1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng, giải pháp và định hướng khai thác nguồn thu NSNN từ đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước giai đoạn 2016 2020

24 271 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 63,07 KB

Nội dung

Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý, phát triển lĩnh vực đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước giai đoạn 2006-2015 Nghị quyết của Đại hội Đảng khoá XI, Kết luận số 22-KL

Trang 1

Hà Nội ngày tháng 03 năm 2017

Thực trạng, giải pháp và định hướng khai thác nguồn thu NSNN từ đất đai, tài nguyên, tài sản

nhà nước giai đoạn 2016 - 2020

I Quản lý, phát triển lĩnh vực đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước giai đoạn 2006-2015

1 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý, phát triển lĩnh vực đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước giai đoạn 2006-2015

Nghị quyết của Đại hội Đảng khoá XI, Kết luận số 22-KL/TW ngày 25tháng 5 năm 2012 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá

XI đã xác định quan điểm về quản lý, phát triển đất đai, tài nguyên, tài sản nhànước như sau:

(1) Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu vàthống nhất quản lý Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho các

tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai.Không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình và cánhân

(2) Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặcbiệt; là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước; quyền sử dụng đất là hàng hoáđặc biệt Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên đất Kiểmsoát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa, đất có rừngsang sử dụng vào mục đích khác nhằm đảm bảo vững chắc an ninh lương thựcquốc gia, bảo vệ môi trường, sinh thái Khuyến khích tích tụ ruộng đất, pháttriển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp với điều kiện của từngvùng

4) Việc quản lý, phát triển đất đai, tài nguyên và tài sản nhà nước phảibảo đảm hài hòa các lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.Xây dựng cơ chế và có những giải pháp để đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nướctrở thành nguồn lực cho sự phát triển của đất nước Sử dụng hiệu quả các công

cụ về giá, thuế trong quản lý đất đai nhằm khắc phục tình trạng lãng phí, tham

Trang 2

(5) Cần bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa quy định của LuậtĐất đai, Luật Tài nguyên, Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước với các luậtkhác có liên quan, giữ vững nguyên tắc pháp chế và tính nghiêm minh củapháp luật về đất đai, hạn chế các quy định mang tính chất hợp thức hóa viphạm Đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước về đất đai từ Trung ương đến cơ

sở, tập trung đầu mối để nâng cao vai trò của đại diện chủ sở hữu trong việcquản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước Tăng cường trách nhiệm

và nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội đối với việc quản lý và sửdụng đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước

2 Thực trạng quản lý, phát triển lĩnh vực đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước giai đoạn 2006-2015

2.1 Quản lý và phát triển nguồn lực tài chính từ đất đai.

Chính sách khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai gồm: (i) Thu tiền sửdụng đất, tiền thuê đất; (ii) Thuế, phí, lệ phí liên quan đến sử dụng đất (thuế thunhập từ chuyển nhượng bất động sản, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, lệ phítrước bạ…); (iii) Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; (iv) Xác định giá trịquyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá

Trên cơ sở Luật đất đai năm 2003 và các luật, pháp luật về thuế có liênquan, Chính phủ đã triển khai thực hiện công tác thu NSNN từ đất Mặc dù kếtquả điều tiết chưa thật đầy đủ song số thu ngân sách nhà nước từ đất tăng trưởngcao qua các năm tạo nguồn lực quan trọng để đầu tư phát triển hạ tầng, trong đóthu từ tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng cao nhất và có mức tăng cao nhất Nếu nhưnăm 2002 số thu từ các khoản từ đất khoảng 5.486 tỷ đồng, chiếm 4.4% tổng sốthu NSNN Đến năm 2010, số thu NSNN từ đất đai đã tăng lên là 67.767 tỷ đồng,chiếm 11.21% tổng số thu NSNN Trong giai đoạn từ 2011-2015, thu từ đất đaibình quân đạt khoảng 60.000 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 10% thu NSNN Trong

đó, số thu từ thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất chiếm tỷ trọng cao, khoảng76% tổng thu từ đất

Nhìn chung, chính sách tài chính đất đai theo Luật Đất đai 2003 đã đạtđược những kết quả nhất định: (i) từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thịtrường, minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thu hẹp sự phân biệtgiữa tổ chức trong nước và tổ chức ngoài nước (ii) Số thu ngân sách nhà nước từđất tăng trưởng cao qua các năm, trong đó thu từ tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọngcao nhất và có mức tăng cao nhất (iii) Các công cụ tài chính về quản lý đất đainhư: khung giá, bảng giá đất; thẩm định giá và đấu giá đất; tổ chức phát triển quỹđất dần được hoàn thiện đã giúp cho thị trường thị trường bất động sản pháttriển và đồng bộ với các yếu tố khác của kinh tế thị trường

Trang 3

Bên cạnh kết quả quan trọng đã đạt được, việc khai thác nguồn lực tàichính từ đất đai theo Luật Đất đai 2003 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:(i) Hệ thống chính sách tài chính đất đai mặc dù đã tương đối đầy đủ và đồng bộnhưng vẫn còn phức tạp, thiếu tính ổn định; nhiều vấn đề phát trong thực tiễnchậm được xử lý dẫn đến lúng túng, khó khăn trong tổ chức thực hiện; (ii)Nguồn lực tài chính đất đai là rất lớn nhưng chưa được khai thác đầy đủ và chủđộng Một phần địa tô chênh lệch từ đất chưa được tập trung vào NSNN; (iii) Hệthống các công cụ tài chính đã được hình thành nhưng chưa đủ mạnh và còn bịhạn chế về năng lực, kết quả hoạt động dẫn đến kết quả thu tài chính cũng như vaitrò điều tiết, kiểm soát thị trường còn hạn chế.

Để khắc phục tồn tại, hạn chế nêu trên, Luật Đất đai năm 2013 được Quốchội thông qua và có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2014 Theo đó, đã thống nhấtchính sách tài chính đất đai với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;đưa tỷ lệ (%) đơn giá thuê đất về mức hợp lý để vừa động viên nguồn lực từ đấtđai, vừa khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuê đất để sản xuất, kinh doanh Cơchế đấu giá quyền sử dụng đất đã được hoàn thiện một bước, góp phần bảo đảmtính công khai trong quá trình Nhà nước giao đất, cho thuê đất Nhờ chính sáchthu hợp lý mà số thu từ đất luôn vượt chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước đề ra; tínhđến ngày 10/6/2016, số thu tiền sử dụng đất là 67.744 tỷ đồng, số thu từ thuê đất,thuê mặt nước là 13.448 tỷ đồng

Trang 4

Bảng tổng hợp thu tài chính đất đai 2002-2015

Chi tiết: Số thu

Tỷtrọng(%)

Số thu

Tỷtrọng(%)

Số thu

Tỷtrọng(%)

Mức tăng(lần)

Trang 5

2.2 Quản lý và phát triển nguồn lực tài chính từ tài nguyên

Việt Nam có diện tích 331.698 km² với bờ biển dài hơn 3.200km và cónguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú về chủng loại, một số loại

có trữ lượng, tiềm năng lớn có thể phát triển thành các ngành công nghiệp, nhưdầu khí, bô-xít, ti-tan, than, đất hiếm ; tổng lượng nước mặt (khoảng 830 tỷm3/năm), nước dưới đất (khoảng 63 tỷ m3/năm) khá lớn; có nhiều hệ sinh tháirừng với sự đa dạng và phong phú về các loài động vật, thực vật Đồng thời,Việt Nam cũng là một quốc gia biển, tài nguyên biển vô cùng phong phú, nhất

là nguồn lợi thủy sản, tiềm năng vị thế phát triển giao thông, cảng biển, dulịch

Trong điều kiện tích luỹ thấp, nguồn nhân lực dồi dào song vẫn còn hạnchế về chất lượng, trình độ khoa học và công nghệ còn ở mức thấp, việc thu hútvốn đầu tư nước ngoài còn nhiều khó khăn và phải đối mặt với sự cạnh tranh vốn

từ các quốc gia khác thì việc chú trọng, nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyênthiên nhiên không chỉ đáp ứng được nhu cầu sản xuất mà còn tạo nguồn vốn đểphục vụ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thời gian qua, Việt Nam đã tập trung khai thác với quy mô tương đối lớnnguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có như: than đá, dầu khí, quặng kim loại,rừng… đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Nguồnthu từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đóng góp một phần khá lớn trong tổngthu ngân sách nhà nước, như: trong giai đoạn từ 2011-2014, thu từ khai thác dầuthô chiếm bình quân khoảng 16 %, thu từ đất đai chiếm khoảng 10%, thu thuế tàinguyên chiếm khoảng 5% thu ngân sách nhà nước; thu từ tiền cấp quyền khai tháckhoáng sản bình quân khoảng 4.500 tỷ/năm (chưa bao gồm thu từ đấu giá quyềnkhai thác khoáng sản)… Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên, đất đai với tư cách

là một nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội đang gặp những khókhăn và đặt ra những thách thức

2.3 Quản lý và phát triển nguồn lực tài chính từ tài sản kết cấu hạ tầng

Để phát triển nguồn lực tài chính từ tài sản kết cấu hạ tầng, Nhà nướccho phép áp dụng đầu tư theo hình thức đối tác công - tư để thực hiện dự ánđầu tư, quản lý, vận hành công trình kết cấu hạ tầng; chuyển đổi phương thứckhai thác tài sản kết cấu hạ tầng từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản

lý tự tổ chức khai thác sang hình thức chuyển nhượng quyền thu phí, cho thuêquyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác công trình kết cấu

hạ tầng giao thông đường bộ cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc mọi thànhphần kinh tế Tổ chức, đơn vị, cá nhân có quyền khai thác, đồng thời chịu tráchnhiệm bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông theo hợp đồng ký kết và quy định củapháp luật

Hiện nay, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông (đường bộ, đường sắt,đường thuỷ nội địa, cảng biển, hàng không) là nền tảng vật chất có vai trò quan

Trang 6

trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Có kết cấu hạtầng giao thông hiện đại, nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh vàbền vững.

Về vốn đầu tư, trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008, tổng số vốnđầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông khoảng 117.794 tỷ đồng (Trong đó vốnngân sách là 63.113 tỷ đồng, chiếm 53,58%; tín dụng ưu đãi 7.565 tỷ đồng,chiếm 6,5 %; trái phiếu Chính phủ 32.818 tỷ đồng, chiếm 27,86 %; vốn ngoàingân sách 14.206 tỷ đồng, chiếm 12,06 %)

(2) Về cơ chế chính sách: Nhiều chính sách mới ưu tiên, khuyến khíchđầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đã được ban hành, đáng chú ý làchính sách thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển Các chínhsách đều tập trung vào việc đẩy mạnh huy động các nguồn lực để ưu tiên xâydựng mới hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Bên cạnh chiến lược ưu tiêndành vốn ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, Chính phủ cũng chútrọng ưu tiên thu hút vốn FDI và vốn tư nhân thông qua các hình thức BOT,BTO, BT, PPP Bên cạnh đó, Chính phủ, UBND các địa phương cũng quantâm đến chính sách khai thác kết cấu hạ tầng giao thông nhằm có nguồn vốn đểđầu tư quay trở lại cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông

Nhờ đó, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã có những bước phát triểnđáng kể; cụ thể: (i) Tổng chiều dài đường bộ gần 280.000 km (gấp 2 lần so vớinăm 1990); (ii) đường sắt dài 3.143km, trong đó đường chính tuyến là 2.632km; (iii) 100 cảng biển với năng lực thông qua hơn 50 triệu tấn/năm; (iv)đường thuỷ nội địa với công suất các cảng sông hơn 5 triệu tấn/năm (iv) 20sân bay, trong đó có 05 sân bay quốc tế; v.v góp phần phát triển kinh tế - xãhội của đất nước trong những năm qua

2.4 Quản lý và phát triển nguồn lực tài chính từ sắp xếp lại nhà đất thuộc sơ hữu nhà nước tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước

Tài sản nhà nước là nhà, đất tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệpcông lập, các tổ chức và tại các doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành, địa phương,các Tập đoàn, Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập códiện tích rộng, phần lớn nằm tại những vị trí đắc địa của các đô thị, trung tâmcông nghiệp lớn, vì vậy đây là những tài sản có giá trị trong tổng tài sản quốcgia

a) Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đang quản lý khoảng hơn

2,5 tỷ m2 đất và 129 triệu m2 nhà với tổng giá trị hơn 956 nghìn tỷ đồng (đất là

700 nghìn tỷ và nhà là 255 nghìn tỷ), chiếm gần 93% tổng giá trị TSNN tại các

Trang 7

cơ quan HCSN (là 1.003 nghìn tỷ đồng) Ngày 6/3/1998, Chính phủ ban hànhNghị định số 14/1998/NĐ-CP về quản lý tài sản nhà nước Đây là văn bản quyphạm pháp luật đầu tiên do Chính phủ ban hành quy định các nguyên tắc cơ bản

về quản lý, sử dụng TSNN tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Trên cơ sở

đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trong phạm vi thẩm quyền đượcgiao đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn,định mức sử dụng, phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước và chế

độ quản lý, sử dụng trụ sở làm việc Nhà, đất tại cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp đã được quản lý chặt chẽ hơn Tuy nhiên, do sự thay đổi về cơ cấu tổchức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp,đổi mới cơ chế quản lý nên một bộ phận đất đai, trụ sở làm việc của các cơquan hành chính, đơn vị sự nghiệp bị sử dụng lãng phí, sai mục đích như: bỏtrống, cho thuê, cho mượn, sử dụng để kinh doanh, dịch vụ sai mục đích đượcgiao dẫn đến thất thoát TSNN

b) Các doanh nghiệp nhà nước đang giữ nhiệm vụ kinh doanh trong

những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của đất nước Các doanh nghiệp này đangquản lý, sử dụng quỹ nhà, đất có diện tích lớn và có chung một số đặc điểm: (i)

Do của lịch sử để lại (qua 2 cuộc kháng chiến và thời kỳ bao cấp kéo dài) phầnlớn nhà, đất nằm tại các vị trí đắc địa, có giá trị thương mại cao (như trụ sở củaTập đoàn Điện lực Việt Nam tại 75 Đinh Tiên Hoàng - hồ Hoàn Kiếm, Tổngcông ty Đường sắt Việt Nam tại 136 Hàm Nghi - đối diện nhà hát lớn thànhphố Hồ Chí Minh ) (ii) Quá trình đô thị hóa, các cơ sở sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp nằm tại các trung tâm thành phố không còn phù hợp vớiphát triển quy hoạch đô thị, gây ô nhiễm, ùn tắc giao thông (iii) Nền kinh tếchuyển từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, nhu cầu sửdụng nhà, đất vào SXKD cũng thay đổi để phù hợp với mô hình kinh doanhmới, dẫn đến một bộ phận dôi dư Để xử lý, nhiều doanh nghiệp đã thực hiệnchuyển mục đích hoặc cho thuê lại kiếm lời, cá biệt có một số nhà, đất bị chiếmdụng hoặc bỏ trống

Để khắc phục được tình trạng trên, nhằm khai thác có hiệu quả, tiết kiệmnguồn lực tài chính từ quỹ nhà, đất phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội củađất nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có một số chính sách tài chính

cơ bản sau đây:

(1) Chính sách sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước (Quyết định số

09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ): Theo chính sáchnày, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, Tập đoàn, Tổng công

ty Nhà nước được chủ động sắp xếp lại nhà, đất hiện có theo đúng chức năng,nhiệm vụ, nhu cầu cho sản xuất kinh doanh và phù hợp với quy hoạch sử dụngđất của địa phương; số nhà, đất dôi dư được phép bán - chuyển nhượng, chuyển

Trang 8

mục đích hoặc thu hồi Số tiền thu được từ từ đất đai trong sắp xếp lại nhà, đấtđược cân đối giữa quyền lợi của Nhà nước và người đang sử dụng nhà, đất nhưsau: (i) Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được sử sụng 100% tiền bán nhà

và chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đầu tư trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động

sự nghiệp; (ii) Doanh nghiệp, Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước được sử dụng50% số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, 50% còn lại nộpNSNN, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp NSNN 100% số tiềnthu được

Đến hết tháng 12/2015, các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước thựchiện báo cáo kê khai và đề xuất phương án xử lý nhà đất đối với 154.679 cơ sởnhà đất, với tổng diện tích khoảng 3.006 triệu m2 đất và 139,4 triệu m2 nhà.Theo đó, đã thực hiện bán, chuyển nhượng gần 6,3 triệu m2 đất; thu hồi trên 9triệu m2 đất; chuyển mục đích sử dụng đất trên 3,3 triệu m2 đất Tổng số tiềnthu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chuyểnmục đích sử dụng đất của các Bộ, ngành, Tập đoàn, tổng công ty nhà nước và

các địa phương trên phạm vi cả nước là trên 35 ngàn tỷ đồng

Hiện trên tài khoản tạm giữ do Bộ Tài chính làm chủ tài khoản tính đếnngày 10/6/2016: 1.611 tỷ đồng

(2) Chính sách tài chính di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và theo quy hoạch: đối tượng phải di dời được tạo nguồn vốn từ vị trí đất cũ theo

cơ chế chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đấttại vị trí cũ Mức hỗ trợ cho doanh nghiệp phải di dời không quá 70% nguồnvốn thu được từ xử lý đất tại vị trí cũ (sau khi trừ các khoản chi phí theo quyđịnh); riêng đối với các dự án đầu tư tại vị trí mới thuộc lĩnh vực đặc biệt ưuđãi đầu tư theo quy định của pháp luật thì được hỗ trợ không quá 100% nguồnvốn thu được từ đất tại vị trí cũ (sau khi trừ các khoản chi phí theo quy định)

Tổng số thu từ thực hiện di dời các cơ sở ô nhiễm môi trường và theoquy hoạch theo Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg tính đến 30/12/2015: 747,3 tỷđồng Tính đến ngày 10/6/2016, số dư tài khoản tạm giữ do Bộ Tài chính làmchủ tài khoản là: 481.658.641 đồng

(3) Cơ chế tài chính về đất đai đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính: Nhằm tạo sự chủ động, nâng cao trách nhiệm quản lý cho các đơn vị

sự nghiệp công lập Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đã xác lập cơ chế đổimới về cơ bản theo hướng giao tài sản cho các đơn vị như giao vốn cho doanhnghiệp nhằm tạo điều kiện cho đơn vị chủ động trong việc sử dụng tài sản đượcgiao để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời khai thác tối đa công suất của tài sản đểnâng cao chất lượng dịch vụ công, cải thiện đời sống của cán bộ, nhân viên.Theo đó, đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính được quyền sử dụng TSNN (bao gồm

cả nhà, đất) vào mục đích: cho thuê, sản xuất kinh doanh dịch vụ, liên doanh,liên kết Trong trường hợp này đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính phải

Trang 9

nộp tiền sử dụng đất hoặc nộp tiền thuê đất (đối với phần diện tích đất được sửdụng vào các mục đích này) theo quy định của pháp luật về đất đai.

(4) Chính sách về nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước: Trong thời kỳ 1960

-1990, với chủ trương tạo lập quỹ nhà ở cho cán bộ, công nhân viên chức, ngườihưởng lương từ NSNN, Nhà nước đã đầu tư xây dựng khoảng hơn 16 triệu m2

nhà ở (trong đó có khoảng hơn 3 triệu m2 nhà chung cư) Ngoài ra, còn có quỹnhà ở do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tự bố trí làm nhà ở cho cán bộ, côngchức trong thời kỳ bao cấp Để chấm dứt bao cấp về nhà ở, Chính phủ đã cóNghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở Theo đó,đại bộ phận quỹ này đã được bán theo giá ưu đãi cho người đang thuê

3 Đánh giá kết quả, hạn chế của việc quản lý, phát triển lĩnh vực đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước

3.1 Về tài sản là đất đai

a) Kết quả đạt được

- Chính sách, pháp luật đất đai từng bước được hoàn thiện, đã đóng góptích cực cho phát triển kinh tế, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo ansinh xã hội; đã hầu như xóa bỏ sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nướcngoài trong việc tiếp cận đất đai; chính sách thu chi NSNN về đất đai (thu tiền

sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế phí về đất; chi bồi thường, hỗ trợ giảiphóng mặt bằng) được xây dựng theo chính sách giá thị trường và có tính đếnyếu tố cân đối NSNN

- Phân bổ quỹ đất đáp ứng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,

quốc phòng, an ninh Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất về cơ bản phù hợpvới chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quỹ đất nông nghiệp đã đáp ứng yêu cầu bảođảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ và phát triển rừng Quỹ đất dành chocông nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị được mởrộng, từng bước đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước và nhu cầu đô thị hóa Diện tích đất chưa sử dụng cơ bản đã được đưavào sử dụng

- Các quyền của người sử dụng đất được mở rộng và được Nhà nước bảo

đảm thực hiện đã làm cho người sử dụng đất gắn bó hơn với đất đai, yên tâmđầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh để tăng hiệu quả sử dụng đất

- Thị trường bất động sản trong đó có quyền sử dụng đất đã tạo lập được

cơ chế hoạt động, phát triển tương đối đồng bộ; từng bước hoàn thiện chínhsách tài chính đất đai theo hướng tiếp cận cơ chế thị trường, đã huy động đượcnguồn vốn xã hội cho thị trường, thu hút đầu tư cho phát triển, đưa đất đai trởthành nguồn nội lực, nguồn vốn để phát triển đất nước

Trang 10

b) Tồn tại, bất cập

- Nguồn lực về đất đai chưa được khai thác và phát huy đầy đủ để trở

thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp Nhiều diện tíchđất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư nhưng tiến độ đầu tư chậm, còn đểhoang phí đất đai, gây nhiều bức xúc trong xã hội Nhiều địa phương chưa thựchiện được cơ chế tạo quỹ đất “sạch” để đấu giá quyền sử dụng đất, tăng nguồn thucho ngân sách nhà nước

- Một số quy định của pháp luật chưa giải quyết hài hòa về lợi ích giữaNhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư Chưa thực sự có chế tài nghiêmminh đối với những vi phạm pháp luật đất đi nên vẫn còn tình trạng nợ đọngnghĩa vụ tài chính đất đai kéo dài

- Thị trường bất động sản trong đó có quyền sử dụng đất còn bộc lộnhững yếu kém, không ổn định, phát triển thiếu lành mạnh, giao dịch “ngầm”khá phổ biến Tình trạng đầu cơ đất đai còn xảy ra đẩy giá đất tăng cao đã cótác động không nhỏ đến ổn định kinh tế vĩ mô Chưa đáp ứng được nhu cầunhà ở, đất ở của các đối tượng chính sách xã hội, cán bộ công chức, người cóthu nhập thấp Việc cấp giấy chứng nhận đối với đất ở tại đô thị còn chậm

- Việc xây dựng quy trình thủ tục hành chính về đất đai theo hướng mộtcửa vẫn chưa hoàn thiện Việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sửdụng đất đai còn dừng lại ở một số thành phố lớn, chưa phổ cập trong cả nước.Chưa có hệ thống thông tin đất đai toàn quốc

3.2 Về tài sản là tài nguyên

Trong thời gian qua, việc quản lý và khai thác tài nguyên đã từng bước pháttriển Cùng với sự hoàn thiện của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liênquan về chính sách quản lý, khai thác tài nguyên khoán sản, rừng, biển, và cácloại tài nguyên khác, nguồn thu NSNN từ tài nguyên được huy động và ngày càngtăng góp phần quan trọng để đảm bảo cân đối thu, chi NSNN Tuy nhiên, còn cónhiều khó khăn, thách thức như sau:

Thứ nhất, nhiều loại tài nguyên đất đai, khoáng sản, nguồn nước, rừng,

nguồn lợi thủy sản đã được điều tra, đánh giá nhưng mới chỉ ở mức nắm đượcthông tin cơ bản, thiếu thông tin quan trọng để có thể lượng hóa được giá trịkinh tế cũng như định hướng cho công tác khai thác Hệ thống cơ sở dữ liệu,thông tin về tài nguyên chưa được đầy đủ, đồng bộ, thống nhất đảm bảo phục

vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước nói chung và tổ chức thực hiện khai thác

Thứ hai, công tác lập quy hoạch, kế hoạch khai thác tài nguyên còn

nhiều bất cập, thiếu cơ sở khoa học và tính liên kết vùng để đảm bảo cho việckhai thác, phân bổ nguồn lực hợp lý; mất cân đối cung – cầu và chưa cân đốivới nguồn lực tài chính để thực hiện Thực tế cho thấy, công tác này hiện chưađảm bảo sự cân bằng tổng thể, xử lý hoài hòa lợi ích giữa nhu cầu phát triển

Trang 11

trước mắt và lâu dài; xung đột lợi ích giữa các ngành, lĩnh vực, nhóm lợi íchtrong xã hội Hệ quả, nhiều nơi, đất đai, nguồn lực tài nguyên không được khaithác, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát.

Thứ ba, việc định giá tài nguyên, quyền khai thác tài nguyên mới được

thực hiện đối với đất đai, khoáng sản nhưng vẫn còn nhiều bất cập Phươngpháp xác định giá dựa trên các yếu tố, thông tin giả định, dự báo, có tính chủquan, không phù hợp với điều kiện của Việt Nam; thời gian xác định và phêduyệt giá theo thị trường kéo dài dẫn đến chậm trễ trong thông báo, thu nộpnghĩa vụ tài chính; chính sách thu từ đất đai, tài nguyên gắn liền với điều hànhthu - chi NSNN của cơ quan tài chính nhưng xác định giá tài nguyên, giá đất,giá tiền cấp quyền khai thác để tính thu hiện do cơ quan tài nguyên môi trườngthực hiện là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian, mất cân đối thu -chi từ đất đai, ảnh hưởng đến cân đối chung của NSNN Mặc dù, theo quy địnhcủa Luật Tài nguyên nước đã quy định thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyênnước, Luật bảo vệ và phát triển rừng đã quy định thu tiền sử dụng rừng, tiềnthuê rừng… nhưng đến nay vẫn chưa có quy định về phương pháp xác định cụthể nên thực tế chưa tổ chức thực hiện thu được đối với các khoản thu này Kể

cả đối với tiền sử dụng khu vực biển, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Tàinguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch quy định mức thu tiền sửdụng khu vực biển khi giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sửdụng nhưng mức thu này vẫn chưa phản ánh được đầy đủ bản chất kinh tế củaviệc sử dụng, khai thác tài nguyên biển

Thứ tư, về phương thức giao quyền khai thác tài nguyên, tính công khai,

minh bạch còn hạn chế Việc cấp quyền khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyênchủ yếu vẫn theo hình thức chỉ định; việc giao quyền khai thác, sử dụng theohình thức đấu giá chưa được đẩy mạnh Theo quy định của Luật Khoáng sản,Nhà nước quy hoạch những loại tài nguyên cấp quyền khai thác thông qua hìnhthức đấu giá, loại tài nguyên cấp quyền không thông qua đấu giá nhưng thiếu

cơ sở khoa học, thực tiễn để xác định quy hoạch này và vẫn chịu tác động khámạnh của yếu tố chủ quan Đến nay, đối với khu vực mỏ thuộc thẩm quyền cấpphép của trung ương vẫn chưa một lần thực hiện đấu giá thành công để giaoquyền khai thác theo quy định của pháp luật Luật Đất đai năm 2013 đã quyđịnh Nhà nước chủ động thu hồi đất, thực hiện bồi thường, giải phóng mặtbằng để giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá nhưng do nguồn lựctài chính còn hạn chế nên vẫn tồn tại cơ chế cho phép nhà đầu tư ứng tiền bồithường, giải phóng mặt bằng nên các địa phương đã vận dụng để thực hiệngiao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá Luật Biển Việt Namchưa có quy định về giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân sử dụng, khai tháctài nguyên biển thông qua hình thức đấu giá; tình trạng tương tự cũng xảy rađối với cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo Luật Tài nguyên nước hay sửdụng tài nguyên rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng

Thứ năm, tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên không tuân thủ theo

đúng quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt dẫn đến tình trạng khai thác quá mức,

Trang 12

lãng phí, nguồn tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt Với tốc độ khai thác tàinguyên khoáng sản, chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô, nguyên khai, giá trị thấp,không có sự tính toán khai thác, điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của thị trườngthì nguy cơ Việt Nam phải nhập khẩu tài nguyên để đáp ứng cho nhu cầu trongnước cũng như phải chi nhiều tỷ USD để nhập khẩu sản phẩm tài nguyên đã quachế biến, tinh luyện là hiện hữu, trong tương lai gần Tài nguyên đất đai khaithác, sử dụng kém hiệu quả; đất nông, lâm trường với diện tích khoảng7.916.366 ha nhưng phần lớn để hoang hóa, sử dụng lãng phí, không hiệu quảtrong khi người thực sự cần đất sản xuất thì phải đi thuê lại; tình trạng thoái hóađất, đất bị hoang mạc hóa ngày càng gia tăng Tài nguyên rừng, tài nguyên nước,nguồn lợi thủy sản ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng Tài nguyên vì thế chưađược phát huy hết tiềm năng, thế mạnh Một số nguồn tài nguyên tái tạo bị suythoái, cạn kiệt quá mức dẫn đến mất khả năng tái tạo, phục hồi.

Thứ sáu, nguồn lực tài chính khai thác được từ đất đai, tài nguyên thiên

nhiên chưa được định hướng cụ thể, sử dụng phù hợp, hiệu quả, bền vững chođầu tư phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường Thực tế, người dân ởnhững nơi khai thác tài nguyên chưa được hưởng lợi một cách xứng đáng,thậm chí chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi từ việc khai thác tài nguyên gây ra, chấtlượng cuộc sống bị suy giảm do phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm môi trường

Để xử lý vấn đề này, Bộ Tài chính đã có giải pháp về tài chính điều tiết nguồnthu từ khai thác tài nguyên, theo đó, tiền cấp quyền khai thác tài nguyênkhoáng sản nộp toàn bộ vào ngân sách địa phương đối với trường hợp thuộcthẩm quyền cấp phép của địa phương; nộp 70% vào ngân sách trung ương,30% vào ngân sách địa phương đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phépcủa trung ương Tuy nhiên, vẫn cần phải có giải pháp căn bản, lâu dài kết hợpgiữa khai thác, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính từ tài nguyên thiênnhiên đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững

3.3 Về tài sản kết cấu hạ tầng

a) Kết quả đạt được: Quán triệt chủ trương "Hạ tầng cần phải đi trước

một bước, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội" nên việc phát triển hệthống kết cấu hạ tầng giao thông thời gian qua đã được Chính phủ đặc biệtquan tâm cả về vốn đầu tư cũng như có các chính sách mới khuyến khích cácthành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, cụ thể:

Vốn đầu tư cho việc xây dựng và phát triển tài sản hạ tầng được quantâm và tăng dần trong các năm Các cơ chế, chính sách mới được xây dựng vàhoàn thiện theo hướng đẩy mạnh huy động các nguồn lực để ưu tiên xây dựngmới hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, kêu gọi xã hội hóa để phát triển Do

đó, hệ thống kết cấu hạ tầng đã có những bước phát triển đáng kể góp phầnphát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua

Ngày đăng: 17/10/2017, 16:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp thu tài chính đất đai 2002-2015 - Thực trạng, giải pháp và định hướng khai thác nguồn thu NSNN từ đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước giai đoạn 2016  2020
Bảng t ổng hợp thu tài chính đất đai 2002-2015 (Trang 4)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w