Đề cương môn Lịch sử triết học Phương Đông cổ, trung đại. Câu 1: Hoàn cảnh của Ấn Độ thời kỳ cổtrung đại? Đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ, trung đại? (Lấy ví dụ cụ thể để minh họa) Trả lời: A. Hoàn cảnh của Ấn Độ thời kỳ cổ, trung đại 1. Điều kiện tự nhiên Ấn Độ là một tiểu lục địa rộng lớn nằm ở phía Nam châu Á, phía Bắc là dãy Himalaya dài 2600km, nơi có nhiều đỉnh núi cao thuộc loại nhất thế giới. Dãy Himalaya này được xem là chốn linh thiêng, nơi tu hành khổ luyện của các đạo sĩ. Họ tránh nơi ồn ào náo nhiệt để tĩnh tâm thiền định, chiêm ngưỡng về bản chất vũ trụ và nhân sinh, tìm cách giải thoát cho cảnh đời lầm than khổ ải. Ấn Độ là nơi tụ họp của năm con song lớn, trong đó có 2 con sống lớn nhất là sông Ấn và sông Hằng dài trên 1500km. Phù sa của các con sông lớn bồi đắp lên các đồng bằng phì nhiêu, là chiếc nôi nuôi dưỡng nền văn minh Ấn Hà – một trong những nền văn minh lớn và cổ xưa của loài người. Điều kiện thiên nhiên Ấn Độ rất khắc nghiệt, miền bắc là vùng rừng núi hiểm trở, quanh năm tuyết phủ, phía nam nắng nóng thiêu đốt, đất đai khô cằn, hoang mạc khiến cho con người phải lam lũ, vất vả quanh năm. => Tóm lại: Ấn Độ có điều kiện tự nhiên vừa hung vĩ đa dạng vừa rất khắc nghiệt: có núi cao rừng rậm âm u, nhưng cũng có những đại dương chan hòa ánh nắng; có đồng bằng phì nhiêu màu mỡ nhưng đồng thời cũng có cả những vùng cao nguyên, hoang mạc khô cằn. Thiên nhiên bao la hùng vĩ ấy làm cho người Ấn Độ thiết tha với cuộc sống, say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhưng cũng chính thiên nhiên huyền bí và đầy uy lực ấy đã cho con người cảm thấy mình yếu đuối và bất lực những hiểm họa khôn lường. Những điều kiện tự nhiên ấy đã tác động thường xuyên và lâu dài đến sinh hoạt vật chất và tinh thần, đến tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, đặc biệt ảnh hưởng đến phong cách tư duy độc đáo vừa thâm trầm sâu sắc, vừa trừu tượng của người Ấn Độ. 2. Điều kiện xã hội Ấn Độ là quốc gia rộng lớn đông dân, có lịch sử lâu đời và là một trong những nền văn minh rực rỡ của nhân loại. Lịch sử Ấn Độ cổ trung đại được chia thành 3 thời kỳ phát triển: Thời kỳ thứ nhất – “Thời kỳ văn minh sông Ấn” (từ 2000 năm đến 3000 năm TCN): thời kỳ này Ấn Độ đã có nền văn minh phát triển khá rực rỡ gọi là nền văn minh sông Ấn hay nền văn minh Indus. Chủ nhân của nó là người Dravidien. Thời kỳ thứ hai – “Thời kỳ Vêda” (thế kỷ XVVII TCN) đây là thời kỳ người Aryan (dân du mục phía Bắc) tràn xuống xâm lược, thôn tính nền văn minh Indus của người Dravidien. Thời kỳ này gắn liền với sự ra đời và ảnh hưởng của bộ kinh Vêda, một tác phẩm tín ngưỡng tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người Ấn Độ và nhiều trường phái triết học bắt nguồn từ tư tưởng kinh này. Thời kỳ thứ ba (từ thế kỷ VIIIV TCN): là thời kỳ hình thành các quốc gia Ấn Độ, có sự phát triển mạnh mẽ của LLSX, công cụ SX bằng sắt phổ biến, chế độ chiếm hữu nô lệ đã hình thành; khoa học, tôn giáo phát triển mạnh. Những điều kiện phát triển của xã hội đã ảnh hưởng quyết định đến việc ra đời các hệ thống triết học – tôn giáo lớn của Ấn Độ thời kỳ cổ đại 3. Về kinh tếxã hội Ấn Độ là một trong những cái nôi của văn minh lúa nước nên kinh tế nông nghiệp là phổ biến, thủ công nghiệp khá phát triển. Nhưng do điều kiện tự nhiên khống thuận lợi cho nên kinh tế phát triển chậm. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất tự cấp, tự túc làm cho đời sống xã hội rất khó khăn, người dân vất vả, lam lũ quanh năm, nhất là các tầng lớp nhân dân lao động. 4. Về chính trịxã hội Triết học Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chế độ nô lệ mang nặng tính chất gia trưởng, sự phân biệt đẳng cấp hết sức ngặt nghèo và kiểu tổ chức xã hội “công xã nông thôn”: + Những người nô lệ không phải là lực lượng sản xuất chủ yếu, LLSX chủ yếu là nông dân, nông nô, thợ thủ công. Nô lệ chủ yếu làm gia nô trong cung đình, các gia đình quý tộc và làm công bộc trong những nơi tế lễ, hoạt động công cộng.
Trang 1Đề cương môn Lịch sử triết học Phương Đông cổ, trung đại.
Câu 1: Hoàn cảnh của Ấn Độ thời kỳ cổ-trung đại? Đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ, trung đại? (Lấy ví dụ cụ thể để minh họa)
Trả lời:
A Hoàn cảnh của Ấn Độ thời kỳ cổ, trung đại
1 Điều kiện tự nhiên
- Ấn Độ là một tiểu lục địa rộng lớn nằm ở phía Nam châu Á, phía Bắc làdãy Himalaya dài 2600km, nơi có nhiều đỉnh núi cao thuộc loại nhất thế giới DãyHimalaya này được xem là chốn linh thiêng, nơi tu hành khổ luyện của các đạo sĩ
Họ tránh nơi ồn ào náo nhiệt để tĩnh tâm thiền định, chiêm ngưỡng về bản chất vũtrụ và nhân sinh, tìm cách giải thoát cho cảnh đời lầm than khổ ải
- Ấn Độ là nơi tụ họp của năm con song lớn, trong đó có 2 con sống lớn nhất
là sông Ấn và sông Hằng dài trên 1500km Phù sa của các con sông lớn bồi đắp lêncác đồng bằng phì nhiêu, là chiếc nôi nuôi dưỡng nền văn minh Ấn Hà – một trongnhững nền văn minh lớn và cổ xưa của loài người
- Điều kiện thiên nhiên Ấn Độ rất khắc nghiệt, miền bắc là vùng rừng núihiểm trở, quanh năm tuyết phủ, phía nam nắng nóng thiêu đốt, đất đai khô cằn,hoang mạc khiến cho con người phải lam lũ, vất vả quanh năm
=> Tóm lại: Ấn Độ có điều kiện tự nhiên vừa hung vĩ đa dạng vừa rất khắcnghiệt: có núi cao rừng rậm âm u, nhưng cũng có những đại dương chan hòa ánhnắng; có đồng bằng phì nhiêu màu mỡ nhưng đồng thời cũng có cả những vùngcao nguyên, hoang mạc khô cằn Thiên nhiên bao la hùng vĩ ấy làm cho người Ấn
Độ thiết tha với cuộc sống, say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên Nhưng cũng chínhthiên nhiên huyền bí và đầy uy lực ấy đã cho con người cảm thấy mình yếu đuối vàbất lực những hiểm họa khôn lường Những điều kiện tự nhiên ấy đã tác độngthường xuyên và lâu dài đến sinh hoạt vật chất và tinh thần, đến tập quán, tínngưỡng tôn giáo, đặc biệt ảnh hưởng đến phong cách tư duy độc đáo vừa thâmtrầm sâu sắc, vừa trừu tượng của người Ấn Độ
Trang 22 Điều kiện xã hội
Ấn Độ là quốc gia rộng lớn đông dân, có lịch sử lâu đời và là mộttrong những nền văn minh rực rỡ của nhân loại Lịch sử Ấn Độ cổ trung đại đượcchia thành 3 thời kỳ phát triển:
- Thời kỳ thứ nhất – “Thời kỳ văn minh sông Ấn” (từ 2000 năm đến
3000 năm TCN): thời kỳ này Ấn Độ đã có nền văn minh phát triển khá rực rỡ gọi
là nền văn minh sông Ấn hay nền văn minh Indus Chủ nhân của nó là ngườiDravidien
- Thời kỳ thứ hai – “Thời kỳ Vêda” (thế kỷ XV-VII TCN) đây là thời
kỳ người Aryan (dân du mục phía Bắc) tràn xuống xâm lược, thôn tính nền vănminh Indus của người Dravidien Thời kỳ này gắn liền với sự ra đời và ảnh hưởngcủa bộ kinh Vêda, một tác phẩm tín ngưỡng tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đờisống của người Ấn Độ và nhiều trường phái triết học bắt nguồn từ tư tưởng kinhnày
- Thời kỳ thứ ba (từ thế kỷ VII-IV TCN): là thời kỳ hình thành các quốcgia Ấn Độ, có sự phát triển mạnh mẽ của LLSX, công cụ SX bằng sắt phổ biến,chế độ chiếm hữu nô lệ đã hình thành; khoa học, tôn giáo phát triển mạnh Nhữngđiều kiện phát triển của xã hội đã ảnh hưởng quyết định đến việc ra đời các hệthống triết học – tôn giáo lớn của Ấn Độ thời kỳ cổ đại
3 Về kinh tế-xã hội
Ấn Độ là một trong những cái nôi của văn minh lúa nước nên kinh tếnông nghiệp là phổ biến, thủ công nghiệp khá phát triển Nhưng do điều kiện tựnhiên khống thuận lợi cho nên kinh tế phát triển chậm Nền kinh tế nông nghiệplạc hậu, sản xuất tự cấp, tự túc làm cho đời sống xã hội rất khó khăn, người dân vất
vả, lam lũ quanh năm, nhất là các tầng lớp nhân dân lao động
4 Về chính trị-xã hội
Triết học Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chế độ nô lệ mang nặngtính chất gia trưởng, sự phân biệt đẳng cấp hết sức ngặt nghèo và kiểu tổ chức xãhội “công xã nông thôn”:
Trang 3+ Những người nô lệ không phải là lực lượng sản xuất chủ yếu, LLSXchủ yếu là nông dân, nông nô, thợ thủ công Nô lệ chủ yếu làm gia nô trong cungđình, các gia đình quý tộc và làm công bộc trong những nơi tế lễ, hoạt động côngcộng.
+ Trong chế độ”công xã nông thôn”, đất đai thuộc sở hữu của nhàvua và các tiểu vương, thành viên công xã làm việc, sinh sống trong khuôn khổ địavực công xã, quan hệ kinh tế tự cấp tự túc khép kín với bên ngoài Về hành chính,công xã nông thôn có quyền tự trị rất lớn, nhà nước hầu như không can dự vào các
cá nhân
=> chế độ nô lệ với kiểu tổ chức công xã nông thôn đã hạn chế lý trí, tróibuộc con người, bắt con người chấp nhân chế độ, phục tùng các thế lực bên ngoài,không nâng con người lên địa vị làm chủ
5 Về văn hóa-xã hội, khoa học
+ Ấn Độ được coi là thiên đường của các tôn giáo Các tôn giáo rấtphong phú, còn các vị thần của các tôn giáo nhiều không kể xiết
+ Ấn Độ là nước có ngôn ngữ cực kỳ phong phú Hiện nay Ấn Độ có
1500 ngôn ngữ, trong đó có 15 ngôn ngữ chính
+ Triết học Ấn Độ phát triển gắn liền với những thành quả văn hóa,khoa học của họ Khảo cổ học đã phát hiện những thành tựu khoa học trên các lĩnhvực thiên văn, chiêm tinh, toán học, y học, văn hóa, kiến trúc…
=> có thể nhận định rằng, “mọi ngả đường đều xuất phát từ Ấn Độ Nhữngthành quả văn hóa, khoa học thúc đẩy tư duy con người phát triển, hình thành thếgiới quan duy vật, tư tưởng biện chứng tự phát
B Đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ-trung đại
Triết học Ấn Độ phát triển đa dạng, mỗi trường phái có lý luận riêng, cócách tiếp cận các vấn đề triết học độc lập song đều thống nhất với nhau Tính thốngnhất được biểu hiện ở chỗ chúng đều dựa trên cơ sở hiện thực xã hội Ấn Độ, cùngmột mục đích chung là đi tìm lẽ sống cho nhân sinh, cùng bị chi phối bởi tư tưởngtruyền thống và tín ngưỡng cổ truyền
Trang 41 Triết học Ấn Độ phát triển khá phong phú cả về nội dung và hình thức Đềcập một cách sâu sắc những vấn đề khác nhau của triết học như: Bản thể luận, nhậnthức luận, logic học, đạo đức… với trình độ khá cao Tuy nhiên, Triết học Ấn Độđặc biệt đi sâu nghiên cứu tâm linh con người Vì vậy nên các tư tưởng triết họcnằm trong các học thuyết tôn giáo (các cuốn kinh của các học thuyết tôn giáo) vàcác nhà triết học đồng thời cũng là các bậc cao tăng, các nhà hiền triết Vì triết học
Ấn Độ gắn liền với tôn giáo nên các nhà triết học Ấn Độ đều đặt ra mục đích chovấn đề triết học của mình là giải thoát con người ra khỏi sự bế tắc
C/m: + Phái Yoga cho rằng: thực thể vật chất làm cho con người phát sinhdục vọng, dẫn con người đến khổ đau, bế tắc => giải thoát là làm cho tinh thầnthoát khoit sự níu kéo rang buộc của thể xác để đạt đến cái tinh thần trong sangtuyệt đối
+ Phái Nyaya cho rằng để giải thoát phải diệt vô tri
+ Phật giáo đưa ra nguyên lý giải thoát là tứ diệu đế
2 Về nhận thức luận: triết học Ấn Độ ko coi trọng nhận thức luận thôngthường (tức là nhận thức bằng cảm giác và lý trí) thay vào đó họ đề cao phươngpháp nhận thức trực giác – nhận thức bằng sự thể nghiệm tâm linh của con người,một năng lực nhận thức đặc biệt thông qua kinh nghiệm,tư duy trừu tượng
C/m: + Về nhận thức luận, Samkhya cho rằng”uy tín” nhận thức cái ko thểnhận thức được bằng cảm tính và suy luận Đây là nhận thức niềm tin, tình cảm tôngiáo
+ Phái Vedanta cho rằng thế giới ko có thực, chỉ là cái bóng của Brahman
=> phủ nhận lý trí vì nó chỉ đem lại hoài nghi
3 Quá trình phát triển của triết học Ấn Độ là quá trình đấu tranh giữa đườnglối duy vật vô thần với duy tâm tôn giáo, phủ nhận tư tưởng suy tôn thượng đế haytinh thần tối cao, chống lại quan điểm bát tử và sự siêu thoát của linh hồn conngười vào thế giới bên kia Tuy nhiên cuộc đấu tranh này còn mờ nhạt so với triếthọc phương tây Chủ yếu những tư tưởng DV và DT, hứu thần và vô thần đan xennhau cùng tồn tại trong 1 học thuyết, thậm chí trong cùng 1 triết gia
Trang 5C/m: + Về bản thể luận, phái Nyaya cho rằng thế giới do các nguyên tử tạonên Tuy nhiên họ cũng thừa nhận có thực thể tinh thần tồn tại bên cạnh các thựcthể vật chất Nó tồn tại vô hạn, vĩnh viễn, bất biến như thực thể vật chất Nhưng nó
ko tự phát sinh, ko tồn tại độc lập Nó chỉ phát sinh khi có có liên hệ với cảm giác
để tiếp xúc với khách thể => tính DV ko triệt để
+ Phái Veisesika cho rằng các sự vật vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn, vừa cócái chung vừa có cái riêng => quan niệm DVBC Tuy nhiên nó lại cho rằng ngoàinguyên tử ra, thế giới còn do vô số các linh hồn lớn nhỏ tạo thành => yếu tố DV và
DT đan xen nhau
+ Phật giáo cho rằng thế giới ko do lực lượng siêu nhiên tuyệt đối nào sinh
ra TG tồn tại như nó vốn có, ko sinh, ko diệt và nó vận động từ dạng này sangdạng khác => qđiểm DV vô thần, Nhưng về sau, qđiểm của phật giáo ngày càng xarời CNDV vô thần, chuyển sang lập trường DT-nhị nguyên, quan điểm phiếm thầnluận Phật giáo đưa ra nguyên lý giải thoát gọi là TỨ DIỆU ĐẾ
4 Do ảnh hưởng của hoàn cảnh chính trị-xã hội, triết học Ấn Độ phát triểnmột cách tiệm tiến theo kiểu trầm tích Các nhà triết học sau thường tự ghép mìnhvào 1 trường phái triết học đã có Họ đứng về một khuynh hướng TH nào đó đểđấu tranh làm sâu sắc thêm, mở rộng thêm và chứng minh tính đúng đắn đối vớinhững quan điểm của các bậc thầy chứ họ không phản bác lại thầy họ, ko có ý đồsáng lập ra trường phái mới
5 Triết học Ấn Độ có tính trì trệ và xu thế phát triển của nó là xu thế nhịnguyên luận hoặc duy tâm hóa Lúc đầu xuất hiện, tư tưởng triết học của Ấn Độcũng rất rực rỡ nhưng trong quá trình phát triển xuất hiện nhiều quan điểm mới củanhiều nhà triết học nhưng quan điểm của họ nghèo nàn và ko đặc sắc lắm
C/m: Samkhya cho rằng nguồn gốc thế giới ko phải do đấng tối cao tạo ra
mà do các thực thể vật chất tạo thành Cơ thể lúc đầu có vận động nhưng chưa có
tư duy, sau đó nhờ thực thể tinh thần làm cầu nối nên cơ thể có cảm giác, nhờ đócác cơ quan hoạt động và có trí năng và hình thành con người => như vậy, qđiểm
về vũ trụ, nhân sinh của Samkhya thể hiện tính chất vô thần, thừa nhận vận động,
Trang 6chuyển hóa quan hệ nhân quả of thế giới Tuy nhiên thế giới quan của Samkhyamang tính chất nhị nguyên
Câu 2: Tư tưởng triết học Phật giáo
Về thế giới quan
- Bằng sự phân tích nhân-quả, phật giáo cho rằng ko thể tìm ra nguyên nhânđầu tiên cho vũ trụ, nghĩa là ko có 1 đấng Brahman nào sang tạo ra vũ trụ Cùngvới sự phủ định Brahman, phật giáo cũng phủ định phạm trù Atman Phật giáo nêulên 2 qđiểm “Vô ngã” (nghĩa là ko có tôi) và quan điểm “Vô thường”
- Quan điểm vô ngã cho rằng vạn vật và vũ trụ chỉ là sự “giả hợp” cho hội
đủ nhân duyên nên thành ra “có” (tồn tại) Ngay bản thân sự tồn tại của thực thểcon người chẳng qua là do “ngũ uẩn” (5 yếu tố) hội tụ lại là: sắc (vật chất), thụ(cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý), và thức (ý thức) Như vậy là ko có cáigọi là “tôi” (vô ngã)
- Quan điểm “vô thường” nghĩa là mọi vật đều biến đổi, ko có cái gì là vĩnhhằng Quy luật vận động của vũ trụ và time là: THÀNH – TRỤ - HOẠI – KHÔNG(thành hình, tồn tại hiện hữu sau đó biến đổi về ko hình hài) Đối với vạn vật là:SINH – TRỤ - DỊ - DIỆT Với chúng sinh là: SINH – LÃO – BỆNH – TỬ Quyluật vận động trong ko gian là: LY – HỢP – TỤ - TÁN
=> vạn vật đều sinh ra hư hao và tan rã Phật giáo cho rằng sự tồn tại và biếnchuyển of vạn vật, chúng sinh đều là một chuỗi nhân-quả of nhau, tương tác nhân-quả 1 cách liên tục Vì vậy, tất cả mọi vật sinh ra đều vô thường, đều do cái khácsinh ra, tồn tại rồi hư hao, hủy diệt để chuyển thành cái khác Mọi vật đều cónguyên nhân, do một cái khác sinh ra, nó là kết quả đồng thời lại là nguyên nhâncủa cái khác Để nhân thành quả thì phải có duyên (điều kiện bên ngoài)
Về nhân sinh quan
Cơ sở xã hội và mục đích của phật giáo là đi tìm lẽ sống cho con người, làtìm ra bản chất, ý nghĩa nhân sinh từ hiện thực đời sống con người, nhằm tìm raphương thức để giải quyết những khát vọng của con người Để thực hiện mục đích
đó, phật giáo đưa ra nguyên lý giải thoát
Trang 7Có thể nói xuất phát điểm của tư tưởng giải thoát trong triết lý phật giáo làbắt nguồn từ nỗi khổ của cuộc sống con người Và nhiệm vụ, mục đích tối cao của
sự giải thoát trong triết lý đạo phật là xóa bỏ sự vô minh, mê ngộ của con người,đạt tới sự giác ngộ với cái tâm sang tỏ bản nhiên, nhận ra chân bản tính của mình
và thực tướng của vạn vật, từ đó dập tắt được ngọn lửa ái dục, thoát khỏi mọi khổnão của cuộc đời Nguyên lý giải thoát của phật giáo gọi là “tứ diệu đế”
Khổ đế: khổ là phạm trù trung tâm của nhân sinh quan phật giáo Phật giáo
cho rằng tồn tại là khổ, sống là khổ Họ cho rằng đời là bể khổ, nước mắt bốn bể
ko nhiều bằng nước mắt chúng sinh Phật giáo khái quát có 8 sự khổ (bát khổ) trênđời: sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt li, oán tăng hội, sở cầu bất đắc, thủ ngũ uẩn Phậtgiáo quan niệm nỗi khổ là bản chất của con người, ko thấy nguyên nhân xã hội của
sự khổ của con người, tất cả do nhân - duyên mà thành Đây là quan điểm quyếtđịnh luận duy tâm
Tập đế (nhân đế): giải thích căn nguyên nỗi khổ của chúng sinh, đức phật
đã đưa ra thuyết “thập nhị nhân duyên”, vạch ra sự liên kết của nghiệp quả từ quákhứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai, bao gồm:
+ Vô minh: ko sang suốt, ko nhận thức được thế giới mà cơ bản là ko nhậnthức đc tứ diệu đế
+ Duyên hành: do vô minh khiến tâm vang động, ham muốn, suy nghĩ đểhành động để thỏa mãn Hành là quá trình tác ý thiện hay ác tạo thành nghiệp quảsau này
+ Duyên thức: là ý thức, từ hành dẫn đến ý thức về mình, về bản ngã, từ đónảy sinh ý thức tự kỷ, vị kỷ Từ ý thức mà duyên sắc phát sinh
+ Duyên danh sắc: tức là có tên và có hình Duyên sắc là hội tụ lục căn (mắt,tai, lưỡi, mũi, thân, ý)
+ Duyên lục nhập: có tên và có hình nên mới có lục nhập (năng lực phát sinhcảm giác) Mỗi căn có đối tượng là hoạt động, là sắc, hương, vị, xúc, pháp
+ Duyên xúc: do lục nhập mà có xúc (tiếp xúc với đối tượng mà có cảm giácsướng khổ)
Trang 8+ Duyên thụ: có lục căn, lục nhập, có xúc sẽ có cảm thụ sắc hương, vị, xúc,pháp, tức là thu nhận cái tác động của đối tượng vào mình, đó là lạc thụ, khổ thụ,thụ vô ký.
+ Duyên ái: có thụ cảm mà sinh ra duyên ái, là luyến ái, khát khao yêu thích,mong muốn, bám víu
+ Duyên thủ: dó ái mà cố bám lấy cái gì mà mình muốn
+ Duyên hữu: Do nắm giữ nên mọi cái có tồn tại, hiện hữu – cái đang có sẽtạo nghiệp
+ Duyên sinh: Do có nên sinh, là nguyện nhân của cái khác ra đời
+ Duyên lão tử: là già và chết Đã sinh ắt phải già, phải chết, nhưng sống vàchết là hai mặt ko tách rời nhau, níu kéo con người ta trong vòng luân hồi
Nhận thức ra cái khổ của con người ko phải chỉ có phật giáo, song mỗitrường phái triết học có cách giải thích, giải pháp khác nhau để giải phóng conngười Phật giáo ko thừa nhận nguyên nhân xã hội của sự khổ nơi con người Họchỉ khẳng định nguyên nhân có tính chất bản chất tiềm tại trong kiếp người, trong
đó vô minh là nguyên nhân đầu tiên của sự khổ Thiếu trí tuệ sáng suốt, u tối, mê
mờ là nguyên nhân đầu tiên của sự khổ Đây là quan điểm khá độc đáo của phậtgiáo, một tôn giáo coi trọng trí tuệ con người
Diệt đế: Để chỉ ra mục đích tối cao của sự giải thoát, đức phật đã đưa ra
chân lý lớn thứ ba là “Diệt khổ thánh đế” gọi tắt là diệt đế Đó là sự xa lánh trọnvẹn, là sự tận diệt chính cái dục ấy Đó là sự rời bỏ, sự khước từ, sự thoát ly và sựtách rời ra khỏi tâm ái dục Đó là chân lý cao thượng về sự diệt khổ Phật giáo chorằng cái khổ mặc dù thuộc về bản chất con người song có thể tiêu diệt được Phậtgiáo nêu nguyên lý giải thoát con người khỏi sự khổ luân hồi, truyền kiếp bằng conđường rèn luyện, tu dưỡng lâu dài, nhằm vào các nguyên nhân để tẩy trừ, trong đótrước hết là cái vô minh Làm được việc đó, con người sẽ được giải khổ và đạt đếncõi Niết bàn Niết bàn là nơi tịnh diệt, dứt bỏ mọi ham muốn, dập tắt ngọn lửa dụcvọng của chúng sinh Hiện nay, trong các trường phái Phật giáo, quan niệm về niết
Trang 9còn khác nhau Niết bàn là một khái niệm không thể dùng tư duy và ngôn từ đểđịnh nghĩa hay mô tả mà phải bằng chính sự chứng nghiệm trực giác.
Đạo đế: nhưng bằng cách nào để thực hiện được mục đích và lý tưởng giải
thoát, xóa bỏ vô minh, vọng tưởng làm mê tâm mờ tính, diệt mọi ái dục và đaukhổ, đưa đến sự an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và niết bàn Để lý giải vấn đềnày, đức phật đã đưa ra chân lý lớn thứ tư là “Đạo diệt khổ thánh đế”, gọi tắt làĐạo đế Để diệt khổ, phật giáo đưa ra con đường và cách thức diệt khổ (giải thoát)
đó ko phải là con đường tu luyện khổ hạnh, ép xác, cũng ko phải là con đườngchìm đắm trong dục vọng thấp hèn mà là xóa bỏ vô minh, diệt dục để giác ngộ vàgiải thoát Đó là con đường tu dưỡng về đạo đức, hướng thiện, trì giới, xóa bỏ hammuốn
Phật giáo chỉ ra 8 con đường chân chính diệt khổ (bát chính đạo):
+ Chính kiến: tức hiểu biết, nhận thức đúng đắn
+ Chính tư duy: là suy nghĩ chân chính
+ Chính nghiệp: Tức hành động, làm việc chân chính, ko làm những việc tàn
ác, tà gian
+ Chính ngữ: Chỉ nói những điều ngay thẳng, trung thực, đúng đắn, ko nóinhững điều giả dối
+ Chính mệnh: sống một cách trung thực, ko tham lam, gian tà, vụ lợi
+ Chính tịnh tiến: cố gắng, nỗ lực, sáng suốt vươn lên 1 cách đúng đắn.+ Chính niệm: chỉ suy niệm những điều chân chính, nghĩ về chính pháp, gạt
Ngũ giới gồm:
+ Bất sát – ko sát sinh: để cho mọi vật được sống trọn kiếp của nó
Trang 10+ Bất đạo – ko đạo tặc: ko làm những điều tàn ác, gian dối, phi nhân nghĩa.+ Bất dâm – ko dâm dục: bỏ tâm tư dục
+ Bất vọng ngữ: ko nói dối, ko bịa đặt
+ Bất ẩm tửu: ko uống rượu
Lục độ tức 6 phép tu gồm:
+ Bố thí: đem tiền của, tâm trí cứu giúp con người với lòng từ bi, bác ái, vôtư
+ Trì giới: giữ nghiêm luật
+ Nhẫn nhục: kiên nhẫn, chịu đựng, nhường nhịn trong hành động, lời nói, ýnghĩ Ko oán giận, nóng nảy, ko tâm phục thù
+ Tịnh tiến: sự cố gắng vươn lên học tập tu dưỡng ngày càng tốt
+ Thiền định: Tập trung cao độ tâm trí vào 1 chỗ để tâm được an trụ
+ Bát nhã: là trí tuệ do thiền định phát sinh mà hiểu rõ được thực tướng vạnpháp thấu suốt được chân bản tính của mình
=> Kết luận: - TGQ phật giáo có nhiều yếu tố tích cực; vô thần, có nhiều yếu
tố biện chứng có giá trị
- Tư tưởng giải thoát trong triết lý phật giáo đã thể hiện tính chất nhân bảnrất sâu sắc Nó ko chỉ phủ nhận thế giới quan thần quyền và chủ nghĩa siêu nhiênđương thời mà còn lên án mọi sự bất công, đau khổ của xã hội do chế độ chiếmhữu nô lệ về chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội vô cùng trì trệ, lạc hậu và khắcnghiệt gây nên Nó quan tâm đến thân phận và đời sống của mỗi người và chủtrương giải thoát cho tất cả chúng sinh khỏi những nỗi khổ của cuộc đời bằng tintưởng vào đời sống đạo đức, từ, bi, hỉ, xả, bác ái và sức mạnh của trí tuệ Conđường và cách thức giải thoát giải thoát trong triết lý phật có 1 ý nghĩa thiết thực
và giản dị, có ảnh hưởng tích cực đối với đời sống xã hội Ấn Độ
- Tư tưởng giải thoát trong triết học phật giáo mang tính ảo tưởng (gắn liềnvới tôn giáo) khi chỉ dừng lại ở sự giải phóng về đời sống tư tưởng, đạo đức, tâm lýcủa con người do chưa thấy nguyên nhân đích thực của nỗi khổ của con người và ítmang tính diệt dục
Trang 11Câu 3: Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của triết học Trung Quốc cổ đại
A Hoàn cảnh lịch sử
- Điều kiện tự nhiên: Trung Hoa cổ đại là một quốc gia rộng lớn có 2 miền
khác biệt:
+ Miền Bắc: địa hình rất phức tạp chủ yếu là núi, có lưu vực sông Hoàng
Hà, xa biển, khí hậu lạnh, đất đai khô cằn, cây cỏ thưa thớt, sản vật hiếm hoi =>đời sống người dân rất khó khăn
+ Miền Nam: có lưu vực sông Dương Tử, khí hậu ấm áp, đất đai phì nhiêu,cây cối xanh tươi, sản vật phong phú => đời sống ng dân rất tốt
- Về xã hội: Trung hoa cổ đại có lịch sử lâu đời từ cuối thiên niên kỷ III
TCN kéo dài tới tận thế kỷ III TCN với sự kiện Tần Thủy Hoàng thống nhất TrungHoa, mở đầu thời kỳ trung hoa phong kiến Trong khoảng 2000 năm lịch sử ấy,lịch sử trung hoa được phân chia thành 2 thời kỳ lớn (2 giai đoạn):
+ Giai đoạn 1: Từ thế kỷ IX TCN trở về trước - thời kỳ Tam Đại: nhà Hạ,nhà Thương, nhà Chu Nhà Hạ ra đời khoảng thế kye XXI TCN, mở đầu cho chế
độ chiếm hữu nô lệ ở trung hoa Khoảng nửa đầu thế kỷ XVII TCN nhà Thương đcthành lập Khoảng thế kỷ XI TCN nhà Chu đc thành lập (giai đoạn đầu của nhàChu là Tây Chu) đưa chế độ nô lệ ở Trung hoa lên đỉnhcao
+ Giai đoạn 2: từ thế kỷ VIII TCN đến thế kỷ III TCN: thời kỳ đông chu(hay thời kỳ Xuân thu-chiến quốc) – là thời kỳ chuyển biến từ chế độ chiếm hữu
nô lệ sang chế độ phong kiến
Về kinh tế: đồ sắt ra đời tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế TQ pháttriển nhanh chóng
Nông nghiệp: Công cụ LĐ đc cải tiến => năng suất lao động nhanh
Thương nghiệp phát triển, hoạt động buôn bán diễn ra sôi nổi, tiền tệ xãhội => thúc đẩy sự phát triển thương nghiệp, XH hình thành tầng lớp thương nhân,hình thành các thành thị buôn bán nhộn nhịp
Về chính trị: những biến đổi về kinh tế tất yếu dẫn đến những biến đổi vềchính trị trong thời kỳ xuân thu
Trang 12 Quyền sở hữu ruộng đất thuộc về tầng lớp dân chủ => chế độ sở hữu tưnhân về ruộng đất hình thành => xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo, sang hèn dựatrên cơ tài sản
Chế độ phong hầu kiến địa nhà Chu bị phá vỡ => XH rơi vào tình trạngđảo lộn Sự tranh giành địa vị XH của các thế lực cát cứ đã đẩy xã hội TQ cổ đạivào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên => đời sống ng dân vô cùng khổ cực,
lễ nghĩa cương thường bị đảo lộn, đạo đức bị suy đồi
Kết quả of những biến động XH đó là do những mâu thuẫn XH cực kỳ sâusắc:
Mâu thuẫn giữa tầng lớp dân chủ mới với giai cấp quý tộc cũ do giai cấpđịa chủ mới có địa vị kinh tế nhưng ko có địa vị chính trị trong XH
Mâu thuẫn giữa người lao động với giai cấp địa chủ quý tộc nhà Chu
Mâu thuẫn cục bộ trong tầng lớp quý tộc nhà Chu đang bị phân hóa: một
số muốn bảo lưu chế độ nhà Chu; một số cải cách trật tự cũ
=> những mâu thuẫn trên đòi hỏi phải đc giải quyết nhằm giải thể chế độ nô
lệ thị tộc nhà Chu hình thành XHPK giải thể chế độ tông pháp nhà Chu xây dựngnhà nước PK, giải phóng LLSX, mở đường cho XH phát triển
+ Toán học: người TQ cổ đại đã đạt đc trình độ khá cao, họ biết tính toándiện tích các hình,biết các phép đo lường
+ Về nông học và sinh vật học: người TQ cổ đại đã xác định được 1 hệthống các phương pháp canh tác chuyên canh, phương pháp bón phân cho đất,phương pháp trồng trọt theo thời vụ và kỹ thuật “dẫn thủy nhập điền”
Trang 13+ Về văn học: thời Tần đã để lại nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng như Kinhthi, Sở từ
+ Về sử học: thời cận đại người TQ đã sáng tạo ra nhiều booj sử có giá trịnhư Xuân thu, tả truyện, Quốc ngữ
=> cùng với thực tiễn lịch sử XH, những tri thức về KH, văn hóa phong phú
of người dân TQ thời kỳ cổ đại đã góp phần ko chỉ thúc đẩy sản xuất XH phát triển
mà còn là những tiền đề làm nảy sinh những tư tưởng triết học ở TQ cổ đại
Chính thời kỳ lịch sử có những biến động toàn diện và sâu sắc đó đãlàm nảy sinh hàng loạt các nhà tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triếthọc mở đầu cho nền triết học TQ Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của triết họctrung quốc, lịch sử thời kỳ này là thời kỳ “bách gia tranh minh” (trăm nhà đuatiếng)
B Đặc điểm của triết học TQ
1 Nội dung TH được trình bày đan xen vào các học thuyết chính trị XH Vềhình thức, triết học TQ ko trình bày thành hệ thống lý luận logic trong tác phẩmtriết học thuần túy, 1 số triết gia ko viết sách để lại Nội dung triết học thường thểhiện thông qua các ngụ ngôn, đối thoại, tình huống triết học… rất phong phú, sâusắc, đóng vai trò là hạt nhân thế giới quan, phương pháp luận của người TQ
C/m: + NDung chủ yếu trong “Luận ngữ’ của Khổng Tử là các quan điểm vềđạo đức, chính trị, triết học, giáo dục Tư tưởng triết học của Khổng Tử chủ yếu ởsách này
+ “Kinh thư” ghi chép sự kiện lịch sử, văn bản chính trị, quân sự hành chính
of vua => từ đó đề cao vai trò thiên tử để chư hầu phục tùng, đạt tới nền thái bìnhthịnh trị => phản ánh tư tưởng triết học thời sơ khai của người TQ
+ “Nam hoa kinh” of Trang Tử là sách triết học cũng là sách văn học Vềhình thức, trang tử có 3 cách nói: ngụ ngôn, trùng ngôn, chi ngôn Lời và việctrong Nam hoa kinh là những hình tượng nghệ thuật để diễn giải, thuyết minh tưtưởng triết học