1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phổ cập BHYT toàn dân thực trạng và giải pháp

55 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 383,83 KB

Nội dung

[2] BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có tráchnhiệm tham gia theo quy

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Tp HCM, 08/2017

Trang 4

Đầu tiên, với lòng biết ơn sâu sắc em xin cảm ơn quý thầy cô trong bộ môn Quản lý bệnh viện- Kinh tế y tế Khoa Y đại học quốc gia đã đồng hành và tận tình hướng dẫn chúng em trong thời gian vừa qua Bằng kiến thức và tâm huyết của mình, các thầy cô đã giúp chúng em hiểu được tầm quan trọng của môn học đối với sinh viên

và người bác sĩ tương lai Đồng thời cho em biết thêm những hướng đi mới, những lựachọn mới cho tương lai

Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thế Dũng, chủ nhiệm bộ môn và đồng thời là người tạo điều kiện cho chúng em được tiếp xúc với lĩnh vực Quản lý bệnh viện- Kinh tế y tế Thầy đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp, các buổi nói chuyện và thảo luận sôi nổi về nội dung môn học Nếu không có những lời hướng dẫn dạy bảo của thầy em nghĩ bản thân sẽ khó mà tiếp cận được với một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ như vậy Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy

Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã tạo điềukiện cho chúng em sinh hoạt và học tập trong suốt thời gian diễn ra môn học

Em xin cảm ơn Khoa Y- ĐHQG TP.HCM đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho chúng

em tiếp cận và tìm hiểu về môn học Em tin rằng đây sẽ là hành trang quý báu trong sựnghiệp y khoa sau này của chúng em

Chương trình học diễn ra trong thời gian 3 tuần, với vốn kiến thức hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ trong một lĩnh vực hoàn toàn mới Chắc chắn khó tránh được những sai sót trong quá trình làm bài thu hoạch Kính mong quý thầy cô thông cảm, em mongnhận được những ý kiến quý báu của quý thầy cô để hoàn thiện hơn trong lĩnh vực này

Sau cùng, em xin chúc quý thầy cô và thầy Nguyễn Thế Dũng thật dồi dào sức khỏe để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệmai sau

Trân trọng

TP.HCM, ngày 01 tháng 08 năm 2017

PHẠM QUANG LỘC.

Trang 5

Qua 3 tuần học tập về module Quản lý bệnh viện- Kinh tế y tế, em đã được tiếp xúc với nhiều lĩnh vực mới trong ngành y tế Đây đều là những vấn đề quan trọng và

vô cùng thiết yếu đối với người bác sĩ nói riêng và toàn ngành y tế nói chung Em tin chắc rằng nếu thiếu sót bất kỳ lĩnh vực nào sẽ đều có ảnh hưởng lớn đối với một ngườibác sĩ tương lai Dù vậy, với thời lượng cho phép của một bài thu hoạch em xin được

trình bày về vấn đề “Phổ cập bảo hiểm y tế toàn dân tại Việt Nam” Đây là một vấn

đề cấp thiết hơn hết, không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới được xã hội đặc biệt quan tâm Có tính quyết định chẳng những đối với sự tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ y tế và hoạt động khám chữa bệnh

Trong giới hạn bài thu hoạch, em sẽ cố gắng giúp mọi người hiểu rõ hơn về BHYT và BHYT toàn dân, chức năng của BHYT và quyền lợi của người tham gia Tính cấp thiết phải thực hiện bao phủ BHYT toàn dân, phương pháp thực hiện và lộ trình đang hướng tới Những thành quả đã đạt được và khó khăn khi thực hiện BHYT toàn dân Qua đó nêu ý kiến tìm ra hướng giải quyết để góp phần đây nhanh quá trình BHYT toàn dân tại Việt Nam

Trang 7

Danh sách bảng biểu

Bảng 03 Số lượng người tham gia BHYT trong giai

Trang 8

BHYT: Bảo hiểm y tế.

BHXH: Bảo hiểm xã hội.

KCB: Khám chữa bệnh.

CSYT: Cơ sở y tế.

WHO: World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới.

UBTVQH: Ủy ban thường vụ Quốc hội.

BYT: Bộ Y tế.

ILO: International Labor Organization- Tổ chức Lao động Quốc tế.

Trang 9

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

Mọi người chúng ta ai cũng muốn có một cuộc sống khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc Nhưng không ai có thể lường trước được những rủi ro về sức khỏe xảy đến với bản thân và gia đình như tai nạn, ốm đau, bệnh tật… Buộc chúng ta phải trang trải chi phí cho hoạt động KCB Các chi phí này không thể xác định trước, mang tính đột xuất

và có thể phải tiếp diễn trong một thời gian dài đối với các bệnh ác tính, thương tật nặng Điều này đe dọa đến sức khỏe, sinh hoạt và tình hình kinh tế của bản thân và gia đình người bệnh Tạo gánh nặng về cả vật chất và tinh thần đối với bản thân người bệnh, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trung bình Từ đó ảnh hưởng đến ổn định xã hội, xuất hiện nhiều hậu quả đáng tiếc mà lẽ ra chúng ta có thể tránh được

Trước đây, để phòng ngừa các khó khăn cũng như chủ động về tài chính khi rủi

ro bất ngờ xảy ra mọi người đã có nhiều biện pháp như gửi tiết kiệm, vay mượn, thế chấp, nhờ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè và xã hội Nhưng khi chi phí KCB quá lớn, các rủi ro có thể xảy ra nhiều lần người bệnh và gia đình không thể liên tục sử dụng những phương pháp trên Vì thế hiện nay cần có sự giúp đỡ của BHYT, đây là sựbảo đảm tốt nhất cho sức khỏe và cuộc sống của mỗi người Giúp giảm thiểu tối đa chiphí KCB quá lớn mà một cá nhân không thể gánh vác được, tạo điều kiện cho tất cả chúng ta chung tay giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn Từ đó người bệnh có thể có điều kiện vượt qua bệnh tật, phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống gia đình và đảm bảo ổn định xã hội

Kinh tế đang ngày càng phát triển, đời sống xã hội được nâng cao, đòi hỏi dịch

vụ KCB ngày càng hiện đại và chất lượng Nhưng kéo theo đó chính là chi phí KCB ngày càng cao Đây chính là gánh nặng không nhỏ cho người bệnh không có bảo hiểm

y tế Theo “Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, từ ngày 1/6/2017 các CSYT công lập sẽ chính thức áp dụng giá viện phí mới cho hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với nhóm đối tượng không có thẻ BHYT, và một số dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT Với việc kết cấu thêm chi phí tiền lương, phụ cấp đặc thù của nhân viên y tế vào giá dịch vụ y tế, đồng thời điều chỉnh chi phí 3 yếu tố trực tiếp, nhiều dịch vụ y tế có mức tăng 2-3 lần giá cũ và sẽ do người bệnh trả 100%” [1] Vì thế nhu cầu tất yếu phải tham gia BHYT toàn dân, nhắm bảo vệ cho bản thân đồng thời giảm gánh nặng cho xã hội, góp phần hoàn thiện bộ máy y tế là không thể tránh được Đây chính là vai trò to lớn của việc phổ cập BHYT toàn dân tại Việt Nam

[1] lan-20170426050032299.htm

Trang 10

http://dantri.com.vn/suc-khoe/nguoi-khong-co-the-bhyt-sau-1-6-gia-dich-vu-y-te-se-tang-gap-2-3-CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1/ TỔNG QUAN VỀ BHYT

2.1.1/ Khái niệm BHYT [2]

BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe,

không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có tráchnhiệm tham gia theo quy định của Luật này Là một trong 9 nội dung của BHXH được quy định tại Công ước 102 ngày 28.6.1952 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các tiêu chuẩn tối thiểu cho các loại trợ cấp BHXH

BHYT là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, là cơ chế tài chính vững chắc giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân Chính sách BHYT củaViệt Nam được bắt đầu thực hiện từ năm 1992 Trong suốt hơn 20 năm qua, BHYT đã khẳng định tính đúng đắn của một chính sách xã hội của Nhà nước, phù hợp với tiến trình đổi mới đất nước BHYT còn góp phần đảm bảo sự công bằng trong khám chữa bệnh, người lao động, người sử dụng lao động và người dân nói chung ngày càng nhậnthức đầy đủ hơn về sự cần thiết của BHYT cũng như trách nhiệm đối với cộng đồng xãhội Đông đảo người lao động, người nghỉ hưu, mất sức, đối tượng chính sách xã hội

và một bộ phận người nghèo yên tâm hơn khi ốm đau đã có chỗ dựa khá tin cậy là BHYT

2.1.2/ Nguyên tắc bảo hiểm y tế [2]

- Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế

- Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiềncông, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính (sau đây gọi chung là mức lương tối thiểu)

- Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

- Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả

- Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ

2.1.3/ Tác dụng của bảo hiểm y tế [3]

- Chuyển giao rủi ro

Thông qua việc đóng phí BHYT, người được bảo hiểm y tế đã chuyển giao những hậu quả rủi ro về tài chính sang cơ quan bảo hiểm

- Dàn trải tổn thất

BHYT có tác dụng dàn trải tổn thất tài chính của một số người cho số đông nhiều

Trang 11

[2] Điều 2, 3, Chương I, Luật bảo hiểm y tế, số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008

[3] BS Lưu Thị Thanh Huyền, Một số nguyên tắc cơ bản trong BHYT.

- An toàn cho tương lai

BHYT tác động đến nếp suy nghĩ của cá nhân, gia đình, chủ sử dụng lao động, góp phần hình thành ý thức, thói quen về việc dành một phần thu nhập để cho cuộc sống tương lai an toàn hơn

- Đầu tư phát triển kinh tế đất nước

Phí BHYT đóng trước, việc chi trả được thực hiện sau Nên các tổ chức bảo hiểm thường có một quỹ tiền tệ tập trung lớn Nguồn vốn này sẽ được đầu tư, đóng góp vào

sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước thông qua nhiều hình thức khác nhau

- BHYT tự nguyện (BHYT tư nhân) là loại hình BHYT thứ hai đang được thực hiện ở nước ta So với BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện có số lượng tham gia đông đảo, đa dạng về thành phần và nhận thức xã hội, có điều kiện kinh tế và nhu cầu chăm sóc sức khỏe khác nhau BHYT tự nguyện được triển khai theo địa giới hành chính (ápdụng cho

hộ gia đình, tổ chức triển khai theo cấp xã , phường, thị trấn…) và theo nhóm đối tượng (học sinh, sinh viên, hội viên các đoàn thể…)

BHYT tự nguyện gồm nhiều loại hình khác nhau: bảo hiểm KCB nội trú, bảo hiểm KCB ngoại trú, bảo hiểm bổ sung cho loại hình BHYT bắt buộc; BHYT cộng đồng, BHYT hộ gia đình và các loại hình BHYT khác

Trang 12

[4] Một số nguyên tắc cơ bản trong BHYT, BS Lưu Thị Thanh Huyền.

Đối tượng Người làm công hưởng lương

Đối tượng chính sách

Những người có nhu cầu

Tính chất Cộng đồng, nhân đạo Kinh doanh

Nguyên tắc Số đông bù số ít Số đông bù số it

Mục đích hoạt

động Hình thành quỹ phi lợi nhuận do nhà nước quản lý Hình thành quỹ phi lợi nhuận hoặc sinh lời dưới hình thức

công ty tư nhân, cổ phần

Phương thức

đóng góp Bắt buộcĐóng theo mức quy định và có

thể được nhà nước hỗ trợ

Tự nguyệnĐóng theo mức phí đã thỏa thuận

Mức thanh toán Theo chi phí y tế cần thiết để

điều trị bệnh của các CSYT Mức cố định tương ứng với phí đóng góp

Bảng 01: So sánh BHYT nhà nước và BHYT tư nhân

2.2/ PHỔ CẬP BHYT TOÀN DÂN

2.2.1/ Khái quát về BHYT toàn dân [5]

“BHYT toàn dân là việc các đối tượng quy định trong Luật này đều tham

Theo quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vấn đề BHYT toàn dân phải được tiếp cận đầy đủ trên cả ba phương diện về chăm sóc sức khỏe toàn dân, bao gồm: Bao phủ về dân số, tức là tỷ lệ dân số tham gia BHYT; Bao phủ gói quyền lợi về

[5] Lộ trình/Chiến lược tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020, Tài liệu Hội thảo tập huấn "Tìm hiểu các chiến lược tăng cường tiếp cận thuốc cứu mạng" do Trung tâm Hỗ trợ sáng

Trang 13

[6] Điều 2, Chương I, Luật bảo hiểm y tế, số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008.

BHYT, tức là phạm vi dịch vụ y tế được đảm bảo; và Bao phủ về chi phí hay mức độ được bảo hiểm để giảm mức chi trả từ tiền túi của người bệnh

Hình 01: Khái niệm không gian 3 chiều của bao phủ BHYT toàn dân

2.2.2/ Đối tượng tham gia BHYT [7]

Quy định của Luật BHYT, đối tượng phải tham gia BHYT có 25 nhóm và có thể chia thành 5 nhóm chính:

- Nhóm thứ nhất: do người lao động và chủ sử dụng lao động gồm:

+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ công chức, viên chức theo quy đinhcủa pháp luật ( gọi chung là người lao động)

+ Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân

- Nhóm thứ 2: do quỹ BHXH đóng gồm:

+ Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng

+ Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

+ Người đã thôi việc hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hang tháng từ ngân sách nhà nước

+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng

- Nhóm thứ 3: do ngân sách nhà nước đảm bảo

+ Cán bộ xã, phường thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ Ngân sách nhànước hàng tháng

Trang 14

[7] Điều 12, Chương II, Luật bảo hiểm y tế, số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008

+ Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp

+ Người có công với cách mạng

+ Cựu chiến binh theo quy định của của pháp luật về cựu chiến binh

+ Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của Chính phủ

+ Đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm

+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật

+ Người thuộc gia đình hộ nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn

+ Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về luật ưu đãi người có công với cách mạng

+ Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật về sĩ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu:

- Nhóm thứ tư: do cá nhân tự đóng và có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước gồm :

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo

+ Học sinh, sinh viên

+ Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp

- Nhóm thứ 5: Nhóm cuối cùng do cá nhân tự đóng

+ Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình

+ Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể

+ Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ

2.2.3/ Lộ trình thực hiện BHYT toàn dân [8]

Theo các công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức y tế thế giới

(WHO) thì BHYT toàn dân được thực hiện theo 3 nguyên tắc cơ bản: tham gia

trên cơ sở bắt buộc, đóng góp theo thu nhập, quyền lợi hưởng theo bệnh tật Ba

nguyên tắc này được coi là kim chỉ nam cho các nước hoạch định chính sách về BHYTtrong đó có Việt Nam

Trang 15

[8] Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 538-QĐ/TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm y tế về tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế, về phạm vi dịch vụ y tế được thụ hưởng và giảm tỷ lệ chi trả từ tiền túi của người sử dụngdịch vụ y tế; bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; tiến tới bảo hiểm y

tế toàn dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững

-Tăng tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế: Tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng

đã tham gia bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ 100%; mở rộng các nhóm đối tượng để đến năm

2015 đạt tỷ lệ trên 70% dân số tham gia bảo hiểm y tế, đến năm 2020 có trên 80% dân

số tham gia bảo hiểm y tế

-Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu khám chữabệnh của người tham gia bảo hiểm y tế

-Từng bước đổi mới cơ chế tài chính theo hướng đầu tư trực tiếp cho người thụ hưởng dịch vụ y tế thông qua hình thức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế, bảo đảm cân đối thu - chi quỹ bảo hiểm y tế, phấn đấu giảm tỷ lệ chi tiêu y tế trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình xuống dưới 40% vào năm 2020

Trên cơ sở mục tiêu của Đề án, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định chỉ tiêu cụ thể từng năm, tổ chức thực hiện để đạt tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 70% vào năm 2015 và trên 80% vào năm 2020 Đối với các tỉnh, thành phố đã đạt và vượt chỉ tiêu này ngay từ năm 2012 thì tiếp tục duy trì và mở rộng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương

Trang 16

Hình ảnh 02: Quá trình phát triển của BHYT, BHXH ở Việt Nam

2.2.4/ Vai trò của chính phủ trong việc phát triển BHYT toàn dân [9]

Để phát triển chính sách BHYT bền vững, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và xã hội, Thủ tướng đề nghị các cấp ủy Đảng, Bộ, Ngành, chính quyền địa phương quán triệt sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của BHYT, coi đó là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo công bằng

xã hội Thủ tướng đề nghị tập trung thực hiện 5 giải pháp:

Một là, tiếp tục hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách về BHYT, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tham gia BHYT cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư , diêm nghiệp tham gia BHYT theo hộ gia đình; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong tham gia BHYT; cơ chế quản lý quỹ BHYT hiệu quả, phòng chống lạm dụng, trục lợi, tạo bình đẳng việc KCB BHYT giữa bệnh viện công và bệnh viện tư nhân

Hai là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận với BHYT và dịch vụ KCB; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức quản lý và tổ chức thực hiện; chia sẻ và quản lý thông tin hiệu quả giữa CSYT vàBHXH

Ba là, xây dựng chế tài chặt chẽ để yêu cầu các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia BHYT theo Luật BHYT Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm DN, đơn vị trốn đóng, nợ đóng BHYT, các tập thể, cá nhân lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT

Trang 17

Bốn là, nâng cao chất lượng KCB, đặc biệt là tại các tuyến y tế cơ sở; chú trọngđào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho các bệnh viện tư nhân tham gia chăm sóc, KCB bằng BHYT, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên và giảm tình trạng lãng phí Đồng thời , khẩn trương hoàn thiện cơ chế mua sắm thuốc, vật tư y tế theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách pháp luật BHYT, BHXH,

để người dân, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, đơn vị hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi, chủ động, tích cực tham gia BHYT

Với tinh thần tương thân, tương ái, chung tay vì sức khỏe cộng đồng, Thủ tướng kêu gọi các nhà hảo tâm, các doạnh nghiệp, các tổ chức xã hội, nhiệt tình, thiết thực tham gia hỗ trợ mua và tặng thẻ BHYT cho nững người còn khó khăn, giúp họ có được chỗ dựa khi ốm đau, bệnh tật, giúp người dân tham gia BHYT là giải pháp quan trọng góp phần xây dựng xã hội công bằng, phồn vinh, hạnh phúc

2.2.5/ Kinh nghiệm tổ chức BHYT toàn dân trên thế giới [10]

- Hàn Quốc: BHYT toàn dân đã được áp dụng ở nhiều nước Chẳng hạn, vào

những năm 1950, ngay sau khi hết chiến tranh, mặc dù ở thời điểm cực kỳ khó khăn song Chính phủ Hàn Quốc xác định càng khó khăn càng sớm phải thực hiện BHYT toàn dân để mọi người có thể chia sẻ cho nhau lúc khó khăn nhất là lúc ốm đau, bệnh

[9] Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, diễn văn kỷ niệm Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam 01/7/2017 Nguồn: http://moh.gov.vn/news/pages/tinhoatdongv2.aspx?ItemID=2085

[10] nghiem-mot-so-nuoc.

http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/tai-lieu-bien-tap/item/92-bao-hiem-y-te-kinh-tật Hàn Quốc có 48 triệu dân, chi phí cho y tế là 6%/ GDP Hàn Quôc đã kiên trì thực hiện một lộ trình chiến lược 12 năm để đưa tất cả các nhóm dân cư vào diện bao phủ

và hiện đã đạt được BHYT toàn dân

Chính sách tiến tới BHYT toàn dân của Hàn Quốc đã phát huy tác dụng tích cực góp phần bảo đảm an ninh xã hội của đất nước này trong thời gian khó khăn sau chiến tranh và hiện nay, cũng đang có ý nghĩa rất lớn trong một xã hội đang phải đối mặt với sự già hóa dân số Theo dự đoán, đến năm 2020, người già sống phụ thuộc (trên 65 tuổi) ở Hàn Quốc chiếm 22% dân số và sẽ chiếm 63% dân số vào năm 2050

Hệ thống mang tính bao trùm có khả năng chia sẻ cao và chia sẻ được cho tất cả mọi người, ai cũng có thể đóng góp đồng thời thu lợi từ hệ thống an sinh xã hội

Thực hiện chính sách BHYT toàn dân, Chính phủ Hàn Quốc có điều kiện bao cấp y tế tốt hơn cho diện đối tượng dễ bị tổn thương Chính phủ hiện có chương trình

hỗ trợ y tế cho người nghèo với nguồn tài chính từ nguồn thu thuế hàng năm và do cơ quan quốc gia quản lý, người hưởng lợi không phải đóng góp Có sự chia sẽ đóng góp giữa chính quyền trung ương và địa phương theo tỷ lệ 80:20 (không kể ở Seoul) Chương trình này cho khoảng 3-4% dân số và không áp dụng đồng chi trả

- Nhật Bản: đối tượng tham gia BHYT theo quy định của luật pháp Nhật Bản rất

rộng, bao gồm những người làm công ăn lương, lao động tự do, nông dân và người không có nghề nghiệp Tuy nhiên, pháp luật BHYT có những quy định phù hợp dành

Trang 18

riêng cho từng đối tượng BHYT cho người lao động được thực hiện theo nơi làm việc.BHYT quốc gia được thực hiện theo vị trí địa lý.

- Thái Lan: Thái Lan bắt đầu triển khai BHYT toàn dân từ năm 1996, đến năm

2001 chương trình BHYT toàn dân được thực hiện thành công Hệ thống BHYT Thái Lan được coi là một trong những hệ thống BHYT phức tạp trong khu vực Để quản lý BHYT có sự tham gia của bốn bộ Bộ Tài chính thực hiện BHYT cho công chức, viên chức và công nhân làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội thực hiện BHYT thông qua cơ quan BHXH cho công nhân làm việc cho cácđơn vị ngoài quốc doanh Bộ Y tế thực hiện BHYT cho người nghèo và BHYT tự nguyện Bộ Thương mại thực hiện bảo hiểm tai nạn giao thông Việc quản lý phân tán quỹ BHYT gây ra khó khăn cho việc điều tiết quỹ khi cần thiết, đôi khi còn gây ra sự mất công bằng giữa những người tham gia BHYT

BHYT cho công chức bao gồm công chức, người nghỉ hưu và thân nhân của họ gồm: bố, mẹ, vợ, chồng, con Hiện tại khu vực BHYT này đã bao phủ khoảng 7 triệu người Mục đích của BHYT là bù đắp một phần quyền lợi cho công chức vì khu vực này được xem là thiệt thòi nhất ở Thái Lan Quyền lợi BHYT bao gồm: chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh ngoại trú và điều trị nội trú Phương thức thanh toán theo phí dịch vụ

BHYT cho người lao động trong doanh nghiệp bao gồm người làm công ăn lương trong tất cả các doanh nghiệp có thuê mướn từ 1 lao động trở lên Mức đóng bằng 4.5% lương, trong đó nhà nước đóng 1/3, chủ sử dụng đóng 1/3, người lao động đóng 1/3 Phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh giữ cơ quan BHXH và bệnh viện là khoán định suất

BHYT toàn dân bao gồm toàn bộ dân số còn lại, khoảng 46 triệu người

Chương trình này được thực hiện theo nguyên tắc mỗi người được cấp một thẻ BHYT.Quyền lợi BHYT được hưởng là những dịch vụ KCB cơ bản và tối thiểu, các chi phí đặc biệt người bệnh tự chi trả Cơ quan BHYT ký hợp đồng KCB với các bệnh viện công và tư với phương thức thanh toán là khoán định suất đối với khu vực ngoại trú bằng 55% quỹ và theo nhóm chẩn đoán đối với khu vực nội trú bằng 45% quỹ

Trang 19

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG

3.1/ Chính sách thực hiện BHYT toàn dân [11]

Từ năm 1992, Điều 39, Hiến pháp nước ta đã quy định “Thực hiện BHYT tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe” Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai thực hiện chính sách BHYT

Chính sách BHYT của Việt Nam được bắt đầu thực hiện từ năm 1992 Ngày

15/8/1992, Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT kèm theo Nghị định 299/HĐBT Từ khi

ra đời Điều lệ BHYT đầu tiên, nhiều nghị định và các thông tư hướng dẫn mới đã đượcban hành nhằm điều chỉnh, sửa đổi chính sách BHYT, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong việc phát triển BHYT

Chính sách BHYT của nước ta đã qua 3 lần sửa đổi, bổ sung thông qua 3 Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 47/CP, Nghị định số 58/1998/NĐ-CP, Nghị định số 63/2005/NĐ-CP) Các văn bản sửa đổi, bổ sung trên đã làm cho chính sách BHYT ngày càng phù hợp với sự phát triển KT - XH trong từng thời kỳ của đất nước

BHYT toàn dân là một nội dung quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), lần thứ X (2006) và lần thứ XI (2011) của Đảng đều nhất quán chủ trương “Tiến tới BHYT toàn dân” và định hướng phải có lộ trình thực hiện phù hợp, hiệu quả

Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, lộ trình thực hiện BHYT toàn dân đã được quy định trong Luật BHYT số 25/2008/QH12 do Quốc hội ban hành ngày

Trang 20

14/11/2008 Mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đạt 80% dân số tham gia BHYT đã được xác định bởi Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 và Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường lãnh đạo công tác BHXH, BHYTgiai đoạn 2012-2020

Theo đó, Năm 2012, Bộ Y tế (BYT) xây dựng “Đề án thực hiện lộ trình tiến tới

BHYT Toàn dân giai đoạn 2012-2015 và đến 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án tổng thể) Đề án tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012 Đề án tổng

thể cam kết thực hiện bao phủ tất cả các chiều của bao phủ toàn dân: (a) chiều rộng của mức độ bao phủ bảo hiểm được xác định là tỉ lệ dân số tham gia, (b) bình đẳng và bảo vệ tài chính được xác định là gánh nặng chi trả từ tiền túi của cá nhân và (c) phạm

vi của gói quyền lợi Các mục tiêu cụ thể được đặt ra trong Quy hoạch là: đến năm

2015, đạt mức bao phủ bảo hiểm 70% dân số, đến 2020, đạt 80% mức bao phủ BHYT;đến năm 2015, giảm tỉ lệ chi trả từ tiền túi xuống dưới 40% tổng mức chi tiêu y tế Đề

án cũng đưa ra những dự báo tài chính

[11] Lộ trình/Chiến lược tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020, Tài liệu Hội thảo tập huấn "Tìm hiểu các chiến lược tăng cường tiếp cận thuốc cứu mạng" do Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) tổ chức ngày 27 - 28/8/2013.

căn cứ trên các mức phí bảo hiểm và khung lương cơ bản Mục tiêu của Đề án là mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT tiến tới BHYT toàn dân nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững Đây được xem là sự cam kết chính trị mạnh mẽ trong việc hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần mức đóng BHYT đối với người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, hộ gia đình làm nghề nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình trở xuống, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội Đây cũng là chính sách bảo đảm an sinh xã hội và là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Ngày 8/5/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định

số 705/QĐ-TTg về việc nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo, bao gồm các ưu đãi về BHYT cho hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thuộc vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn

Bộ Y tế và Quốc hội giám sát triển khai BHYT Tháng 4/2013

Trình dự thảo sửa đổi, bổ sung luật lên Ủy ban thường vụ

Quốc hội

Tháng 9/2013

Thảo luận bản sửa đổi, bổ sung luật trong các phiên họp

Chú thích: Tất cả các bước của năm 2013 đã hoàn thành

Trang 21

3.2/ Thực trạng và thành tựu.

Sau 20 năm thực hiện chính sách pháp luật về BHYT, nhất là sau gần 4 năm thực hiện Luật BHYT, Việt Nam đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ, đang từng bước tiếp cận mục tiêu BHYT toàn dân, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển kinh tế và bảo đảm ổn định chính trị-xã hội Nhờ định hướng đúng và các giải pháp quyết liệt của Đảng, Nhà nước, tỷ lệ dân số tham gia BHYT ngày càng cao, chất lượngkhám chữa bệnh BHYT được cải thiện nhiều, người dân được hưởng dịch vụ kỹ thuật

y tế hiện đại, hiệu quả, giúp nhiều người vượt qua ốm đau và các căn bệnh hiểm nghèo [12]

3.2.1/ Về đối tượng tham gia BHYT

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong những năm qua, số người tham gia BHYT gia tăng nhanh chóng Từ khi Luật BHYT năm 2008 ra đời đã mở rộng các đối tượng tham gia lên 25 đối tượng, bao trùm hầu hết các tầng lớp nhân dân

[12] Theo Dự thảo Báo cáo kết quả giám sát của UBTVQH về việc thực hiện chính sách, pháp luật

về bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2009 – 2012, tháng 8/2013.

Cụ thể, năm 2010 là 52,407 triệu người tham gia BHYT, bằng khoảng 60% dân số Năm 2011 là 57,982 triệu người, tương đương khoảng 64,9% dân số Và năm 2012, đã

có 59,164 triệu người có thẻ BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ khoảng 67% dân số

cơ quan, tổ chức, đơn vị Họ là người lao động có hợp đồng lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, người có công với cách mạng, người thuộc hộ gia đình nghèo… Theo quy định tại Điều 13 Khoản 1 Luật BHYT, trách nhiệm đóng BHYT cho những nhóm đối tượng trên thường do tổ chức, cơ quan, ngân sách nhà nước, hoặc được hỗ trợ một phần, hoặc theo tỷ lệ như: tổ chức BHXH, cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng, người sử dụng lao động đóng theo tỷ lệ với người lao động, ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ một phần Bởi những đặc điểm trên, nên

Trang 22

Luật BHYT mới quy định lộ trình sớm cho những đối tượng này, vì khả năng thực hiện dễ dàng hơn.

Nhà nước đã thực hiện các cơ chế hỗ trợ tham gia BHYT Các đối tượng thuộc hộ cận nghèo tại 62 huyện nghèo, hộ mới thoát nghèo và hàng triệu các đối tượng chính sách khác như: người có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh, nạn nhân da cam… đã được cấp thẻ BHYT miễn phí từ nguồn ngân sách nhà nước

Kết quả là, tính đến 31/12/2012, với 67% dân số tham gia BHYT, nhóm có tỷ lệ tham gia đạt 100% là nhóm công chức viên chức hành chính sự nghiệp, người hưu trí, người

có công với cách mạng Nhóm có tỷ lệ tham gia cao gồm người nghèo và trẻ em dưới

6 tuổi Nhóm có tỷ lệ tham gia trung bình là học sinh sinh viên, đạt 83% Nhóm có tỷ

lệ tham gia thấp bao gồm: Doanh nghiệp (53%), cận nghèo (32%), tự nguyện (47%).3.2.2/ Về tiếp cận dịch vụ y tế

Trong những năm gần đây, số lượt người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh tăng nhanh

cả về số lượng và tần suất tại tất cả các tuyến y tế Năm 2012, ước tính có 121 triệu lượt người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh, tăng gần 2,6 triệu lượt so với năm 2011 Tần suất khám chữa bệnh tăng hàng năm, đặc biệt là ở tuyến y tế cơ sở, đạt 2,1

lần/người/năm Bên cạnh đó, quyền lợi của người tham gia BHYT được bảo đảm và ngày càng mở rộng theo đúng quy định Tham gia BHYT, mỗi người dân đã được hưởng những quyền lợi tiếp cận dịch vụ y tế từ nội trú, ngoại trú, phục hồi chức năng,

là 0% đối với đối tượng người có công với cách mạng và trẻ em dưới 6 tuổi; 5% đối với đối tượng người nghèo, người hưu trí, bảo trợ xã hội; 20% đối với các đối tượng còn lại Từ năm 2010 đến nay, quỹ BHYT kết dư trên 12 ngàn tỷ đồng

Chính sách BHYT đã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc lựa chọn các giải pháp tài chính để chăm lo sức khỏe cho bản thân Người tham gia BHYT ngày càng hiểu rõ hơn về chính sách của Đảng và Nhà nước về

BHYT, nhận thức đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm thực hiện chính sách, pháp luật

về BHYT BHYT đã trở thành một phần trong nhu cầu đời sống xã hội của nhân dân

và dành được sự quan tâm của mọi đối tượng Đây không chỉ là kết quả của việc thực thi nghiêm pháp luật về BHYT của các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan mà còn là kết quả của quá trình kiên trì tuyên truyền, vận động với sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan ngôn luận, cơ quan truyền thông Những kết quả đã đạt được này, được xem là cơ

sở vững chắc để thực hiện mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân

Việc mở rộng phạm vi đối tượng, xác định một hình thức tham gia BHYT duy nhất là bắt buộc, việc quy định lộ trình thực hiện cho các nhóm đối tượng, đồng thời quy định mức đóng đảm bảo ổn định quỹ BHYT và quy định nhiều vấn đề khác có liên quan

Trang 23

Sau gần 4 năm thực hiện Luật BHYT, Việt Nam đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ, từng bước tiếp cận mục tiêu BHYT toàn dân, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xãhội, phát triển kinh tế và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội BHYT đang từng bước thay thế cơ chế bao cấp cho khám chữa bệnh bằng việc Nhà nước tăng đầu tư ngân sách qua việc hỗ trợ người dân tham gia BHYT, đồng thời huy động nguồn lực từ xã hội, người dân và cộng đồng để tham gia BHYT Nhờ định hướng đúng và các giải pháp quyết liệt, tỷ lệ dân số tham gia BHYT ngày càng cao, chất lượng khám chữa bệnh BHYT được cải thiện nhiều, người dân được hưởng dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đại, thuốc mới, hiệu quả, giúp nhiều người vượt qua ốm đau và các căn bệnh hiểm nghèo Quỹ BHYT đang trở thành nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của bệnh viện.

Chính sách BHYT Việt Nam đã bảo đảm nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT, đồng thời cũng đảm nhận nhiều chính sách phúc lợi xã hội khác Điềunày tạo nền móng quan trọng để tiến tới BHYT toàn dân

3.3/ Khó khăn và hạn chế

Tiến tới BHYT toàn dân là điều tất yếu và bắt buộc phải hoàn thành không chỉ tại Viêt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới Đây là chính sách xã hội quan trọng hàng đầu, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng, luôn đề cao trong hệ thống chính sách An sinh xã hội

Nhưng vì nhiều lý do khách quan và chủ quan đây vẫn là một mục tiêu khó khăn và gian khổ của Chính phủ và người dân Việt Nam

Tỷ lệ bao phủ chưa hoàn toàn và phân bố không đồng đều.

Hiện vẫn còn hơn 30% dân số chưa tham gia BHYT, trong đó có cả những người thuộc đối tượng có trách nhiệm phải tham gia BHYT theo quy định của pháp luật, người thuộc đối tượng được Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT Vẫn còn 18 tỉnh

có tỷ lệ tham gia BHYT dưới 60%, 4 tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT dưới 50% Dù đã được Nhà nước, các tổ chức quốc tế hỗ trợ từ 70 - 90% kinh phí mua thẻ BHYT nhưnghiện mới có gần 1,7 triệu người/khoảng 6 triệu người cận nghèo tham gia BHYT Nhóm học sinh - sinh viên bắt buộc phải tham gia BHYT theo luật định nhưng tỉ lệ tham gia mới đạt 70% Nhóm đối tượng thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có tới 20 triệu người cũng có tỷ lệ tham gia BHYT

ở mức thấp [13]

Năm 2011, có khoảng 31,9 triệu người Việt Nam chưa tham gia BHYT Trong

số đó, có 15,7 triệu người là lao động không chính thức không thuộc diện nghèo và giađình của họ, thuộc nhóm đối tượng tham gia tự nguyện; 7,4 triệu người cận nghèo, họcsinh, sinh viên, được nhà nước trợ cấp một phần phí tham gia; 6,2 triệu lao động chính thức, trong đó chi phí tham gia do cả người sử dụng lao động và người lao động chi trả; 1,9 triệu trẻ em dưới 6 tuổi được nhà nước tài trợ hoàn toàn Trong số 14,3 triệu người thuộc diện nghèo hay người dân tộc thiểu số được nhà nước trợ cấp bảo hiểm toàn bộ, gần 300.000 người chưa tham gia bảo hiểm

Trang 24

[13] Theo Dự thảo Báo cáo kết quả giám sát của UBTVQH về việc thực hiện chính sách, pháp luật

về bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2009 – 2012, tháng 8/2013.

Trang 25

Hình 03: Tỷ lệ tham gia BHYT theo các nhóm dân số.

Trang 26

Việt Nam đang gặp vấn đề “khoảng trống giữa” thường thấy ở hầu hết các

nước trong khu vực khi tỉ lệ tham gia bảo hiểm cao ở các nhóm đối tượng có thu nhập thấp và cao nhất, trong khi tỉ lệ này thấp ở các đối tượng thu nhập trung bình ‘Khoảnggiữa’ ở đây chủ yếu gồm người lao động không chính thức không thuộc diện nghèo Thân nhân của người lao động có việc làm chính thức cũng thuộc diện này vì chế độ BHYT của lao động chính thức chỉ dành cho chính người lao động mà thôi Người làmnông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản cũng thuộc nhóm giữa này.Theo Luật BHYT, tất cả những đối tượng này đều được coi là đối tượng bảo hiểm tự nguyện, bổ sung Tỷ lệ tham gia của các nhóm đối tượng này vẫn còn thấp, chỉ đạt 26% năm 2011, do chi phí quá cao và/hoặc giá trị của BHYT được cho là không tương xứng với chi phí tham gia

Trang 27

Mức tham gia của lao động có công việc chính thức – là đối tượng bảo hiểm bắt buộc – cũng thấp, chỉ đạt 59% năm 2011, trước hết do thiếu chấp hành quy

định về bảo hiểm Tuy BHXH Việt Nam có quyền hạn đối với nhiều vấn đề quan trọng

về BHYT ở Việt Nam nhưng về pháp lý BHXH không được quyền kiểm tra tình hình tuân thủ tham gia BHYT (để bảo đảm doanh nghiệp đăng ký tham gia cho mọi người lao động), mà chức năng này thuộc về các cơ quan khác, trong khi những cơ quan này không đủ nguồn lực tài chính, con người để thực hiện Hậu quả là khối doanh nghiệp

tư nhân không bị giám sát, thanh tra chặt chẽ để bảo đảm tuân thủ

Lựa chọn ngược là một nguy cơ lớn đối với sự bền vững tài chính của BHYT bởi nhiều nhóm dân cư thuộc diện bảo hiểm tự nguyện trong khi các đối tượng

bảo hiểm bắt buộc chưa tuân thủ quy định tham gia bắt buộc Thực tế, chi phí bình quân đầu người từ quỹ BHYT của nhóm tự nguyện cao hơn nhiều so với phí bảo hiểm

họ đã đóng, và cũng cao nhất trong các nhóm.Vì vậy, giảm số người tham gia BHYT

tự nguyện là yếu tố quan trọng không những để hoàn thành bao phủ bảo hiểm

mà còn để giải quyết vấn đề lựa chọn ngược.

Tỷ lệ tham gia cao ở đối tượng được trợ cấp hoàn toàn và tham gia bắt buộc –

92% năm 2011 – nhưng không đồng nghĩa với bao phủ có hiệu quả: Gần 27% trong

tổng số trẻ dưới 6 tuổi không có BHYT, và tỉ lệ ở trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ không có giấy khai sinh còn cao hơn nữa Người tham gia bảo hiểm không phải lúc

nào cũng nhận được thẻ BHYT và cũng không nhận thức được hết các quyền lợi của mình để sử dụng dịch vụ

Hình ảnh 04: Gần 4 triệu người cận nghèo không có BHYT

(Ảnh: báo VNEXPRESS)

Ngày đăng: 24/08/2017, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w