Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây Trà hoa vàng (Camelia chrysantha L) trồng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây Trà hoa vàng (Camelia chrysantha L) trồng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây Trà hoa vàng (Camelia chrysantha L) trồng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây Trà hoa vàng (Camelia chrysantha L) trồng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây Trà hoa vàng (Camelia chrysantha L) trồng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây Trà hoa vàng (Camelia chrysantha L) trồng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây Trà hoa vàng (Camelia chrysantha L) trồng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây Trà hoa vàng (Camelia chrysantha L) trồng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây Trà hoa vàng (Camelia chrysantha L) trồng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây Trà hoa vàng (Camelia chrysantha L) trồng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây Trà hoa vàng (Camelia chrysantha L) trồng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây Trà hoa vàng (Camelia chrysantha L) trồng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây Trà hoa vàng (Camelia chrysantha L) trồng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)
Trang 1ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ BÍCH HÒA
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC
CỦA CÂY TRÀ HOA VÀNG (CAMELIA CHRYSANTHA L)
TRỒNG TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 2ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ BÍCH HÒA
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC
CỦA CÂY TRÀ HOA VÀNG (CAMELIA CHRYSANTHA L)
TRỒNG TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS LƯƠNG THỊ THÚY VÂN
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn
Phạm Thị Bích Hòa
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ tại khoa Sinh - KTNN Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự ủng
hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo
TS Lương Thị Thúy Vân, người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh học, bộ phận đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng Hóa phân tích, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình ông Nịnh Văn Trắng, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các cán bộ UBND huyện Ba Chẽ, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu khoa học
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2017
Tác giả
Phạm Thị Bích Hòa
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Khái quát về chi chè 4
1.1.1 Vị trí phân loại chi Camellia L 4
1.1.2 Đặc điểm hình thái và phân bố chi Camellia L 4
1.2 Đặc điểm thực vật học, sinh thái học và giá trị kinh tế một số loài cây Trà hoa vàng 7
1.2.1 Đặc điểm thực vật học, sinh thái học của một số loài Trà hoa vàng 7
1.2.2 Giá trị của loài trà hoa vàng 12
1.3 Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng trên thế giới và Việt Nam 16
1.3.1 Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng trên thế giới 16
1.3.2 Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng ở Việt Nam 18
1.4 Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất Trà hoa vàng Ba Chẽ 21
1.4.1 Giá trị kinh tế Trà hoa vàng Ba Chẽ 21
1.4.2 Tình hình sản xuất Trà hoa vàng Ba Chẽ 21
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
Trang 62.2 Nội dung nghiên cứu 22
2.3 Phương pháp nghiên cứu 22
2.3.1 Phương pháp điều tra trong nhân dân 22
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu thực vật 23
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 24
2.3.4 Phương pháp lấy mẫu, xử lý và phân tích đất 26
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 30
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 31
3.1 Điều kiện tự nhiên 31
3.1.1 Vị trí địa lý 31
3.1.2 Địa hình 31
3.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng 32
3.1.4 Khí hậu, tài nguyên nước 35
3.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 37
3.2.1 Điều kiện kinh tế 37
3.2.2 Điều kiện xã hội 38
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
4.1 Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật học 41
4.1.1 Đặc điểm hình thái của Trà hoa vàng Ba Chẽ 41
4.1.2 Đặc điểm vi phẫu của Trà hoa vàng Ba Chẽ 42
4.2 Kết quả điều tra kiến thức bản địa về khai thác, sử dụng và gây trồng cây Trà hoa vàng 45
4.2.1 Tình hình khai thác và sử dụng cây Trà hoa vàng 45
4.2.2 Tình hình gây trồng cây Trà hoa vàng 48
4.3 Tri thức bản địa về sự phân bố sinh thái của cây Trà hoa vàng 48
4.4 Thành phần và tính chất đất trồng Trà hoa vàng Ba Chẽ 50
4.4.1 Tính chất lý học của đất 50
4.4.2 Tính chất hóa học của đất 52 4.5 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau tới sinh trưởng của cây Trà hoa
Trang 7vàng 53
4.5.1 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón tới chiều cao và đường kính chồi của cây 54
4.5.2 Ảnh hưởng của phân bón tới khả năng ra chồi của cây Trà hoa vàng 55
4.5.3 Kết quả đánh giá mức độ sâu hại của cây Trà hoa vàng 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58
1 Kết luận 58
2 Đề nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
4 EGCG Epigalo catechin gallat
5 UBND Ủy ban nhân dân
8 DPPH 1,1-diphenyl-2-picryl-hydrazyl
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Danh mục các loài Camellia L có hoa vàng ở Việt Nam 6
Bảng 3.1 Các nguồn tài nguyên đất đai huyện Ba Chẽ 34
Bảng 4.1 Kết quả điều tra khai thác và sử dụng cây Trà hoa vàng 45
Bảng 4.2 Tình hình khai thác cây Trà hoa vàng qua các thời kỳ 46
Bảng 4.3 Tình hình gây trồng cây Trà hoa vàng 48
Bảng 4.4 Kiến thức bản địa về sự phân bố cây Trà hoa vàng 49
Bảng 4.5 Độ ẩm đất trồng Trà hoa vàng Ba Chẽ 50
Bảng 4.6 Thành phần cơ giới đất trồng Trà hoa vàng Ba Chẽ 51
Bảng 4.7 Tính chất hóa học của đất 52
Bảng 4.8 Sự tăng trưởng chiều cao trung bình chồi và đường kính chồi của Trà hoa vàng 54
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của phân bón tới khả năngra chồi của cây Trà Hoa vàng 56
Bảng 4.10 Mức độ sâu hại cây Trà hoa vàng trong vụ đông xuân 2017 57
Trang 10DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH
ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Tình hình khai thác cây Trà hoa vàng qua các thời kỳ 46
HÌNH Hình 1.1 Hình ảnh phân bố và hình thái Trà hoa vàng Ba Vì 7
Hình 1.2 Trạng thái rừng và hình thái Trà hoa vàng Sơn Động 8
Hình 1.3 Trà hoa vàng Cúc Phương 9
Hình 1.4 Trạng thái rừng có 2 loài Trà hoa vàng phân bố 10
Hình 1.5 Trà hoa vàng Tam Đảo 11
Hình 1.6 Trạng thái rừng có Trà hoa vàng phân bố 12
Hình 2.1 Thu mẫu đất 27
Hình 2.2 Chọn mẫu trung bình 27
Hình 4.1 Đặc điểm hình thái cây Trà hoa vàng 41
Hình 4.2 Cấu tạo giải phẫu rễ cây 42
Hình 4.3 Cấu tạo giải phẫu thân 43
Hình 4.4 Cấu tạo giải phẫu lá 44
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trà hoa vàng thuộc chi Camellia là một chi lớn thuộc họ Chè Theaceae
Các loài trong chi Camellia có nhiều tác dụng như làm gỗ, làm đồ gia dụng bền chắc, lá hoa làm đồ uống, làm dược liệu và làm cây cảnh Ngoài ra, có thể trồng dưới tán cây khác trong các đai rừng phòng hộ chống xói mòn, nuôi dưỡng nguồn nước Chi Camellia trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều loài có hoa đẹp với đủ các màu sắc khác nhau như trắng, đỏ, hồng và nhiều màu sắc lạ mắt, độc đáo được lai tạo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà chơi cảnh Trong số đó, các loài trà hoa vàng là loài hiện mới chỉ phát hiện được tại Việt Nam và Trung Quốc Trà hoa vàng là một loại đồ uống bổ dưỡng cao cấp có tác dụng phòng và chữa bệnh tốt, các ứng dụng khác sử dụng các chất dinh dưỡng trong lá, hoa còn có tác dụng hạ huyết áp, tim mạch, giảm tiểu đường, hạ cholesterol, hạ mỡ máu, chống u bướu, tăng cường hệ miễn dịch nhưng chưa được khai thác, do rất hạn chế về nguồn giống Ngoài ra đây còn là một loài cây cảnh quan được ưa chuộng
do màu vàng của Trà hoa vàng rất đặc trưng, khó có thể tạo ra được bằng phương pháp lai hữu tính Trà hoa vàng còn có giá trị sử dụng để lấy gỗ, có thể làm cây trồng tầng dưới ở các đai rừng phòng hộ Ngày nay các nhà thực vật thế giới xem các loài trà hoa vàng là nguồn gen quý hiếm cần được bảo vệ nghiêm ngặt
Ở Việt Nam, từ những năm 90 của thế kỷ XX Trà hoa vàng được phát hiện
ở nhiều nơi ở một số vùng phía Bắc Trong đó huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
là một trong những nơi có loài thực vật này sinh sống Đây là nguồn gen vô cùng quý cho hệ thực vật Ba Chẽ nói riêng và của Việt Nam nói chung
Tuy nhiên, trong những năm qua, tư thương đã thu gom từ rừng tự nhiên rất nhiều hoa Trà để buôn bán, với giá khoảng trên 1.500.000/1kg hoa tươi, thậm chí thu mua cả cây tươi với giá 20.000đ/kg, Sau đó sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch Cùng một số nguyên nhân khác làm cho Trà
Trang 12hoa vàng ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh gần như không còn cá thể nào trong
tự nhiên
Vì thế việc nghiên cứu các biện pháp để bảo tồn và phát triển các loài Trà hoa vàng hiện nay ở Ba Chẽ là một việc làm cần thiết Tuy nhiên cho tới nay những nghiên cứu về các loài Trà hoa vàng còn rất hạn chế Để góp phần cho công tác phát triển loài cây Trà hoa vàng và ngăn chặn các tổn thất đa dạng sinh học, đồng thời tạo hướng sản xuất hàng hóa loài cây này phục vụ nhu cầu sử dụng cây cảnh, cây dược liệu, tăng thu nhập cho người dân địa phương và giảm áp lực của cộng đồng
lên tài nguyên thiên nhiên của huyện Ba Chẽ chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên
cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây Trà hoa vàng (Camelia chrysantha L) trồng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, tính chất đất trồng và nhu cầu dinh dưỡng của cây trà hoa vàng ở huyện Ba Chẽ, làm cơ sở khoa học, tư liệu cho công tác quản lý, giảng dạy, bảo tồn và bổ sung tư liệu về nguồn gen cây thuốc tại địa phương
- Đánh giá được điều kiện thích nghi của cây Trà hoa vàng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh để đề xuất hướng sử dụng, khai thác, nâng cao năng suất cây trồng hợp lý để phát triển bền vững cây Trà hoa vàng
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung đặc điểm hình thái và sinh thái của cây Trà Hoa vàng tại huyện
Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về cây Trà hoa vàng trong tương lai
- Kết quả nghiên cứu thu được sẽ là nguồn tư liệu bổ sung cho các nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng phù hợp với cây Trà hoa vàng tuổi 1, đồng thời làm tư liệu bổ sung cho công tác giảng dạy giải phẫu thực vật ở các cấp học
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trang 13Là cơ sở cho các thí nghiệm bổ sung phân bón nhằm góp phần nâng cao năng suất của cây Trà hoa vàng, từ đó mở ra một hướng mới về việc phát triển loài Trà hoa vàng Ba Chẽ thành một loài cây dược liệu và cây cảnh có giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài nước
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái quát về chi chè
1.1.1 Vị trí phân loại chi Camellia L
Theo hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan, vị trí phân loại của chi
Camellia L có thể được tóm tắt như sau:
1.1.2 Đặc điểm hình thái và phân bố chi Camellia L
1.1.2.1 Đặc điểm hình thái chi Camellia L
Cây bụi hoặc cây nhỏ, thường xanh, cành nhẵn hay có lông Lá thường có cuống, đơn, mọc so le, không có lá kèm; chóp lá nhọn, có đầu nhọn hoặc kéo dài thành đuôi; gốc lá hình nêm hẹp, nêm rộng, tròn hay hình tim; mép có răng cưa nhọn hoặc tù Hoa đều, lưỡng tính, kích thước lớn hoặc nhỏ, mọc đơn độc ở nách
lá hoặc đầu cành Hoa màu đỏ, trắng hoặc vàng Cuống hoa ngắn hoặc gần như không có cuống Lá bắc 2-10, mọc xoắn trên cuống hoa Cánh hoa 4-19, hợp một phần ở gốc cùng với vòng nhị ngoài Nhị nhiều, dính với nhau ở phía gốc, vòng nhị phía trong rời nhau, chỉ nhị dài Bầu trên, 1-5 ô, vòi nhụy 1-5, dạng sợi, rời hoặc dính nhau; bầu và vòi nhụy nhẵn hay phủ lông mịn Quả nang, hình cầu dẹt hoặc hình trứng, khi khô chẻ ô từ trên xuống thành 3, 4 hay 5 mảnh; có trụ hay không; vỏ quả dày hay mỏng, hóa gỗ Hạt 1 đến nhiều hạt trong mỗi ô, hình cầu, nửa cầu hay hình nêm, vỏ hạt màu nâu, nâu hạt giẻ nhạt hoặc nâu hồng, phủ lông hay nhẵn [12], [4], [9], [2].
Trang 151.1.2.2 Đặc điểm phân bố chi Camellia L
*Trên thế giới
Chi Camellia L có khoảng 280 loài, phân bố chủ yếu ở nhiệt đới và á nhiệt
đới, có nguồn gốc ở khu vực miền đông và miền nam châu Á, từ phía đông dãy Himalaya tới Nhật Bản và Indonesia
- Châu Á: Ấn độ, Bangladesh, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Iran, Malaysia, Myanmar, Nepal, Nhật Bản, Sri-lanka, Trung Quốc, Việt Nam
- Châu Phi: Burundi, Ethiopia, Kenya, Maritius, Nam Phi, Uganda
- Nam Mỹ: Argentina, Brazil, Ecuador, Peru
- Châu Đại Dương: Australia, New-Zeland
- Châu Âu: Thổ Nhĩ Kỳ, Liên xô (cũ)
Ở Trung Quốc, các loài Camellia đã được quan tâm bảo tồn và phát triển từ
khá sớm Đến nay có nhiều trung tâm bảo tồn và nghiên cứu phát triển Trà, trong
đó có Trà hoa vàng Vườn ngân hàng gen Camellia Nam Ninh là nơi lưu giữ bộ sưu tập lớn nhất Trà hoa vàng (Camellia chrysantha.M.Sealy) trên thế giới Lưu giữ hơn 20 loài Camellia và 15 thứ trà hoa vàng (Camellia chrysantha) nhằm bảo
tồn, nghiên cứu, lai tạo giống và nghiên cứu về trồng trọt Có 3,000 cá thể được
lưu giữ, từ đó tạo ra 7,000 dòng lai từ cây bố mẹ là Trà hoa vàng (Camellia chrysantha.M.Sealy) và các loài khác trong chi Camellia L Có 6 loài trong bộ sưu tập được thu từ Việt Nam, gồm: C chrysantha.M.Sealy, C ptilosperma S Ye Liang & Q T Chen, C tunghinensis H.T Chang, C murauchii Ninh & Hakoda,
C impressinervis Hung T Chang & S Ye Liang và C amplexicaulis (Pitard)
Cohen-Stuart Ngoài ra, còn nhiều vườn khác lưu giữ các loài và giống Camellia, bao gồm: Guilin Botanic Garden Yanshan - Quảng Tây (20 loài); The Jinhua
International Camellia Species Garden - Chiết Giang (25 loài); The Fangcheng Golden Camellia Nature Reserve and Gene Bank - Quảng Tây (28 loài và giống
Trà hoa vàng); Kunming Institute of Botany - Vân Nam (25 loài, trong đó có 8
loài từ Việt Nam), bao gồm: C crassiphylla Ninh & Hakoda; C cucphuongensis Ninh & Rosmann; C hakodae.M.Sealy; C rosmannii Ninh; C vidalii J.C.Rosmann; C dongnaiensis Orel; C luteocerata Orel; C inusitata Orel, Curry
& Luu [14]
Trang 16*Ở Việt Nam
Việt Nam được các nhà khoa học xác định nằm trong trung tâm đa dạng sinh học của các loài Trà được tìm thấy ở một số khu vực như Tam Đảo, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Tuyên Quang, Yên Bái, Cúc Phương… Đến nay đã xác định
có 58 loài Camellia L., thuộc các nhóm: Trà, Hải đường, Trà mi, Sở (Trà dầu), trong đó có 27 loài Camellia L có hoa màu vàng [14] (Bảng 1.1)
Bảng 1.1 Danh mục các loài Camellia L có hoa vàng ở Việt Nam
TT Tên Khoa học Tên Việt Nam Phân bố
2 Camellia crassiphylla Ninh & Hakoda Trà hoa vàng lá dày VN
3 Camellia cucphuongensis Ninh & Rosmann Trà hoa vàng Cúc Phương VN
4 Camellia dalatensis Luong, Tran & Hakoda Trà hoa vàng Đà Lạt VN
5 Camellia dilinhensis Ninh & V.D.Luong Trà hoa vàng Di Linh VN
10 Camellia gilbertii (A Chev ex Gagnep.) Sealy Trà hoa Gilbert VN, TQ
14 Camellia huulungensis Rosmann & Ninh Trà hoa vàng Hữu Lũng VN
15 Camellia impressinervis Hung T Chang & S Ye Liang Trà hoa vàng gân lõm VN, TQ
17 Camellia limonia C.F.Liang & S.L.Mo Trà hoa vàng da cam VN, TQ
19 Camellia megasepala Hung T.Chang & Trin Ninh Trà hoa vàng Ba Bể VN, TQ
22 Camellia quephongensis Hakoda et Ninh Trà hoa vàng Quế Phong VN
26 Camellia tonkinensis (Pit.) Cohen-Stuart Trà hoa vàng Bắc bộ VN
Trang 171.2 Đặc điểm thực vật học, sinh thái học và giá trị kinh tế một số loài cây Trà hoa vàng
1.2.1 Đặc điểm thực vật học, sinh thái học của một số loài Trà hoa vàng
1.2.1.1 Trà hoa vàng ở Ba Vì - Hà Nội
Trà hoa vàng ở Ba Vì (Camellia tonkinensis) thuộc nhóm cây gỗ nhỏ, cao
3-5m, mọc rải rác trong rừng Thân tròn, thẳng, có màu trắng nhờ, cành non và ngọn non có màu nâu đỏ Cây sinh trưởng thường xuyên nhưng tốc độ chậm, có
rễ cọc to và dài, ăn sâu
Về hình thái, Trà hoa vàng Ba Vì có lá hình trái xoan dài, đầu lá nhọn, lá dài 9,5-14,5 cm, rộng 3,5-5,0 cm, lá đơn mọc cách không có lá kèm, lá non màu nâu đỏ và mọc chúc xuống rất đặc trưng Hệ gân lá nổi cả 2 mặt, có 8-9 đôi, gân phụ hợp mép; phiến lá dày, cứng và dài, mép lá có răng cưa Cây có hoa màu vàng tươi, hoa lưỡng tính, hoa to, đường kính hoa 6-8cm, hoa nở lâu tàn, có thể duy trì được 8-10 ngày Mùa hoa từ tháng 10 đến tháng 12[14]
b Hoa và lá Trà hoa vàng
Hình 1.1 Hình ảnh phân bố và hình thái Trà hoa vàng Ba Vì
A Trạng thái rừng; B Hình thái Trà hoa vàng
(Nguồn: Ngô Thị Minh Duyên và cs)[4]
Trà hoa vàng ở Ba Vì (Camellia tonkinensis) sống trong rừng thứ sinh
đang phục hồi, chỉ còn lại ở ven một số khe suối sườn Tây núi Ba Vì nơi có độ cao 300-500m so với mặt biển Trà hoa vàng thường mọc cùng các loài Gội, Long não, Mán đỉa, Máu chó, Nhội, Vàng anh, Xoan nhừ… Trà hoa vàng ở Ba
Trang 18Vì sống trong điều kiện khí hậu có nhiệt độ trung bình năm là 23,40C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng giêng) là 15,70C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) là 29,10C; lượng mưa trung bình năm là 2166 mm.
Về đất đai, Trà hoa vàng ở Ba Vì sống ven khe suối ẩm, độ sâu tầng đất > 60cm, đất có thành phần cơ giới nhẹ (từ thịt nhẹ đến trung bình) Tầng A màu xám đen, tương đối nhiều mùn, đất chuyển lớp rõ, tỉ lệ đá lẫn 5-15% Đất có độ
pH = 5-6,9; lượng mùn (OM) tầng mặt khá 2,3 - 5,4%; lượng đạm tổng số nghèo 0,056 - 0,313%; lượng lân tương đối khá là 9,7 - 15,6 (mgP2O5 /100g); giàu kali 10-30 (mg K2O/100g) [11]
1.2.1.2 Trà hoa vàng ở Sơn Động - Bắc Giang
Trà hoa vàng (Camellia euphlebia) phân bố tự nhiên tại Sơn Động là loài
cây gỗ nhỏ, vỏ nhẵn màu xám mốc; lá có dạng hình trứng thuôn dài, mép lá có răng cưa dài, mặt trên lá nhẵn bóng, có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt, hơi ráp Gốc lá hình nêm hay tù, đầu lá hơi nhọn, lá dài bình quân 9-15 cm, rộng 4-
7 cm Mỗi bên lá có 9-12 gân, gân lá hợp cách mép lá 0,2 - 0,6cm.; Hoa màu vàng tươi, đường kính hoa 5 - 6cm, hoa nở vào tháng 10 đến tháng giêng năm sau; số lượng hoa trên cây nhiều, hoa mọc ở đầu cành hay nách lá [14]
Hình 1.2 Trạng thái rừng và hình thái Trà hoa vàng Sơn Động
A Trạng thái rừng có Trà hoa vàng; B Hoa và lá Trà hoa vàng
(Nguồn: Ngô Thị Minh Duyên và cs) )[4]
Trang 19Trà hoa vàng ở Sơn Động cũng thường mọc ven khe suối, trong rừng thứ sinh nghèo, ở độ cao so với mặt biển là 300- 350m; dưới độ tàn che 0,6-0,7; chiều cao trung bình của rừng là 12,3m Trà hoa vàng ở Sơn Động thường mọc cùng các loài Kháo, Lim xanh, Sảng, Trám, Máu chó trong điều kiện khí hậu có nhiệt
độ trung bình năm 22,50, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) là 28,10C, trung bình tháng lạnh nhất (tháng giêng) là 14,90C; lượng mưa trung bình năm là 1560mm, lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi
Trà hoa vàng ở Sơn Động thường mọc ven suối trên đất thịt nhẹ, độ sâu tầng đất tới 80 cm, đất tầng mặt tương đối xốp, có màu nâu hoặc xám đen tỉ lệ đá lẫn 5-10%, đất ẩm và chuyển lớp rõ Đất có độ pH là 4,60-6,02 hơi chua, lượng mùn tầng mặt tương đối nghèo 2,28-2,34%; lượng đạm nghèo 0,11-0,15%; nghèo lân 1,60-2,20 (mgP2O5/100g); lượng K2O trung bình khá từ 4,70-12,00 (mgK2O/100g) [11]
2.1.1.3 Trà hoa vàng ở Cúc Phương - Ninh Bình
Trà hoa vàng ở Vườn Quốc gia Cúc Phương gồm 2 loài: Camellia cucphuongensis và Camellia flava
Camellia cucphuongensis là loài cây gỗ nhỏ, cao 3-6m Lá hình bầu dục
dài 6-12cm, rộng 2,5-4,5 cm; đỉnh lá nhọn dài khoảng 1,5cm; gốc lá tròn hay hình nêm rộng; chất lá dày, bóng và dai; gân bên 7-9 cặp Hoa màu vàng nhạt,
có cuống dài 5-7 mm, có lông Mùa hoa kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng
2 năm sau Loài này ưa ẩm mọc trong các thung lũng của rừng nhiệt đới ở độ cao 300-400 m (khu vực gần hồ Mạc thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương)
A B
Hình 1.3 Trà hoa vàng Cúc Phương
A.Camellia cucphuongensis; B Camellia flava (Nguồn: Ngô Thị Minh Duyên và cs) )[4]
Trang 20Camellia flava là loài cây gỗ nhỏ, cao 3-8 m Lá hình trứng hay elip dài 6-15
cm, rộng 3-6 cm, có mũi nhọn dài 1,8cm; gốc lá hình tim; gân bên gồm 5-7 cặp; chất
lá mỏng, bóng và dai Hoa màu vàng nhạt, có cuống dài 3-5 mm, có lông Loài Trà hoa vàng này mọc ở các thung lũng ẩm trong rừng thường xanh trên núi đá vôi ở độ cao 200-400 m (khu vực trung tâm của Vườn Quốc gia Cúc Phương) [14]
Hình 1.4 Trạng thái rừng có 2 loài Trà hoa vàng phân bố
(Nguồn: Ngô Thị Minh Duyên và cs) )[4]
Trà hoa vàng ở Cúc Phương thường mọc trong trạng thái rừng giàu được bảo vệ nghiêm ngặt; chiều cao trung bình của rừng là 15,9m, độ tàn che là 0,73% Thành phần cây bụi chủ yếu là Se bắc, Trọng đũa, Thầu dầu, Đom đóm, Chân chim, Ớt sừng,… với chiều cao trung bình là 1,47m Thảm tươi có thành phần chủ yếu là Dương xỉ, Dứa dại, Giềng gió, Ráy, Thiên niên kiện,… với chiều cao trung bình là 0,8m
Trà hoa vàng Cúc Phương thường mọc cùng các loài Bứa, Cà lồ, Gội, Mạy tèo, Re, Sảng, Vàng anh trong điều kiện khí hậu có nhiệt độ trung bình năm 23,30
, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) là 28,90C, trung bình tháng lạnh nhất (tháng giêng) là 16,30C; lượng mưa trung bình năm là 1856mm, lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi
Trà hoa vàng ở Cúc Phương mọc trên đất thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ sâu tầng đất tới 60 cm, đất tầng mặt tương đối xốp, có màu nâu hoặc xám đen tỉ
lệ đá lẫn 10-15%, đất ẩm và chuyển lớp rõ Loài C cucphuongensis) thường mọc
trên đất có độ pH là 5,83-5,86 hơi chua, hàm lượng mùn OM% thấp 0,12-2,30;
Trang 21lượng đạm thấp 0,01-0,16; P2O5 (mg P2O5/100g) là 12,70-14,20 tương đối khá; lượng kali khá từ 8,50-15,10 (mgK2O/100g) Loài C flav phân bố ở đất có độ
pH 6,80-7,30 Đây là nơi đất dốc tụ, chân sườn núi đá vôi; lượng mùn tầng mặt (OM%) trung bình là 4; nhưng lượng N% thấp 0,02-0,21; lượng lân tương đối 8-
12 (mgP2O5/100g); lượng kali khá 6,20-8,30 (mgK2O/100g) [4]
2.1.1.4 Trà hoa vàng ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc
Trà hoa vàng ở Vườn Quốc gia Tam Đảo gồm 2 loài là Camellia tamdaoensis và Camellia petelotii
Camellia tamdaoensis là loài cây gỗ nhỏ, cao 2-4 m Lá hình bầu dục hẹp,
gốc hình nêm, gân bên gồm 6-8 cặp Hoa màu vàng, mọc ở nách lá; cuống hoa ngắn 5-9 mm; cánh hoa 10-12 màu vàng, phủ nhiều lông mịn trắng ở cả hai mặt Mùa ra hoa bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 Loài này mọc ở độ cao 300-500 m tại khu vực Tây Thiên
Camellia petelotii là loài cây gỗ nhỏ, cao 2-4 m Lá dày hình bầu dục hẹp; gốc
lá dạng nêm hẹp; gân bên gồm 10-12 cặp Hoa màu vàng, mọc ở đỉnh cành; cuống hoa dài 1-1,5 cm Mùa ra hoa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau Loài này phân bố ở
độ cao 900-1100 m ở thung lũng ẩm trong rừng thường xanh
A B
Hình 1.5 Trà hoa vàng Tam Đảo
A.Camellia tamdaoensis; B Camellia petelotii
(Nguồn: Ngô Thị Minh Duyên và cs) )[4]
Trang 22Trà hoa vàng ở Tam Đảo thường mọc ở thung lũng ven khe suối, trong trạng thái rừng được bảo vệ Chiều cao trung bình của rừng là 12m, độ tàn che trung bình là 0,69 [14]
Hình 1.6 Trạng thái rừng có Trà hoa vàng phân bố
Trà hoa vàng ở Tam Đảo thường mọc cùng các loài Ba bét, Cọc rào, Mán đỉa, Sảng, Sến mủ, Sồi,… trong điều kiện khí hậu có nhiệt độ trung bình năm 20,10C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) là 25,50C, trung bình tháng lạnh nhất (tháng giêng) là 12,30C Lượng mưa trung bình năm là 2594mm, lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi
Trà hoa vàng ở Tam Đảo sống ở ven suối trên đất thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ sâu tầng đất 40 cm, đất tầng mặt tương đối xốp, có màu nâu hoặc xám đen tỉ lệ đá lẫn 10-30%, đất ẩm và chuyển lớp rõ Đất có độ pH từ 4,66-4,81; lượng mùn tầng mặt tương đối nghèo 2,52%; lượng đạm nghèo 0,07-0,17%; hàm lượng lân nghèo 3,40-6,00 (mgP2O5/100g); lượng kali trung bình khá từ 7,30-13,20 (mgK2O/100g) [4]
1.2.2 Giá trị của loài trà hoa vàng
1.2.2.1 Giá trị làm thuốc
Trà đã được sử dụng như là một phương thuốc trong y học phương đông
từ rất lâu Nhiều nghiên cứu chi tiết về Trà đã chỉ ra rằng những tác dụng về mặt dược lý của trà là do sự có mặt rất nhiều của các nhóm hợp chất catechin trong Trà Nhiều công trình đã công bố về tác dụng của Trà và các chất chiết từ Trà lên
Trang 23nhiều bệnh khác nhau như các bệnh ung thư, bệnh về đường tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh Alzheimer, bệnh Parkison, bệnh béo phì, bệnh sỏi thận, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh răng miệng… Ngoài ra, Trà còn có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol, làm giảm sự nhiễm độc do kim loại, do phóng xạ…[21], [24], [25], [28]
* Tác dụng chống oxy hóa
Có nhiều nghiên cứu đã khẳng định hoạt tính chống oxy hóa chính của Trà xanh là do hoạt tính của các hợp chất polyphenol [33] Khi thực hiện đánh giá tác dụng chống oxy hóa (antioxidant) của lá Trà xanh Việt Nam theo khả năng bảo quản dầu hạt cải, các polyphenol thể hiện hoạt tính vượt trội so với các chất chống oxy hóa đối chứng như vitamin C, vitamin E [18].
Gần đây, nhiều nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa của Trà hoa vàng
đã được thực hiện Lixia Song và cộng sự đã tiến hành đánh giá khả năng chống oxy hóa của polyphenol trong 6 mẫu trà hoa vàng thu hái ở Trung Quốc theo mô hình DPPH, được phân tích bằng phương pháp HPLC cho thấy có phản ứng rõ rệt giữa các thành phần catechin trong trà với DPPH thể hiện rõ khi mà các đỉnh tương ứng tồn tại trong sắc ký đồ ban đầu của các chiết xuất ban đầu biến mất sau khi thêm DPPH [34]Hoạt tính chống oxi hóa của các catechin trong trà, tính theo tỷ lệ mol, trong thử nghiệm chống lại sự hình thành các gốc tự do DPPH trong dung dịch nước được xếp theo trật tự giảm dần như sau: epicatechin gallate
≈ epigallocatechin gallte > epigallocatechin > gallic acid > epicatechin ≈ catechin [31] Với hàm lượng catechin tổng chiếm khoảng 30% khối lượng khô, trà và dịch chiết trà cũng thể hiện tính chống oxy hóa rất mạnh trong các thử nghiệm, kết quả tính toán cho thấy thành phần catechin đóng góp khoảng 70-80% khả năng chống oxy hóa của trà [31]
* Tác dụng chống ung thư
Tác dụng ngăn chặn và chữa trị bệnh ung thư của trà và các hợp chất
catechin được nghiên cứu mạnh mẽ nhất Khi tiến hành nghiên cứu in vivo, nhiều
Trang 24công trình công bố đã cho thấy trà và các chất chiết được từ Trà như EGCG, EGC, ECG có khả năng tương tác, ngăn chặn và hạn chế quá trình khơi mào,
hình thành và phát triển của tế bào ung thư Các thử nghiệm in vivo cho thấy khả
năng tương tác trực tiếp và tăng cường hiệu quả của EGCG, EC vào hệ thống bảo vệ bằng enzyme của tế bào, hạn chế sự hình thành của các tác nhân gây biến đổi trong tế bào [25], [31]
Nghiên cứu của Madhumita Roy và cộng sự đã chứng minh rằng Trà xanh với thành phần chủ yếu là các polyphenol và đặc biệt là EGCG (Epigallocatechingallat) có khả năng ức chế sự phát triển của một số dòng tế bào ung thư [28]
Nghiên cứu dịch tễ học ở Nhật - một trong những quốc gia sử dụng trà nhiều nhất, đã chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa thói quen uống trà xanh và tỷ
lệ người chết vì ung thư Một số công trình nghiên cứu khác đã chứng minh tác dụng kìm hãm của polyphenol trà lên sự hình thành, phát triển và di căn của khối
u Tác dụng này chủ yếu là do hiệu quả chống oxy hóa cao và chống tăng sinh khối u của các hợp chất polyphenol trong trà [30], [27]
Trà xanh có thể bảo vệ cơ thể khỏi ung thư bằng cách làm ngưng chu trình
tế bào, kể cả chu trình nguyên phân của tế bào ung thư Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến 2 cơ chế chính vì tác dụng ức chế sự phát triển tế bào u của EGCG: (1) tác dụng ngăn cản chu kỳ phân chia tế bào, dừng chu kỳ phân chia tế bào ở các pha G1, G2; (2) thúc đẩy quá trình apoptosis [20]
Tiến hành nghiên cứu thăm dò trên các tế bào ung thư nuôi cấy in vitro cho thấy có tác dụng gây độc đối với các tế bào ung thư biểu mô người Hep -
2, tế bào u tủy chuột Sp - 2/0 và tế bào ung thư mô liên kết Sarcoma - 180, nhưng không gây hủy hoại các tế bào máu ngoại vi người khỏe mạnh Mức độ tác dụng này tùy thuộc vào nồng độ chế phẩm và thời điểm đưa chế phẩm vào
Trang 25môi trường nuôi cấy Bột chiết polyphenol và EGCG trà xanh có tác dụng ức chế sự phát triển tế bào của dòng tế bào ung thư phổi LU -1 và dòng tế bào ung thư gan Hep - G2, tác dụng rõ nhất trên dòng LU - 1 với giá trị IC50 là 3,84 µM của EGCG trà xanh Bước đầu phát hiện sự tăng hoạt độ của enzym caspase - 3 trên dòng tế bào LU -1 được bổ sung EGCG trà xanh vào môi trường nuôi cấy [11]
* Tác dụng khác
Ngoài ra, theo quan niệm của Đông y, Trà có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính mát, vào kinh can thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu Dùng trong các trường hợp tâm thần mệt mỏi, ngủ nhiều, đau đầu, mắt mờ, sốt, khát nước, ngộ độc rượu [19]
Theo tài liệu Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam [19].Trà có tác dụng: chống đái tháo đường, làm tiêu hao năng lượng, kích thích thần kinh, kích thích não, tăng cường sức làm việc của trí não, tăng cường và điều hoà nhịp tim, lợi tiểu và kích thích ăn ngon
1.2.2.2 Giá trị thẩm mĩ
Trà hoa vàng là cây thường xanh có thời gian ra hoa khá dài, hoa có màu vàng, đẹp, nhiều loài nở hoa vào dịp Tết âm lịch nên người chơi cây cảnh đã sưu tầm các loài Trà hoa vàng về trồng làm cảnh ở sân vườn nhà Nhiều người quan niệm rằng nếu có Trà hoa vàng nở vào dịp tết thì năm đó có nhiều may mắn Do vậy, loài Trà hoa vàng này lại càng trở nên giá trị hơn
1.2.2.4 Giá trị sinh thái
Ngoài tác dụng làm cảnh, Trà hoa vàng có thể trồng thử nghiệm làm cây tầng dưới tại các đai rừng phòng hộ đầu nguồn để nuôi dưỡng nguồn nước chống xói mòn Cây này lá nhiều, dễ phân giải, có tác dụng giữ nước và cải tạo đất tốt [10]
Trang 261.3 Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng trên thế giới
Chi Camellia bắt đầu được nghiên cứu từ đầu thế kỷ 17, tên Camellia do nhà thực vật học nổi tiếng của Thụy Điển tên là Line đặt Trong cuốn "Genera
plantarum" để tưởng nhớ vị cha cố kính yêu là "Camellus Job" và gần 20 năm
sau mới có một số loài được nghiên cứu và mô tả Loài đầu tiên được nghiên cứu
và mô tả là Camellia japonica, sau đó là loài Camellia sinensis Mặc dù những
nghiên cứu về các loài thuộc chi này còn ít và chưa sâu Đồng thời lịch sử nghiên cứu về các loài trong chi Camellia có rất nhiều thay đổi và chi Camellia mới thực
sự được các nhà thực vật học chú ý nghiên cứu kỹ từ khoảng cuối thế kỷ 17 nhưng nó đã đánh dấu một bước khởi đầu và là tiền đề cho các nghiên cứu về chi Camellia sau này[14]
Từ những năm đầu của thế kỷ XX (1904 - 1931) nhà sưu tập thực vật học
G Forest (người Anh) đã đến Vân Nam - Trung Quốc và thu thập các loài
Camellia reticulata, Camellia saluenensis về trồng tại Vườn thực vật hoàng
gia Anh Và nhà thực vật học Robert Sealy cũng đã đi sâu và nghiên cứu kỹ chi Camellia, trong cuốn "Revesion of the genus Camellia" năm 1958 ông đã giới thiệu và mô tả 82 loài, trong đó có 62 loài ông đã căn cứ vào những đặc điểm cần thiết để phân loại chúng thành 12 nhánh, còn lại 20 loài không được xếp vào nhánh nào có lẽ vì thiếu những đặc điểm cần thiết [14]
Các nhà thực vật học Trung Quốc đã phát hiện ra loài Camellia hoa vàng đầu tiên tại Quảng Tây vào năm 1964, đó là loài Camellia chrysantha (Hu)
Tuyama, kể từ đó đến nay việc nghiên cứu về chi Camellia ở Trung Quốc được đặc biệt chú ý [14]
Theo Dat Truong Hong (1998) đã có 16 loài Camellia hoa vàng được phát
hiện tại Trung Quốc và họ đã nhanh chóng tìm ra tác dụng nhiều mặt của nó Có thể nói Trung Quốc là nước đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng và khai thác các nguồn lợi từ các loài trong chi Camellia đặc biệt trong nghệ thuật làm cây
Trang 27cảnh Việc nghiên cứu về chi Camellia ở Trung Quốc đã được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản và có hệ thống từ cuối thế kỉ 19 cho tới hiện nay như nghiên cứu của Cheng Jin Shui và các cộng sự đã tiến hành phân loại các loài trong chi Camellia, tiến hành nhân chéo, lai tạo giống mới Chỉ sau 20 năm họ
đã tạo ra được hơn 300 loài cho hoa khác nhau [22]
Khi tiến hành phân loại chi Camellia hai tác giả Trình Kim Thuỷ (1998),
và Dat Truong Hong (1998) đã phân thành 4 chi phụ là: Protocamellia, Camellia,
Metacamellia và Thea Trong các chi phụ này lại được chia ra thành các nhóm loài và các loài khác nhau Sau này nghiên cứu của Chang Hung Ta một nhà thực vật học Trung Quốc trong cuốn "Camellias" xuất bản năm 1981 ông cũng thống nhất chia chi Camellia thành 4 chi phụ và 20 nhánh
Trong công trình nghiên cứu của ông cho thấy sự phân bố của chi Camellia rất tập trung ở một số tỉnh miền nam Trung Quốc như: Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam và kéo xuống miền bắc Việt Nam Quan điểm và kết luận đó rất giống với quan điểm của một số nhà thực vật học Trung Quốc như: Xia Lijang, Quan Kaiyun khi giới thiệu về những loài thuộc chi Camellia hoa vàng trong cuốn "An introduction to the yellow Camellia" [17], [22]
Một nghiên cứu khác trên tạp chí nghiên cứu thực vật học Vân Nam của tác giả Chu Tương Hồng cho thấy ở Trung Quốc các loài cây trong chi Camellia
có phân bố tự nhiên ở 16 tỉnh và có nhiều loài có giá trị thẩm mỹ cao Việc nghiên cứu về các loài trong chi Camellia được bắt đầu ở Trung Quốc từ những năm 40 của thế kỷ XX Bằng kết quả của việc chọn giống, nhân giống, gây tạo đã đưa số chủng loại từ 20 lên 120 loài Đầu những năm 1950 ở Côn Minh - Trung Quốc
đã đưa việc nghiên cứu các loài trong chi Camellia thành trọng điểm và cũng đi sâu vào nghiên cứu nguồn giống, phân loại, lai tạo ra các giống mới để phát triển
và thiết lập các nguồn giống, xây dựng thành ngân hàng gen phục vụ cho các mục tiêu sản xuất nguyên liệu công nghiệp, đồ uống và cây cảnh [10]
Như vậy, ở trên thế giới, đặc biệt là tại Trung Quốc các loài cây trong chi
Trang 28Camellia đã được các nhà khoa học, các nhà chuyên môn nghiên cứu một cách nghiêm túc và có bài bản Trung Quốc là nước đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng, khai thác và có bải bản Trung Quốc là nước đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng, khai thác các loài trà hoa trong nghệ thuật cây cảnh, làm thuốc, đồ uống và có bề dày trong sử dụng các loài cây này Công ty Phú Tân (tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc) đã chế biến thành công trà túi lọc từ Trà hoa vàng, tinh trà và dịch Trà hoa vàng thành loại nước uống bổ dưỡng cao cấp đưa ra thị trường thế giới, đặc biệt sản phẩm Golden Camellia có giá tới 4.67 triệu đồng/ chai Đây là hướng sử dụng Trà hoa vàng đặc biệt hữu hiệu và có lợi đối với sức khỏe con người [17]
Ngoài ra, các nghiên cứu của nước ngoài cũng chỉ ra rằng, Trà hoa còn có khả năng hấp thu CO2, H2S, Cl, HF và các thể khí độc hại khác, có tác dụng bảo
vệ môi trường mạnh, làm sạch không khí [13] Một công viên Trà hoa vàng đã
được xây dựng tại Nam Ninh - Trung Quốc để phục vụ người dân thăm quan và
là nơi bảo vệ nguồn gen cho các nhà khoa học nghiên cứu
1.3.2 Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng ở Việt Nam
Ở Việt Nam trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về các loài trong
họ Theaceae và trong chi Camellia, nhưng việc nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một số loài cây lấy lá làm dược liệu, chế biến nước giải khát còn việc nghiên cứu chi Camellia với mục đích phân loại, thống kê, bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng sinh học còn ít, chưa sâu, chưa toàn diện
Trong những năm gần đây chi Camellia đã thực sự được các nhà thực vật học Việt Nam quan tâm, chú ý Người đầu tiên nghiên cứu chi Camellia ở Việt Nam là L Pierre, nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp, sau khi nghiên cứu hệ thực vật ở một số nơi như: Biên Hoà, Hà Tây, và đầu nguồn sông Đồng Nai, năm
1887 ông đã giới thiệu một số loài của chi Camellia trong cuốn: "Flore forestiere
de la cochinchine" dưới tên chi Thea như: Thea dormoyana, Thea piquetiana, Thea drupifera, Thea caudata [14]
Vào năm 1943 nhà thực vật học Gagnepain đã nghiên cứu đã nghiên cứu
Trang 29ở Việt Nam, hệ thống và mô tả chi tiết 30 loài thuộc chi Camellia, nhưng khi tiến hành so sánh và đối chiếu với tài liệu của Sealy và Chang thì có một số loài có tên đồng nghĩa, nên số loài mà nhà thực vật học Gagnepain công bố chỉ còn lại
28 loài Ngoài ra, qua các cuộc khảo sát thực vật ở các vùng khác nhau của các chuyên gia thực vật hai nước Việt Nam và Trung Quốc, một số loài mới được
công bố như: Camellia aurea, Camellia vietnamensis, Camellia indochinensis [14]
Tháng 2 năm 1923, Alfred Petelot thầy thuốc người Pháp đã tiến hành thu thập một số loài thực vật của vùng núi Tam Đảo nay trở thành Vườn quốc gia Tam Đảo Dựa trên mẫu vật mang số hiệu 848 lưu trữ lại tại phòng tiêu bản thuộc trường đại học California (UC) nhà thực vật học người Pháp Elmer
Drew Merill đã công bố loài mới và đặt tên là Thea petelotii vào năm 1924
Theo luật danh pháp quốc tế, Robert Sealy một nhà thực vật người Anh đổi
thành Camellia petelotii (Merr.) Sealy vào năm 1958 trong tác phẩm
“Revesion of the genus Camellia” Đây là loài Camellia đầu tiên ghi nhận có
ở VQG Tam Đảo [32]
Từ năm 1990 đến 1998 nhiều cuộc khảo sát về các loài Trà hoa vàng của các nhà nghiên cứu thuộc Viện điều tra quy hoạch rừng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trường Đại học Lâm nghiệp Trong các bảng danh lục có đề cập đến một số loài thuộc chi Camellia mà các nhà thực vật người Pháp đã thu được ở các vùng khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam
Ngô Quang Đê (1996) đã nghiên cứu cho kết quả ở Vườn quốc gia Ba
Vì có hai loài thuộc chi Camellia có triển vọng thuần hóa làm cây cảnh Phần lớn những loài này đều phân bố ở độ cao trên 600m Hơn nữa, tác giả Ngô Quang Đê đã di thực thuần hóa thành công 2 loài: Trà hoa thơm Ba Vì
(Camellia vietnamensis) và Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis
(Pitard) Cohen Stuart) [5]
Ngô Quang Đê và cs (2008) đã đánh giá được điều kiện sống cũng như
Trang 30các đặc điểm hình thái sinh thái đặc trưng của hai loài Trà hoa vàng Ba Vì và Trà hoa vàng Sơn Động [6]
Hoàng Minh Chúc và cs (1996) đã điều tra đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng của hai loài Camellia hoa trắng và Camellia hoa vàng tại Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Tây[3]
Viện Dược liệu (Bộ Y tế) có công trình "Bước đầu khảo sát thành phần
hóa học của một số loài trà hoa vàng Camellia spp ở Việt Nam" Kết quả của
đề tài khoa học này cũng mới chỉ dừng lại ở mức "khiêm tốn" là xác định được một số nhóm chất của 5/20 loại trà hoa vàng bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng
Đề tài “Nghiên cứu khả năng bảo tồn ngoại vi (Ex situ) và nhân giống một
số loài Trà hoa vàng nhằm bảo vệ và phát triển” đã được thực hiện cho hai loài
C tonkinensis và C euphlebia Đề tài đã tìm hiểu điều kiện sống của 2 loài trà
hoa vàng Ba Vì và Sơn Động làm cơ sở cho việc xác định biện pháp kĩ thuật gây
trồng nó sau này Việc tìm thấy loài trà hoa vàng Ba vì (Camellia tonkinensis) là
thành công do trước đây năm 1995 Rosmann đã đi tìm nhưng chưa thấy và tưởng loài này đã mất Đề tài đã giâm hom cho 2 loài này đạt tỉ lệ ra rễ và sống 50 - 80.6% Lần đầu tiên phân tích các nguyên tố vi lượng trong lá trà hoa vàng Ba
Vì và Sơn động tại nơi sinh sống tự nhiên của chúng [7]
Trên báo Lâm Đồng điện tử số ra ngày 6/8/2008 của tác giả Sơn Tùng
(2008) có tiêu đề “Camellia - Siêu trà bị lãng quên” cho biết các công dụng về
giá trị dược học của Trà hoa vàng và mà cũng chỉ ra việc khai thác đúng mức tài nguyên này ở Việt Nam còn bị bỏ ngỏ
Nhìn chung, Trà hoa vàng là cây quý hiếm, có giá trị về nhiều mặt như làm cảnh, đồ uống, làm thuốc, tuy nhiên các nghiên cứu trên thế giới cũng như
ở Việt Nam về loài Trà hoa vàng nói chung và loài Trà hoa vàng ở Ba Chẽ nói riêng còn rất hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến nguồn tài nguyên này đã bị khai thác cạn kiệt nếu không có các biện pháp phát triển hợp
Trang 31lý Chính vì vậy, việc nghiên cứu những đặc điểm thích nghi của loài Trà hoa vàng tại xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh có ý nghĩa lớn về khoa học và thực tiễn
1.4 Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất Trà hoa vàng Ba Chẽ
1.4.1 Giá trị kinh tế Trà hoa vàng Ba Chẽ
Hiện nay ở huyện Ba Chẽ Công ty cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh trực tiếp thu mua hoa, lá Trà do nhân dân thu hái từ rừng tự nhiên và các khu vực trồng Trà hoa vàng tập trung tại huyện Ba Chẽ Công ty đã chế biến thành công một số sản phẩm từ cây Trà hoa vàng như: Hoa Trà hoa vàng sấy khô, lá Trà hoa vàng dạng túi lọc, lá Trà hoa vàng khô Sản phẩm hiện được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc, cửa hàng, địa lý trên địa bàn huyện và các trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP trong tỉnh với giá thành tương đối cao [16]
1.4.2 Tình hình sản xuất Trà hoa vàng Ba Chẽ
Tính đến tháng 31/12/2016, toàn huyện Ba Chẽ đã trồng được 105 ha, trong đó có 63,41 ha trồng tập trung và 41,59 ha trồng phân tán Diện tích đăng
ký trồng tập trung cây Trà hoa vàng năm 2017 là 62,76 ha
Sau khoảng 5 năm trồng, cây Trà hoa vàng sẽ bắt đầu cho thu hoạch sản phẩm Từ năm thứ 5 đến năm thứ 10, dự kiến mỗi cây sẽ cho thu hoạch bình quân từ 0,2 - 0,5 kg hoa tươi/năm Từ năm thứ 10 trở đi, dự kiến sẽ cho thu hoạch bình quân 1,0 kg hoa tươi/cây/năm [16]
Trang 32Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây Trà hoa vàng Ba Chẽ có tên khoa
học là Camellia chrysantha L, tên Việt Nam gọi là Trà hoa vàng (Trà mi), thuộc
Họ Theaceae (Họ chè), Chi Camellia L (Chi chè)
Đề tài cũng tiến hành nghiên cứu đặc điểm đất trồng Trà hoa vàng tại xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 2 năm 2017
Thí nghiệm nghiên cứu được bố trí tại vườn Trà hoa vàng của gia đình ông Nịnh Văn Trắng, thôn Bắc Xa, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây (đặc điểm hình thái, giải phẫu)
- Điều tra kiến thức bản địa: khai thác, sử dụng, gây trồng Trà hoa vàng
- Nghiên cứu thành phần và tính chất đất trồng Trà hoa vàng tại thôn Bắc
Xa, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
- Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cây: giai đoạn trà tuổi 1
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều tra trong nhân dân
- Địa điểm điều tra: xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
- Sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp người dân ở khu vực trồng cây Trà hoa vàng để thu thập các thông tin về nguồn gốc, cách gây trồng cây Trà hoa vàng
- Số hộ phỏng vấn: Chọn những hộ gia đình đã từng tham gia khai thác và đang gây trồng cây Trà hoa vàng tại địa phương (18 hộ)
Trang 332.3.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu thực vật
2.3.2.1 Quan sát, mô tả
- Quan sát, mô tả các cơ quan sinh dưỡng, giải phẫu của những loài thực vật nghiên cứu, đo đếm các bộ phận liên quan, ghi chép các điều kiện sinh thái ở các địa điểm nghiên cứu
- Chụp ảnh các đối tượng nghiên cứu trong điều kiện tự nhiên
2.3.2.3 Giải phẫu mẫu trong phòng thí nghiệm
* Phương pháp cắt nhuộm mẫu
- Cắt trực tiếp bằng tay với lưỡi dao lam
- Cắt xong sử dụng phương pháp nhuộm kép gồm các bước sau:
+ Ngâm mẫu cắt vào dung dịch Javen trong 15 - 20 phút để tẩy sạch nội chất của tế bào, rửa sạch bằng nước cất
+ Ngâm mẫu vào axit axetic 1% khoảng 5 phút để mẫu dễ bắt màu khi nhuộm
+ Nhuộm đỏ bằng dung dịch đỏ carmin trong 20 - 30 phút, rửa lại bằng nước cất
+ Nhuộm xanh bằng dung dịch xanh mêtylen loãng trong khoảng 5 - 10 giây, rửa sạch bằng nước cất
+ Lên kính bằng nước cất để quan sát, phân tích, đo đếm
2.3.2.4 Phương pháp đo trên kính hiển vi
Sử dụng phương pháp đo gián tiếp bằng cách so sánh kích thước của vật cần đo với một thước đo thị kính và thước đo vật kính được lắp thêm vào kính hiển vi
Trang 342.3.3 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
2.3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi
+ Số chồi mới/ chồi = Tổng số chồi/ cây - Số chồi cũ/ cây
Số chồi TB/cây (chồi) =
N1: Số chồi TB/cây ở lần đo thứ nhất
N2: Số chồi TB/cây ở lần đo thứ hai
t: Khoảng thời gian giữa 2 lần đo (tháng)
Trang 35+ Chiều cao chồi : Đo từ gốc chồi đến đỉnh sinh trưởng của chồi, định kỳ
1 tháng/lần Đơn vị tính: cm
Chiều cao chồi TB/cây =
Tổng chiều cao chồi Tổng số chồi
Tốc độ tăng trưởng chiều cao chồi =
L2 – L1 (cm/
tháng)
t
Trong đó:
L1 : Chiều cao chồi trung bình lần đo thứ nhất (cm)
L2 : Chiều cao chồi trung bình lần đo thứ hai (cm)
t : Khoảng thời gian giữa 2 lần đo (tháng)
+ Đường kính chồi ( mm): Dùng thước kẹp panme có độ chính xác 0,1mm
để đo đường kính các chồi (tại điểm giữa, tính từ gốc chồi đến đỉnh sinh trưởng) Định kỳ 1 tháng/lần
Đường kính chồi TB/cây (mm) =
R1: Đường kính chồi trung bình lần đo thứ nhất (mm)
R2: Đường kính chồi trung bình lần đo thứ hai (mm)
t: Khoảng thời gian giữa 2 lần đo (tháng)
- Tình hình sâu bệnh hại: Định kỳ 1 tháng thu thập số liệu 1 lần ( Ngô Kim Khôi,1998)
=> Đánh giá mức độ hại lá theo R (%):
R (%) =
Σn.v
x 100
N.V
Trang 36Trong đó:
N: Tổng số lá điều tra
n: Số lá bị hại ở mỗi cấp
v: Cấp bị hại tương ứng
V: Trị số của cấp bị hại cao nhất (V = 4)
(R < 25% hại nhẹ; R = 25-50% hại vừa; R > 50-75% hại nặng; R > 75% hại rất nặng.)
2.3.4 Phương pháp lấy mẫu, xử lý và phân tích đất
2.3.4.1 Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu đất
Các mẫu đất nghiên cứu được lấy ở tầng canh tác từ 20 - 30 cm Lấy đất riêng biệt ở 5 điểm phân bố đều trên toàn diện tích nghiên cứu theo quy tắc đường chéo (Hình 2.1) Mỗi điểm lấy 0,5 kg đất
- Mẫu hỗn hợp: là mẫu được hỗn hợp từ 5 mẫu riêng biệt ban đầu thành mẫu chung đại diện cho một phạm vi đất được khảo sát Các mẫu ban đầu được gom lại có khối lượng 2,5 kg
- Mẫu hỗn hợp trung bình: là mẫu được chọn từ mẫu hỗn hợp chung bằng cách nghiền nhỏ đất, trộn đều và loại bỏ bớt theo nguyên tắc đường chéo góc (Hình 2.2) Mẫu hỗn hợp trung bình có khối lượng khoảng 1kg
- Mẫu đất khô không khí: mẫu đất đem về phòng phân tích phải được hong khô ngay bằng cách cho toàn bộ mẫu đất vào khay nhựa sạch, để nơi khô thoáng, không có các khí như H2S, NH3, HCl, không phơi trực tiếp ngoài nắng, tốt nhất
là phơi trong phòng sáng có máy hút ẩm
- Mẫu trung bình thí nghiệm: trộn đều mẫu đất khô không khí, nghiền nhỏ rồi bỏ bớt mẫu, cách thực hiện cũng giống như cách chọn mẫu hỗn hợp trung bình (Hình 2.2)
Các mẫu đất phân tích được nhắc lại 3 lần, kí hiệu là ĐT1, ĐT2 và ĐT3 Mẫu đất được cho vào túi nhựa có ghi ký hiệu mẫu, địa điểm, độ sâu, ngày lấy mẫu
Trang 37Hình 2.1 Thu mẫu đất Hình 2.2 Chọn mẫu trung bình
2.3.4.2 Phương pháp phân tích đất trong phòng thí nghiệm
* Xác định thành phần cơ giới đất theo phương pháp để lắng Rutcovski
- Xác định thành phần cát của đất: Dùng ống trụ nhỏ có dung tích 10ml đong lấy 10cm3 đất đã rây nhỏ, gõ cho chặt, sau đó trút vào ống đong có dung tích 10ml, đổ nước vào cho tới khi cột nước quá mặt lớp đất là 12cm, dùng đũa thủy tinh khuấy đều, để yên 1 phút rồi cẩn thận trút bỏ phần nước ở trên mặt lớp đất Cứ lặp đi lặp lại như vậy cho tới khi lớp nước bên trên trở nên trong là được (nghĩa là đã tách hết các hạt có đường kính <0.05mm) Phần còn lại dưới đấy là cát Chuyển toàn bộ phần cát còn lại sang ống trụ 10ml để đo thể tích phần này
và tính ra tỷ lệ % so với thể tích đất ban đầu
Xác định thành phần sét của đất: Lấy 5 cm3 đất đã rây nhỏ cho vào ống đong có dung tích 100ml, rồi cho vào đó ¼ thìa con muối ăn và khuấy đều trong
10 phút, để yên qua đêm đất sẽ nở ra Đo thể tích đất tăng lên rồi chia ra 5 lần để tìm xem 1cm3 (1ml) đất ban đầu đã nở ra là bao nhiêu
Xác định thành phần bụi (limon) của đất: Hàm lượng bụi được xác định bằng cách tính hiệu số của 100% tổng số đất với tỷ lệ phần trăm (%) của 2 thành phần cát và sét
Phân loại đất căn cứ vào tỷ lệ sét trong đất của Ôkhôtin
* Xác định ẩm độ đất theo phương pháp sấy khô
Bước 1: Lấy hộp nhôm đem sấy khô, cho vào bình hút ẩm để nguội đem cân được trọng lượng W1 gam
C
D
Trang 38Bước 2: Lấy 10-20 gam đất cho vào hộp nhôm đem cân được trọng lượng W2 gam
Bước 3: Đem hộp nhôm có đất vào tủ sấy 1100C thời gian 6-8 tiếng (khi sấy mở nắp hộp) sấy xong đậy nắp hộp cho vào bình hút ẩm 15 - 20 phút cho nguội đem cân được trọng lượng W3 gam
Sau đó lại cho vào tủ sấy thêm 1 tiếng ở nhiệt độ 1100C, để nguội trong bình hút ẩm đem cân cứ lặp lại từ 2 - 3 lần đến khi trọng lượng W3 không thay đổi là được
Bước 4: Tính kết quả
Độ ẩm tuyệt đối (%) = W2− W3 W3− W1100
Độ ẩm tương đối (%) = W2− W3 W2− W1100
* Xác định pH đất: Cân 10g đất cốc thêm 50ml KCl 1N lắc 30 phút
đo trên máy pH meter
* Xác định dung tích hấp thu (CEC) của đất theo phương pháp Aminoaxetat
Bước 1:
+ Chuẩn bị phễu mehlich: phễu + giấy lọc + bông thủy tinh + cát thạch anh + Lấy 10g đất đã qua rây + 10g cát sạch trộn đều cho vào phễu mehlich đã được chuẩn bị sẵn
+ Dùng 100ml CH4COONH4 (pH = 7) chia làm 10 lần để bão hòa đất bằng
Trang 39Bước 4: Tính kết quả
CEC = V.N.k W 100 CEC: dung tích trao đổi cation (mgđl/100g đất)
V: thể tích NaOH chuẩn độ (ml)
N: nồng độ NaOH chuẩn độ (0.05 N)
W: lượng đất cân (10g)
k: hệ số pha loãng (250/25=10)
* Phân tích hàm lượng mùn trong đất theo phương pháp Tiurin
Bước 1: Cân 0,1g đất đã qua rây 0,25mm cho vào bình tam giác có thể tích 100ml, cho tiếp 10ml K2Cr2O7 (0,4N) lắc nhẹ cho dung dịch vào đất trộn đều nhau và đậy phễu ngưng lạnh lên miệng bình tam giác
Bước 2: Đặt trên bếp cách cát đun ở nhiệt độ 150-1700C để dung dịch trong bình sôi nhẹ đúng 5 phút, nhấc xuống để nguội cho vào 1ml H3PO4 và 8 giọt chỉ thị màu phenylantranin (0,2%)
Bước 3: Dùng dung dịch muối Morh FeSO4(NH4)2SO4 6H2O (0,1N) chuẩn
độ lượng Kalibicromat dư thừa Dung dịch chuyển từ tím mận sang xanh lá cây
Bước 4: Tính kết quả
Mùn (%) =
C
, 0, N V2
K
V1: là thể tích muối Morh (ml) dùng để chuẩn độ thí nghiệm đối chứng (lấy thể tích K2Cr2O7 0,4N + 8 giọt chỉ thị màu phenylantranin (0,2%) lắc đều Dùng muối Mo chuẩn độ đến lúc dung dịch chuyển sang màu xanh.)
V2 : là thể tích muối Mo dùng để chuẩn độ thí nghiệm có đất
N: là nồng độ muối mohr
C: số gam đất dùng để phân tích
K: là hệ số quy về đất khô kiệt (K=1)
* Xác định đạm tổng số theo phương pháp Dumas trên thiết bị phân tích