyết định ý thức nhưng lộ ra quá nhiều mặt trái làm suy thoái đạo đức con người.

2. Lối sống hưởng thụ, trọng hình thức kiểu cách; thừa mứa vật chất nhưng thiếu thốn tình người của giới thượng lưu là ung nhọt của đời sống cần phải được loại bỏ.

3. Bản chất ti tiện của giới cầm quyền phản bội lại chính tư tưởng dân chủ mà mình đang xây dựng bị vạch trần, quần chúng cần lao cần phải thức tỉnh để tranh đấu cho quyền được sống công bình trong xã hội.

4. Sự chông chênh giữa lý tưởng cao đẹp và những dục vọng tầm thường đẩy con người sa vào chủ nghĩa cá nhân cực đoan tự cô lập mình trong vòng tròn khép kín và cũng bị chính xã hội vô cảm cô lập.

5.Dục vọng không phải là thứ dẫn đến cái chết của con người mà chính là thế giới tăm tối, ô tạp đã làm vấy bẩn và biến dục vọng trở thành cực đoan để rồi đưa con người đến sự khốn cùng.

6. Trên mảnh đất cằn cỗi mà vô cảm ngự trị, thiếu ánh sáng của chân lý thì tình yêu không thể nào đơm hoa kết trái, nó vẫn là một phẩm quà xa xỉ đối với con người.

Tài liệu tham khảo:

1.PGS.TS Lê Nguyên Cẩn.2006.Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà

trường Honoré de Balzac.Tp.Hồ Chí Minh: Đại học Sư phạm.

2.PGS.TS Lê Nguyên Cẩn.2014. “IV.Đại tự sự ở Balzac”.Tiểu thuyết phương Tây

thế kỷ XIX.Lê Nguyên Cẩn.135-187.Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội.

3.Đỗ Đức Dục.2002.Hônôrê Đơ Banzăc một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực.Hải Phòng: Hải Phòng.

4. Phùng Văn Tửu - Lê Hồng Sâm.2005. “Honoré de Balzac”.Lịch sử văn học

Pháp thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX tập II.Vũ Cao Trân.487-516.Hà Nội: Đại học Quốc

gia Hà Nội.

5. http://tailieu.vn/sach/xem-sach/mieng-da-lua-23998.html.

6. http://tailieu.vn/doc/ebook-mieng-da-lua-honore-de-balzac-1449198.html

7. http://www.hoalinhthoai.com/news/detail/news-3806/Quan-diem-vo-vi-cua-Lao- Tu-va-vo-vi-cua-Dao-Phat.html

Một phần của tài liệu Miếng da lừa sự hòa hợp giữa triết lý và hiện thực (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w