1.3 Ý nghĩa của đề tài Giúp chúng ta bổ sung thêm kiến thức, có thể hiểu và nắm được những đặc trưng cơ bản, kiểu, hình thức nhà nước nói chung và ở Việt Nam nói riêng... Phần II: Đặc tr
Trang 1ĐẠI HỌC HÒA BÌNH
NHÓM 8:
THUYẾT TRÌNH MÔN HỌC NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
TÊN ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH : Đặc trưng cơ bản, kiểu, hình thức nhà nước nói chung – Liên hệ (so
sánh) với nhà nước Việt Nam
HÀ NỘI – 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Nhóm 8 xin cam đoan đây là bài thuyết trình của riêng nhóm Các nội dung trong bài thuyết trình đều được học và tìm hiểu ở trên lớp cộng với tham khảo giáo trình “ Nhà nước và pháp luật đại cương” và các tài liệu có liên quan Các phân tích, kết quả mang tính khách quan, trung thực phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.
Hà nội, ngày 24/02/201
Người làm bài thuyết trình Nhóm 8 – ĐH Hòa Bình
Trang 3MỤC LỤC Phần I: Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài “ đặc trưng cơ bản, kiểu, hình thức….”1.2 Mục tiêu
1.3 Ý nghĩa của đề tài
Phần II: Đặc trưng của nhà nước
2.1 Đặc trưng cơ bản của nhà nước nói chung
2.2 Đặc trưng của nước Việt Nam
Phần III: Kiểu nhà nước
3.1 Kiểu nhà nước nói chung
3.1.1 Khái niệm kiểu nhà nước
3.1.2 Các kiểu nhà nước
3.1.3 So sánh các kiểu nhà nước
3.2 Kiểu nhà nước Việt Nam
3.3 So sánh các kiểu nhà nước với nhà nước Việt Nam
Phần VI: Hình thức nhà nước
4.1 Hình thức nhà nước nói chung
4.1.1 Khái niệm hình thức nhà nước
4.1.2 Các loại hình thức nhà nước
4.2 Hình thức nhà nước Việt Nam
Phần V: Kết luận
Trang 4Phần I: Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài: “ Đặc trưng cơ bản, kiểu, hình thức nhà nước nói chung –
liên hệ (so sánh) với nhà nước Việt Nam”
Vai trò của nhà nước ở bất kỳ một quốc gia nào cũng đều rất to lớn Đặc trưng,kiểu, hình thức nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đối với sự quản
lý và định hướng phát triển về mọi mặt của quốc gia đó
Việt Nam đã lựa chọn cho mình con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và xâydựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lâu đã cóquan điểm rõ ràng và đúng đắn về nhà nước xã hội chủ nghĩa đó là: “Nhà nướccủa dân, do dân, vì dân” Từ khi đổi mới đất nước, Đảng ta lại càng chú trọngvận dụng, phát triển, cụ thể hoá vấn đề nhà nước của dân, do dân, vì dân
Do vậy, việc tìm hiểu về đặc trưng, kiểu, hình thức nhà nước rất cần thiết đểbiết được về nhà nước đang quản lý xã hội chúng ta sinh sống – nhà nước ViệtNam
Trang 51.2 Mục tiêu
Giải thích, phân tích đặc trưng cơ bản, kiểu, hình thức của nhà nước nói chung Qua đó đề cập đến nhà nước ta – nhà nước Việt Nam hiện nay
1.3 Ý nghĩa của đề tài
Giúp chúng ta bổ sung thêm kiến thức, có thể hiểu và nắm được những đặc trưng cơ bản, kiểu, hình thức nhà nước nói chung và ở Việt Nam nói riêng
Trang 6Phần II: Đặc trưng của nhà nước
2.1 Đặc trưng cơ bản của nhà nước nói chung
Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt:
Quyền lực công cộng đặc biệt được thiết lập mà chủ thể của quyền lực này là giaicấp thống trị về kinh tế và chính trị Để thực hiện quyền lực này và để quản lý xãhội, nhà nước có một lớp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý Họ tham giavào cơ quan nhà nước và hình thành bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị và bảo vệlợi ích của giai cấp thống trị, bắt các giai cấp khác phải phục vụ theo ý chí của giaicấp thống trị Như vậy, quyền lực công cộng đặc biệt này đã tách khỏi xã hội, mangtính giai cấp sâu sắc và chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị;
Nhà nước có lãnh thổ và phân chia dân cư theo lãnh thổ:
Lãnh thổ, dân cư là các yếu tố hình thành quốc gia Quyền lực của Nhà nước đượcthực hiện trên toàn bộ lãnh thổ, nhà nước thực hiện việc phân chia dân cư theo lãnhthổ thành các đơn vị hành chính, không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống,nghề nghiệp hoặc giới tính, … Việc phân chia này đảm bảo cho hoạt động quản lýcủa nhà nước tập trung, thống nhất Người dân có mối quan hệ với Nhà nước bằngchế định quốc tịch, chế định này xác lập sự phụ thuộc của công dân vào một nướcnhất định và ngược lại nhà nước phải có những nghĩa vụ nhất định đối với công dâncủa mình
Nhà nước có chủ quyền quốc gia:
Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của nhà nước về đối nội và độc lập về đốingoại Tất cả mọi cá nhân, tổ chức sống trên lãnh thổ của nước sở tại đều phải tuânthủ pháp luật của nhà nước Nhà nước là người đại diện chính thức, đại diện về mặtpháp lý cho toàn xã hội về đối nội và đối ngoại Chủ quyền quốc gia thể hiện quyềnđộc lập tự quyết của Nhà nước về những chính sách đối nội và đối ngoại, không phụthuộc vào lực lượng bên ngoài, chủ quyền quốc gia là thuộc tính gắn với Nhà nước
Trang 7 Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và quản
lý xã hội bằng pháp luật:
Với tư cách là đại diện chính thức cho toàn xã hội, là người thực thi quyền lực côngcộng, duy trì trật tự xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành phápluật và áp dụng pháp luật để quản lý xã hội Pháp luật do nhà nước ban hành có tínhbắt buộc chung và được nhà nước đảm bảo thực hiện với các biện pháp tổ chức,cưỡng chế, thuyết phục
Nhà nước có quyền quy định và thực hiện việc thu các loại thuế:
Nhà nước đặt ra các loại thuế vì nhu cầu nuôi dưỡng bộ máy nhà nước – lớp ngườiđặc biệt tách ra khỏi lao động, sản xuất để thực hiện chức năng quản lý Chỉ có nhànước mới được độc quyền quy định các loại thuế và thu thuế vì nhà nước là tổ chứcduy nhất có tư cách đại biểu chính thức của toàn xã hội để thực hiện sự quản lý xãhội
2.2 Đặc trưng cơ bản của nhà nước Việt Nam
Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất củatấc cả các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, là biểu hiện tậptrung của khối đại đoàn kết dân tộc anh em
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ
sở nguyên tắc bình đẳng giữa nhà nước và công dân
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước ra đời, tồn tại vàphát triển, dựa trên cơ sở liên minh xã hội rộng lớn Đây cũng là tính chấtdân chủ rộng rãi của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế - xã hội
Sự quan tâm giải quyết của Nhà nước và toàn xã hội đối với các vấn đề xãhội
Nhà nước nghiêm trị mọi hành động xâm phạm đến lợi ích của tổ quốc vàcủa nhân dân
Trang 8 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thực hiện đườnglối đối ngoại hoà bình hợp tác và hữu nghị
Trang 9Phần III: Kiểu nhà nước
3.1 Kiểu nhà nước nói chung
3.1.1 Khái niệm
Kiểu Nhà nước là tổng thể những đặc điểm cơ bản của Nhà nước thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội, những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của Nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp nhất định
3.1.2 Các kiểu nhà nước
A - Kiểu Nhà nước chủ nô
Nhà nước chiếm hữu nô lệ là tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô Nó rađời trên cơ sở tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc, gắn liền việc xuất hiện chế độ tư hữu
và sự phân chia xã hội hình thành các giai cấp đối kháng
Cách đây khoảng 4000 đến 5000 năm trước công nguyên ở Châu Á và Bắc Phi cócác kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ như Trung Quốc, Ấn Độ, Babilon, Ai cập…
Về mặt kinh tế: Tư hữu về tư liệu sản xuất Giai cấp chủ nô nắm toàn bộ tư liệu
sản xuất (TLSX) và chỉ là một thiểu số của dân cư trong xã hội nắm toàn quyềnthống trị đối với nô lệ Vì vậy nô lệ bị coi là “ công cụ biết nói”, là “động vật có haichân” V.I.Lênin nhấn mạnh tính giai cấp của nhà nước chiếm hữu nô lệ “Nhà nướcchiếm hữu nô lệ bao giờ cũng là một bộ máy đem lại cho chủ nô quyền lực và khảnăng cai trị cả những người nô lệ…là một bộ máy để duy trì những người nô lệtrong địa vị phụ thuộc và cho phép một bộ phậm này của xã hội ( giai cấp chủ nô )cưỡng chế và đàn áp bộ phận kia ( giai cấp nô lệ)”
Về mặt xã hội: thì nhà nước chiếm hữu nô lệ “là một tổ chức sinh ra để tổ chức,
quản lý xã hội thay thế cho tổ chức thị tộc, bộ lạc không còn phù hợp nữa” Nhànước tiến hành tổ chức và quản lý xã hội như kinh tế quy mô lớn, đất đai, khaihoang, xây dựng và quản lý công trình
Trang 10B - Kiểu Nhà nước Phong kiến
Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai ra đời trên cơ sở thay thế nhà nướcchủ nô bị diệt vong, và cũng có hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân (tá điền)
Về mặt kinh tế: Nhà nước phong kiến tồn tại trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất và bót lột trực tiếp bằng thuế địa tô và lao dịch Đất đai là tư liệu sản xuất
có giá trị cao nhất Sự xuất hiện nhà nước phong kiến đánh dấu bước phát triển mớicủa xã hội loài người
Về mặt xã hội: Hai giai cấp chính trong xã hội phong kiến là giai cấp phong kiến
và nông dân Giai cấp phong kiến có nhiều đẳng cấp Địa vị người nông dân khảquan hơn so với địa vị chủ nô lệ, Nông dân được quyền sở hữu phần thu hoạch domình làm ra sau khi đã nộp thuế tô cho địa chủ Địa chủ phong kiến không có quyềnđịnh đoạt tính mạng người nông dân Nhà nước phong kliến cũng có những côngtrình mang tiếng nhằm phục vụ xã hội nhưng thực chất để phục vụ cho giai cấpphong kiến như đường sá, trường học,…
C - Kiểu Nhà nước tư sản
Nhà nước tư sản là nước nước bóc lột cuối cùng, hoàn thiện, tinh vi và phát triểnnhất trong lịch sử các kiểu nhà nước bóc lột
Về mặt kinh tế: Nhà nước tồn tại trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
và bóc lột giá qua giá trị lao động thặng dư Khoa học kỹ thuật phát triển hơn trước,nhiều hầm mỏ, công xưởng, nhà máy, đồn điền …là những tư liệu sản xuất có giátrị nhất thuộc sở hữu của giai cấp tư sản
Về mặt xã hội: Hai giai cấp chủ yếu, hai mặt đối lập của xã hội TBCN là vô sản và
tư sản Giai cấp tư sản chỉ là thiểu số nhưng nắm giữ tư liệu sản xuất
Hình thức chính thể của nhà nước tư sản là cách thức và trình tự thành lập các cơquan quyền lực tối cao và xác lập mối quan hệ giữa chúng Bao gồm:
Trang 11- Chính thể quân chủ lập hiến: quyền lực của nguyên thủ như quốc vương, vua…
được truyền lại cho người kế vị Hiện nay còn tồn tại ở một số nước như Anh, Nhật,
Hà Lan v.v…
Chính thể quân chủ lập hiến có hai biến dạng là: chính thể quân chủ nhị hợp, quyềnlực của nguyên thủ bị hạn chế trong lĩnh vực lập pháp, nhưng rộng trong lĩnh vựchành chính Chính thể thứ hai là chính thể quân chủ đại nghị, nguyên thủ quốc giakhông có quyền hạn trong lĩnh vực lập pháp và hạn chế tối đa trong lĩnh vực hànhpháp Nghị viện thông qua luật và nguyên thủ không được quyền phủ quyết Chínhphủ được thành lập dựa vào phái đa số trong nghị viện và chịu trách nhiệm trướcnghị viện
- Chính thể cộng hòa: tổ chức chính quyền nhà nước phổ biến nhất hiện nay bởi vì
nó khắc phục được những tàn dư của nhà nước phong kiến
Chính thể cộng hòa có hai biến dạng: Chính thể cộng hòa tổng thống, vai trò củanguyên thủ quốc gia rất quan trọng Tổng thống được nhân dân bầu ra Chính phủkhông do nghị viện thành lập, mà đứng đầu chính phủ là nguyên thủ quốc gia, thànhviên chính phủ do tổng thống cử và chịu trách nhiệm trước tổng thống Quốc hộikhông được bỏ phiếu không tín nhiệm chính phủ Hình thức này tồn tại ở Mỹ, vàmột số nước châu Mỹ La tinh Chính thể thứ hai là chính thể cộng hòa đại nghị,nghị viện thành lập ra chính phủ và khả năng của nghị viện kiểm tra họat động củachính phủ Hình thức này áp dụng ở nước Ấn độ, Tây Đức, Phần lan, Italia…
D - Kiểu Nhà nước XHCN
Là nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người Sự ra đời của Nhà nứơcXHCN mang tính tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật vận động và phát triểncủa xã hội và bắt nguồn từ những tiền đề xuất hiện ngay trong lòng xã hội tư sản
Về mặt kinh tế: Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và tư liệu sản xuất, đòi hỏi phải
tiến hành cách mạng, xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, xác lập quan hệ sản xuất mới dựatrên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Tư liệu sản xuất chính trong xã hội là các
Trang 12hầm mỏ, nhà máy, công xưởng, do giai cấp vô sản nắm giữ và toàn quyền lãnhđạo.
Về mặt xã hội: Xã hội xuất hiện nhiều giai cấp nhưng giai cấp thống trị là giai cấp
vô sản là giai cấp đa số lớn mạnh ý thức được vai trò và sứ mạng lịch sử của mìnhtiến hành cuộc cách mạng lật đổ giai cấp tư sản Giai cấp vô sản không chủ trươngbóc lột giai cấp khác mà tạo điều kiện để các giai cấp khác phát triển
Nhìn chung: Trong lịch sử của xã hội có giai cấp đã tồn tại 4 hình thái kinh tế xãhội: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa Phù hợpvới 4 hình thái kinh tế xã hội đó đã có 4 kiểu Nhà nước
Mỗi kiểu lịch sử của Nhà nước có những đặc điểm riểng biệt về bản chất, chứcnăng, nhưng ba kiểu Nhà nước Chủ nô; Phong kiến; Tư sản đều có đặc điểm chung
là kiểu Nhà nước bóc lột, chúng xuất hiện và tồn tại trên cơ sở chế độ tư hữu về tưliệu sản xuất, là công cụ duy trì và bảo vệ nền thống trị và lợi ích của các giai cấpchủ nô, địa chủ phong kiến và tư sản Riêng Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nướckiểu mới và là Nhà nước cuối cùng trong lịch sử, được xây dựng trên cơ sở cônghữu về tư liệu sản xuất, là tổ chức quyền lực của nhân dân lao động, sứ mệnh lịch
sử của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là xoá bỏ chế độ bóc lột, xây dựng chủ nghĩa xãhội và chủ nghĩa cộng sản
Theo quan điểm của Mác – Lênin: Sự thay thế kiểu Nhà nước này bằng kiểu Nhànước khác là một quá trình lịch sử được thể hiện qua các đặc điểm sau:
- Tính tất yếu khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người khiđiều kiện cần thiết xảy ra sẽ làm thay thế Nhà nước này bằng nhà nước khác
- Việc thay thế kiểu Nhà nước được thực hiện bằng một cuộc cách mạng xã hội
- Kiểu Nhà nước sau tiến bộ, hoàn thiện hơn kiểu Nhà nước trước
Sự thay thế kiểu Nhà nước diễn ra thông qua cách mạng xã hội mà kết quả là kiểuNhà nước sau bao giờ cũng tiến bộ và hoàn thiện hơn kiển nhà nước trước Đó là
Trang 13quy luật phát triển của lịch sử Do sự phát triển không ngừng, tính năng độn và cáchmạng của lực lượng sản xuất xã hội đã mâu thuẩn ngày càng gay gắt với quan hệsản xuất trì trệ, lỗi thời, đòi hỏi phải phá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệsản xuất mới, giải phóng lực lượng sản xuất phát triển “Cơ sở kinh tế thay đổi thìtất cả các kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều, nhanh chóng”.
3.1.3 So sánh các kiểu nhà nước
Trang 14Kiểu nhà nước Chủ nô Phong kiến Tư sản XHCN
lệ
Cơ sở kinh tế là chế độ tư hữu nhưng đối tượng sở hữu của địa chủphong kiến là đất đai Tính chất bóclột giờ đây đã có sự thay đổi, tức là
từ bóc lột kinh tế trực tiếp của chủ
nô với nô lệ chuyển sang bóc lột của quý tộc phong kiến với nông dân thông qua địa tô phong kiến
Cơ sở kinh tế là tư hữu nhưng sự tưhữu ở đây khác với tư hữu phong kiến Đối tượng tư hữu không chỉ làđất đai mà là tư bản vốn (tiền)
Chính sự thay đổi đối tượng này dẫn đến sự thay đối về phương thứcbóc lột - bóc lột thông qua giá trị thặng dư
Cơ sở kinh tế là chế độ công hữu Mục đích của kinh tế là thỏa mãn những điều kiện vật chất và tinh thần của người dân Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, lao động phải trở thành một nhu cầu sống chứ không phải chỉ là hình thức kiếm sống của mỗi người
nô lệ Chủ nô là giai cấp thống trị xã hội còn nô lệ là giai cấp bị trị
Thành phần giai cấp được mở rộng,ngoài hai giai cấp chính là địa chủ
và nông dân còn có các tầng lớp thị dân, thương gia… Mâu thuẫn giai cấp chủ yếu diễn ra giữa chủ nô và
nô lệ
Xã hội tồn tại hai giai cấp chính là
vô sản và tư sản Ngoài ra còn có các tầng lớp khác như trí thức, tiểu thương, thợ thủ công…Giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị
Vì cơ sở kinh tế là chế độ cônghữu nên quan hệ bóc lột giai cấp sẽ không có điều kiện phát triển Trong xã hội sẽ chỉ còn tồn tại các nhóm xã hội, các tầng lớp tồn tại trên cơ sở quan
hệ hợp tác và dần dần đi đến xóa bỏ giai cấp
Cơ sở tư tưởng trong Nhà nước
xã hội chủ nghĩa là chủ nghĩa