1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiện 2 trạng và biến động sử dụng đất phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý đất đai thị xã an nhơn, tỉnh bình định

94 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

Vấn đề quan trọng có tính cấp thiết đã và đang được đặt ra cho thị xã An Nhơn là làm thế nào để có thể gắn kết quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mang tính tất yếu với sự phát triển k

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

- -

LÊ MINH THƯ

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP

LÝ ĐẤT ĐAI THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

- -

LÊ MINH THƯ

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP

LÝ ĐẤT ĐAI THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Văn Trường

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn

thạc sĩ khoa học

TS Trần Văn Trường PGS.TS Phạm Quang Tuấn

HÀ NỘI - 2021

Trang 3

i

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô tại trường Đại học Khoa học

tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Quy Nhơn, đặc biệt là những thầy, cô đã tận tình dạy bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Trần Văn Trường người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất bằng tất cả khả năng của mình nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô và bạn bè

Quy Nhơn, tháng 01 năm 2021

Học viên

Lê Minh Thư

Trang 4

ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐSDĐ: Biến động sử dụng đất

BĐKH: Biến đổi khí hậu

UNCED: Uỷ ban Liên hợp Quốc về Môi trường và Phát triển FAO: Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hợp Quốc GIS: Hệ thống thông tin địa lý

TTCN: Tiểu thủ công nghiệp

QK5: Quân khu 5

KQ: Không quân

Bộ QP: Bộ Quốc phòng

Trang 5

iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN I DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT II MỤC LỤC III DANH MỤC HÌNH VI DANH MỤC BẢNG VII

MỞ ĐẦU 1

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2.MỤC TIÊU VÀNHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2

3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

4.CƠ SỞ TÀI LIỆU 3

5.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN 4

6.CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

1.1.TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5

1.1.1 Các nghiên cứu về phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất 5

1.1.2 Các nghiên cứu về định hướng sử dụng đất bền vững 10

1.1.3 Các công trình nghiên cứu, nhiệm vụ triển khai có liên quan đến thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định 14

1.2.CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI BỀN VỮNG 14

1.2.1 Đất đai và hệ thống sử dụng đất 14

1.2.2 Hiện trạng và biến động sử dụng đất 20

1.2.3 Định hướng quy hoạch sử dụng bền vững đất đai 21

1.2.4 Phân tích SWOT phục vụ quy hoạch đất đai bền vững 22

1.3.CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

1.3.1 Cơ sở dữ liệu sử dụng 23

1.3.2 Quy trình các bước nghiên cứu 23

Trang 6

iv

1.3.3 Phương pháp nghiên cứu 24

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT THỊ XÃ AN NHƠN 26

2.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ THỊ XÃ AN NHƠN 26

2.2.ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN THỊ XÃ AN NHƠN 27

2.2.1 Địa chất, địa hình 27

2.2.2 Khí hậu, thủy văn 28

2.2.3 Tài nguyên thiên nhiên 29

2.3.ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ AN NHƠN 32

2.3.1 Dân cư, dân số và lao động 32

2.3.2 Đặc điểm của các ngành kinh tế 34

2.3.3 Đặc điểm đô thị hóa 35

2.3.4 Đặc điểm xã hội và cơ sở hạ tầng 37

2.4.HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT THỊ XÃ AN NHƠN 38

2.4.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 38

2.4.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 44

2.4.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 48

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI THỊ XÃ AN NHƠN 55

3.1.BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT THỊ XÃ AN NHƠN GIAI ĐOẠN 2010-2018 55

3.1.1 Phân tíchbiến động sử dụng đất giai đoạn năm 2010 – 2015 55

3.1.2 Phân tíchbiến động sử dụng đất năm 2015– 2018 60

3.1.3 Phân tích biến động sử dụng đất giai đoạn năm 2010 – 2018 65

3.2.PHÂN TÍCH SWOT CỦA SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THỊ XÃ AN NHƠN 71

3.2.1 Điểm mạnh 71

3.2.2 Điểm yếu 71

3.2.3 Cơ hội 72

3.2.4 Thách thức 72

3.3.ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI BỀN VỮNG THỊ XÃ AN NHƠN 73

Trang 7

v

3.3.1 Dự báo xu thế biến động sử dụng đất thị xã An Nhơn 73

3.3.2 Định hướng sử dụng đất bền vững thị xã An Nhơn 73

3.4.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI THỊ XÃ AN NHƠN 52

3.4.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó 52

3.4.2 Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính; Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 53

3.4.3 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 53

3.4.4 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất 53

3.4.5 Quản lý tài chính về đất đai 53

3.4.6 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 54

3.5.CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI THỊ XÃ AN NHƠN 75

3.5.1 Xây dựng chiến lược và giải pháp sử dụng đất hiệu quả dựa trên phân tích SWOT 75

3.5.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển KT - XH có liên quan đến sử dụng đất 76

3.5.3 Giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách 78

3.5.4 Giải pháp huy động vốn đầu tư 79

3.5.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 80

3.5.6 Giải pháp công nghệ 80

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 8

vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ ranh giới thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định 27Hình 2.2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định 40Hình 2.3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định 47Hình 2.4.Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018 thị xã An Nhơn 51

Trang 9

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê các loại đất thị xã An Nhơn năm 2010 38

Bảng 2.2 Thống kê các loại đất thị xã An Nhơn năm 2015 46

Bảng 2.3 Thống kê các loại đất thị xã An Nhơn năm 2018 50

Bảng 3.1 Biến động sử dụng đất thị xã An Nhơn giai đoạn 2010 - 2015 56

Bảng 3.2 Biến động sử dụng đất thị xã An Nhơn giai đoạn 2015 - 2018 61

Bảng 3.3 Biến động sử dụng đất giai đoạn năm 2010 - 2018 66

Bảng 3.4 Bảng trung chuyển đất đai thị xã An Nhơn giai đoạn 2010 - 2015 69

Bảng 3.5 Bảng trung chuyển đất đai thị xã An Nhơn, giai đoạn 2015 - 2018 69

Trang 10

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là thành phần quan trọng của thể tổng hợp địa lý tự nhiên, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đối với ngành nông nghiệp Tuy nhiên, trong bối cảnh dân số nước ta tăng nhanh, nền kinh tế đang vận động theo hướng công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước đã làm gia tăng nhu cầu đất ở, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp Để đưa ra được định hướng, phương án quy hoạch sử dụng đất bền vững thì việc phân tích hiện trạng,biến động sử dụng đất nhằm làm rõ những mặt tích cực và hạn chế trong sử dụng đất là rất cần thiết

Thị xã An Nhơn là khu vực có tốc độ phát triển khá nhanh trong giai đoạn từ

2011 đến nay Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa được đẩy mạnh với sự hình thành và triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp và các khu đô thị mới Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mang lại những tác động tích cực như đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao mức sống người dân,

cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng công nghiệp – dịch vụ, đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, xã hội Nhưng gắn liền với quá trình này là sự biến động sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, nhất là chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp

Vấn đề quan trọng có tính cấp thiết đã và đang được đặt ra cho thị xã An Nhơn

là làm thế nào để có thể gắn kết quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mang tính tất yếu với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, trong đó sử dụng tài nguyên đất đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhưng đồng thời phải bảo vệ đất, môi trường và các hệ sinh thái Để thực hiện được điều này, cần thiết dựa trên những cơ

sở khoa học và thực tiễn về phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất đai Xuất

phát từ lý do thực tiễn đó, học viên đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Phân tích hiện

Trang 11

2

trạng và biến động sử dụng đất phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý đất đai thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định”

2 Mục tiêu vànhiệm vụ nghiên cứu

* Mục tiêu: Phân tích được hiện trạng và biến động sử dụng đất, từ đó đề xuất

được một số giải pháp định hướng khai thác và sử dụng hợp lý đất đai thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

* Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài phải thực hiện các nhiệm

- Phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất thị xã An Nhơn giai đoạn

Trang 12

3

- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2010-2018

- Phạm vi khoa học: Phân tích hiện trạng, biến động sử dụng đất và đề xuất

định hướng, giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý đất đai

4 Cơ sở tài liệu

a) Tài liệu khoa học tham khảo: bao gồm các sách, giáo trình, luận văn, công

trình nghiên cứu liên quan tới hướng nghiên cứu lý thuyết của đề tài:cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất; hệ thống chính sách pháp luật về hiện trạng, quy hoạch sử dụng hợp lý đất đai

b) Các văn bản pháp lý liên quan đến đề tài

- Luật đất đai 2013, các văn bản quy phạm dưới Luật qui định có liên quan đến quản lý sử dụng đất;

- Các văn bản của Chính Phủ, các Bộ ngành liên quan đến quản lý sử dụng đất trên địa bành tỉnh Bình Định;

- Luật bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 23/2007/QĐ- BTNMT ban hành kí hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất;

- Thông tư số 13/2011/TT- BTNMT qui định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ qui hoạch sử dụng đất;

- Các nghị định của Chính phủ, thông tư của các Bộ, ngành và các văn bản của địa phương về hướng dẫn thi hành luật Đất đai, Luật bảo vệ môi trường

c) Tài liệu, số liệu thu thập, điều tra thực tế tại địa phương

- Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý nhà nước về đất đai; hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2018 thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

- Các tài liệu thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị xã An Nhơn

Trang 13

4

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa khoa học: góp phần làm phong phú cơ sở lý luận và thực tiễn về

định hướng sử dụng đất đai trên cơ sở phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất

- Ý nghĩa thực tiễn: cung cấp cơ sở khoa học về hiện trạng và biến động sử

dụng đất, cũng như các giải pháp định hướng sử dụng hợp lý đất đai cho các nhà quản

lý tại địa phương

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu

Chương 2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất thị xã An Nhơn

Chương 3 Phân tích biến động và định hướng sử dụng đất bền vững thị xã An Nhơn

Trang 14

5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Các nghiên cứu về phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất

1.1.1.1 Trên thế giới

Những nghiên cứu về biến động sử dụng đất (BĐSDĐ) ban đầu chỉ đơn giản

là phát hiện những thay đổi sử dụng đất ở những khu vực cụ thể bằng kỹ thuật viễn thám và GIS Cùng với việc xác định được BĐSDĐ, các nhà khoa học đã nhận ra rằng, BĐSDĐ và lớp phủ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự biến đổi môi trường Vì vậy, những nghiên cứu về BĐSDĐ về sau được chú ý phân tích những nguyên nhân, động lực thúc đẩy và ảnh hưởng đến BĐSDĐ và môi trường sinh thái

Dự án quốc tế về nghiên cứu biến động lớp phủ mặt đất (land cover change) được thực hiện và điều hành bởi nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu như Đại học Clark, Mỹ (1994-1996), Viện Cartografic de Catalunya, Tây Ban Nha (1997- 1999) và Trường Đại học Công giáo Leuven, Bỉ (2000 - 2005) Mục tiêu của dự án

là tăng cường sự hiểu biết về những tác động của con người và động thái của biến động đất đai đến những thay đổi về độ che phủ đất Dự án cũng nghiên cứu phát triển các mô hình toàn cầu để cải thiện năng lực dự đoán BĐSDĐ và lớp phủ ở những khu vực nhạy cảm (dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hiền[2])

Tại Trung Quốc, Yu et al., 2011[35] đã sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Landsat xác định được BĐSDĐ tại thành phố Daqing tỉnh Heilongjiang, từ năm 1997 đến

2007 Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất xây dựng, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng tăng lên gấp đôi trong khi các vùng đất ngập nước giảm đi 60% Nguyên nhân dẫn đến thay đổi sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu là quản lý đất đai, dân số và các chính sách kinh tế xã hội

Đáng chú ý là công trình Phân tích sự thay đổi sử dụng đất trong đồng bằng Delta của Trung Quốc bằng ảnh vệ tinh viễn thám, GIS và mô hình Markov của Qihao Weng (2002) [33] Kết quả nghiên cứu cho thấy, kể từ năm 1978, khi Trung Quốc

Trang 15

6

bắt đầu cải cách kinh tế và chính sách mở cửa đã dẫn đến việc thay đổi sử dụng đất nhanh 6 chóng diễn ra ở nhiều khu vực ven biển của Trung Quốc như đồng bằng delta qua hai thập kỷ do công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh Các kết quả chỉ ra rằng đã

có một sự phát triển đô thị quá nhanh, không có quy hoạch dẫn đến một sự mất mát

to lớn đối với đất trồng trọt giữa năm 1989 và năm 1997, quá trình thay đổi sử dụng đất đã cho thấy không có dấu hiệu của sự phát triển bền vững Qua nghiên cứu cho thấy sự tích hợp của ảnh vệ tinh viễn thám và GIS là một phương pháp hiệu quả để phân tích hướng, tốc độ, và mô hình không gian của sự thay đổi sử dụng đất Việc hội nhập sâu hơn của hai công nghệ này với mô hình Markov là có lợi trong việc mô

tả và phân tích các quá trình thay đổi sử dụng đất

Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Suzanchi and Kaur tại khu vực thủ

đô của Ấn Độ [29], bằng tư liệu viễn thám và phân tích không gian trong GIS, đã xác định, đất sản xuất nông nghiệp tăng 67,4% từ năm 1989 đến năm 1998 nhưng từ năm

1998 đến 2006 chỉ tăng 5,7% Đất xây dựng tăng chủ yếu là do gia tăng dân số đô thị Các tác giả cho rằng BĐSDĐ chịu ảnh hưởng của yếu tố kinh tế xã hội và những thay đổi trong sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc vào chi phí lợi ích trong sản xuất nông nghiệp

Công trình “Đánh giá và dự báo biến động sử dụng đất đối với khu vực đô thị bằng hình ảnh vệ tinh đa thời gian và GIS: Nghiên cứu điển hình tại Zanjan, Iran” [26] đã có kết quả phân loại độ che phủ đất cho 3 thời điểm khác nhau và dự báo tác động của con người về biến đổi sử dụng đất đến năm 2020 tại khu vực Zanjan Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: khoảng 44% tổng diện tích sử dụng đất bị thay đổi (đất nông nghiệp, đất vườn cây ăn quả và đất trống) để định cư, xây dựng công nghiệp khu vực và đường cao tốc Mô hình cây trồng cũng thay đổi, chẳng hạn như đất vườn chuyển sang đất nông nghiệp và ngược lại Những thay đổi được đề cập đã xảy ra trong vòng 27 năm qua tại thành phố Zanjan và khu vực xung quanh

+ Nguyên nhân của sự BĐSDĐ thường được cho là do kết hợp lại các động lực được xác định một cách rộng rãi

Trang 16

7

+ BĐSDĐ thường được coi như là kết quả của các quá trình khác (chính trị, kinh tế, môi trường), đóng vai trò như một điều kiện cho những quá trình ở quy mô địa phương và toàn cầu, thay vì là một quá trình được thành lập bởi mối quan hệ quyền lực địa phương, khu vực, và quốc gia

Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy:

+ Xu hướng trong lý thuyết BĐSDĐ chỉ dừng lại ở xác định động lực và mô hình hóa kết quả dựa trên những gì tìm được, mà ít đi sâu vào nguyên nhân tại sao những động lực này làm BĐSDĐ

+ Tuy lý thuyết BĐSDĐ theo hướng kết quả mô hình hóa phần nào đáp ứng nhu cầu thực tế cho việc ra chính sách với các kịch bản biến đổi nhưng vẫn có sự hạn chế bởi các mô hình này không thể nắm bắt được sự phức tạp của các động lực dẫn đến những thay đổi về đối tượng quan sát

Để giải thích được nguyên nhân cũng như đánh giá được ảnh hưởng của BĐSDĐ nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình hóa Tuy nhiên, nhiều phân tích không gian và mô hình thay đổi sử dụng đất không đồng nhất tồn tại trong nghiên cứu vì vậy đã thúc đẩy nhiều các nghiên cứu về vấn đề này [34], [32], [20], [22]

Các nhà khoa học tự nhiên và địa lý đã dẫn đầu trong việc phát triển các mô hình không gian tường minh (spatially explicit models) để nghiên cứu BĐSDĐ

Theo Munroe và Muller (2007) [24], ngoài việc sử dụng mô hình và các trường hợp nghiên cứu để kiểm chứng sự thay đổi sử dụng đất thì phân tích thống kê là công

cụ mạnh do khả năng kiểm định giả thuyết, xếp hạng các yếu tố, kiểm tra tính nghiêm ngặt của giả thuyết Tuy nhiên quá trình xử lý đòi hỏi kết hợp dữ liệu không gian, thời gian và cấp độ phân tích vì vậy nó vẫn còn những trở ngại và thách thức để đạt được kết quả tốt nhất,

Qua các công trình phân tích cho thấy, BĐSDĐ trong những thập kỷ gần đây

do nhiều nguyên nhân, trong đó nổi rõ vai trò tác động của BĐKH và thiên tai

Trang 17

8

1.1.1.2 Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, việc lập Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lí Nhà nước về đất đai nói chung và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp nói riêng Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu mang tính lý luận về BĐSDĐ dưới tác động của tự nhiên cũng như hoạt động kinh tế xã hội, từ đó đưa ra các quan điểm, giải pháp để nâng cao hiệu quả việc khai thác sử dụng đất ở các địa phương vẫn còn hạn chế

Các công trình nghiên cứu BĐSDĐ ở Việt Nam thường được công bố thành hai hướng chính:

- Thứ nhất, hướng nghiên cứu ứng dụng bao gồm các kỹ thuật, thuật toán chiết xuất thông tin từ dữ liệu viễn thám và mô hình hóa quá trình BĐSDĐ

- Thứ hai, hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa BĐSDĐ, lớp phủ với các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính sách

a) Đối với hướng thứ nhất, các nghiên cứu thường sử dụng kỹ thuật và dữ liệu

bản đồ, trong rất nhiều trường hợp dữ liệu ảnh vệ tinh là nguồn thông tin chủ yếu Đây là lĩnh vực mà các tác giả trong nước có nhiều nghiên cứu hơn cả, như các công trình ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám và công nghệ GIS để xác định BĐSDĐ hoặc biến động lớp phủ do phát triển kinh tế-xã hội, quá trình đô thị hóa, phá rừng để mở rộng sản xuất nông nghiệp

Vũ Anh Tuân [10] đã kết hợp phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý

để nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc Kết quả nghiên cứu đã xác định được biến động hiện trạng lớp phủ lưu vực sông Trà Khúc từ năm 1989 đến 2001, từ đó mô hình

hóa xói mòn bằng GIS và đề xuất sử dụng đất giảm thiểu xói mòn

Nhóm tác giả Nhữ Thị Xuân, Đinh Thị Bảo Hoa, Nguyễn Thị Thuý Hằng [16] với bài báo “Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà

Trang 18

9

Nội giai đoạn 1994 - 2003 trên cơ sở phương pháp viễn thám kết hợp GIS” đã phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất khu vực Thanh Trì Đây cũng là một trong những khu vực có sự ảnh hưởng lớn do quá trình đô thị hóa

Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu dự báo

sử dụng mô hình hồi quy logistic Các nghiên cứu này thường được áp dụng trong các lĩnh vực: 1 Trong kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP, Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi thu nhập của người dân bị thu hồi đất ở các khu công nghiệp; 2 Trong Y học: những nghiên cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe, đến bệnh tật; 3 Trong giáo dục: Những hướng nghiên cứu có thể sử dụng phân tích hồi quy bao gồm: 1/ Công tác dự báo trong giáo dục – đào tạo, nhân lực; 2/ Những nghiên cứu tác động của các nhân tố trong các hiện tượng giáo dục; 3/ Kiểm định những giả thuyết về các hiện tượng giáo dục

b) Đối với hướng nghiên cứu thứ hai:

Năm 2003, Muller [23] thuộc chương trình Hỗ trợ Sinh thái Nhiệt đới của Tổ chức Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức đã nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố địa vật lý, sinh thái nông nghiệp và kinh tế xã hội đến BĐSDĐ từ năm

1975 đến năm 2000 tại hai huyện của tỉnh Đắc Lắk Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân biến động đất đai ở khu vực Tây Nguyên giai đoạn đầu từ 1975 đến

1992 được đặc trưng bởi sự mở rộng đất nông nghiệp và chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp Trong giai đoạn thứ hai, từ 1992 đến 2000, sự đầu tư vào nguồn lao động và vốn, cải thiện về công nghệ, giao thông nông thôn, thị trường và hệ thống thủy lợi đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp Độ che phủ rừng trong giai đoạn thứ hai tăng mà chủ yếu là do sự tái sinh của các khu vực canh tác nương rẫy trước đây

Để đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế, xã hội đến BĐSDĐ lưu vực Suối Muội, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Vũ Kim Chi [1] đã sử dụng dữ liệu ảnh máy bay kết hợp với phân tích thống kê Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại

Trang 19

1.1.2 Các nghiên cứu về định hướng sử dụng đất bền vững

1.1.2.1 Trên thế giới

Định hướng sử dụng đất bền vững thực chất là sự sắp xếp và phân chia lại sử dụng đất theo hướng bền vững Quy hoạch sử dụng đất là phương tiện trợ giúp ra quyết định sử dụng đất thông qua đánh giá tự động về tính tự chọn mô hình trong sử dụng đất, mà trong sự chọn lựa này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất đai [25]

Quy hoạch sử dụng đất bền vững là mục tiêu cần đạt được của mỗi quốc gia

và mỗi địa phương UNCED [30]và FAO [18] cho rằng “Quy hoạch sử dụng đất là một tiến trình xây dựng những quyết định để đưa đến những hành động cho việc phân chia đất đai cho sử dụng nhằm cung cấp những cái có lợi bền vững nhất”

Châu Âu là khu vực đi đầu trong xây dựng các nguyên lý về quy hoạch sử dụng đất bền vững và phát triển các nghiên cứu ứng dụng theo hướng này Lier và cộng sự (1994) [21]công bố ấn phẩm về quy hoạch sử dụng đất bền vững, trong đó trình bày những lý luận chung và áp dụng cho một số khu vực cụ thể tại Hà Lan Herrmann và Osinski (1999)[19] thực hiện nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai bền

Trang 20

Tại châu Mỹ La-tinh, quy hoạch sử dụng đất bền vững được áp dụng cho cả khu vực đô thị hóa cao và các khu vực cảnh quan tự nhiên Rojas và cộng sự (2013) [27]thực hiện đánh giá môi trường chiến lược cho cả châu Mỹ La-tinh, sau đó áp dụng cụ thể cho quy hoạch đô thị tại vùng đô thị Concepción của Chile Trong khoảng thời gian này, Barral và Oscar (2012) [17] tiến hành một nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất bền vững dựa trên đánh giá các dịch vụ hệ sinh thái, áp dụng điển hình cho vùng đông nam Pampas của Argentina

Tóm lại, phát triển bền vững với cách tiếp cận toàn diện được xem là một xu thế của thời đại Do đó, quy hoạch sử dụng đất bền vững được quan tâm rộng rãi trên toàn thế giới Mặc dù các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới rất khác nhau về điều kiện lãnh thổ cũng như động lực phát triển, nhưng quy hoạch sử dụng đất bền vững đã thể hiện được ưu thế cho tất cả các khu vực này, tạo cơ hội cho phát triển kinh tế, đồng thời bảo vệ được môi trường và tránh xung đột xã hội trong sử dụng đất

1.1.2.2 Tại Việt Nam

Quan điểm chủ đạo về phát triển bền vững đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế

đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” Quan điểm này đã được thể hiện trong Điều 4 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 [8] Cho đến nay, do quan điểm phát triển bền vững vẫn chưa được triển khai đầy đủ thành các cơ chế chính sách cụ thể về phát triển bền vững trong thực tế, nên các cơ quan quản lý nhà

Trang 21

12

nước có liên quan và chủ đầu tư đang rất lúng túng trong việc giải quyết những bức xúc, khiếu kiện của người dân Cơ chế, chính sách bồi thường quyền sử dụng đất hiện hành đang có những bất cập lớn trong thực tiễn, chưa đặt đúng mức các lợi ích về xã hội và môi trường Sự thiếu hụt các cơ chế, chính sách phát triển bền vững còn là một nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng trong phân chia lợi ích cũng như chia sẻ ô nhiễm môi trường của phát triển Vì vậy, trước mắt cần có những nghiên cứu chính sách cụ thể hoá quan điểm chủ đạo về phát triển bền vững trong quản lý và sử dụng đất, trong đó có những nguyên tắc và cơ chế bồi thường phù hợp cho người dân

Việc quản lý, sử dụng đất phải vừa đảm bảo quỹ đất phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng vừa đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường, an ninh lương thực Chiến lược và quy hoạch sử dụng đất phải có tầm nhìn dài hạn; tránh chạy theo mục tiêu phát triển trước mắt nhưng khai thác cạn kiệt tài nguyên đất, để lại hậu quả xấu về kinh tế, xã hội và môi trường cho các thể hệ mai sau phải gánh chịu Chính sách, pháp luật đất đai phải góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo dân chủ, bình đẳng và công bằng xã hội

* Phát triển kinh tế trong sử dụng đất:

+ Áp lực về nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường là một thách thức lớn đối với việc cân đối, phân bổ nguồn tài nguyên đất cho các mục đích khác nhau, đòi hỏi phải

có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong hoạch định chính sách và xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ Dưới áp lực lớn về nhu cầu sử dụng đất trong không gian đô thị, việc khai thác không gian trong lãng đất để xây dựng các công trình ngầm trên quy mô lớn đó trở thành hiện thực đòi hỏi việc quản lý đất đai theo không gian phân tầng Đây là vấn đề mới ở Việt Nam, đòi hỏi phải xây dựng từ bước đầu phương pháp luận, hành lang pháp lý, quy trình kỹ thuật, quy trình quản lý phù hợp

* Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất:

Trang 22

13

+ Sự thoái hóa, suy giảm nguồn tài nguyên đất do các nguyên nhân tự nhiên hoặc do tác động của con người đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đòi hỏi cần tăng cường nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các giải pháp thích hợp để quản lý, bảo vệ, bồi bổ và duy trì quỹ đất đảm bảo nhu cầu sử dụng đất hiện tại cũng như trong tương lai

+ Xây dựng hoàn thiện các phương pháp, nội dung, quy trình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, lồng ghép với các nhiệm vụ phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng phương pháp dự báo và xác định nhu cầu

sử dụng đất, làm cơ sở xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất bền vững

* Công bằng xã hội trong sử dụng đất:

+ Do đặc điểm về lịch sử và tập quán sử dụng đất của các vùng miền khác nhau nên việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật phù hợp với tất cả các vùng lãnh thổ là một vấn đề khó khăn

+ Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo 100% đơn

vị hành chính các cấp thực hiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực hiện quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất

Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã đòi hỏi phải điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với trình độ phát triển cũng như cách tiếp cận trong quy hoạch sử dụng đất sao cho hài hòa với xu thế toàn cầu hóa và tạo ra một hành lang để quản lý quá trình phát triển đất nước một cách hợp lý, bền vững Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất, ngoài nguyên nhân từ các hoạt động của các khu công nghiệp, khu đô thị và các hoạt động kinh tế

- xã hội hiện tại, vùng lãnh thổ cũng có thể bị tác động bởi các yếu tố quy hoạch mới như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, các khu công nghiệp mới, các khu đô thị mới, phát triển các khu du lịch, các khu dân cư nông thôn mới, bệnh viện, trạm y tế, khu khai thác chế biến tài nguyên, Mặc dù đã được quy định trong Luật Đất đai 2003 (sửa đổi 2013) [7], nhưng sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình quy hoạch

Trang 23

14

sử dụng đất ở Việt Nam còn yếu Hầu hết các quy hoạch sử dụng đất mới dừng lại ở mức độ thông báo các quy hoạch ở giai đoạn cuối cùng để lấy ý kiến công đồng và các bên Như vậy việc tham gia của cộng đồng vào quá trình quy hoạch rất hạn chế,

ý kiến của cộng đồng chưa được quan tâm một cách thích đáng và mang nặng tính hình thức dẫn đến việc nhiều quy hoạch thiếu tính thực tiễn và khó thành công, đôi khi thất bại vì gặp phải sự không đồng thuận của người sử dụng

1.1.3 Các công trình nghiên cứu, nhiệm vụ triển khai có liên quan đến thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất còn rất hạn chế Có thể

kể đến:

+ Các tài liệu, báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng

sử dụng đất được tiến hành 5 năm một lần theo kỳ kế hoạch sử dụng đất của UBND tỉnh[11], [12], [13]

+ Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của thị xã An Nhơn, Bình Định;

+ Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định;

+ Đánh giá tình hình chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất tại thị xã An Nhơn, Bình Định

+ Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến sinh

kế của người dân xã Nhơn Lý thành phố quy nhơn

1.2 Cơ sở khoa học về phân tích biến động sử dụng đất phục vụ định hướng sử dụng đất đai bền vững

1.2.1 Đất đai và hệ thống sử dụng đất

1.2.1.1 Quan niệm và giá trị của đất đai

+ Quan niệm :

Trang 24

15

Đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh xe thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tức cũng là sản phẩm của xã hội

Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp” Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!”

Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu

và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia Đất đai còn là nguồn của cải, quyền

sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn

về tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ

+ Giá trị của đất đai:

Đất đai có tính cố định vị trí, không thể di chuyển được, tính cố định vị trí quyết định tính giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự chi phối của các yếu

tố môi trường nơi có đất Mặt khác, đất đai không giống các hàng hóa khác có thể sản

Trang 25

16

sinh qua quá trình sản xuất do đó đất đai là có hạn Tuy nhiên, giá trị của đất đai ở các vị trí khác nhau lại không giống nhau Đất đai ở đô thị có giá trị lớn hơn ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa; đất đai ở những nơi tạo ra nguồn lợi lớn hơn, các điều kiện cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn sẽ có giá trị lớn hơn những đất đai có điều kiện kém hơn

Chính vì vậy, khi vị trí đất đai, điều kiện đất đai từ chỗ kém thuận lợi nếu các điều kiện xung quanh nó trở nên tốt hơn thì đất đó có giá trị hơn Vị trí đất đai hoặc điều kiện đất đai không chỉ tác động đến việc sản xuất, kinh doanh tạo nên lợi thế thương mại cho một công ty, một doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa đối với một quốc gia Chẳng hạn, Việt Nam là cửa ngõ của khu vực Đông nam á, chúng ta có biển, có các cảng nước sâu thuận lợi cho giao thông đường biển, cho buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều mà nước bạn Lào không thể có được

Đất đai là một tài sản không hao mòn theo thời gian và giá trị đất đai luôn có

xu hướng tăng lên theo thời gian

Đất đai có tính đa dạng phong phú tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất đai và phù hợp với từng vùng địa lý, đối với đất đai sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì tính đa dạng phong phú của đất đai do khả năng thích nghi cuả các loại cây, con quyết định và đất tốt hay xấu xét trong từng loại đất để làm gì, đất tốt cho mục đích này nhưng lại không tốt cho mục đích khác

Đất đai một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người Con người tác động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm để phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống Tác động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và làm thay đổi tính chất của đất đai có thể chuyển đất hoang thành đất sử dụng được hoặc là chuyển mục đích sử dụng đất Tất cả những tác động đó của con người biến đất đai từ một sản phẩm của tự nhiên thành sản phẩm của lao động Trong điều kiện sản xuất tư bản chủ nghĩa, những đầu tư vào ruộng đất có liên quan đến các quan hệ kinh tế – xã hội Trong xã hội có giai cấp, các quan hệ kinh tế – xã hội phát triển ngày càng làm các mâu thuẫn trong

Trang 26

17

xã hội phát sinh, đó là mối quan hệ giữa chủ đất và nhà tư bản đi thuê đất, giữa nhà

tư bản với công nhân

Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú hơn rất nhiều, quyềnsử dụng đất được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị trường đất đai Lúc này, đất đai được coi như là một hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt Thị trường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường khác và những biến động của thị trường này có ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống dân cư

tự nhiên theo cả hướng tích cực và tiêu cực

Sự tác động tích cực của con người vào môi trường tự nhiên được thể hiện qua việc tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình Đồng thời, con người biết lựa chọn cho mình không gian sống thích hợp nhất, từ chỗ lệ thuộc bị động đến cải tạo chinh phục tự nhiên Sự tác động của con người tăng theo sự gia tăng quy mô dân số và theo hình thái kinh tế (Từ nền nông nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp truyền thống và nền nông nghiệp công nghiệp hóa) Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của con người vào môi trường tự nhiên khiến cho môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, lúc đó con người sẽ luôn phải sống trong cảnh lo âu về thiên tai, dịch bệnh Do vậy, môi trường tự nhiên phải được bảo vệ một cách tốt nhất, phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao tỷ lệ sử

Trang 27

18

dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, làm cho hệ sinh thái được tái sinh thường xuyên Đặc biệt, các hoạt động kinh tế của con người phải được coi là một bộ phận cấu thành của hệ sinh thái và phát triển kinh tế phải bảo toàn sự cân bằng của hệ sinh thái

Vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội nước ta hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển bền vững, sự tồn tại và phát triển của các thế hệ Việt Nam Trong một vài năm trở lại đây, chúng ta luôn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra và do công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người làm ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thử thách lớn lao Đó cũng chính là những kết quả tất yếu của sự thiếu ý thức tôn trọng tự nhiên và sự lúng túng trong việc tìm

ra một lời giải cho bài toán phát triển bền vững Có điều là, nếu những hành vi của con người phù hợp với quy luật của tự nhiên thì tự nhiên sẽ là người bạn tốt, đầy thiện chí, ngược lại những hành vi trái với quy luật tự nhiên thì sức trả thù của tự nhiên sẽ lớn hơn bất cứ lực lượng xã hội nào Thực tế đã chứng minh, không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người, Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở Ô nhiễm nước gây ra cái chết cho con người do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, bệnh trầm cảm, bệnh mất ngủ và gây nhiều hậu quả khác…

Chúng ta đang sống trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ, cuộc sống con người có những bước tiến rõ rệt, nhân loại tạo ra ngày càng nhiều và phong phú những của cải vật chất, tinh thần cho con người Điều này đã phần nào thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người và đưa đến sự phát triển nhanh nền văn minh nhân loại Nhưng do sự gia tăng dân số và nhu cầu đòi hỏi không giới hạn của con người đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi Đặc biệt, những tác hại

Trang 28

sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu Do đó, để vừa được hưởng cuộc sống có chất lượng cao vừa bảo vệ được môi trường sống là cả một vấn

đề rất lớn và phức tạp, không chỉ giới hạn trong việc sử dụng những sản phẩm tiêu thụ mà còn liên quan rất nhiều đến cách cư xử của chính con người với thiên nhiên Điều đó có thể nhận thấy qua việc chặt phá mở rộng diện tích đất rừng canh tác hoặc lấy đất để ở đang diễn ra một cách tự phát, không tuân theo quy định của pháp luật Diện tích rừng ngày một giảm dần dẫn đến nạn ô nhiễm môi sinh, nạn trái đất ấm dần lên, nạn đói kém, hạn hán, lũ lụt ngày một tăng cả về tầng suất và cường độ, nạn voi

bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại tài sản không phải là chuyện hiếm Những năm gần đây, chủ trương ngăn đê, đắp đập chủ động nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất, làm thủy điện ở một số địa phương nước ta đã gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và ngập lụt cục bộ làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe con người và các cơ thể sống khác Trường hợp ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ lụt ở miền Trung… đã cho thấy rõ điều đó

Một trong những giải pháp lớn cho vấn đề trên là cần áp dụng một cách triệt

để hơn các quy định của Nhà nước như Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng Các Nghị định hướng dẫn thi hành luật mà Nhà nước đã ban hành Muốn phát huy ý thức về bảo vệ môi trường của mọi người, mọi nhà, mọi địa phương trong

cả nước phải thường xuyên cùng nhau nỗ lực giải quyết và thực hiện nghiêm pháp luật Luật Bảo vệ Môi trường [8]nước ta ghi rõ trong Điều 4: “Bảo vệ môi trường là

sự nghiệp của toàn dân” Có như vậy, chúng ta mới có thể hy vọng vào một tương lai với môi trường sống ngày càng trong lành và thân thiện với con người hơn

Trang 29

để khai thác tài nguyên đất đai của một khu vực có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên quí giá này và không làm suy thoái môi trường tự nhiên thì nhất thiết phải nghiên cứu biến động của đất đai Sự biến động đất đai do con người sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội có thể phù hợp hay không phù hợp với quy luật của tự nhiên, cần phải nghiên cứu để tránh việc sử dụng đất đai có tác động xấu tới môi trường sinh thái

Nghiên cứu biến động đất đai là xem xét quá trình thay đổi của diện tích đất đai thông qua thông tin thu thập được theo thời gian để tìm ra quy luật và những nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp sử dụng đúng đắn với nguồn tài nguyên này Biến động sử dụng đất đai bao gồm các đặc trưng sau:

+ Quy mô biến động:

- Biến động về diện tích sử dụng đất nói chung

- Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất

- Biến động về đặc điểm của từng loại đất chính

Trang 30

21

+ Xu hướng biến động: Xu hướng biến động thể hiện theo hướng tăng hoặc giảm của các loại hình sử dụng đất; xu hướng biến động theo hướng tích cực hay tiêu cực

* Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất;

- Các yếu tố tự nhiên của địa phương là cơ sở quyết định cơ cấu sử dụng

đất đai vào các mục đích kinh tế - xã hội, bao gồm các yếu tố sau: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn

- Các yếu tố kinh tế - xã hội của địa phương có tác động lớn đến sự thay

đổi diện tích của các loại hình sử dụng đất đai, bao gồm các yếu tố: sự phát triển của các ngành kinh tế (dịch vụ, xây dựng, giao thông và các ngành kinh tế khác, …); sự gia tăng dân số; các dự án phát triển kinh tế của địa phương; thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá, …

1.2.3 Định hướng quy hoạch sử dụng bền vững đất đai

- Quy hoạch sử dụng đất:

qua đánh giá tự động về tính tự chọn mô hình trong sử dụng đất, mà trong sự chọn lựa này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất đai

- Tính bền vững trong quy hoạch, khai thác sử dụng đất:

Quy hoạch sử dụng đất bền vững là mục tiêu cần đạt được của mỗi quốc gia

sử dụng đất là một tiến trình xây dựng những quyết định để đưa đến những hành động cho việc phân chia đất đai cho sử dụng nhằm cung cấp những cái có lợi bền vững nhất”

Về quan điểm khả năng bền vững thì chức năng của quy hoạch sử dụng đất bao gồm:

Trang 31

22

+ Hướng dẫn quyết định trong sử dụng đất đai để sao trong nguồn tài nguyên

đó được khai thác có lợi cho con người, nhưng đồng thời cũng được bảo vệ cho tương lai

+ Cung cấp những thông tin tốt liên quan đến nhu cầu và sự chấp nhận của người dân, tiềm năng thực tại của nguồn tài nguyên cũng như những tác động đến môi trường có thể có của những sự lựa chọn

Quy hoạch sử dụng đất là công cụ giúp quản lý việc sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý, tuy nhiên trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất, các tác động

về xã hội cũng như môi trường có thể xảy ra khi thực hiện phân bổ diện tích đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất Do đó, việc sử dụng bền vững tài nguyên đất hiện nay chỉ có thể đạt được thông qua việc gắn kết các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường vào trong quy hoạch sử dụng đất

Do đó, vai trò của quy hoạch sử dụng đất phải được mở rộng hơn, bao trùm cả các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu, xã hội và kinh tế cũng như tạo điều kiện để các bên chịu ảnh hưởng từ các thay đổi trong sử dụng đất có thể tham gia vào quá trình quy hoạch Việc gia nhập WTO cũng đòi hỏi phải điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với trình độ phát triển cũng như cách tiếp cận trong quy hoạch sử dụng đất sao cho hài hòa với xu thế toàn cầu hóa và tạo ra một hành lang để quản lý quá trình phát triển đất nước một cách hợp lý, bền vững Điều này khiến cho việc chuyển hướng lập quy hoạch sử dụng đất từ cách tiếp cận tĩnh và nặng về mô tả sang một cách tiếp cận mới mang nhiều tính chiến lược và thiên

về phân tích trở nên cần thiết hơn

1.2.4 Phân tích SWOT phục vụ quy hoạch đất đai bền vững

SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp

Trang 32

23

Mô hình SWOT là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng dành cho mọi doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình kinh doanh bằng định hướng đúng đắn và xây dựng những nền tảng phát triển vững chắc

Trong đó Thế mạnh và Điểm yếu được xem là hai yếu tố nội bộ trong một

doanh nghiệp Ví dụ như danh tiếng, đặc điểm, vị trí địa lý Gọi là yếu tố nội bộ, bởi

vì đây là những yếu tố mà bạn có thể nỗ lực để thay đổi Còn Cơ hội và Rủi ro là

hai yếu tố bên ngoài Ví dụ như nguồn cung ứng, đối thủ, giá thị trường, vì chúng

không phải những yếu tố chỉ cần muốn là có thể kiểm soát được

Phân tích SWOT là yếu tố quan trọng để tạo chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Về cơ bản, phân tích SWOT tức là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp bạn xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp Nó cũng có thể được sử dụng nhằm làm rõ mục tiêu, phân tích và xây dựng chiến lược sử dụng đất hiệu quả cho một khu vực lãnh thổ, một đơn vị hành chính

1.3 Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Cơ sở dữ liệu sử dụng

- Báo cáo quy hoạch sử dụng đất Thị xã An Nhơn thời kỳ 2005 – 2015;

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2015, 2018;

- Bản đồ quy hoạch tổng thể thị xã An Nhơn;

- Bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, lâm nghiệp;

- Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, 2015;

- Số liệu thống kê đất đai năm 2018

1.3.2 Quy trình các bước nghiên cứu

Luận văn được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, từ đó thu thập tài liệu và

viết tổng quan, xây dựng cơ sở khoa học, quy trình và phương pháp nghiên cứu Các

Trang 33

24

tài liệu, số liệu được thu thập bao gồm: các tài liệu về phát triển bền vững, quy hoạch

sử dụng đất, bảo vệ môi trường; số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2015, 2018; hiện trạng bảo vệ môi trường, kết quả phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch phát triển đô thị, điểm dân cư, khu, cụm công nghiệp; các định hướng phát triển chung của thị xã An Nhơn,…

- Bước 2: Điều tra khảo sát thực địa và phân tích các điều kiện tự nhiên và

kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu;

-Bước 3: Phân tích hiện trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu trong giai

đoạn 2010-2018 của thị xã An Nhơn;

- Bước 4: Phân tích biến động sử dụng đất thị xã An Nhơn trong giai đoạn

2010-2018;

- Bước 5: Phân tích SWOT, nguyên nhân gây biến động sử dụng đất, các chính

sách phát triển KT-XH và sử dụng đất, từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất đai thị xã An Nhơn

1.3.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập và tổng quan tài liệu: Điều tra thu thập các tài liệu, số

liệu và bản đồ về hiện trạng và biến động sử dụng đất các năm 2010, 2015, 2018 ở phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã An Nhơn Ngoài ra, các số liệu thống kê kinh

tế - xã hội của thị xã do Chi cục thống kê của thị xã cung cấp; báo cáo phát triển kinh

tế - xã hội hằng năm do UBND thị xã thực hiện; các chiến lược phát triển KT-XH và

sử dụng đất của thị xã An Nhơn

- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Đã khảo sát 15 xã, phường của thị

xã, qua khảo sát thì có nhiều khu qui hoạch dân cư đã hình thành và các dự án phát triển kinh tế - xã hội đang hình thành.Trong quá trình khảo sát thì cũng hỏi ý kiến của người dân trên địa bàn về nguồn gốc của thửa đất trước khi hình thành các khu qui hoạch dân cư, tình hình biến động đất những năm gần đây và nguyên nhân gây biến động

Trang 34

25

- Phương pháp bản đồ: Dùng để trình bày và biên tập bản đồ hiện trạng sử

dụng đất thị xã An Nhơn các năm 2010, 2015 và 2018

- Phương pháp thống kê: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được ở phòng

Tài nguyên – Môi trường, tiến hành thống kê và phân tích biến động sử dụng đất cácnăm 2010, 2015 và2018 để thấy được sự biến động, thay đổi về cơ cấu sử dụng các loại đất của thị xã An Nhơn

Trang 35

kinh độ Đông.Phía Đông giáp huyện Tuy Phước; Phía Tây giáp huyện Tây Sơn và huyện Vân Canh; Phía Nam giáp huyện Tuy Phước và huyện Vân Canh; Phía Bắc giáp huyện Phù Cát

Thị xã An Nhơn có 15 đơn vị hành chính trực thuộc trong đó gồm 05 phường (Bình Định, Đập Đá, Nhơn Hưng, Nhơn Hòa, Nhơn Thành) và 10 xã (Nhơn An, Nhơn Hạnh, Nhơn Hậu, Nhơn Khánh, Nhơn Lộc, Nhơn Mỹ, Nhơn Phong, Nhơn Phúc, Nhơn Tân, Nhơn Thọ), phường Bình Định là trung tâm của thị xã

Thị xã có vị trí tương đối quan trọng, có đường quốc lộ 1A, quốc lộ 19 và tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua trên địa bàn thị xã, ngoài ra còn có nhiều tuyến giao thông từ thị xã tới các huyện, hệ thống giao thông nông thôn được tu bổ, hầu hết các tuyến đường đều được bê tông hóa kiên cố nên rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, chính trị và văn hóa Hệ thống thủy lợi dần được bê tông hóa và điện thắp sáng đã được phủ kín tới tất cả các xã, phường đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân

Nhìn chung, với vị trí địa lý của thị xã An Nhơn có nhiều thuận lợi để khai thác tốt tiềm năng lao động, đất đai và các nguồn tài nguyên sẵn có cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, mở rộng thị trường tiêu thụ, giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và ngoài tỉnh và là thị xã có nhiều thuận lợi trong việc hội nhập

Trang 36

27

Hình 2.1 Sơ đồ ranh giới thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã An Nhơn

2.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thị xã An Nhơn

2.2.1 Địa chất, địa hình

Thị xã An Nhơn với địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây sang Đông hướng nghiêng ra biển, cao độ trung bình khoảng 6m - 8m gồm hai kiểu địa hình chính:

Trang 37

28

- Địa hình đồng bằng có diện tích 18.059,0 ha, chủ yếu phân bố ở các xã, phường như phường Bình Định, phường Đập Đá , phường Nhơn Hưng, phường Nhơn Thành và các xã Nhơn Hạnh, Nhơn Phong, Nhơn An, Nhơn Khánh và Nhơn Phúc thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

- Địa hình đồi, núi thấp có diện tích 6.390,40 ha phân bố ở khu vực phía Nam của Thị xã, ven Quốc lộ 19 và ở khu vực phía Tây giáp huyện Tây Sơn

Nhìn chung địa hình thị xã An Nhơn rất thuận lợi cho cơ giới hóa đồng ruộng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, phát triển mạng lưới giao thông trong tỉnh và giao thông liên vùng

2.2.2 Khí hậu, thủy văn

2.2.2.1 Khí hậu

Theo số liệu của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Việt Nam, khí hậu tỉnh Bình Định trong đó có huyện An Nhơn thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa

+ Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa ít, nhiệt độ cao, bốc hơi lớn, nắng nhiều, ít có gió bão Tổng lượng mưa chỉ chiếm từ 15 - 35% tổng lượng mưa

cả năm, thường dẫn đến hạn hán trong vụ hè thu và đầu vụ mùa

+ Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm 65 - 85% tổng lượng mưa cả năm (tập trung vào tháng 10 và tháng 11 chiếm 40 - 60% tổng lượng mưa cả năm), nhiệt độ thấp bốc hơi nhỏ, số giờ nắng ít và đôi khi cũng có bão

- Nhiệt độ: Có nền nhiệt cao, ít biến động, nhiệt độ trung bình hàng năm

- Bức xạ: Số giờ nắng tập trung từ tháng 3 đến tháng 8 trung bình mỗi tháng 240,2 giờ nắng (tức là trung bình 8 giờ/ngày); tháng 1 ít nắng nhất 139,18 giờ/tháng tương đương với 4,66 giờ/ngày

Trang 38

29

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm là 76% - 85%

- Chế độ mưa: Ở Bình Định mùa mưa tập trung vào 4 tháng (các tháng 9, 10,

11, 12) chiếm 65 - 85% lượng mưa cả năm (lớn nhất là tháng 10, 11) chiếm 40 - 60% lượng mưa cả năm Các tháng mưa ít nhất vào tháng 2, 3, 4 lượng mưa trung bình 38,5mm/tháng Số ngày mưa trên năm: 125,6 ngày, riêng tháng 6 có đỉnh mưa phụ lượng mưa trung bình 100-120 mm

- Gió bão: Gió đông bắc phổ biến vào tháng 9 - 12, gió đông nam từ tháng 3 đến tháng 8, bão chủ yếu xuất hiện vào tháng 9, tháng 10 và thường kèm theo mưa lớn

Như vậy, đánh giá chung tỉnh Bình Định có nền nhiệt độ cao quanh năm, mưa nhiều thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển Tỉnh Bình Định ít gặp những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác như mưa đá, gió bão lớn, sương muối

2.2.3 Tài nguyên thiên nhiên

Trang 39

30

2.2.3.1 Tài nguyên đất

Đất đai củathị xã An Nhơn được hình thành từ 2 nguồn gốc: Do phong hoá tại chỗ đá mẹ (đất địa thành) và đất thuỷ thành, gồm 5 nhóm với các loại đất chính sau:

- Nhóm đất cát: Có diện tích khoảng 160 ha (chiếm tỷ lệ 0,18%), phân bố thành

những dải hẹp hoặc bãi rộng ven sông Kôn thuộc xã Nhơn Phúc, Nhơn Mỹ Đất cát thường có màu trắng hoặc vàng nhạt, kích thước hạt rất thô

- Nhóm đất phù sa: Có diện tích khoảng 7.641 ha, (chiếm tỷ lệ 33%) Đất được

hình thành do quá trình bồi đắp phù sa của sông Kôn và các sông, suối nhỏ khác trên địa bàn Bao gồm:

+ Đất phù sa chua: Có diện tích 7.279ha phân bố ở các xã khu vực ven sông Kôn thuộc các xã Nhơn Hậu, Nhơn Mỹ, Nhơn Thọ, phường Nhơn Hòa và phường Bình Định, thường ở các khu vực có địa hình cao

+ Đất phù sa đốm gỉ: Có diện tích 362 ha, phân bố ở các xã Nhơn Thọ, Nhơn Lộc và Nhơn Tân Đất phù sa đốm gỉ hiện chủ yếu là đất trồng lúa

- Nhóm đất Glây: Có diện tích khoảng 3.044 ha (chiếm tỷ lệ 12,56% ), chia ra:

phường Bình Định 276ha, phường Đập Đá 90ha, phường Nhơn Thành 419ha, phường Nhơn Hưng 350ha, phường Nhơn Hoà 312ha, và ở các xã Nhơn Mỹ 685ha, Nhơn An 90ha, Nhơn Hạnh 504ha và Nhơn Phong 318ha

- Nhóm đất xám: Có 8 loại đất gồm đất xám điển hình, đất xám feralit điển

hình, đất xám feralit glây sâu, đất xám feralit glây, kết von sâu, đất xám feralit đá nông, đất xám feralit đá sâu, đất xám glây kết von sâu, đất xám glây cơ giới nhẹ đá sâu, đất xám kết von sâu cơ giới nhẹ Nhóm đất xám có diện tích 7.150ha (chiếm tỷ

lệ 29,52%), phân bố ở phường Đập Đá và ở các xã, phường khác như: Nhơn Tân 4.070ha, Nhơn Thọ 1.662ha, Nhơn Mỹ 357ha, Nhơn Lộc 338ha, Nhơn Hậu 239ha, Nhơn Hoà 191ha, Nhơn Phúc 125ha, Nhơn Thành 101ha

- Nhóm đất tầng mỏng: Có diện tích khoảng 1.292ha, (chiếm tỷ lệ 5,34%), phân bố chủ yếu ở Nhơn Hoà, Nhơn Mỹ, Nhơn Thọ, Nhơn Thành, Nhơn Hậu và

Trang 40

31

Nhơn Phong Nhìn chung An Nhơn có lớp phủ thổ nhưỡng khá đa dạng đã và đang

sử dụng vào sản xuất nông nghiệp (khoảng 62% diện tích tự nhiên)

2.2.3.2 Tài nguyên nước

Nguồn nước từ sông Kôn và hồ Núi Một tại xã Nhơn Tân có dung tích thiết

quan trọng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, do lòng sông hẹp nên vào mùa khô lượng nước các sông xuống thấp gây thiếu nước Ngoài ra lượng mưa hàng năm cũng là nguồn nước chính vô cùng quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống

Thị xã An Nhơn nằm trong khu vực triển vọng có trữ lượng nước ngầm khá dồi dào chất lượng tốt Có thể khai thác cho sản xuất và sinh hoạt ở độ sâu trung bình 20m Hiện tại đã có 9 giếng nước sạch nằm dọc ở phía bắc sông Tân An cung cấp nước cho thành phố Quy Nhơn,thị xã An Nhơn vàvề lâu dài có khả năng cung cấp nước cho các vùng lân cận khác

2.2.3.3 Tài nguyên rừng

Năm 2018, thị xã An Nhơn có 5.715,4ha đất rừng, trong đó rừng sản xuất có 4324,8ha chiếm 75,67%, rừng phòng hộ 1390,6ha chiếm 24,33% (theo số liệu phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất Lâm nghiệp tỉnh Bình Định năm 2018) Trữ lượng gỗ khá lớn, với nhiều loại gỗ quý, ngoài các loại cây lấy gỗ, rừng ở đây còn có nhiều loài cây làm cảnh, cây đặc sản, cây dùng làm dược liệu và làm hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như ngũ gia bì, sa nhân, hoàng đằng, song mây

Hệ động vật rừng khá phong phú về chủng loại với khoảng gần 200 loài động vật, trong đó có nhiều loài thú quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam (Sách đỏ Việt

Ngày đăng: 02/04/2021, 08:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Kim Chi (2009), Đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến biến động sử dụng đất lưu vực Suối Muội, Thuận Châu, Sơn La, Báo cáo khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến biến động sử dụng đất lưu vực Suối Muội, Thuận Châu, Sơn La
Tác giả: Vũ Kim Chi
Năm: 2009
2. Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), Nghiên cứu biến động và đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu biến động và đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền
Năm: 2015
4. Phòng TN&MT thị xã An Nhơn (2011), Thống kê và bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị xã An Nhơn năm 2010, Phòng TN&MT thị xã An Nhơn, Thị xã An Nhơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê và bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị xã An Nhơn năm 2010
Tác giả: Phòng TN&MT thị xã An Nhơn
Năm: 2011
5. Phòng TN&MT thị xã An Nhơn (2015), Thống kê và bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị xã An Nhơn năm 2014, Phòng TN&MT thị xã An Nhơn, Thị xã An Nhơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê và bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị xã An Nhơn năm 2014
Tác giả: Phòng TN&MT thị xã An Nhơn
Năm: 2015
6. Phòng TN&MT thị xã An Nhơn (2019), Thống kê và bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị xã An Nhơn năm 2018, Phòng TN&MT thị xã An Nhơn, Thị xã An Nhơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê và bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị xã An Nhơn năm 2018
Tác giả: Phòng TN&MT thị xã An Nhơn
Năm: 2019
9. Trí Lê Quang Trí và nnk (2008). Đánh giá sự thay đổi đặc tính đất và sử dụng đất của 3 huyện ven biển tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 59–68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Tác giả: Trí Lê Quang Trí và nnk
Năm: 2008
10. Vũ Anh Tuân (2004), Nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc bằng phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý, Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Địa lý học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc bằng phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý
Tác giả: Vũ Anh Tuân
Năm: 2004
11. UBND thị xã An Nhơn (2010), Các tài liệu, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của Thị xã An Nhơn, UBND thị xã An Nhơn, An Nhơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tài liệu, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của Thị xã An Nhơn
Tác giả: UBND thị xã An Nhơn
Năm: 2010
12. UBND thị xã An Nhơn (2015), Các tài liệu, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của Thị xã An Nhơn, UBND thị xã An Nhơn, An Nhơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tài liệu, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của Thị xã An Nhơn
Tác giả: UBND thị xã An Nhơn
Năm: 2015
13. UBND thị xã An Nhơn (2018), Các tài liệu, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của Thị xã An Nhơn, UBND thị xã An Nhơn, An Nhơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tài liệu, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của Thị xã An Nhơn
Tác giả: UBND thị xã An Nhơn
Năm: 2018
16. Nhữ Thị Xuân, Đinh Thị Bảo Hoa, and Nguyễn Thị Thúy Hằng (2004). Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn 1994 – 2003 trên cơ sở phương pháp viễn thám kết hợp với GIS. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, XX(4AP), 109–118.Tài liệu tham khảo tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội
Tác giả: Nhữ Thị Xuân, Đinh Thị Bảo Hoa, and Nguyễn Thị Thúy Hằng
Năm: 2004
3. Phòng thống kê thị xã An Nhơn (2019). Số liệu thống kê kinh tế-xã hội thị xã An Nhơn năm 2018 Khác
14. UBND thị xã An Nhơn (2019). Báo cáo hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội thị xã An Nhơn năm 2018 và phương hướng năm 2019 Khác
15. UBND thị xã An Nhơn (2020). QĐ 435/QĐ – UBND ngày 13/02/2020, Quyết định về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thị xã An Nhơn đến năm 2035 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w