1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng phương pháp tổ chức công tác đội và thực hành công tác đội và sao nhi đồng

38 888 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 6,08 MB

Nội dung

Bài giảng phương pháp tổ chức công tác Đội và thực hành công tác Đội và Sao nhi đồng được biên soạn nhằm phục vụ yêu cầu học tập của sinh viên và là tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho si

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Phương pháp tổ chức công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ chí Minh (TNTP HCM, thực hành công tác Đội và Sao nhi đồng là môn học được đưa vào trong chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ Cao đẳng Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của người phụ trách trong các trường Tiểu học Bài giảng phương pháp tổ chức công tác Đội và thực hành công tác Đội và Sao nhi đồng được biên soạn nhằm phục vụ yêu cầu học tập của sinh viên và là tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho sinh viên hệ Cao đẳng giáo dục Tiểu học trường Đại học Quảng Bình Thông qua tài liệu bài giảng này giúp cho sinh viên nắm được các nội dung chính như sau:

Chương1: Phương pháp tổ chức và thực hành công tác Đội TNTP HCM

1.1 Những vấn đề chung về công tác Đội TNTP HCM

1.2.1 Mục đích, tính chất, nhiệm vụ của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh(TNTP HCM)

1.2.2 Hệ thống tổ chức của Đội TNTP HCM

1.2.3 Các nguyên tắc hoạt động Đội TNTP HCM

1.2.4 Phương pháp Công tác Đội TNTP HCM

1.2.5 Nội dung và hình thức hoạt động Đội

1.2.Thực hành công tác Đội TNTP HCM

1.2.1 Nghi thức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

1.2.2 Nghi lễ và thủ tục nghi lễ của Đội

1.2.3 Hát, múa, trò chơi thiếu nhi

Chương 2: Phương pháp tổ chức và thực hành công tác Sao nhi đồng 2.1.1 Những quy định chung về Nhi đồng và Sao nhi đồng

2.1.2.Hoạt động nhi đồng ở trường Tiểu học

2.1.3 Hướng dẫn tổ chức hoạt động Nhi đồng và Sao nhi đồng

Sau khi học xong chương trình phương pháp công tác Đội và thực hành công tác Đội và Sao nhi đồng, sinh viên có khả năng vận dụng giải quyết trong thực tế khi đi thực tập ở các trường Tiểu học và làm công tác chủ nhiệm lớp sau này

Bài giảng được biên soạn để giảng dạy cho sinh viên hệ Cao đẳng giáo dục Tiểu học, là bộ môn mới biên soạn nên không thể tránh được những thiếu sót nhất định Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các đồng nghiệp và các anh, chị sinh viên để bài giảng lần sau được hoàn thiện tốt hơn

Trang 2

1.1.1.Mục đích, tính chất, nhiệm vụ của Đội

* Mục đích

- Mục đích trước mắt: Giáo dục và rèn luyện Đội viên Thiếu niên và Nhi đồng theo 5 điều bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, Đội viên tốt, Đoàn viên Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

- Mục đích lâu dài: Giáo dục, rèn luyện Đội viên Thiếu niên và Nhi đồng thực hiện lý tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam,của Bác Hồ vĩ đại và xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

*.Tính chất

Tính chất của Đội gồm có 3 tính chất cơ bản đó là: Tính chất quần chúng tính chất giáo dục, tính chất chính trị

+ Tính chất quần chúng

- Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của Thiếu nhi Việt Nam

từ 9 – 14 tuổi do các em làm chủ, tự quản mọi hoạt động dưới sự hướng dẫn của Phụ trách Đội

- Đội thu hút tất cả các em trong độ tuổi tham gia, không phân biệt thành phần, tôn giáo, dân tộc, giới tính miễn là các em có đủ 2 điều kiện: Tự nguyện viết đơn xin vào Đội và được quá ½ Đội viên trong chi đội đồng ý

* Lưu ý: Người phụ trách Đội cần phải hiểu tổ chức quần chúng của Đội để

tránh 3 khuynh hướng sau:

- Thu hẹp tổ chức Đội coi việc tổ chức Đội là tổ chức của những em có thành tích, chăm ngoan

- Kết nạp ồ ạt, buông lỏng tổ chức giáo dục làm giảm uy tính Đội

- Không tôn trọng các em, áp đặt, hành chính hoá Đội, không bao biện làm thay biến Đội thành lớp học thứ 2

Trang 3

- Tổ chức Đội là tổ chức nồng cốt trong phong trào Thiếu nhi, là lực lượng

dự bị của Đoàn, lực lượng lao động trong tương lai

- Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh hợp tác với phong trào Thiếu nhi trong khu vực và trên thế giới vì quyền lợi của trẻ em và vì hoà bình, hạnh phúc của dân tộc

* Nhiệm vụ của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Có 3 nhiệm vụ chính là: Tập hợp Thiếu niên Nhi đồng tham gia các hoạt động của Đội; Xây dựng Đội vững mạnh; Đoàn kết, hợp tác với các phong trào Thiếu nhi trong khu vực và trên thế giới đấu tranh bảo vệ quyền lợi của trẻ em

+ Tập hợp, đoàn kết thu hút tất cả Thiếu niên Nhi đồng cho các em Thiếu nhi tham gia mọi hoạt động do nhà trường và Đội tổ chức.Tạo điều kiện cho các em phát huy mọi khả năng của mình trong mọi lĩnh vực hoạt động

+ Xây dựng Đội vững mạnh, làm tốt công tác Đội và phong trào Thiếu nhi trong trường học và trên địa bàn dân cư

+ Không ngừng củng cố và mở rộng tình đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào Thiếu nhi ở khu vực và trên thế giới để cùng tham gia đấu tranh bảo về quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em, vì hoà bình hạnh phúc của các dân tộc

- Điều kiện để thành thành lập Liên đội phải có từ 3 chi đội trở lên do BCH Đoàn trường hoặc BCH Đoàn xã phường quyết định

- Mỗi năm Liên đội đại hội một lần vào đầu năm học để bầu ra Ban chỉ huy Liên đội có nhiệm vụ điều hành các hoạt động của Đội trong trường học

- Mỗi Liên đội có một Tổng phụ trách thay mặt Đoàn Thanh niên cộng sản

Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách Đội

 Nhiệm vụ của Liên đội

- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động cho Liên đội trong cả năm học

- Trực tiếp tổ chức hoạt động của Liên đội, tổ chức Đại hội Liên đội hàng năm bầu ra Ban chỉ huy Liên đội, hướng dẫn các Chi đội tiến hành Đại hội

- Bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội, các tổ nhóm chuyên môn, Đội viên phấn đấu lên Đoàn; Thành lập Chi đội mới, phụ trách công tác Nhi đồng

- Phối hợp với các Liên đội bạn, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục và xây dựng Đội vững mạnh

- Xét duyệt khen thưởng, danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ và bầu đại biểu đi

dự Đại hội cấp trên Động viên, theo dõi, chỉ đạo các Chi đội hoạt động, đánh giá xếp loại thi đua, sơ kết, tổng kết năm học

Trang 4

1.1.2.2 Chi đội

- Chi đội là đơn vị trung tâm của công tác Đội trực tiếp điều hành quản lý giáo dục Đội viên Ở trong nhà trường Chi đội gắn với lớp học, có từ 3 Đội viên trở lên thành lập được 1 Chi đội

- Ban chỉ huy Chi đội do Đại hội Chi đội bầu ra và thực hiện các nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của phụ trách Chi đội

 Nhiệm vụ của Chi đội

- Xây dựng chương trình hành động và tổ chức các hoạt động của Chi đội trong từng năm học, học kỳ, tuần , tháng, năm

- Khen thưởng, uốn nắn kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích hoặc khuyết điểm, bình xét danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ cấp Chi đội

- Kết nạp Đội viên, bồi dưỡng Đội viên lớn tuổi vào Đoàn, tổ chức lễ trưởng thành cho các Đội viên hết tuổi Đội

- Bồi dưỡng và cử phụ trách Sao Nhi đồng, trực tiếp phụ trách Nhi đồng một lớp dưới theo phân công của Liên đội

- Tổ chức Đại hội Chi đội, bầu Ban chỉ huy Chi đội, cử đại biểu đi dự Đại hội Liên đội, tổ chức các cuộc họp thường kỳ của Chi đội

- Cử Phân đội trưởng theo dõi, chỉ đạo các hoạt động của Phân đội

* Phân đội

Là đơn vị nhỏ nhất của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, phân đội trưởng ứng với một tổ trong lớp học Mỗi phân đội có một phân đội trưởng và một phân đội phó do tập thể phân đội bầu ra được Ban chỉ huy Chi Đội đồng ý

 Nhiệm vụ của Phân đội

- Bàn bạc lập kế hoạch thực hiện các công việc theo Nghị quyết của Chi đội bầu ra

- Đôn đốc các Đội viên của phân đội thực hiện các công việc được giao Giúp các Đội viên cùng nhau học tập và tham gia tốt các hoạt động của Đội

- Giới thiệu Đội viên mới và các phụ trách Sao Nhi đồng

- Đoàn kết sẵn sàng phối hợp với các phân đội bạn trong các hoạt động để đưa Chi đội phát triển thành Chi đội mạnh

1.1.2.3.Hội đồng đội các cấp

Là cơ quan đại diện cho tổ chức Đội nằm trong hệ thống tổ chức Đội có

cơ sở từ Phường xã đến Trung ương do Ban chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra Hội đồng Đội có quy chế tổ chức và hoạt động theo quyết định của Ban thường vụ trung ương Đoàn

+ Chức năng của Hội đồng Đội

- Tham mưu giúp Ban giám hiệu, Ban thường vụ Đoàn cùng cấp những chủ trương, biện pháp, nội dung về công tác Đội và phong trào Thiếu nhi

- Tổ chức thực hiện các chủ trương nhiệm vụ của Đoàn về công tác Đội và công tác Thiếu nhi

- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội, các tổ chức quốc gia, quốc tế vì trẻ em

+ Nhiệm vụ của Hội đồng đội

Trang 5

- Giúp Ban chấp hành Đoàn phụ trách công tác Đội, phát triển phong trào giáo dục Thiếu nhi theo đường lối quan điểm giáo dục của Đảng

- Nghiên cứu đề xuất Ban chấp hành, Ban thường vụ Đoàn những chủ trương biện pháp, nhiệm vụ công tác Đội và phong trào Thiếu nhi từng thời kỳ

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các chủ trương của Đoàn về công tác Đội cho Hội đồng đội cấp dưới và các trung tâm giáo dục ngoài nhà trường

- Tổng kết, phổ biến, áp dụng kinh nghiệm thực tiễn, báo cáo tình hình hoạt động của Hội đồng Đội với Ban chấp hành Đoàn cùng cấp và Hội đồng đội cấp trên

- Phối hợp với Uỷ ban bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em để quan tâm đến việc xây dựng Đội và sự phát triển của trẻ em

1.1.3 Các nguyên tắc hoạt động của Đội TNTP HCM

* Khái niệm nguyên tắc hoạt động Đội

Nguyên tắc hoạt động Đội là cơ sở để xây dựng nội dung, hình thức và các phương pháp công tác Đội, nó chi phối toàn bộ các hoạt động của Đội Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau của cách mạng nội dung, hình thức, phương pháp công tác Đội có thể thay đổi để phù hợp với thực tiễn của đất nước, song nguyên tắc hoạt động Đội vẫn được giữ vững, chúng có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau trong thực tiễn

 Các nguyên tắc hoạt động của Đội

Có 6 nguyên tắc:

+ Nguyên tắc đảm bảo định hướng chính trị xã hội

+ Nguyên tắc đảm bảo tính tự nguyện gia nhập Đội và tham gia tích cực vào các hoạt động của Thiếu nhi

+ Nguyên tắc đảm bảo tính tự quản của Đội trên cơ sở có sự phụ trách trực tiếp của Đoàn và sự hướng dẫn sư phạm của người lớn

+ Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của Đội viên

+ Nguyên tắc đảm bảo tính lảng mạn, gây hứng thú mang màu sắc vui chơi trong các hoạt động Đội

+ Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống liên tục trong các hoạt động của Đội 1.3.1 Nguyên tắc đảm bảo định hướng chính trị - xã hội

* Ý nghĩa

- Đảm bảo định hướng chính trị - xã hội được coi là nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt trong các hoạt động của Đội, chính là giữ vững mục tiêu giáo dục của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm giáo dục, rèn luyện các em trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt

- Phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh

* Yêu cầu

Khi tổ chức các hoạt động cần đảm bảo các nội dung sau:

Trang 6

- Hoạt động Đội giáo dục cho các em về truyền thống dân tộc, truyền thống đấu tranh anh dũng của Đảng và nhân dân ta, củng cố, nâng cao lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc

- Hoạt động Đội góp phần hình thành cho Đội viên Thiếu niên thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng,

- Hoạt động Đội từng bước hình thành và củng cố niềm tin cho các em vào

sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Hoạt động Đội giúp các em thêm yêu quý cuộc sống, rèn luyện phẩm chất, năng lực sẵn sàng tham gia vào công cuộc cách mạng của người lớn

1.3.2.Nguyên tắc đảm bảo tính tự nguyện gia nhập Đội và tham gia tích cực vào các hoạt động của đội viên

* Ý nghĩa

- Nguyên tắc này khẳng định tổ chức Đội là tổ chức của trẻ em chứ không phải là tổ chức của người lớn

- Mọi hoạt động của Đội phải do các em bàn bạc, xây dựng và thực hiện

- Tất cả Thiếu niên Nhi đồng đều có thể tự nguyện viết đơn xin gia nhập Đội khi thấy mình có đủ các điều kiện quy định trong Điều lệ Đội

- Thiếu nhi có quyền được tham gia vào các hoạt động do Đội tổ chức một cách chủ động sáng tạo

Trang 7

- Tin tưởng vào khả năng tự quản của tập thể Đội và Đội viên, chỉ hướng dẫn các em khi thật cần thiết (nên tập trung vàp khâu lập kế hoạch)

- Phát huy vai trò tự quản của các em và tạo điều kiện cho các em tự quản tốt 1.3.4.Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của đội viên

*Ý nghĩa

Lứa tuổi Thiếu niên Nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi có nhiều biến đổi về thể chất

và tâm sinh lý, đòi hỏi người phụ trách Đội khi tổ chức các hoạt động và giao nhiệm vụ cho các em cần phải chú ý đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi

và đặc điểm cá nhân của Đội viên

+ Hạng 3: Chương trình ĐVTNTP Măng non tư 9 – 11 tuổi

- Đặc điểm cá nhân Đội viên bao gồm cá tính, giới tính, hoàn cảnh, môi trường sống, trẻ em khuyết tật

- Để thực hiện tốt nguyên tắc này người phụ trách Đội phải có những tri thức

về tâm lý, giáo dục học, biết lựa chọn nội dung, hình thức phương pháp hoạt động Đội cho phù hợp

1.3.5.Nguyên tắc đảm bảo tính lảng mạn, gây hứng thú mang màu sắc vui chơi trong các hoạt động Đội

*Yêu cầu

- Tính lãng mạn gây hứng thú mang màu sắc vui chơi trong hoạt động Đội thể hiện sự tươi trẻ, lành mạnh chứ không mang tính phiêu lưu, huyền bí, viễn vông

- Tính lãng mạn thường được thể hiện ngay từ việc đặt tên của mỗi hoạt động Ví dụ: Hội khoẻ phù đổng, đi tìm địa chỉ đỏ, theo bước chân những người anh hùng

- Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được đối với lứa tuổi Thiếu nhi Đây

là lứa tuổi “học mà chơi, chơi mà học” Vì vậy cần đưa các trò chơi tạo không khí vui vẻ vào trong các hoạt động của Đội

*Lưu ý: Cần tránh sự nhầm lẫn giữa hoạt động Đội mang màu sắc vui chơi

với trò chơi

1.3.6 Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống liên tục trong hoạt động Đội

*Ý nghĩa

Trang 8

- Hoạt động Đội là hoạt động giáo dục, mà giáo dục là một quá trình liên tục

có hệ thống, có kế hoạch diễn ra từng giai đoạn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp

- Tính hệ thống liên tục trong hoạt động đội thể hiện ở mục đích giáo dục thống nhất của gia đình, nhà trường và xã hội là giáo dục các em học tập và rèn luyện theo năm điều Bác Hồ dạy

*Yêu cầu:

- Khi xây dựng kế hoạch hoạt động Đội anh chị phụ trách cần phải:

+ Có cái nhìn tổng thể, toàn diện về hoạt động giáo dục giữa nhà trường, địa phương và Đội TNTP HCM

+ Phải có sự thống nhất giữa Liên đội, chi đội, phân đội, kế họạch của nhà trường, kế hoạch năm là cơ sở để xây dựng kế hoạch học kỳ, tháng, tuần + Phải dựa vào nội dung chương trình hoạt động Đội hàng năm của các cấp

bộ Đoàn và Hội đồng đội các cấp từ Trung ương đến địa phương

- Hoạt động đội gắn chặt với hoạt động của nhà trường và hoạt động của Đoàn cơ sở Chương trình hoạt động, các nghị quyết của Đoàn về công tác Thiếu nhi và chương trình rèn luyện Đội viên là một thể thống nhất gắn bó với nhau

1.1.4 Các phương pháp công tác Đội TNTP HCM

1.4.1 Phương pháphoạt động tập thể mang tính xã hội hữu ích

Bao gồm hoạt động chữ thập đỏ, Trần Quốc Toản, ủng hộ bảo lụt có tác

dụng:

- Hình thành thái độ tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, học tập

- Thông qua các hoạt động các em được tiếp xúc, thâm nhập vào đời sống, vào nhịp điệu lao động đang diễn ra trên toàn đất nước Các em tự hào về những đóng góp nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước, đó là những thành quả cách mạng có ý nghĩa giáo dục rất lớn

* Khi sử dụng phương pháp hoạt động tập thể mang tính xã hội hữu ích yêu cầu phải:

- Làm cho toàn thể Đội viên hiểu rõ ý nghĩa và những yêu cầu đặt ra trong từng hoạt động

- Mỗ1.i hoạt động phải lập một kế hoạch, tự các em bàn bạc và thực hiện chu đáo, tỉ mĩ

- Dự kiến trước các tình huống, những khó khăn có thể gặp phải và biện pháp giải quyết Phân công công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và khả năng của từng Đội viên

- Sử dụng các hình thức thi đua động viên, khuyến khích Đội viên tham gia hoạt động Đội tốt

- Kịp thời sơ kết, tổng kết đánh giá từng hoạt động

1.4.2 Phương pháp trò chơi vui chơi

Trò chơi gồm các loại: Lớn, nhỏ, vừa, trò chơi phát triển trí tuệ, phát triển thể

lực, trò chơi giáo dục

* Khi sử dụng phương pháp trò chơi cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Trang 9

- Nội dung, hình thức chơi phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, giới tính, độ tuổi

- Hình thức tổ chức trò chơi luôn đổi mới, hấp dẫn Nội dung đi từ dễ đến khó,

từ đơn giản đến phức tạp

- Lựa chọn nội dung phải phù hợp với yêu cầu giáo dục và phải chuẩn bị tốt các dụng cụ, phương tiện nếu cần

- Với anh chị phụ trách cần phải có cẩm nang trò chơi

- Cần có các điểm vui chơi để các em tự tổ chức nhưng luôn được người lớn giám sát

1.4.3.Phương pháp thuyết phục trong công tác Đội

Có 2 phương pháp: Phương pháp thuyết phục bằng lời nói và phương pháp thuyết phục bằng những tấm gương điển hình

- Phương pháp thuyết phục bằng lời nói: Thông qua các cuộc họp, sinh hoạt, hội thảo, phát thanh, truyền thanh, truyền hình

*Khi sử dụng phương pháp này cần phải:

+ Chân thành, cởi mở, hấp dẫn

+ Lời nói rõ ràng, ngắn gọn, sinh động, súc tích

+ Động viên các em tích cực tham gia thảo luận, tranh luận

- Phương pháp thuyết phục bằng những tấm gương điển hình như: cuộc dời và

sự nghiệp của Bác Hồ, những tấm gương điển hình trong học tập, lao động, sinh hoạt Đội ở trường, lớp, các địa phương

1.4.4 Phương pháp giao nhiệm vụ cho mỗi Đội viên

- Chủ yếu là ở phân đội, chi đội, liên đội nhằm giúp các em góp sức mình vào trong các hoạt động của Đội.Qua đó giáo dục lòng tin, ý thức trách nhiệm, tính

tự quản trong Thiếu nhi

* Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý:

- Phải đảm bảo tính vừa sức, khả năng và trình độ của Đội viên và tập thể Đội

- Giúp các em hiểu sâu sắc nhiệm vụ được giao và phấn đấu hoàn thành tốt

- Dựa vào điều kiện các em mà phân công công việc hợp lý không ảnh hưởng đến việc học tập và giúp đỡ gia đình

- Có kế hoạch giám sát, kiểm tra, đôn đốc, phát hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện

- Đánh giá cong bằng khách quan từng công việc

1.4.5 Phương pháp thi đua trong công tác Đội

- Thi đua là phương pháp đề cao và kích thích hoạt động của tập thể và Đội viên Nếu làm tốt sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp cho tổ chức đội hoàn thành nhiệm vụ của mình, ngược lại thì chất lượng hiệu quả hoạt động đội thấp

- Phương pháp thi đua trong công tác Đội bao gồm:

+ Thi đua học tập giữa Đội viên và tập thể Đội

Ví dụ: Nền nếp học tập, kết quả học tập, thi học sinh giỏi, vỡ sạch, chữ đẹp

+ Thi đua lao động, như kết quả lao động ở trường, ở nhà, chăm sóc, giúp đỡ các gia đình neo đơn, liệt sĩ, có công với cách mạng

+ Thi đua về Văn nghệ thể dục thể thao, các hội thi

Trang 10

* Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý:

+ Giải thích cho Đội viên hiểu rõ mụch đích, nội dung và tiêu chuẩn thi đua

+ Hình thức thi phải phong phú và sinh động

+ Tránh biến thi đua thành ganh đua

+ Đánh giá thi đua phải công bằng, dân chủ và công khai

+ Thi đua phải đạt sự đoàn kết, niềm vui sướng tự hào về thành tích đã đạt được 1.4.6 Phương pháp khen thưởng và khiển trách

- Khen thưởng và khiển trách bao gồm:

+ Khen bằng lời, bằng nhận xét, bình bầu, giấy chứng nhận, tặng phẩm, giấy khen

+ Khiển trách bằng nhắc nhỡ khéo léo thông qua tập thể, góp ý bằng dư luận không nên dùng biện pháp hành chính

- Hình thức khen thưởng và khiển trách

+ Khen thưởng: Tuyên dương, biểu dương; giấy khen, bằng khen; thưởng huy hiệu; công nhận danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ; công nhận tập thể Liên, Chi đội mạnh

+ Khiển trách: Phê bình trước tập thể; nhắc nhỡ trên báo tường, bảng tin; không cho tham gia một hoạt động nào đó của Đội TNTP HCM; xoá tên trong danh sách Đội viên nếu vi phạm khuyết điểm quan trọng

* Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý:

- Phải công bằng khách quan và chính xác

- Phát huy vai trò của Đội trong việc xem xét khiển trách

- Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác

* Tóm lại: 6 phương pháp trên là những phương pháp chủ yếu có thể sử dụng

cho mọi đối tượng trong quá trình hoạt động Đội

1.1.5.Nội dung, hình thức hoạt động Đội

1.5.1 Nội dung hoạt động Đội

- Nội dung hoạt động đội là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố những quá trình tạo nên hoạt động đội nhằm thực hiện mục đích của Đội và mục tiêu của nhà trường phổ thông Nội dung cụ thể gồm:

+ Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống

+ Giáo dục ý thức, trách nhiệm, thái độ trong học tập, văn hoá, khoa học và công nghệ

+ Giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp

+ Giáo dục thể chất, vệ sinh và bảo vệ môi trường

+ Giáo dục thẩm mĩ, văn hoá nghệ thuật

+ Giáo dục tinh thần đoàn kết, tình hữu nghị giữa các dân tộc

- Nội dung hoạt động đội mang tính toàn diện, đa dạng và phong phú,các nội dung cụ thể của hoạt động đội có mối quan hệ biện chứng với nhau, đan xen nhau, bổ trợ cho nhau cùng tác động đến đội viên và tập thể đội trong quá trình hoạt động

1.5.2 Hình thức hoạt động đội

- Hình thức hoạt động đội là phương thức biểu hiện, là hệ thống các mối liên hệ giữa các yếu tố của hoạt động đội Hình thức hoạt động đội là sự thể hiện của

Trang 11

nội dung hoạt động đội được quy định bởi tính chất và nguyên tắc của hoạt động đội

- Hình thức hoạt động đội gồm có hình thức bên ngoài và hình thức bên trong

+ Hình thức bên ngoài của hoạt động đội nói lên quy mô, hình dáng, màu sắc, số lượng của hoạt động đội

+ Hình thức bên trong của hoạt động đội gồm: Cơ cấu, sự gắn kết, sắp xếp các yếu tố nhằm diễn đạt những tư tưởng, nội dung hoạt động đội

1.5.3 Một số nội dung, hình thức hoạt động Độicụ thể:

- Tuyên truyền, cổ động, báo tường…

- Thi tìm hiểu về các ngày lễ lớn của đất nước

- Tổ chức, xây dựng quỹ giúp bạn nghèo vượt khó

- Tổ chức hội thảo, nghe báo cáo về tình hình chính trị

- Hiểu trách nhiệm của cá nhân với tập thể: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”

- Xác định trách nhiệm của mình đối với gia đình, nhà trường và xã hội

- Giáo dục các em trở thành những con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt

- Hội vui học tập, thi vở sạch chữ đẹp

- Tổ chức các câu lạc bộ, các nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến, giờ học hay, ngày học tốt…

- Tổ chức các cuộc tham quan du lịch, cắm trại …

- Giáo dục ý thức, trách nhiệm , mục đích, động cơ, thái độ trong học tập, xây dựng nền nếp, hứng thú giúp nhau học tập tốt và khả năng ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống…

- Giáo dục tinh thần đoàn kết,

có trách nhiệm giúp đỡ nhau cùng học tập tốt

- Tham quan các cơ sở sản xuất

- Trao đổi, tọa đàm với các nhà doanh nghiệp trẻ

- Tổ chức các buổi lao động công ích

- Tổ chức các cuộc triển lãm, các hội thi nấu ăn, cắm hoa…

- Giáo dục lòng yêu lao động,tôn trọng người lao động, yêu quý thành quả lao động

- Có ý thức, trách nhiệm trong lao động, làm quen với lao động từ đơn giản đến phức tạp

- Có sức khỏe, tính khéo léo

- Thông qua lao động dần dần định hướng nghề nghiệp cho

Trang 12

- Tham gia lao động sản xuất với cỏc

cơ sở sản xuất tại địa phương…

- Tham quan du lịch, hành quõn cắm trại, rốn luyện sức khỏe

- Tổ chức cõu lạc bộ y tế, lớp học cứu thương nhỏ tuổi, ngày khụng hỳt thuốc lỏ…

- Nhận thức về mục đớch của việc luyện tập thể thao, rốn luyện sức khỏe, vệ sinh cỏ nhõn

- Thường xuyờn tập thể dục, nõng cao sức khỏe

- Giỏo dục ý thức giữ gỡn vệ sinh cỏ nhõn, vệ sinh mụi trường

Giỏo dục

thẩm mĩ,

văn hoỏ

nghệ thuật

- Tổ chức hướng dẫn cỏc em tham quan

du lịch, cỏc hoạt động văn húa, nghệ thuật

- Tổ chức, hướng dẫn đọc sỏch bỏo, đọc truyện

- Tổ chức cỏc cuộc tham quan nhà bảo tàng, danh lam thắng cảnh

- Xem phim ảnh, kịch, ca mỳa, húa nhạc…

- Sưu tầm tranh ảnh nghệ thuật

- Thi hỏt và vẽ theo chủ đề

- Giỏo dục cho thiếu nhi cú những hiểu biết sơ đẳng về cỏi đẹp trong cuộc sống, văn học, văn húa, nghệ thuật

- Giỏo dục truyền thống cỏch mạng, hỡnh thành thế giới quan khoa học, nhõn sinh quan đỳng đắn

- Tổ chức giao lưu, tham gia cỏc trại

hố, tham quan du lịch nước ngoài

- Tham gia cỏc hoạt động quốc tế của thanh thiếu nhi cỏc nước

- Gặp gỡ cỏc bạn thiếu nhi quốc tế

- Giỏo dục ý thức tổ chức kĩ luật, tỡnh đoàn kết nõng cao trỡnh độ chuyờn mụn, kĩ năng tổ chức của Ban chỉ huy đội

- Làm cho cỏc em hiểu biết về cỏc bạn thiếu nhi quốc tế

- Củng cố và tăng cường tỡnh đoàn kết

- Tham gia cỏc phong trào đấu tranh vỡ hũa bỡnh, vỡ tiến bộ xó hội

1 2 Thực hành cụng tỏc Đội.

1.2.1 Những kỹ năng cơ bản của người Đội viên

* Thuộc và hát đúng bài hát Quốc ca và Đội ca

- Bài hát Quốc ca nhạc và lời của Văn Cao

- Bài hát Đội ca nhạc và lời của Phong Nhã

- Khẩu lệnh: Quốc ca! Đội ca!

*Thắt và tháo khăn quàng đỏ

- Động tác thắt khăn

- Khẩu lệnh:Thắt khăn

Trang 13

- Dựng cổ áo sơ mi - Gấp đổi chiều cạnh đáy của khăn lại để chiều cao của khăn còn khoảng 15cm Đặt khăn lên vai, so hai đầu khăn bằng nhau đặt đầu khăn bên trái lên đầu khăn bên phải

- Vòng đuôi khăn bên trái vào trong đưa lên trên và kéo ra ngoài

- Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải và buộc tiếp thành nút với dải khăn bên phải

- Thắt nút khăn, chỉnh cho 2 dải khăn trên và dưới xoè ra, sửa nút khăn vuông vắn Bẻ cổ áo xuống về tư thế nghiêm

- Động tác tháo khăn

- Khẩu lệnh: Tháo khăn!

- Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn bên phải ở phía trên nút khăn, rút khăn ra người ở tư thế nghiêm

*Chào kiểu Đội viên

- Khẩu lệnh: Chào cờ - Chào

- Đội viên thực hiện động tác chào ở tư thế nghiêm, mặt hướng về phía chào, chào bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đỉnh đầu cách thuỳ trán khoảng 5 cm Bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khuỷu tay chếch ra phía trước tạo với thân người một góc khoảng 130 độ

- Giơ tay chào và bỏ xuống theo đường ngắn nhất không gây tiếng động

- Đội viên chào khi dự lễ chào cờ, đón đại biểu, báo cáo với cấp trên, diễu hành qua lễ đài, lễ tưởng niệm và chỉ chào khi mang khăn quàng đỏ, mang huy hiệu

Đội

d Hô đáp khẩu hiệu Đội

- Sau khi chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca xong người điều hành lễ chào cờ ( TPT, LĐT, LĐP nếu cấp trưởng vắng thì cấp phó thay) bước ra giữa đội hình và quay mặt về phía đơn vị hô khẩu hiệu Đội

“ Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì lý tưởng của Bác Hồ Vĩ đại - Sẵn sàng” Toàn đơn vị hô đáp lại “Sẵn sàng ” một lần không giơ tay

*Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ

- Cầm cờ: Cầm cờ bằng tay phải, 5 ngón tay nắm cán cờ cao ngang thắt lưng,

đốc cán cờ đặt trên mặt đất, sát ngón út của bàn chân phải

+ Cầm cờ ở tư thế nghiêm Khẩu lệnh: “Nghiêm”

Khi nghe khẩu lệnh “Nghiêm” thì kéo cờ áp sát vào thân mình người ở tư thế nghiêm

+ Khẩu lệnh: “ Giương cờ ”

+ Động tác giương cờ: Từ tư thế cầm cờ nghiêm chuyển sang giương cờ Tay phải cầm cán cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20 - 30

cm Tay phải chuyển xuống nắm đốc cán cờ kéo sát vào ngang thắt lưng

- Vác cờ: Được thực hiện khi diễu hành, đi đều, chạy đều, vào vị trí chào cờ, duyệt đội

Trang 14

+ Khẩu lệnh: “Vác cờ”

* Các động tác cỏ nhõn tại chỗ và di động

- Các động tác cỏ nhõn tại chỗ: Cú 7 động tỏc Nghiờm, nghỉ, quay bờn phải,

quay bờn trỏi, quay đằng sau, dậm chõn tại chỗ, chạy tại chỗ

+ Nghiêm: Người ở tư thế đứng khi cú lệnh nghiờm, người thẳng đứng, mắt nhỡn thẳng, hai tay khộp sỏt thõn người, bàn tay nắm tự nhiờn, hai chõn thẳng khộp sỏt, hai bàn chõn tạo thành hỡnh chữ V chếch nhau một gúc khoảng 60 độ

+ Nghỉ: Người ở tư thế đứng, khi cú lệnh “nghỉ” hai tay để thẳng thoải mỏi, chõn trỏi hơi chựn xuống, trọng tõm dồn vào chõn phải, khi mỏi cú thể đổi chõn + Động tỏc quay bờn phải: Khi cú lệnh “Bờn phải - quay” sau động lệnh quay người đứng nghiờm, lấy gút chõn phải làm trụ, chõn trỏi làm điểm đỡ, quay người sang bờn phải một gúc 90 độ, sau đú rỳt chõn trỏi lờn trở về tư thế nghiờm Khẩu lệnh: “Bờn phải … quay”

+ Quay bờn trỏi: : Khi cú lệnh “Bờn trỏi - quay” sau động lệnh quay người đứng nghiờm, lấy gút chõn trỏi làm trụ, chõn phải làm điểm đỡ, quay người sang bờn trỏi một gúc 90 độ, sau đú rỳt chõn phải lờn trở về tư thế nghiờm

Khẩu lệnh: “Bờn trỏi - quay”

+ Quay đằng sau: Khi nghe lệnh “ Đằng sau - quay” sau động lệnh “quay” lấy gút chõn phải làm trụ, mũi chõn trỏi làm điểm đỡ, quay người về bờn phải một gúc 180 độ , sau đú rỳt chõn trỏi lờn trở về tư thế nghiờm

+ Dậm chõn tại chỗ: Khi cú lệnh “ Dậm chõn - Dậm” sau động lệnh “dậm” bắt đầu dậm bằng chõn trỏi theo nhịp cũi, trống hoặc lời hụ (khụng chuyển vị trớ) Khi đặt chõn xuống đất mũi chõn chạm trước rồi đến gút chõn Tay phải vung về phớa trước, bàn tay cao ngang thắt lưng , tay trỏi vung thẳng về phớa sau Khi cú lệnh “Đứng lại – đứng” động lệnh “Đứng” rơi vào chõn phải, đội viờn dậm chõn thờm một nhịp, kộo chõn phải về tư thế đứng nghiờm

+ Chạy tại chỗ: Khi cú lệnh “Chạy tại chỗ - chạy”sau động lệnh “chạy” bắt đầu chạy bằng chõn trỏi theo nhịp cũi hoặc lời hụ nhưng khụng rời vị trớ, hai tay co

tự nhiờn, lũng bàn tay hướng vào phớa thõn người, nắm thoải mỏi vung dọc theo hướng chạy Khi cú lệnh “Đứng lại – đứng” động lệnh đứng rơi vào chõn phải đội viờn chạy tại chỗ thờm 3 bước nữa, kộo chõn phải về tư thế nghiờm

- Cỏc động tỏc di động cỏ nhõn gồm cú 6 động tỏc: Tiến, lựi, sang phải, sang

trỏi, đi đều, chạy đều

+ Tiến: Khi cú lệnh “Tiến n bước – bước” sau động lệnh “bước” người đứng thẳng, mắt nhỡn thẳng, bắt đầu tiến bằng chõn trỏi bước liờn tục theo số bước của người chỉ huy hụ, khoảng cỏch bước chõn khoảng bằng một bàn chõn, bước xong trở về tư thế nghiờm

+ Lựi: Khi cú lệnh “Lựi n bước – bước” sau động lệnh “bước” người đứng thẳng, mắt nhỡn thẳng, bắt đầu lựi bằng chõn trỏi bước liờn tục theo số bước của người chỉ huy hụ, khoảng cỏch bước chõn khoảng bằng một bàn chõn, bước xong trở về tư thế nghiờm

+ Bước sang trỏi: Khi cú lệnh “Sang trỏi n bước – bước” sau động lệnh “bước” người đứng thẳng, mắt nhỡn thẳng, chõn trỏi bước sang trỏi, chõn phải bước theo

Trang 15

( kiểu sâu đo) cứ như vậy cho đến hết số bước của người chỉ huy hô Mỗi bước rộng bằng vai, bước xong trở về tư thế nghiêm

+ Bước sang phải: Khi có lệnh “Sang phải n bước – bước” sau động lệnh “bước” người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân phải bước sang phải, chân trái bước theo ( kiểu sâu đo) cứ như vậy cho đến hết số bước của người chỉ huy hô Mỗi bước rộng bằng vai, bước xong trở về tư thế nghiêm

+ Đi đều: Khi có lệnh “Đi đều - bước” sau động lệnh “bước” bắt đầu bước bằng chân trái theo nhịp còi, trống hoặc lời hô Tay phải đánh ra phía trước ngang thắt lưng, tay trái vung thẳng ra phía sau dọc theo thân người, bàn tay nắm tự nhiên, bước đều đặn, người thẳng, mắt nhìn thẳng Khi có lệnh “Đứng lại – đứng” động lệnh đứng rơi vào chân phải, chân trái bước thêm 1 bước rồi kéo chân chân phải lên trở về tư thế nghiêm

Đi dều khác dậm chân tại chỗ cơ bản ở bước chân di chuyển, đầu gối không nhấc cao, bước đi bình thường, gót chân xuống trước, mũi chân xuống sau, không đá hất chân về phía trước hoặc giật ra phía sau

+ Chạy đều: Khi có lệnh “Chạy đều – chạy” sau động lệnh “chạy” bắt đầu chạy bằng chân trái theo nhịp còi hoặc lời ô, đầu gối không nhấc cao, không đá chân, hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào phía thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy, người hơi đổ về phía trước Khi có lệnh “Đứng lại – đứng” động lệnh “đứng” rơi vào chân phải, đội viên chạy thêm 3 bước nữa rồi kéo chân phải về tư thế nghiêm

* Ba bµi trèng c¬ b¶n của Đội

+ Cách cầm dùi: Tay trái bàn tay ngửa, ngón trỏ và ngón giữa để trên dùi, ngón

áp úp và ngón út đỡ dùi Dùi trống đi qua khe giữa của ngón giữa và ngón áp út Ngón cái kẹp chặt ở 1/3 cán dùi, tay phải cầm 1/3 cán dùi kể từ dưới lên Đặt dùi vào giữa ngón trỏ và ngón thứ hai, bàn ay nắm lại tự nhiên.Cánh tay mở cách nách từ 10 – 15cm cán dùi nằm thẳng khe lòng bàn tay

* Trống cái: Dây đeo qua vai trái xuống dưới nách phải, tay trái giữ thành trống, trống treo trước bụng hơi nghiêng sang trái, tay phải cầm dùi đánh vát mặt trống

- Ba bài trống cơ bản của đội

Trang 16

+ Trống chào cờ: Được đỏnh 3 hồi trong lễ chào cờ của đội

1.2.2 Người chỉ huy nghi thức đội

1.2.2.1 Vai trò của người chỉ huy

- Người chỉ huy có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nghi thức Đội Chất lượng chỉ huy quyết định chất lượng hoạt động của đơn vị Vì vậy người chỉ huy phải nắm vững và thực hiện tốt các nội dung nghi thức Đội

- Người chỉ huy có vai trò tập hợp, thu hút các Đội viên tham gia hoạt động Đội Vì vậy yêu cầu người chỉ huy phải nắm vững phương pháp, cách thức tổ chức

điều hành đơn vị hoạt động

- Người chỉ huy là người có uy tín và sức thuyết phục trước tập thể Do đó phải gương mẫu, năng động sáng tạo trong việc hướng dẫn thực hiện nghi thức Đội 2.2.2 Quy định đối với người chỉ huy

- Trang phục: Phải đúng qui định, chuẩn mực gọn gàng áo bỏ trong quần, đi dày hoặc dép 4 quai Luôn đeo cấp hiệu chỉ huy và đội mũ ca lô

- Tư1 thế tác phong: Phải khẩn trương, nghiêm túc trong tập hợp và điều hành

đơn vị Phải chuẩn xác, dứt khoát, năng động, sáng tạo trong mọi tình huống

- Khẩu lệnh: Ngắn gọn, chính xác, âm lượng vừa đủ để toàn đơn vị nghe và thực hiện theo Phải tuyệt đối tuân theo những qui định về khẩu lệnh, phân biệt được

dự lệnh, động lệnh và chuyển động tác

1.2.2.3 Yêu cầu của người chỉ huy khi tập hợp đơn vị

Trang 17

* Chọn địa hình: Cần chọn vị trí đủ rộng để tập hợp đội hình phù hợp với nội dung hoạt động

* Xác định phương hướng: Tránh nắng chiếu vào mặt, tránh gió.Tránh ô nhiễm môi trường Tránh hướng có nhiều hoạt động ồn ào

- Vị trí, tư thế, động tác khi tập hợp đơn vị: Khi tập hợp chỉ huy dừng ở điểm

chuẩn, tư thế nghiêm không xê dịch vị trí

Luôn luôn dùng tay trái để chỉ định đội hình khi tập hợp đơn vị

- Phải biết phát lệnh tập hợp bằng còi và khẩu lệnh đúng và chính xác

* Vị trí của người chỉ huy

- Khi tập hợp đơn vị

+ ở đội hình hàng dọc và chữ U: Khi vào vị trí tập hợp chỉ huy đứng trước, phân

đội trưởng 1 (PĐT1) chạy đến đứng sau đưa tay chạm vào vai chỉ huy

+ ở đội hình hàng ngang: Chỉ huy chọn vị trí đứng giơ tay ngang phân đội trưởng 1 (PĐT1) đứng bên trái chỉ huy.( Tay trái của chỉ huy chạm vai phải của PĐT1)

+ ở đội hình vòng tròn chỉ huy là tâm vòng tròn

- Khi điều khiển đơn vị

Sau khi Đội viên đầu tiên (PĐT1) vào vị trí tập hợp, chỉ huy chuyển sang vị trí trung tâm để điều khiển và bao quát đơn vị Khoảng cách từ chỉ huy đến đơn

vị tuỳ theo đội hình lớn hay nhỏ

Yêu cầu chỉ huy phải bao quát và quan sát được đơn vị, khi phát lệnh mọi người đều nghe thấy, khi thực hiện các động tác mọi người đều nhìn thấy và thực hiện được

- Khi đơn vị tỉnh tại

+ Đối với Phân đội: Phân đội trưởng đứng đầu, phân đội phó đứng cuối hàng + Đối với Chi đội: Chi đội trưởng đứng bên phải PĐT1, cờ chi đội đứng bên phải CĐT, phụ trách chi đội đứng bên phải cờ

PĐT2 PĐT1 CĐT Cờ chi đội PTCĐ + Đối với Liên đội : Đi đầu là đội cờ liên đội ( Sơ đồ sau)

Trang 18

*Những động tác của người chỉ huy nghi thức

Khi tập hợp đơn vị người chỉ huy nghi thức dùng tay trái để chỉ định đội hình Đội hình hàng dọc: Tay trái giơ thẳng, lên cao, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay hướng về phía thân người

Đội hình hàng ngang: Tay trái giơ ngang tạo với thân người 1 góc 90 độ, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay úp xuống

Đội hình chữ U: Tay trái đưa ngang cánh tay trên vuông góc với cánh tay dưới, bàn tay nắm kín, lòng bàn tay hướng về phía thân người

Đội hình vòng tròn: Hai tay vòng lên đầu, bàn tay mở, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay úp xuống, ngón giữa hai bàn tay chạm vào nhau

* Khẩu lệnh của người chỉ huy

Người chỉ huy phát lệnh tập hợp bằng còi hoặc bằng khẩu lệnh không thể vừa

dùng còi vừa dùng khẩu lệnh

- Lệnh bằng còi: Được thổi khi đơn vị đông, địa bàn rộng Lệnh bằng còi được

cấu tạo bằng độ dài của tiếng còi theo ký hiệu của móc xơ

+ Ký hiệu: - Dấu (.) Tích là tiếng còi ngắn

- Dấu ( -) Tè là tiếng còi dài

( -.-.) chữ C Gọi chi đội trưởng

( - -) Khi đi khi chạy tiếng ngắn rơi vào chân trái,tiếng dài rơi vào chân phải

( - .) Đi đều dừng lại

( - ….) Chạy đều dừng lại

- Các khẩu lệnh

Muốn chỉ huy tốt người chỉ huy phải hô đúng và dõng dạc các khẩu lệnh sau:

Trang 19

- Liên đội ( Chi đội, phân đội) tập hợp

- Nghiêm - Nhìn trước thẳng - Thôi!

- Nghiêm - Chào cờ - Chào !

- Nghiêm! Nghỉ!

- Liên đội! (chi đội, phân đội ) điểm số, báo cáo!

- Bên trái ( phải,đằng sau) - Quay!

- Tiến ( lùi, sang phải,trái) n bước - Bước!

- Dậm chân - Dậm!

- Chạy đều - Chạy!

- Đứng lại - Đứng!

- Vòng bên trái ( phải) - bước!

- Vũng bờn trỏi (phải) – chạy!

- Cự li rộng ( hẹp) nhìn chuẩn - thẳng ( đối với hàng ngang, hàng dọc,chữ U)

1

* Phối hợp giữa khẩu lệnh và các động tác chỉ huy trong điều khiển đơn vị

- Yêu cầu các khẩu lệnh phải chính xác, hô to, rõ ràng để mọi người đều nghe thấy Khi số lượng người đông thi phải dùng còi

+ Chi đội hàng dọc: Các phân đội xếp hàng dọc, phân đội 1 làm chuẩn các phân

đội khác đứng bên trái phân đội chuẩn theo thứ tự

+ Liên đội hàng dọc: Các chi đội xếp hàng dọc, trên cùng là chi đội 1, các chi

đội khác lần lượt đứng sau chi đội 1

- Đội hình hàng ngang: Được dùng để nghe nói chuyện, duyệt đội, chào cờ hoặc

tổ chức các hoạt động

+ Phân đội hàng ngang: Phân đội trưởng đứng đầu các Đội viên khác lần lượt

đứng về phía trái phân đội trưởng, đứng cuối hàng là phân đội phó

+ Chi đội hàng ngang: Các phân đội xếp hàng ngang, phân đội 1 trên cùng là

chuẩn các phân đội khác đứng sau phân đội 1

+ Liên đội hàng ngang: Các chi đội xếp hàng dọc, chi đội 1 là chuẩn đội hình triển khai về phía trái chi đội 1 theo thứ tự

- Đội hình chữ U: Được dùng để chào cờ, kết nạp Đội viên hoặc tổ chức các hoạt

động

Chi đội tập hợp đội hình chữ U Phân đội 1 là cạnh đầu của chữ U phân đội cuối là cạnh kia của chữ U Các phân đội khác là cạnh đáy của chữ U

- Đội hình vòng tròn: Dùng để tổ chức vui chơi, đốt lửa trại, múa hát tập thể Khi

có lệnh của chỉ huy các Đội viên chạy tại chỗ sau đó chạy đều lần lượt theo thứ

tự các phân đội ( hướng chạy ngược chiều kim đồng hồ) Lấy vị trí đứng của

Ngày đăng: 24/08/2017, 11:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w