1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tư tưởng hình thái kinh tế xã hội của mác, ăngghen trong một số tác phẩm chủ yếu và việc vận dụng nó vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam

16 527 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 79 KB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội là quan niệm cơ bản khoa học và cách mạng để phân tích lịch sử và vạch ra quy luật phát triển của xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên. Song, ngày nay, sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, lý luận đó đang vấp phải sự phê phán từ nhiều phía. Việc nhận thức đúng, bảo vệ và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội đã và đang trở thành một nhiệm vụ chính trị cấp bách đối với chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài : “Tư tưởng hình thái kinh tế xã hội của Mác, Ăngghen trong một số tác phẩm chủ yếu và việc vận dụng nó vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” nhằm khái lược tư tưởng của Mác, Ăngghen về lý luận hình thái kinh tế xã hội trong một số tác phẩm kinh điển, và nêu lên sự vận dụng học thuyết này vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam, con đường đúng đắn duy nhất mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Có thể kể đến một vài công trình như: “Một vài nhận thức về học thuyết hình thái kinh tế xã hội của Mác” của tác giả Tấn Hồng, “Học thuyết hình thái kinh tế xã hội nhìn từ góc độ giá trị phương pháp luận” của tác giả Trần Ngọc Hiển, “Sức sống của học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội trong thời đại ngày nay” của tác giả Hồ Trọng Viện… “Học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội và ý nghĩa của nó đối với nhận thức lý luận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” của tác giả Phạm Chung 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Khóa luận góp phần làm rõ: Thứ nhất là những tư tưởng hình thái kinh tế xã hội của Mác, Ăngghen trong một số tác phẩm kinh điển

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội là quan niệm cơ bản khoa học và cách mạng để phân tích lịch sử và vạch ra quy luật phát triển của xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên Song, ngày nay, sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, lý luận đó đang vấp phải sự phê phán từ nhiều phía Việc nhận thức đúng, bảo vệ và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội đã và đang trở thành một nhiệm

vụ chính trị cấp bách đối với chúng ta trong giai đoạn hiện nay Chính vì

vậy, em lựa chọn đề tài : “Tư tưởng hình thái kinh tế xã hội của Mác, Ăngghen trong một số tác phẩm chủ yếu và việc vận dụng nó vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” nhằm khái lược tư tưởng của

Mác, Ăngghen về lý luận hình thái kinh tế - xã hội trong một số tác phẩm kinh điển, và nêu lên sự vận dụng học thuyết này vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam, con đường đúng đắn duy nhất mà Đảng

và nhân dân ta đã lựa chọn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Có thể kể đến một vài công trình như: “Một vài nhận thức về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác” của tác giả Tấn Hồng, “Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội nhìn từ góc độ giá trị phương pháp luận” của tác giả Trần Ngọc Hiển, “Sức sống của học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội trong thời đại ngày nay” của tác giả Hồ Trọng Viện…

“Học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội và ý nghĩa của nó đối với nhận thức lý luận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” của tác giả Phạm Chung

3 Mục đích nghiên cứu đề tài

Khóa luận góp phần làm rõ:

Thứ nhất là những tư tưởng hình thái kinh tế xã hội của Mác, Ăngghen trong một số tác phẩm kinh điển

Trang 2

Thứ hai là việc vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay

4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài

Khảo cứu những tư tưởng cơ bản về hình thái kinh tế xã hội của Mác, Ăngghen trong các tác phẩm: Hệ tư tưởng Đức, Sự khốn cùng của triết học, Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản và việc vận dụng học thuyết hình thái kinh

tế - xã hội vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích – tổng hợp

- Phương pháp logic – lịch sử

- Phương pháp trừu tượng – cụ thể

6 Đóng góp mới của đề tài

Khóa luận góp phần làm rõ hơn những tư tưởng của Mác, Ăngghen trong một số tác phẩm kinh điển như Hệ tư tưởng Đức, Sự khốn cùng của triết học, Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản đồng thời trình bày khái quát sự vận dụng học thuyết này vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong những giai đoạn khác nhau

7 Cấu trúc của khóa luận

 Phần mở đầu

 Phần nội dung

 Phần kết luận m

 Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 3

Chương I Tư tưởng về hình thái kinh tế xã hội trước Mác và những tư

tưởng của Mác – Ăngghen trong một số tác phẩm chủ yếu

1.1 Tư tưởng về hình thái kinh tế xã hội trước Mác

Như chúng ta đã biết, trong lịch sử tư tưởng nhân loại trước Mác đã

có không ít cách tiếp cận khi nghiên cứu sự phát triển của lịch sử xã hội

- Đêmôcrit: khi mới ra đời, xã hội loài người trải qua cuộc sống gần như thú vật, ăn quả trên cây, múc nước sông để uống, dần dần tụ tập thành bầy, sống cùng với nhau, bảo vệ nhau Trong quá trình ấy họ phát sinh ra lửa, sau khi phát sinh ra lửa thì dẫn đến sự khác biệt về chất trong cuộc sống của con người Con người biết nấu chín thức ăn, lấy vỏ cây làm quần áo che thân, từ

đó những nhu cầu mới xuất hiện, từ việc thỏa mãn những nhu cầu đó mà xã hội loài người phát triển

- Áp dụng quy tắc cơ học của Niutơn cho rằng các yếu tố trong vũ trụ phụ

thuộc nhau là do lực hút và lực đẩy.

- A.Xmít cho rằng trình tự xã hội phát sinh hoàn toàn do sự cạnh tranh tự

do

- Giambaxtixta Vicô: lịch sử nhân loại là lịch sử phát sinh, phát triển của dân tộc Lịch sử này diễn ra theo chu kỳ ví như sự phát triển của mỗi cá thể người, bắt đầu từ thời thơ ấu, qua thời thanh niên, rồi đến tuổi trưởng thành, sau đó lại quay về thời kỳ đầu tiên

- Rút xô đã nêu tư tưởng về xu thế chung của lịch sử nhân loại thông qua sự

phát triển của các quan hệ xã hội

- Hêghen đã xây dựng một quan niệm về quá trình phát triển lịch sử xã hội loài người nói chung Ông đã trình bày lược đồ phát triển như sau: 1 Thế giới phương Đông chỉ một người có tự do là nhà vua chuyên chế, còn nhân dân không có tự do; 2 Thế giới Hy Lạp và Rôma có tự do hạn chế của một

số người; 3 Thế giới Đức có tự do cho tất cả mọi người Theo Hêghen quá trình phát triển lịch sử là biểu hiện sự phát triển của “ý niệm tự do” …

Trang 4

1.2 Tư tưởng của Mác – Ăngghen trong một số tác phẩm kinh điển chủ yếu

* Tác phẩm Hệ tư tưởng Đức

Xuất phát từ lĩnh vực sản xuất vật chất, Mác và Ăngghen đã vạch ra những yếu tố những mối liên hệ cơ bản, đặt tất cả những yếu tố và những mối liên

hệ đó trong chỉnh thế, trong hệ thống, và chỉ ra sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa chúng theo những trình tự, quy luật nhất định

* Sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống vật chất của con người

- Mác và Ăngghen gọi đây là “hành vi lịch sử đầu tiên”, hành vi mà nhờ đó con người thoát khỏi đời sống loài vật (tr 14)

- Nguồn gốc căn bản, sâu xa và động lực cơ bản của toàn bộ sự phát triển lịch sử Nhưng đây không đơn giản chỉ là quá trình con người tác động vào

tự nhiên, mà cái quan trọng là tác động vào tự nhiên theo phương thức thực hiện những lợi ích vật chất mà họ có được, do phân công lao động giữa họ với nhau tạo nên (tr 18)

Các ông cũng đã đề cập đến các khái niệm: LLSX, Hình thức giao tiếp, PTSX, Xã hội công dân, KTTT

* LLSX: Mối quan hệ giữa người với tự nhiên trong sản xuất vật chất

* QHSX: Mối quan hệ giữa người với người

* PTSX: là sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và hình thức giao tiếp tương ứng với nó

Mác và Ăngghen không đồng nhất sản xuất với phương thức sản xuất, theo

các ông sản xuất được tiến hành “theo một phương thức nhất định” Tr 14

Trang 5

Mác và Ăngghen cho rằng chính sự xung đột giữa lực lượng sản xuất và hình thức giao tiếp là nguyên nhân cơ bản nhất quyết định việc hệ thống xã hội này có thể thay thế một hệ thống xã hội khác Tr 18

Chính do sự không ngừng phát triển những lực lượng sản xuất cho đến khi những lực lượng sản xuất đó mâu thuẫn với hình thức giao tiếp (nhưng vẫn không làm hại đến cơ sở của nó) thì đều đưa đến sự bùng nổ một cuộc cách mạng xã hội với những hình thức phụ khác nhau của nó như mâu thuẫn về ý thức, đấu tranh tư tưởng Nhờ cách mạng một chế độ xã hội mới lại được thiết lập, trong đó các cá nhân tiếp tục phát triển Đó là cách thức cơ bản tất yếu của sự phát triển lịch sử nói chung Tr 19

* Xã hội công dân (Kiến trúc thượng tầng) tr 15

Nó “bao trùm toàn bộ sự giao tiếp vật chất của các cá nhân trong

một giai đoạn phát triển nhất định của lực lượng sản xuất Nó bao trùm toàn bộ đời sống thương nghiệp và công nghiệp trong giai đoạn đó” 2 hay là

“tổng số những lực lượng sản xuất, những tư bản và những hình thức xã hội

của sự giao tiếp hiện có” (sau này từ “xã hội công dân” được thay bằng “cơ

sở hạ tầng”).

* KTTT (tr 16)

Các ông đã đề cập đến các yếu tố như: cơ cấu xã hội, chính trị, nhà nước, pháp quyền, kiến trúc thượng tầng tư tưởng…Yếu tố này hình thành trực tiếp trên cơ sở hình thức giao tiếp hay xã hội công dân, là biểu hiện của “xã hội công dân” Trong các yếu tố này, Mác và Ăngghen rất coi trọng yếu tố chính trị, nhà nước, xem đó là những yếu tố gần, trực tiếp nhất với xã hội công dân và chi phối các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng tư tưởng

2

Trang 6

Lưu ý rằng, ở đây hai ông coi kiến trúc thượng tầng không bao gồm các lĩnh vực chính trị, nhà nước, pháp quyền

Từ toàn bộ sự phân tích, luận giải trên, đồng thời căn cứ vào từ “chế độ xã

hội” mà Mác và Ăngghen sử dụng trong tác phẩm, có thể hiểu hệ thống của

những yếu tố và những mối liên hệ của đời sống xã hội như nói trên chính là hình thái kinh tế - xã hội, tức một chế độ xã hội nhất định Mỗi chế độ đó được đặc trưng bằng một trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, một phương thức hợp tác của các cá nhân hay một hình thức giao tiếp thích hợp

và một thể chế nhà nước tương ứng bảo vệc hco những cá nhân có lợi ích vật chất thống trị, cùng với kiến trúc thượng tầng tư tưởng phù hợp

* Tác phẩm Sự khốn cùng của triết học

Trong tác phẩm này, điểm nổi bật nhất là việc xác định rõ hơn, chính diện hơn nội dung khái niệm phương thức sản xuất Nói về lực lượng sản xuất, Mác chú ý đến yếu tố công cụ lao động, xem như là cái đặc trưng cho

trình độ của lực lượng sản xuất ở mỗi giai đoạn lịch sử

Đặc biệt, nói về yếu tố thứ hai cấu thành phương thức sản xuất, Mác đã gọi đích danh đó là “quan hệ sản xuất”, thay thế cho các tên gọi trước đây

là “hình thức của giao tiếp” hay “sự giao tiếp của vật chất”

Mác đã nhấn mạnh yếu tố chủ thể của phương thức sản xuất, do đó cũng

là của hình thái kinh tế - xã hội Chủ thể ấy không phải ai khác mà chính là chủ sở hữu những tư liệu sản xuất cơ bản của xã hội, tức là làm chủ những

tư liệu sản xuất đặc trưng cho một thời đại lịch sử nhất định và do đó, là chủ thể của phương thức sản xuất, của chế độ kinh tế và vì vậy, là chủ thể của xã hội

Trang 7

Mác đi đến nhận thức sâu sắc hơn về mối liên hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất và chỉ ra liên hệ cốt tử của nó là liên hệ giữa trình độ của lực lượng sản xuất được biểu hiện ở yếu tố công cụ lao động và chủ thể của phương thức sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất, công cụ lao động chẳng qua là những lực lượng của chính chủ thể ấy

Mác hiểu phương thức sản xuất là mối liên hệ hữu cơ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nó được xác lập ngay trong quá trình sản xuất Theo Mác: một phương thức sản xuất nhất định có thể được đặc trưng bằng lực lượng sản xuất hoặc bằng quan hệ sản xuất Nhận thức sâu hơn về phương thức sản xuất, Mác đi đến nhận thức về quy luật lịch sử cơ bản nhất Chính mối liên hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong sự vận động phát triển của phương thức sản xuất, của sản xuất, do đó của quá trình lịch sử làm thành quy luật, thành nội dung cơ bản của phương thức sản xuất

* Tác phẩm Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản

Trong tác phẩm này, Mác và Ăngghen đã sử dụng khái niệm “Quan

hệ sản xuất”, “Lực lượng sản xuất”, “Phương thức sản xuất”, “Tư liệu sản xuất”

Cũng trong tác phẩm này quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình

độ của lực lượng sản xuất tuy chưa được được trình bày một cách cụ thể với

tư cách là một quy luật, nhưng những tư tưởng cơ bản về quy luật này thì đã được Mác và Ăngghen trình bày và minh chứng một cách rất rõ ràng qua việc phân tích diễn tiến lịch sử:

Trước tiên Mác và Ăngghen trình bày những bằng chứng, cơ sở theo diễn tiến lịch sử để chúng ta thấy được rằng những mầm mống cho sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã được hình thành nảy sinh, trong lòng xã hội phong

Trang 8

kiến, và qua một quá trình tích lũy, phát triển, chế độ tư bản đã lớn mạnh thay thế sự thống trị của chế độ phong kiến, hay nói cách khách giai cấp tư sản đã lớn mạnh tước đi sự thống trị hàng ngàn năm của giai cấp phong kiến Qua việc nêu ra diễn tiến của quá trình lịch sử này chúng ta đã thấy được rất

rõ những tư tưởng của Mác và Ăngghen về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất cụ thể hơn trong việc phân tích này,

là Mác, Ăngghen đã nêu lên tư tưởng: Sự không phù hợp của quan hệ sản xuất (mà cụ thể ở đây là chế độ sở hữu phong kiến) với trình độ của lực lượng sản xuất đã phát triển như những xiềng xích, cản trở sản xuất Và phải đập tan những xiềng xích đó thì sản xuất mới phát triển

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, học thuyết hình thái kinh tế xã hội là

cơ sở cho Mác xây dựng quan niệm về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Theo Mác, đó là một chế độ xã hội được xây dựng trên cơ sở chế

độ công hữu về tư liệu sản xuất, mà tư liệu sản xuất này là lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa cao lúc bấy giờ

Chương II Nội dung khoa học của học thuyết hình thái kinh tế xã hội

và việc vận dụng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2.1 Nội dung khoa học của học thuyết hình thái kinh tế xã hội 2.1.1 Sản xuất vật chất – cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội

Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người

2.1.2 Biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 2.1.2.1 Khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất

a Phương thức sản xuất

Trang 9

Sản xuất vật chất được tiến hành bằng phương thức sản xuất nhất định Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người

b Lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất

c Quan hệ sản xuất

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội) Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ

về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra

2.1.2.2 Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó Khi một phương thức sản

xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là

"hình thức phát triển" của lực lượng sản xuất

Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất Khi đó, quan hệ sản xuất trở thành "xiềng xích" của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển Yêu cầu khách

Trang 10

quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế

2.1.3 Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 2.1.3.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

a Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định

b Kiến trúc thượng tầng

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội…được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định

2.1.3.2 Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

a Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng trước hết thể hiện ở chỗ: Mỗi cơ sở hạ sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương với nó

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng còn thể hiện ở chỗ: cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn, kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo

b Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng

Tất cả các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều có tác động đến cơ sở

hạ tầng Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có cách thức

Ngày đăng: 13/08/2017, 09:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w