1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện công tác kế toán tại trường cao đẳng kinh tế kế hoạch đà nẵng (tt)

25 230 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 154 KB

Nội dung

Qua nghiên cứu lý luận về tổ chức hạch toán kế toán, đồng thờitổng kết thực tiễn hoạt động của tổ chức hạch toán kế toán tạiTrường Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch - Đà Nẵng, tôi đã lựa chọn Đề

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Xuất phát điểm là trường Trung học Nghiệp vụ Kế hoạch II(3/7/1976) và được Bộ Giáo dục – Đào tạo quyết định cho phépđược nâng cấp thành Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵngvào ngày 28/06/2001 (QĐ số 3858/QĐ-BGD & ĐT-TCCB) Vớimục tiêu tương lai là nâng cấp trường cao đẳng thành trường Đại họcthì Nhà trường cần phải hoàn thiện công tác kế toán để việc quản lý tàichính cũng như kiểm soát các khoản thu, chi tại đơn vị có hiệu quảhơn

Qua nghiên cứu lý luận về tổ chức hạch toán kế toán, đồng thờitổng kết thực tiễn hoạt động của tổ chức hạch toán kế toán tạiTrường Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch - Đà Nẵng, tôi đã lựa chọn Đề

tài “Hoàn thiện công tác kế toán tại trường Cao đẳng Kinh tế

-Kế hoạch Đà Nẵng” cho Luận văn Thạc sĩ kinh tế Chuyên ngành

Kế toán

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục đích của đề tài là nhằm đạt được các mục tiêu sau:

- Hệ thống hóa lý luận về tổ chức kế toán tại các đơn vị sựnghiệp công lập và làm sáng tỏ việc vận dụng lý luận chung vàocông tác kế toán ở các trường cao đẳng, đại học công lập

- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán tại trườngCao đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toánnhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán tại trường Caođẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trang 2

Đối tượng nghiên cứu: là tổ chức hạch toán kế toán tại trườngCao đẳng Kinh tế-Kế hoạch Đà Nẵng

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu, làm rõ thực trạngcông tác tổ chức kế toán tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch ĐàNẵng; Vận dụng lý luận để nêu ra những phương hướng và một sốgiải pháp để hoàn thiện công tác kế toán tại Trường

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp cụ thể bao gồm: Phương pháp hệ thống hoá,phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, tiếp cận thu thập thôngtin… nhằm khái quát lý luận, tổng kết thực tiễn, để từ đó đề xuất cácgiải pháp hoàn thiện thực tiễn

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Về mặt lý luận, Luận văn làm rõ các lý luận cơ bản về tổ chứchạch toán kế toán trong tại các đơn vị HCSN nói chung và trong từngtrường Đại học, Cao đẳng công lập nói riêng

Về mặt thực tế, nghiên cứu thực trạng tổ chức hạch toán kế toántại trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng, từ đó phát hiện cáctồn tại trong tổ chức công tác kế toán tại trường

6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Chương I: Cơ sở lý luận về tổ chức hạch toán kế toán ở các đơn

Trang 3

Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÁC ĐƠN

VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

1.1.1 Khái quát chung về đơn vị HCSN:

1.1.1.1 Khái niệm

Đơn vị HCSN là đơn vị do Nhà nước quyết định thành lập nhằmthực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định (đơn vị sự nghiệp y

tế, văn hóa, thể thao, sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp kinh

tế, …) hay quản lý Nhà nước về một hoạt động nào

Hằng năm các đơn vị HCSN phải lập dự toán cho từng khoản chicủa đơn vị mình và dựa vào dự toán này NSNN cấp phát kinh phícho đơn vị Vì vậy đơn vị HCSN còn gọi là đơn vị dự toán

Theo luật NSNN, căn cứ trên cấp độ hoạt động, các đơn vị dựtoán được chia làm 3 cấp:

+ Đơn vị dự toán cấp I

+ Đơn vị dự toán cấp II

+ Đơn vị dự toán cấp III

1.1.1.3 Vai trò của đơn vị HCSN:

Trang 4

Hoạt động của đơn vị HCSN không nhằm mục đích lợi nhuận

trực tiếp và nhằm mục đích thực hiện công tác chuyên môn tại đơnvị

Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp luôn gắn liến và bị chi phốibởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước như:chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chương trình xóa mù chữ, …

1.1.2 Quản lý tài chính của đơn vị HCSN

1.1.2.1 Lập dự toán thu chi ngân sách

a) Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sựnghiệp:

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyềngiao, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiệnhành, kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu chi tài chính củanăm trước liền kề (có loại trừ các yếu tố đột xuất, không thườngxuyên), đơn vị lập dự toán thu, chi năm kế hoạch

b) Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định:

- Đối với dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên: Căn cứquy định của nhà nước đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu, chi hoạtđộng thường xuyên của năm kế hoạch

1.1.2.2 Tổ chức chấp hành dự toán thu chi

Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện phápkinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong

dự toán ngân sách của đơn vị thành hiện thực

1.1.2.3 Quyết toán thu chi

Quyết toán thu chi là công việc cuối cùng của chu trình quản lýtài chính

1.1.2.4 Xác định chênh lệch thu lớn hơn chi và trích lập các quỹ

Trang 5

Việc phân phối chênh lệch thu lớn hơn chi vào thu nhập tăngthêm và trích lập các quỹ căn cứ vào Thông tư số 71/2006/TT-BTCngày 9/8/2006 của Bộ tài chính

1.2 CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

1.2.1 Đặc điểm

Đơn vị sự nghiệp giáo dục là những tổ chức được thành lập theoquyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ đào tạonguồn nhân lực cho đất nước, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu

và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo luật kế toán, hoạtđộng không vì mục tiêu lợi nhuận, nhận kinh phí từ NSNN cấp, tiếpnhận các nguồn ngoài NSNN như thu lệ phí, hội phí,… theo quyđịnh và sử dụng nguồn kinh phí đó để chi tiêu cho hoạt động theonhiệm vụ được giao

1.2.2 Công tác kế toán trong các trường Đại học, Cao đẳng

1.2.2.1 Tổ chức hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu:

Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp

vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong việc sử dụng kinh phí và tìnhhình thu, chi NSNN của các đơn vị đã phát sinh và thực sự đã hoànthành

Tùy thuộc vào quy mô và tính chất hoạt động của từng trườnghọc, trên cơ sở hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từhướng dẫn của Nhà nước đã ban hành mà xác định những chứng từcần thiết phải sử dụng

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán gồm các bước sau: Bước 1: Tổ chức lập chứng từ và phản ánh các nghiệp vụ kinh tếtài chính phát sinh vào chứng từ

Bước 2: Tổ chức kiểm tra chứng từ kế toán

Trang 6

Bước 3: Tổ chức phân loại, sắp xếp chứng từ và ghi sổ kế toán Bước 4: Tổ chức lưu trữ, bảo quản và hủy chứng từ kế toán

1.2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản:

Đối với trường học, hệ thống tài khoản kế toán là một bộ phậncấu thành quan trọng trong toàn bộ hệ thống kế toán Để đáp ứng yêucầu quản lý và điều hành tập trung thống nhất công tác kế toán củađơn vị kế toán, Nhà nước đã ban hành hệ thống tài khoản kế toándùng cho đơn vị HCSN ban hành theo Quyết định Số 19/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 30/3/2006 và các Thông tư bổsung tiếp theo

1.2.2.4 Tổ chức lập BCTC, phân tích và công khai tài chính:

- Về lập báo cáo tài chính

Là quá trình tính toán các chỉ tiêu và phản ánh vào các mẫu biểu

theo quy định Số lượng báo cáo, nội dung và phương pháp lập, cáchtính toán các chỉ tiêu trong biểu được quy định thống nhất theoQuyết định Số 19/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày30/3/2006 áp dụng cho đơn vị HCSN

Phân tích Báo cáo tài chính

Sau khi đã có đầy đủ các số liệu phản ánh trên BCTC, kế toántrưởng (hay người phụ trách kế toán) phải tổ chức phân tích tình hình

sử dụng nguồn kinh phí; tình hình thực hiện các dự toán; các định

Trang 7

mức, tiêu chuẩn của Nhà nước liên quan đến hoạt động giáo dục đàotạo của nhà trường, trên cơ sở đó có biện pháp tích cực để quản lýđúng chính sách, chế độ tài chính

Công khai BCTC: Sau khi BCTC được phê duyệt thì tiến hành

công khai BCTC

1.2.2.5 Công tác kế toán với các phần hành

- Kế toán nguồn kinh phí.

- Kế toán các loại tiền

- Kế toán tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương

- Kế toán vật liệu, dụng cụ

- Kế toán tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản:

1.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán tại các trường Đại học, Cao

đẳng

Các loại hình tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị hành chính sựnghiệp

- Tổ chức bộ máy kế toán tập trung

- Tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu phân tán

- Tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán

Trang 8

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Tổ chức kế toán đóng vai trò hết sực quan trọng trong các đơn

vị HCSN nói riêng và các loại hình doanh nghiệp nói riêng Tổ chức

kế toán khoa học sẽ trở thành công cụ quản lý tài chính hiệu quảnhằm cung cấp thông tin đúng đắn, chính xác, phục vụ kịp thời choquá trình lập dự toán; và thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ đượcgiao

Qua việc nghiên cứu chương I, luận văn đã làm rõ những nộidung sau:

Thứ nhất, phân tích những đặc trưng cơ bản và nội dung quản

lý tài chính của đơn vị HCSN , từ đó thấy rõ tầm quan trọng của cácđơn vị HCSN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Thứ hai, trên cơ sở tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của đơn

vị HCSN để đi vào tìm hiểu công tác tổ chức kế toán tại trường học.Thông qua việc nghiên cứu những cơ sở lý luận chung về đơn vịHCSN đã làm tiền đề cho việc nghiên cứu những thực trạng cũngnhư các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tạitrường CĐ KTKH được trình bảy ở chương II

Trang 9

Chương II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG CAO

ĐẲNG KINH TẾ - KẾ HOẠCH ĐN 2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG CĐ KTKH

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trường CĐ KTKH

Trường CĐ KTKH được thành lập theo Quyết định số3858/2001/QĐ-BGD & ĐT-TCCB ngày 28/6/2001 của Thủ tướngChính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường trung cấp Nghiệp vụ Kếhoạch II

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý của Trường

2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của trường CĐ KTKH

a Chức năng: Trường thực hiện đào tạo trình độ trung cấp, Cao

đẳng, bên cạnh đó nhà trường còn liên kết với các trung tâm GDTX

và các trường ĐH là ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội và ĐH NhaTrang

b Nhiệm vụ: Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và các

trình độ thấp hơn trong các lĩnh vực về kinh tế Xây dựng, đào tạo vàbồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo tiêu chuẩn quy định của Nhànước Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch bài giảng, học tậpđối với ngành nghề Trường được phép đào tạo theo chương trìnhkhung do Nhà nước quy định Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyđịnh của pháp luật

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại trường CĐ KTKH

Cơ cấu tổ chức của Trường được thực hiện theo Nghị định116/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của chính phủ về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trường Cơ cấu tổ chức

Trang 10

bộ máy tại trường bao gồm: 1 Hiệu trưởng, 3 phó hiệu trưởng, 6phòng ban, 7 khoa chuyên môn và 3 trung tâm có quan hệ trực tuyến.

2.1.3 Đặc điểm quản lý tài chính tại trường CĐ KTKH

Trường CĐ KTKH là một đơn vị sự nghiệp có thu thuộc đơn vị

dự toán cấp III nhận nguồn cấp phát kinh phí trực tiếp từ Bộ Kếhoạch và Đầu tư (đơn vị dự toán cấp I) Trên cơ sở chức năng, nhiệm

vụ được, trường chủ yếu quản lý các khoản thu, chi theo mục lụcNSNN quy định Quy trình quản lý dự án tại trường gồm các giaiđoạn dưới đây:

2.1.3.1 Lập dự toán thu chi

Như vậy quy trình lập và giao dự toán tại trường trải qua 2 giaiđoạn như sau:

* Giai đoạn 1: Vào tháng 7 hằng năm căn cứ các văn bản quiđịnh hướng dẫn lập dự toán NSNN của các cơ quan chức năng, kếhoạch hoạt động và phát triển của Trường trong năm kế tiếp và dựtoán chi NSNN của phòng, ban, khoa, bộ môn, phòng Tài vụ tiếnhành xây dựng, tổng hợp dự toán thu chi NSNN năm của toàn đơn

vị Dự toán sau khi lập xong sẽ trình lên hiệu trưởng xem xét Nếuhiệu trưởng đồng ý với dự toán do phòng Tài vụ lập thì bảng dự toánthu chi sẽ được gửi lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư

* Giai đoạn 2: Trên cơ sở dự toán được Quốc hội phê duyệt, Bộ

Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành phân bổ kinh phí cho trường

2.1.3.2 Tổ chức chấp hành dự toán thu chi

* Kinh phí của Trường

Nguồn kinh phí của trường được hình thành từ hai nguồn chủyếu: Nguồn kinh phí do NSNN cấp và nguồn kinh phí ngoài NSNN

Nguồn chi được tập trung chủ yếu ở các nhóm sau:

Trang 11

Nhóm 1: Chi thanh toán cá nhân bao gồm: Tiền lương, tiền công,phụ cấp lương, học bổng, phúc lợi tập thể, tiền thưởng, các khoảnthanh toán khác cho cá nhân, các khoản đóng góp

Nhóm 2: Chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm: Dịch vụ côngcộng; vật tư văn phòng; thông tin tuyên truyền, liên lạc; hội nghị;công tác phí; chi phí thuê mướn

Nhóm 3: Chi mua sắm và sữa chữa TSCĐ

Nhóm 4: Các khoản chi thường xuyên khác

2.1.3.3 Quyết toán thu chi

Quyết toán thu chi là công việc cuối cùng của chu trình quản lýtài chính Để tiến hành quyết toán thu chi cuối quý, cuối năm, trườngtiến hành lập BCTC và báo cáo quyết toán ngân sách theo mục lụcNSNN gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xet duyệt theo quy định hiệnhành

2.1.3.4 Xác định chênh lệch thu lớn hơn chi và trích lập các quỹ

Chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm được xác định như sau:

và nhiệm vụ do NN đặthàng; các hoạt động dịch

vụ

-Chi hoạt độngthường xuyên vàchi thực hiện nhiệm

vụ do NN đặt hàng;các hoạt động dịch

vụViệc phân phối chênh lệch thu lớn hơn chi vào thu nhập tăngthêm và trích lập các quỹ căn cứ vào Thông tư số 71/2006/TT-BTCngày 9/8/2006 của Bộ tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và tình hình tài

Trang 12

chính hàng năm do Ban Thường trực CNVC quyết định Tại trườngviệc trích lập các quỹ như sau:

* Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

* Quỹ dự phòng ổn định thu nhập

* Quỹ khen thưởng

* Quỹ phúc lợi

2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán tại trường CĐ KTKH

Bộ máy kế toán ở Trường được thực hiện theo mô hình tổ chức

bộ máy kế toán tập trung, nhân sự của bộ máy kế toán bao gồm: 1 kếtoán trưởng, 3 kế toán viên và 1 thủ quỹ

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG

* Về tổ chức kiểm tra chứng từ

* Về tổ chức sử dụng và phân loại chứng từ.

Cùng với sự tăng nhanh về quy mô và chất lượng đào tạo, nguồnkinh phí của trường cũng ngày càng tăng và đa dạng dẫn đến việchình thành một số loại chứng từ khác nhau phù hợp với đặc thù củatrường

* Về tổ chức bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ: Mọi nghiệp vụ

kinh tế phát sinh sau khi tiến hành nhập vào phần mềm kế toán thì sẽđược in ra để bảo quản và lưu trữ

2.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Trang 13

Hệ thống TK dùng cho nhà trường được thực hiện theo Quyếtđịnh Số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính Nhưng

hệ thống TK này được nhà trường vận dụng một cách linh hoạt cóthể mở một số TK chi tiết cấp 2,3, … dựa trên TK tổng hợp và có thểbớt đi một số TK chi tiết khi không cần sử dụng Trên cơ sở xác địnhcác tài khoản cấp 1, trường đã tổ chức chi tiết các tài khoản cấp 2, 3,

… cho một số tài khoản chính

2.2.3 Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán

Trường sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, việc sử dụngphần mềm bắt đầu từ năm 2004 Trường đã sử dụng máy vi tínhtrong công tác kế toán

2.2.4 Tổ chức lập BCTC, phân tích và công khai tài chính

* Tổ chức hệ thống BCTC

Các BCTC hiện hành của CĐ KTKH thực hiện theo Quyết định

Số 19/2006/QĐ-BTC Bộ Tài chính ban hành ngày 30/3/2006 Định

kỳ hàng quý, hằng năm theo quy định của chế độ kế toán, trên cơ sởcác sổ kế toán chi tiết và tổng hợp kế toán đã tiến hành lập hệ thốngBCTC gửi cơ quan cấp trên

Ngoài hệ thống BCTC bắt buộc trên, còn có một số báo cáophục vụ cho công tác quản trị như: Báo cáo tồn quỹ, BCTC hằngnăm phục vụ cho đại hội công nhân viên chức, báo cáo kiểm kê tàisản, …

* Phân tích BCTC: Trường đã thực hiện việc lập đầy đủ các

BCTC cần thiết theo quy định trong chế độ kế toán Song việc phântích BCTC gần như chưa được thực hiện, nên không đề ra đượcnhững giải pháp tốt nhất về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinhphí, tình hình chấp hành định mức chi tiêu; đặc biệt là trong cáckhoản chi phí dự toán, chi phí XDCB

Ngày đăng: 17/08/2017, 11:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w