1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập tại đài phát thanh truyền hình thái nguyên

68 922 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 869,66 KB

Nội dung

Tại máy phát thanh sóng mang cao tần RF sẽ được tín hiệu tiếng sau khi khuếch đại đủ mức công suất điều chế biên độ AM hoặc theo tần số FM rồi qua Anten phát lên không trung thành sóng đ

Trang 1

K44 – VIỄN THÔNG

LỜI NÓI ĐẦU

Từ hàng thập kỷ nay nghành Điện Tử Viễn Thông nói chung và nghành Phát Thanh - Truyền Hình nói riêng đang đứng trước vận hội mới Trong những năm đầu của thế kỷ 21, Phát Thanh – Truyền Hình đã đạt được những thành tựu to lớn, và thế

kỷ 21 được coi là kỷ nguyên của công nghệ thông tin

Tiếp nối truyền thống của Đài phát thanh Việt Bắc, ngày 02/9/1977, chương trình phát thanh đầu tiên đã được phát sóng – Đài phát thanh Bắc Thái đã được ra đời, với các chương trình phát thanh tiếng Tày – Nùng , tiếng Dao, thời sự tổng hợp tiếng Việt và chương trình ca nhạc Từ thời điểm đấy, Đài phát thanh Thái Nguyên chính thức được công nhận là cơ quan báo chí hoạt động độc lập dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy – HDND – UBND tỉnh Thái Nguyên

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Đài phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên đã có những chuyển biến toàn diện, thực sự là tiếng nói của Đảng bộ chính quyền và là diễn đàn của nhân dân Từng bước đi của mình, đài luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy – HDND –UBND tỉnh, hai Đài quốc gia, các ban ngành từ trung ương đến địa phương và sự ủng hộ của khan tính giả các dân tộc

Là một trong những sinh viên học tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Qua hai tháng thực tập tại Đài phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên chúng em đã được them nhiều kiến thức bổ ích Trong phần báo cáo thực tập Tốt Nghiệp này, em xin được trình bày về phần KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT

Do khả năng của sinh viên chúng em còn có hạn nên báo cáo có những phần sai sót, mong được sự đóng góp ý kiến từ các cô chú, anh chị làm việc tại phòng kỹ thuẩt, và các thầy cô giáo trong bộ môn Điện Tử Viễn Thông

Em xin chân thành cảm ơn !

Thái nguyên, ngày tháng năm

Sinh viên thực hiện

Trang 2

Thực tập tốt nghiệp Trang : 2

CHƯƠNG I:

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÀI PHÁT THANH

VÀ TRUYỀN HÌNH THÁI NGUYÊN

1.1 Chức năng nhiệm vụ vủa Đài PT-TH Thái Nguyên

Đài phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên là cơ quan báo chí trực thuộc UBND Tỉnh Thái Nguyên thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước của cấp ủy và chính quyền địa phương, phản ánh tình hình kinh tế chính trị, xã hội góp phần giáo dục, nâng cao dân trí phục

vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng các chương trình văn hóa nghệ thuật cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng các chương trình phát thanh truyền hình

Sơ đồ 1 : Sơ đồ các phòng ban chức năng

Đài có thể hoạt động trong phạm vi và điều kiện cho phép của cấp có thẩm quyền Hiện nay đài phát thanh đã hoạt động trên cả bốn loại hình: Truyền hình, phát thanh, báo điện tử, tạp chí Truyền hình được phát sóng trên các kênh: Truyền hình cáp

Phòng

báo

điện tử

Phòng tiếng dân tộc

Phòng quản

lý tư liệu và phương tiện tác nhập

Phòng văn nghệ thể thao

Phòng phát thanh

và tổ chức

sự kiện

Phòng biên tập

Phòng phóng viên

Phòng quảng cáo

Phòng

quan hệ

quốc tế

Phòng tiếp chuyện bạn nghe đài và xem truyền hình

Trang 3

- Tổ chức và điều hành khai thác an toàn các thiết bị để thực hiện kế hoạch phát song được giao với các chỉ tiêu kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đã quy định

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kỹ thuật, tài chính theo phân cấp quản lý

- Bảo về tài sản an ninh chính trị nội bộ, trật tự an toàn cơ quan và an toàn lao động

- Tổ chức phong trào thi đua không ngừng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, phối hợp chặt chẽ các tổ chức trong đơn vị nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

1.1.2 Nhiệm vụ

- Phát song, phát thanh và truyền hình đảm bảo chỉ tiêu liên tục và các chỉ tiêu chất lượng khác theo kế hoạch lãnh đạo bao gồm: Thời gian, hệ chương trình, tần số, kênh, công suất anten, chất lượng âm thanh và hình ảnh

- Tất cả các máy phát, anten, fider, nguồn điện, máy phát điện, các thiết bị dự phòng

và các thiết bị phụ trợ phục vụ phát song phải luôn ở trạng thái sẵn sang hoạt động được ngay khi yêu cầu

- Được thay thế thiết bị cho nhau trong phạm vi cho phép Tất cả các trường hợp ngoại lệ bức thiết không đảm bảo vượt quá giới hạn cho phép phải thông báo ngay

về lãnh đạo phòng kỹ thuật và công nghệ để nhanh chóng thống nhất biện pháp xử

lý thì phải chấp hành lệnh của lãnh đạo phòng toàn bộ nội dung trao đổi xử lý này phòng phải ghi âm lưu một tháng

- Lập kế hoạch đầu tư, nhiên liệu sử dụng và quản lý vật tư, nhiên liệu đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch phát song

- Lập kế hoạch tiến bộ kỹ thuật và tạo điều kiện tổ chức hoạt động học tập bồi dưỡng nghiệp vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ kỹ thuật

- Đảm bảo an toàn vật chất kỹ thuật, kho tang và toàn thể cán bộ công nhân viên trong đài phải nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ chính sách cảu đảng và nhà nước

Trang 4

Thực tập tốt nghiệp Trang : 4

- Được phép tổ chức những hoạt động kinh tế theo phân cấp của cục Thực hiện tiết kiệm mọi chi phí để nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống, chống mọi hành

vi tham ô, lãng phí, thiếu dân chủ và lạm dụng dân chủ

- Thực hiện đoàn kết tốt, nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình, toàn tâm toàn

ý phục vụ sự nghiệp phát song truyền hình

- Thành viên trong đài được tạo điều kiện đề suất và được hỗ trợ thực hiện của các sang kiến các biện pháp hợ lý hóa về mọi lĩnh vực nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn các nhiệm vụ của đài, được phản ánh hoặc đề đạt nguyện vọng cá nhân hoặc tập thể lên các cấp

1.2 Bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra, chế độ sổ sách và an toàn lao động

1.2.1 Bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa thường xuyên

- Phòng có nhiệm vụ thực hiện công việc bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa thường xuyên

- Phòng phải xây dựng lịch bảo dưỡng định kỳ các thiết bị bộ phận trong các hệ thống kỹ thuật của đài và có quy định bộ phận nào do bộ phận kỹ thuật và bộ phận nào ở tổ khai thác bảo dưỡng, các tổ có trách nhiệm bảo dưỡng các phần được phân công theo đúng lịch

- Các công việc bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa thường xuyên phải tiến hành sao cho không ảnh hưởng tới giờ phát song theo chương trình trong ngày

- Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa và thực hiện phạm quy an toàn lao động và

an toàn cho thiết bị

- Sauk hi bảo dưỡng sửa chữa các trưởng hay nhóm trưởng làm nhiệm vụ phải kiểm tra xem công việc đã thực hiện tốt chưa Sau đó bắt buộc phải cho thiết bị hoạt động và kiểm tra xem chúng hoạt động có bình thường không, nếu có biểu hiện khác thường thì phải tìm hiểu và xử lý tiếp

- Tổ kỹ thuật và tổ khai thác phải luôn rút kinh nghiệm trong công việc khai thác và bảo dưỡng để tiến tới có thể xây dựng quy định bảo dưỡng thuộc trách nhiệm của mình

1.2.2 Bảo dưỡng và sửa chữa lớn

- Trường hợp thiết bị và máy móc của đài cần phải sửa chữa và bảo dưỡng lớn giám đốc đài phải lập kế hoạch và trình lên cấp lãnh đạo có thẩm quyền duyệt và đưa vào kế hoạch sửa chữa lớn hàng năm của cấp có thẩm quyền

- Khi kế hoạch sửa chửa và bảo dưỡng lớn được duyệt, lãnh đạo và các cấp có thẩm quyền giao quyết định công việc cho đài hay đơn vị khác trong cấp có thẩm quyền thực hiện

Trang 5

Thực tập tốt nghiệp Trang : 5

- Đơn vị trình duyệt sửa chữa và bảo dưỡng đài phải gửi phương án kỹ thuật dự trù vật tư, nhiên liệu, tài chính, nhân lực và thời gian cho công việc sửa chữa và bảo dưỡng lớn Trong phương án kỹ thuật phải đưa ra được tình trạng hỏng hóc và xuống cấp của thiết bị có minh họa số liệu cụ thể…

- Sauk hi công việc được hoàn thành phải tổ chức nghiệm thu công trình, công trình chỉ được đưa vào khai thác chính thức khi đã nghiệm thu

1.2.3 Đo và kiểm tra hằng ngày

Giám đốc đài quy định thời điểm đo và kiểm tra đo hằng ngày, ca thực hiện công việc đo theo đúng thời gian quy định và ghi kết quả vào sổ

- Nhiệt độ và độ ẩm trong phòng máy

- Mức tín hiệu âm tần và thị tần ở đầu vào hệ thống

- Điện áp, tần số điện lưới và công suất tiêu thụ trong ngày…

- Công suất phát

- Tần số phát

- Chế độ làm việc của các tổng theo đồng hồ chỉ thị trên mặt máy

1.2.4 Đo và kiểm tra hang tháng

- Tiến hành kiểm tra một lần trong một tháng, nội dung công việc đo và kiểm tra hang tháng gồm các công việc sau:

- Đo và kiểm tra tất cả máy phát đang hoạt động trong các hệ thống kỹ thuật ở các đài Đối với máy phát hình căn cứ vào các chỉ tiêu trong thuyết minh trên mặt máy

để kiểm tra

1.2.5 Đo và kiểm tra hang năm

- Tiến hành đo và kiểm tra hai lần trong năm ( theo mùa ) nội dung đo và kiểm tra hàng năm gồm các công việc sau:

- Kiểm định các thiết bị đo đang được khai thác ở các đài

- Đo và kiểm tra tất cả các máy phát đang hoạt động ở trong tất cả các hệ thống kỹ thuật ở các đài Đo và kiểm tra hệ số sóng chạy và song dừng

- Thống kê tất cả các kết quả đo định kỳ các tháng trong năm

- Ngoài các điều trên còn tùy theo yêu cầu cụ thể của từng năm mà có bổ xung

1.2.6 Chế độ sổ sách

Phải có đầy đủ các loại sổ sách phục vụ công tác phát sóng:

- Thuyết minh sơ đồ, lý lịch các thiết bị toàn đài Trong đó phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu kỹ thuật những sửa đổi trong máy và tình trạng của máy khi sửa đổi

- Sổ ghi chép kế hoạch công tác cảu tổ

Trang 6

- Sổ ghi sự biến động tài liệu vật tư…

- Sổ theo dõi tiêu thụ điện năng hang tháng của toàn đài

1.2.7 An toàn lao động

- Mọi người làm việc phải được huấn luyện về an toàn lao động, trong công việc phải tuân thủ những điều đã nêu trong quy phạm và an toàn lao động nhằm đảm bảo an toàn cho người và thiết bị

- Người chỉ huy vận hành và sửa chữa thiết bị chịu trách nhiệm về an toàn lao động cho người và thiết bị trong suốt quá trình vận hành và sửa chữa

- Phụ trách đài căn cứ người theo dõi về an toàn lao động nói chung Người được phân công cần theo dõi đôn đốc, nhắc nhở mọi người thực hiện nghiêm chỉnh quy định an toàn

- Có đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy nổ: Bìn CO2, các loại bình cho trạm biến thế điện

- Cán bộ kỹ thuật đều được tập huấn kỹ thuật chữa cháy và nắm vững nội quy phòng cháy, hàng năm có thực tập ứng phó tốt với từng tình huống

1.2.8 Khen thưởng, kỷ luật

- Những người chấp hành tốt hoặc giúp đỡ các cộng sự thực hiện tốt các điều nêu trên trong “Quy chế quản lý – khai thác đài PT – TH” đều được xét khen thưởng trong dịp bình bầu thi đua cuối năm và được xét thi tay nghề nâng bặc và trong những trường hợp đặc biệt

- Những người vi phạm “Quy chế” tùy theo mức độ nặng hay nhẹ để có hình thức

kỷ luật thích đáng: phê bình, cảnh cáo, đình chỉ công tác hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

1.2.9 Nội quy phòng máy

Mỗi cán bộ, kỹ thuật viên của dài PT – TH Thái Nguyên có trách nhiệm thực hiện các quy định sau đây:

- Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật được trang bị

- Người trực ca phải đến sớm trước giờ phát song 20 phút để giao nhận ca và làm công tác chuẩn bị

- Trước khi vận hành máy phải:

+ Kiểm tra sổ nhật ký

+ Kiểm tra nguồn điện vào máy

Trang 7

Thực tập tốt nghiệp Trang : 7

+ Xem xét các chế độ làm việc của máy thông qua các đồng hồ kiểm tra

+ Thường xuyên làm vệ sinh phòng máy và các phương tiện, các thiết bị được trang bị

- Người trực ca theo dõi thường xuyên các chế độ làm việc của máy, không làm việc riêng, tuyệt đối không được tự ý bỏ máy đi xa

- Ghi chép đầy đủ công việc và hiện tượng vào sổ nhật ký để tiện lợi cho công tác kiểm tra và bàn giao ca trực

- Khi có sự cố xáy ra phức tạp quá mức khả năng giải quyết thì phải ngừng hoạt động, tiến hành lập biên bản sơ bộ đánh giá nguyên nhân sự cố và báo cáo với người có trách nhiệm để tìm biện pháp xử lý

- Khi đang vận hành máy không cho người lạ, trẻ em… không có nhiệm vụ không vào phòng máy

- Tuyệt đối không được mang các loại băng hình không nằm trong chương trình tuyên truyền của đài truyền hình vào phòng máy để xem hoặc phát băng khi chưa

có ý kiến của lãnh đạo

- Không tự ý sao lưu, ghi lại chương trình truyền hình dưới mọi hình thức

- Khi hết ca trực phải kiểm tra lại toàn bộ phòng máy, cắt nguồn điện để đảm bảo an toàn cho các thiết bị

Trang 8

Thực tập tốt nghiệp Trang : 8

CHƯƠNG 2 : LÝ THUYẾT CHUNG VỀ VÔ TUYẾN TRUYỀN HÌNH

2.1 Khái niệm chung

2.1.1 Phát thanh

Quá trình diễn biến của kỹ thuật phát thanh được minh họa như sơ đồ hình 1.2 Trong đó tín hiệu âm thanh như tiếng nói, âm nhạc… ở dạng cơ học (được biểu thị bằng áp suất P(N) được thiết bị micro biến đổi thành dạng tín hiệu điện liên tục biên đổi theo cường độ và âm sắc của âm thanh Tín hiệu điệnt hanh này được gia công ở phòng trung tâm kỹ thuật để đủ chỉ tiêu kỹ thuật rồi chuyển qua khâu truyền dẫn tín hiệu (đường cáp hoặc Viba) đưa tới máy phát thanh Tại máy phát thanh sóng mang (cao tần RF) sẽ được tín hiệu tiếng (sau khi khuếch đại đủ mức công suất) điều chế biên độ (AM) hoặc theo tần số (FM) rồi qua Anten phát lên không trung thành sóng điện cao tần

Hình 1 : Sự hình thành tín hiệu sóng mang

Ở máy thu thanh, quá trình diễn biến ngược lại Máy thu bắt sóng cao tần khuếch đại, đổi tần, tách sóng để có tín hiệu tiếng rồi khuếch đại âm tần, đưa ra loa (tức là quá trình biến đổi tín hiệu điện sang dạng áp suất cơ học)

Hình 2 : Quá trình thu, phát tín hiệu phát thanh

2.1.2 Vô tuyến truyền hình

Vô tuyến truyền hình là truyền hình là truyền hình ảnh và tiếng nói đến với người xem Quá trình gia công phát tiếng như ở phát thanh Quá trình gia công tín hiệu hình ảnh ở phần phát và thu được mình họa ở hình 1.3

Trung tâm kỹ thuật

Truyền dẫn Máy phát

thanh

Các mạch máy thu thanh Micro

Anten 2 Anten 1

Trang 9

Thực tập tốt nghiệp Trang : 9

Đèn chiếu

Mạch ghép

Lọc hài PHTK

KĐCS CTần

1

Hình 3: Quá trình phát hình

Tín hiệu hình được đưa tới trung tâm gia công để đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và qua truyền dẫn đưa tới máy phát hình để điều chế, qua các mạch khuếch đại cao tần, rồi qua fido tới Anten phát vào không trung dưới dạng các sóng mang cao tần

Phía máy thu hình, diễn biến ngược lại: Anten thu thập sóng của đài phát rồi khuếch đại, đổi tần, tách sóng để phục hổi lại tín hiệu hình Sau khi khuếch đại đủ mức điện áp đỉnh, tín hiệu được đưa tới đèn hình Đèn hình sẽ biến đổi tín hiệu thành hình ảnh quang tương ứng Giữa phía phát và phía thu có tín hiệu đồng bộ cho các mạch quét của phía phát và phía thu

Truyền hình giống phát thanh về phương thức, tức là đều biến đổi âm tần (âm tần

hình, âm tần tiếng) từ dạng cơ học, hình ảnh (quang) thành tín hiệu điện rồi điều chế

sóng mang thành cao tần rồi phát lên không trung bằng máy phát Phần thu diễn ra ngược lại, biến đổi tín hiệu điện thành âm thanh (cơ) và hình (quang)

Sóng truyền hình khác với phát thanh:

- Tín hiệu truyền hình không liên tục, dải tần rộng 6MHz

- Tín hiệu âm thanh liên tục, dải tần âm thanh vô tuyến 20Hz đến 20Khz

Vậy vô tuyến truyền hình là ngành kỹ thuật vô tuyến, bằng việc áp dụng kỹ thuật điện tử, tin học truyền hình ảnh, tiếng nói đồng bộ đến người xem, truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng có tính thuyết phục cao

2.2 Nguyên lý chung về vô tuyến truyền hình

Máy phát thanh

Các mạch máy thu thanh

Anten 2 Anten 1

Gia công tín hiệu

KĐTT (AM)

Nhân tần

2

3

camera

Trang 10

Nhân tần

7

Trong đó: ĐCTT (AM): khối điều chế trung tần hình, điều chế biên độ

ĐCTT (FM): khối điều chế trung tần tiếng, điều chế tần số

PHTK: mạch phối hợp trở kháng

Để truyền hình đi xa, trung tâm truyền hình biến những tín hiệu quang của những hình ảnh động thành những tín hiệu điện (gọi tắt là tín hiệu hình ảnh – video), rồi đưa những tín hiệu này cùng với tín hiệu âm thanh đến máy phát để điều chế bằng sóng cao tần cực ngắn (gọi là sóng mang)

Tập hợp những tín hiệu này (gọi chung là tín hiệu truyền hình) được bức xạ dưới dạng sóng điện từ qua không gian hoặc truyền bằng cáp đến máy thu

Mỗi hình ảnh được camera ở trung tâm truyền hình phân tích thành khoảng 520.000 phần tử rất nhỏ (gọi là điểm ảnh) mà dưới góc nhìn 1 phút (1/60 độ) hay 1/3438 Radian thì mắt ta không phân biệt được và có cảm giác chúng liền nhau Các điểm ảnh mang thông tin về độ chói và màu sắc của vật Sau đó, camera biến đổi độ sáng của từng điểm ảnh thành tín hiệu điện có biên độ điện áp tỉ lệ với độ sáng đó (nhờ

bộ biến đổi quang – điện) Đó là quá trình phân tích ảnh ở đài phát

Ở máy thu diễn ra quá trình ngược lại Đó là quá trình khôi phục hay tổng hợp ảnh, biến đổi tín hiệu điện nhận được thành tín hiệu quang, hiện hình ảnh trên màn hình, nhờ bộ biến đổi điện – quang, còn gọi là ống thu hình CRT hoặc màn hình tinh thể lỏng LCD

Để chùm tia điện tử của ống thu hình do các tín hiệu hình khống chế không chỉ phóng vào một điểm trên màn hình, một hệ thống mạch điện được bố trí để lái chúng

từ trái sang phải (gọi là quét ngang hay quét dòng) và lái chúng từ trên xuống dưới (gọi là quét dọc, quét mành hay quét mặt)

Để việc quét ở tất cả các máy thu đồng bộ so với ở đài phát, ngoài tín hiệu hình ảnh, đài truyền hình còn phát thêm những tín hiệu điều khiển việc quét ở mỗi dòng, mỗi mành cho đúng (gọi là tín hiệu đồng bộ dòng và mành); đồng thời cũng phát

Trang 11

Thực tập tốt nghiệp Trang : 11

những tín hiệu xoá dấu để tắt các tia quét ngược ở máy thu không làm lộ ra những vệt trắng trên màn hình; gọi là những xung xoá hồi ngang (xung tắt dòng) và hồi dọc (xung tắt mành)

2.3 Tiêu chuẩn truyền hình

Trên thế giới có nhiều chuẩn truyền hình, trong đó có 3 chuẩn chính và đã trở thành phổ biến là FCC, CCIR và OIRT

STT Thông số các tiêu chuẩn FCC CCIR OIRT

1 Số dòng quét trong mỗi hình 525 625 625

5 Tần số quét ngang (quét dòng) 15.750Hz 15.625Hz 15.625Hz

6 Chu kỳ quét ngang (quét dòng) 63,5 s 64 s 64 s

7 Tần số quét dọc (quét mành) 60Hz 50Hz 50Hz

8 Chu kỳ quét dọc (quét mành) 16,7ms 20ms 20ms

9 Phương pháp điều chế tín hiệu

100%

(752,5)%

(12,52,5)

% (702,5)%

100%

(752,5)% (12,52,5)

% (702,5)%

11 Phương pháp điều chế tín hiệu

Trang 12

Thực tập tốt nghiệp Trang : 12

Bảng 1: Các thông số quan trọng của 3 tiêu chuẩn truyền hình

1 FCC (Federal Communication Commission): Uỷ hội Thông tin Liên bang; được

áp dụng đầu tiên ở các nước Mỹ, Canada, Cuba

2 CCIR: (Comité Consultatif International de Radio et Television): Uỷ ban tư vấn

Vô tuyến Điện Quốc tế; được áp dụng đầu tiên ở các nước Đức, Hà Lan, Nam Tư

3 OIRT: (Organisation International Radio and Television): Tổ chức Phát thanh

và Phát hình Quốc tế được áp dụng đầu tiên ở phần lớn các nước XHCN (cũ)…

Ta lấy chuẩn truyền hình trắng đen OIRT (chuẩn để xây dựng hệ màu PAL D/K ở Việt Nam) để phân tích một số thông số đặc trưng cơ bản của truyền hình

2.3.1 Số dòng quét mỗi hình là 625

Chất lượng hình phụ thuộc vào độ phân giải Số dòng quét càng nhiều, chất lượng hình ảnh càng đẹp Do đó, việc chọn số dòng quét mỗi hình phải đủ lớn để đảm bảo sao cho khi mắt người cách màn hình một khoảng bằng 6 chiều cao của hình thì góc tạo bởi mắt người đến 2 dòng liên tiếp trên màn hình phải nhỏ hơn 1 phút (1/60 độ) Có như vậy, mắt ta mới không phân biệt được ranh giới giữa 2 dòng và hình nhìn thấy sẽ mịn, không bị sứa ngang

Từ đó xác định được số dòng quét tương ứng với các chuẩn FCC, CCIR và OIRT lần lượt là 525, 625 và 625

2.3.2 Số hình trong 1s là 25

Người ta chọn số hình trong 1s lớn hơn số hình tương ứng với thời gian lưu ảnh của mắt thì hình sẽ hiện ra liên tục, không gây cảm giác bị gián đoạn Số hình càng lớn thì càng có cảm giác liên tục Mắt có thời gian lưu ảnh từ 1/25s – 1/8s Do đó nếu chọn

số hình trong 1s lớn hơn hoặc bằng 25 hình thì đạt yêu cầu Ngoài ra, cần phải chọn số hình là ước số của tần số mạng điện xoay chiều để tránh hiện tượng hình bị rung, lắc hoặc có vết đen trôi trên màn hình khi bộ lọc nguồn không bảo đảm chất lượng Tổng hợp các điều kiện trên, các chuẩn truyền hình FCC, CCIR và OIRT chọn số hình trong 1s lần lượt là 30, 25 và 25.(tương ứng với tần số mạng điện xoay chiều lần lượt 60Hz, 50Hz và 50Hz

60 / 1

Trang 13

Thực tập tốt nghiệp Trang : 13

(Ví dụ: khảo sát tần số chớp tắt f của một bóng đèn, nếu f>25Hz (25lần trong 1s) thì do khả năng lưu ảnh nên mắt người có cảm giác đèn luôn sáng)

2.3.3 Các dòng trong một mành được quét xen kẽ

Để khắc phục hiện tượng nhấp nháy do cách quét 25 hình (hoặc 30 hình) trong 1s, người ta sử dụng cách quét xen kẽ; lần lượt quét mành lẽ theo thứ tự 1,3,5,7 rồi quét mành chẵn theo thứ tự 2,4,6,8 Như thế, trong một mành chẵn hay một mành lẽ, mỗi dòng chớp sáng (xuất hiện) 25 lần, nhưng 2 dòng kề nhau thuộc 2 mành khác nhau thì xuất hiện 50 lần trong 1s Nhưng vì khoảng cách giữa 2 dòng rất bé nên mắt không phát hiện được Kết quả là ta có cảm giác số hình xuất hiện trong 1s tăng gấp đôi, khắc phục được hiện tượng nhấp nháy của hình ảnh trên màn hình

Hình 5 : Cách quét xen kẽ trong kỹ thuật truyền hình

Trang 14

Thực tập tốt nghiệp Trang : 14

2.3.4 Tần số quét ngang (quét dòng) là 15.625Hz

Với 625 dòng trong 1 hình và quét xen kẽ 25 hình trong 1s thì số dòng quét mà mạch quét ngang quét được trong 1s là: 625 dòng/hình x 25 hình/s = 15.625 dòng/s

Do đó tần số quét ngang fH= fd =15.625Hz Và chu kỳ quét ngang TH= Td =64us

2.3.5 Tần số quét dọc (quét mành) là 50Hz

Với cách quét xen kẽ, chu kỳ (thời gian) quét mỗi hình, kể cả quét ngược là TH=1/50 = 20ms (hoặc 1/60=16,7ms chuẩn FCC) Vậy tần số quét mành là fV=50Hz

(hoặc 60Hz chuẩn FCC)

2.3.6 Tín hiệu hình được điều chế biên độ âm (để chống nhiễu biên độ)

- Điểm trắng nhất của hình tương ứng với biên độ điện áp thấp nhất

- Tín hiệu hình chiếm từ 10% - 71% biên độ tín hiệu Video

Quét ngược Quét thuận

Xug xoá ngang

Trang 15

Thực tập tốt nghiệp Trang : 15

- Tín hiệu đồng bộ chiếm từ 75% - 100% biên độ tín hiệu Video

- Tín hiệu xoá tia quét ngược ở mức 75% biên độ tín hiệu Video

2.3.7 Độ rộng dải tần chung của tín hiệu hình và tiếng là 8MHz

Trong phổ tần của tín hiệu truyền hình, thực ra dải biên dưới của sóng mang hình

đã bị đài phát lọc đi một phần lớn để tiết kiệm dải tần vì 2 biên tần mang thông tin tín hiệu như nhau Dải biên còn lại là dải biên trên gọi là dải biên cụt (Nyquist)

2.3.8 Tín hiệu tiếng (âm thanh) được điều chế theo tần số

Nhờ điều tần nên âm thanh nghe trung thực hơn; ngoài ra trong máy thu hình kiểu đổi tần tín hiệu trung tần hình và tiếng dễ đi chung với nhau ít nhất cho đến tầng tách sóng hình Nhờ vậy, tín hiệu tiếng không bị suy giảm hoặc bị méo khi tần số ở tầng đổi tần bị xê dịch Ngoài ra nó còn giảm được hiện tượng tiếng lẫn vào hình

2.3.9 Khoảng cách giữa sóng mang hình và sóng mang tiếng là 6,5MHz

 Tần số sóng mang cao tần tiếng lớn hơn sóng mang cao tần hình fRF/S>fRF/VID

Hệ thống truyền hình chỉ có thể khôi phục lại được hình ảnh với các chi tiết có kích thước xấp xĩ phần tử ảnh - được xác định bằng ô vuông mà mỗi cạnh bằng chiều rộng của một dòng quét

6,5MHz 8MHz

fRF/VID fRF/S

f

Biên tần trên của tín hình

Biên tần dưới của tín

hiệu hình

AV

Hình 8 : Đặc tính biên tần của tín hiệu cao tần hình

Trang 16

Thực tập tốt nghiệp Trang : 16

Tần số cao nhất của phổ tín hiệu hình phụ thuộc vào số dòng quét Để đạt được

độ rõ nét của ảnh càng cao thì số dòng quét càng lớn, kích thước phần tử ảnh càng nhỏ Lúc đó độ rộng của dải tần hình càng tăng Sử dụng phương pháp quét xen kẽ sẽ giảm được dải tần này

Ví dụ: Nếu quét liên tục 625 dòng với tỉ lệ khuôn hình 4:3 và số hình trong 1s là

25, (theo chuẩn CCIR va OIRT) thì:

- Số phần tử của ảnh trong 1 dòng: 625 x 4/3 = 833 phần tử

- Số phần tử của ảnh trong 1 hình: 625 x 833 = 520.625 phần tử

- Số phần tử của ảnh trong 1s (25 hình): 520.625 x 25 = 13 triệu phần tử

Giả sử rằng hai phần tử ảnh gần nhau có mức tín hiệu lần lượt là đen và trắng (màn hình có dạng màu xám), thì khi đó tín hiệu hình là 13 triệu xung điện áp tăng giảm liên tục trong 1s, và tương ứng với dạng điện áp gần sin có tần số 6,5MHz Như vậy tần số cao nhất của tín hiệu hình là 6,5MHz

Phổ của tín hiệu hình được minh hoạ trên hình 1.7 Đó là phổ gián đoạn gồm các hài của tần số quét dọc và các nhóm phổ quanh hài của tần số quét ngang, trong đó hài có bậc càng cao thì biên độ càng bé

Đặc điểm là giữa các nhóm phổ hài tần số quét ngang tồn tại các khoảng trống

Có thể lợi dụng những khoảng trống này để truyền những tín hiệu khác Trường hợp 2 tín hiệu có cấu trúc phổ như nhau, nếu bố trí các nhóm phổ của tín hiệu thứ hai nằm vào các khoảng trống giữa các nhóm phổ của tín hiệu thứ nhất, thì có thể truyền cả 2 tín hiệu

ấy trên một kênh thông tin, sau đó có thể tách chúng ra được

Tính chất này được ứng dụng trong kỹ thuật truyền hình màu Phổ của tín hiệu màu được sắp đặt vào các khoảng trống của phổ tín hiệu chói Trong các hệ thống tín hiệu truyền hình đo lường cũng lợi dụng các khoảng trống này để truyền các tín hiệu

Trang 18

Thực tập tốt nghiệp Trang : 18

tách lấy âm thanh và hình ảnh (A, V) riêng Sau đó được đưa vào bộ chuyển mạch 1 (CM1) Bộ CM1 sẽ lựa chọn tín hiệu đường ra để đưa tới hai server phát sóng ( server

1 và server 2), hai server này hoạt động song song với nhau

Tín hiệu từ trung tâm sản xuất chương trình được lưu trữ tại server lưu trữ (server LT) Hai server 1 và server 2 sẽ truy cập trực tiếp vào server LT để lấy chương trình lập List phát sóng Mặt khác hai server 1 và server 2 cũng có thể trao đổi trực tiếp chương trình cho nhau

Tín hiệu ra từ hai server phát sóng sẽ được đưa tới bộ chuyển mạch 2 (CM 2) để lựa chọn tín hiệu ra, tín hiệu ra từ CM2 được đưa qua hai bộ Mixer tiếng và MSTC

- Mixer tiếng : Bộ hiệu chỉnh âm thanh

Ví dụ như: Máy phát quang chính bị hỏng hay phải bảo dưỡng thì máy phát dự phòng sẽ hoạt động đảm bảo thông tin không bị gián đoạn

Tín hiệu quang sẽ được thu về nhờ bộ thu quang và được biến đổi từ quang sang điện thông qua mạch chuyển mạch để lựa chọn tín hiệu Chuyển mạch có thể chọn một trong hai bộ thu quang nếu cái còn lại bị hỏng hay bảo dưỡng Sau đó tín hiệu được đưa tới các bộ chia để chia thành các tín hiệu A,V giống nhau tới các máy phát

Tín hiệu ra từ bộ chia sẽ được đưa tới hai máy phát sóng kênh TN1( K7) của Đài PT-TH Thái Nguyên Hai máy này cũng được đưa tới bảng 3 cửa để lưạ chọn một trong hai máy phát trên ( khi có sự cố thì sẽ chọn máy dự phòng ) Sau đó tín hiệu được đưa ra angten rồi bức xạ ra không gian tự do ở băng tần 183,25 Mhz ÷ 189,75Mhz

Trang 20

Thực tập tốt nghiệp Trang : 20

3.3.2 Nguyên lý làm việc

Tín hiệu thu từ vệ tinh là các tín hiệu khác nhau như: tín hiệu từ các đài khác nhau, tín hiệu từ các đài truyền hình trực tiếp…được đưa vào đầu thu khác nhau để tách lấy âm thanh và hình ảnh (A, V) riêng Sau đó được đưa vào bộ chuyển mạch 1 (CM1) Bộ CM1 sẽ lựa chọn tín hiệu đường ra để đưa tới hai server phát sóng ( server

1 và server 2), hai server này hoạt động song song với nhau

Tín hiệu từ trung tâm sản xuất chương trình được lưu trữ tại server lưu trữ (server LT) Hai server 1 và server 2 sẽ truy cập trực tiếp vào server LT để lấy chương trình lập List phát sóng Mặt khác hai server 1 và server 2 cũng có thể trao đổi trực tiếp chương trình cho nhau

Tín hiệu ra từ hai server phát sóng sẽ được đưa tới bộ chuyển mạch 2 (CM 2) để lựa chọn tín hiệu ra, tín hiệu ra từ CM2 được đưa qua hai bộ Mixer tiếng và MSTC

- Mixer tiếng: Bộ hiệu chỉnh âm thanh

Ví dụ như: Máy phát quang chính bị hỏng hay phải bảo dưỡng thì máy phát dự phòng sẽ hoạt động đảm bảo thông tin không bị gián đoạn

Tín hiệu quang sẽ được thu về nhờ bộ thu quang và được biến đổi từ quang sang điện thông qua mạch chuyển mạch để lựa chọn tín hiệu Chuyển mạch có thể chọn một trong hai bộ thu quang nếu cái còn lại bị hỏng hay bảo dưỡng Sau đó tín hiệu được đưa tới bộ chia và từ bộ chia này sẽ tới hai máy phát sóng kênh TN2 ( kênh

32 )

Một tín hiệu ra từ bộ chia TN1 sẽ qua bộ mã hóa PBI ( biến đổi tín hiệu từ tương tự sang số ) Tín hiệu số qua bộ DM 3200 để ghép với tín hiệu thu từ một đầu thu rồi tới máy phát số ( đây là máy phát hình chuyển tiếp các chương trình của VTC trên hai kênh 29, 30 trong đó có ghep thêm một chương trình của đài Thái Nguyên)

Tín hiệu từ máy phát số và máy phát kênh 32 của đài được đưa qua bộ ghép để ghép hai tín hiệu không ảnh hưởng lẫn nhau, rồi đưa ra cùng một anten phát để bức xạ

ra ngoài không gian tự do ở băng tần 559,25 Mhz ÷ 567,75 Mhz

Trang 21

Tín hiệu từ bộ BM được đưa tới hai bộ phát quang, thực hiện quá trình biến đổi tín hiệu từ quang sang điện Tín hiệu sau khi qua chuyển mạch để chọn tín hiệu ra sẽ được đưa tới bộ chia tín hiệu tới hai máy phát thanh FM

Tín hiệu từ máy phát thanh sẽ đưa tới anten và bức xạ ra ngoài không gian tự do với tần số là 106,5 Mhz

Trang 22

Thực tập tốt nghiệp Trang : 22

CHƯƠNG 4 : MÁY PHÁT HÌNH HARRIS 10KW

4.1 Vai trò của máy phát hình

Hệ thống truyền hình mặt đất là hệ thống các trạm phát đặt dưới mặt đất, dùng để phát hình cho các máy thu hình gia đình

Máy phát hình làm nhiệm vụ phát, quảng bá các chương trình truyền hình như VTV tới các máy thu hình của người xem ở dạng sóng điện từ cao tần

Tín hiệu cung cấp cho máy phát hình: Có thể lấy trực tiếp từ camera mầu hoặc băng hình, hoặc có thể lấy gián tiếp tín hiệu thu được từ vệ tinh hay đường tuyến cáp ( cáp đồng trục, cáp quan) hoặc lấy từ trạm Viba

Máy phát hình VHF được sản xuất từ kênh 1 - 12 ( hệ OIRT hệ mầu - PAL)

Máy phát hình UHF từ kênh 21 đến kênh 69 ( hệ OIRT va CCIR)

4.2 Phân loại máy phát hình

4.2.1 Phân loại theo tần số

 Máy phát hình kênh VHF

 Máy phát hình kênh UHF

4.2.2 Phân loại theo hệ mầu

 Máy phát hình hệ PAL

 Máy phát hình hệ NTSC

 Máy phát hình hệ SECAM

4.2.3 Phân loại theo phần tử khuếch đại

 Máy phát hình công suất nhỏ ( công suất dưới 1KW)

 Máy phát hình công suất vừa ( từ 1KW đến 4 KW)

 Máy phát hình công suất lớn ( trên 5KW)

4.2.4 Phân loại theo cấu hình

 Máy phát hình gồm 2 phần được phát tiếng và hình riêng

 Máy phát hình và tiếng có chung chủ sóng gốc

 Máy phát hình phối hợp cao tần hình và tiếng

 Máy phát hình phối hợp và tiếng ở trung tần

Trang 23

Thực tập tốt nghiệp Trang : 23

4.3 Giới thiệu về máy phát hình HARRIS

4.3.1 Giới thiệu và thông số kỹ thuật của máy HARRIS

4.3.1.1 Giới thiệu về máy

- Tên máy : Platinum TM Analog Series (Solid – State VHF Analog Transmitter)

- Hãng sản xuất : HARRIS CORPORATION

Hình 10 : Máy phát hình Harris PlatinumTM Analog Series

PlatinumTM Analog Series là dòng thiết bị phát sóng truyền hình VHF tương tự được chấp nhận như 1 tiêu chuẩn của thế giới và dịch vụ tại hơn 50 quốc gia Chuẩn mực về độ tin cậy, yêu cầu bào trì thấp và hiệu suất tuyệt vời là một số thuộc tính quan trọng của máy

Mỗi hệ thống Platinum bao gồm một tủ điều khiển và 1 đến 6 tủ khuếch đại công suất Tủ điều khiển điều khiển hệ thống, kích thích, theo dõi, bảng điều khiển và kích thích thừ hai và trình điều khiển có 2 chế độ là tự động chuyển đổi và chuyển đổi bằng tay

Máy phát HARRIS PlatinumTM Analog Series là máy phát hình công suất lớn có

sử dụng hệ thống module

4.3.1.2 Thông số kỹ thuật

- Tên máy : Máy HARRIS PlatinumTM Analog Series

- Model : HT10LS/HS

- Visual Công suất (đỉnh diplexer ra) : 10 kW

- Công suất âm thanh (diplexer ra) : 1 kW

- Kết nối Kích thước tại Output Nội (50 ohms):

- Hình ảnh 1-5/8

- Âm thanh Loại N

Trang 24

Máy Platinum Series có độ tin cậy vượt trội với hệ thống module khuếch đại và

bộ khuếch đại được thiết kế hoạt động lâu dài và chi phí sửa chữa thấp

Sử dụng hệ thống làm mát bằng không khí với các kỹ thuật được cấp bằng sáng chế đảm bảo nhiệt độ ở ngã ba FET thấp nhất và cao nhất MTBF

Hệ thống Module không khí thay thế được cho phép để tăng cường cho hệ thống sẵn có

Hệ thống điều khiển phân tán thuận lợi cho bảo trì và mang lại độ tin cậy vượt trội

Quy định về nguồn điện tuyến tính quản lý đến dòng biến động lên đến 10% hiệu suất cứng

Chẩn đoán sự cố đơn giản, kích thích hoạt động dễ dàng thông qua một màn hình hiển thị LED dễ đọc

Có thể nâng câp từ analog sang digital

Được hỗ trợ bời nhà máy phát sóng lớn nhất, bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật 24h, các

bộ phận xung quanh đồng hồ và đào tạo 1 cách toàn diện

Trang 25

Thực tập tốt nghiệp Trang : 25

4.3.3 Sơ đồ khối máy phát hình công suất lớn

Sơ đồ 6 : Sơ đồ khối máy phát hình công suất lớn

a) Chức năng các khối:

- KĐ Cao tần hình : Gồm nhiều mạch KĐ cao tần có nhiệm vụ KĐ dao động cao

tần hình lên mức điện áp cần thiết để kích khối AM & KĐCS cao tần hình AM

& KĐ CÔNG SUẤT CAO TẦN HÌNH: Điều biến AM cực tính âm tín hiệu video vào dao động cao tần hình để tạo ra tín hiệu cao tần hình AM (fh) và KĐCS dải rộng tín hiệu này lên mức công suất hình ra danh định của máy phát hình

video

vào

Xử lý video

KĐ Video

1

KĐ Video

2

KĐ Video

3

Trung hợp

Lọc sóng hài

Dao động tiếng

Điều biến

FM

Xử lý

audio

Nhân tần tiếng

KĐ cao tần tiếng

KĐCS cao tần tiếng

Dao động hình

Nhân tần hình

KĐ cao tần hình

AM và KĐCS

CT hình

Tín hiệu Video vài trăm V pp

Dao động cao tần hình

cơ bản

Dao động cao tần hình

Anten phát

Dây truyền sóng

Trang 26

Thực tập tốt nghiệp Trang : 26

- Xử lý Audio: Khuếch đại và phối hợp trở kháng tín hiệu audio đầu vào (thường

có mức điện áp 0dBm, trở kháng 600 Ohm) kết hợp với nâng tần cao (= preemphasis) để tăng khả năng chống nhiễu trong quá trình truyền sóng FM sau này

- Dao động tiếng: Tạo ra dao động tiếng cơ bản, có tần số t f t

m

f0  1

- Điều biến FM: Điều biến FM tín hiệu audio vào dao động cao tần tiếng cơ bản

tạo ra tín hiệu cao tần tiếng cơ bản FM

- Nhân tần tiếng: Nhân tần số của tín hiệu cao tần tiếng cơ bản FM lên m lần tạo

ra tín hiệu cao tần tiếng FM (ft)

- KĐ Cao tần tiếng: KĐ tín hiệu cao tần tiếng FM lên mức điện áp cần thiết để

kích thích khối KĐCS cao tần tiếng

- KĐCS Cao tần tiếng: KĐCS tín hiệu cao tần tiếng FM lên mức công suất tiếng

ra danh định của máy phát hình

- Trung hợp (= Diplexer): Phối hợp tín hiệu cao tần hình AM (fh) tức là sóng mang hình AM và tín hiệu cao tần tiếng FM (ft) tức là sóng mang tiếng FM ở mức công suất lớn, tạo ra sóng cao tần của 1 kênh truyền hình

- Lọc sóng hài: Lọc bỏ các thành phần hài tần, các thành phần tần số phách không

mong muốn đang có lẫn trong sóng cao tần của kênh truyền hình đang phát

b) Máy phát hình công suất lớn có đặc điểm:

- Điều biến hình AM được thực hiện ở mức công suất lớn, trong khi điều biến tiếng FM vẫn được thực hiện ở mức công suất nhỏ

- Tín hiệu video dùng để điều biến AM phải có mức điện áp lớn, tuỳ thuộc vào công suất phát hình, có thể lên tới hàng trăm Vpp (nếu mạch KĐ công suất cao tần hình dùng đèn điện tử)

- Khuyết điểm chính của dạng sơ đồ khối này là các mạch KĐ video phải có độ tuyến tính cao, dải tần rộng 6 MHz, điện áp ra cuối cùng lên tới hàng trăm Vpp

và khoảng cách tần số giữa sóng mang tiếng và sóng mang hình có độ ổn định không cao

- Ưu điểm chủ yếu là đối với các mạch điện cao tần chỉ cần đảm bảo độ tuyến tính và dải tần rộng cho mạch AM & KĐCS cao tần hình cuối cùng

Trang 27

Thực tập tốt nghiệp Trang : 27

4.3.4 Sơ đồ khối máy phát hình HARRIS PLATINUM SERIES

Sơ đồ 7 : Sơ đồ khối máy phát hình ( thu gọn)

Kích thích (Exciter)

KDDCS Cao tần (RF Power Amp)

Làm mát

(Cooling Sys)

Điều khiển (Control)

Cấp nguồn (power Supply)

Dây truyền sóng

anten

Cao tần hình

Cao tần tiếng

T.h.c.t tiếng

TrungHợ

p

Trang 28

Thực tập tốt nghiệp Trang : 28

Sơ đồ 8 : Sơ đồ mặt trước máy HT EL10D

Trang 29

Thực tập tốt nghiệp Trang : 29

Sơ đồ 9 : Sơ đồ mặt máy HT EL10D

GRAY GRAY GRAY GRAY

EXCITER SELECT

SOUND 1 FORWARD SOUND 1 REFLECTED SOUND 2 FORWARD REJECT LOAD (KW)

CONTROL VSWR POWER FOLDBACK

GRAY

GRAY

VISION POWER

SOUND POWER

REMOTE LOCAL

TX OFF

TX

ON

SYSTEM CONTROL

GRAY GRAY

GRAY

GRAY

GRAY GRAY

A AIR

A+B AIR

B AIR

Trang 30

Thực tập tốt nghiệp Trang : 30

4.3.4.1 Chức năng các khối

a Khối EXCITER SELECT ( chọn lựa exciter)

- AUTO (Tự động): Khi ấn và đèn chỉ thị được chiếu sáng, mạch chuyển đổi exciter

tự động được thiết lập ở chế độ tự động; nếu có 1 sự cố của kích thích khu vực phát sóng sẽ chuyển đổi sang bộ exciter dự phòng

- MANUAL (tự chọn bằng tay): Khi ấn và đèn chỉ thì được chiếu sáng, phần chuyển

mạch tự động của chuyển đổi kích thích bị hủy bỏ

- A : Khi ấn và đèn chỉ thị được chiếu sáng, exciter (kích thích) A được chọn như là

exciter phát sóng; exciter B hiện là exciter dự phòng

- B: Khi ấn và đèn chỉ thị được chiếu sáng, exciter (kích thích) B được chọn như là

exciter phát sóng; exciter A hiện là exciter dự phòng

b Hệ thống điều khiển SYSTEM CONTROL

 TX ON( bật phát sóng): Khi ấn , kích hoạt một hoặc cả hai máy phát dưới các

trạng thái như sau:

- Các máy phát được kích hoạt phải được thiết lập để nó là chế độ SYSTEM (điều khiển hệ thống)

CONTROL Nếu hệ thống cao tần được thiết lập để A+B AIR (phát đi) hoặc A+B LOAD (tải), cả hai máy phát sẽ khởi động Đèn chỉ thị sẽ sang nếu ít nhất 1 máy phát hoạt động

- Nếu hệ thống cao tần được thiết lập để chế độ A AIR (phát đi), máy phát A sẽ được kích hoạt bởi lệnh SYSTEM CONTROL-TX ON Đèn chỉ thị sẽ chỉ sáng đèn báo TRASMITTER ON của transmitter A chiếu sáng

 TX OFF ( tắt phát sóng):Khi ấn, tắt một hoặc cả hai máy phát dưới trạng thái như

sau: máy phát được tắt sẽ phải được thiết lập để nó ở chế độ CONTROL-SYSTEM (điều khiển hệ thống)

 LOCAL (khu vực): Khi ấn và đèn chỉ thị được chiếu sáng, sự điều khiển của hệ

thống điều khiển từ thiết bị đầu cuối điều khiển từ xa sẽ bị khóa Hệ thống phát sẽ chỉ đáp ứng bảng điều khiển SYSTEM CONTROL hoặc điều khiển máy phát riêng lẻ

 REMOTE (từ xa ): Khi ấn và đèn chỉ thị được chiếu sáng, điều khiển của hệ thống

điều khiển có thể xuất hiện từ bảng SYSTEM CONTROL, từ thiết bị đầu cuối điều khiển hệ thống từ xa, hoặc từ điều khiển máy phát riêng lẻ

Trang 31

Thực tập tốt nghiệp Trang : 31

c) Chế độ điều khiển Mode control

 A + B AIR (A+B phát): Khi ấn chuyển mạch đồng trục trong hệ thống đầu ra cao

tần được điều khiển để chuyển về vị trí thích hợp của 2 máy phát tới ăng ten Đèn sẽ được chiếu sáng khi các thiết bị chuyển mạch ở các vị trí thích hợp

Nếu trạng thái hệ thống điều khiển là TX ON, cả hai máy phát sẽ là hoạt động khi thiết bị chuyển mạch ở vị trí thích hợp

 A AIR (A phát): Khi ấn, chuyển mạch đồng trục công suất cao trong hệ thống cao tần

được điều khiển để chuyển công suất của máy phát A tới an ten và công suất của máy phát

B tới tải kiểm tra đèn chiếu sáng cho thấy rằng chuyển mạch đồng trục đã hoàn thành, nó

di chuyển và dừng lại ở vị trí thích hợp

Nếu phím bấm SYSTEM CONTROL TX ON đã được ấn từ trước, ấn xuống phím A AIR sẽ khởi động máy phát A và tắt máy phát B

 B AIR (B phát): Khi ấn, chuyển mạch đồng trục công suất cao trong hệ thống cao tần

được điều khiển để chuyển công suất của máy phát B tới an ten và công suất của máy phát

A tới tải kiểm tra Đèn chiếu sáng cho thấy rằng chuyển mạch đồng trục đã hoàn thành, nó

di chuyển và dừng lại ở vị trí thích hợp

Nếu phím bấm SYSTEM CONTROL TX ON đã được ấn từ trước, ấn xuống phím B AIR sẽ khởi động máy phát B và tắt máy phát A

 A+B LOAD (A+B tải): Khi ấn chuyển mạch đồng trục trong hệ thống đầu ra cao

tần của 2 máy phát được chuyển tới tải kiểm tra Đèn sẽ được chiếu sáng khi các thiết

bị chuyển mạch ở các vị trí thích hợp

Nếu trạng thái hệ thống điều khiển là TX ON, cả hai máy phát sẽ được hoạt động khi thiết bị chuyển mạch ở vị trí thích hợp

d) Bộ chuyển mạch phát ( TX SWITCHER)

 TX READY indicator (Đèn báo máy sẵn sàng phát): Khi được chiếu sáng, cho

thấy mức công suất hình và tiếng từ mỗi máy phát lớn hơn mức công suất chuyển mạch tự động thiết lập

 AUTO ( tự động):Khi ấn và đèn chỉ thị được chiếu sáng, mạch chuyển đổi tự động

được thiết lập tới chế độ tự động; Khi có sự cố của 1 máy phát chuyển mạch sẽ tự động tới máy phát khác Máy phát bị sự cố sẽ được chuyển tới tải kiểm tra và tắt chuyển mạch

Trang 32

Thực tập tốt nghiệp Trang : 32

Chế độ AUTO có thể chỉ được gắn vào dưới các trạng thái như sau:

 Hệ thống cao tần ở chế độ A+B AIR

 Cả hai mức công suất hình và tiếng của cả hai máy phát vượt quá mức ngắt như

là được báo bởi đèn TX READY được bật sáng

 Điều khiển cho cả hai máy phát chính và dự phòng được thiết lập tới chế độ SYSTEM

 MANUAL ( bằng tay): Khi ấn và đèn chỉ thì được chiếu sáng, phần chuyển mạch

tự động của chuyển đổi kích thích bị hủy bỏ Sau đây sẽ là nguyên nhân bộ chuyển

mạch phát chuyển sang chế độ MANUAL:

Một chuyển mạch tự động từ chế độ A+B AIR

Một chuyển mạch bằng tay từ chế độ A+B AIR

 Máy phát A hoặc B cố tắt ở bảng điều khiển máy phát riêng lẻ

Hoặc máy phát A hoặc B thiết lập điều khiển từ chế độ SYSTEM tới chế độ LOCAL

e) Sự cố (đèn báo đỏ)

 TRANSMITTER A (máy phát A): Khi được chiếu sáng, cho thấy 1 hoặc cả 2 điều

sau:

 Một hoặc nhiều hơn đèn báo FAUL của máy phát A được chiếu sáng

 Mức công suất đầu ra cao tần hình và tiếng máy phát A dưới mức giá trị ngưỡng chuyển mạch tự động

 EXCITER A (kích thích A): Khi được chiếu sáng, cho thấy 1 hoặc cả 2 điều sau:

 Exciter A bị lỗi bên trong

 Mức công suất đầu ra cao tần hình và tiếng exciter A dưới mức giá trị ngưỡng chuyển mạch tự động

 EXCITER B (kích thích B): Khi được chiếu sáng, cho thấy 1 hoặc cả 2 điều sau:

 Exciter B bị lỗi bên trong

 Mức công suất đầu ra cao tần hình và tiếng exciter B dưới mức giá trị ngưỡng chuyển mạch tự động

 REMOTE CONTROL ( điều khiển từ xa): Phép đo điều khiển từ xa từ vị trí điều

khiển từ xa đã bị hỏng và hệ thống điều khiển từ xa áp dụng lệnh exciter mute (kích thích câm) tới khu vực phát sóng kích thích để ngăn cản sự truyền phát xa hơn

Trang 33

Thực tập tốt nghiệp Trang : 33

 VSWR POWER FOLDBACK (công suất phản hồi): Khi được chiếu sáng, cho

thấy bộ điều chỉnh công suất phản xạ sau bộ chuyển mạch đồng trục máy phát chính

và dự phòng vượt quá mức thiết lập từ đó là nguyên nhân exciter giảm công suất phát

f) Phím bấm METER SELECT ( lựa chọn phép đo)

Ấn phím METER SELECT lên hoặc xuống lựa chọn tham số mà giá trị được

hiển thị trên máy đo hiện số Đèn chỉ thị chiếu sáng tiếp theo tham số mô tả để chỉ ra

sự lựa chọn

 VISION FORWARD (kW) (Công suất hình ra): Khi được chiếu sáng, cho thấy

mức công suất hình phát ra, ở kilowat, đang được hiển thị trên máy đo hiện số

 VISION REFLECTED (W) (công suất phản xạ hình): Khi được chiếu sáng, cho

thấy mức công suất phản xạ phát hình, ở wat, đang được hiển thị trên máy đo hiện số

 SOUND 1 FORWARD (W) (Công suất tiếng ra 1): Khi được chiếu sáng, cho

thấy mức công suất sóng mang tiếng 1, ở wat, đang được hiển thị trên máy đo hiện số

 SOUND 1 REFLECTED (W) ( phản xạ tiếng 1): Khi được chiếu sáng, cho thấy

mức công suất phản xạ phát sóng mang tiếng 1, ở wat, đang được hiển thị trên máy đo hiện số

 SOUND 2 FORWARD (W) (Công suất tiếng ra 2): Khi được chiếu sáng, cho

thấy mức công suất sóng mang tiếng 2, ở wat, đang được hiển thị trên máy đo hiện số

 SOUND 2 REFLECTED (W) ( phản xạ tiếng 2): Khi được chiếu sáng, cho thấy

mức công suất phản xạ phát sóng mang tiếng 2, ở wat, đang được hiển thị trên máy đo hiện số

g) Điều khiển công suất

 Phím bấm VISION POWER (công suất hình): Ấn phím VISION POWER lên để

tăng công suất đầu ra hình của máy phát bằng cách tăng mức công suất đầu ra kích thích phát sóng hình Ấn phím VISION POWER xuống để giảm công suất đầu ra hình của máy phát

 Phím bấm SOUND POWER (công suất tiếng): ấn phím SOUND POWER lên để

tăng công suất đầu ra tiếng của máy phát bằng cách tăng mức công suất đầu ra kích thích phát sóng tiếng Ấn phím SOUND POWER xuống để giảm công suất đầu ra tiếng của máy phát

Trang 34

Thực tập tốt nghiệp Trang : 34

CHƯƠNG 5 : BỘ KHUẾCH ĐẠI TRONG MÁY PHÁT HÌNH HARRIS

5.1 Giới thiệu chung về bộ khuếch đại trong máy phát hình HARRIS

Máy phát hình Harris sử dụng hệ thống khuếch đại RF, với việc sử dụng hệ thống khuếch đại với các module làm việc an toàn, hiệu quả tạo nên những đặc tính, ưu điểm cho máy phát hình HARRIS: ổn định, hiệu quả,

Bộ khuếch đại nằm ở vị trí sau bộ kích thích Exciter, bộ khuếch đại có chức năng chủ yếu đó là khuếch đại các tín hiệu tiếng, hình,… để tạo nên các tín hiệu cao tần hình, cao tần tiếng, … có biên độ, mức điện áp cần thiết để kích thích các khối khuếch đại công suất hình và tiếng tiếp theo

5.1.1 Nguyên lý làm việc của bộ khuếch đại RF

Module khuếch đại RF được cấu thành từ các board module 1/4 , mỗi board module ¼ có 4 con FET 2 cặp Transistor hoạt động theo nguyên lý Push – Pull (đầy kéo) hoạt động song song với nhau Hoạt động này nhằm mục đích đó là giảm độ méo Các module ¼ có thể được kết nối theo kiểu nối tiếp và song song khác nhau Điều này cùng với việc phân cực lớp A và AB được dùng để làm cho 3 loại module

Ngày đăng: 28/08/2017, 16:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w