LỜI MỞ ĐẦU Thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động Đội – Sao là một môn học mới trong hệ thống chương trình các môn học, được đưa vào trong chương trình
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động Đội – Sao là một môn học mới trong hệ thống chương trình các môn học, được đưa vào trong chương trình đào tạo giáo viên giáo dục Tiểu học trình độ Đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và Hoạt động Đội – Sao
Bài giảng thực hành hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động Đội – Sao được biên soạn nhằm phục vụ yêu cầu học tập của sinh viên và là tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho sinh viên hệ Đại học giáo dục Tiểu học Trường Đại học Quảng Bình Thông qua tài liệu bài giảng này giúp cho sinh viên nắm được các nội dung chính như sau:
Chương 1: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động Đội TNTP HCM 1.1 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.1.1 Vai trò, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.1.2 Nội dung và hình thức của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.1.3 Thiết kế chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.1 4 Thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.2 Hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
1.2.1.Nghi thức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
1.2.2.Nghi lễ và thủ tục nghi lễ của Đội TNTP HCM
1.2.3.Các hoạt động hát múa, trò chơi thiếu nhi
Chương 2: Thực hành hoạt động Đội và Sao nhi đồng ở trường Tiểu học
2.1 Những quy định chung về Sao nhi đồng ở trường Tiểu học
2.2 Hoạt động của nhi đồng ở trường Tiểu học
2.3 Thiết kế nội dung chương trình sinh hoạt Sao nhi đồng
2.4 Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng ở trưởng Tiểu học
2.5 Thực hành tổ chức các hoạt động Đội TNTP HCM
Sau khi học xong chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động Đội – Sao, sinh viên có khả năng vận dụng giải quyết trong thực tế khi đi thực tập ở các trường Tiểu học và làm công tác chủ nhiệm lớp sau này
Bài giảng được biên soạn để giảng dạy cho sinh viên hệ Đại học giáo dục Tiểu học, là bộ môn mới biên soạn nên không thể tránh được những thiếu sót nhất định Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các đồng nghiệp
và các anh, chị sinh viên để bài giảng lần sau được hoàn thiện tốt hơn
Giảng viên bộ môn
Trang 2CHƯƠNG I - HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỘI TNTP HCM
1.1 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.1.1 Khái niệm
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là những hoạt động được
tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp HĐGDNGLL là sự tiếp nối giữa hoạt động dạy - học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh
1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
a Vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chiếm một vị trí then chốt trong quá trình giáo dục, là một bộ phận của hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của cấp học, nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh
- Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hình thành cho học sinh ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn, tạo điều kiện cho các em kiểm nghiệm lại những tri thức
đã học và biết vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống, tự điều chỉnh những hành vi , đạo đức, lối sống của mình cho phù hợp
- Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần giáo dục cho học sinh trở thành một con người phát triển toàn diện
b Nhiệm vụ của HĐGD NGLL
- Về nhận thức: Giúp học sinh định hướng chính trị, xã hội, hiểu biết thêm về
truyền thống dân tộc, về Đảng, Bác Hồ, Đoàn, Đội và các lĩnh vực khác trong đời
sống xã hội
Ví dụ: Bảo vệ môi trường, phát triển dân số, chăm sóc sức khỏe, phòng chống
tệ nạn xã hội, các vấn đề về hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc
- Về kỹ năng:
+ Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, những thói quen tốt trong học tập, lao động, có kỹ năng sống an toàn và khỏe mạnh, biết hòa nhập với cộng đồng, biết giải quyết được những tình huống xảy ra trong cuộc sống + Rèn luyện kỹ năng tự quản trong sinh hoạt tập thể, biết lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
1.1.3.Nội dung, hình thức của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
a Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trang 3Tuyên truyền, cổ động, báo tường…
Tìm hiểu truyền thống của nhà trường, của địa phương của dân tộc thông qua các ngày lễ lớn của đất nước
Tổ chức, xây dựng quỹ giúp bạn nghèo vượt khó
Tổ chức hội thảo, nghe báo cáo về tình hình chính trị, xã hội trong nước và Quốc tế
Tổ chức các câu lạc bộ, các phong trào
”Nói lời hay làm việc tốt”…
- Giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức, làm cho các em hiểu
về Đảng CSVN, Nhà nước và pháp luật…
- Giáo dục ý thức trách nhiệm đối với dân tộc, với quê hương, đất nước
- Học sinh xác định được trách nhiệm của mình đối với gia đình, nhà trường và xã hội
- Luôn luôn sống “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”
Giáo dục các em trở thành những con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt
2 Hoạt
động văn
hóa, nghệ
thuật
- Tổ chức hướng dẫn các em tham quan
du lịch, xem biểu diễn nghệ thuật như phim ảnh, kịch, ca múa, hóa nhạc…
- Tổ chức, hướng dẫn đọc sách báo, truyện
- Sưu tầm tranh ảnh nghệ thuật
- Tổ chức các cuộc thi văn nghệ, nét đẹp tuổi thiếu niên, tìm hiểu nét đẹp văn hóa của địa phương, của dân tộc, thi khéo tay hay làm, vẽ theo chủ đề
…
- Giáo dục cho thiếu nhi biết cách rung cảm với nghệ thuật, hiểu biết và phân biệt được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, văn học, văn hóa, nghệ thuật
- Giáo dục truyền thống cách mạng, hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan đúng đắn
- Tổ chức “Hội khỏe phù đổng”, ngày hội thể dục tể thao toàn trường…
- Tham quan du lịch, hành quân cắm trại, rèn luyện sức khỏe
- Giáo dục cho các em ý thức
tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, ý chí vượt khó…
- Học sinh nhận thức được mục đích của việc luyện tập thể thao, rèn luyện sức khỏe
- Tham gia luyện tập thể dục thể thao ở địa phương, ở nhà trường, các câu lạc bộ …
Trang 4- Tham quan các cơ sở sản xuất
- Trao đổi, tọa đàm với các nhà doanh nghiệp trẻ
- Tổ chức các buổi lao động công ích
- Tổ chức các cuộc triển lãm, các hội thi nấu ăn, cắm hoa…
- Tham gia lao động sản xuất với các
cơ sở sản xuất tại địa phương…
- Yêu quý thành quả lao động, thức, trách nhiệm trong lao động
- Lao động, làm quen với lao động từ đơn giản đến phức tạp
- Thông qua hoạt động lao động dần dần định hướng nghề nghiệp cho các em
- Rèn luyện cho học sinh các
kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỷ năng tổ chức, điều khiển, tham gia các hoạt động
6 Hoạt
động lao
động công
ích
- Tham gia vệ sinh trường, lớp học
- Trồng cây, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh
- Tổ chức vệ sinh, bảo vệ môi trường ở địa phương, những nơi công cộng …
- Giáo dục cho học sinh biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, những nơi công cộng
- Giúp học sinh gắn với thực tiễn cuộc sống, tạo điều kiện cho các em vận dụng những kiến thức đã học vào trong đời sống hàng ngày
b Hình thức tổ chức hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện chủ yếu thông qua ba hình thức cơ bản sau:
+ Tiết chào cờ đầu tuần
Tiết chào cờ đầu tuần là dịp để học sinh được sinh hoạt tư tưởng, tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức
* Yêu cầu giáo dục
- Học sinh phải ý thức được trách nhiệm của mình trong trường học, từ đó xác định
tư tưởng, đạo đức, thái độ, động cơ học tập đúng đắn biến ý thức thành hành động thực tiễn
- Định hướng trọng tâm các hoạt động của nhà trường trong từng thời điểm để thúc đẩy học sinh thi đua học tập và rèn luyện tốt
Trang 5- Phát huy tính tự giác và khả năng tự quản của học sinh trong các hoạt động dưới
cờ như khả năng nắm tình hình, điều khiển hoạt động, đánh giá thi đua
* Nội dung tiết chào cờ đầu tuần
- Nhận xét tình hình hoạt động, đánh giá kết quả thi đua của trường, lớp, cá nhân sau một tuần hay một đợt hoạt động
- Đề ra phương hướng kế hoạch, nội dung hoạt động trong tuần tới, trong tháng (nếu là tháng đầu tuần) Nội dung kế hoạch hoạt động phải căn cứ vào chủ đề, chủ điểm và các sự kiện chính trị - xã hội diễn ra trong tuần, tháng
- Phát động học sinh hưởng ứng thi đua, tham gia các hoạt động
- Tổ chức các nội dung hoạt động GDNGLL như văn hóa văn nghệ, vui chơi, thi
đố vui, tìm hiểu theo chủ đề, bảo vệ môi trường, phòng chống HIV và các tệ nạn xã hội khác
+ Tiết hoạt động tập thể cuối tuần
Tiết hoạt động tập thể cuối tuần là hoạt động tập thể của lớp sau một tuần do các
em tự tổ chức và điều khiển nhằm đánh giá các hoạt động của lớp diễn ra trong tuần và định hướng một số hoạt động của lớp sẽ phải thực hiện trong tuần tới
* Yêu cầu giáo dục
- Học sinh cần phải hiểu được vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc đóng góp, xây dựng tập thể
- Nâng cao tính tích cực, tự giác của học sinh trong hoạt động tập thể, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trước tập thể
- Hình thành những kỹ năng về xây dựng tập thể như kỹ năng tự điều khiển, tự tổ chức, tự tham gia, đánh giá các hoạt động
* Nội dung của tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần
- Đánh giá toàn diện những nội dung công việc trong tuần như về việc thực hiện nền nếp, học tập, lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, các hoạt động Đội, các phong trào thi đua …
- Tổ chức đăng ký thi đua giữa các tổ, cá nhân theo các nội dung hoạt động
- Tiến hành sơ kết, tổng kết thi đua sau một tuần, một tháng, một đợt, một học kỳ, một năm học
- Tổ chức sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm Các nội dung sinh hoạt thường gắn với các ngày lễ kỉ niệm lớn, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở trong nước
và trên thế giới, những sự kiện của địa phương, nhà trường hay tập thể lớp
- Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí, thi đố vui
+ Hoạt động giáo dục theo chủ điểm
* Yêu cầu giáo dục
- Giúp học sinh hiểu được truyền thống lịch sử, cách mạng của dân tộc, tình hình thực tiễn đất nước, có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Bồi dưỡng lòng tự hào, niềm tin vào Đảng, vào sự phát triển của dân tộc, giáo dục lòng biết ơn các thế hệ cha anh đã xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng động
Trang 6cơ, ý thức học tập đúng đắn, xứng đáng là thế hệ tiếp bước cha anh phát huy truyền thống của dân tộc
- Hình thành và rèn luyện cho học sinh những kỹ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của tập thể
* Nội dung hoạt động:
Căn cứ vào các ngày lễ, kỷ niệm lớn của dân tộc và yêu cầu giáo dục trọng tâm của nhà trường trong từng tháng để lựa chọn nội dung hoạt động cho phù hợp Nội dung được xây dựng theo các chủ điểm và mỗi chủ điểm gắn với 1 ngày lịch sử đáng ghi nhớ trong tháng
Ví dụ: Tháng 11 chủ điểm về Ngày Nhà giáo Việt Nam
- Yêu cầu giáo dục: Giáo dục cho học sinh truyền thống "tôn sư trọng đạo", lòng biết ơn các thầy các cô, biết giao tiếp ứng xử có văn hóa với các thầy các cô
- Nội dung hình thức: Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam: Tổ chức văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện, báo tường, hái hoa dân chủ
1.1.4 Hướng dẫn thiết kế hoạt động GDNGLL
Bước 1: Lựa chọn và đặt tên cho hoạt động
- Chọn tên một hoạt động đã được gợi ý trong chương trình và sách
- Chọn tên một hoạt động khác phù hợp với đặc điểm của địa phương, của trường, lớp nhưng phải bám sát mục tiêu giáo dục của chủ điểm
Bước 2: Xác định yêu cầu giáo dục của chủ điểm
Sau khi tham gia hoạt động học sinh đạt được yêu cầu gì về nhận thức, kỹ năng, thái độ
Bước 3: Xác định nội dung và hình thức ( đối tượng tham gia, thời gian, địa điểm)
- Nội dung bao gồm: các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, lao động khoa học kỷ thuật hướng nghiệp, lao động công ích
- Hình thức là sự thể hiện của nội dung bao gồm: Quy mô, màu sắc, số lượng của hoạt động; cơ cấu, sự gắn kết, sắp xếp các yếu tố nhằm diễn đạt những tư tưởng, nội dung của hoạt động
Bước 4 : Chuẩn bị hoạt động
- Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động, hệ thống câu hỏi, đáp án…
- Về công tác tổ chức; Dự kiến Ban tổ chức, Ban giám khảo, thư ký, dự kiến phân công các tổ, nhóm, cá nhân học sinh chuẩn bị các công việc
- Về phương tiện, dụng cụ …
- Về cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động…
- Về kinh phí, phần thưởng (có dự trù kinh phí kèm theo)
Bước 5: Tiến hành hoạt động
Thực hiện theo thiết kế nội dung chương trình hoạt động (kịch bản) đã xây dựng Khi thực hiện bước này giáo viên cần thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính tự
Trang 7quản và phỏt huy năng lực sỏng tạo của học sinh, giỏo viờn chỉ giữ vai trũ cố vấn, hướng dẫn cho cỏc em
Bước 6: Kết thỳc hoạt động
Tựy vào từng hoàn cảnh cụ thể mà thiết kế phần này cho phự hợp Cú thể cho học sinh tự đỏnh giỏ, nhận xột kết quả hoạt động, giỏo viờn bổ sung, nhắc nhở động viờn cỏc em thực hiện hoạt động tốt hơn
1.1.5 Thực hành: Thiết kế và tổ chức cỏc hoạt động giỏo dục ngoài giờ lờn lớp
a Thiết kế hoạt động Giỏo dục ngoài giờ lờn lớp theo cỏc chủ đề
b Tổ chức cỏc hoạt động Giỏo dục ngoài giờ lờn lớp theo nhúm
- Nhúm 1: Thỏng 9: Truyền thống nhà trường
- Nhúm 2: Thỏng 10: Chăm ngoan học giỏi
- Nhúm 3: Thỏng 11: Tụn sư trọng đạo
- Nhúm 4: Thỏng 12: Uống nước nhớ nguồn
1.2.1 Nghi thức Đội thiếu niờn tiền phong Hồ Chớ Minh
* Những kỹ năng cơ bản của người Đội viên
a Thuộc và hát đúng bài hát Quốc ca và Đội ca
- Bài hát Quốc ca nhạc và lời của Văn Cao
- Bài hát Đội ca nhạc và lời của Phong Nhã
- Khẩu lệnh: Quốc ca! Đội ca!
- Vòng đuôi khăn bên trái vào trong đưa lên trên và kéo ra ngoài
- Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải và buộc tiếp thành nút với dải khăn bên phải
- Thắt nút khăn, chỉnh cho 2 dải khăn trên và dưới xoè ra, sửa nút khăn vuông vắn
Bẻ cổ áo xuống về tư thế nghiêm
Trang 8- Đội viên thực hiện động tác chào ở tư thế nghiêm, mặt hướng về phía chào, chào bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đỉnh đầu cách thuỳ trán khoảng 5 cm Bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khuỷu tay chếch ra phía trước tạo với thân người một góc khoảng 130 độ
- Giơ tay chào và bỏ xuống theo đường ngắn nhất không gây tiếng động
- Đội viên chào khi dự lễ chào cờ, đón đại biểu, báo cáo với cấp trên, diễu hành qua
lễ đài, lễ tưởng niệm và chỉ chào khi mang khăn quàng đỏ, mang huy hiệu Đội
d Hô đáp khẩu hiệu Đội
- Sau khi chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca xong người điều hành lễ chào cờ ( TPT, LĐT, LĐP nếu cấp trưởng vắng thì cấp phó thay) bước ra giữa đội hình và quay mặt về phía đơn vị hô khẩu hiệu Đội
“ Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì lý tưởng của Bác Hồ Vĩ đại - Sẵn sàng” Toàn
đơn vị hô đáp lại “Sẵn sàng ” một lần không giơ tay
đ Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ
- Cầm cờ: Cầm cờ bằng tay phải, 5 ngón tay nắm cán cờ cao ngang thắt lưng, đốc cán cờ đặt trên mặt đất, sát ngón út của bàn chân phải
+ Cầm cờ ở tư thế nghiêm Khẩu lệnh: “Nghiêm”
Khi nghe khẩu lệnh “Nghiêm” thì kéo cờ áp sát vào thân mình người ở tư thế nghiêm
+ Khẩu lệnh: “ Giương cờ ”
+ Động tác giương cờ: Từ tư thế cầm cờ nghiêm chuyển sang giương cờ Tay phải cầm cán cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20 - 30 cm Tay phải chuyển xuống nắm đốc cán cờ kéo sát vào ngang thắt lưng
- Vác cờ: Được thực hiện khi diễu hành, đi đều, chạy đều, vào vị trí chào cờ, duyệt
đội
+ Khẩu lệnh: “Vác cờ”
e Các động tác cỏ nhõn tại chỗ và di động
- Các động tác cỏ nhõn tại chỗ: Cú 7 động tỏc Nghiờm, nghỉ, quay bờn phải, quay
bờn trỏi, quay đằng sau, dậm chõn tại chỗ, chạy tại chỗ
+ Nghiêm: Người ở tư thế đứng khi cú lệnh nghiờm, người thẳng đứng, mắt nhỡn thẳng, hai tay khộp sỏt thõn người, bàn tay nắm tự nhiờn, hai chõn thẳng khộp sỏt, hai bàn chõn tạo thành hỡnh chữ V chếch nhau một gúc khoảng 60 độ
+ Nghỉ: Người ở tư thế đứng, khi cú lệnh “nghỉ” hai tay để thẳng thoải mỏi, chõn trỏi hơi chựn xuống, trọng tõm dồn vào chõn phải, khi mỏi cú thể đổi chõn
Trang 9+ Động tác quay bên phải: Khi có lệnh “Bên phải - quay” sau động lệnh quay người đứng nghiêm, lấy gót chân phải làm trụ, chân trái làm điểm đỡ, quay người sang bên phải một góc 90 độ, sau đó rút chân trái lên trở về tư thế nghiêm
Khẩu lệnh: “Bên phải … quay”
+ Quay bên trái: : Khi có lệnh “Bên trái - quay” sau động lệnh quay người đứng nghiêm, lấy gót chân trái làm trụ, chân phải làm điểm đỡ, quay người sang bên trái một góc 90 độ, sau đó rút chân phải lên trở về tư thế nghiêm
Khẩu lệnh: “Bên trái - quay”
+ Quay đằng sau: Khi nghe lệnh “ Đằng sau - quay” sau động lệnh “quay” lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người về bên phải một góc 180
độ , sau đó rút chân trái lên trở về tư thế nghiêm
+ Dậm chân tại chỗ: Khi có lệnh “ Dậm chân - Dậm” sau động lệnh “dậm” bắt đầu dậm bằng chân trái theo nhịp còi, trống hoặc lời hô (không chuyển vị trí) Khi đặt chân xuống đất mũi chân chạm trước rồi đến gót chân Tay phải vung về phía trước, bàn tay cao ngang thắt lưng , tay trái vung thẳng về phía sau Khi có lệnh
“Đứng lại – đứng” động lệnh “Đứng” rơi vào chân phải, đội viên dậm chân thêm một nhịp, kéo chân phải về tư thế đứng nghiêm
+ Chạy tại chỗ: Khi có lệnh “Chạy tại chỗ - chạy”sau động lệnh “chạy” bắt đầu chạy bằng chân trái theo nhịp còi hoặc lời hô nhưng không rời vị trí, hai tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào phía thân người, nắm thoải mái vung dọc theo hướng chạy Khi có lệnh “Đứng lại – đứng” động lệnh đứng rơi vào chân phải đội viên chạy tại chỗ thêm 3 bước nữa, kéo chân phải về tư thế nghiêm
- Các động tác di động cá nhân gồm có 6 động tác: Tiến, lùi, sang phải, sang trái,
đi đều, chạy đều
+ Tiến: Khi có lệnh “Tiến n bước – bước” sau động lệnh “bước” người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu tiến bằng chân trái bước liên tục theo số bước của người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân khoảng bằng một bàn chân, bước xong trở về
tư thế nghiêm
+ Lùi: Khi có lệnh “Lùi n bước – bước” sau động lệnh “bước” người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu lùi bằng chân trái bước liên tục theo số bước của người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân khoảng bằng một bàn chân, bước xong trở về
tư thế nghiêm
+ Bước sang trái: Khi có lệnh “Sang trái n bước – bước” sau động lệnh “bước” người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân trái bước sang trái, chân phải bước theo ( kiểu sâu đo) cứ như vậy cho đến hết số bước của người chỉ huy hô Mỗi bước rộng bằng vai, bước xong trở về tư thế nghiêm
+ Bước sang phải: Khi có lệnh “Sang phải n bước – bước” sau động lệnh “bước” người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân phải bước sang phải, chân trái bước theo ( kiểu sâu đo) cứ như vậy cho đến hết số bước của người chỉ huy hô Mỗi bước rộng bằng vai, bước xong trở về tư thế nghiêm
Trang 10+ Đi đều: Khi có lệnh “Đi đều - bước” sau động lệnh “bước” bắt đầu bước bằng chân trái theo nhịp còi, trống hoặc lời hô Tay phải đánh ra phía trước ngang thắt lưng, tay trái vung thẳng ra phía sau dọc theo thân người, bàn tay nắm tự nhiên, bước đều đặn, người thẳng, mắt nhìn thẳng Khi có lệnh “Đứng lại – đứng” động lệnh đứng rơi vào chân phải, chân trái bước thêm 1 bước rồi kéo chân chân phải lên trở về tư thế nghiêm
Đi dều khác dậm chân tại chỗ cơ bản ở bước chân di chuyển, đầu gối không nhấc cao, bước đi bình thường, gót chân xuống trước, mũi chân xuống sau, không
đá hất chân về phía trước hoặc giật ra phía sau
+ Chạy đều: Khi có lệnh “Chạy đều – chạy” sau động lệnh “chạy” bắt đầu chạy bằng chân trái theo nhịp còi hoặc lời ô, đầu gối không nhấc cao, không đá chân, hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào phía thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy, người hơi đổ về phía trước Khi có lệnh “Đứng lại – đứng” động lệnh “đứng” rơi vào chân phải, đội viên chạy thêm 3 bước nữa rồi kéo chân phải về tư thế nghiêm
f Ba bµi trèng c¬ b¶n của Đội
+ Cách cầm dùi: Tay trái bàn tay ngửa, ngón trỏ và ngón giữa để trên dùi, ngón áp
úp và ngón út đỡ dùi Dùi trống đi qua khe giữa của ngón giữa và ngón áp út Ngón cái kẹp chặt ở 1/3 cán dùi, tay phải cầm 1/3 cán dùi kể từ dưới lên Đặt dùi vào giữa ngón trỏ và ngón thứ hai, bàn ay nắm lại tự nhiên.Cánh tay mở cách nách từ
10 – 15cm cán dùi nằm thẳng khe lòng bàn tay
* Trống cái: Dây đeo qua vai trái xuống dưới nách phải, tay trái giữ thành trống, trống treo trước bụng hơi nghiêng sang trái, tay phải cầm dùi đánh vát mặt trống
- Cách đánh trống
+ Khi đánh trống hai cánh tay không lên gân, không dùng lực hai cánh tay mà chỉ dùng cổ tay lắc theo chiều lên xuống của dùi, các ngón tay nắm dùi một cách tự nhiên
+ Cánh tay phải úp để gần mặt trống , tay trái ngữa cầm dùi cách mặt trống khoảng
10 – 15cm Khi đánh tay phải và tay trái gần như cùng một lúc rơ xuống mặt trống đồng thời với đảo tay Chú ý nhấn mạnh ở nốt chính
- Ba bài trống cơ bản của Đội
+ Trống chào cờ: Được đánh 3 hồi trong lễ chào cờ của Đội
***** 1 2 3 4 5* - 1 2* - 1 1*
1 2 3 4 5* - 1 2* - 1 2*
Trang 11b Người chỉ huy nghi thức đội
* Vai trò của người chỉ huy
- Người chỉ huy có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nghi thức Đội Chất lượng chỉ huy quyết định chất lượng hoạt động của đơn vị Vì vậy người chỉ huy phải nắm vững và thực hiện tốt các nội dung nghi thức Đội
- Người chỉ huy có vai trò tập hợp, thu hút các Đội viên tham gia hoạt động Đội Vì vậy yêu cầu người chỉ huy phải nắm vững phương pháp, cách thức tổ chức điều hành đơn vị hoạt động
- Người chỉ huy là người có uy tín và sức thuyết phục trước tập thể Do đó phải gương mẫu, năng động sáng tạo trong việc hướng dẫn thực hiện nghi thức Đội
* Quy định đối với người chỉ huy
- Trang phục: Phải đúng qui định, chuẩn mực gọn gàng áo bỏ trong quần, đi dày hoặc dép 4 quai Luôn đeo cấp hiệu chỉ huy và đội mũ ca lô
- Tư thế tác phong: Phải khẩn trương, nghiêm túc trong tập hợp và điều hành đơn
vị Phải chuẩn xác, dứt khoát, năng động, sáng tạo trong mọi tình huống
- Khẩu lệnh: Ngắn gọn, chính xác, âm lượng vừa đủ để toàn đơn vị nghe và thực hiện theo Phải tuyệt đối tuân theo những qui định về khẩu lệnh, phân biệt được dự
lệnh, động lệnh và chuyển động tác
* Yêu cầu của người chỉ huy khi tập hợp đơn vị
Trang 12* Chọn địa hình: Cần chọn vị trí đủ rộng để tập hợp đội hình phù hợp với nội dung
Luôn luôn dùng tay trái để chỉ định đội hình khi tập hợp đơn vị
- Phải biết phát lệnh tập hợp bằng còi và khẩu lệnh đúng và chính xác
* Vị trí của người chỉ huy
- Khi tập hợp đơn vị
+ ở đội hình hàng dọc và chữ U: Khi vào vị trí tập hợp chỉ huy đứng trước, phân
đội trưởng 1 (PĐT1) chạy đến đứng sau đưa tay chạm vào vai chỉ huy
+ ở đội hình hàng ngang: Chỉ huy chọn vị trí đứng giơ tay ngang phân đội trưởng 1 (PĐT1) đứng bên trái chỉ huy.( Tay trái của chỉ huy chạm vai phải của PĐT1) + ở đội hình vòng tròn chỉ huy là tâm vòng tròn
- Khi điều khiển đơn vị
Sau khi Đội viên đầu tiên (PĐT1) vào vị trí tập hợp, chỉ huy chuyển sang vị trí trung tâm để điều khiển và bao quát đơn vị Khoảng cách từ chỉ huy đến đơn vị tuỳ theo đội hình lớn hay nhỏ
Yêu cầu chỉ huy phải bao quát và quan sát được đơn vị, khi phát lệnh mọi người đều nghe thấy, khi thực hiện các động tác mọi người đều nhìn thấy và thực hiện được
- Khi đơn vị tỉnh tại
+ Đối với Phân đội: Phân đội trưởng đứng đầu, phân đội phó đứng cuối hàng + Đối với Chi đội: Chi đội trưởng đứng bên phải PĐT1, cờ chi đội đứng bên phải CĐT, phụ trách chi đội đứng bên phải cờ
PĐT2 PĐT1 CĐT Cờ chi đội PTCĐ
+ Đối với Liên đội : Đi đầu là đội cờ liên đội ( Sơ đồ sau)
Trang 13*Những động tác của người chỉ huy nghi thức
Khi tập hợp đơn vị người chỉ huy nghi thức dùng tay trái để chỉ định đội hình Đội hình hàng dọc: Tay trái giơ thẳng, lên cao, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay hướng về phía thân người
Đội hình hàng ngang: Tay trái giơ ngang tạo với thân người 1 góc 90 độ, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay úp xuống
Đội hình chữ U: Tay trái đưa ngang cánh tay trên vuông góc với cánh tay dưới, bàn tay nắm kín, lòng bàn tay hướng về phía thân người
Đội hình vòng tròn: Hai tay vòng lên đầu, bàn tay mở, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay úp xuống, ngón giữa hai bàn tay chạm vào nhau
* Khẩu lệnh của người chỉ huy
Người chỉ huy phát lệnh tập hợp bằng còi hoặc bằng khẩu lệnh không thể vừa
dùng còi vừa dùng khẩu lệnh
- Lệnh bằng còi: Được thổi khi đơn vị đông, địa bàn rộng Lệnh bằng còi được cấu
tạo bằng độ dài của tiếng còi theo ký hiệu của móc xơ
+ Ký hiệu: - Dấu (.) Tích là tiếng còi ngắn
- Dấu ( -) Tè là tiếng còi dài
+ Các kí hiệu móc xơ dùng khi tập hợp
( - ) một hồi dài chữ T: Chuẩn bị chú ý
( - - - -) 4 lần chữ A: Tập hợp toàn đơn vị
( ) Chữ I Giục nhanh lên
Trang 14( - -.) chữ P Gọi phân đội trưởng
( -.-.) chữ C Gọi chi đội trưởng
( - -) Khi đi khi chạy tiếng ngắn rơi vào chân trái,tiếng dài rơi vào chân phải
( - .) Đi đều dừng lại
( - ….) Chạy đều dừng lại
- Các khẩu lệnh
Muốn chỉ huy tốt người chỉ huy phải hô đúng và dõng dạc các khẩu lệnh sau:
- Liên đội ( Chi đội, phân đội) tập hợp
- Nghiêm - Nhìn trước thẳng - Thôi!
- Nghiêm - Chào cờ - Chào !
- Nghiêm! Nghỉ!
- Liên đội! (chi đội, phân đội ) điểm số, báo cáo!
- Bên trái ( phải,đằng sau) - Quay!
- Tiến ( lùi, sang phải,trái) n bước - Bước!
- Dậm chân - Dậm!
- Chạy đều - Chạy!
- Đứng lại - Đứng!
- Vòng bên trái ( phải) - bước!
- Vũng bờn trỏi (phải) – chạy!
- Cự li rộng ( hẹp) nhìn chuẩn - thẳng ( đối với hàng ngang, hàng dọc,chữ U)
- Cự li rộng ( hẹp) chỉnh đốn đội ngũ ( Đối với đội hình vòng tròn)
* Phối hợp giữa khẩu lệnh và các động tác chỉ huy trong điều khiển đơn vị
- Yêu cầu các khẩu lệnh phải chính xác, hô to, rõ ràng để mọi người đều nghe thấy Khi số lượng người đông thi phải dùng còi
+ Phân đội hàng ngang: Phân đội trưởng đứng đầu các Đội viên khác lần lượt đứng
về phía trái phân đội trưởng, đứng cuối hàng là phân đội phó
Trang 15+ Chi đội hàng ngang: Các phân đội xếp hàng ngang, phân đội 1 trên cùng là chuẩn
các phân đội khác đứng sau phân đội 1
+ Liên đội hàng ngang: Các chi đội xếp hàng dọc, chi đội 1 là chuẩn đội hình triển khai về phía trái chi đội 1 theo thứ tự
- Đội hình chữ U: Được dùng để chào cờ, kết nạp Đội viên hoặc tổ chức các hoạt
động
Chi đội tập hợp đội hình chữ U Phân đội 1 là cạnh đầu của chữ U phân đội cuối là cạnh kia của chữ U Các phân đội khác là cạnh đáy của chữ U
- Đội hình vòng tròn: Dùng để tổ chức vui chơi, đốt lửa trại, múa hát tập thể Khi
có lệnh của chỉ huy các Đội viên chạy tại chỗ sau đó chạy đều lần lượt theo thứ tự các phân đội ( hướng chạy ngược chiều kim đồng hồ) Lấy vị trí đứng của người chỉ huy làm tâm vòng tròn Khi chỉ huy bỏ tay xuống toàn đơn vị quay mặt vào người
+ Đối với phân đội: Khẩu lệnh: “ Nhìn trước - thẳng”
Dứt động lệnh “ thẳng” Đội viên nhìn gáy người đứng trước tay trái giơ thẳng lòng bàn tay vuông góc với mặt đất, các ngón tay khép kín và chạm vào vai người
đứng trước Khi nghe lệnh “thôi “thì bỏ tay xuống đứng nghiêm
+ Đối với chi đội: Khẩu lệnh: “ Cự li rộng ( hẹp) nhìn chuẩn - thẳng”
Dứt động lệnh “ thẳng” các phân đội trưởng dùng tay trái để xác định cự li giữa các phân đội Đội viên phân đội 1 dùng tay trái để xác định cự li giữa các Đội viên
Đội viên các phân đội khác nhìn phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng dọc, nhìn Đội viên phân đội 1 để chỉnh đốn hàng ngang Khi nghe lệnh thôi thì bỏ tay xuống toàn
đơn vị đứng nghiêm
- Chỉnh đốn đội hình hàng ngang
+ Đối với phân đội: Khẩu lệnh “ Cự li rộng hẹp nhìn chuẩn - thẳng”
Dứt động lệnh “ thẳng” Đội viên nhìn phân đội trưởng đồng thời dùng tay trái
để xác định cự li giữa các Đội viên Khi nghe khẩu lệnh “ Thôi ” thì bỏ tay xuống
đứng nghiêm
+ Đối với chi đội: Khẩu lệnh: “Cự li rộng ( hẹp) nhìn chuẩn - thẳng”
Dứt động lệnh “ thẳng” các phân đội trưởng dùng tay trái để xác định cự li hàng dọc Các Đội viên phân đội 1 dùng tay trái để xác định cự li hàng ngang Đội viên các phân đội khác nhìn phân đội trưởng của mình để chỉnh đốn hàng ngang, nhìn Đội viên phân đội 1 để chỉnh đốn hàng dọc
- Chỉnh đốn đội hình chữ U : Được coi như những hàng ngang nối lại
Khẩu lệnh: “ Cự li rộng ( hẹp) nhìn chuẩn - thẳng”
Dứt động lệnh “ thẳng ” các Đội viên nhìn phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng
Trang 16bởi tay trái của phân đội phó phân đội 1 đưa chạm vai phân đội trưởng phân đội 2
và tay trái phân đội phó phân đội 2 đưa ra phía trước chạm vai phải phân đội trưởng phân đội cuối
- Chỉnh đốn đội hình vòng tròn: Khẩu lệnh: “Cự li rộng ( hẹp) chỉnh đốn đội ngũ” Sau động lệnh cự li hẹp được tạo nên do hai Đội viên đứng cạnh nhau nắm tay nhau, cánh tay tạo với thân người 1 góc 45 độ
Cự li rộng được tạo nên do hai Đội viên đứng cạnh nhau nắm tay nhau dang thẳng( cánh tay vuông góc với thân người)
Đội viên ở hàng bên phải khi bước đến điểm quay thì bước dài hơn đồng thời quay bên trái và đi tiếp hoặc chạy tiếp
- Vòng phải: Tiến hành ngược lại với vòng trái
- Vòng đằng sau: Khi nghe lệnh: “ Vòng đằng sau - bước” toàn đơn vị đang đi đều, chạy đều tiến hành chuyển hướng vòng, hướng chuyển là 180 độ
* Điểm số - Báo cáo
- Điểm sổ ở phân đội: Khi nghe khẩu lệnh “ Phân đội điểm số” thì phân đội trưởng bước lên trước 3 bước quay mặt lại đơn vị hô “ Nghiêm - phân đội điểm số”đồng thời hô một Các đội viên khác lần lượt hô số tiếp theo, vừa hô vừa đánh mặt sang
trái cho đến người cuối cùng hô số thứ tự của mình rồi hô hết thật to
- Điểm số toàn chi đội: Khi nghe lệnh của Liên đội trưởng hoặc Tổng phụ trách : “
Chi đội điểm số ” Chi đội trưởng bước lên vị trí chỉ huy hô: “ Nghiêm - Chi đội
điếm số”Phân đội trưởng phân đội 1 hô “một”, các đội viên phân đội 1 điểm số
đến người cuối cùng, điểm số xong hô hết Phân đôị trưởng phân đội 2 hô tiếp số cuối cùng của phân đội 1 Các đội viên điểm số tiếp cứ như vậy cho đến số cuối
cùng của phân đội cuối cùng
Chi đội trưởng cộng số cuối cùng với số ban chỉ huy chi đội, đội cờ và báo cáo với Liên đội
- Báo cáo: Sau khi đã điểm số xong trưởng đơn vị cho đơn vị đứng nghiêm và tiến
đến chỉ huy cách chỉ huy khoảng 2m nói: Báo cáo đồng thời giơ tay chào, chỉ huy giơ tay chào đáp lại, 2 người cùng bỏ tay xuống Báo cáo chi đội trưởng (Liên đội trưởng,TPT) Phân đội, chi đội, Liên đội có… Đội viên, có mặt… Đội viên vắng… Chỉ huy đáp lại “ được”trưởng đơn vị chào chỉ huy, chỉ huy nói ”rõ” và chào đáp lại cả hai cùng bỏ tay xuống Trưởng đơn vị về trước đơn vị hô “nghỉ” và trở về vị
trí
Trang 171.2.2.Nghi lễ và thủ tục nghi lễ của Đội thiếu niờn tiền phong Hồ Chớ Minh.
a Lễ chào cờ
* Mục đích ý nghĩa: Nhằm giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước, yêu Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, gắn bó và tự hào về tổ chức Đội của mình
Hình thành và củng cố ở các em lòng quyết tâm xây dựng Tổ chức Đội ngày càng vững mạnh
Lễ chào cờ là một nghi lễ mở đầu cho một buổi sinh hoạt, hoạt động của Đội Khi tổ chức lễ phải trang nghiêm gây ấn tượng sâu sắc cho các em
* Yêu cầu
- Chuẩn bị chu đáo về nội dung và hình thức
- Địa điểm: Đủ chỗ cho đơn vị hoạt động
- Thời gian: Phù hợp với qui mô buổi lễ
* Diễn biến buổi lễ
Sau khi tập hợp đơn vị, ổn định đội hình, chỉ huy hô: Đội nghi lễ về vị trí mời quý đại biểu, các thầy cô và các bạn chuẩn bị làm lễ chào cờ
Chỉ huy hô: “Nghiêm! ( nếu có kèn hiệu thổi 1 hồi)
Chỉ huy hô: “Chào cờ - Chào” cờ giương lên hoặc kéo, Đội viên giơ tay chào, trống chào cờ đánh 3 hồi Dứt tiếng trống chỉ huy hô: Quốc ca ( đánh trống Quốc ca, Đội viên hát bài hát Quốc ca)
- Hát hết bài Quốc ca chỉ huy hô Đội ca ( đánh trống Đội ca, Đội viên hát bài hát
Đội ca)
- Hết bài hát Đội ca chỉ huy quay mặt về phía đơn vị hô khẩu hiệu Đội “ Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại - Sẵn sàng” Tất cả các Đội viên đáp ‘Sẵn sàng 1 lần không giơ tay” Nếu có phút sinh hoạt truyền thống thì sau lời đáp sẵn sàng chỉ huy hô: “ Phút sinh hoạt truyền thống bắt đầu”
- Hết phút sinh hoạt truyền thống chỉ huy hô: Mời đội nghi lễ về vị trí
* Các hình thức tổ chức lễ chào cờ: cú 3 hỡnh thức
- Cờ được treo sẵn trên lễ đài hoặc trên cột cờ
- Đội viên cầm cờ đứng trước đơn vị ( quay mặt về đơn vị)
+ Chào cờ Chi đội: Cờ do 1 đội viên cầm đứng trước đơn vị, quay mặt về đơn vị + Chào cờ Liên đội: Đội cờ gồm 3 em + 2 em hộ cờ đứng quay mặt về phía đơn vị.(cờ Tổ quốc ở giữa,cờ Đội bên phải, cờ Đoàn bên trái cờ Tổ Quốc, 2 hộ cờ đứng
2 bên)
- Kéo cờ : 1 đội viên cầm dây kéo cờ,1 đội viên cầm dây thả cờ
b Lễ diễu hành
* ý nghĩa: Lễ diễu hành được tổ chức nhân các ngày lễ lớn của Đội và nhà trường,
nhằm biểu dương lực lượng, giới thiệu thành tích của Đội
* Yêu cầu:
- Chuẩn bị đội hình diễu hành, đội cờ, đội trống, khán đài
- Kẻ vẽ sơ đồ, vị trí tập kết, vị trí diễu hành cho các đơn vị
- Báo cáo thành tích của các tập thể và những cá nhân điển hình
- Trang phục cho chỉ huy và các đội viên tham gia buổi lễ