1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI: ĐẠI DIỆN VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ CÁC NGUY CƠ TIỀM ẨN CỦA VIỆC TĂNG NỢ CÔNG. ĐỊNH HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM NỢ CÔNG CỦA CHÍNH PHỦ.

23 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nếu tiếp cận theo quan điểm của các tổ chức này thìphạm vi của nợ công không chỉ bao gồm nợ của Chính phủ mà còn bao gồm các khoản nợđược chính phủ kiểm soát hay các khoản nợ chính phủ c

lOMoARcPSD|18351890 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ 2 ĐỀ TÀI: ĐẠI DIỆN VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ CÁC NGUY CƠ TIỀM ẨN CỦA VIỆC TĂNG NỢ CÔNG ĐỊNH HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM NỢ CÔNG CỦA CHÍNH PHỦ Giảng viên: Hoàng Anh Tuấn Lớp học phần: 2206MAEC0311 Nhóm thực hiện: 01 HÀ NỘI – 2022 1 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 MỤC LỤC A Lời nói đầu 3 B Phần nội dung 4 I Cơ sở lý thuyết 4 1 Nợ công .4 2 Đặc điểm của nợ công 5 3 Tính bền vững của nợ công 6 4 Đánh giá tính bền vững của nợ công 7 II Thực trạng nợ công tại Việt Nam 8 1 Tình hình nợ công tại Việt Nam 8 2 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu nợ 13 3 Tác động tích cực của nợ công đến nền kinh tế 15 4 Các nguy cơ tiềm ẩn của việc tăng nợ công .16 III Các biện pháp nhằm cắt giảm nợ công của Chính phủ 19 C Phần kết luận 21 BẢN ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 01 23 2 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 A Lời nói đầu Nợ công là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, là một phần quan trọng và không thể thiếu trong tài chính mỗi quốc gia Thực tế cho thấy từ những quốc gia có nền kinh tế nghèo nàn nhất ở châu Phi, đến những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hay thậm chí là những cường quốc giàu có với trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật, EU thì đều phải đi vay để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của Chính phủ nhằm các mục đích khác nhau Bên cạnh mặt tích cực mà nợ công đem lại, thì nó cũng đem lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho bất cứ quốc gia nào nếu không biết cách sử dụng hợp lý, hiệu quả và quản lý tốt Ở Việt Nam, trong những năm qua, việc kiểm soát và quản lý nợ công bước đầu đạt được một số hiệu quả nhất định khi mà nợ công vẫn ở ngưỡng an toàn với 43,7% GDP vào năm 2021 Tuy nhiên, có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong chi tiêu công, trả nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam, đòi hỏi phải có cái nhìn nghiêm túc về vấn đề này để có những giải pháp cắt giảm nợ công một cách hiệu quả trong thời gian tới Bài viết phân tích tình trạng nợ công và các nguy cơ tiềm ẩn của việc tăng nợ công ở Việt Nam hiện nay trong bối cảnh bất ổn vĩ mô trong và ngoài nước vẫn có thể còn tiếp diễn, đồng thời định hướng giải pháp nhằm giảm thiểu nợ công của chính phủ 3 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 B Phần nội dung I Cơ sở lý thuyết 1 Nợ công Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nợ công là toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của khu vực công, bao gồm nghĩa vụ trả nợ của chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương, ngân hàng trung ương và các tổ chức độc lập với nguồn vốn hoạt động do ngân hàng nhà nước quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước và trong trường hợp vỡ nợ, nhà nước phải trả nợ thay Các tổ chức quốc tế khác cũng có cùng quan điểm này như Ngân hàng thế giới, UNCTAD Nếu tiếp cận theo quan điểm của các tổ chức này thì phạm vi của nợ công không chỉ bao gồm nợ của Chính phủ mà còn bao gồm các khoản nợ được chính phủ kiểm soát hay các khoản nợ chính phủ chịu trách nhiệm liên đới Điều 1 của Luật Quản lý nợ công 2009 định nghĩa nợ công bao gồm 3 thành phần: (i) nợ Chính phủ, (ii) nợ được Chính phủ bảo lãnh, và (iii) nợ chính quyền địa phương - Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật Nợ Chính phủ không bao gồm các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ Nợ Chính phủ bap gồm nợ do chính phủ phát hành công cụ nợ, nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài, nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách - Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm: nợ của doanh nghiệp được chính phủ bảo lãnh, nợ của ngân hàng chính sách của nhà nước được chính phủ bảo lãnh - Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành Nợ chính quyền địa phương bao gồm nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, nợ do vay lại 4 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.” Nợ công được tạo ra từ các khoản vay của Chính Phủ, hiện nay Chính Phủ có hai cách vay nợ bao gồm: Phát hành trái phiếu Chính Phủ và vay trực tiếp Thứ nhất: Về phát hành trái phiếu Chính phủ Thông qua các trình tự, thủ tục của pháp luật hiện hành Chính phủ có thể phát hành trái phiếu nhằm huy động ngân sách từ cộng đồng sử dụng vào mục đích đã đưa ra từ trước Cách vay nợ này của Chính phủ được coi là có hiệu quả nhanh chóng trong thời gian huy động vốn Nhưng tùy từng hình thức phát hành trái phiếu ( phát hành trái phiếu nội tệ hoặc phát hành trái phiếu ngoại tệ) mà có những mức rủi ro khác nhau Thứ hai: Vay trực tiếp Ngoài phương thức vay bằng phát hành trái phiếu thì chính phủ có thể vay nợ trực tiếp của các Ngân hàng thương mại hoặc các quốc gia khác Hình thức vay này có độ tin cậy tín dụng thấp và có thể chi phối các vấn đề khác trong chính trị Trong lịch sử vay nợ của các nước, có rất nhiều trường hợp vì các khoản nợ của mình mà quốc gia đó phải hy sinh nhiều quyền lợi khác liên quan bởi sự phụ thuộc về tín dụng của mình 2 Đặc điểm của nợ công -Tuy có nhiều cách tiếp cận rộng hẹp khác nhau về nợ công, nhưng về cơ bản, nợ công có những đặc điểm chủ yếu sau: - Thứ nhất, nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước Khác với các khoản nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản nợ mà Nhà nước (bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản nợ ấy Trách nhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ trả nợ trực tiếp và trả nợ gián tiếp Trả nợ trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là người vay và do đó, cơ quan nhà nước sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản vay 5 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 Trả nợ gián tiếp là trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo lãnh để một chủ thể trong nước vay nợ, trong trường hợp bên vay không trả được nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng ra bảo lãnh (ví dụ: Chính phủ bảo lãnh để Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vay vốn nước ngoài)  Thứ hai, nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việc quản lý nợ công đòi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo hai mục đích: Một là, đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng vốn vay và cao hơn nữa là đảm bảo cán cân thanh toán vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia Hai là, để đạt được những mục tiêu của quá trình sử dụng vốn Bên cạnh đó, việc quản lý nợ công một cách chặt chẽ còn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị xã hội Nguyên tắc quản lý nợ công Việt Nam là Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ để đảm bảo hai mục tiêu cơ bản trên  Thứ ba, mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích cộng đồng Nợ công được huy động và sử dụng không phải để thỏa mãn những lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì lợi ích chung của cộng đồng Ở Việt Nam, xuất phát từ bản chất của Nhà nước là thiết chế để phục vụ lợi ích chung của xã hội, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân nên đương nhiên các khoản nợ công được quyết định phải dựa trên lợi ích của nhân dân, cụ thể là đề phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và phải coi đó là điều kiện quan trọng nhất 3 Tính bền vững của nợ công Theo Ngân hàng Thế giới thì: “Nợ công nước ngoài của một quốc gia được coi là bền vững nếu như các nghĩa vụ nợ (trả gốc và lãi) được thực hiện một cách đầy đủ mà không cần sử dụng đến các biện pháp tài trợ ngoại lệ (ví dụ như xin miễn giảm), hoặc không cần phải thực hiện những điều chỉnh lớn đối với cán cân thu nhập và chi tiêu của mình" (WB, 2006, A Guid to LIC Debt Substainability Analysis) 6 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 Như vậy, tính bền vững nợ công được hiểu là việc vay nợ công vẫn được quốc gia đảm bảo trả nợ gốc và lãi theo định kì như trong cam kết hợp đồng vay trả và việc trả nợ nằm trong tầm kiểm soát chi trả của một quốc gia 4 Đánh giá tính bền vững của nợ công Để đánh giá tính bền vững của nợ công, tiêu chí tỉ lệ nợ công/GDP được coi là chỉ số đánh giá phổ biến nhất cho cách nhìn tổng quát về tình hình nợ công của một quốc gia Mức an toàn của nợ công được thể hiện qua việc nợ công có vượt ngưỡng an toàn tại một thời điểm hay giai đoạn nào đó không Tiêu chí để đánh giá mức an toàn của nợ công được thể hiện cụ thể là: Thứ nhất, giới hạn nợ công không vượt quá 50% – 60% GDP hoặc không vượt quá 150% kim ngạch xuất khẩu Ngân hàng Thế giới đưa ra mức quy định ngưỡng an toàn nợ công là 50% GDP Các tổ chức quốc tế cho rằng, tỷ lệ nợ hợp lý đối với các nước đang phát triển nên ở mức dưới 50% GDP Thứ hai, dịch vụ trả nợ công không vượt quá 15% kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ trả nợ của Chính phủ không vượt quá 10% chi ngân sách Tuy nhiên, trên thực tế không có hạn mức an toàn chung cho các nền kinh tế Không phải tỷ lệ nợ công/GDP thấp là trong ngưỡng an toàn và ngược lại Mức độ an toàn của nợ công phụ thuộc vào tình trạng mạnh hay yếu của nền kinh tế thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Mỹ có tỷ lệ nợ công bằng 96% GDP nhưng vẫn được xem là ở ngưỡng an toàn bởi năng suất lao động của Mỹ cao nhất thế giới là cơ sở bảo đảm bền vững cho việc trả nợ Nhật Bản có số nợ lên tới hơn 200% GDP vẫn được coi là ngưỡng an toàn Trong khi đó, nhiều nước có tỷ lệ nợ/GDP thấp hơn rất nhiều nhưng đã rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ như: Venezuela năm 1981 với tỷ lệ nợ công chỉ là 15% GDP; Thái Lan năm 1996 với tỷ lệ nợ công là 40% GDP; Argentina năm 2001 với tỷ lệ nợ công là 45% GDP; Ucraina năm 2007 với tỷ lệ nợ công là 13% GDP; Thứ ba, đánh giá nợ công trong mối liên hệ với các tiêu chí kinh tế vĩ mô Để đánh giá đúng mức độ an toàn của nợ công không thể chỉ quan tâm đến tỷ lệ nợ/GDP, mà cần phải xem xét nợ một cách toàn diện trong mối liên hệ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, nhất là tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử 7 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), tỷ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tư xã hội… Bên cạnh đó, những tiêu chí như: cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ… cũng cần được xem xét khi đánh giá bản chất nợ công, tính bền vững của nợ công Khi nợ công tăng cao, vượt quá xa giới hạn được coi là an toàn, nền kinh tế rất dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép cả bên trong và bên ngoài II Thực trạng nợ công tại Việt Nam 1 Tình hình nợ công tại Việt Nam Trong năm qua, Việt Nam tiếp tục tái cơ cấu nợ công theo hướng bền vững, hiệu quả theo hướng tích cực về cơ cấu, kỳ hạn, lãi suất, đảm bảo khả năng trả nợ Tốc độ tăng trưởng nợ công so với GDP là 12,2%/năm cho giai đoạn từ 2014 - 2015 Đây là một vấn đề đáng lo ngại vì Việt Nam nằm trong những quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất (tăng trên 10%/năm) cho dù có thành tích tăng trưởng kinh tế ấn tượng Đến cuối năm 2015, tổng nợ công của Việt Nam là 125 tỷ USD, tương đương 61% GDP, bình quân mỗi người dân nợ công gánh số nợ công là 1.384 USD, tương đương 30 triệu, ngang với Trung Quốc, Philippines và Malaysia Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016 - 2018, tốc độ tăng của nợ công của Việt Nam đã giảm xuống bình quân còn 8,6%/năm, riêng năm 2018 chỉ còn ở mức 6% Dư nợ công giảm từ mức đỉnh 63,7% GDP năm 2016 xuống còn khoảng 55% GDP cuối 2019 Tốc độ tăng nợ công giảm từ trung bình 18,1%/năm giai đoạn 2014-2015 xuống còn khoảng 6,8%/năm giai đoạn 2016-2019… 8 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 Nguồn: Báo cáo chính phủ Theo báo cáo của Chính phủ, tổng trả nợ của Chính phủ 9 tháng đầu năm 2020 khoảng 241.375 tỷ đồng (tương đương với 65,8% kế hoạch cả năm), trong đó trả nợ trong nước khoảng 180.950 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài 60.425 tỷ đồng Căn cứ tình hình thực hiện 9 tháng đầu năm và dự báo những tháng cuối năm, Chính phủ dự kiến đến cuối năm 2020 nợ công khoảng 56,8% GDP; nợ Chính phủ khoảng 50,8% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước ước khoảng 24,1%; nợ nước ngoài quốc gia khoảng 47,9% GDP… Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2021 nợ công khoảng 43,7% GDP; nợ Chính phủ khoảng 39,5% GDP; nợ nước ngoài quốc gia khoảng 39,0% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN dưới 23%; chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ (không bao gồm trả nợ gốc ngắn hạn) khoảng 6,3% Năm 2021, tổng mức trả nợ của Chính phủ khoảng 365.932 tỷ đồng, trong đó hơn 92% là trả nợ trực tiếp, khoảng 338.415 tỷ đồng Số trả nợ nước ngoài của các dự án cho vay lại là 27.517 tỷ đồng Trong năm 2021, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đã quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn vay Tính đến thời điểm báo 9 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 cáo, lũy kế giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài thuộc dự toán chi đầu tư công của ngân sách trung ương (NSTW) ước đạt 13.795,28 tỷ đồng, bằng 26,76% kế hoạch, trong đó, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương (NSĐP) đạt 8.236,86 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 23,59%), giải ngân của các bộ, ngành TƯ là 5.558,42 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 33.41%) Bảng: Các chỉ tiêu nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2016-2021 Chỉ tiêu 2016 2017 201 2019 202 2021 8 0 1 Nợ công so với GDP (%) 63,7 61,4 61 55 55,9 43,7 a Nợ chính phủ so với GDP (%) 52,7 51,7 49,9 48 49,9 39,5 b Nợ chính phủ bảo lãnh so với GDP (%) 10,3 9,1 7,9 6,7 6,7 c Nợ chính quyền địa phương so với GDP (%) 1,5 1,1 0,9 0,7 0,7 2.Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP (%) 44,8 48,9 49,7 47,1 47,1 39 3 Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung, dài hạn của 3,9 6,1 7 5,9 5,7 6,3 quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (%) 4 Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu 15,8 19,7 17,1 17,4 21,2 23 NSNN (%) Nguồn: Bản tin Nợ công - Bộ tài chính Năm 2022, Chính phủ dự kiến vay 571.014 tỷ đồng, ít hơn năm 2021 khoảng 53.200 tỷ so với kế hoạch vay năm 2021 Trong đó, vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương 347.900 tỷ đồng; vay để trả nợ gốc ngân sách trung ương 196.149 tỷ đồng và vay về cho vay lại 26.965 tỷ đồng 10 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 Phần lớn nguồn lực huy động vay trong năm tới sẽ đến từ trong nước, với 502.926 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm trở lên Trường hợp cần thiết có thể kết hợp kỳ hạn dưới 5 năm để đảm bảo đủ nguồn huy động Số vốn vay nước ngoài năm tới (vốn ODA, ưu đãi) trên 68.000 tỷ đồng Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2022 gần 300.000 tỷ đồng, trong đó 63% là trả nợ gốc (196.149 tỷ đồng), nợ lãi khoảng 103.668 tỷ đồng Nghĩa vụ trả nợ vay về cho vay lại khoảng 36.370 tỷ đồng (trả gốc 27.208 tỷ đồng, trả lãi 9.162 tỷ đồng) Dự kiến trong năm 2022, Chính phủ không bảo lãnh mới cho các chương trình, dự án để vay vốn trong nước, nước ngoài Với dự kiến vay, trả nợ như vậy và trường hợp GDP năm 2022 tăng trưởng khá, Chính phủ tính toán nợ công năm 2022 khoảng 43-44%% GDP, nợ Chính phủ 40-41% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia 40-41% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách khoảng 21-22% 1.1 Nợ Chính phủ Theo báo cáo Chính phủ, tỷ lệ nợ công trên GDP có xu hướng giảm dần các năm gần đây 11 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 Nguồn: Bản tin nợ công-Bộ tài chính Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2017, tổng số nợ Chính phủ là 2.587,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 80% tổng dư nợ công và tương đương 51,8% GDP năm 2017 Như vậy, Chính phủ đã không giữ được mục tiêu duy trì nợ Chính phủ ở mức dưới 50% GDP Nguồn gốc chủ yếu làm phát sinh nợ Chính phủ chính là do bội chi ngân sách Theo Điều 7.2 Luật NSNN năm 2015 “số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển” Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, trước tình hình khó khăn của ngân sách, quy định này đã không được thực hiện đúng nguyên tắc đề ra Năm 2018, tỷ lệ nợ Chính phủ so với GDP tăng đến 52,1%, tỷ lệ so với 2017 thay đổi không nhiều nhưng GDP năm 2018 đạt mức tăng trưởng kỷ lục 7,08% với giá trị 5.535,3 nghìn tỷ đồng nên nợ Chính phủ ở mức 3.376,53 nghìn tỷ đồng Như vậy về giá trị, nợ Chính phủ năm 2018 đã tăng 130% so với năm 2017 Từ năm 2019-2021 nợ của chính phủ so với tổng sản phẩm quốc dân GDP giảm từ 48 xuống 39,5% 1.2 Nợ được Chính phủ bảo lãnh Nguồn: Bản tin nợ công - Bộ tài chính 12 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy tính đến cuối năm 2017, tổng số nợ thực tế được Chính phủ bảo lãnh là 455.122 tỷ đồng, tương đương khoảng 21 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 17,5% tổng nợ công, tức hơn 11% GDP Trong số 21 tỷ USD nợ được Chính phủ bảo lãnh, số nợ vay nước ngoài chiếm khoảng 55% Việc vay nợ nước ngoài nhiều sẽ khiến bên đi vay đối diện với rủi ro do biến động tỷ giá, làm cho áp lực trả nợ tăng lên Trong trường hợp rủi ro xảy ra, khiến cho bên đi vay không trả được nợ, trách nhiệm trả nợ đương nhiên thuộc về Chính phủ 1.3 Nợ của chính quyền địa phương Theo Bộ Tài chính, ước tính đến hết ngày 31/12/2017, mức dư nợ vay của các địa phương lên tới 66.654 tỷ đồng, bằng 1,2% GDP và bằng 29,2% mức dư nợ được phép theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) Trong khi đó, hạn mức các địa phương còn được phép vay khá lớn, khoảng 162.064 tỷ đồng, bằng 2,9% GDP Nếu chỉ nhìn vào những con số này thì nợ của chính quyền địa phương không phải là một vấn đề đáng lo ngại Mặc dù số nợ này không quá lớn so quy mô nợ công hiện tại cũng như quy mô nền kinh tế nhưng trong bối cảnh nợ công đã ở mức cao thì dù chỉ cần một giọt nước cũng có thể làm tràn ly Các chỉ tiêu an toàn nợ công được kiểm soát chặt chẽ, nằm trong giới hạn trần nợ được Quốc hội phê chuẩn và giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2016- 2019, góp phần làm tăng dư địa chính sách tài khóa 2 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu nợ Bảng: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu nợ giai đoạn 2016-2020 TT Chỉ tiêu Mục tiêu 2016 2017 2018 2019 UTH 2020 Kết quả 1 Nợ công/GDP ≤ 65% 63,7% 61,4% 58,3% 55% 56,8% Đạt 2 Nợ chính phủ / ≤ 54% 52,7% 51,7% 49,9% 48% 50,8% Đạt GDP 3 Nợ nước ngoài ≤ 50% 44,8% 49% 46% 47,1% 47,9% Đạt 13 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 quốc gia / GDP 29,7% 36,1% 37,5% 30,7% 34,6% Không 4 Nghĩa vụ trả nợ ≤ 25% đạt nước ngoài QG / XK hàng hóa dịch vụ 5 Nghĩa vụ trả ≤ 25% 15,8% 19,7% 16,1% 17,4% 24,1% Đạt nợ trực tiếp của Chính phủ / thu NSNN 6 Kỳ hạn phát 6-8 8.7 12,7 13,4 13,4 13-13,5 Đạt hành TCCP bình quân (năm) Nguồn: Báo cáo của Chính phủ Đáng chú ý, giai đoạn vừa qua, việc cơ cấu nợ đã có chuyển biến tích cực Dư nợ công giảm từ mức đỉnh 63,7% GDP năm 2016 xuống còn khoảng 55% GDP cuối 2019 Tốc độ tăng nợ công giảm từ trung bình 18,1%/năm giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 6,8%/năm giai đoạn 2016-2019 Đồng thời, lãi suất giảm dần, kỳ hạn trả nợ tăng dần, cơ sở nhà đầu tư được mở rộng, góp phần giảm rủi ro danh mục nợ Chính phủ Bà Nguyễn Xuân Thảo, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN) cho biết, năm 2021, công tác của Cục đã đạt được một số kết quả nổi bật Theo đó, Cục đã đảm bảo công tác tham mưu xây dựng chính sách, chế độ có chất lượng Cùng với đó, tham mưu góp ý hoặc chủ trì xây dựng, hoàn chỉnh các kế hoạch, chiến lược, tầm nhìn, định hướng trung hạn về nợ công, kế hoạch vay, trả nợ, cho vay lại và bảo lãnh chính phủ giai đoạn 2021-2025 nhất quán với chính sách tài khóa, góp phần thực hiện thành công chính sách tài khóa giai đoạn 2021-2025; xây dựng kế hoạch vay, trả nợ hàng năm kịp thời, đảm bảo khuôn khổ điều hành, quản lý hiệu quả nợ công 14 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 và hoạt động vay, trả nợ, cho vay lại và bảo lãnh chính phủ trong cả giai đoạn 2021-2025 và từng năm Cục QLN&TCĐN cũng đã kiên trì, chủ động trong công tác huy động vốn Theo đó, đã tham mưu ký kết 12 hiệp định vay cụ thể với tổng trị giá 958,27 triệu USD Hoàn thành đàm phán hoặc trao đổi kỹ thuật về 11 hiệp định vay khác với trị giá 924 triệu USD Đồng thời, tham mưu trình Bộ để sửa đổi, gia hạn đối với 22 thỏa thuận khung và vay cụ thể Kết quả huy động vốn thể hiện nỗ lực lớn của Cục trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 Bên cạnh đó, công tác trả nợ nước ngoài và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ kịp thời, đầy đủ, đúng quy định; tăng cường công tác quản lý cho vay lại; công tác cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 9/11/2016 của Bộ Chính trị 3 Tác động tích cực của nợ công đến nền kinh tế  Đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển Trong giai đoạn 2014-2017 đã huy động được 2.488 nghìn tỷ đồng, bằng 14% GDP, chiếm 44% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Những khoản vay nợ công từ nước ngoài và trong nước đã cung cấp nguồn vốn thiếu hụt cho đầu tư phát triển, giúp duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định  Bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước Trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2017, mức bội chi NSNN Việt Nam trung bình chung ở mức 5% GDP, Trong năm 2016, Chính phủ vay 247,2 nghìn tỷ đồng để bù đắp bội chi ngân sách trung ương; con số lần lượt năm 2017 là: 172,3 ngìn tỷ và năm 2018 là: 186,9 nghìn tỷ Dự kiến tỷ lệ bội chi NSNN năm 2018 khoảng 3,67% GDP phù hợp với định hướng của Chính phủ duy trì bội chi NSNN xuống còn 3,9% GDP trong giai đoạn 2016 -2020  Tạo nguồn lực để nhà nước điều tiết thị trường tài chính và thực thi chính sách tiền tệ Trong giai đoạn 2014-2017, Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN đã huy động được 1.448,2 nghìn tỷ vốn vay từ TPCP để thực hiện nghiệp vụ như: tổ chức quản lý các khoản 15 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 cấp BLCP; điều chỉnh kỳ hạn phát hành TPCP, tập trung phát hành TPCP có kỳ hạn từ 5 năm trở lên, từ năm 2015, phát hành TPCP kỳ hạn dài 10 năm, 15 năm một cách đều đặn, đồng thời lần đầu tiên phát hành TPCP kỳ hạn 20 năm và 30 năm  Thúc đẩy nhanh hội nhập quốc tế Với quá trình vay nợ công, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào khu vực và quốc tế Quá trình hội nhập của Việt Nam có cả ở các cấp độ, phạm vi từ khu vực (ASEAN) đến liên khu vực (APEC, ASEM) và tới toàn cầu (UN, WTO) Với cương vị là thành viên hoặc gánh vác những trọng trách lớn hơn: Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, Chủ tịch ASEAN- 2010, Tổng Thư ký ASEAN (2013-2017), Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc (2014-2016)  Góp phần đảm bảo an sinh xã hội Trong cơ cấu giải ngân vốn vay ODA giai đoạn 2011-2017, vốn dành cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo chiếm 9,5%; y tế -xã hội và giáo dục đào tạo chiếm 6,9% Tính đến năm 2017, GDP/người của Việt Nam đạt 2.385 USD, mức sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, xóa đói giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả tích cực 4 Các nguy cơ tiềm ẩn của việc tăng nợ công  Tác động đến sự ổn định của thị trường tài chính - tiền tệ Thứ nhất, tác động đến chính sách tiền tệ quốc gia Khi nợ công gia tăng sẽ gây áp lực đẩy lãi suất lên cao, thực trạng tăng trưởng nợ công và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2014 -2021 cho thấy quan hệ diễn biến cùng chiều giữa nợ công và lạm phát, điều này tác động sâu sắc đến chính sách tiền tệ quốc gia; Nợ công tăng cao còn gây hiệu ứng mất không của xã hội Bên cạnh đó, đối với các khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ sẽ phải đối diện với rủi ro tỷ giá và lãi suất do ngân hàng ấn định, tạo ra gánh nặng nợ nần Thứ hai, tác động đến hệ thống ngân hàng: đối với hệ thống ngân hàng, trong trường hợp khủng hoảng nợ hoặc khủng hoảng tài chính sự tác động của nợ công sẽ: Một là, làm thay đổi quy mô, cơ cấu vốn và tài sản của các ngân hàng: Hai là, gây khó khăn 16 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 cho công tác quản lý thanh khoản của hệ thống ngân hàng (do khủng hoảng niềm tin dẫn đến rút tiền hàng loạt); Ba là, làm gia tăng rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng; Bốn là, làm xói mòn năng lực tài chính của các ngân hàng (do nợ xấu gia tăng, lợi nhuận ngân hàng bị suy giảm, năng lực tài chính và sự tồn tại của các NHTM sẽ bị ảnh hưởng); Năm là, làm gia tăng làn sóng sát nhập và phá sản hàng loạt ngân hàng  Gia tăng áp lực đến tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn tốc độ gia tăng nợ công Thứ hai, nợ công lớn làm giảm tích lũy vốn tư nhân (private saving), dẫn đến hiện tượng thoái lui đầu tư tư nhân Thứ ba, nợ công tác động đến lạm phát, tỷ giá và thâm hụt thương mại Thứ tư, nợ công lớn gây tổn thất phúc lợi xã hội  Làm gia tăng thâm hụt ngân sách nhà nước Nợ công tăng cao, gần sát trần 65% GDP khiến tỷ lệ THNS Việt Nam luôn trong mức cao Trong giai đoạn 2011-2017, tỉ lệ THNS của Việt Nam luôn nằm ở ngưỡng trên dưới 5,5% GDP và có xu hướng không ổn định Cụ thể, bội chi NSNN năm 2021 được dự kiến là 343.670 tỷ đồng, khoảng 4% GDP điều chỉnh (tương ứng 5% GDP chưa điều chỉnh) và tổng mức vay của NSNN là 608.569 tỷ đồng Dự kiến nợ công đến hết năm 2021 bằng 46,1% GDP điều chỉnh (tương ứng 58,6% GDP chưa điều chỉnh), nợ Chính phủ 41,9% GDP điều chỉnh (tương ứng 53,2% GDP chưa điều chỉnh) Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân làm gia tăng THNS bao gồm: Thứ nhất, gánh nặng từ đầu tư công làm gia tăng thâm hụt NSNN Thứ hai, nhiều dự án phải ứng vốn từ Quỹ Tích lũy để trả nợ dẫn đến phải thu hồi để trả NSNN Thứ ba, gánh nặng ngân sách nhà nước từ cho vay tiền để cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ bảo lãnh  Làm giảm dự trữ ngoại hối quốc gia Theo công bố của NHNN, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính đến tháng 4/2018 là khoảng 63,5 tỷ USD, đây mức dự trữ cao nhất từ trước đến nay của Việt nam và có khả 17 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 năng tiếp tục gia tăng Dự trữ ngoại hối cao sẽ làm phát sinh chi phí do nắm giữ ngoại hối, đồng thời khi áp lực trả nợ nước ngoài tăng, Chính phủ phải trích quỹ dự trữ ngoại hối để trả nợ dẫn đến làm giảm dự trữ ngoại hối quốc gia  Làm phát sinh các rủi ro nợ công Đối với nợ công Việt Nam hiện nay phải đối mặt với một số rủi ro bao gồm: rủi ro tái cấp vốn/thanh khoản; rủi ro lãi suất trong danh mục nợ nước ngoài; rủi ro tỷ giá; rủi ro tín dụng  Gia tăng áp lực trả nợ và gánh nặng nợ nần Thứ nhất, nợ công tăng nhanh gia tăng áp lực trả nợ, đặc biệt là các khoản nợ nước ngoài ngắn hạn; Thứ hai, vay nợ công quá nhiều sẽ gia tăng gánh nặng trả nợ lên thế hệ tương lai  Nợ công làm suy giảm “chủ quyền quốc gia”; gia tăng sự phụ thuộc vào các chủ nợ, đặc biệt là các chủ nợ nước ngoài - Đối với chủ quyền quốc gia: Thứ nhất, nợ công cao gây khủng hoảng niềm tin quốc gia Thứ hai, làm sụt giảm hạn mức tín nhiệm quốc gia, tạo ra những bất lợi trong huy động vốn vay nước ngoài của Chính phủ Thứ ba, nợ công làm suy giảm uy tín, vị thế của quốc gia - Đối với gia tăng sự phụ thuộc vào chủ nợ: Một là, đối với các chủ nợ nước ngoài: Kịch bản gia tăng sự phụ thuộc vào chủ nợ nước ngoài sẽ diễn ra theo ba trường hợp sau: Trường hợp 1: Khi Chính phủ đàm phán vay nợ nước ngoài; Trường hợp 2: Trong tình trạng khó khăn về tài chính, NSNN không đủ khả năng trả nợ Chính phủ buộc phải vay các khoản nợ mới để tiến hành “đảo nợ”; Trường hợp 3: Chính phủ mất hoàn toàn khả năng trả nợ, hay lâm vào tình trạng “vỡ nợ”, khi đó sự phụ thuộc sẽ gia tăng ở mức độ cao, trực tiếp đe dọa sự an toàn của an ninh toàn cầu quốc gia vào cao hơn là an ninh quốc gia Hai là, đối với các chủ nợ trong nước: Vay nợ trong nước sẽ giảm được rủi ro tỷ giá, thanh khoản; tuy nhiên do thời hạn TPCP trong nước còn ngắn hạn, do đó làm phát 18 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 sinh những rủi ro như: rủi ro tái cấp vốn, rủi ro đảo nợ trong trường hợp phải thanh toán các khoản vay TPCP trong nước có thời hạn ngắn  Nợ công quá cao làm phát sinh những căng thẳng và bất ổn về chính trị -xã hội Thứ nhất, các khoản vay từ một số chủ nợ nước ngoài đang tạo ra những rủi ro, lực cản, gây ra những căng thẳng, bất ổn về chính trị - xã hội Thứ hai, nợ công làm phát sinh tội phạm về kinh tế và chính trị, tạo ra những bất ổn về mặt chính trị - xã hội III Các biện pháp nhằm cắt giảm nợ công của Chính phủ Với thách thức hiện nay là khả năng nợ công vượt ngưỡng 65% vẫn có thể xảy ra Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây chưa bền vững, tình hình kinh tế, chính trị tại khu vực và thế giới còn nhiều bất ổn, cùng với năng lực cạnh tranh hạn chế của nền kinh tế Việt Nam dẫn đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam không như kỳ vọng trong những năm tới, kéo theo kế hoạch trung hạn về vay và trả nợ công bị phá vỡ, tỉ lệ nợ công/GDP tăng Đồng thời vẫn còn hàng loạt những rủi ro về cấu trúc nợ công; rủi ro trong chi tiêu công; rủi ro trả nợ công; rủi ro tỉ giá và lãi suất… thì vấn đề nợ công cần có những giải pháp sau: Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nợ công và đặc biệt là Luật Quản lý nợ công để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản Trong đó cần sửa đổi, bổ sung quy định tại Luật Quản lý nợ công về trả nợ Chính phủ (Điều 30) và trả nợ của chính quyền địa phương (Điều 42) cho phù hợp; bổ sung thẩm quyền của các cơ quan nêu trên liên quan đến kế hoạch chi trả nợ trong kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm tại Luật Quản lý nợ công cho phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước; cần có quy định về chỉ tiêu thống kê, thực hiện thống kê tại Luật Quản lý nợ công để có cơ sở báo cáo thông tin thống kê về nợ công phù hợp, đồng bộ chung với pháp luật về thống kê; Luật Quản lý nợ công cần có các quy định về thẩm quyền để thống nhất với Luật Đầu tư công; sửa đổi Luật Quản lý nợ công 19 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 theo hướng có quy định về kiểm toán nợ công phù hợp với Luật Kiểm toán Nhà nước 2015 Thứ hai, tổng kết, sửa đổi, bổ sung Chiến lược quản lý nợ công, đặc biệt là giai đoạn 2016-2021 theo hướng phù hợp với thực tế nợ công hiện nay Việc tiếp tục duy trì nợ công trong hạn mức cần được theo dõi, đánh giá, tổng kết và những cảnh báo Vì vậy, việc cập nhật Chiến lược quản lý nợ để có những chỉ báo định hướng là rất cần thiết trong thời điểm đầu giai đoạn hiện nay Thứ ba, kiểm soát việc tăng vốn vay: Chỉ chi tiêu nếu đã có nguồn thực; gắn trách nhiệm vay - trả nợ trực tiếp với người ra quyết định đầu tư và tiêu dùng; không phát sinh nợ vay nếu không có phương án trả nợ khả thi; không vay cho tiêu dùng Thứ tư, tăng cường trả nợ, cơ cấu lại vốn vay, không để tình trạng quá hạn trả nợ: Tăng cường kiểm soát các khoản vay về cho vay lại; hạn chế tối đa các khoản vay từ nước ngoài, thay bằng vay trong nước; tập trung các nguồn để trả nợ, nhất là nợ nước ngoài đến hạn; kiểm soát việc bảo lãnh tín dụng cho DNNN; tập trung trả nợ đọng xây dựng cơ bản Thứ năm, giảm chi hiệu quả: Giảm chi thường xuyên thông qua việc cơ cấu lại bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi các hoạt động khánh tiết; giảm thiểu khởi công các công trình đầu tư có tính chất tiêu dùng; giảm chi bù lỗ DNNN; nâng cao hiệu quả đầu tư công để giảm tổng mức đầu tư, nâng cao đóng góp của đầu tư công vào tăng trưởng kinh tế, góp phần giảm bội chi Thứ sáu, tăng thu ngân sách bền vững: Rà soát, xem xét, đánh giá, đổi mới hệ thống thu ngân sách hiện hành; cải thiện môi trường kinh doanh, đăng ký kinh doanh nhằm chính thức hóa khu vực kinh tế phi chính thức do khu vực này có quy mô kinh tế lớn, trong khi chỉ chịu mức thuế thấp; tăng thu từ đất đai thông qua tăng thu từ thuế đất và nhà ở; tăng cường hiệu năng của bộ máy thu thuế, thu ngân sách, tránh, giảm thất thoát Thứ bảy, đa dạng hóa nguồn nợ nước ngoài: Không quy nợ nước ngoài về một đồng ngoại tệ; theo sát diễn biến thị trường ngoại hối để có phản ứng thích hợp đối với nợ nước ngoài; từng bước thay thế nợ nước ngoài bằng nợ trong nước 20 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com)

Ngày đăng: 22/03/2024, 08:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w