Định hướng xã hội chủ nghĩa là định hướng phát triển của xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là định hướng giá trị xã hội chủ nghĩa do chủ thể cách mạng xác lập, phù hợp với xu hướng khách quan, nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thông qua những biện pháp đấu tranh toàn diện, sâu sắc để hiện thực hoá những giá trị đó tiến tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Trang 1Định hướng xã hội chủ nghĩa là định hướng phát triển của xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là định hướng giá trị xã hội chủ nghĩa do chủ thể cách mạng xác lập, phù hợp với xu hướng khách quan, nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thông qua những biện pháp đấu tranh toàn diện, sâu sắc để hiện thực hoá những giá trị đó tiến tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong các lĩnh vực đời sống xã hội Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng chủ yếu bằng nhà nước và thông qua nhà nước Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một bộ phận cốt yếu của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, thể hiện tập trung nhất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Thực trạng đời sống xã hội đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội nói chung và công cuộc đổi mới nói riêng đã có những biểu hiện chệch hướng
xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực với các mức độ khác nhau Chệch hướng xã hội chủ nghĩa là một nguy cơ, thách thức đang biểu hiện Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhân dân có sự suy thoái về chính trị - tư tưởng, đạo đức, lối sống, suy giảm niềm tin với chủ nghĩa xã hội, tiêm nhiễm quan điểm
tư sản, giá trị phương Tây, có sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, xa rời mục tiêu, lý tưởng, giá trị chủ nghĩa xã hội Đất nước phát triển đúng định hướng
xã hội chủ nghĩa hay chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở mức độ nào đó thì sau
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động quản lý của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ý nghĩa quyết định trực tiếp Do đó, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động quản lý của nhà nước
ta là nhân tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định trực tiếp để đảm bảo cho đất nước
ta phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa Định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động quản lý của nhà nước đòi hỏi phải nắm bắt được những vấn
đề sống động của đất nước về: chính trị, kinh, tế, xã hội, văn hoá… đồng thời còn phải tiếp tục có những nhận thức mới, đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội,
về định hướng xã hội chủ nghĩa trong trong những năm đầu thế kỷ XXI
Trang 2NỘI DUNG
Quản lý xã hội theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước bao gồm: lập pháp, hành pháp và tư pháp Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động quản lý của bộ máy hành pháp Dù ở phạm vi nào thì hoạt động quản lý nhà nước cũng mang tính chất chính trị và gắn với quyền lực nhà nước trên cả ba phương diện: lập pháp, hành pháp và tư pháp; đồng thời nó cũng có tính chất nghiệp vụ - kỹ thuật tổ chức và quản lý hành chính Song, dù có rất nhiều nguyên tắc quản lý khoa học đã và đang được áp dụng vào các hoạt động quản lý của nhà nước, nhất là trong quản lý hành chính hàng ngày của các cơ quan nhà nước trong 30 năm đổi mới vừa qua, thì bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy hành pháp nói riêng, bao giờ cũng phải tuân theo nguyên tắc hoạt động mang tính chất đặc thù của quyền lực chính trị
ở Việt Nam, mà hạt nhân là quyền lực của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Hiện nay, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động quản lý của nhà nước cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:
1 Tiếp tục khẳng định và đảm bảo quyền làm chủ trên thực tế của nhân dân và sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội
Với tư cách là cơ quan quyền lực trụ cột trong hệ thống chính trị, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước có vai trò sau:
Nhà nước duy trì sự tồn tại và hoạt động năng động tích cực có hiệu quả hệ thống chính trị bằng một hệ thống đặc biệt bao gồm sức mạnh chính trị, kinh tế và pháp lý được thể chế hóa theo nghành và vùng lãnh thổ
Nhà nước quản lý xã hội bằng một hệ thống pháp luật có tính bắt buộc chung cho toàn bộ lãnh thổ của đất nước
Nhà nước duy trì và sử dụng những phương pháp nhất định phù hợp với đối tượng, với mục đích và tình trạng cụ thể của quản lý, trong đó phương pháp cưỡng chế mang tính đặc trưng riêng của nhà nước trong hệ thống chính
Trang 3tri Phương pháp cưỡng chế đơn phương từ phía nhà nước được thực hiện trên
cơ sở hệ thống luật pháp, bộ máy công chức, kể cả bộ máy công an, quân đội
Nhà nước quản lý xã hội bằng hệ thống thuế nhằm vào tất các hoạt động có tính chất kinh doanh trong xã hội và bằng nguồn lực do nhà nước sở hữu Với nguồn lực to lớn và chủ yếu đó, nhà nước có thể hỗ trợ đầu tư vào những lĩnh vực trọng điểm, những khu vực ưu tiên để đảm bảo kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội vốn là một phương hướng hoạt động trọng tâm của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhưng như thế không có nghĩa là nhà nước là một thể chế chính trị tối cao của xã hội Một đặc điểm nổi bật và cơ bản của quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa là làm cho nhà nước vốn là thể chế chính trị tối cao của xã hội thành một thể chế hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là thể chế xã hội then chốt để nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân Sự thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp theo nguyên tắc tập chung dân chủ trong hoạt động tổ chức của nhà nước và cơ bản là chế độ sở hữu công cộng
tư liệu sản xuất chủ yếu bảo đảm để Đảng có thể lãnh đạo một cách thống nhất hệ thống quyền lực nhà nước, từ việc hoạch định đường lối, chính sách, xây dựng luật pháp cho đến điều phối và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại Cũng trên cơ sở đó, nhân dân mà chủ yếu là công nhân, nông dân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng có thể tham gia vào các công việc nhà nước bằng các hình thức dân chủ, đại diện hay trực tiếp, bằng các hình thức quản lý hành chính nhà nước hay các hình thức quản lý xã hội thông thường Nhân dân thực hiện quyền làm chủ bằng những hoạt động kiểm tra, giám sát và nhân dân cũng hỗ trợ cho hoạt động quản lý của nhà nước
Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân thông qua sự đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ngày nay không tách rời mà hướng vào việc xây dựng
Trang 4nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Trong nhà nước pháp quyền không chỉ nhân dân mà cảc bộ máy nhà nước, bộ máy Đảng, các tổ chức xã hội cũng đều phải tuân thủ hiến pháp, pháp luật, nếu ngược lại, thì quyền dân chủ của nhân dân bị vi phạm, Đảng khó có thể thực hiện được sự lãnh đạo của mình
và nhà nước cũng khó có thể thực hiện được chức năng quản lý của mình Không ai, không tổ chức nào đứng ngoài pháp luật, hoặc đứng trên pháp luật
Đó là một mặt của vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Mặt khác phải thấy rằng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tuy hoạt động bằng pháp luật nhưng ngoài nội dung pháp luật thì việc tuân thủ, thực hiện nghiêm túc pháp luật trong xã hội còn tùy thuộc vào nhiều nội dung khác nữa, như vị trí của các công dân trong nhà nước, việc đảm bảo thực hiện quyền dân chủ, và lợi ích hợp pháp của các công dân và các tổ chức xã hội, vị thế quốc gia trong công pháp quốc tế,… Muốn có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì phải xây dựng được pháp chế và trật tự pháp luật Bởi lẽ, pháp luật dù có hoàn thiện đến đâu cũng mới là khả năng, là tiền đề cần thiết,
là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội Có pháp luật chưa chắc đã có pháp chế Chỉ khi nào có sự tuân thủ, thực hiện đúng đắn nghiêm chỉnh pháp luật của các cá nhân và tổ chức thì xã hội mới có pháp chế và trật tự pháp luật; tức là pháp luật không thể đồng nhất với pháp chế Pháp chế thể hiện mối tương quan giữa hoạt động của các chủ thể pháp luật Nó phụ thuộc nhiều vào ý thức pháp luật, cách thức thực hiện và bảo vệ pháp luật của các chủ thể pháp luật (các cơ quan nhà nước, các tổ chức đảng, các tổ chức chính trị, kinh tế
-xã hội và các công dân, )
Pháp chế vì thế có quan hệ chặt chẽ với dân chủ, với sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ là nền tảng củng cố pháp chế Ngược lại, pháp chế là điều kiện
để bảo vệ, củng cố và phát triển dân chủ, tức là phát huy quyền làm chủ của nhân dân Càng mở rộng dân chủ, thì càng phải tăng cường pháp chế để đảm bảo trật tự, kỷ cương và công bằng xã hội Công tác tăng cường xây dựng pháp chế tuỳ thuộc cơ bản vào sự lãnh đạo của Đảng, nhất là các cấp uỷ Đảng
Trang 5từ trung ương đến địa phương, trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, tăng cường cán bộ có phẩm chất và năng lực cho lĩnh vực pháp chế, kiểm tra chặt chẽ các hoạt động thực hiện và bảo vệ pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội các công dân, nhất là cán bộ đảng viên Để xây dựng được pháp chế thì ngay từ khâu xây dựng luật cũng đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng sao cho nội dung pháp luật thể hiện đúng ý chí của nhân dân lao động,
có khả năng đảm bảo và bảo vệ chế độ chính trị - xã hội cũng như các quyền công dân của người lao động và các quyền hợp pháp của các tổ chức xã hội
Hiến pháp năm 2013 đã quy định, phải tăng cường pháp chế để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Điều này đòi hỏi phải xây dựng
và hoàn chỉnh cả ba mặt: nội dung hình thức và cơ cấu của hệ thống pháp luật Đồng thời phải tổ chức thực hiện đúng đắn, nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật của các tổ chức và công dân trong toàn xã hội Toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật và pháp chế không đi chệch ý chí của nhân dân lao động, trong đó cơ bản là ý chí của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức Ý chí đó thể hiện tập trung và sáng rõ nhất trong cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
Hiến pháp năm 2013 khẳng định trong Điều 2: “1 Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân 2 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức 3 Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”1
Như vậy, quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân phải chịu chế ước về chính trị, cụ thể là dân chủ chính trị của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, của tất
cả những người lao động và sự lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản Việt
1 Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam (năm 2013), Nxb CTQG, Hà Nội, 2013, tr.3
Trang 6Nam Quyền làm chủ của nhân dân lao động và sự lãnh đạo của Đảng tất nhiên gắn liền với nghĩa vụ tuân thủ và thực hiện hiến pháp, pháp luật Dân chủ chính trị và sự lãnh đạo chính trị của Đảng đảm bảo môi trường và định hướng trị cho nhà nước pháp quyền, nhất là trong giai đoạn khởi đầu xây dựng nền pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nội dung chính trị của định hướng xã hội chủ nghĩa chính là thực hiện
và bảo đảo quyền lực chính trị, trong đó cơ bản là quyền lực nhà nước, quyền lực này là sự thể hiện tập trung và cơ bản quyền lãnh đạo của Đảng và quyền làm chủ của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động Sự chế ước về mặt chính trị của định hướng xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động quản lý của nhà nước là nhằm khẳng định và đảm bảo quyền lược chính trị của Đảng, của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động
2 Xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa
Cương lĩnh năm 2011 khẳng định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”2 Do đó, nội dung đầu tiên của định hướng xã hội chủ nghĩa là quyền lực Nhà nước nói riêng và quyền lực chính trị nói chung phải thuộc về nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Nhưng đó chỉ là một nội dung chính trị và nó chỉ có ý nghĩa nếu trên cơ sở đó thực hiện các nội dung kinh tế, xã hội và văn hoá của định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm từng bước hình thành được xã hội xã hội chủ nghĩa mà ở mức độ nhận thức hiện nay của chúng ta đó là: dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.70
Trang 7văn minh Việc sử dụng phát huy quyền lực chính trị để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải nắm vững và xử lý thành công nội dung và yêu cầu của chính trị Theo V.I.Lênin đó là: Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh
tế, là kinh tế cô đọng lại Chính trị là quan hệ xã hội giữa các giai cấp thể hiện tập chung ở Nhà nước Chính trị là tham gia các công việc Nhà nước cả về mặt đối nội và đối ngoại Chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật Nghĩa
là không thể và không được phép coi chính trị thô thiển là âm mưu và thủ đoạn, mà phải coi trọng quá trình xây dựng văn hoá chính trị tương ứng với yêu cầu xây dựng một xã hội tốt đep, một xã hội văn hoá xã hội xã hội chủ nghĩa
Quản lý nhà nước đối với quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế có sự tác động của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ theo tinh thần của Lênin do đó sẽ phải quyết những vấn đề sau:
* Về kinh tế
Tại một nước còn ở tình trạng kém phát triển như Việt Nam đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ lượng lượng sản xuất đồng thời phải từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa Phải nói rằng, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hoá và cách mạng khoa học công nghệ có nhiều điều kiện để phát triển mạnh
mẽ lực lượng sản xuất; đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp cho quá trình xây dựng quan hệ sản xuât mới xã hội chủ nghĩa Hiện nay và trong thời gian rất dài nữa, quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa phải dược xây dựng cả ba mối quan hệ chủ yếu sau: Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau, quan hệ về phân phối sản phẩm
Tính chất xã hội chủ nghĩa trong quan hệ sản xuất mới phải được thể hiện ở vai trò chủ đạo của sở hữu công cộng hay sở hữu xã hội, trong đó cơ bản là sở hữu nhà nước; ở tổ chức quản lý vĩ mô của nền kinh tế bởi nhà nước
Trang 8xã hội chủ nghĩa và sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của đa số người lao động vào quá trình tổ chức, quản lý sản xuất kinh tế, nhất là ở cơ sở; ở quan
hệ phân phối theo lao động và phúc lợi xã hội, đóng vai trò chủ đạo trong xã hội, nhân dân lao động ngày càng được làm chủ nhiều hơn về kinh tế
Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân, tư bản nước ngoài đã và đang đóng vai trò lớn trong tương quan các thành phần kinh tế Giá trị đóng góp vào GDP của các khu vực này sẽ lớn hơn và cùng với việc thu hút được việc làm trong xã hội, chúng sẽ gây áp lực lớn vào đời sống chính trị, xã hội… của đất nước Do đó, quá trình xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa sẽ ngày càng khó khăn hơn, phức tạp hơn
Trong tình hình như vậy, yêu cầu chính trị đối với quản lý nhà nước là ngay từ đầu và trong suốt giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với việc tăng cường đầu tư của khu vực tư nhân, khu vực kinh tế nước ngoài, nhà nước phải phát triển mạnh mẽ kinh tế cổ phần ở ngay trong khu vực này đồng thời thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác và kinh tế tư bản nhà nước Quản lý nhà nước đối với các hình thức khác nhau của quan hệ
sở hữu, đối với các hình thức đa dạng của tổ chức, quản lý và phân phối, rõ ràng là không đơn giản Hơn thế nữa, cần phải giữ vững định hướng chính trị, đẩy mạnh các hình thức kinh tế cổ phần và chuyển hoá chúng sang con đường
xã hội chủ nghĩa trên cả ba phương diện: sở hữu, quản lý, phân phối Yêu cầu này không chỉ dừng lại ở việc khẳng định quyền lực chính trị, mà chủ yếu ở việc xác lập các tính chất và nội dung xã hội chủ nghĩa trong quan hệ sản xuất cũng như lực lượng sản xuất của xã hội,
* Về quan hệ giữa các giai tầng xã hội
Trong điều kiện phân hóa, phân tầng xã hội do tác động của kinh tế thị trường, quản lý nhà nước đối với các giai tầng xã hội không chỉ còn ở phạm
vi giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, mà đối với tiểu chủ và các nhà doanh nghiệp, chủ trang trại Riêng số lượng các nhà doanh nghiệp, chủ trang trại hiện không phải là nhỏ Từ khi có luật doanh nghiệp, đã
Trang 9có hàng vạn công ty trách nhiệm hữu hạn đăng ký kinh doanh Số doanh nghiệp dân doanh hạch toán kinh tế độc lập hiện nay có khoảng 200 nghìn doanh nghiệp Ngoài ra, còn khoảng vài chục nghìn chủ trang trại
Trong nội bộ mỗi giai tầng xã hội cũng có sự phân hóa, phân tầng xã hội Trong giai cấp công nhân có: công nhân có trình độ cao, công nhân lao động phổ thông, công nhân cổ phần, công nhân biên chế nhà nước, công nhân hợp đồng theo thời gian, theo công việc tại tất cả các thành phần kinh tế… Ngoài ra, còn những người làm thuê ở nông thôn, đô thị không thuộc giai cấp công nhân Tình hình cũng diễn ra gần như vậy trong giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Thông thường thì phân hóa giai tầng trong xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường sẽ dẫn đến phân hóa giai cấp Nếu để xu hướng này trở thành hiện thực thì cũng đồng nghĩa với việc làm phương hại đến nền tảng xã hội - giai cấp của con đường phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa
Thực tế hiện nay đang nổi lên vấn đề tác động đến quan hệ giữa các giai tầng trong xã hội và trong nội bộ mỗi giai tầng xã hội như: Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công, các hiện tượng tiêu cực trong quá trình công tác của một số cán bộ trong bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể xã hội và doanh nghiệp nhà nước, nhất là trên các lĩnh vực như, nhà đất, xây dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, thuế, các hoạt động thi hành pháp luật, huy động sự đóng góp của dân… Vấn đề việc làm, thu nhập, phân hóa giàu nghèo, đời sống của đồng bào các dân tộc ít người, khu căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ còn rất nhiều khó khăn Vấn đề an sinh xã hội như: học tập, chữa bệnh… của người nghèo Tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường sinh thái, sự hủy hoại tài nguyên thiên nhiên ngày càng gia tăng Sự suy thoái về chính trị ,
tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên Sự thâm nhập của các sách báo, văn hoá phẩm phi xã hội chủ nghĩa, đầu độc đến tinh thần
và tình cảm của con người Việt Nam ta Những hoạt động lợi dụng tự do tín ngưỡng - tôn giáo của một số phần tử phản động Tệ nạn xã hội và tội phạm
xã hội gia tăng nhiều như ma tuý, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em…
Trang 10Do nhiều nguyên nhân, ở một số tỉnh thành phố đã phát sinh “điểm nóng” và nhiều vụ kiếu kiện đông người Những vấn đề trên, phản ánh mức
độ phức tạp của các quan hệ xã hội giữa các giai tầng xã hội cùng với quá trình phát triển của kinh tế thị trường Hiện nay, quá trình cổ phần hoá, phát triển của kinh tế trang trại và phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở mức độ khác nhau đã và đang dẫn đến quá trình tập trung và tích tụ tư liệu sản xuất
Về mặt kinh tế, đó là quá trình tập trung và tích tụ sản xuất đồng thời qua đó thúc đẩy phân công và hợp tác lao động Song, về mặt xã hội không tránh khỏi tình trạng tăng số lượng người làm công, làm thuê ở đô thị và nông thôn
Xu hướng tích tụ, tập trung ruộng đất vào những hộ làm ăn giỏi, đồng thời số hộ không có đất hoặc ít đất chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp hoặc làm công, làm thuê, kể cả làm thuê trong nông nghiệp đang là một thực
tế tại nhiều địa phương trong nước Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều các “đại gia”, các doanh nhân… có chăng ở nước ta đã và đang hình thành một giai cấp mới – giai cấp tư sản
Do đó, trong quá trình điều hòa quan hệ xã hội giữa các giai tầng xã hội, công tác quản lý nhà nước cần phải thực hiện được nhiệm vụ chính trị
-xã hội rất quan trọng là: củng cố khối liên minh công - nông - trí thức, trên cơ
sở đó củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân, để đảm bảo nền tảng
xã hội - giai cấp vững chắc của sự phát triển đất nước đúng định hướng xã hội chủ nghĩa
* Về sự tham gia của nhân dân vào các công việc của nhà nước
Trong quá trình đổi mới, nhân dân có nhiều điều kiện tham gia vào các công việc nhà nước bằng các hình thức dân chủ đại diện trong bầu cử, ứng cử Hoạt động của các cơ quan dân cử và các tổ chức chính trị - xã hội đã lôi cuốn
sự tích cực của đông đảo của nhân dân Bước đầu nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp ở cơ sở như trực tiếp bầu trưởng thôn, trực tiếp tham gia giải quyết các công việc kinh tế - xã hội ở làng xóm, cụm dân cư… Nhân dân cũng có khả năng trực tiếp tham gia vào xây dựng đường lối, chính sách và