1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam

86 413 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam” là công trình nghiên c

Trang 1

- -

PHẠM THỊ KIM CHI

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS THÂN THỊ THU THỦY

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam” là

công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Thân Thị Thu Thủy Các số liệu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được công

bố trong bất kỳ công trình nào khác

TP HCM, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Thị Kim Chi

Trang 4

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa thực tiễn 2

6 Kết cấu của luận văn 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Các hoạt động kinh doanh sinh lợi tại ngân hàng thương mại 4

1.1.1 Hoạt động nguồn vốn 4

1.1.2 Hoạt động cấp tín dụng 4

1.1.3 Hoạt động đầu tư 6

1.1.4 Cung cấp dịch vụ thanh toán 6

1.1.5 Các hoạt động khác 6

1.2 Tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại 7

1.2.1 Khái niệm 7

1.2.2 Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại 7

1.2.2.1 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA – Return On Asset) 7

1.2.2.2 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity) 7

1.2.2.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM – Net Interest Margin) 8

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng 8

1.3.1 Các nhân tố bên trong 9

Trang 5

1.3.1.1 Quy mô tài sản (Size) 9

1.3.1.2 Quy mô vốn chủ sở hữu (Capital) 10

1.3.1.3 Cho vay khách hàng (Loan) 11

1.3.1.4 Quy mô tiền gửi (Size of deposit liabilities) 11

1.3.1.5 Chi phí hoạt động (Operating cost) 12

1.3.1.6 Rủi ro tín dụng (Loan Loss Provision) 12

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài 13

1.3.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Gross Domestic Products) 13

1.3.2.2 Tốc độ lạm phát (Inflation rate) 14

1.4 Sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại 14

1.5 Các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại 15

1.5.1 Nghiên cứu của Panayiotis P.Athanasoglou, Sophocles N.Brissimis và Mathaios D.Delis (2005) 15

1.5.2 Nghiên cứu của Kosmidou, Pasiouras và Tsaklanganos (2007) 16

1.5.3 Nghiên cứu của Sehrish Gul, Faiza và Khalid Zaman (2011) 16

1.5.4 Nghiên cứu của Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013) 17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 18

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 19

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 19

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 19

2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chính 21

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 22

2.2 Thực trạng tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 25 2.2.1 Thực trạng lợi nhuận 25

2.2.2 Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên tài sản 26

Trang 6

2.2.3 Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 27

2.2.4 Thực trạng tỷ lệ thu nhập lãi thuần 28

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 29

2.3.1 Quy mô tài sản 29

2.3.2 Quy mô vốn chủ sở hữu 30

2.3.3 Quy mô dư nợ cho vay 30

2.3.4 Quy mô tiền gửi của khách hàng 31

2.3.5 Hiệu quả quản lý 32

2.3.6 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 33

2.3.7 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 34

2.3.8 Lạm phát 34

2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 35

2.4.1 Mô hình nghiên cứu 35

2.4.2 Mô tả các biến 36

2.4.3 Mô tả dữ liệu 37

2.4.4 Phân tích tương quan 39

2.4.5 Kết quả hồi quy 41

2.4.5.1 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROA 41

2.4.5.2 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROE 42

2.4.5.3 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc NIM 42

2.4.6 Kiểm định hiện tượng tự tương quan với độ trễ 1 43

2.4.7 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi 44

2.4.8 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình 44

2.5 Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 45

2.5.1 Quy mô ngân hàng (SIZE) 45

2.5.2 Vốn chủ sở hữu (CA) 45

Trang 7

2.5.3 Cho vay khách hàng (LA) 45

2.5.4 Tiền gửi của khách hàng (DP) 45

2.5.5 Hiệu quả quản lý (COSR) 46

2.5.6 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) 46

2.5.7 Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 46

2.5.8 Lạm phát (INF) 47

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 47

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 48

3.1 Định hướng phát triển nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 48

3.2 Giải pháp gia tăng các nhân tố ảnh hưởng tích cực nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 50

3.2.1 Quy mô tài sản 50

3.2.2 Tăng cường hiệu quả công tác huy động vốn 51

3.2.3 Nâng cao hiệu quả quản lý 52

3.2.3.1 Giảm thiểu chi phí hoạt động thông qua đầu tư cải tiến công nghệ 52

3.2.3.2 Cải tiến cơ cấu tổ chức, chính sách quản lý 53

3.2.3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 54

3.2.4 Kiểm soát rủi ro tín dụng 55

3.2.5 Lạm phát 57

3.3 Giải pháp hỗ trợ 57

3.3.1 Đối với Chính phủ 57

3.3.1.1 Kiểm soát lạm phát 57

3.3.1.2 Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng có tính khả thi và phù hợp các cam kết của Việt Nam 57

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 59

3.3.2.1 Lạm phát 59

Trang 8

3.3.2.2 Tăng thêm tính độc lập của NHNN 59

3.3.2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra Ngân hàng Nhà nước 59

3.3.2.4 Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tiền tệ 60

3.3.2.5 Cải thiện hệ thống thanh toán và hệ thống công nghệ thông tin 61

3.3.2.6 Đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên NHNN 62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 62

KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VietinBank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động tại VietinBank giai đoạn 2009-2015 22

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay tại VietinBank giai đoạn 2009-2015 23

Bảng 2.3: Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tại VietinBank giai đoạn 2009-2015 24

Bảng 2.4: Lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản tại VietinBank giai đoạn 2009-2015 26 Bảng 2.5: Lợi nhuận sau thuế và tổng vốn chủ sở hữu tại VietinBank giai đoạn 2009-2015 27

Bảng 2.6 Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu 36

Bảng 2.7 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 37

Bảng 2.8 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 39

Bảng 2.9 Kết quả hồi quy 41

Bảng 2.10 Kiểm định Breush - Godfrey 43

Bảng 2.11 Kiểm định White 44

Bảng 2.12 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình 44

Trang 11

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận sau thuế tại VietinBank giai đoạn 2009-2015 26

Biểu đồ 2.2: ROA tại VietinBank giai đoạn 2009-2015 27

Biểu đồ 2.3: ROE tại VietinBank giai đoạn 2009-2015 28

Biểu đồ 2.4: NIM tại VietinBank giai đoạn 2009-2015 28

Biểu đồ 2.5: Tổng tài sản tại VietinBank giai đoạn 2009-2015 29

Biểu đồ 2.6: Vốn chủ sở hữu tại VietinBank giai đoạn 2009-2015 30

Biểu đồ 2.7: Dư nợ cho vay tại VietinBank giai đoạn 2009-2015 31

Biểu đồ 2.8: Tiền gửi của khách hàng tại VietinBank giai đoạn 2009-2015 32

Biểu đồ 2.9: Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động tại VietinBank giai đoạn 2009-2015 32

Biểu đồ 2.10: Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/Dư nợ cho vay tại VietinBank giai đoạn 2009-2015 33

Biểu đồ 2.11: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2009-2015 34

Biểu đồ 2.12: Lạm phát giai đoạn 2009-2015 35

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Tiến tới hội nhập kinh tế thế giới, thực hiện chủ trương của Chính phủ về cổ phần hóa các NHTM Nhà nước, ngày 25/12/2008, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chính thức phát hành thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng Việc chuyển đổi mô hình này đã giúp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nâng cao năng lực tài chính, thay đổi mô hình tổ chức, đổi mới quản trị ngân hàng trên mọi hoạt động đưa Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam Năm 2015, năm thứ tư 4 liên tiếp, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được tạp chí Forbes bình chọn Top 2000 Doanh nghiệp lớn nhất thế giới, được Hãng tư vấn định giá thương hiệu quốc tế Brand Finance xếp hạng

A, giá trị thương hiệu đạt 197 triệu USD, đứng số 1 của ngành ngân hàng Việt Nam

Nhiều Hiệp định thương mại của Việt Nam với các nước được ký kết đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt, đứng trước nhiều

cơ hội và thách thức, trong đó có các NHTM Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh sẽ bị đào thải và thay thế bằng các ngân hàng hoạt động hiệu quả

Hòa cùng xu thế phát triển tất yếu, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam phấn đấu không chỉ giữ vững vị thế một trong những ngân hàng số 1 Việt Nam mà còn phát triển mạnh mẽ hội nhập khu vực và quốc tế trở thành ngân hàng tầm cỡ trong khu vực Hiệu quả hoạt động là một nhân tố quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng Hiệu quả hoạt động là một phạm trù rộng lớn và có nhiều khía cạnh để nghiên cứu Một trong số đó thì khía cạnh phân tích tỷ suất sinh lợi là quan trọng Tỷ suất sinh lợi là kết quả mà các ngân hàng quan tâm hơn cả Từ những luận điểm trên, tôi chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 13

- Xác định và phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

- Thời gian: nghiên cứu từ năm 2009 – 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, luận văn kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng

+ Phương pháp nghiên cứu định tính: xác định các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên cơ sở bảng số liệu tổng hợp

+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng phần mềm Stata 12 và phương pháp hồi quy OLS để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2009-2015 Dữ liệu nghiên cứu là số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính hàng quý của VietinBank, website của Tổng cục thống kê và Quỹ tiền tệ quốc tế

5 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong quá trình xây dựng và ra quyết định về chính sách quản lý hiệu quả nhằm giúp ngân hàng đạt được lợi nhuận cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh của ngân hàng Bên cạnh đó, đề tài cũng góp phần cung cấp sự hiểu biết sâu hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và là căn cứ để các nhà đầu

tư quyết định đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng

Trang 14

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, luận văn kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại

Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Chương 3: Giải pháp gia tăng các nhân tố ảnh hưởng tích cực nhằm nâng cao

tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Các hoạt động kinh doanh sinh lợi tại ngân hàng thương mại

1.1.1 Hoạt động nguồn vốn

Hoạt động nguồn vốn là hoạt động hình thành nên nguồn vốn hoạt động của NHTM thông qua việc ngân hàng nhận ký thác và quản lý các khoản tiền từ khách hàng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vốn của NHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay, vốn khác Sau đó, NHTM phân phối nguồn vốn của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt cho các chủ thể trong nền kinh doanh Đây là hoạt động kinh doanh không sinh lãi nhưng góp phần mang lại thu nhập cho NHTM

Huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn nên đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng NHTM mua quyền sử dụng các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của khách hàng trong một thời gian nhất định với trách nhiệm hoàn trả đầy

đủ với chi phí phải trả cho khách hàng dưới hình thức lãi tiền gửi

Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM đóng vai trò quan trọng nhưng cũng không kém phần rủi ro cho NHTM Nếu ngân hàng không có chiến lược quản trị thanh khoản tốt sẽ dễ dẫn đến tình trạng thừa và thiếu hụt thanh khoản vượt mức giới hạn cho phép, hoặc nếu như khách hàng rút vốn hàng loạt tại cùng một thời điểm, dẫn đến nguy cơ gây ra sụp đổ và phá sản của hệ thống ngân hàng

1.1.2 Hoạt động cấp tín dụng

Cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh chính của NHTM, là hoạt động phân phối nguồn vốn còn lại của ngân hàng sau khi thiết lập dự trữ cho các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế, nhằm điều tiết nguồn vốn cho nền kinh tế, đồng thời mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi

ro, NHTM cần chú trọng công tác quản trị rủi ro đối với hoạt động này

Hoạt động cấp tín dụng tại các NHTM bao gồm:

Trang 16

 Cho vay: là hoạt động cấp tín dụng trong đó NHTM chuyển giao cho khách hàng quyền sử dụng một số vốn bằng tiền trong một khoảng thời gian xác định, khi kết thúc thời hạn cho vay khách hàng phải hoàn trả cho ngân hàng cả nợ gốc và lãi vay

 Chiết khấu giấy tờ có giá: là hoạt động cấp tín dụng trong đó NHTM thỏa thuận mua lại giấy tờ có giá khi chưa đến hạn thanh toán từ người thụ hưởng

 Bảo lãnh: là hoạt động cấp tín dụng mà ngân hàng (người bảo lãnh) theo yêu cầu của khách hàng (người được bảo lãnh) cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính trong tương lai cho người thụ hưởng bảo lãnh (người nhận bảo lãnh) nếu khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đã cam kết thì ngân hàng bảo lãnh phải có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ tài chính này Khi thực hiện bảo lãnh ngân hàng dựa vào uy tín và năng lực tài chính của mình mà không cần phải xuất vốn, chỉ khi nào khách hàng không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì ngân hàng bảo lãnh phải thực hiện cho vay Khách hàng phải nhận nợ vay và cam kết hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn

 Bao thanh toán: là hoạt động cấp tín dụng của NHTM cho bên bán hàng, thông qua việc mua lại các khoản phải thu ngắn hạn phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán và bên mua thỏa thuận trong hợp đồng

 Thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán: là hoạt động cấp tín dụng trong đó NHTM chấp nhận cho khách hàng chi vượt số dư tiền gửi trên tài khoản tiền gửi thanh toán trong một thời gian nhất định, giới hạn đó gọi là hạn mức thấu chi

Cho thuê tài chính: là hoạt động cấp tín dụng trong đó bên cho thuê chuyển giao cho bên thuê quyền sử dụng tài sản cho thuê trong một thời gian nhất định Trong thời gian sử dụng tài sản, bên thuê phải trả tiền thuê cho bên cho thuê Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên thuê được quyền mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê tài sản hoặc hoàn trả lại tài sản cho bên cho thuê

Trang 17

1.1.3 Hoạt động đầu tư

Để đa dạng hóa nguồn thu nhập cho NHTM đồng thời góp phần phân tán rủi

ro trong hoạt động kinh doanh, NHTM còn sử dụng nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh

vực khác Hoạt động đầu tư của NHTM thực hiện dưới hai hình thức:

- Hùn vốn, góp vốn liên doanh với các tổ chức tài chính khác, mua cổ phần của các NHTM cổ phần hoặc các tổ chức kinh tế khác

- Đầu tư vào các loại giấy tờ có giá, các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao trên thị trường tài chính

1.1.4 Cung cấp dịch vụ thanh toán

Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán được NHTM thực hiện theo yêu cầu của khách hàng, bằng cách trích chuyển một số tiền trên tài khoản của cá nhân, tổ chức này sang tài khoản khác thông qua hệ thống ngân hàng Thanh toán qua ngân hàng là thanh toán chuyển khoản, không sử dụng tiền mặt, trong đó ngân hàng đóng vai trò là trung gian thanh toán Thanh toán qua ngân hàng giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí quản lý, đồng thời giảm thiểu được những rủi ro trong quá trình vận chuyển, cất giữ, kiểm đếm tiền Thanh toán qua ngân hàng giúp ngân hàng có thể tăng nguồn vốn huy động với chi phí thấp, mang lại thu nhập từ nguồn thu phí Thanh toán qua ngân hàng giúp tiết kiệm được các chi phí lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế như: chi phí vận chuyển, bảo quản, bảo hiểm rủi ro, chi phí in ấn tiền, giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông góp phần kiểm soát giảm lạm phát

1.1.5 Các hoạt động khác

Bên cạnh những nguồn thu nhập từ các hoạt động kinh doanh chủ yếu như cấp tín dụng, thanh toán, đầu tư… các NHTM còn có thể thu được những nguồn thu nhập khác như dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ trả hộ tiền lương qua ngân hàng, dịch vụ ủy thác

và quản lý tài sản, dịch vụ tư vấn tài chính, kinh doanh bảo hiểm… Các hoạt động này không chiếm tỷ trọng lớn trong kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM nhưng cũng mang đến nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng

Trang 18

1.2 Tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm

Tỷ suất sinh lợi là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng chưa

đủ để duy trì cân bằng tài chính Việc đánh giá tỷ suất sinh lợi phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu Ở cấp độ ngân hàng, tỷ suất sinh lợi là kết quả của việc

sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà ngân hàng nắm giữ để gia tăng hiệu quả hoạt động

Tỷ suất sinh lợi là một tỷ số tài chính đo lường khả năng sinh lời, liên quan đến thu nhập đạt được với các nguồn lực sử dụng để tạo ra chúng, kết quả là một số tương đối, trong đó tử số là các biến lợi nhuận và mẫu số là các nguồn hình thành lợi nhuận

1.2.2 Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA – Return On Asset)

ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng Công thức tính như sau:

ROA = (1.1)

ROA là tỷ số tài chính dùng để đo lường một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có Tài sản Có sinh lợi càng lớn thì hệ số nói trên càng lớn

Đối với tỷ số ROA, một ngân hàng lành mạnh thông thường chỉ có khả năng tạo ra tỷ số ROA nằm trong ngưỡng từ 1%-2%, và còn phụ thuộc vào các thị trường, quốc gia khác nhau Các yếu tố từ vĩ mô như lãi suất các loại (cho vay, huy động), luật pháp, cạnh tranh cũng đóng góp không nhỏ vào việc lý giải sự khác nhau của ROA ở các thị trường khác nhau, mặc dù cùng hoạt động trong ngành ngân hàng

1.2.2.2 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity)

ROE đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vốn vào ngân hàng

Lợi nhuận ròng Tổng tài sản

Trang 19

ROE được đo lường bằng lợi nhuận ròng chia cho vốn tự có cơ bản bình quân (vốn cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, các quỹ dự trữ và lợi nhuận không chia)

ROE = (1.2)

ROE dùng để đo lường một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khả năng sinh lợi trên một đồng vốn chủ sở hữu

1.2.2.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM – Net Interest Margin)

NIM đo lường tính hiệu quả và khả năng sinh lời, là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi, tất cả chia cho tích sản sinh lãi NIM được các chủ ngân hàng quan tâm theo dõi vì nó giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lời của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn

có chi phí thấp nhất NIM càng cao thì ngân hàng càng có nhiều lợi nhuận NIM được tính bằng công thức sau đây:

NIM = (1.3)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm, theo dõi

vì tỷ lệ này giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lợi thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các tài sản có sinh lời cũng như tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng

Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Trong khi một vài nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng ở một khu vực, một nhóm các quốc gia,

ví dụ như: Molyneux và Thornton (1992) ở Châu Âu, Kunt và Huizinga (1999) ở 80 nước trên thế giới …thì các nghiên cứu khác lại tập trung vào một quốc gia cụ thể, ví dụ như: nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2005) ở Hy Lạp, Sufian

Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận ròng

Tài sản có sinh lãi Thu nhập lãi – Chi phí lãi

Trang 20

và Chong (2008) ở Philippines, Sufian (2011) ở Hàn Quốc, Dù nghiên cứu trên một nhóm các quốc gia hay ở một quốc gia riêng biệt thì các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng cũng được chia làm hai loại: các nhân tố bên trong và các nhân

tố bên ngoài

1.3.1 Các nhân tố bên trong

Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng có thể được định nghĩa là các nhân tố chịu ảnh hưởng bởi các quyết định mang tính chủ quan của ban lãnh đạo ngân hàng

1.3.1.1 Quy mô tài sản (Size)

Quy mô tài sản ngân hàng là kết quả của việc sử dụng vốn trong ngân hàng, là những tài sản được hình thành từ các nguồn vốn của ngân hàng trong quá trình hoạt động Các thành phần của tài sản bao gồm: ngân quỹ, danh mục tín dụng, danh mục đầu tư, tài sản cố định và các tài sản khác Để tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa rủi

ro, đảm bảo nhu cầu thanh khoản và khả năng sinh lợi, ngân hàng luôn quan tâm đến việc thực hiện chiến lược đa dạng hóa các khoản mục tài sản để phân tán rủi ro, giải quyết tốt nhất mối quan hệ giữa thanh khoản và khả năng sinh lợi trong khoản mục tài sản có và đảm bảo được sự chuyển hóa một cách linh hoạt về mặt giá trị giữa các danh mục của tài sản có nhằm giúp cho ngân hàng luôn có được một danh mục tài sản có phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh

Đa số các ngân hàng có quy mô tài sản lớn sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi hơn trong quá trình mở rộng kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ do đó tiết kiệm các chi phí trong giao dịch, từ đó có thể tăng được lợi nhuận Tuy nhiên, khi quy mô ngân hàng quá lớn, việc quản trị khối tài sản này sẽ đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và tốn kém nhiều chi phí trong quản trị, điều hành từ đó có thể sẽ

làm giảm lợi nhuận

Kết quả nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) tại Philippines, Komidou và cộng sự (2006) đã tìm ra mối tương quan âm giữa quy mô ngân hàng và tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Sufian (2011) tại Hàn

Trang 21

Quốc, nghiên cứu của Kosmidou và cộng sự (2007) đã tìm ra mối tương quan dương giữa quy mô ngân hàng và tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng

1.3.1.2 Quy mô vốn chủ sở hữu (Capital)

Vốn chủ sở hữu ngân hàng bao gồm các thành phần sau: Vốn điều lệ, các quỹ

dự trữ và dự phòng, một số tài sản nợ khác theo quy định của NHNN Vốn chủ sở hữu cung cấp nguồn lực tài chính cho ngân hàng hoạt động trong thời gian mới bắt đầu hoạt động, là thời gian mà ngân hàng chưa nhận được tiền gửi từ khách hàng, giúp ngân hàng chống đỡ khi rủi ro phát sinh Vốn tự có là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng, có thể sử dụng với kỳ hạn dài

mà không phải hoàn trả nên nó chính là nền tảng cho sự tăng trưởng của ngân hàng Vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh (thông thường từ 10% đến 15%), tuy nhiên lại giữ một vai trò rất quan trọng vì là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác của ngân hàng đồng thời tạo nên uy tín ban đầu, duy trì niềm tin của công chúng vào ngân hàng Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, còn là yếu tố để các cơ quan quản lý dựa vào để xác định các tỷ

lệ an toàn trong kinh doanh ngân hàng (giới hạn huy động vốn, giới hạn cho vay, giới hạn đầu tư vào tải sản cố định…) Vì vậy để nâng cao sức đề kháng trước các rủi ro

và nguy cơ phá sản trong kinh doanh, các ngân hàng phải duy trì sự ổn định, tăng trưởng vốn tự có một cách hợp lý

Nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) về các nhân tố quyết định tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng ở một nền kinh tế đang phát triển: bằng chứng thực nghiệm từ Philippines trong khoảng thời gian từ 1990 – 2005, đã tìm ra mối tương quan dương giữa quy mô vốn và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Nghiên cứu của Sufian (2011) dựa trên dữ liệu của 29 ngân hàng Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ 1992-

2003 cho thấy các ngân hàng có quy mô vốn lớn có tỷ suất sinh lợi cao Nghiên cứu này cho rằng các ngân hàng có vốn hóa tốt đối mặt với nguy cơ vỡ nợ thấp hơn Hơn nữa, một cấu trúc vốn mạnh rất cần thiết cho các ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển, vì nó cung cấp thêm sức mạnh cho các ngân hàng có thể đứng vững trong

Trang 22

thời kỳ khủng hoảng tài chính và tăng mức độ an toàn cho người gửi tiền khi phải đối mặt với các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định

1.3.1.3 Cho vay khách hàng (Loan)

Cho vay là một hoạt động giữ vai trò quan trọng, khoản mục cho vay thường chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng tài sản của ngân hàng, vì thế lợi nhuận đem lại từ cho vay là nguồn lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng Các nghiệp vụ cho vay sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng từ thu nhập lãi vay Tuy nhiên hầu hết rủi ro của ngân hàng đều nằm trong lĩnh vực cho vay khi tăng trưởng của hoạt động cho vay không đi cùng với việc kiểm soát chất lượng tín dụng

Tiền gửi và cho vay được coi là quan trọng nhất trong bảng cân đối kế toán bởi vì hai chỉ số này đại diện cho dấu hiệu của hoạt động truyền thống của ngân hàng Các khoản cho vay là nguồn thu nhập chính và dự kiến sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng (Vong and Chan, 2009) Gul, Irshad and Zaman (2011) đã công bố kết quả tương quan thuận giữa tỷ lệ cho vay khách hàng và khả năng sinh lợi của ngân hàng Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Alper and Anbar (2011); Syafri (2012) lại tìm thấy mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ cho vay khách hàng và khả năng sinh lợi của ngân hàng

1.3.1.4 Quy mô tiền gửi (Size of deposit liabilities)

Tiền gửi của khách hàng là các khoản ký thác của doanh nghiệp, cá nhân vào tải khoản trong ngân hàng Tiền gửi của khách hàng bao gồm tiền gửi không kỳ hạn

và tiền gửi có kỳ hạn với nhiều kỳ hạn khác nhau Quy mô tiền gửi càng lớn thì khả năng sử dụng vốn của ngân hàng càng tăng Tỷ lệ tiền gửi so với tài sản càng lớn, ngân hàng càng có nhiều vốn để tài trợ cho các hoạt động tín dụng, góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Tuy nhiên, đối với mỗi nguồn vốn huy động, các ngân hàng cần quan tâm đến hai vấn đề quan trọng: chi phí để có được nguồn vốn và rủi

ro của từng nguồn vốn Kỳ hạn huy động vốn khác nhau sẽ tương ứng với mức độ rủi

ro khác nhau và tương ứng với chi phí trả lãi khác nhau Vì vậy, hoạt động huy động vốn cần phải có một chính sách lãi suất hợp lý để có thể vừa thu hút được lượng tiền gửi từ khách hàng vừa đảm bảo khả năng sinh lợi cho NHTM

Trang 23

Naceur và Goaied (2001) nghiên cứu các nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tunisia trong khoảng thời gian từ năm 1980 – 1995 chỉ ra rằng các ngân hàng hoạt động tốt nhất đều duy trì mức độ tiền gửi cao so với tài sản của

họ Tỷ lệ tiền gửi so với tài sản càng lớn nghĩa là ngân hàng càng có nhiều vốn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư và cho vay Việc gia tăng hoạt động đầu tư và cho vay

sẽ mang lại lợi nhuận trên tổng tài sản cao cho ngân hàng (Holden và Banany, 2004)

1.3.1.5 Chi phí hoạt động (Operating cost)

Chi phí hoạt động là các chi phí xảy ra trong quá trình hoạt động bình thường của ngân hàng bao gồm chi nộp thuế, các khoản phí, lệ phí, chi lương, phụ cấp, trợ cấp cho nhân viên, chi về tài sản, chi hoạt động quản lý công vụ, chi nộp bảo hiểm tiền gửi khách hàng, chi dự phòng (không bao gồm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

và giảm giá chứng khoán)

Các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao thì khả năng sinh lợi càng thấp Lập luận này được ủng hộ bởi kết quả nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2005), Sufian (2011), Sufian và Chong (2008)

Ngược lại Molyneur và Thornton (1992) lại phát hiện ra biến chi phí có tác động thuận đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Châu Âu Họ đã chứng minh được rằng các ngân hàng đạt được tỷ suất sinh lợi cao có chi phí tiền lương cao Mối tương quan thuận giữa tỷ suất sinh lợi và chi phí cũng được tìm thấy ở Tunisia trong nghiên cứu của Naceur và Goaied (2008)

1.3.1.6 Rủi ro tín dụng (Loan Loss Provision)

Rủi ro tín dụng là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đó là nợ gốc hay

nợ lãi khi khoản nợ đến hạn Đây là loại rủi ro gắn liền với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN: “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của

Trang 24

tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”

Như vậy có thể thấy rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được

nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng

Athanasoglou và cộng sự (2006), Valverde and Fernandez (2007) đã tìm thấy mối tương quan nghịch giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lợi của ngân hàng trong các nghiên cứu về các nhân tố ảnh huởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài

Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là các nhân tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của các nhà quản trị ngân hàng, nó tượng trưng cho các sự kiện diễn ra bên ngoài ngân hàng Tuy nhiên, các nhà quản trị vẫn có thể lường trước được những thay đổi của môi trường bên ngoài và cố gắng xây dựng những chính sách nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội phát triển cũng như hạn chế tối

đa những tác động không mong muốn do các nhân tố bên ngoài mang lại

1.3.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Gross Domestic Products)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định Khi nền kinh tế phát triển thì các cá nhân, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh vì vậy sẽ có nhiều nhu cầu vốn tín dụng hơn so với nền kinh tế suy thoái Và khi doanh nghiệp làm ăn có lãi thì khả năng trả nợ gốc và lãi đến hạn sẽ cao hơn, tỷ lệ nợ xấu theo đó sẽ giảm đi góp phần làm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng Điều này có thể làm tăng lợi nhuận của ngân hàng Ngược lại, điều kiện kinh

tế suy thoái có thể gây nhiều tổn thất cho ngân hàng do sự gia tăng các khoản tín dụng không hiệu quả Gul, Irshad và Zaman(2011); Syfari (2012); Valentina Flamini và cộng sự (2009) đã đưa ra những bằng chứng cho thấy tăng trưởng kinh tế làm tăng lợi nhuận ngân hàng Mặt khác, nghiên cứu của Ayadi và Boujelbene (2012) lại đưa

ra kết quả tương quan âm Tăng trưởng kinh tế làm tăng áp lực cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại và kết quả của tác động này là sự sụt giảm trong lợi nhuận

Trang 25

1.3.2.2 Tốc độ lạm phát (Inflation rate)

Lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền, nó là một chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng để đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh Khi lạm phát cao các ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất cấp tín dụng cao hơn mức tăng lãi suất tiền gửi điều này sẽ làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng Tuy nhiên nếu lạm phát xảy ra bất ngờ và ngân hàng không điều chỉnh lãi suất kịp thì chi phí của ngân hàng có thể tăng nhanh hơn thu nhập và từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận Lạm phát gây ra sự bất ổn cho nền kinh tế, làm cho rủi ro của ngân hàng tăng cao và lợi nhuận giảm xuống Như vậy lạm phát có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng

Bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu của Gul, Irshad và Zaman (2011), Kunt và Huizinga (1999) đã chỉ ra rằng lạm phát làm tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Họ cho rằng mối tương quan dương giữa tốc độ lạm phát và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng cho thấy thu nhập của ngân hàng tăng nhanh hơn chi phí của ngân hàng Tốc độ lạm phát cao đi cùng với lãi suất cho vay cao và vì thế thu nhập cũng cao Nhưng nếu lạm phát xảy ra bất ngờ và ngân hàng tỏ ra chậm chạp trong việc điều chỉnh lãi suất thì chi phí của ngân hàng có thể tăng nhanh hơn thu nhập và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng

Tuy nhiên, nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) lại cho kết quả âm Các tác giả giải thích rằng ở Philippines, trong thời kỳ lạm phát cao, các ngân hàng dễ bị tổn thương và lạm phát là nhân tố chính gây áp lực cho các định chế tài chính này Lạm phát gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, làm cho rủi ro của ngân hàng tăng cao và tỷ suất sinh lợi giảm xuống

Như vậy, ở những quốc gia khác nhau, tác động của lạm phát lên tỷ suất sinh lợi của ngân hàng theo chiều hướng hoàn toàn khác nhau

1.4 Sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại

Tỷ suất sinh lợi có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của NHTM Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính

Trang 26

– tiền tệ Đây là lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm, tác động trực tiếp đến mọi ngành nghề, mọi hoạt động, mọi chủ thể trong nền kinh tế Do đó, khi lĩnh vực này có những biến động xấu hoặc bất thường thì hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ gặp khó khăn, sẽ dẫn đến những thiệt hại cho nền kinh tế Mặt khác, sản xuất kinh doanh của NHTM

là các dịch vụ gắn liền với sự chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, đáp ứng các giao dịch phát sinh giữa các chủ thể mà các giao dịch này cần thiết sử dụng tiền để đo lường, tính toán giá trị, thanh toán Do đó, hoạt động kinh doanh của NHTM chịu ảnh hưởng dây chuyền với nhau Trong thực tế, hoạt động kinh doanh của ngân hàng mang tính hệ thống, khi có một ngân hàng mất khả năng thanh toán sẽ ảnh hưởng đến các NHTM khác Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự phụ thuộc và mức độ liên kết giữa các ngân hàng ngày càng cao, một NHTM phá sản có thể ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng trong nước, khu vực và thế giới Chính vì vậy mà việc nâng cao tỷ suất sinh lợi của từng ngân hàng có ý nghĩa sống còn không chỉ cho chính ngân hàng đó mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển nền kinh tế

1.5 Các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại và đây được xem là vấn đề quan trọng của nhiều ngân hàng thương mại Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại NHTM trước hết là các nhân tố bên trong ngân hàng, kế đến là các nhân tố vĩ mô bên ngoài

1.5.1 Nghiên cứu của Panayiotis P.Athanasoglou, Sophocles N.Brissimis và Mathaios D.Delis (2005)

Nghiên cứu đã kiểm tra các yếu tố tài chính, chỉ số ngành và chỉ số kinh tế vĩ

mô tác động đến lợi nhuận của ngân hàng Hy Lạp trong giai đoạn 1985-2001 Các tác giả đã sử dụng biến tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) đại diện cho lợi nhuận của ngân hàng Các biến độc lập thì được chia thành 3 nhóm Nhóm các chỉ số tài chính của từng ngân hàng như vốn ngân hàng, rủi ro tín dụng, tăng trưởng năng suất, quản

lý chi phí hoạt động và quy mô ngân hàng Nhóm chỉ số ngành ngân hàng gồm quyền

Trang 27

sở hữu (ownership) và sự tập trung (concentration) Nhóm các chỉ số nền kinh tế vĩ

mô gồm chỉ số lạm phát và chỉ số chu kỳ sản lượng (cyclical output) Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn ngân hàng và tăng trưởng năng suất có mối tương quan thuận với lợi nhuận của ngân hàng, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê Tiếp theo rủi ro tín dụng và quản lý chi phí hoạt động có mối tương quan nghịch với lợi nhuận Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng không có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận ngân hàng Nhóm chỉ số ngành như biến quyền sở hữu và sự tập trung ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng Nhóm các chỉ số ngành kinh tế

vĩ mô gồm chỉ số lạm phát và chu kỳ sản lượng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng

1.5.2 Nghiên cứu của Kosmidou, Pasiouras và Tsaklanganos (2007)

Nghiên cứu xem xét các yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận của các ngân hàng Hy Lạp hoạt động ở nước ngoài giai đoạn 1995- 2001 Tác giả sử dụng biến phụ thuộc

là tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) Các biến độc lập đại diện cho các đặc điểm nội tại của ngân hàng là các chỉ số hoạt động của ngân hàng như cho vay khách hàng, tính thanh khoản, vốn chủ sở hữu, quản lý chi phí hoạt động và quy mô ngân hàng Các biến đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô cũng được sử dụng như vốn hóa thị trường chứng khoán và thị phần Dữ liệu được phân tích là 19 chi nhánh ngân hàng Hy Lạp hoạt động tại 11 quốc gia trong giai đoạn 1995 đến 2001, gồm 92 mẫu quan sát Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô ngân hàng có mối tương quan thuận đến lợi nhuận ngân hàng Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các kết hợp của các biến có thể giải thích nhiều hơn đối với lợi nhuận ngân hàng Hy Lạp hoạt động ở nước ngoài

1.5.3 Nghiên cứu của Sehrish Gul, Faiza và Khalid Zaman (2011)

Nghiên cứu đã nghiên cứu các yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng và yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại Pakistan Các tác giả dùng dữ liệu bảng của 15 NHTM ở Pakistan trong giai đoạn 2005-2009 Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để nghiên cứu sự tác động của các yếu tố như: quy mô ngân hàng (thông qua tổng tài sản), tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên tổng

Trang 28

tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, giá trị vốn hóa thị trường của ngân hàng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng

Kết quả của nghiên cứu đối với tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA): quy mô ngân hàng (SIZE) có tương quan nghịch đối với ROA, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITS), tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có tương quan thuận với ROA

Kết quả của nghiên cứu đối với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITS), tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có tương quan thuận với ROE, các biến tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAPITAL), vốn hóa thị trường (MC) có tương quan nghịch đối với ROE

Kết quả của nghiên cứu đối với tỷ suất lãi cận biên (NIM): tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOAN), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có tương quan thuận với NIM, các biến tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAPITAL), tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP)

có tương quan nghịch đối với NIM

1.5.4 Nghiên cứu của Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013)

Nghiên cứu đã nghiên cứu các yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng và yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại của Malaysia, trong giai đoạn

2003 đến năm 2009 Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy để nghiên cứu sự tác động của các yếu tố như: quy mô ngân hàng (SIZE), quy mô vốn chủ sở hữu (EA), rủi

ro tín dụng (LLR) , hiệu quả quản lý (COSR), tính thanh khoản (LIQ), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thông qua

tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ lãi cận biên (NIM)

Kết quả của nghiên cứu đối với tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA): rủi ro tín dụng (LLR), hiệu quả quản lý (COSR) có tương quan nghịch đối với ROA, quy mô vốn chủ sở hữu (EA), tính thanh khoản (LIQ) có tương quan thuận với ROA

Kết quả của nghiên cứu đối với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): quy mô ngân hàng (SIZE) có tương quan thuận với ROE

Trang 29

Kết quả của nghiên cứu đối với tỷ suất lãi cận biên (NIM): hiệu quả quản lý (COSR) có tương quan thuận với NIM, rủi ro tín dụng (LLR), tính thanh khoản (LIQ)

có tương quan nghịch đối với NIM

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày tổng quan về tỷ suất sinh lợi tại NHTM trong đó ba chỉ tiêu phổ biến nhất đó là tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ thu nhập lãi thuần Bên cạnh đó, chương 1 còn cung cấp các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM trên thế giới Dựa trên cơ sở lý luận của chương 1, việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được trình bày trong chương 2

Trang 30

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập ngày 26/03/1988, được hình thành từ Vụ Tín dụng Công nghiệp và Vụ Tín dụng Thương nghiệp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/1988/NĐ-HĐBT của Hội đồng

Bộ trưởng và chính thức hoạt động kể từ ngày 08/07/1988 dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam Ngày 14/11/1009, chuyển đổi thành Ngân hàng thương mại quốc doanh, lấy tên là Ngân hàng Công thương Việt Nam theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

Ngày 23/9/2008, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công Thương Việt Nam Ngày 25/12/2008, Ngân hàng Công Thương Việt Nam chính thức phát hành thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng

Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, tên viết tắt là VietinBank Ngày 16/7/2009, VietinBank chính thức niêm yết và giao dịch cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh với mã chứng khoán CTG Việc chuyển đổi mô hình sở hữu sang hình thức đa sở hữu đã giúp VietinBank nâng cao năng lực tài chính, thay đổi mô hình tổ chức, đổi mới quản trị ngân hàng trên mọi hoạt động, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trên nền tảng công nghệ hiện đại

Năm 2011, VietinBank là Ngân hàng TMCP Nhà nước đầu tiên có đối tác chiến lược nước ngoài thông qua bán 10% vốn điều lệ cho IFC Năm 2012, VietinBank tiếp tục thành công trong việc ký kết hợp đồng bán 20% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là Ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) VietinBank trở thành NHTM có vốn lớn nhất Việt Nam và cơ cấu cổ đông mạnh nhất ở Việt Nam

Trang 31

Từ khi thành lập (1988) đến nay, trải qua các giai đoạn phát triển, VietinBank

đã thực sự lớn về mọi mặt, với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước Đến 31/12/2015, hệ thống mạng lưới của VietinBank bao gồm 01 Hội sở chính; 01 Sở Giao dịch; 151 chi nhánh trong nước, 03 chi nhánh nước ngoài, 944 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm; 1.829 máy rút tiền tự động (ATM);

02 Văn phòng đại diện trong nước và 01 Văn phòng đại diện tại Myanmar; và 07 Công ty con; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực,khẳng định là hệ thống ngân hàng thương mại hàng đầu của ngành ngân hàng, có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện CNH- HĐH đất nước Ngoài ra, VietinBank còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ VietinBank Aviva, góp vốn vào 08 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, Ngân hàng TMCP Bản Việt, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, Công ty cổ phần Thép Thái Nguyên v.v…

VietinBank hiện tại có quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng, định chế tài chính trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Với nỗ lực thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới kinh doanh ra nước ngoài, VietinBank đã trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có mặt tại Châu Âu Trong hai năm từ năm 2011, VietinBank cũng đã thành lập 2 chi nhánh ở Đức tại Frankfurt và Berlin và 1 chi nhánh tại Vientiane (Lào)

Năm 2015, năm thứ 4 liên tiếp, VietinBank được Forbes bình chọn Top 2000 Doanh nghiệp lớn nhất thế giới, được Hãng tư vấn định giá thương hiệu quốc tế Brand Finance xếp hạng A, giá trị thương hiệu đạt 197 triệu USD, đứng số 1 của ngành ngân hàng Việt Nam Thương hiệu VietinBank cũng nằm trong Top 10 Giải thưởng Sao vàng Đất Việt, lần thứ 11 liên tiếp nằm trong Top 10 Thương hiệu mạnh cùng các giải thưởng “Ngân hàng An ninh thông tin tiêu biểu 2015”, “Ngân hàng vì cộng đồng 2015”

Trang 32

2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chính

 Huy động vốn: bao gồm nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ

và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá khác để huy động vốn, vay từ các định chế tài chính, NHNN và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN

 Cho vay, đầu tư: bao gồm cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; cho vay

trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài; Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung; thấu chi, cho vay tiêu dùng; hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế; đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế

 Bảo lãnh: bao gồm bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh

dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán

 Thanh toán và Tài trợ thương mại: bao gồm phát hành, thanh toán thư tín

dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A); Chuyển tiền trong nước và quốc tế; Chuyển tiền nhanh Western Union; Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc; Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM; Chi trả kiều hối…

 Ngân quỹ: bao gồm mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…); Mua, bán

các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…); Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ ; Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế

Trang 33

 Thẻ và ngân hàng điện tử: bao gồm phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội

địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…); Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card); Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking

 Hoạt động khác: bao gồm Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; Tư vấn

đầu tư và tài chính; Cho thuê tài chính; Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán; Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank giai đoạn 2009-2015)

Nguồn vốn huy động của VietinBank liên tục tăng qua các năm và tăng 3,2 lần từ 220.436 tỷ đồng năm 2009 lên 711.785 tỷ đồng năm 2015 với tốc độ tăng trung bình 22,4%/năm VietinBank luôn chú trọng việc gia tăng nguồn vốn, đã và đang thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi theo nhu cầu của khách hàng đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh VietinBank luôn quan tâm giữ vững và phát triển thị phần tại các khách hàng là các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước và tư nhân lớn, thúc đẩy tăng trưởng tiền gửi thông qua rà soát và đẩy mạnh việc thực hiện cam kết chuyển doanh thu qua tài khoản, đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ thu chi hộ, quản lý dòng tiền, chi trả lương, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ thu hút nguổn tiền thanh toán, ký quỹ

Trang 34

Tốc độ tăng

(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank giai đoạn 2009-2015)

Dư nợ cho vay của VietinBank luôn tăng trưởng liên tục qua các năm và tăng 4,1 lần từ 163.170 tỷ đồng năm 2009 lên 676.688 tỷ đồng năm 2015 với tốc độ tăng trung bình 27,19%/năm Hoạt động cho vay luôn được VietinBank xác định là hoạt động có tính chủ lực, là phần trọng tâm trong chiến lược kinh doanh Cơ cấu tín dụng có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo đúng định hướng chiến lược đã đề ra, hướng tới việc xây dựng thương hiệu số 1 trong hoạt động bán lẻ, tăng trưởng đột phá ở phân khúc tiềm năng khách hàng vừa và nhỏ và khách hàng doanh nghiệp FDI bên cạnh việc giữ vững thị phần dẫn đầu đối với khách hàng doanh nghiệp lớn Bên cạnh tăng trưởng dư nợ, VietinBank luôn tăng cường việc giám sát tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động cấp tín dụng, chú trọng kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ nghiêm túc việc phân loại nợ theo quy định của NHNN Đây là một bước chuyển lớn trong quản trị, góp phần nâng cao công tác đo lường rủi ro, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, giúp VietinBank chủ động nhận diện sớm các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro để có biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp Quyết liệt, tích cực, dứt điểm xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu, khoản nợ bán VAMC, từ đó đẩy nhanh tốc

độ tái tạo vốn kinh doanh, duy trì chất lượng tài sản với tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

 Hoạt động dịch vụ:

Trang 35

Bảng 2.3: Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tại VietinBank giai đoạn 2009-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng, phần trăm

Năm

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ

Tốc độ

Lãi thuần

từ hoạt động dịch

vụ

Tốc độ tăng

(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank giai đoạn 2009-2015)

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của VietinBank tăng trưởng qua các năm và tăng 2,2 lần từ 649 tỷ đồng năm 2009 lên 1.459 tỷ đồng năm 2015 với tốc độ tăng trung bình 22,12%/năm Hoạt động dịch vụ cũng mang lợi lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng như thu nhập từ hoạt động thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh, ngân quỹ Thu phí dịch vụ năm 2015 của VietinBank tăng trưởng 23,85%, nâng tỷ trọng của thu phí dịch vụ trên tổng thu nhập hoạt động lên mức 12% cải thiện so với mức 10% của năm 2014 Nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại ứng dụng công nghệ cao được phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng

 Hoạt động đầu tư :

Hoạt động đầu tư luôn được điều chỉnh linh hoạt với mục tiêu tối đa hóa khả năng sinh lợi, đảm bảo thanh khoản và không ngừng phát triển cả về quy mô và hiệu quả hoạt động Tính đến cuối năm 2015, quy mô đầu tư của Vietinbank là 195 nghìn

tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2014, chiếm 25% tổng tài sản Trong đó, đầu tư kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng chiếm 34%, đầu tư giấy tờ có giá chiếm 64%, góp vốn liên doanh mua cổ phần chiếm 2%

 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ :

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ có mức tăng trưởng tốt Trên thị trường liên ngân hàng, doanh số mua bán ngoại tệ tăng 143%, lợi nhuận tăng 147% so với năm

2014 Trên thị trường, doanh số tăng 9%, lợi nhuận tăng 10% so với năm 2014

Trang 36

VietinBank tiếp tục duy trì thị phần đứng thứ 2, là một trong những ngân hàng dẫn dắt, tạo lập thị trường Trong bối cảnh thị trường ngoại hối có nhiều biến động, Vietinbank đã tư vấn kịp thời giúp khách hàng có phương án tối ưu về kinh doanh ngoại tệ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, góp phần tích cực vào việc

ổn định thị trường ngoại hối

 Hoạt động tài trợ thương mại :

Với sự chuyển đổi mô hình Sở Giao dịch thành Trung tâm Tài trợ thương mại, cải tiến cơ chế quy trình xử lý nghiệp vụ, đẩy mạnh kinh doanh các sản phẩm truyền thống song song với phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của các phân khúc khách hàng chuyên biệt, thúc đẩy hợp tác với các ngân hàng uy tín trong nước và quốc tế Doanh số thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại tăng 10,6% và doanh thu phí tăng 17% so với năm 2014

 Hoạt động kinh doanh của các Công ty con :

Công ty con và chi nhánh nước ngoài đã có nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh với tổng lợi nhuận trước thuế đạt hơn 360 tỷ đồng, tăng mạnh 40% so với năm 2014 Đặc biệt, việc nâng cấp thành công chi nhánh VietinBank tại Lào thành ngân hàng con từ ngày 31/07/2015 đã đánh dấu bước phát triển mới, nâng cao vị thế của VietinBank tại thị trường Lào

2.2 Thực trạng tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2.2.1 Thực trạng lợi nhuận

Lợi nhuận sau thuế của VietinBank luôn tăng trưởng liên tục qua các năm và tăng 2,2 lần từ 2.583 tỷ đồng năm 2009 lên 5.717 tỷ đồng năm 2015 với tốc độ tăng trung bình 17,7%/năm Năm 2011, tăng cao nhất với tốc độ tăng trưởng đạt: 81,74% từ 3.444 tỷ đồng lên 6.259 tỷ đồng, đạt 165% so với kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra

Năm 2015, VietinBank tiếp tục giữ vai trò là ngân hàng trụ cột trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển VietinBank đã thực hiện nhiều chương trình ưu đãi lãi suất cho các lĩnh vực mà Nhà nước khuyến khích phát triển, đồng thời tăng trưởng quy mô để bù đắp lợi nhuận thâm hụt, dẫn đến lợi nhuận giảm so với năm 2014

Trang 37

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận sau thuế tại VietinBank giai đoạn 2009-2015

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank giai đoạn 2009-2015)

2.2.2 Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên tài sản

Bảng 2.4: Lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản tại VietinBank giai đoạn 2009-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

sau thuế Tốc độ tăng Tổng tài sản Tốc độ tăng

Trang 38

Biểu đồ 2.2: ROA tại VietinBank giai đoạn 2009-2015

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank giai đoạn 2009-2015)

ROA tại VietinBank cao nhất trong năm 2011 do lợi nhuận cao Năm 2012,

2013, 2014 và 2015 là những năm mà ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề của nợ xấu,

hệ quả suy thoái kinh tế giai đoạn 2008-2011, tốc độ tăng lợi nhuận ngân hàng không tăng tương xứng với tốc độ tăng tổng tài sản dẫn đến tỷ số ROA đạt mức thấp Năm

2015, ROA đạt 1,02%

2.2.3 Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

Bảng 2.5: Lợi nhuận sau thuế và tổng vốn chủ sở hữu tại VietinBank giai đoạn 2009-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng, phần trăm

sau thuế Tốc độ tăng

Trang 39

Biểu đồ 2.3: ROE tại VietinBank giai đoạn 2009-2015

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank giai đoạn 2009-2015)

ROE tại Vietinbank cao nhất trong năm 2011 do lợi nhuận cao ROE liên tục giảm qua các năm 2012, 2013, 2014 và 2015 do ảnh hưởng của nợ xấu, hệ quả suy thoái kinh tế giai đoạn 2008-2011 nên tốc độ tăng lợi nhuận ngân hàng không tăng tương ứng với tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu Năm 2015, ROE đạt 10,3%

2.2.4 Thực trạng tỷ lệ thu nhập lãi thuần

Biểu đồ 2.4: NIM tại VietinBank giai đoạn 2009-2015

Trang 40

NIM tại VietinBank cao nhất trong năm 2011 do thu nhập lãi thuần tăng cao NIM liên tục giảm qua các năm 2012, 2013, 2014 và 2015 do ảnh hưởng của nền kinh tế, VietinBank thực hiện nhiều chương trình ưu đãi lãi suất cho các lĩnh vực mà Nhà nước khuyến khích phát triển hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nên tốc độ tăng thu nhập lãi thuần không tăng tương ứng với tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản Năm 2015, NIM đạt 2,8%

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

2.3.1 Quy mô tài sản

Biểu đồ 2.5: Tổng tài sản tại VietinBank giai đoạn 2009-2015

Đơn vị tính:tỷ đồng, %

(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank giai đoạn 2009-2015)

Trong khoảng thời gian 8 năm gần đây, đặc biệt là sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động sang NHTM cổ phần, VietinBank đã tạo được bước phát triển đột phá để trở thành NHTM cổ phần có quy mô tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và hiệu quả hoạt động lớn nhất Việt Nam Tổng tài sản của VietinBank tăng liên tục qua các năm, năm

2015 đạt 779.483 tỷ đồng, tăng 535.698 tỷ đồng, tăng 3,2 lần so với thời điểm năm

2009 với tốc độ tăng trung bình 22,1%/năm

25.21

9.36

14.47 14.73 17.88

10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00

Ngày đăng: 24/08/2017, 11:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2013. 25 năm xây dựng – phát triển. Hà Nội, Tháng 6 năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 25 năm xây dựng – phát triển
4. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
6. Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2003. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Trường Đại học Kinh tế TP. HCM.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp hiện đại". Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
1. Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan (2009), “Deterninants of Bank Profitability in Macau”, Macau Monetary Research Bulletin, Vol.12, pages 93-113 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Deterninants of Bank Profitability in Macau
Tác giả: Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan
Năm: 2009
2. Alper, D. and Anbar, A., (2011), “Bank Specific and and Macroeconomic Determinants of Commercial Bank Profitability: Empirical Evidence from Turkey”, Business and Economics Research Journal, 2, pp. 139-152 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bank Specific and and Macroeconomic Determinants of Commercial Bank Profitability: Empirical Evidence from Turkey
Tác giả: Alper, D. and Anbar, A
Năm: 2011
3. Ayadi, N. and Boujelbene, (2012). “The Determinants of the Profitability of the Tunisian Deposit Banks”. IBIMA Business Review. 1-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Determinants of the Profitability of the Tunisian Deposit Banks
Tác giả: Ayadi, N. and Boujelbene
Năm: 2012
4. Demirguc – Kunt, A. and H. Huizinga (1999), “Determinants Of Commercial Bank Interest Margins And Profitability: Some International Evidence”, World Bank Economic Review, Vol.13, pages 379-408 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants Of Commercial Bank Interest Margins And Profitability: Some International Evidence
Tác giả: Demirguc – Kunt, A. and H. Huizinga
Năm: 1999
5. Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008), “Determinants Of Bank Profitability In A Developing Economy: Empirical Evidences From The Philippines”, Asian Academy of Management Journal of Accounting and Financial, Vol.4, No.2, pages 91-112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants Of Bank Profitability In A Developing Economy: Empirical Evidences From The Philippines
Tác giả: Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong
Năm: 2008
6. Fadzlan Sufian (2011), “Profitability of Korean Banking Sector: Panel evidence On Bank - Specific And Macroeconomic Determinants”, Journal of Economics and Management, Vol.7, No.1, pages 43-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Profitability of Korean Banking Sector: Panel evidence On Bank - Specific And Macroeconomic Determinants
Tác giả: Fadzlan Sufian
Năm: 2011
8. Ken Holden & Magdi El-Banany (2004), “Investment In Information Technology Systems And Determinants Of Bank Profitability In The UK”, Taylor and Fracis Journals, Vol.14, pages 361-365 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Investment In Information Technology Systems And Determinants Of Bank Profitability In The UK
Tác giả: Ken Holden & Magdi El-Banany
Năm: 2004
9. Kosmidou, K., Pasiouras, F. and Tsaklanganos, A. (2007), “Domestic and ultinational determinants of foreign bank profits: The case of Greek banks operating abroad”, Journal of Multinational Financial Management, 17, 1-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Domestic and ultinational determinants of foreign bank profits: The case of Greek banks operating abroad
Tác giả: Kosmidou, K., Pasiouras, F. and Tsaklanganos, A
Năm: 2007
10. Molyneux, P., & Thornton, J. (1992), “Determinants of European bank profitability: A note”. Journal of banking & Finance, 16(6), 1173-1178 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of European bank profitability: A note
Tác giả: Molyneux, P., & Thornton, J
Năm: 1992
12. Panayiotis P. Athanasoglou, Sophocles N.Brissimis, Matthaios D.Delis (2005), “Bank-Specific, Industry-Specific And Macroeconomic Determinants of Bank Profitability”, Bank of Greece, No.25, pages 1-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bank-Specific, Industry-Specific And Macroeconomic Determinants of Bank Profitability
Tác giả: Panayiotis P. Athanasoglou, Sophocles N.Brissimis, Matthaios D.Delis
Năm: 2005
13. Panayiotis P. Athanasoglou, Matthaios D.Delis, Christos K. Staikouras (2006),“Determinants of Bank Profitability In The South Eastern European Region”,Munich Personal RePEc Archive, No.10274, pages 1-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of Bank Profitability In The South Eastern European Region
Tác giả: Panayiotis P. Athanasoglou, Matthaios D.Delis, Christos K. Staikouras
Năm: 2006
14. Samy Ben Naceur & Mohamed Goaied (2001), “The Determinants Of The Tunisian Deposit Banks’ Performance”, Applied Financial Economics, Vol.11, No.3, pages 317-319 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Determinants Of The Tunisian Deposit Banks’ Performance
Tác giả: Samy Ben Naceur & Mohamed Goaied
Năm: 2001
15. Samy Ben Naceur & Mohamed Goaied (2008), “The Determinants Of Commercial Bank Interest Margin And Profitability: Evidence from Tunisia”, Frontiers in Finance and Economics, Vol.5, No.1, pages 106-130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Determinants Of Commercial Bank Interest Margin And Profitability: Evidence from Tunisia
Tác giả: Samy Ben Naceur & Mohamed Goaied
Năm: 2008
16. Sehrish Gul, Faiza và Khalid Zaman (2011), “Factors Affecting bank profitability in Pakistan”. The Romanian Economic Journal. Year XIV, no. 39, March 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors Affecting bank profitability in Pakistan
Tác giả: Sehrish Gul, Faiza và Khalid Zaman
Năm: 2011
17. Syafri (2012), “Factors Affecting Bank Profitability in Indonesia”, Faculty of Economics of Trisakti University. Tthe 2012 International Conference on Business and Management Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors Affecting Bank Profitability in Indonesia
Tác giả: Syafri
Năm: 2012
18. Valentina Flamini, Calvin A. McDonald, Liliana B.Schumacher (2009), “The Determinants Of Bank Profitability In Sub-Saharan Africa”, IMF Working Paper, No.09/15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Determinants Of Bank Profitability In Sub-Saharan Africa
Tác giả: Valentina Flamini, Calvin A. McDonald, Liliana B.Schumacher
Năm: 2009
19. Valverde, S. C. & Fernandez, F. R. (2007). “The Determinant of Bank Margins in European Banking,” Journal of Banking and Finance, Vol 31, N°7, Pp 2043- 2063 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Determinant of Bank Margins in European Banking
Tác giả: Valverde, S. C. & Fernandez, F. R
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w