1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phương pháp dạy học thực hành môn sinh học 11 (nâng cao) nhằm tạo hứng thú và hiệu quả học tập cao cho học sinh trường THPT lê lợi

22 863 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 763 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT LÊ LỢI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH MÔN SINH HỌC 11 NÂNG CAO NHẰM TẠO HỨNG THÚ VÀ HIỆU QUẢ HỌC TẬP CAO

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH

MÔN SINH HỌC 11 (NÂNG CAO) NHẰM TẠO HỨNG THÚ

VÀ HIỆU QUẢ HỌC TẬP CAO CHO HỌC SINH

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

Người thực hiện : Đỗ Thị Hoa Chức vụ : Giáo viên

Tổ bộ môn: Sinh học SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học

Trang 2

THANH HÓA, NĂM 2017

MỤC LỤC Trang

2 Thực trạng dạy học thực hành trong dạy học Sinh học ở trường THPT 7

I NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIẾT THỰC HÀNH TRONG

1 Các bài thực hành thuộc chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng 91.1 Bài 6: Thực hành: Thoát hơi nước và bố trí thí nghiệm về phân bón 91.2 Bài 13: Thực hành: Tách chiết sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố

2.2 Bài 33: Thực hành: Xem phim về một số tập tính ở động vật 12

3 Các bài thực hành thuộc chương 3: Sinh trưởng và phát triển 13Bài 40: Thực hành: Quan sát sinh trưởng và phát triển của một số động vật 13

Bài 43: Thực hành: Nhân giống giâm, chiết, ghép ở thực vật 14

Trang 3

II BỔ SUNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN KHÔNG CÓ

TRONG CÁC BÀI THỰC HÀNH SGK 11 NÂNG CAO NHẰM GIÚP

HỌC SINH HÌNH THÀNH KIẾN THỨC TỐT HƠN

15

c Yêu cầu của việc xây dựng và sử dụng thí nghiệm đơn giản 15

2 Các thí nghiệm đơn giản bổ sung vào tiết dạy lí thuyết 15

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định phương châm "Giáo dục là quốc sách

hàng đầu'' Nền giáo dục nước ta luôn đổi mới và cải cách để nâng cao chất lượng

giáo dục toàn diện Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề them chốt đểnâng cao chất lượng giáo dục.Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang đạt đượcnhiều bước tiến mới

Trong các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng phương tiện trực quanđược xem là một trong những giải pháp mang tính thực tiễn đạt hiệu quả cao nhất.Phương pháp trực quan đã và đang được áp dụng rộng rãi ở các nước trong khu

vực và trên thế giới, với phương châm "học đi đôi với hành”, “lí luận gắn liền với

thực tiễn", “lí thuyết không xa dời thực tiễn” Đây là phương pháp giúp học sinh có

thể trực tiếp khám phá, tự mình tìm ra bản chất và giải thích các sự vật, hiện tượngdiễn ra xung quanh dựa trên những hiểu biết của mình Sử dụng thí nghiệm trongdạy học cũng là một trong những biện pháp dạy học mang lại hiệu quả tối ưu đượcdùng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực Thí nghiệm, thực hành giúp học sinh khám phá

sự vật hiện tượng cụ thể, thực tế gắn với các kiến thức đã học từ đó hiểu rõ bảnchất kiến thức đã học và có thể ứng dụng linh hoạt trong cuộc sống

Trang 4

Hầu hết ở các trường Trung học phổ thông (THPT) trên cả nước đang gặprất nhiều khó khăn trong việc dạy học các tiết dạy thực hành ở tất cả các môn.

Nghiên cứu các bài thực hành trong chương trình Sinh học 11 nâng cao, tôinhận thấy:

- Ở một vài bài thực hành, các nguyên liệu thí nghiệm còn hạn chế, khôngphù hợp với từng địa phương, từng vùng miền, từng thời điểm thí nghiệm

- Các mẫu vật, dụng cụ và hóa chất chưa đáp ứng đủ cho các bài thực hành

- Cách thức tiến hành thí nghiệm phức tạp, không đảm bảo thời lượng chomột tiết học, có những bài học có quá nhiều thí nghiệm

Sinh học là môn khoa học tự nhiên thực nghiệm, phương pháp chủ yếu là quan sát và làm thí nghiệm Dạy học thực hành trong môn Sinh học là một tất yếu đang được quan tâm khai thác và đưa vào sử dụng Kiến thức sinh học rất đa dạng

và phong phú, để tìm hiểu rõ bản chất của kiến thức đòi hỏi phải tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau

Qua dạy học, tôi nhận thấy, hầu hết học sinh đều rất thích học thực hành, kể

cả những nội dung không thể thực hành ngay trong tiết học mà phải giao việc về nhà trước hoặc sau tiết thực hành Trong tiết học đó các em không phải “nhồi nhét”kiến thức mà vẫn tự mình chiếm lĩnh tri thức, mang lại hiệu quả học tập cao

Tuy nhiên, cũng do đổi mới giáo dục mà hiện nay, tại các trường THPT, nhiều học sinh có xu hướng chọn môn học hướng về các tổ hợp môn thuộc các khối A, A1, D… nhiều hơn, ít em chọn tổ hợp môn có bộ môn Sinh học Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các em ít chú ý đến môn không theo tổ hợp xét tuyển Đại

học, Cao đẳng của mình, vì các em quan niệm “Thi gì, học nấy” Chính điều này

đã làm giảm hứng thú học tập của các em ở các tiết học thuộc các môn không xét tuyển, trong đó có môn Sinh học Thái độ học tập của học sinh cũng làm giảm hứng thú của giáo viên khi lên lớp và cũng vì vậy, nhiều người không muốn cho học sinh lên phòng thực hành để thực hiện các bài thực hành trong phân phối chương trình vì nhiều lí do khác nhau Tiết thực hành trở thành tiết “nghỉ ngơi”, học sinh càng giảm hứng thú học tập bộ môn

Từ những trải nghiệm thực tế qua nhiều năm dạy học và kết quả đạt được

trong công tác dạy học, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Phương pháp dạy học thực hành môn Sinh học 11 (nâng cao) nhằm tạo hứng thú và hiệu quả học tập cao cho học sinh trường THPT Lê Lợi”.

II MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học thực hành Sinh học

11 nâng cao ở trường THPT, từ đó đề xuất một số phương pháp dạy học thực hànhmột cách có hiệu quả nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh

- Sử dụng các phương án thực hành thí nghiệm để thiết kế tiến trình dạy họcmột số bài thực hành trong chương trình sinh học 11 theo hướng tổ chức hoạt độnghọc cho học sinh nhằm nâng cao hứng thú học tập bộ môn Sinh học và nâng caohiệu quả học tập bộ môn tại trường THPT

Trang 5

- Đánh giá tính khả thi của đề tài thông qua khả năng nhận thức của học sinh

và hiệu quả của các phương án thực hành

III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu:

- Hệ thống các bài thực hành trong các bài thực hành của chương trình Sinhhọc 11 Nâng cao

- Khách thể: Học sinh lớp 11A3, 11A5 Khóa học 2015- 2018 Trường THPT

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết

Thu thập, nghiên cứu và hệ thống lại các tài liệu có liên quan đến đề tài đểlàm cơ sở nghiên cứu và thực nghiệm

2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Tiến hành thực hành các bài thực hành trong chương trình Sinh học 11

- Khảo sát tính khả thi của các thí nghiệm thực hành trong các buổi thựcnghiệm tại trường

3 Phương pháp phân tích, đánh giá kết quả, thống kê xử lí số liệu

Xử dụng công thức toán thống kê để xử lí số liệu thu thập được nhằm đánhgiá kết quả thực nghiệm

4 Phương pháp viết báo cáo khoa học.

PHẦN 2: NỘI DUNGChương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1 Khái niệm Sinh học.

Sinh học hay là Sinh vật học là một môn khoa học về sự sống (từ tiếng

Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học).[1]

Sinh học là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống, cách thức các cá thể và loài tồn tại ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng [1]

Sinh học bao hàm nhiều ngành học khác nhau được xây dựng dựa trên những nguyên lý riêng Có 4 nguyên lý tạo thành nền tảng cho sinh học hiện đại: lýthuyết tế bào, tiến hóa, di truyền và cân bằng nội môi Các môn học này có mối quan hệ qua lại với nhau, giúp ta hiểu về sự sống với các mức độ, phạm vi khác nhau Sinh học là khoa học thực nghiệm, để lĩnh hội các kiến thức Sinh học, cần thực hành, thí nghiệm.[1]

2 Thí nghiệm sinh học.

Trang 6

- Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết với thực tiễn.

Vì vậy, thí nghiệm là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kĩnăng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật:

+ Kĩ năng sử dụng và bảo quản các dụng cụ thí nghiệm.[2]

+ Kĩ năng tiến hành thí nghiệm: xử lí mẫu vật, sử dụng hóa chất và dụng cụ,quan sát, so sánh, [2]

+ Kĩ năng phân tích, so sánh các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.[2]

+ Kĩ năng sử dụng các phương pháp thống kê, xử lí kết quả thí nghiệm và rút rakết luận.[2]

- Thí nghiệm sinh học giúp học sinh tìm hiểu bản chất của các hiện tượnghay quá trình sinh học.[2]

- Thí nghiệm sinh học có thể sử dụng để tổ chức các hoạt động nhận thứccủa học sinh với các mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo khác nhau như thông báo,tái hiện, tìm tòi, nghiên cứu [2]

2.2 Phân loại thí nghiệm sinh học

a Căn cứ vào mục đích sử dụng thí nghiệm, thí nghiệm được phân thành 3 loại:

- Thí nghiệm chứng minh: có vai trò minh họa cho lời giảng của giáo viên

- Thí nghiệm nghiên cứu: có vai trò là nguồn dẫn đến tri thức mới cho học sinh

- Thí nghiệm thực hành: có vai trò củng cố tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảocho học sinh

b Căn cứ vào chủ thể tiến hành thí nghiệm, thí nghiệm được phân thành 2 loại:

- Thí nghiệm do thầy cô và phụ tá thí nghiệm thực hiện

- Thí nghiệm do họ sinh thực hiện

c Căn cứ vào thời gian, địa điểm tiến hành, thí nghiệm được chia thành 2 loại:

- Thí nghiệm được chuẩn bị sẵn ở nhà

- Thí nghiệm được tiến hành trong tiết thực hành trên lớp

2.3 Yêu cầu khi tiến hành thí nghiệm sinh học

- Trước khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên phải chỉ rõ mục đích thí nghiệm,vai trò của các dụng cụ, hóa chất và mẫu vật thí nghiệm

- Thí nghiệm thực hành phải đơn giản, phù hợp với điều kiện ở trường, địaphương, dễ tiến hành, vừa sức với học sinh

- Thời gian thí nghiệm phải hợp lí, hạn chế kéo dài thí nghiệm quá thờilượng cho phép của một tiết học

- Số học sinh tham gia vào nhóm thực hành phù hợp với từng bài thực hành

- Sau khi tiến hành thí nghiệm phải tổ chức cho học sinh thảo luận dựa trênkết quả quan sát và trả lời các câu hỏi đã nêu ra từ trước

- Những kết luận của học sinh phải được giáo viên bổ sung và hoàn thiện

3 Phương pháp thực hành thí nghiệm

Trang 7

3.1 Bản chất

Thí nghiệm thực hành do học sinh tự tiến hành theo hướng dẫn của giáo viênhoặc do giáo viên tiến hành để học sinh quan sát Thí nghiệm thực hành có thể sửdụng để hình thành kiến thức mới hoặc có thể sử dụng để củng cố hoàn thiện trithức, rèn luyện kĩ năng

3.2 Vai trò

- Thực hành là phương pháp nghiên cứu đối tượng và hiện tượng trong điềukiện nhân tạo nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của một hay một vài yếu tố xác định nhằmtheo dõi một vài khía cạnh nhất định

- Thực hành cho phép học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của vấn đề cần đượcnghiên cứu nên có tác dụng giúp học sinh nắm vững và khắc sâu kiến thức

- Trong khi tiến hành thực hành, học sinh phải trực tiếp tác động vào đốitượng, chủ động thay đổi các điều kiện thí nghiệm, Vì vậy, ngoài tác dụng về mặttrí dục, thực hành còn có tác dụng rèn luyện một số kĩ năng như: kĩ năng lắp rápdụng cụ thí nghiệm, kĩ năng thao tác thực hành trên đối tượng nghiên cứu

3.3 Yêu cầu

- Để thực hành thu được kết quả tốt, giáo viên cần xác định rõ mục đích yêucầu, hướng dẫn cách thức tiến hành, theo dõi, thu thập số liệu, phân tích kết quả.Giáo viên cần nêu rõ yêu cầu cần thiết để học sinh quan sát, viết thu hoạch đúngnội dung

- Sau khi tiến hành xong thực hành, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thảoluận, giải thích, thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng sinh học Trên

cơ sở đó học sinh vạch ra bản chất bên trong của các sự vật, hiện tượng đangnghiên cứu Yêu cầu học sinh viết bài tường trình về bài thực hành để đánh giámức độ lĩnh hội tri thức của các em

Chương II: THỰC TRẠNG DẠY HỌC THỰC HÀNH Ở TRƯỜNG THPT 1.Thực trạng về cơ sở vật chất

Những năm gần đây, do đổi mới PPDH theo hướng lấy học sinh làm trungtâm nên thiết bị dạy học đã và đang được quan tâm hơn, bước đầu đã có những đápứng nhất định đối với các trường THPT Tuy vậy, thực trạng thiết bị dạy học thựchành vẫn còn rất nhiều hạn chế, thể hiện:

- Thiết bị dạy học vẫn thiếu nhiều do quy mô, hệ thống trường THPT rộng

lớn Do đó, tình trạng "Dạy chay - học chay" còn đang phổ biến ở nhiều trường.

- Dạy học Sinh học nhưng không có vườn trường, ao trường… để học sinhlàm thực hành

- Có sự chênh lệch trong việc trang bị và sử dụng thiết bị dạy học giữa cáctrường ở thành phố, thị xã, với các vùng nông thôn và miền núi

- Có sự khác biệt trong đầu tư trang thiết bị của các trường chuẩn và trườngchưa đạt chuẩn

- Thiết bị được đầu tư không đồng bộ, bảo quản không đúng cách nên không

Trang 8

cũ, hóa chất hết hạn sử dụng,… nên khi tiến hành thí nghiệm cho kết quả thiếuchính xác.

Ở Thanh Hóa, tiến trình đổi mới đổi mới PPDH đang từng bước được triểnkhai ở các trường THPT Chính vì vậy, việc sử dụng thí nghiệm và các phươngtiện trực quan trong dạy học đang được quan tâm Tuy nhiên, so với số lượng họcsinh thì mức độ đầu tư thiết bị dạy học còn thiếu và gặp nhiều khó khăn

Trường THPT Lê Lợi chúng tôi là trường chuẩn Quốc gia nên cơ sở vật chấtđược đầu tư rất nhiều, trong đó có thiết bị thực hành Tuy nhiên, cơ sở vật chất chotiết thực hành còn nhiều hạn chế như:

+ Phòng thực hành dùng chung cho cả 2 bộ môn: Sinh học và Hóa học

+ Các dụng cụ và hóa chất thí nghiệm không đầy đủ, không đảm bảo chất lượngcho tiết thực hành, nhiều hóa chất quá hạn sử dụng, thiết bị cũ, hỏng cho kết quảkhông chính xác Kính hiển vi bảo quản không đúng cách nên mờ, khó quan sát + Không có vườn trường để thực hành Sinh học, Công nghệ, Nghề Làm vườn

2 Thực trạng dạy học thực hành trong dạy học Sinh học ở trường THPT

- Với thực trạng thiết bị thực hành thiếu thốn, hỏng hóc, quá hạn sử dụng, …nhiều giáo viên không thể thường xuyên đưa học sinh lên phòng làm thực hành,cũng từ đó hình thành thói quen ngại làm thực hành, ngay cả những thí nghiệmtrong chương trình rất dễ thực hiện với trang thiết bị hiện có Điều đó cũng làmgiảm hứng thú của học sinh với môn học Đồng thời cũng không giúp các em tựlĩnh hội tri thức mà việc lĩnh hội kiến thức mang tính thụ động

- Nhiều giáo viên ngại dạy tiết thực hành vì tốn thời gian, công sức, kĩ năngthực hành kém, …

- Cán bộ phụ trách thí nghiệm ở hầu hết các trường chỉ hầu như làm nhiệm

vụ “giữ chìa khóa” phòng thực hành và làm các công việc khác do Ban Giám hiệugiao, không phụ trách thực hành cùng giáo viên bộ môn

- Chỉ có 1 cán bộ phụ trách phòng thực hành, các thiết bị, dụng cụ thực hànhchung cho tất cả các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, … không có phụ táphụ trách riêng từng bộ môn,… Cán bộ phụ tá thí nghiệm lại còn kiêm nhiệmnhiều công việc khác

Như vậy, mặc dù thí nghiệm có vai trò quan trọng trong dạy học Sinh học,nhưng trên thực tế thí nghiệm vẫn chưa được chú trọng đúng mức và thực hànhchưa đạt được hiệu quả mong muốn

Trên thực tế, nhiều bài thực hành được tiến hành nhưng chưa đạt mục tiêu

đề ra, các phương tiện, dụng cụ hiện đại còn rất hạn chế, nên dẫn đến tình trạng

''dạy chay - học chay" còn phổ biến, học sinh phải công nhận kiến thức mà không

chứng minh được đúng hay sai

Với thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, … như trên, trong phạm vinghiên cứu của đề tài này, tôi mạnh dạn giới thiệu một số phương pháp dạy họcthực hành Sinh học 11 để học sinh dễ tiến hành, giúp tiết học thực hành trở nên có

ý nghĩa hơn, học sinh có hứng thú cao trong học tập bộ môn Sinh học và việc dạyhọc đạt hiệu quả cao Cụ thể:

+ Sử dụng tối ưu những trang thiết bị còn sử dụng được trong phòng thínghiệm

Trang 9

+ Thay thế một số nguyên liệu phù hợp với từng địa phương, từng vùngmiền, từng mùa và với từng thời điểm thí nghiệm.

+ Thay thế một số hóa chất, dụng cụ thực hành dễ kiếm, rẻ tiền hoặc có thểtận dụng các vật dụng xung quanh đời sống chúng ta

+ Xây dựng các phương án thực hành đơn giản, thao tác dễ tiến hành giúpgiáo viên và học sinh dễ dàng tiến hành thí nghiệm mà vẫn đảm bảo mục tiêu bàithực hành, đồng thời khắc phục một phần những bất cập nêu trên

Chương 3: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

I NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIẾT THỰC HÀNH TRONG

CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA 11 NÂNG CAO

1 Các bài thực hành thuộc chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng 1.1 Bài 6: Thực hành: Thoát hơi nước và bố trí thí nghiệm về phân bón

- Với bài thực hành này, học sinh không thể thực hiện được thí nghiệm trồngcây ngoài vườn và trồng cây trong dung dịch do thời lượng 1 tiết học quá ít

Học sinh chỉ thực hiện được:

+ Thí nghiệm đo cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh.+ Nhận dạng các loại phân hóa học: tinh thể, màu sắc, độ tan,…

- Vậy làm thế nào để học sinh thấy được vai trò cụ thể của từng loại phânhóa học đối với cây trồng? Đây không phải là thí nghiệm khó làm nhưng cần rấtnhiều thời gian Mặt khác hầu hết các trường không có vườn trường để học sinh

thực hành Vì vậy, giáo viên bộ môn có thể thực hiện bằng 2 cách sau:

+ Cách 1: Giáo viên thực hiện thí nghiệm này từ trước đó rồi chụp ảnh vàghi kết quả lại, trình chiếu cho học sinh

Trang 10

+ Cách 2: Giáo viên giao việc cho từng nhóm học sinh về nhà làm, có chụpảnh và ghi chép kết quả thu hoạch sau 1 tháng, không chỉ viết báo cáo về cách bốtrí thí nghiệm.

- Thí nghiệm trồng cây trong dung dịch cũng thực hiện tương tự như trên

1.2 Bài 13: Thực hành: Tách chiết sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp hóa học

- Trong bài thực hành này, giáo viên cho học sinh thực hiện những nội dung

đã nêu rõ trong sách giáo khoa

- Ngoài ra cần lưu ý: Giáo viên nên cho học sinh chuẩn bị mỗi nhóm mộtloại lá khác nhau để sau khi tách chiết các em có thể so sánh màu sắc đậm nhạt củadịch chiết từ đó đánh giá được hàm lượng diệp lục trong mội loại lá Ngoài ra nênchuẩn bị lá không quá già vì sẽ khó nghiền hơn lá non.[3]

+ Vì sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ?[3]

+ Dựa vào nguyên tắc nào để tách chiết các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp?[3]+ Vì sao dịch chiết ở một số loại lá cây có màu xanh đậm, một số lá có màuxanh nhạt hơn? Điều đó có liên quan gì đến sự phân bố của cây theo chiều thẳngđứng không? [3]

1.3 Bài 14: Thực hành: Chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt

- Với bài thực hành này, để có kết quả báo cáo trong tiết thực hành, giáoviên cần hướng dẫn các nhóm học sinh thực hiện một phần công việc từ ở nhà Đó

là việc ngâm hạt đủ nước và ủ trước 1 đêm ở nhà Đến tiết thực hành, học sinh chỉtheo dõi kết quả, thảo luận và viết thu hoạch

- Thao tác thực hành như hướng dẫn trong sách giáo khoa Nên sử dụng loạihạt phổ biến ở địa phương như lúa, ngô, đậu,…

Trang 11

Lúa nảy mầm tỏa nhiệt

- Nên hướng dẫn học sinh sử dụng nước ấm 2 sôi 3 lạnh để ngâm hạt sẽ sớmcho kết quả và kết quả rõ ràng hơn

- Ngoài ra, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tính hệ số hiệu quả nănglượng hô hấp và hỏi một số câu hỏi liên hệ thực tế như:

+ Tại sao nên sử dụng nước ấm để ngâm hạt?

+ Tại sao trong quá trình ngâm hạt, nên thay nước sạch thường xuyên?

+ Lúa, ngô, thu hoạch về, không kịp phơi thường bị nảy mầm, vì sao?+ Tại sao hô hấp lại tỏa nhiệt, viết phương trình chứng minh?

1.4 Bài 21: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của tim ếch

- Tiến trình thực hành (như sách giáo khoa đã nêu)

- Giáo viên nên lưu ý cho học sinh một số điều sau:

+ Xác định điểm chọc tủy ếch: xác định một tam giác đều có 2 đỉnh là 2 mắtếch, đỉnh thứ 3 của tam giác về phía đầu Đó là điểm chọc tủy

+ Trong quá trình mổ, nếu chảy máu thì dùng bông thấm đẫm dung dịchsinh lí vắt vào chỗ máu chảy để hòa loãng máu sau đó dùng bông thấm hết máu đãhòa loãng, như vậy sẽ dễ dàng quan sát.[4]

+ Trong quá trình thí nghiệm, thường xuyên nhỏ dung dịch sinh lí lên tim đểtim không bị khô.[4]

Ngày đăng: 16/08/2017, 13:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w