Mục lục LỜI CẢM ƠN 2 GIẢI THÍCH CÁC KÝ HIỆU TRONG ĐỒ ÁN 3 LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, KINH TẾ NHÂN VĂN VÙNG NGHIÊN CỨU 5 1.1. Đặc điểm tự nhiên 5 1.2. Đặcđiểmkinhtếnhânvănthành phốVũngTàu 6 1.3. Thuận lợi và khó khăn trong công tác tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí 8 CHƯƠNG 2. CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT MỎ BẠCH HỔ 9 2.1. Lịch sử tìm kiếm, thăm dò dầu khí Mỏ Bạch Hổ 9 2.2. Cấu trúc địa chất 11 2.2.1. Địa tầng 12 2.2.2. Đặc điểm cấu kiến tạo 22 2.2.3. Lịchsửpháttriểnđịa chất 32 2.2.4. Hệthốngdầu khí 34 CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CỦA OLIGOXEN DƯỚI KHU VỰC BẮC MỎ BẠCH HỔ 38 3.1. TrầmtíchchứasảnphẩmOligoxendưới 39 3.2. Các chỉ số công nghệ Oligoxen dưới khu vực phía bắc mỏ Bạch Hổ 40 3.2.1. Quỹ giếng 40 3.2.2. Động thái các chỉ số công nghệ khai thác 40 3.2.3. Trạng thái năng lượng vỉa 46 3.2.4. Phân tích hệ thống bơm ép 49 3.2.5. Phân tích công tác tận thu hồi trữ lượng dầu 51 CHƯƠNG 4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP NỨT VỈA THỦY LỰC 54 4.1. Khái niệm về phương pháp nứt vỉa thủy lực 54 4.1.1. Bản chất quá trình NVTL 54 4.1.2. Mục đích của phương pháp 55 4.1.3. Đối tượng áp dụng cho công tác nứt vỉa thủy lực 55 4.2. Cơ sở lý thuyết của các mô hình nứt vỉa thủy lực 56 4.3. Vật liệu chèn (propant) 58 4.3.1. Tổng quan về vật liệu chèn 58 4.3.2. Các đặc tính của vật liệu chèn ảnh hưởng đến độ dẫn lưu của khe nứt 59 4.4. Dung dịch nứt vỉa thủy lực và chất phụ gia 62 4.5. Phân tích các hệ số ảnh hưởng đến sản lượng thu hồi và tốc độ khai thác 65 4.5.1. Chiều dài được chèn vật liệu 65 4.5.3. Chiều cao khe nứt 67 CHƯƠNG 5. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP NỨT VỈA THỦY LỰC CHO GIẾNG 1023 –MSP10 68 5.1. Khái quát chung 68 5.1.1 Vị trí giếng 1023 68 5.1.2 Lịch sử khai thác giếng 1023MSP10 68 5.2. Tiêu chí lựa chọn đối tượng nứt vỉa giếng 1023 75 5.2.1. Lựa chọn vỉa 75 5.2.2. Lựa chọn giếng 76 5.3. Dữ liệu thu thập từ giếng 1023–MSP10 80 5.3.1. Thông số của vỉa 80 5.3.2. Thông số giếng 83 5.4. Công nghệ tiến hành và quy trình thực hiện 87 5.4.1. Công nghệ tiến hành 87 5.4.2. Quy trình thực hiện 89 5.5. Lựa chọn mô hình tính toán và kết quả thu được 90 5.5.1. Chọn mô hình tính toán 90 5.5.2. Kết quả từ mô hình tính toán 91 5.5.3. So sánh sản lượng khai thác dự báo và sản lượng thực tế 94 5.6. Hiệu quả kinh tế từ áp dụng phương pháp NVTL 97 5.7. Những yêu cầu cơ bản về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý, sự cố khi tiến hành nứt vỉa thủy lực và cách khắc phục 99 5.7.1. Những yêu cầu cơ bản về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý 99 5.7.2. Một số sự cố có thể sảy ra khi tiến hành nứt vỉa thủy lực và cách khắc phục 99 KẾT LUẬN 102 KIẾN NGHỊ 103 Tài liệu tham khảo 104
Trang 11.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn thành phố Vũng Tàu 6
1.3 Thuận lợi và khó khăn trong công tác tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí 8
CHƯƠNG 2 CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT MỎ BẠCH HỔ 9
2.1 Lịch sử tìm kiếm, thăm dò dầu khí Mỏ Bạch Hổ 9
3.1 Trầm tích chứa sản phẩm Oligoxen dưới 39
3.2 Các chỉ số công nghệ Oligoxen dưới khu vực phía bắc mỏ Bạch Hổ 40
3.2.1 Quỹ giếng 40
3.2.2 Động thái các chỉ số công nghệ khai thác 40
1
Trang 23.2.3 Trạng thái năng lượng vỉa 46
3.2.4 Phân tích hệ thống bơm ép 49
3.2.5 Phân tích công tác tận thu hồi trữ lượng dầu 51
CHƯƠNG 4 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP NỨT VỈA THỦY LỰC 54
4.1 Khái niệm về phương pháp nứt vỉa thủy lực 54
4.1.1 Bản chất quá trình NVTL 54
4.1.2 Mục đích của phương pháp 55
4.1.3 Đối tượng áp dụng cho công tác nứt vỉa thủy lực 55
4.2 Cơ sở lý thuyết của các mô hình nứt vỉa thủy lực 56
4.3 Vật liệu chèn (propant) 58
4.3.1 Tổng quan về vật liệu chèn 58
4.3.2 Các đặc tính của vật liệu chèn ảnh hưởng đến độ dẫn lưu của khe nứt .594.4 Dung dịch nứt vỉa thủy lực và chất phụ gia 62
4.5 Phân tích các hệ số ảnh hưởng đến sản lượng thu hồi và tốc độ khai thác .65
4.5.1 Chiều dài được chèn vật liệu 65
4.5.3 Chiều cao khe nứt 67
CHƯƠNG 5 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP NỨT VỈA THỦY LỰC CHO GIẾNG1023 –MSP10 68
5.1 Khái quát chung 68
5.1.1 Vị trí giếng 1023 68
5.1.2 Lịch sử khai thác giếng 1023-MSP10 68
2
Trang 35.2 Tiêu chí lựa chọn đối tượng nứt vỉa giếng 1023 75
5.2.1 Lựa chọn vỉa 75
5.2.2 Lựa chọn giếng 76
5.3 Dữ liệu thu thập từ giếng 1023–MSP10 80
5.3.1 Thông số của vỉa 80
5.5.2 Kết quả từ mô hình tính toán 91
5.5.3 So sánh sản lượng khai thác dự báo và sản lượng thực tế 94
5.6 Hiệu quả kinh tế từ áp dụng phương pháp NVTL 97
5.7 Những yêu cầu cơ bản về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý, sự cố khi tiến hành nứt vỉa thủy lực và cách khắc phục 99
5.7.1 Những yêu cầu cơ bản về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý 99
5.7.2 Một số sự cố có thể sảy ra khi tiến hành nứt vỉa thủy lực và cách khắc phục 99
KẾT LUẬN 102
KIẾN NGHỊ 103
3
Trang 4Tài liệu tham khảo 104
4
Trang 5DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1.Sơ đồ vị trí mỏ Bạch Hổ trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam [9] 10
Hình 2.1 Sơ đồ phân chia mỏ Bạch Hổ ra các vòm và khu vực 17
Hình 4.6 cát nhân tạo bọc nhựa [4] 64
Hình 4.7 Ảnh hưởng của kích thước hạt chèn đến độ dẫn lưu theo ứng suất đóng[2] 65
Hình 4.8 Giá trị độ cầu và độ tròn cạnh của hạt chèn [2] 66
Hình 4.9 Giới hạn sử dụng vật liệu chèn theo ứng suất đóng [2] 67
Hình 4.10 Đường cong Mc Guire –Sikora [5] 71
Trang 6Độ dẫn lưu khe nứt không thứ nguyên CfD 72
Hình 5.1.Sơ đồ vị trí giếng 1023 ,1022.1007 liên kết với nhau thuộc giàn MSP10[7] 73
Hình 5.2 Cấu trúc giếng 1023 –MSP10 [12] 75
Hình 5.3 Lưu lượng khai thác hiện tại hàm lượng nước một số giếng giàn MSP10(giếng 1023 lưu lượng hiện tại là 39 t/ng.đ và hàm lượng nước 2%) [12] 75
Hình 5.4.Mặt cắt địa chấn giếng 1023 [12] 76
Hình 5.5 Sơ đồ liên kết giếng 1007,1022,1023[7] 77
Hình 5.6 Kết quả đo địa vật lý giếng khoan tại khoảng NVTL (3965m-4063m)[12] 78
Hình 5.7.Kết quả đo địa vật lý giếng khoan khoảng NVTL (4048m-4164m)[12] 79
Hình 5.8 Kết quả IP của giếng 1023(ở khoảng NVTL )[12] 81
Hình 5.9 Sơ đồ lựa chọn dung dịch nứt vỉa [3] 91
Hình 5.10 Đồ thị thấm của vật liệu chèn [11] 92
Hình 5.11 Sơ đồ công nghệ NVTL [2] 93
Hìn 5.12 So sánh chi phí mô hình KGD và PKN [1] 96
Hình 5.13 So sánh hiệu quả NVTL ở mô hình PKN và KGD [1] 96
Hình 5.14 Biểu đồ nồng độ vật liệu chèn trong khe nứt [11] 97
Hình 5.15 Biểu đồ sử lý quá trình NVTL [11] 97
Hình 5.16 Kết quả chạy mô hình dự báo lưu lượng chất lưu sau khi nứt vỉa thủy lực 100
Hình 5.17 Áp suất dọc theo thân giếng từ đấy lên bề mặt 101
Hình 5.18 Sản lượng khai thác tăng vọt từ 36 (t/ng.đ ) lên tới 149,6 (t/ng.đ) 101
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Đặc trưng các thân dầu trong trầm tích phức hệ Oligoxen dưới [9] 45
Bảng 3.2 Động thái các chỉ số công nghệ khai thác cơ bản của Oligoxen dưới khuvực bắc [9] 47
Bảng 3.3 So sánh giữa thiết kế và thực tế các chỉ số công nghệ khai thác 50
của Oligoxen dưới khu vực bắc [9] 50
Bảng 3.4 Các chỉ số trữ lượng dầu thu hồi cơ bản của các khồi khu vực bắc củaOligoxen dưới [9] 57
Bảng 5.1 Số liệu liên kết giếng 1023,1022,1007 [7] 76
Bảng 5.2 Tính chất của vỉa trước khi tiến hành NVTL giếng 1023 [11] 82
Bảng 5.3 Tính chất cơ học của đất đá qua tầng NVTL giếng 1023 [11] 86
Bảng 5.4 Thông số ống chống giếng 1023 [11] 89
Bảng 5.5 Thông số khoảng bắn mở vỉa[11] 90
Bảng 5.6 Thông số cơ bản của vật liệu chèn sử dụng cho giếng 1023[11] 92
Bảng 5.7 Kết quả từ mô hình NVTL cho các tầng sản phẩm giếng 1023 [11] 97
Bảng 5.9 chi phí NVTL cho giếng 1023 [10] 102
Bảng 5.10 Biến thiên Qdầu trước và sau khi áp dụng phương pháp NVTL 102
Bảng 5.11 Một số sự cố có thể sảy ra khi tiến hành NVTL và cách khắc phục 105
Trang 8LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Mỏ Địachất, Ban chủ nhiệm khoa Dầu khí, Bộ môn Địa chất Dầu khí và tất cả các thầy côgiáo đã giảng dạy, dìu dắt tôi trong suốt năm 5 học qua Tôi xin gửi lời cảm ơn chânthành nhất tới cô Bùi Thị Ngân – Đại học Mỏ địa chất và 2 kỹ sư Trần Thành Namvà Nguyễn Văn Thắng - Phòng Địa chất khai thác (Vietsovpetro) đã rất tận tình chỉbảo và hướng dẫn tôi hoàn thành đồ án này Trong quá trình hoàn thành đồ án tôicũng nhận được sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong bộ môn Địachất Dầu khí, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô đã quan tâm và giúp đỡ tôihoàn thành đồ án này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do khả năng có hạn chế, kinh nghiệm chưanhiều nên đồ án chắc chắn có nhiều thiếu sót, mong các thầy cô và các bạn đónggóp ý kiến để đồ án được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng …năm 2017
Sinh Viên
Trần Đăng Hạnh
Trang 9GIẢI THÍCH CÁC KÝ HIỆU TRONG ĐỒ ÁN
CSTĐ: Chiều sâu thẳng đứng
D/J3-K1đq1: Đá điorit Jura 3, Kreta 1, phức hệ Định Quán 1 D/T-J1hk1 : Đá điorit Jura 1, phức hệ Hòn Khoai pha 1 G/J3-K1đq3 : Đá Granit Jura 3, Kreta 1, phức hệ Định Quán 3 G/K2ak : Đá granit Kreta 2, phức hệ Ankroet
G/T-J1hk3 : Đá granit Jura 1, phức hệ Hòn Khoai 3, pha 3
GD/J3-K1đq2: Đá granodiorit Jura , Kreta 1, phức hệ Định Quán 2GK: Giếng khoan
NVTL: Nứt vỉa thủy lực.OKT: Ống khai thác.Qdầu: Lưu lượng dầu.
TOC: Total Organic CarbonVSP: Vietsovpetro
XNKT: Xí nghiệp khai thác.
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp dầu khí là một nền công nghiệp mới được hình thành ở nước ta.Song nó đã chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Hiệnnay, mỗi năm hàng trăm triệu tấn dầu thô được khai thác và xuất khẩu xang nướcngoài đã thu về cho đất nước nguồn ngoại tệ rất lớn Lĩnh vực dầu khí đòi hỏi phảicó sự đầu tư lớn cũng như trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ cao.
Mặc dù dầu khí là nguồn tài nguyên có ý nghĩa hết sức to lớn như vậy nhưngtrong những năm gần đây sản lượng dầu khai thác liên tục sụt giảm
So sánh sản lượng dầu Vietsovpetro khai thác năm 2005 và chỉ tiêu đượcgiao trong năm 2015 thấy lượng dầu khai thác đã sụt giảm nhanh chóng Nguyênnhân chính của sự sụt giảm lượng dầu khai thác này là do lượng dầu ở mỏ dầu khílớn nhất là Bạch Hổ đang bước vào giai đoạn suy thoái và tiềm ẩn nguy cơ cạn kiệtdo hiện nay rất nhiều giếng khai thác đã bị ngập nước nên phải gia tăng sản lượngkhai thác bằng các biện pháp xử lý vùng cận đáy giếng, bằng các phương pháp khaithác thứ cấp và khoan thêm các giếng khai thác vào các đối tượng triển vọng Trongquá trình khoan, khai thác dầu khí và bơm ép nước duy trì áp suất vỉa, độ thấm tựnhiên của đá chứa quanh vùng cận đáy giếng bị giảm do nhiều nguyên nhân khácnhau, làm tắc các lỗ hổng, kênh dẫn Với mục đích gia tăng khả năng thấm của dầutừ vỉa vào giếng và tăng độ tiếp nhận của giếng bơm ép, XNLD Vietsovpetro đã đưara phương án tiến hành nứt vỉa thủy lực ở mỏ Bạch Hổ và đã mang lại hiệu quả kinhtế cao Vì vậy trong đợt thực tập cuối khóa tại phòng Địa chất khai thác thuộc Xínghiệp khai thác (XNKT) Vietsovpetro, nhận thấy tầm quan trọng của việc áp dụngcông nghệ nứt vỉa thủy lực trong khai thác dầu khí nên tôi đã chọn đề tài cho đồ án
tốt nghiệp của mình với đề tài: “PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KHAI THÁCOLIGOXEN DƯỚI KHU VỰC PHÍA BẮC MỎ BẠCH HỔ VÀ ÁP DỤNGCÔNG NGHỆ NỨT VỈA THỦY LỰC CHO GIẾNG 1023-MSP10”.
Nội dung chính của đồ án:
Chương 1: Vị trí địa lý, kinh tế-nhân văn vùng nghiên cứuChương 2: Cấu trúc địa chất mỏ Bạch Hổ
Chương 3: Hiện trạng khai thác oligoxen dưới khu vực phía bắc mỏ Bạch Hổ.Chương 4: Cơ sở lý thuyết của phương pháp nứt vỉa thủy lực
Chương 5: Áp dụng công nghệ nứt vỉa thủy lực cho giếng 1023-MSP10
Trang 11CHƯƠNG 1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, KINH TẾ -NHÂN VĂN VÙNG NGHIÊN CỨU1.1 Đặc điểm tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Mỏ Bạch Hổ nằm ở bồn trũng Cửu Long trên đới nâng Trung Tâm, thuộc lôsố 09, thềm lục địa Nam Việt Nam, cách cảng dịch vụ dầu khí của Xí nghiệp Liêndoanh dầu khí Vietsovpetro khoảng 120 km Về phía Tây Nam của mỏ Bạch Hổkhoảng 35 km là mỏ Rồng, xa hơn nữa là mỏ Đại Hùng Toàn bộ cơ sở dịch vụ trênbờ nằm trong phạm vi thành phố Vũng Tàu bao gồm Xí nghiệp khoan, Xí nghiệpkhai thác, Xí nghiệp dịch vụ địa vật lý, Xí nghiệp vận tải biển, Viện nghiên cứukhoa học và thiết kế dầu khí biển.
Về mặt địa lý, mỏ Bạch Hổ (hình 1.1) nằm ở tọa độ địa lý: Từ 9000` đến11000` vĩ độ Bắc, từ 106000` đến 109000` kinh độ Đông.
Trang 12Hình 1.1.Sơ đồ vị trí mỏ Bạch Hổ trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam [9].
1.1.2 Đặc điểm khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè mưa và mùa đông khô.
- Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chủ yếu là gió mùa Đông Bắc.
Gió mạnh thổi thường xuyên, Nhiệt độ không khí ban ngày 270C – 320C, đêm vàsáng 200C – 230C, mưa rất ít vào thời kỳ này, độ ẩm tương đối của không khíthấp nhất là 70%.
Trong thời gian chuyển mùa (tháng 4 – tháng 5) có sự dịch chuyển của khốikhông khí lạnh từ phía Bắc xuống phía Nam Hướng gió chủ yếu là Tây Nam, thổi từvùng xích đạo, làm tăng độ ẩm không khí, tuy nhiên mưa vẫn ít và không đều.
- Mùa mưa: từ tháng 5 tới tháng 10 có gió Tây Nam Nhiệt độ của không
khí và nước tương đối cao, trung bình từ 220C – 280C Chênh lệch nhiệt độ giữaban ngày và ban đêm tương đối lớn Mưa dần dần trở nên ổn định và thườngxuyên hơn kéo dài vài giờ, có kèm theo giông tố kéo dài từ 10 – 30 phút Độ ẩmtrong không khí vào thời kỳ này là 85 – 90%.
- Vào tháng 10 là thời kỳ chuyển mùa lần thứ 2, gió Tây Nam yếu dần và thaybằng gió Đông Bắc Nhiệt độ không khí hạ thấp 200C – 260C, vào cuối tháng gầnnhư hết mưa.
1.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn thành phố Vũng Tàu
- Đường hàng không: hệ thống hàng không với sân bay Vũng Tàu có khả
năng tiếp nhận cac loại máy bay nhẹ và các loại máy bay trực thăng, phục vụ chocác đường bay quốc nội và bay dịch vụ ra các giàn khoan ngoài biển.
- Nguồn năng lượng: điện cung cấp cho các giàn khoan được lấy từ các nhà
máy phát điện Diezel đặt trên giàn , một số giàn phát điện bằng tuốc bin khí
Trang 13Nguồn năng lượng phục vụ cho công trình và sinh hoạt trên bờ được lấy từ đườngdây 36KV chạy từ thành phố Hồ Chí Minh , điện của nhà máy điện Bà Rịa và trạmphát điện Diezel của xí nghiệp
- Thông tin liên lạc: công nghệ thông tin tăng khá nhanh đáp ứng mọi thông
tin liên lạc của thành phố Việc thông tin liên lạc giữa đất liền và các trạm ngoài khơiđược thực hiện qua các hệ thống vô tuyến bao gồm :
- Hệ thống tổng đài vô tuyến riêng :SSV2*100V
- Hệ thống tổng đài thông tin vô tuyến trên biển :SSV2*100V- Hệ thống vô tuyến sóng ngắn HVF2*25W
- Mạng di dộng được phủ trên 96% diện tích toàn tỉnh
Kinh tế xã hội của thành phố Vũng Tàu
Vũng Tàu có thế mạnh về phát triển ngư nghiệp và du lịch Nằm trên thềmbờ biển của một khu vực khai thác dầu khí, Vũng Tàu hay cả tỉnh Bà Rịa – VũngTàu là tỉnh xuất khẩu dầu khí lớn nhất Việt Nam, nơi có trụ sở của Xí nghiệp Liêndoanh Dầu khí Việt – Xô (Vietsovpetro), nơi duy nhất ở Việt Nam tồn tại khu tậpthể dành cho các chuyên gia Nga làm việc trong lĩnh vực khai thác dầu khí sinhsống cùng gia đình và trường học cho con em họ Cơ cấu kinh tế chuyển dịchđúng theo hướng dịch vụ – công nghiệp – chế biến, trong đó dịch vụ – du lịchchiểm 71,01%; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 14,01%; hải sản: 14,98%.Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14%/năm, GDP bình quân đầungười dự kiến đến năm 2015 đạt 7.690 USD Trên địa bàn thành phố hiện có 2khu công nghiệp tập trung là: KCN Đông Xuyên và KCN Dầu khí Long Sơn.
Ngoài ra, dự án Trung Tâm hành chính TP Vũng Tàu cũng đã được hoànthành trong năm 2011 Việc xây dựng Khu trung tâm hành chính TP Vũng Tàu mớitại phường 11 cũng nhằm đáp ứng được quy mô một Trung tâm hành chính của đôthị loại I.
- Diện tích – dân số của thành phố: Diện tích 141,1 km2, dân số 472.527người (năm 2015).
- Giáo dục: Thành phố Vũng Tàu hiện đã có 14 trường trung học cơ sở, 8trường trung học phổ thông, trong đó có trường chuyên Lê Quý Đôn và rất nhiều
Trang 14trường mầm non và tiểu học.
Trên địa bàn thành phố có trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, trường Đại họcMỏ Địa chất phân hiệu Vũng Tàu, Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ ChíMinh phân hiệu Vũng Tàu; 6 trường Cao Đẳng (Cao đẳng nghề Dầu khí, Cao đẳngCộng đồng Bà Rịa Vũng Tàu, Cao Đẳng Sư Phạm Bà Rịa Vũng Tàu, Cao đẳngnghề Du lịch Vũng Tàu, Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Cao đẳng nghề ViệtMỹ.), 3 trường trung cấp nghề (Trường Trung cấp Y tế Vũng Tàu, Trường Trungcấp Công nghệ thông tin, Trường Trung cấp nghề Giao Thông Vận Tải).
- Y tế: Thành phố có một bệnh viện đa khoa Lê Lợi với 250 giường bệnh,100% phường xã có trạm y tế với các trang thiết bị khá đầy đủ và hiện đại Ngoàira, ở Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro có bệnh viện riêng chăm sóc sức khỏe chocán bộ công nhân viên của xí nghiệp.
- Ngân hàng: Có đầy đủ tất cả các chi nhánh ngân hàng trong nước (Ngânhàng BIDV, Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Sacombank…).
- Đời sống văn hóa: Điều đặc biệt nhất của tỉnh là Bà Rịa – Vũng Tàu có 10đền thờ cá voi, nhiều nhất ở miền Nam Đương nhiên lễ hội Nghinh Ông, hay Tếtcủa biển, là một sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân chàinơi đây.
1.3 Thuận lợi và khó khăn trong công tác tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí
Thuận lợi
Vũng Tàu là thành phố trẻ, có nguồn cung cấp nhân lực dồi dào, giao thôngvận tải thuận tiện, có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, nằm trong vùng trọng điểm pháttriển kinh tế của cả nước nên đáp ứng tốt các yêu cầu cho xây dựng và phát triểnngành dầu khí.
Ngành dầu khí có một đội ngũ chuyên gia, kỹ sư và công nhân lành nghề, cónhiều kinh nghiệm.
Vũng Tàu có hệ thống dịch vụ, văn hóa, du lịch, giải trí khá hoàn chỉnhkhông những đáp ứng giải trí, du lịch của dân cư, khách du lịch mà còn tạo điềukiện tốt cho nghỉ ngơi, tái phục hồi sức lao động của cán bộ công nhân viên ngànhdầu khí sau thời gian dài làm việc ngoài biển.
Khó khăn
Hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trên biển vào mùa mưa rất
Trang 15khó khăn và nguy hiểm Do biển động, sóng to, gió lớn làm cho các hoạt động trênbiển có khả năng bị ngưng trệ, gián đoạn thông tin.
Do tác động của nước biển nên các trang thiết bị của giàn khoan và các côngtrình dầu khí khác bị ăn mòn, nhanh hư hỏng nên thường xuyên phải bảo dưỡng vàthay thế.
Lực lượng dân cư đông đúc, dồi dào về nhận lực, nhưng do có sự chênh lệchkhá lớn về trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn, nên ở đây nguồn laođộng trẻ còn dư thừa nhiều, trong khi đó vẫn phải nhận nhân công lao động lànhnghề từ nơi khác đến.
Nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầukhí còn ít, trong khi chi phí cho tìm kiểm, thăm dò và khai thác dầu khí trên biển lạirất cao, ngày càng đắt đỏ.
Vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường là một trong các vấn đề bức xúc đặt lênhàng đầu vì rác thải của công nghiệp dầu khí gây ô nhiễm môi trường.
Trang 16CHƯƠNG 2 CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT MỎ BẠCH HỔ2.1 Lịch sử tìm kiếm, thăm dò dầu khí Mỏ Bạch Hổ
Lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí của mỏ Bạch Hổ gắn liền với lịch sử tìmkiếm thăm dò dầu khí của thềm lục địa nam Việt Nam Căn cứ vào các mốc và kếtquả tìm kiểm thăm dò người ta có thể chia ra thành những giai đoạn sau:
Giai đoạn trước năm 1975
Đây là thời kỳ khảo sát địa vật lý khu vực như từ, trọng lực và địa chấn đểphân chia các lô, chuẩn bị cho công tác đấu thầu, ký hợp đồng dầu khí.
Năm 1967 US Navy Oceanographic Office đã tiến hành khảo sát từ hàngkhông gần khắp lãnh thổ Miền Nam.
Năm 1967 – 1968 hai tàu Ruth và Maria của Alpine GeophysicalCorporation đã tiến hành đo 19 500 km tuyến địa chấn ở phía Nam Biển Đông trongđó có tuyến cắt qua bể Cửu Long.
Năm 1969 Công ty Ray Geophysical Mandrel đã tiến hành đo địa vật lý biểnbằng tàu N V Robray I ở vùng thềm lục địa Miền Nam và vùng phía Nam của BiểnĐông với tổng số 3 482 km tuyến trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long.
Đầu năm 1970, Công ty Ray Geophysical Mandrel lại tiến hành đo đợt hai ởNam Biển Đông và dọc bờ biển 8 639 km, đảm bảo mạng lưới cỡ 30 x 50 km, kếthợp giữa các phương pháp từ, trọng lực và hàng không trong đó có tuyến cắt qua bểCửu Long.
Năm 1973 – 1974 đã đấu thầu trên 11 lô, trong đó có 3 lô thuộc bể Cửu Longlà 09, 15 và 16.
Trong giai đoạn đầu (năm 1974) công ty Mobil trúng thầu trên lô 09 và đãkhảo sát 402km tuyến địa vật lý tổng hợp, bao gồm phương pháp phản xạ điểm sâuchung bội 24 và phương pháp thăm dò từ – trọng lực.
Cấu tạo Bạch Hổ do Công ty Mobil phát hiện vào tháng 2/1974, sau khi tiếnhành đo ĐVL với mạng lưới tuyến 4x4 km ở lô 9 thuộc thềm lục địa Nam ViệtNam Tháng 10/1974 tại lô này đã tiến hành công tác thăm dò địa chấn bằngphương pháp
điểm sâu chung theo mạng lưới tuyến 2x2 km Khảo sát thực địa và xử lý tài
Trang 17liệu do công ty GSI (Mỹ) thực hiện Nếu tính cả các tuyến đã đo thì mật độmạng đã đo trước đây ở cấu tạo này là 1,06km/km2.
Tháng 3/1975, tại vòm Nam Bạch Hổ, công ty Mobil đã khoan giếng BH – 1với chiều sâu 3026 m, tại điểm cắt nhau của các tuyến địa chấn 0402040 và0402039, chính tuyến này đã phát hiện ra mỏ dầu tại đây.
Giai đoạn từ năm 1975 – 1979
Sau khi miền Nam giải phóng, năm 1978 do Công ty GECO (Nauy) đã tiếnhành thu nổ địa chấn 2D trên lô 10, 09, 16, 19, 20, 21 với tổng số 11.898,5 kmtuyến và khảo sát trên cấu tạo mỏ Bạch Hổ theo mạng lưới tuyến 1x1 km vớitổng số 731 km tuyến Nếu tính tất cả đã đo trước đây thì mật độ mạng ở đây là1,97km/km2 Trong giai đoạn này do chưa áp dụng các phương pháp nghiên cứuhiện đại, mức độ nghiên cứu chưa cao nên cấu trúc địa chất chưa được làm sáng tỏ.
Giai đoạn từ năm 1980 – 1988
Ngày 3/07/1980 tại Matxcova, Hiệp định về hợp tác thăm dò và khai thácdầu thềm lục địa Việt Nam đã được ký kết giữa nước ta và Liên Xô Ngày16/06/1981 đã ký hiệp định giữa hai chính phủ thành lập Xí nghiệp Liên doanhthăm dò và khai thác dầu khí có tên giao dịch là Vietsovpetro, đồng thời thông quađiều lệ Xí nghiệp và chương trình hoạt động 1981 – 1985.
Tháng 12/1981 Liên Xô bắt đầu cung cấp thiết bị, điều động chuyên gia sangViệt Nam và tháng 06/1984 tàu khoan Mitchink khoan giếng số 3 tại mỏ Bạch Hổvà tháng 5/1985 khoan giếng khoan tìm kiếm tại mỏ Rồng.
Trong thời gian này Vietsovpetro tiếp tục tập chung vào khảo sát địa chấn,địa vật lý và tiến hành nghiên cứu phần sâu nhất của bề Cửu Long Xí nghiệp Liêndoanh Vietsovpetro đã khoan 4 giếng khoan trên các cấu tạo Bạch Hổ và Rồng: R –1X, BH – 3X, Bh – 4X, Bh – 5X Bốn giếng này đều phát hiện vỉa dầu có giá trịcông nghiệp từ các vỉa cát kết Mioxen hạ và Oligoxen.
Năm 1986 Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro đã đưa mỏ Bạch Hổ thuộc bểtrầm tích Cửu Long vào khai thác thương mại Đây là mốc lịch sử đánh dấu thờiđiểm ngành dầu khí Việt Nam bắt đầu khai thác tấn dầu đầu tiên từ trong lòng đất.
Năm 1987 giếng khoan tìm kiếm – thăm dò BH – 6X phát hiện dầu trong đá
Trang 18móng granit nứt nẻ, thử vỉa đã cho dòng dầu công nghiệp với lưu lượng 477m3/ng.đ Đây là một phát hiện quan trọng, mở ra một khả năng mới cho nền côngnghiệp dầu khí, đồng thời có được những định hướng mới về công tác tìm kiếm vàthăm dò dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam.
Giai đoạn từ 1989 đến nay
Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công tác tìm kiếm thăm dò và khaithác dầu khí ở mỏ Bạch Hổ nói riêng và trong công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ởbể Cửu Long nói chung.
Đến cuối năm 2003 đã có 9 hợp đồng tìm kiếm thăm dò được ký kết trên cáclô với tổng số giếng khoan thăm dò, thẩm lượng, khai thác là 300 giếng trong đóVietsovpetro chiểm khoảng 70% Bằng kết quả khoan nhiều phát hiện dầu khí đãđược xác định trên các cấu tạo: Rạng Đông (lô 15.2), Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, SưTử Trắng (lô 15.1), Topaz North, Diamond, Pearl, Emerald (lô 09.1) xem hình1.1.Trong số phát hiện này có 05 mỏ dầu: Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Sư Tử Đen,Hồng Ngọc hiện đang được khai thác với tổng sản lượng khoảng 45.000 tấn/ngày.
Tại thời điểm 01/01/2006, trên diện tích mỏ Bạch Hổ đã xây dựng được 11giàn cố định và 8 giàn nhẹ, với các hệ thống bơm nén khí cho khai thác bằngphương pháp gaslift và duy trì áp suất vỉa.
Đến nay hầu hết các lô trong bể trầm tích Cửu Long đã được khảo sát địachấn tỷ mỉ, không chỉ phục vụ cho công tác thăm dò mà còn cho công tác chính xáchóa thông số địa chất và trữ lượng Hydrocacbon một cách khá chính xác.
2.2 Cấu trúc địa chất
Cấu trúc địa chất của mỏ được xác định trên cơ sở các tài liệu nhận được từkết quả của công tác địa chất – địa vật lý thăm dò và khoan các giếng thăm dò, khaithác như đã nêu trong phần 2.1
Mỏ Bạch Hổ nằm trong phạm vi Bồn trũng Cửu Long thuộc Đới nâng TrungTâm, là đới nâng chia bồn trũng thành hai cấu tạo bậc II: phía Đông và phía Tây
Bồn trũng Cửu Long là bể tách giãn Trước Đệ Tam, nằm chủ yếu trên thềmlục địa Nam Việt Nam và một phần trên đất liền ở khu vực cửa sông Mê Công Trênbình đồ cấu trúc, bồn trũng Cửu Long nằm trải dài theo hướng đông bắc – tây nam,kích thước 110х360 km, phía tây bắc tiếp giáp với đất liền, phía đông nam với đới
Trang 19Khối Nam
Cánh Đông BắcCánh Tây
nâng Côn Sơn – là ranh giới ngăn cách với bồn trũng Nam Côn Sơn, phía tây namgiáp với đới nâng Khorat-Natuna và phía đông bắc với đới trượt Tuy Hòa ngăn cáchvới bồn trũng Phú Khánh Lớp phủ của bể chủ yếu là trầm tích lục nguyên tuổi ĐệTam với chiều dầy lớn nhất có thể đến 8-9 km tại khu vực trung tâm bể
Theo kết quả khoan, lát cắt địa chất khu vực có ba tầng kiến trúc chính đó là:Móng Trước Kainozoi, Oligoxen và Mioxen-Pleistoxen.
Hoạt động kiến tạo trong khu vực đã tạo ra hình thái khá đặc trưng và phứctạp của mặt Móng, gây ra hàng loạt đứt gãy và chia cắt tầng Móng thành các triềnvõng và các khối nâng khác nhau
Tầng kiến trúc Oligoxen, nhìn chung phát triển kế thừa mặt Móng Tất cả cácyếu tố cấu-kiến tạo chính phát triển trong tầng Móng đều có mặt trong tầng
Trang 20Oligoxen Về mặt hình thái, ảnh hưởng của các cấu trúc tầng Móng đối vớitầng Oligoxen, theo mặt cắt, có xu thế giảm dần từ dưới lên trên
Tầng kiến trúc Mioxen-Pleistoxen được đặc trưng bởi địa hình tương đốibằng phẳng và mức độ suy giảm nhanh chóng về số lượng các đứt gãy.
Trên cơ sở cấu-kiến tạo, các đặc trưng địa tầng mỏ được chia ra các vòm vàkhu vực khác nhau: Vòm Bắc, Vòm Trung tâm, Vòm Nam, khu vực tây bắc và khuvực đông bắc (Hình 2.1)
2.2.1 Địa tầng
Đặc điểm cấu trúc của mỏ Bạch Hổ thể hiện trên bản đồ cấu trúc mặt móng M Các bản đồ cấu trúc mặt không chỉnh hợp trong Oligoxen trên SH-10, nóc Oligoxentrên SH-7 và nóc Mioxen dưới SH-3, có thể thấy rõ quá trình phát triển bể.
SH-Theo tài liệu khoan, địa tầng được mở ra của mỏ Bạch Hổ gồm hai phần:
Trang 21phần dưới là đá móng kết tinh trước Kainozoi; phần trên là trầm tích lớp phủKainozoi Đặc trưng thạch học – trầm tích, hóa thạch của mỗi phân vị địa tầng đượcthể hiện tóm tắt trên cột địa tầng tổng hợp của mỏ Bạch Hổ
Hình 2.2 Cột địa tầng tổng hợp mỏ Bạch Hổ [9].
Trang 222.2.1.1.Đá móng trước Kainozoi
Trước Kainozoi, đặc biệt từ Jura dưới đến Paleoxen là thời gian thành tạovà nâng cao đá móng magma xâm nhập Các đá này gặp phổ biến ở hầu khắp lụcđịa Nam Việt Nam, Hình 2.2
Về mặt thạch học đá móng trước Kainozoi có thể xếp thành 2 nhóm chính: granitvà
Hình 2.3 Sơ đồ phân bố các loại đá mácma trên mặt móng mỏ Bạch Hổ [9].
Chú giải
GranitGranodiorit
Diorit
Diorit thạch anh
Trang 23granodiorit – diorit Ngoài ra còn gặp đá biến chất và các thành tạo núi lửa.
So sánh kết quả nghiên cứu các phức hệ magma xâm nhập trên đất liền vớiđá móng kết tinh ngoài khơi bể Cửu Long, theo đặc trưng thạch học và tuổi tuyệtđối có thể xếp tương đương với 3 phức hệ: Hòn Khoai, Định Quán và Cà Ná(AnKroet)
Trang 24b – Thành phần thạch học
Các thành tạo thuộc phức hệ Hòn Khoai có thành phần thạch học chủ yếu làdiorit, granodiorit và granit với nhiều biến thể khác nhau Chúng thuộc kiểu I-granit,hay kiểu VAG( granit cung núi lửa ) Các đá thuộc phức hệ Hòn Khoai , trong phạmvi móng Mỏ Bạch Hổ , được chia ra 3 pha xâm nhập:
Pha 1 (D/T-J1hk1) gặp trong các giếng khoan 1014, 804, 504, 425 Theo
nghiên cứu của F.A Kirieev, thành phần thạch học các đá bao gồm: diorit amfibonmầu xám lục, xám tối, hạt nhỏ trung, hạt trung không đều, granit biotit mầu xámtrắng Kết quả phân tích tuổi đồng vị phóng xa bằng phương pháp K-Ar (gọi là tắt làkết quả phân tích tuổi) các mẫu lõi thuộc giếng 1014( ở độ sâu 4235.8m) cho giá trị241 ± 10 triệu năm.
Pha 2 (M/T-J1hk2) gặp trong các giếng khoan 813, 1008, 905 và 88 Các đá
thuộc pha này có thành phần chủ yếu là : monzonit thạch anh, leucogranodiorit.Các đá có mầu trắng xám đốm đen , kiến trục hạt nửa tự hình, hạt trung, trunglớn không đều dạng pocfia yếu, đôi khi có kiến trúc khảm hay monzonit, cấu tạokhối, định hướng yêu Kết quả phân tích tuổi các đá monzodiorit thạch anh tronggiếng khoan 905 ở độ sâu 4387,7 cho giá trị 210 ± 5 triệu năm, trong giếng 1008 ởđộ sâu 4171 cho giá trị 216 ± 1 triệu năm, các đá granodiorit trong giếng khoan 88 ởđộ sâu 3885,8 cho giá trị 207 ± 6 triệu năm
Pha 3 (G/T-J1hk3) gặp trong các giếng 804, 442, 504 và 415 Thành phần
thạch học bao gồm : granit biotit có sphen, adamelit, leucomonzonit thạch anhbiotit.
Các đá mầu trắng xám đốm đen; kiến trúc hạt trung không đều, hạt nửa tựhình, đôi chỗ có khiến trúc khảm, vi khảm; cấu tạo khối Kết quả phân tích tuổi cácmẫu lõi thuộc giếng 804 ( ở độ sâu 37161,2m) cho giá trị 198 ± 5 triệu năm, giếng415 (ở độ sâu 4329,5m) cho giá trị 188 ± 5 triệu năm
c - Đặc điểm thạch hóa
Đặc trưng thạch hóa của đá macma phức hệ Hòn Khoai là thuộc loạt vôi(CA) và á kiềm Trên biểu dồ AFM thể hiện xư hướng biến thiên tuyến tính củakiềm (A) trong mối tương quan với tổng Fe(F) và Mg(M) Các điểm phân bố hầuhết trong trường kiềm và kiềm –vôi , một vài điểm rơi vào trường tholeit cho thấykhả năng chúng có nguồn gốc rất sâu.
kiềm-Tổng độ kiềm biến thiên rất lớn từ 1,5% tới 10% Trong đó phần lớn dao độngtrong khoảng 6÷8% Theo tương quan K/Na cho thấy đá phần lớn có tính trội NA.
Trang 25Tương quan giữa SiO2 và các oxit tạo đá chính (TiO2,Al2O3, MgO, CaO) thể hiện mốitương quan nghịch biến ĐỐi với tổng hàm lượng Fe quy luật này không rõ ràng Độbão hòa nhôm cũng biến thiên rộng từ nghèo nhôm đến tương đối giàu nhôm
Phức hệ Định Quán
a - Phân bố
Các thành tạo xâm nhập được xếp vào phức hệ Định Quán phân bố khá rộngrãi ở phần phía TB Khôi Bắc, phía ĐB Khối Trung Tâm( trong các giếng 60, 65, 88,91, 108, 114, 145, 502, 505, 801, 802, 803, 809, 810, 811, 901, 904, 905, 908, 910).Ngoài ra còn gặp chúng rải rác ở các độ sâu khác nhau trong các giếng 66 (thuộcKhối Bắc ), 1106 (Khối Đông Bắc), 405 (rìa Bắc Khối Trung Tâm), 420 (thuộc rìaTây Khối Trung Tâm), 7 (thuộc Khối Nam)
b - Thành phần thạch học
Thành phần thạch học chủ yếu là diorit, granodiorit và ít hơn là granit Chúngthuộc kiểu I-granit, hay kiểu VAG(granit cung núi lửa) Các đá của phức hệ nàythuộc phạm vi móng mỏ Bạch Hổ được chia ra 3 pha xâm nhập:
Pha 1(D/J3-D1đq1) gặp trong các giếng 7, 802, 419 Thành phần thạch học các
đá bao gồm diorit biotit amphibol, diorit thạch anh bioti amphibol và diorit thạchanh biotit hạt trung, nhỏ trung không đều, màu xám, xám lục, xám tối Các đáthuộc loạt kiềm vôi, dãy thạch hóa bình thương, kiểu kiềm natri-kali với natri trộihơn kali Kết quả phân tích tuổi mẫu đá monzodiorit thạch anh biotit trong giếngkhoan 7 ở độ sâu 4142,3m cho giá trị 173 ± 5 triệu năm.
Pha 2(GD/J3-K1đq2) gặp trong các giếng 66, 431 Thành phần thạch học các
đá bao gồm granodiorit, tonalit biotit, ít hơn có monzonit thạch anh biotit có sphenhạt trung không đều Các đá đều có mầu trắng xám đốm đen, kiến trúc hạt trungkhông đều hạt nửa tự hình, cấu tạo khối Kết quả phân tích tuổi các đáleucomonzonit thạch anh amfibon trong giếng khoan 66 ở độ sâu 3926,1m cho giátrị 154 ± 6 triệu năm
Pha 3 (G/J3-K1đq3) gặp trong các giếng 91, 405, 903, 810, 404, 1106 Thành
phần các đá bao gồm granit biotit, granit biotit có hocblend, hạt nhỏ, nhỏ trung mầutrắng xám đốm đen Kiến trúc hạt nửa tự hình , cấu tạo khối Kết quả phân tích tuổimẫu đá granodiorit biotit trong giếng khoan 91 ở độ sâu 3540,8m cho giá trị 149 ± 5triệu năm; granodiorit biotit trong giếng khoan 810 ở độ sâu 43412,8m cho giá trị135 ± 4 triệu năm.
c - Đặc điểm thạch hóa
Trang 26Trên biểu đồ AFM điểm biểu diễn các đá thuộc phức hệ này tập trung thành 2trường: một trường có thành phần giàu kiềm hơn (nhóm granit pha 2) và một trườnggiàu thành phần femic hơn (diorit pha 1) Song hầu hết các điểm đều nằm trongtrường kiềm và kiềm – vôi, chỉ một vài điểm rơi vào trường tholeit Điều này cũngchứng tỏ các đá thuộc phức hệ có nguồn gốc rất sâu.
Tổng độ kiềm cũng biến thiên trong khoảng khá rộng từ 3% đến 8%, trong đóphần lớn ở mức 5÷7% và tỷ số Na/K thường lớn hơn 1.
Phức hệ Ankroet (G/K2ak) (Cà Ná)
a - Phân bố
Các thành tạo xâm nhập được xếp vào phức hệ ankroet (trước đây được xếpvào phức hệ Cà Ná) phổ biến rộng rãi trên bề mặt móng trong các giếng khoan 6,10, 14, 62, 67, 73, 83, 84, 85, 93, 94, 102, 104, 605, 701 ( thuộc Khối Bắc) và trongcác giếng 1, 2, 3, 401, 404, 405, 406, 408, 409, 416, 417, 420, 421( thuộc KhốiTrung Tâm) Ngoài ra các thành tạp thuộc phức hệ này còn gặp rải rác trong một sốgiếng tại các độ sâu như : giếng 413 ( tại các khoảng độ sâu 4467,4 ± 4470m;4769,1 ÷ 4772m và 4860÷4866m), giếng 425 (tại các khoảng độ sâu3652,1÷3653m; 3831÷3840,5m; 4051÷4058 và 4500÷4502m), giếng 903 (khoảngđộ sâu 4462÷4463,91m).
Pha 1 : thành phần thạch học bao gồm granit biotit muscovit , granit biotit có
muscovit, monzonit thạch anh muscovit.
Các đá có mầu trắng xám, lấm tấm đen; kiến trúc hạt trung, hạt trung lớn,không đều đôi khi có dạng pocfia yếu, hạt nửa tự hình đôi khi có kiến trúc monzonithay kiến trúc khảm; cấu tạo khối Kết quả phân tích tuổi đồng vị phóng xạ các đágranit biotit có muscovit của phức hệ bằng phương pháp K-Ar cho các giá trị: 115±5 triệu năm (giếng 2 ở độ sâu 3199,5); 110 ± 5 triệu năm ( giếng 6 ở độ sâu3514,0m); 108 ± 3 triệu năm (giếng 67 ở độ sâu 3552,3m) và 108 ± 4 triệu năm(giếng 402 ở độ sâu 3594,1m).
Trang 27Pha 2: thành phần thạch học bao gồm: granit alaskit có biotit, muscovit;
granit biotit muscovit; granit biotit có muscovit hạt nhỏ trung, hạt trung không đều,sáng mầu.
Các đá có mầu trắng xám, lấm tấm đen; kiến trúc hạt nhỏ trung, hạt trungkhông đều, hạt nửa tự hình, đôi chỗ có kiến trúc khảm hay có kiến trúc monzonit,cấu tạo khối Kết quả phân tích tuổi đồng vị phóng xạ các đá granit biotit cómuscovit của phức hệ bằng phương pháp K-Ar cho các giá trị: 97 ± 5 triệu năm(giếng 413 ở độ sâu 4449,6m); 93 ± 3 triệu năm (giếng 88 ở độ sâu 3539,0m) và 89± 3 triệu năm ( giếng 88 ở độ sâu 3820,0m)
c - Đặc điểm thạch hóa
Đặc trưng thạch hóa của phức hệ này là vôi kiềm và á kiềm Tổng lượng kiềmcủa đá khá lớn, dao động trong khoảng 6,5 ÷9% và tỷ số NA/K xấp xỉ bằng 1 Cácđá thuộc phức hệ này là các đá giàu nhôm, với thành phần chủ yếu là Leucogranit ákiềm , vôi kiềm, bão hòa nhôm và có xu hướng biến thiên nghịch giữa SiO2 và cácoxit tạo đá khác.
Đá phức hệ Ankroet chủ yếu gồm granit và granodiorit là các loại đá axit dòn,dễ vỡ nên bị phá hủy mạnh do các hoạt động kiến tạo sản sinh nhiều khe nứt , đứtgãy vì vậy là phức hệ colecto tốt nhất.
-Thống Oligoxen
Phụ thống Oligoxen dưới - hệ tầng Trà Cú (Pg31 - tc)
Trang 28Trầm tích Oligoxen hạ nằm bất chỉnh hợp trên đá móng trước Kainozoi Bềdày thay đổi từ 0 đến 750 m, trung bình là 375 m Sở dĩ có nơi bề dày bằng “0” nhưở phần đỉnh khối Trung Tâm là bởi vì trong Oligoxen dưới khối Trung Tâm nhôcao trên mực nước lên không thể lắng đọng trầm tích, thậm chí trầm tích bị bàomòn sau khi thành tạo Trầm tích của hệ tầng Trà Cú được chia thành hai phần:
+ Phần dưới: thành phần là các trầm tích hạt thô như sạn kết, sỏi kết, được
thành tạo trong quá trình tái trầm tích các vật liệu sản phẩm của sự phong hóa bàomòn bề mặt đá móng Đây là tập lót đáy phủ trực tiếp trên đá móng, có bề dày từ 0đến 180 m.
+ Phần trên: thành phần bao gồm các lớp sét kết, cát kết xen kẽ nhau Ngoài
ra còn có các lớp kẹp đá phun trào Sét kết có màu đỏ nâu, xám, thành phần chủ yếulà hydromica, kaolinit, phía trên cùng có một lớp sét dày, là tầng sinh chính của khuvực và mỏ Bạch Hổ Các lớp cát kết có màu xám sáng, độ hạt từ mịn đến trungbình Độ chọn lọc tốt Độ rỗng 10 ÷ 20% Các lớp cát kết này tương ứng với cáctầng chứa dầu VI, VII, VIII, IX, X trong trầm tích Oligoxen dưới Hóa thạch là bàotử phấn Oculopollis, Magastriatites Môi trường trầm tích là sông hồ.
Phụ thống Oligoxen trên - hệ tầng Trà Tân (Pg3 -tt)
Trầm tích Oligoxen thượng nằm bất chỉnh hợp lên trầm tích Oligoxen dưới.Bề dày biến đổi từ vài chục đến 1400 m, trung bình là 700 m Dựa vào tài liệu thuthập được có thể chia hệ tầng Trà Tân thành hai phần:
+ Phần dưới, từ tầng nóc Oligoxen dưới đến nóc tầng phản xạ SH-10.Thành phần thạch học gồm các lớp sét kết, cát kết xen kẽ Các lớp sét kết có màuđen sẫm, nâu, thành phần chủ yếu là kaolinit, hydromica Phía trên của phần nàylà một lớp sét dày Các lớp cát kết thuộc lớp cát kết arkoz có màu xám, hạt từmịn đến trung bình Ngoài ra còn gặp các thể đá magma phun trào bazơ: bazanandezit và diaba porfirit, có chiều dày từ vài mét đến 30m.
+ Phần trên, từ nóc tầng phản xạ SH-10 đến nóc hệ tầng Trà Tân Thành phầnbao gồm các lớp sét kết và cát kết xen kẽ, tỷ lệ sét kết cao hơn Các lớp sét kết cómàu đen sẫm, loại sét hydromica, sét kaolinit Các tầng sét dày có vai trò như mộttầng sinh và một tầng chắn của mỏ Bạch Hổ Ngoài ra còn gặp các mảnh than.
Trang 29Trong trầm tích Oligoxen trên, các lớp cát kết tương ứng các tầng chứa dầuI, II, III, IV, V trong trầm tích Oligoxen.
Hóa thạch: F.Trilobata, Verutricolporites, Cicatricosiporite.
b - Hệ Neogen-Thống Mioxen
Phụ thống Mioxen dưới - hệ tầng Bạch Hổ (N11-Bh)
Trầm tích Mioxen dưới phủ bất chỉnh hợp lên trên trầm tích Oligoxen, cóbề dày biến đổi từ 770 – 900m, trung bình là 835m Trầm tích Mioxen hạ chủyếu là các lớp cát kết, bột kết, sét kết nằm xen kẽ nhau, trong đó, bột kết chiếm tỷlệ thấp nhất Các lớp cát kết có màu xám sáng hoặc sẫm màu, dạng khối, hạt mịnđến trung Độ chọn lọc từ trung bình đến tốt Cát kết chủ yếu là cát arkoz và cát kếtthạch anh Xi măng gắn kết là kaolinit, hydromica và montmorilonit Hệ tầng BạchHổ có thể chia thành 2 phần:
+ Phần dưới: thành phần chủ yếu là các lớp cát kết, đó cũng chính là các tầngchứa dầu 23, 24, 25 của trầm tích Mioxen dưới.
+ Phần trên: thành phần chủ yếu là sét kết Phần trên cùng là tầng sét Rotalitrất dày, thành phần chủ yếu là montmorilonit chứa nhiều hóa thạch Rotalia, có màuđen sẫm Bề dày của tầng sét Rotalit trung bình là 200m Đây là tầng chắn khu vựccủa mỏ Bạch Hổ và bể Cửu Long Hóa thạch: F.levipoli, Magnastriatite Môi trườngtrầm tích là biển nông ven bờ.
Phụ thống Mioxen giữa - hệ tầng Côn Sơn (N12-Cs)
Trầm tích Mioxen trung nằm bất chỉnh hợp với trầm tích Mioxen dưới Bề dàybiến đổi từ 850m đến 900m, trung bình là 875m.
Thành phần thạch học gồm các lớp cát kết, bột kết, sét kết nằm xen kẽ nhau,bột kết chiếm tỷ lệ thấp Xi măng gắn kết là sét, carbonat Các đá có màu xám, xốp,dạng khối Cát kết loại arko, thạch anh, có độ chọn lọc và độ mài tròn thay đổi ởnhững nơi khác nhau Sét và sét kết có màu loang lổ, màu nâu xám, thành phần chủyếu là montmorilonit, hydromica Trong trầm tích của hệ tầng Côn Sơn có mặt cáclớp mỏng sét vôi, vôi sét, các mảnh than xen kẹp Môi trường trầm tích là biểnnông ven bờ.
Phụ thống Mioxen trên - hệ tầng Đồng Nai (N1 -đn)
Trang 30Trầm tích Mioxen trên nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích Mioxen giữa Bề dàythay đổi từ 500m đến 600m, trung bình là 550m.
Thành phần thạch học gồm các lớp cát kết, sét, sét kết xếp lớp xen kẽ Cáclớp cát và cát kết, một ít bột kết có xi măng gắn kết là carbonat Cát kết thuộc loạicát kết arkoz và cát kết thạch anh Sét, sét kết xốp loại montmorilonit có lẫn bột.Ngoài ra còn có sự hiện diện của các lớp than xen kẹp và dấu tích của các hóa thạchStenoclaena.
- Thống Plioxen – Đệ Tứ - hệ tầng Biển Đông (N2+Q –bđ)
Trầm tích hệ thống Biển Đông nằm bất chỉnh hợp với trầm tích Mioxentrên, bề dày thay đổi từ 650m đến 700m, trung bình là 675m (hình 2.5).
Thành phần thạch học gồm các lớp trầm tích hạt thô, bở rời có màu xám,xám vàng Cát chủ yếu là loại cát thạch anh, có độ chọn lọc từ trung bình tới kém,độ mài tròn từ trung bình đến tốt Cát kết, bột kết có ximăng gắn kết là canxit,glauconit Đối với sét thì loại sét bột montmorilonit, chiếm chủ yếu ở phần trêncùng của lát cắt Gặp nhiều hóa thạch như Dacrydium Môi trường trầm tích là biểnnông, nước ấm, độ mặn trung bình Theo tài liệu khoan địa tầng được mở ra của mỏBạch Hổ gồm đá móng cổ trước Kainozoi và trầm tích lớp phủ Kainozoi Đặc trưngthạch học – trầm tích, hóa thạch của mỗi phân vị địa tầng được tóm tắt trên cột địatầng tổng hợp của mỏ Bạch Hổ.
2.2.2 Đặc điểm cấu kiến tạo
Theo tài liệu địa chấn 3D và kết quả khoan sâu, cấu tạo Bạch Hổ là một khốinâng địa lũy của đá Móng granit bị chôn vùi, kéo dài theo hướng Đông - Bắc, kíchthước 28 x 6 km và biên độ 1400m theo đường đồng mức khép kín -4450 m Do sựtồn tại của vô số đứt gãy mà cấu tạo Bạch Hổ có cấu trúc hết sức phức tạp và bị chiacắt ra các khối nâng khác nhau
Càng đi lên phía trên theo lát cắt thì cấu trúc mỏ càng bị san phẳng và thu hẹpvề kích thước Biên độ của các đứt gãy giảm dần đến biến mất hoàn toàn.
Trang 31Hình 2.5.Mặt cắt địa chất mỏBạch Hổ [6].
Trang 32Hình 2.6.Mặt cắt địa chất dọc mỏ Bạch Hổ [9].
Đặc điểm nổi bật của cấu tạo là các đá trầm tích phủ bất chỉnh hợp trên đáMóng bất đồng nhất và có cấu trúc rất phức tạp bởi hệ thống các đứt gãy Phía cánhTây của cấu tạo, đá có độ dốc tăng 80 ÷ 300, ở phía Đông có độ dốc tăngkhoảng 50 ÷ 200 Hiện tượng lượn sóng của trục uốn nếp ảnh hưởng lớn tới việchình thành cấu trúc như hiện nay.
2.2.2.1 Các đơn vị cấu trúc
Cấu tạo Bạch Hổ có thể phân chia thành ba khối: khối Trung Tâm, khối Bắc,khối Nam Các đơn vị cấu trúc của mỏ bao gồm: đơn vị cấu trúc móng; đơn vị cấutrúc Oligoxen và Mioxen dưới.
Đơn vị cấu trúc móng
Đơn vị cấu trúc móng được giới hạn ở phía Tây bởi một loạt đứt gãy nghịchlớn F1, F2, F3, nhận biết được trên mặt cắt địa chấn và qua các giếng 450, 924, 485,2001 và 140 Phương của các đứt gãy nghịch trùng với phương của cấu tạo Giớihạn phía Đông của khối móng nâng là các đứt gãy thuận lớn F5, F6, F7 trùng vớiphương của cấu tạo và chia cắt phần nhô cao bằng các đứt gãy nhỏ hơn F5.1, F5.2,F6.2 và F6.3 (hình 2.7).
Trên cơ sở các đứt gãy cùng với dạng thạch học tầng đá móng được chiathành các khối kiến tạo như sau.
Trang 33Hình 2.7 Sơ đồ phân chia cấu trúc móng mỏ Bạch Hổ thành các khối cấu tạo [9].
Trang 34I – Khối Tây Bắc được giới hạn ở phía Đông bằng đứt gãy thuận á kinhtuyến – F8, giới hạn ở phía Tây và Nam bới các đứt gãy nghịch F1 và F2, phía Bắclà đứt gãy thuận lớn F9 Trong khối có đứt gãy nghịch lớn và hai đứt gãy thuận lớncắt ngang Mặt móng có xu hướng nghiêng về phía Tây Kích thước khối 11x1,5km
II – Khối Bắc được giới hạn ở phía Đông bởi đút gãy thuận F5, phía Tây –F8; phía Nam bởi đường biến đổi thạch học và không có quan hệ thủy độnglực với khối trung tâm Trong phạm vi phần phía Tây, các đứt gãy chia thành cácnhánh có biên độ nhỏ Phần phía Đông của khối không có đứt gãy Khối Bắc lúnchìm hơn so với khối Trung Tâm Ở đây hình thành hai khu vực nâng cục bộ,có kích thước không lớn trong vùng các giếng 810, 811 và 68 Đứt gãy lớn F4 chiakhối thành hai phần Kích thước khối 3,5x6,0 km.
III– Khối Trung Tâm là khối nâng cao nhất trên cấu tạo, chiếm diện tích lớn
nhất được giới hạn ở phía Đông bởi đứt gãy thuận F5 và F5.3, ở phía Tây bởi đứtgãy nghịch F3; phía Nam đứt gãy thuận F6.1 và phía Bắc bởi đường biến đổi thạchhọc Khối còn bị chia cắt bởi rất nhiều đứt gãy ngắn biên độ nhỏ theo các phươngkhác nhau Kích thước khối 12x5 km.
IV – Khối Đông Bắc được giới hạn bởi các đứt gãy thuận F5, F5.3, F6 Khối
này sụt đến 1000 m so với khối Trung Tâm, một vài đứt gãy chia khối thành nhữngphần nhỏ hơn Khối có dạng đơn nghiêng, lún chìm về hướng Đông Kích thướckhối là 1,5x9,0 km.
V – Khối Nam giới hạn bởi các đứt gãy thuận F6, F7 và F6.3 và phía nam bởi
đường giới hạn vùng nghiên cứu giả định.
Cấu tạo mỏ theo đơn vị cấu trúc Oligoxen dưới
Cấu tạo mỏ theo đơn vị cấu trúc Oligoxen dưới rất phức tạp, trầm tích Pg31nằm phủ kề áp trên đá móng và không xuất hiện ở những phần nhô cao củamóng,phủ cục bộ ở nơi mặt móng không bằng phẳng, bề dày phức hệ trầm tích thayđổi mạnh Phần lớn các đứt gãy trong móng đều phát triển tiếp trong các lát cắtOligoxen dưới.
Trang 35Trên cơ sở đặc trưng cấu trúc đơn vị Oligoxen dưới đã chia ra thành ba khuvực: Bắc, Nam và Tây.
Khu vực bắc (khối I, II, III) giới hạn ở phía Nam và phía Tây là đường mấttrầm tích trên bề mặt móng, phía Đông đứt gãy thuận F6 Bên trong khu vực có cácđứt gãy thuận F4 và F5 và các phân nhánh nhỏ Các đứt gãy lớn đã chia cắt khu vựcra các khối I, II, III Trong các khối quan sát thấy có các uốn nếp nhỏ.
Khu vực Tây (khối IV) giới hạn phía Bắc và phía Đông là đường mất trầmtích Oligoxen hạ trên bề mặt móng, các nơi trầm tích kề áp với bề mặt móng cấu tạocó dạng đơn nghiêng, nghiêng về phía Tây rồi chuyển dần sang võng lõm Kíchthước khu vực 2x4 km.
Khu vực Nam (khối V) giới hạn phía Bắc là đường tiếp giáp với mặt móng,phía Tây và Đông là đứt gãy phá hủy F7 và đường đồng mức -4250 m Trongkhu vực tồn tại một số các đứt gãy thuận, nghịch và các vòm nhỏ, cục bộ, khácnhau về biên độ Kích thước khu vực 4x8 km.
Đơn vị cấu trúc Oligoxen trên
Đơn vị cấu trúc Oligoxen trên so với Oligoxen dưới thì số lượng và độ dàiđứt gãy đã giảm đi, nhưng biên độ không đổi, một số đứt gãy nghịch biến mất hoàntoàn Cấu tạo có dạng của nếp lồi, bị phức tạp bởi các nếp uốn biên độ nhỏ, kíchthước không lớn và các cấu tạo mũi, các thềm Trong phạm vi mỏ, cấu tạo khép kínở phía Bắc, phía Nam có các lớp nâng lên ngang mức với ở phần Trung tâm.
Dựa vào tiềm năng dầu khí và đặc điểm cấu kiến tạo thì Oligoxen dưới chiara 7 khối (khối I, II, III, IV, V, VI, VII) tương ứng là 7 khu vực: Bắc, TrungTâm, Đông Bắc, Tây Bắc, Tây, Đông và Nam Ranh giới các khu vực mang tínhước định và thường liên quan đến ranh giới phát triển các tập cát.
Khối Bắc (khối I) bao gồm trọn phần Bắc của cấu tạo, hình thành một khốiđộc lập, khép kín theo đường đồng mức -2975m Trên khu vực còn phát triển cácnếp uốn nhỏ, các đứt gãy đơn lẻ có biên độ nhỏ không kéo dài Kích thước khu vực5,5x7,0 km.
Khu vực Trung Tâm (khối II) được phân chia theo đặc điểm các nếp uốn cóđường khép kín -3025 m Trong khu vực có các đứt gãy ngắn biên độ nhỏ và các
Trang 36nếp uốn nhỏ làm cho cấu tạo phức tạp hơn Ranh giới phía Bắc được vạch không xađường khép kín -3025m, phía Đông, Nam và Tây theo ước định.
Khu vực Nam (khối VII) được khoanh định quanh nhóm các nếp uốn biên độnhỏ Trong khối bao gồm các đứt gãy ngắn có biên độ nhỏ.
Khu vực Tây (khối V) và khu vực Đông (khối VI) bao gồm các phần rìa củacấu tạo, phát triển như các đơn nghiêng chìm xuôi xuống sâu.
Đơn vị cấu trúc Mioxen dưới
Đơn vị cấu trúc Mioxen dưới trải theo hướng á kinh tuyến Số lượng cácđứt gãy giảm hẳn, góc đổ của đá giảm về phía cánh cấu tạo Có ba khối Bắc (I),Trung Tâm (II), Nam (III) và bị phức tạp bởi các nếp uốn nhỏ và các đứt gãyngắn Những khối này tương đối thoải, biên độ lớn nhất của chúng không quá 130m.Khối Bắc (I) được phân chia theo đường khép kín -2700m Theo mặt cắt dọc,trầm tích Mioxen hạ ở khối Bắc có chiều dày nhỏ nhất, càng về phía Nam trầm tíchcàng dày lên Nguyên nhân của sự biến đổi bề dày trầm tích là do tính kế thừa địahình phía dưới Hệ thống đứt gãy á kinh tuyến và hệ thống đứt gãy Đông Bắc – TâyNam đã nâng đỉnh vòm lên.
Khối Trung Tâm (II) có cấu tạo tương đối bằng phẳng theo đường bình đồ khépkín -2780 m Khối Trung Tâm có trầm tích dày hơn khối Bắc Độ dày trầm tích tăng từđỉnh đến hai cánh Nguyên nhân là do phần móng ở cánh phía Tây của cấu tạo bị pháhủy và sụt lún nhiều hơn ở phía Đông và do các đứt gãy nâng khối Trung Tâm lên.Khối Nam (III) được khép kín theo đường bình đồ -2900m Chiều dày trầm tíchkhối Nam so với trầm tích ở hai khối trên thì có chiều dày lớn nhất và sự thay đổibề dày trầm tích ở đây cũng tương đối ít hơn ở hai khối trên Do móng của khốiNam không bị nâng cao như hai khối trên lại ít chịu hoạt động phá hủy kiến tạo.
2.2.2.2 Hệ thống đứt gãy
Theo kết quả tái xử lý và tái minh giải tài liệu địa chấn 3D có sử dụng tài liệukhoan, nhóm kỹ sư địa chất tại Xí nghiệp Liên doanh Vietsopetro đã chính xác hóalại mạng lưới đứt gãy, đặc tính và vị trí các đường đồng mức
Trang 37Hình 2.8 Mặt cắt địa chấn dọc mỏ Bạch Hổ [9].
Trang 38
Ở phần Tây cấu tạo giới hạn bởi các đứt gãy nghịch F1, F2, F3 được xácđịnh trên các mặt cắt địa chấn và mặt cắt địa chất một số các giếng khoan như: 450,924, 485, 2001, 140, do đó có sự lặp lại của lát cắt trầm tích Hướng của đứt gãytrùng với đường phương của cấu tạo.
Ở phần Đông của mỏ phát triển các đứt gãy F5, F6, F7 Ở phần đỉnh chúngđược phân chia thành các đứt gãy nhỏ hơn: F5.1, F5.2, F6.2, F6.3 (Hình 2.7).
Các đứt gãy trong Oligoxen thường là các đứt gãy nghịch, bị lấp vùi vàkhông xuyên cắt các lớp phủ trên tạo thành các màn chắn tương đối tốt đối với cácthân dầu.
Các đứt gãy trong Neogen không nhiều, có phương á kinh tuyến và ÐôngBắc, biên độ không quá 100m, ít khi dài quá 3 - 4 km Tuy nhiên chúng là mànchắn của một số thân dầu trong lát cắt Mioxen.
Theo tài liệu địa chấn 3D mới thu nổ ở phần tận cùng phía Bắc cấu tạo, cácđứt gãy chính tiếp tục kéo dài lên phía Bắc Phần nghiêng xoay được thể hiện bằngsự lún chìm mạnh với góc nghiêng đến 450.
Trên phạm vi mỏ Bạch Hổ các đứt gãy phát triển đa dạng theo hướng và biênđộ dịch chuyển Tuy nhiên có thể nhận thấy các hệ thống đứt gãy chính sau:
Hệ thống các đứt gãy Đông Bắc-Tây Nam
Đây là hệ thống đứt gãy gắn liền với quá trình tạo rift và chiếm ưu thế trongkhu vực nghiên cứu Các đứt gãy có biên độ lớn (biên độ đạt tới 900 m ở móngkhối Trung tâm), kéo dài qua khối Trung tâm, khối Bắc và cắm sâu vào trongMóng Hầu hết các đứt gãy này là các đứt gãy thuận, góc dốc của mặt trượt từ 400– 700 Các đứt gãy bị lấp nhét bởi các khoáng vật thứ sinh như canxit, zeolit,… Đặcbiệt nhiều đứt gãy có sét bị trương nở cùng với sự lấp nhét của các khoáng vật kháctrở thành màn chắn thấm, có vai trò chắn cho các tích tụ dầu khí.
Điển hình cho các đứt gãy hệ thống này là các đứt gãy lớn F4, F5, F6, F7,F8 bên cạnh đó là các đứt gãy nhỏ F6.1, F6.2, tạo nên hệ thống nứt nẻ dày đặc.Hệ thống đứt gãy này chia mỏ Bạch Hổ thành những khối riêng biệt.
Hệ thống các đứt gãy á vĩ tuyến
Trang 39Hệ thống đứt gãy này hình thành do sự dịch chuyển ngang xoay, một số quansát thấy hiện tượng dịch chuyển ngang theo mặt trượt Đông Tây Hệ thống các đứtgãy này thường có biên độ nhỏ và không kéo dài như hệ thống phương Đông Bắc– Tây Nam Một số đứt gãy á vĩ tuyến phân chia nhỏ các địa lũy, các khối nâng,bắt gặp ở khối Nam, khối Bắc (F1, F2, F3) Khả năng gây dập vỡ của hệ thống cácđứt gãy này không bằng hệ thống đứt gãy Đông Bắc-Tây Nam.
Phía Tây cấu tạo Bạch Hổ, hệ thống các đứt gãy này đã phân chia nhỏ cácđịa lũy, các khối nâng có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tích tụ dầukhí Do ảnh hưởng của đứt gãy, các đá bị dập vỡ, nứt nẻ khiến độ rỗng tăng lên.Chúng còn là đường di chuyển của dầu khí vào các tích tụ, về sau khép kín trởthành màn chắn khi các tích tụ đó đã được hình thành.
Ngoài ra, tầng cấu trúc này có các đứt gãy có biên độ rất lớn cắm sâu vàotrong móng, góc dốc mặt trượt 400 ÷ 700 Hình thái bề mặt cấu trúc khá phức tạp,mặt móng là 1 cấu trúc lồi có ba khối, trong đó khối Trung tâm là cao nhất, thấpnhất là khối Nam Địa hình của mặt Móng hiện nay là kết quả của sự tổng hợp củacác hoạt động kiến tạo và sự bào mòn.
Tầng cấu trúc trên – trầm tích Kainozoi
Tầng cấu trúc trầm tích Kainozoi chia thành 3 phụ tầng cấu trúc- Phụ tầng cấu trúc dưới – Eoxen? – Oligoxen
Trang 40Là phụ tầng nằm dưới cùng của cấu trúc trên, bao gồm các đá có trầm tíchOligoxen và một ít đá magma phun trào Phụ tầng này được phân biệt với tầng cấutrúc trên nó bởi bất chỉnh hợp giữa trầm tích Oligoxen và Mioxen Phụ tầng nàyđược cấu thành bởi hai tập trầm tích tương ứng với hệ tầng Trà Cú vàTrà Tân.
Hệ tầng Trà Cú có thành phần chủ yếu là các lớp cát kết, bột kết, sét kết nằmxen kẽ Bề dày của hệ tầng không lớn và vắng mặt hoàn toàn ở khối Trung Tâm.
Trầm tích của hệ tầng Trà Tân có phạm vi mở rộng đáng kể và không bị mấttrên toàn bộ cấu tạo Thành phần chủ yếu là cát kết, bột kết, sét kết thành tạo trongđiều kiện sông hồ, châu thổ.
Các đứt gãy ở phụ tầng có biên độ yếu đi so cới tần cấu trúc dưới.- Phụ tầng cấu trúc giữa – Mioxen
Phụ tầng nằm giữa tầng cấu trúc trên, bao gồm các trầm tích Mioxen của cáchệ tầng Bạch Hổ, Côn Sơn, Đồng Nai Thành phần thạch học chủ yếu là các lớp xenkẽ gồm cát kết, bột kết, sét kết thành tạo trong môi trường biển nông, ven bờ So vớiphụ tầng cấu trúc dưới thì phụ tầng này ít bị biến dạng hơn, các đứt gãy chỉ tồn tại ởphần dưới và bị mất hẳn ở phần trên của phụ tầng.
- Phụ tầng cấu trúc trên – Plioxen – Đệ tứ
Phụ tầng nằm trên cùng trong tầng cấu trúc trên, bao gồm trầm tích của hệtầng Biển Đông, từ Plioxen đến Đệ Tứ Thành phần chủ yếu là các trầm tích hạt thôgắn kết yếu, cấu trúc đơn giản, phân lớp nằm ngang.
So sánh các phụ tầng cấu trúc cho thấy không có sự hài hòa, sự kế thừa tuần tựcủa các phụ tùng cấu trúc Phụ tầng thứ nhất bắt đầu là các trầm tích theo kiểu lấp đầyđịa hình cổ của tầng cấu trúc trước Kainozoi sau đó được mở rộng hơn, được hìnhthành trong môi trường ven bờ, châu thổ Phụ tầng cấu trúc giữa có chiều dày lớn và ổnđịnh hơn chiều dày thứ nhất, đã có sự thay đổi bình đồ cấu trúc rõ rệt Phần dưới còntồn tại đứt gãy và các uốn nếp nhỏ nhưng khi đi qua tầng sét Rotalit chúng không còntồn tại nữa Phụ tầng trên có bề dày lớn và hầu như không bị biến dạng.
2.2.3 Lịch sử phát triển địa chất
Cấu tạo Bạch Hổ nằm trong bể Cửu Long nên lịch sử phát triển địa chất củanó mang nhiều nét tương đồng lịch sử phát triển địa chất của bể này Nhìn chunglịch sử phát triển địa chất của cấu tạo Bạch Hổ đã trải qua 5 giai đoạn: