1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Pháp luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại việt nam

156 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng không phải là vấn đề mới ởViệt Nam, các văn bản pháp luật hiện hànhvăn bản pháp luật hiện hành về kiểm soát đã bước đầu phù hợp với hệ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

HÀ NỘI – NĂM 2017LỜI CÁM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô của Khoa Phápluật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình giảng dạy và trang bị cho tôinhững kiến thức quý báu trong suốt thời gian theo học tại trường, giúp tôi tiếp cận tưduy khoa học để phục vụ cho công việc và cuộc sống hàng ngày của tôi

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Thị Giang Thu đã tận tình hướng dẫntôi thực hiện Luận văn này Với sự hướng dẫn rất bài bản và khoa học của PGS.TS, tôi

đã học hỏi được những kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học, thiết thực và

bổ ích

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn,trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và bạn bè, tham khảo nhiềutài liệu song cũng không thể tránh khỏi sai sót Rất mong nhận được những thông tinđóng góp, phản hồi quý báu từ Quý Thầy Cô và bạn đọc

Xin chân thành cám ơn

Hà Nội, ngày… Tháng…… năm 2017

Người viết

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực Nội dung củacông trình nghiên cứu này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Xác nhận của Giảng viên hướng dẫn Tác giả

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ngân hàng Nhà nước : NHNN

Tổ chức tín dụng : TCTD

Ngân hàng thương mại : NHTM

Ngân hàng thương mại cổ phần : NHTMCP

Đại hội đồng cổ đông : ĐHĐCĐ

Hội đồng quản trị : HĐQT

Ban kiểm soát : BKS

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT AN TOÀN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT AN TOÀN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Khái quát về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của Ngân

hàng thương mại 6

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại kiểm soát an toàn 6

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm kiểm soát an toàn 6

1.1.1.2 Phân loại kiểm soát an toàn 13

1.1.2 Vai trò của kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của Ngân

hàng thương mại Việt Nam 15

1.2 Những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp

tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam 18

1.2.1 Khái niệm pháp luật kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng

của Ngân hàng thương mại 18

1.2.2 Yêu cầu cơ bản của pháp luật kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín

dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam 20

1.2.3 Cơ cấu pháp luật kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của

Ngân hàng thương mại Việt Nam 21

CHUƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT AN TOÀN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở

Trang 6

VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 25

2.1 Thực trạng pháp luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụngcủa Ngân hàng thương mại 25

2.1.1 Quy định về chủ thể thực hiện kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấptín dụng của Ngân hàng thương mại 25

2.1.1.1 Ngân hàng Nhà nước 25

2.1.1.2 Ngân hàng thương mại 27

2.1.2 Về nội dung kiểm soát an toàn hoạt động cấp tín dụng 43

2.1.2.1 Kiểm soát an toàn hoạt động cấp tín dụng thông qua hệ thống quản trịrủi ro và kiểm soát nội bộ và các chỉ số an toàn 43

2.1.2.2 Về quy trình tín dụng - cơ sở để giám sát nội bộ hoạt động cấp tín dụng 512.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát antoàn đối với hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại 68

2.2.1.1 Xuất phát từ thực trạng kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụngcủa Ngân hàng thương mại và trên cơ sở đánh giá khách quan những hạn chế,bất cập của pháp luật 68

2.2.1.2 Xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện pháp luật về kiểm soát an toàn đối vớihoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại 73

2.2.2 Những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện về kiểm soát an toàn đối với

hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay 752.2.2.1 Đối với chủ thể thực hiện kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tíndụng 76

2.2.2.2 Đối với nội dung kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng củaNgân hàng thương mại 80

Trang 7

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Cùng với xu hướng mở cửa và hội nhập quốc tế của nền kinh tế, hệ thống ngânhàng Việt Nam đang từng bước chuyển mình, nhằm theo kịp với sự phát triển chungcủa đất nước và xu hướng tại các quốc gia trên thế giới Hội nhập kinh tế quốc tế và tự

do hóa thương mại mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng trong nước, tạo điều kiện để

hệ thống ngân hàng Việt Nam tranh thủ được các nguồn vốn, tiếp thu công nghệ hiệnđại, trình độ quản lý tiên tiến của các nước trên thế giới Nhưng bên cạnh đóĐồng thời,hội nhập kinh tế quốc tế cũng khiến cho nền kinh tế phải chịu tác động nhiều hơn từbên ngoài, các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn, đốimặt với sự bất ổn và rủi ro lớn hơn,; ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suythoái kinh tế toàn cầu vừa qua đã thách thức sự ổn định của hệ thống ngân hàng,; nhất

là những rủi ro từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực kinh doanh và cạnh tranh trong điều kiệnmới là nội dung đặc biệt trong chính sách của Đảng và Nhà nước Theo Quyết định số254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về đề án “Cơ cấu lại hệ thốngcác tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, mục tiêu cơ bản của giai đoạn 2011 –2015: “Ttập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt độngcủa các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổchức tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt độngngân hàng” Đây là những định hướng cơ bản và cũng là những đòi hỏi cấp bách nhấtđối với nâng cao khả năng và an toàn của các Ngân hàng thương mạiHTM Việt Nam.Trong hoạt động của Ngân hàng thương mại, cấp tín dụng là một hoạt động kinh

Trang 9

doanh, mà hiện nay đó là nghiệp vụ kinh doanh chính, chủ yếu, đem lại nguồn lợi

nhuận lớn nhất cho các Ngân hàng thương mạiNHTM Nghiệp vụ này được thực hiệnnhờ nguồn vốn nhàn rỗi của người dân trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại hìnhthành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, và các nghiệp vụ cấp tíndụng khác, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Chính vì lẽ đó, để đảmbảo an toàn cho các Ngân hàng thương mạiHTM, cơ chế kiểm soát an toàn đối với hoạtđộng kinh doanh của NHTM nói chung, và hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thươngmạiHTM nói riêng ra đời

Kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng không phải là vấn đề mới ởViệt Nam, các văn bản pháp luật hiện hànhvăn bản pháp luật hiện hành về kiểm soát

đã bước đầu phù hợp với hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và cơ cấu của cácNHTM Ngân hàng thương mại song chưa thật sự đầy đủ và hoàn thiện Luật các Tổchức tín dụng năm 2010 và Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 của Chínhphủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại chỉ dừng lại ở việc xây dựng

cơ cấu quản trị cơ bản, các quy định về cấp tín dụng, quản trị rủi ro, tuy nhiên lại

không quy định cụ thể về những cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động cấp tín dụng

cấp cơ sở như cán bộ tín dụng, nhân viên tín dụng phải làm gì, thẩm quyền quyết địnhtín dụng ra sao Chính những bất cập của hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động cấptín dụng của các Ngân hàng thương mạiNHTM ít nhiều gây ra phiền toái cho ngân

hàng cũng như khách hàng trong hoạt động cấp tín dụng, đồng thời có thể tạo điều

kiện thuận lợi để khách hàng hay cán bộ ngân hàng thực hiện hành vi gian dối, lừa

đảo, gây thất thoát nghiêm trọng cho ngân hàng

Trước thực tế này, để duy trì hoạt động ổn định và tiếp tục phát triển bền vững,bên cạnh việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng,

Trang 10

một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các Ngân hàng thương mạiNHTM là chủđộng xây dựng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát mức độ an toàn trong hoạtđộng kinh doanh ngân hàng nói chung, trong hoạt động cấp tín dụng nói riêng, đồngthời tuân thủ triệt để quy định pháp luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tíndụng của các Ngân hàng thương mạiNHTM Xuất phát từ thực tiễn và tính cấp bách

của đề tài, sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, học viên lựa chọn đề tài “Pháp

luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàngthương mạiNHTM có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hoạtđộng cấp tín dụng nói riêng, cho toàn bộ hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngânhàng của các Ngân hàng thương mạiNHTM nói chung cũng như sự phát triển lànhmạnh, ổn định của Ngân hàng thương mạiNHTM và hệ thống các tổ chức tín dụngtrong nền kinh tế, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ

và có hệ thống Một số công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố đề cập đếnvấn đề bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương

mạiNHTM ở một vài khía cạnh như:

Luận văn thạc sỹ:“Pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng

của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam”năm 2005 của tác giả Phạm Thành Chung mớichỉ đề cập sơ lược các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng củacác tổ chức tín dụng nói chung tại thời điểm năm 2005 mà chưa đi sâu phân tích cácquy định này đối với các Ngân hàng thương mạiNHTM;

Hay luận văn thạc sỹ:“Một số vấn đề pháp luật về quản trị rủi ro trong hoạt

Trang 11

động cho vay của ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn ThịThùy Trang mới chỉ nghiên cứu về pháp luật quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay

mà chưa đi sâu vào phân tích việc kiểm soát an toàn đối với toàn bộ hoạt động cấp tín dụngcủa các Ngân hàng thương mạiNHTM

Như vậy, có thể thấy các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến một vàikhía cạnh của pháp luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của các

Ngân hàng thương mạiNHTM như đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của

hệ thống các tổ chức tín dụng hay nội dung về quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay

mà chưa đi sâu nghiên cứu đầy đủ pháp luật về kiểm soát an toàn đối với tất cả các

hoạt động cấp tín dụng của các Ngân hàng thương mạiNHTM Mặc dù pháp luật về

kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của các NHTM có vị trí, vai trò quantrọng, nhưng vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể, chưa được quan

tâm đúng vị thế, xét ở Bậc Cao học, hiện nay chưa có một Luận văn nào đề cập đến

vấn đề này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hiện nay, khái niệm kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng theo phápluật Việt Nam thường được đề cập trong khuôn khổ Hiện nay, khái niệm kiểm soát antoàn hoạt động cấp tín dụng theo pháp luật Việt Nam hiện nay thường được đề cập

trong khuôn khổ kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng trong nội bộ Ngân

hàng thương mại NHTM và cơ chế giám sát của Chính phủ, kiểm soát của Ngân hàngNhà nước cùng các cơ quan quản lý có liên quan

Luận văn tậpLuận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan các

yêu cầu kiểm soát an toàn cấp tín dụng phải đáp ứng những điều kiện sau: mô hình

kiểm soát hoạt động cấp tín dụng; quy trình cấp tín dụng chặt chẽ; hệ thống kiểm soát

Trang 12

nội bộ và quản trị rủi ro; và hoạt động giám sát của Chính phủ, NHNN Ngân hàng Nhànước và các cơ quan có liên quan.

Do phạm vi nghiên cứu rộng và yêu cầu của luận văn cao học luật, nội dungluận văn đề cập chủ yếu đến pháp luật kiểm soát an toàn trong hoạt động cấp tín dụngcủa ngân hàng thương mại cổ phần mà không đề cập đến tất cả các ngân hàng thươngmại còn lại Luận văn cũng xác định nội dung chính của hoạt động cấp tín dụng củangân hàng thương mại hiện nay hướng tới là hoạt động cho vay nên phạm vi tập trungđánh giá thực trạng pháp luật kiểm soát an toàn cũng đi theo hướng đánh giá hoạt độngcấp tín dụng dưới hình thức cho vay của ngân hàng thương mại Các nội dung nghiêncứu còn lại của đề tài này, tác giả luận văn xin được tiếp tục nghiên cứu ở các côngtrình khoa học tiếp theo

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Từ các tìm hiểu và các nhậnnhận thức nêu trên tại mục tình hình nghiên cứu,mục đốii tượngtượng và phạm vi nghiên cứu, LuậnLuận văn cố gắng theo đuổi cácmục đích và thực hiện nhiệmhiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài nhưnhư sau:

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu chuyên sâu và trình bày một cách có hệmột

cách có hệ thống các vấn đề lý luận luận về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấptín dụng của Ngân hàng thương mại; đánh giá thực trạng pháp luậtluật, tìm kiếm

nguyên nhân bất cậpcập và kiến nghị giải pháp lậplập pháp, thi hành và tưtư pháp liênquan;

Nhiệm vụNhiệm vụ nghiên cứu:

- Phân tích rõ khái niệmniệm về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tíndụng và làm rõ các vấn đề lý luậnluận về kiểm soát an toàn nhằm làm rõ bản chất, ýnghĩa, vai trò của kiểm soát , sự tác độngđộng của nó đối với Ngân hàng thương

Trang 13

mạiNHTM và nền kinh tế;

- Làm rõ mô hình kiểm soát thông qua mô hình quản trị Ngân hàng thương mại,

từ đó so sánh với các nguyên tắc quản trị của Basel II

- Làm rõ cơ cấu quy trình cấp tín dụng để từ đó luận giải nhu cầu điều chỉnhpháp luật đối phù hợp;

- Làm rõ lý luận về xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro đốivới hoạt động cấp tín dụng;

- Làm rõ các quy định về giám sát của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nướcHNN vàcác cơ quản quản lý đối với hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mạiNHTM;

- Phân tích thực trạng pháp luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tíndụng, qua đó chỉ ra những bất cập của thực trạng pháp luật trong quá trình thực thi;

- Đề xuất kiến nghị về giải pháp hoàn thiệnthiện pháp luật và nâng cao hiệu quảthực thi pháp luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàngthương mại NHTM ở Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Các phươngphương pháp nghiên cứu của Luận văn đượcLuận văn được xâydựng trên cơ sở phương pháp luậncơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiệnvật biện chứng, chủ nghĩa duy vậtvật lịch sử, và đường lốiđường lối, chính sáchcủa Đảng Cộng sản Việt.Cộng sản Việt Nam

Các phương pháp mà luận văn sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích,

phương pháp tổng hợp, thống kê, tập hợp các thông tin, số liệu và vụ việc; phươngpháp điển hình hóa, mô hình hóa các quan hệ xã hội; phương pháp hệ thống hóa cácquy phạm phạm pháp luật; phương pháp so sánh pháp luật và phương pháp đánh giáthực trạng pháp luật

Trang 14

Với phương pháp phân tích, luận văn đã phân tích các quy định của pháp luật

hiện hành về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng, qua đó chỉ ra cáckhiếm khuyết, bất cập

Phương pháp tổng hợp được sử dụng kế hợp với phương pháp phân tích Cụthể, từ những kết quả nghiên cứu bằng phân tích, Luận văn sử dụng phương pháp tổnghợp để có được sự nhận thức về vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn chỉnh Kếtquả tổng hợp được thể hiện chủ yếu bằng các kết luận, kiến nghị hoàn thiện pháp luậtViệt nam hiện hành về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng.Các phươngpháp mà luận văn sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,thống kê, tập hợp các thông tin, số liệu và vụ việc; phương pháp điển hình hoá, môhình hóa các quan hệ xã hội; phương pháp hệ thống hóa các quy phạm pháp luật;phương pháp so sánh pháp luật; và phương pháp đánh giá thực trạng pháp luật

Với phương pháp phân tích, luận văn đã phân tích các quy định của pháp luật

hiện hành về kiểm soát an toàn hoạt động cấp tín dụng, qua đó chỉ ra các khiếm

khuyết, bất cập

Phương pháp tổng hợp được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích Cụthể, từ những kết quả nghiên cứu bằng phân tích, Luận văn sử dụng phương pháp tổnghợp để có được sự nhận thức về vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn chỉnh Kếtquả tổng hợp được thể hiện chủ yếu bằng các kết luận, kiến nghị hoàn thiện pháp luật

VN hiện hành về kiểm soát an toàn hoạt động cấp tín dụngPhương pháp so sánh được

sử dụng khi so sánh với pháp luật nước ngoài để chỉ ra ưu nhược điểm, sự tiến bộ haylạc hậu hoặc so sánh giữa pháp luật hiện hành với các văn bản đã hết hiệu lực để chỉ

ra sự tích cực hay tụt hậu

6 Những đóng góp mới của Luận văn

Trang 15

Phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh với pháp luật nước ngoài để chỉ ra

ưu nhược điểm, sự tiến bộ hay lạc hậu hoặc so sánh giữa pháp luật hiện hành với các vănbản đã hết hiệu lực để chỉ ra sự thay đổi tích cực hay tụt hậu

6 Những đóng góp mới của Luạ ̂n văn

- Góp phần xây dựng lý luậnluận về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tíndụng và pháp luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàngthương mại ở Việt NamViệt Nam, , đặc biệtđặc biệt là làm rõ bản chất và đặc điểm rõbản chất và đặc điểm pháp lý của kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng,

phân tích phương thức kiểm soát, mô hình kiểm soát, phân loại kiểm soát an toàn đối

với hoạt động cấp tín dụng;

- Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hànhluật Việt Nam

hiện hành về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng và tìm ra các bất cập

cập cụ thể cần sửa đổi;

- Kiến nghị giải pháp chủ yếu cho việc hoàn thiện pháp luật Việtviệc hoàn thiệnpháp luật Việt Nam về việc kiểm soát an toàn đối vớiviệc kiểm soát an toàn hoạt động cấptín dụng và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát an toàn đốivới hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

7 Kết cấu của luận văn:

Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của

Ngân hàng thương mại Việt Nam

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về kiểm soát an toàn đối với hoạt

động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số kiến nghị hoànthiện pháp luật

CHƯƠNG 1

Trang 16

KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT AN TOÀN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT

AN TOÀN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của Nngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại kiểm soát an toàn

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm kiểm soát an toàn

NHTM với tư cách là mộtlà trung gian tài chính vớthực hiệni các nghiệp vụ cơbản bao gồm:là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cungcưng ứng dịch vụ thanh toán quatài khoản và các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu về các gói sản phẩm dịch vụ củanền kinh tế Xuất phát từ định chế tài chính đặc thù như vậy, mọi hoạt động kinh

doanh của NHTM được thực hiện trong một khuôn khổ nhất định nhằm đáp ứng yêucầu nhằm bảo vệ người gửi tiền, hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn cho cả hệ thống cácNHTM, cụ thể của khuôn khổ nhất định đó là cơ chế kiểm soát an toàn

Trước hết, kiểm soát là khái niệm khá phổ biến trong nền kinh tế Có thể hiểu

kiểm soát là hoạt động theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quyđịnh hay không nhằm giảm thiểu những yếu tố gây tác động xấu tới hoạt động của mộtđối tượng nào đó1 Theo quan điểm của TS Nguyễn Thị Phương Hoa, kiểm soát làhoạt động đánh giá và chỉnh sửa những lệch lạc từ tiêu chuẩn2 Theo đó, kiểm soát sẽbao gồm các hoạt động từ thiết lập tiêu chuẩn, theo dõi, đánh giá thực tế bằng cách sosánh thực tế với tiêu chuẩn, và chỉnh sửa sai lệch từ thực tế so với những tiêu chuẩn đãxác lập Hình thức kiểm soát này được áp dụng cho mọi hệ thống kiểm soát, có thể làkiểm soát chất lượng, kiểm soát hành vi, kiểm soát lịch trình, kiểm soát sản phẩm

Trang 17

hỏng, kiểm soát nhân sự, kiểm soát tốc độ, kiểm soát sản xuất, kiểm soát hàng tồn kho,kiểm soát nguyên vật liệu, kiểm soát quy trình thực hiện, kiểm soát tài chính Hoạtđộng kiểm soát được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau: tổ chức, cá nhân, hay các

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, phụ thuộc vào đối tượng được kiểm soát

Dưới góc độ kỹ thuật công nghệ thông tin, kiểm soát là cách thức để kiểm tra

tính chính xác của các câu lệnh

Dưới góc độ kinh tế, kiểm soát là quá trình kiểm tra, theo dõi các hoạt động củamột tổ chức- doanh nghiệp và tiến hành các điều chỉnhbiện pháp quản lý phù hợp làmgiảm thiểu những yếu tố gây tác động xấurủi ro, giúp tổ chức hoạt động đúng nhịp củanền kinh tế

Dưới góc độ pháp lí, kiểm soát là việc một chủ thể áp dụng các cơ chế quản lýtrong khuôn khổ pháp luật nhằm giúp hoạt động của tổ chức đạt mục đích lợi nhuậnhoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác

Tuy nhiên trong thực tiễn, khái niệm kiểm soát được hiểu theo nhiều cách khácnhau Kiểm soát là một hoạt động chỉ xuất hiện khi các công việc kết thúc, có nghĩa làkiểm soát chỉ xuất hiện trong một giai đoạn nhất định Tuy nhiên hiểu như vậy là chưa

đủ và chưa đúng bản chất của việc kiểm soát Nhìn chung, hoạt động kiểm soát là quátrình nhà quản lý chi phối các chính sách và hoạt động của một chủ thể thông qua việcgiám sát, điều tiết theo dõi tính hiệu quả và các thành viên trong việc thực hiện cáchoạt động nhằm tránh những rủi ro và đảm bảo mục tiêu, kế hoạch của chủ thể đạtđược hiệu quả tốt nhất

Bên cạnh đó, an toàn được hiểu là trạng thái mà con người, tài sản, môi trườngđược bảo vệ, phòng chống lại những tác nhân nguy hại có thể phát sinh (hoặc tiềm ẩn)

do chủ quan, khách quan trong một hoạt động Nói cách khác, an toàn còn được hiểu

Trang 18

là sự bình ổn của một sự vật, sự việc Trạng thái này được nhận dạng thông qua quá

trình liên tục nhận dạng mối nguy hiểm và quản lý rủi ro nhằm giữ sự yên ổn, loại trừnguy hiểm, hoặc tránh được sự cố để sự vật, sự việc nằm trong một giới hạn gây hại

nhất định

Như vậy, từ khái niệm kiểm soát và khái niệm an toàn, có thể đi đến cách hiểu

về kiểm soát an toàn chính là hành vi của nhà quản lý điều hành đơn vị, tổ chức qua

việc tác động lên thành viên và hoạt động của đơn vị, tổ chức phải đáp ứng được các

yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn nhằm phòng chống các tác động xấu nhằm đảm bảo

không xảy ra rủi ro đối với một hoạt động của tổ chức giúp tổ chức tiến gần tới mục

tiêu của mình

Tuy nhiên, cần hiểu rằng: Thứ nhất, kiểm soát an toàn bao gồm những kỹ thuậtvận hành và những hành động tập trung và cả quá trình theo dõi và quá trình giảm

thiểu, loại bỏ những nguyên nhân gây lỗi, sự không thích hợp, không thỏa mãn chất

lượng tại mọi công đoạn của quá trình; Thứ hai, kiểm soát an toàn không có nghĩa chỉphản ứng lại những sự kiện sau khi đã xảy ra, kiểm soát cũng có nghĩa là giữ cho tổ

chức theo đúng định hướng và dự kiến các sự kiện có thể xảy ra Kiểm soát an toàn

không chỉ dành cho những hoạt động đã xảy ra của tổ chức và đã kết thúc của tổ chức màcòn là sự kiểm soát đối với những hoạt động đang xảy ra và sắp xảy ra mà nhà quản lýmuốn tiên liệu trước các rủi ro tiềm ẩn Như vậy, kKiểm soát an toàn vừa là một quá trìnhkiểm tra các tiêu chuẩn, vừa là việc theo dõi các ứng xử của đối tượng, đưa về những giớihạn ổn định

Kiểm soát an toàn nói chung có vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý

Từ khi Việt Nam chuyển sang cơ chế kế hoạchhọach hóa tập trung sang nền kinh tếthị

Trang 19

trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đối với nhiều doanh nghiệp có quy mô hoạtđộng lớn để tồn tại và phát triển, các nhà quản trị doanh nghiệp phải quyết định, thựchiện phương pháp quản lý đúng đắn để đảm bảo cho việc kinh doanh có hiệu quả Mộttrong những công cụ giúp cho các nhà quản trị có được các thông tin chính xác và kịpthời để đưa ra các quyết định đúng đắn, đó chính là kiểm soát an toàn.

Do đó, theo tác giả, kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của

NHTM là phương thức quản lý của các các chủ thể có thẩm quyền thực hiện các biệnpháp nghiệp vụ từ việc thừa nhận, xây dựng các tiêu chuẩn, cách thức cấp tín dụng;bảo đảm thực hiện trao đổi thông tin và phối hợp của các bộ phận trong NHTM vềhoạt động cấp tín dụng; kiểm tra và đánh giá các quy trình thực hiện so với tiêu chuẩncấp tín dụng đã xác lập; đến việc theo dõi và phán đoán những rủi ro có thể xảy ra;thực hiện biện pháp tác động phù hợp với quy trình lỗi; nhằm đảm bảo an toàn chohoạt động cấp tín dụng của NHTM nói riêngchung, hay cả hệ thống các TCTD nóichungriêng Trong quá trình kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng, các yếu

tố luôn ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kiểm soát là nhận thức và phản ứng củangười kiểm soát và đối tượng kiểm soát Điều này thể hiện các ở đặc điểm của hoạtđộng kiểm soát an toàn

Trước hết, đối với hoạt động cấp tín dụng của NHTM là việc thỏa thuận để tổchức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiềntheo nguyên tắc có hoàn trả Hiện nay, Luật quy định hoạt động cấp tín dụng củaTCTD bao gồm: nghiệp vụ cho vay; chiết khấu, tài chiết khấu; bao thanh toán; bảolãnh ngân hàng; phát hành thẻ tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác3 Hoạtđộng cấp tín dụng của NHTM là việc chuyển nhượng quyền sử dụng vốn (một cáchtrực tiếp hoặc gián tiếp) sang cho khách hàng sử dụng trong thời gian nhất định với

Trang 20

cam kết hoàn trả trong thời hạn thỏa thuận và một khoản lợi nhuận đi kèm thông quacác hợp đồng tương ứng với từng nghiệp vụ cấp tín dụng Hoạt động cấp tín dụnglàĐây là hoạt động quan trọng nhất của các Ngân hàng thương mạiNHTM trong giaiđoạn hiện nay, vì nguồn vốn dành cho nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng lớn trong tổngnguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu cho các Ngân hàng thương mạiNHTM Theo3Khoản 3, Điều 98, Luật các Tổ chức tín dụng.

thống kê,Hiện nay các hoạt động cho vay chiếm tới 60% tài sản của ngân hàng và đemlại 70% lợi nhuận của ngân hàng4, vì vậy, cmà các rủi ro từ hoạt động cho vay nóiriêng và hoạt động cấp tín dụng nói chung chủ yếu đến từ hoạt động cho vay của cácNHTM Bởi vậy, luận văn sẽ chỉ đề cậptập trung tới nghiệp vụ cho vay hay nghiệp vụtín dụng của NHTM

Tuy nhiên, kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của NHTM không

chỉ nằm trong vòng tròn nhỏ là, điều chỉnh mối quan hệ giữa NHTM và khách hàngqua các loại hợp đồng tín dụng Ở đó, ,yêu cầu đặt ra đối với buộc hội đồng quản trị,ban giám đốc, ban kiểm soát và cán bộ tín dụng phải: thực hiện theo đúng quy trìnhcấp tín dụng; kiểm soát sự phân bổ, tổ chức các nguồn tài nguyên để thực hiện cácmục tiêu theo kế hoạch tín dụng đã đặt ra;, giám sát việc cấp tín dụng, giám sát khoảntín dụng;, giải ngân, thu hồi nợ, tài sản bảo đảm của khoản tín dụng tránh những rủi

ro tín dụng có thể xảy ra Hoạt động kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụngđnày được tổ chức theo mô hình quản trị của NHTM, từ hội sở, phòng ban và các bộphận có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng qua hệ thống công nghệ thông tin và thựchiện các chế độ hay nói cách khác đây chính là việc kiểm soát an toàn đối với hoạtđộng cấp tín dụng trong nội bộ NHTM

Hơn thế nữa, vòng tròn của kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng

Trang 21

của NHTM đó còn mở rộng mang tính chất quy mô hơn, đó chính là sự giám sát củaChính phủ, kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước cùng các cơ quan quản lý có liên quan.Hoạt động kiểm soát an toàn của các chủ thể này mang tính chất kiểm soát cho toàn bộ

hệ thống các NHTM Nó bao gồm: , bao gồm các quy định chung;, , các chỉ số an toànnhư lãi suất trần, giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ dư nợ cho vay

so với tổng tiền; các chế độ báo cáo; hệ thống công nghệ thông tin yêu cầu cácNHTM bắt buộc phải thực hiện;, hay những biện pháp can thiệp kịp thời mà NHNN,Chính phủ khi một NHTM rơi vào tình trạng mất kiểm soát- kiểm soát đặc biệt Đâyđóchính là sự kiểm soát mang tính chi phối cho toàn thị trường liên ngân hàng nói chung,

và các NHTM nói riêng

Bên cạnh đó, có thể thấy hoạt động kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín

dụng của NHTM này được tiến hành cả trước, trong và sau quá trình cấp tín dụngnhằm đạt được các yêu cầu trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM, đảm bảo tínhđồng nhất khả năng sinh lời, đảm bảo tính an toàn của đồng vốn đầu tư, phòng tránhrủi ro cho chính NHTM và cả hệ thống các NHTM

Vì hHoạt động cấp tín dụng được thực hiện mang tính hệ thống, cho nên để

đảm bảo an toàn cho thị trường ngân hàng thì, thì kiểm soát nói chung và kiểm soát antoàn nói riêng luôn được thực hiện với các nội dung: kiểm soát quản lý, kiểm soát xử

lý, và kiểm soát bảo vệ an toàn tài sản, kiểm soát về công nghệ thông tin5 Khi thựchiệnĐể kiểm soát an toàn hệ thống NHTM, cần có sự tham gia của: buộc Quốc hội, -

là thực thể mang quyền lực cao nhất của xã hội, Chính phủ- trực tiếpthực hiện quản lýNhà nước các hoạt động trong đời sống kinh tế; và, hay NHNN- chủ thể trực tiếp quản

lý hệ thống các TCTD TĐể thực hiện quyền năng đó, Quốc hội đã chỉ đạo thông quacác nghị quyết về kinh tế hàng năm trong đó xây dựng phương hướng phát triển hoạt

Trang 22

động cấp tín dụng nói riêng, ngành ngân hàng nói chung; chỉ đạo xây dựng các Đề ánphát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010, định hướng năm 2020; các vănbản pháp luật do NHNN ban hành về lĩnh vực ngân hàng, Bên cạnh đó, NHNN đãban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng như: Luậtcác TCTD năm 2010, Luật Ngân hàng Nhà nướcNHNN Như ở trên đã trình bày, quátrình kiểm soát luôn được diễn ra trong ba giai đoạn: kiểm soát trước quá trình tín

dụng, kiểm soát trong quá trình tín dụng và kiểm soát sau quá trình tín dụng Vì vậy

mà hiện nay, văn bản pháp luật về hoạt động cấp tín dụng do NHNN ban hành cũngthể hiện qua ba giai đoạn trên: giai đoạn kiểm soát trước quá trình tín dụng (bao gồmnội dung hoạt động cấp tín dụng, cơ cấu tổ chức quản lý của NHTM, các chủ thể trựctiếp có quyền và nghĩa vụ trong hoạt động cấp tín dụng, các chỉ số an toàn liên quantrực tiếp tới hoạt động kiểm soát an toàn cấp tín dụng ); giai đoạn kiểm soát trong quátrình cấp tín dụng (bao gồm nội dung giám sát quy định về xét duyệt tín dụng, quy trìnhgiải ngân); và giai đoạn kiểm soát sau quá trình cấp tín dụng: (bao gồm kiểm tra sử dụngtiền vay các chế độ kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cấp tín dụng, cácquy định về lưu giữ hồ sơ tín dụng)

Kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của NHTM là quá trình các

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhànước, Bộ tài chính ), các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý thực hiện hoạt độngcần thiết để đảm bảo căn cứ cho việc xác định tính tuân thủ của ngân hàng thương

mạiNHTM trong quá trong quá trình cấp tín dụng và hoạt động tự kiểm soát của nội

bộ của ngân hàng thương mại.NHTM

Có thể khẳng định, hoạt động kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng

của NHTM ngoàicó những đặc điểm chung của hoạt động kiểm soát như giúp nhà

Trang 23

quản lý đạt được mục tiêu; phụ thuộc các yếu tố về như quy mô của tổ chức, văn hóacủa doanh nghiệp; và nhằm phòng tránh các nguy cơ rủi ro, thì kiểm soát an toàn đốivới hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thươngNHTM mại có những điểm khácbiệt, cụ thể như sau:

Thứ nhất, chủ thể thực hiện kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng

của NHTMgân hàng thương mại là các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vựcnNgân hàng phối hợp với các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ quản lý hoặc trực tiếp thựchiện hoạt động cấp tín dụng Cơ quan quản lý Nhà nước là chủ thể có quyền quyếtđịnh cơ chế, các quy định về kiểm soát an toàn đối vớitrong hoạt động cấp tín dụng đốivới cả hệ thống các NHTM kiểm soát an toàn hoạt động cấp tín dụng thông qua: banhành Nghị quyết đối với các NHTM đang rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc tái

cơ cấu ngân hàng mà nguyên nhân lớn nhất là từ rủi ro tín dụng, ban hành văn bản quyphạm pháp luật chung về các tổ chức tín dụng về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toánnội bộ, kiểm toán độc lập Chính phủ ban hànhxây dựng các văn bản pháp luật quyđịnh quản trị, kiểm soát, điều hành ngân hàng thương mạiNHTM xây dựng hệ thốngpháp luật điều chỉnh nội dung liên quan đến quản lý rủi ro, quản trị điều hành, cơ cấu

tổ chức quyền và nghĩa vụ của HĐQT, BKS, Ban điều hành của NHTM để hạn chếlạm quyền, tập trung quyền lực quá mức trong việc quản trị, điều hành hoạt động cấptín dụng ; Ngân hàng Nhà nướcNHNN với vai trò là Ngân hàng Trung ương trựctiếp quản lý hoạt động của các NHTM thực hiện kiểm soát an toàn đối với hoạt độngcấp tín dụng như việc đưa ra các quy định về an toàn hoạt động như tỷ lệ an toàn vốntối thiểu để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng hay là đảm bảo đủ vốn đề bùđắp các tổn thất không định trước, tỷ lệ khả năng chi trả để đảm bảo cho ngân hàng có

đủ thanh khoản khi xảy ra rủi ro xuất phát từ sự mất cân đối về kỳ hạn; giới hạn cấp tín

Trang 24

dụng cho một khách hàng hay người có liên quan để hạn chế rủi ro do việc tập trungtín dụng hay yêu cầu các NHTMTCTD đa dạng hóa danh mục tín dụng nhằm phân tánrủi ro

Thứ hai, hHoạt động kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng trong

nội bộ ngân hàng thương mạiNHTM được thực hiện theo hệ thống kiểm soát nội bộ,trong đó có hệ thống quản lý rủi ro tín dụng Theo đó, hệ thống này được vận hành với

ba tuyến phòng thủ:

Một là, tuyến phòng thủ từ các khối kinh doanh, bán hàng, các chuyên viên

khách hàng, chi nhánh, các đơn vị vận hành tại hội sở, các cá nhân như giám đốc chinhánh, nhân viên kế toán, nhân viên tín dụng, bộ phận thẩm định tín dụng, tiến hànhcấp tín dụng cho khách hàng., Nchính những chủ thể này sẽ thực hiện hoạt động có nộidung kiểm soát, nghĩa làtức là thực hiện hoạt động kiểm soát an toàn theo những quyđịnh đã được thiết lập như: các bước lập, hoàn thành hồ sơ đề nghị cấp tín dụng; phântích thẩm định tín dụng, và quyết định có thực hiện cấp tín dụng hay không Nhiệm

vụ chính của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi cácrủi ro phát sinh trong hoạt động cấp tín dụng và các quy trình vận hành; bảo vệ lợi íchcủa NHTMgân hàng thươngmại thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểm soát tínhhiệu quả

Hai là, là khối quản trị rủi ro, khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động và pháp

chế Tuyến này có rất nhiều nhiệm vụ, trong đó quan trọng hơn cả là việc độc lập đánhgiá và kiểm soát (kiểm tra và cân đối) tính hiệu quả của hệ thống ở tuyến phòng thủthứ nhất; quản lý rủi ro chính thông qua việc thiết lập khẩu vịmức dự phòng rủi

ro/chính sách cho vay, xây dựng quy trình/hướng dẫn tín dụng và cho vay, theo dõi,cảnh báo sớm, quản trị danh mục…; giám sát các chương trình kiểm soát nội bộ, tuân

Trang 25

thủ Để đạt được điều đó, cần cần sự phối hợp nhịp nhàng của các chủ thể có quyềnlực kiểm soát an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, không ai khác chính là Ban giámđốc, Ban kiểm soát, Ban điều hành, hệ thống kiểm soát nội bộ cùng các thành viên cóliên quan sẽ thực hiện kiểm soát thông qua Ban kiểm soát của NHTM, và giám sáthoạt động cấp tín dụng theo Điều lệ và Quyết định của NHTM về hoạt động cấp tíndụng.

Tuyến phòng thủ thứ Bba là, bộ phận kiểm toán nội bộ Đây là bộ phận trực

thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của Ngân hàng, nên giúp choviệcviệc đánh giá hai tuyến phòng thủ trước và các rủi ro có thể xảy ra được thực hiệnđộc lập và khách quan

Thứ bahai, kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng gắn liền với mục

tiêu, sự an toàn và chất lượng tín dụng của NHTM Cụ thể, kiểm soát an toàn đượcxem như một quá trình cung cấp các thông tin phản hồi giúp cho việc khắc phục nhữngnhược điểm của công tác quản trị được đảm bảogiúp cho hoạt động của Ngân hàngthương mạiNHTM được đảm bảo an toàn và đạt được các mục tiêu tín dụng Đó làcách duy nhất để chủ thể quản lý biết được mục đích cấp tín dụng mà NHTM đề ra cóđược thực hiện hay không Hoạt động cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếuđem lại lợi nhuận lớn cho NHTM, vì vậy, kiểm soát an toàn đối với được hoạt độngcấp tín dụng chính là kiểm soát được nguồn tiền mà Ngân hàng sẽ nhận được Kiểmsoát tốt giúp chất lượng tín dụng luôn được đánh giá cao Khi Vì vậy, kiểm soát antoàn đối với hoạt động cấp tín dụng sẽ giúp chất lượng tín dụng tốt sẽ giúp cho Ngânhàng thương mạiNgân hàng cải thiện thiện tình hình tài chính từ các dịch vụ tín dụngcủa mình, giúp Ngân hàng khẳng định được vị thế cho sự tồn tại và trong sự cạnhtranh với các Ngân hàng khác, từ đó mà thực hiện được mục tiêu mà Ngân hàngHTM

Trang 26

đã đề ra.

Thứ tưba, trong kiểm soát an toàn, để đánh giá được hoạt động cấp tín dụng

của NHTM cần dựa vào chỉ số an toàn và các quy trình trong hoạt động cấp tín dụng

Cụ thể, chỉ số an toàn được thể hiện qua thước đo như các mục tiêu tín dụng của

NHTM, các chỉ số an toàn mà buộc NHTM phải thực hiện như tỷ lệ dư nợ cho vay củaNHTM so với tổng tiền gửi của khách hàng, giới hạn trích lập dự phòng rủi ro, tỷ lệ tối

đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, giới hạncấp tín dụng, mức lãi suất Bên cạnh đó, kiểm soát hoạt động cấp tín dụng không chỉđược biểu hiện qua các chỉ số an toàn mà còn được biểu hiện thông qua quy trình vàtuân thủ quy trình Ví dụ: hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, các quy trình cấptín dụng, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ, các chuẩn mực trong hệ thống công nghệ thôngtin của ngân hàng, chế độ báo cáo của NHTM theo ngày, theo tháng, theo quý, Chỉ

số an toàn thường được sử dụng trong đánh giá vì nóvì phản án một cách nhanh chóng,toàn diện giúp các NHTM có thể tổng quan đánh giá được hoạt động cấp tín dụng củamình đang ở mức độ nào, có rơi vào tình trạng mất kiểm soát hay không Tuy nhiên,trong kiểm soát an toàn, các chỉ số an toàn là chưa đủ cho việcđể đánh giá và ra quyếtđịnh cấp tín dụng mà cần có các quy trình cấp tín dụng., Bbởi hoạt động cấp tín dụngkhông thể hiệu quả, an toàn và đem lại lợi nhuận tối đa , sự an toàn cho hoạt độngkinh doanh của NHTM nếu như chỉ đáp ứng về mặt chỉ số an toàn của cả hệ thống cácTCTD mà không tuân thủquên đi các quy chế, chính sách, chế độ trong nội bộ hoạtđộng cấp tín dụng mới thực sự là yếu tố then chốt, chặt chẽ giúp cho hoạt động cấp tíndụng được diễn ra mang tính hệ thống, tránh được những yếu tố cảm tính định hìnhcủa cán bộ tín dụng, hay những rủi ro cấp tín dụng của người không được phép chovay trong hoạt động cấp tín dụng

Trang 27

1.1.1.2 Phân loại kiểm soát an toàn

Dựa vào các tiêu chí quản lý của hoạt động kiểm soát, hoạt động kiểm soát an toàn

trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.Căn cứ vào thời gian hoạt động cấp tín dụng, hoạt động kiểm soát an toàn cấp

tín dụng được tiến hành dưới các hình thức: kiểm soát lường trước, kiểm soát hiện

hành, kiểm soát sau khi thực hiện

Kiểm soát lường trước (kiểm soát trước khi thực hiện cấp tín dụng): là kiểm

soát được tiến hành trước khi hoạt động cấp tín dụng được bắt đầu nhằm ngăn chặn

các vấn đề có thể xảy ra hoặc cản trở cho việc thực hiện cấp tín dụng thông qua việc

lường trước các vấn đề có thể xảy ra, đạt giới hạn cho hoạt động đó nhằm tránh rủi ro

về sau

Kiểm soát hiện hành (kiểm soát trong khi thực hiện cấp tín dụng): là kiểm soát

được thực hiện bằng cách giám sát trực tiếp trong giai đoạn thực hiện cấp tín dụng,

nắm bắt những lệch lạc và đưa ra những biện pháp tháo gỡ kịp thời, đảm bảo việc cấptín dụng được diễn ra đúng quy trình cấp tín dụng và các quy định của pháp luật

Kiểm soát sau khi thực hiện (kiểm soát phản hồi): là kiểm soát được tiến hành

sau khi hoạt động đã xảy ra Mục đích của loại kiểm soát saunày là để nhằm xác địnhxem hoạt động cấp tín dụng có hoàn thành hay không Sau khi cấp tín dụng, NHTM

luôn phải theo dõi “khoản nợ” này đang đi về đâu, có khả năng thu hồi vốn hay không, liệu

người vay có thực hiện đúng theo phương án sử dụng vốn đã cam kết với NHTM haykhông,

từ đó Nếu không thì phải tìm hiểu nguyên nhân nào và rút ra những bài học kinh nghiệmcho

những lần tiếp theo sau

Việc phân loại kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng thành kiểm

Trang 28

soát lường trước, kiểm soát hiện hành và kiểm soát sau khi thực hiện là cơ sở giúp cácnhàhoạt động xây dựng pháp luật đưa ra các quy địnhđối với hoạt động cấp tín dụngphù hợp và chặt chẽ cho toàn bộ quá trình cấp tín dụng Đặc biệt, kiểm soát lường

trước sẽ giúp các NHTM chủ động đối phó với những rủi ro trong tương lai, hạn chếtối đa những s lai và tránh sai lầm ngay từ đầu và vì vậydo đó, kiểm soát lường

trướcđây được coi là hình thức kiểm soát ít tốn kém nhất

Căn cứ theo mức độ ảnh hưởng, có kiểm soát trực tiếp và kiểm soát tổng quát

Kiểm soát trực tiếp được xây dựng trên cơ sở đánh giá các yếu tố các bộ phận cấu

thành nên hệ thống quản lý hoạt động cấp tín dụng Kiểm soát tổng quát là sự kiểmsoát tổng thể đối với nhiều đại lý, chi nhánh ngân hàng với nhiều nghiệp vụ cấp tín

dụng khác nhau

KTrong kiểm soát trực tiếp sẽ đánh giá hành vi của các cá nhân trực tiếp thực

hiện hoạt động cấp tín dụng, với yêu cầu các cá nhân đó độc lập trên mọi phương diện,không chịu sự áp chế của bất kỳ chủ thể nào khác gây ảnh hưởng tới quyết định cácqui trình cấp tín dụng, đòi hỏi các bộ phận được phân công hợp lý, các công việc của

cá nhân không mâu thuẫn với nhau hay thông qua bất kỳ quy trình cụ thể nào tronghoạt động cấp tín dụng, như giai đoạn thông qua hồ sơ vay, thẩm định tài sản bảo đảm.KTiếp đó, kiểm soát trực tiếp giải quyết các giao dịch mà nhờ đó các giao dịch

tín dụng đươc công nhận, phân loại, tổng kết, báo cáo Đó là giai đoạn kiểm soát cách xử

lý các thông tin, các giao dịch Kiểm Cuối cùng, kiểm soát trực tiếp phải được thực hiệntheo các biện pháp qui chế kiểm soát nhằm đảm bảo sự an toàn của tài sản và thông tincủa NHTMNgân hàng thương mại Hoạt động tín dụng của NHTM luôn tiềm ẩn rủi ro, vìvậy kiểm soát trực tiếp hoạt động cấp tín dụng đều phải dựa trên nền cơ sở pháp lý hoặcquy chế nội bộ của các Ngân hàng thương mạiNHTM

Trang 29

Phân loại theo căn cứ mức độ ảnh hưởng này sẽ giúp các nhà làm luật xác định

rõ vai trò, trách nhiệm của từng chủ thể trong các quy trình tín dụng nhằm ngăn ngừatham nhũng và sai phạm, đồng thời từ phân loại này, các nhà làm luật sẽ dễ dàng đưa

ra các quy định về kiểm soát mang tính hệ thống – hay là hệ thống kiểm soát nội bộnhằm bảo đảm sự thống nhất hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và các TCTDnói riêng

Căn cứ vào đối tượng, kiểm soát an toàn được phân thànhgồm kiểm soát đầu ra

và kiểm soát hành vi6

Kiểm soát đầu ra là kiểm soát được tất cả các NHTM áp dụng, do Được chủ

thể quản lý đưa ra các tiêu chí hoạt động đầu ra cho hoạt động cấp tín dụng phản ánhtính hiệu quả hoạt động, khả năng đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu của khách hàng và thịtrường Sau bước này, nhà quản lý đánh giá, đo lường liệu mức độ các mục tiêu này cóđược hoàn thành đối vcủaới từng cấp độ cá nhân thực hiện cấp tín dụng, đến từng cáccấp chi nhánh và cả hệ thống hay không thông qua các mục tiêu tài chính và dự toán hoạtđộng cấp tín dụng

Kiểm soát hành vii, kiểm soát hành vi là kiểm soát được xây dựng dựa trên cơ

sở quản lý các mục tiêu và theo dõi thực hiện các quy trình tín dụng theo các chuẩnmực thủ tục Trong đó, quản lý mục tiêu là quá trình xác lập mục tiêu tín dụng Theo

đó, các chủ thể thỏa thuận về các mục tiêu cụ thể về hoạt động cấp tín dụng và yêu cầucấp dưới cần đạt được sau đó đánh giá định kỳ mức độ mục tiêu; theo dõi thực hiệncác quy trình tín dụng là kiểm soát một cách toàn diện bằng hệ thống toàn diện các thủtục, qui định, quy trình cấp tín dụng nhằm định hình và điều tiết hoạt động các bộ phậncủa NHTM, các cá nhân trong hoạt động cấp tín dụng Việc phân loại kiểm soát antoàn dựa vào đối tượng sẽ giúp các nhà làm luật có thể đưa ra các quy định phù hợp về

Trang 30

điều kiện và mục tiêu của các chỉ số an toàn, yêu cầu về lãi suất Đây là cơ sở để cácNHTM tính toán được mục tiêu tài chính của mình Hơn nữa, khi các NHTM tuân thủ

về chuẩn mực quy định, thủ tục tín dụng , thì hoạt động kiểm soát an toàn sẽ diễn ratheo một hệ thống chặt chẽ và từ đó, NHTM có thể dự toán được kết quả của hoạtđộng cấp tín dụng

1.1.2 Mục tiêuVai trò của kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của

Ngân hàng thương mại Việt Nam

Kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của NHTM có vai trò rất quan

trọng đối với hoạt động cấp tín dụng nói chung cũng như tổng thể hoạt động củaNHTM Kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng quyết định khả năng thu hồivốn và lãi cho ngân hàng và quyết định sự an toàn của hệ thống tín dụng của NHTM

đó Khách hàng là các tổ chức kinh tế và các cá nhân đang sử dụng đến 70% tổng tàisản có của NHTM thông qua hoạt động cho vay của NHTM Vì vậy, nguồn thu nhập

từ lãi cho vay là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng thương mạiNHTM Kiểm soát

an toàn hiệu quảtốt vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng, đảm bảo sốvốn của người dân thông qua cơ chế huy động vốn của NHTM mà cònđồng thời đảmbảo an toàn cho cả hệ thống các tTổ chức tín dụng bởi mối quan hệ mật thiết của cácngân hàng thương mạiNHTM với tổng thể nền kinh tế cũng như với từng chủ thể kinhdoanh bằng vai trò thực thi chính sách tiền tệ và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của mình.Chúng ta đã chứng kiến quá nhiều “đại án” của ngành Ngân hàng7 vào thời gian vừaqua được mang ra xét xử kèm theo đó là một số tiền thất thoát không hề nhỏ c, chothấy được kiểm soát an toàn đối với các hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàngnói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng là cần thiết và được đưa lên hàng đầu

Do vậy, mục tiêu của kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng cụ thể như sau:

Trang 31

Thứ nhất, kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng là cách thức đảm

bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục, thúc đẩy sự pháttriển kinh tế

KCụ thể, kiểm soát an toàn đối với hoạt động tín dụng góp phần thúc đẩy lực

lượng sản xuất xã hội phát triển Sự phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa ngàycàng gia tăng, trong 6 tháng đầu năm 2016 đã có hơn 54,5 nghìn doanh nghiệp đượcthành lập mới, với số lượng dDoanh nghiệp ngày càng lớn, nhu cầu về vốn ngày càngcao buộc hoạt động tín dụng cần phải được phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu giaodịch trong xã hội8

Kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn

định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín cho quốc gia nói chung và ngànhngân hàng nói riêng Điều này xuất phát từ nghiệp vụ tín dụng của NHTM ngân hàngthương mại có quan hệ chặt chẽ với khối lượng tiền mặt lưu thông Thông qua cho vaychuyển khoản, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng thương

mạiNHTM có khả năng mở rộng tiền ghi sổ nhiều lần so với số tiền thực có Kiểmsoát hoạt động cấp tín dụng càng tạo điều kiện tốt để ngân hàng làm tốt chức năngtrung gian tín dụng trong nền kinh tế, và làm đúng vai trò là cầu nối giữa tiết kiệm vàđầu tư tài chính Kiểm soát an toàn đối với hoạt động tín dụng sẽ tạo điều kiện chongân hàng thương mạiNHTM cung cấp tổng phương tiện thanh toán phù hợp với yêucầu của nền kinh tế,g giảm bớt tiền thừa trong nền kinh tế, giảm được khó khăn chonơi thiếu vốn, giải quyết mối quan hệ cung cvầu về vốn, đẩy mạnh tốc độc luân

chuyển hàng hóa tiền tệ

Thứ hai, kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng là công cụ điều tiết

vĩ mô của Nhà nước Cơ cấu kinh tế được quyết định bởi cơ cấu đầu tư, trong khi đó

Trang 32

mà tín dụng lại quyết định đến cơ cấu đầu tư Do đó, Nhà nước thông qua hoạt độngcủa các NHTMNgân hàng thương mại, chủ yếu là hoạt động tín dụng để điều chỉnh cơcấu kinh tế Tín dụng cũng là một trong những công cụ để Đảng và Nhà nước thựchiện các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội Cụ thể là các chính sách

ưu đãi tín dụng cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên, hộ chínhsách hay các dự án kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, ưu đãi về lãi suất Thông quanghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ bao thanh toán và nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giácủa hoạt động cấp tín dụng mà NHTM thực hiện đã khai thác triệt để nguồn lao động,vốn của nền kinh tế, trí lực của toàn dân, từ đó tăng cường năng lực sản xuất, đẩymạnh đầu tư phát triển vào các lĩnh vựcmựa mà Nhà nước hướng tới

Kiểm soát an toàn hoạt động cấp tín dụng nhằm góp phần làm tăng hiệu quả

sản xuất; Bbên cạnh đó, thông qua sự giám sát, áp dụng các biện pháp an toàn, phòngtránh rủi ro, biện pháp kiểm soát, mà NHTM có thể phân tích được khả năng pháttriển, thu hồi vốn của các khách hàngđối tượng vay vốn để có những quyết định cấp tíndụng đúng đắn Từ các quyết định cấp tín dụng đúng đắn này, các nguồn lực về laođộng, vốn, trí lực được khai thác triệt để, giải quyết công ăn việc làm cho người dân;sản xuất phát triển ;và cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm tín dụng chất lượng cho xãhội Như vậy, Kiểm soát an toàn tốt góp phần lành mạnh hóa hoạt động cấp tín dụng.hHoạt động cấp tín dụng hàng ngày hàng giờ vẫn được phát triển với nhiều gói tíndụng theo mục tiêu điều tiết của Nhà nướcnnhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc tíndụng, như vậy hoàn toàn bảo đảm được sự an toàn cho NHTM

Thứ ba, kiểm soát đảm bảo sự phát triển ổn định, tăng cường năng lực cạnh

tranh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường Không thể phủ nhậnkiểm soát an toànn một đối với hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM -– hoạt động

Trang 33

cấp tín dụng sẽ quyết định sự sống còn của NHTM Nếu kiểm soát tốtđược tiến độ vàchất lượng thực hiện công việc của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức một cách hiệuquả; thực hiện đúng các quy trình, kế hoạch tín dụng với hiệu quả cao, tình hình tàichính của NHTM được cải thiện và tạo ra nhiều thế mạnh cạnh tranh Từ đó, cho phépngân hàng có thêm và thu hút thêm nhiều khách hàng mới, duy trì mối quan hệ tốt vớikhách hàng truyền thống, giúp, làm cho việc kinh doanh đạt hiệu quả và có nhữngkhoản lợi nhuận hợp lý để bổ sung vốn đầu tư Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thì hệthống tài chính- ngân hàng được coi là an toàn nếu nó thực hiện một cách hiệu quảchức năng vốn có của nó đối với nền kinh tế, có khả năng hạn chế hoặc xử lý rủi rotrước khi các rủi ro này đe dọa đến hệ thống tài chính- ngân hàng Như vậy, kiểm soát

an toàn (hay bất kỳ hoạt động kiểm soát nào) đối với hoạt động cấp tín dụng cũng làbiện pháp mà các cơ quan giám sát ngân hàng thực hiện nhằm: đảm bảo cho hoạt độngtín dụng (hay hoạt động kinh doanh của ngân hàng) tránh được rủi ro; đảm bảobảođảm kết quả thực hiện phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đã được xác định; xác định rõnhững kết quả thực hiện theo các kế hoạch đã được xây dựng; xác định và dự đoánnhững biến động trong hoạt động của tổ chức; phát hiện những sai lệch, thiếu sót, tồntại và nguyên nhân trong quá trình hoạt động để kịp thời điểu chỉnh; phát hiện cơ hội,phòng ngừa rủi ro;, bảo đảm các nguồn lực trong tổ chức được sử dụng một cách hiệuquả nhất., Đđó chính là chức năng của kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tíndụng

Thứ tư, kiểm soát an toàn đảm bảo quyền lợi của khách hàng là người gửi

tiền tại ngân hàng và cả người vay tiền tại ngân hàng thương mại Nhờ kiểm soát antoàn mà NHTM mới có khả năng thu hồi vốn và lãi cho vay hay các sản phẩm tín dụngkhác như bao thanh toán, chiết khấu giấy tờ có giá để trả cho người gửi tiền tại Ngân

Trang 34

hàng Ngược lại, nếu khoản cấp tín dụng đã cấpcủa ngân hàng không có khả năng thuhồi (quá giới hạn cho phép), đồng nghĩa với việc kiểm soát an toàn tín dụng kém thìkhi đó ngân hàng khó có khả năng hoàn tiền cho người gửi tiền, hay người thế chấpvàquyền lợi của khách hàng gửi tiền sẽ không được bảo đảm., vì khi đó ngân hàng khó

có khả năng hoàn tiền cho người gửi tiền, hay người thế chấp

Bên cạnh đó, tạo niềm tin cho khách hàng, khách hàng có quyền lựa chọn bất

cứ một NHTM nào làm đối tác, điều đó có nghĩa là khách hàng chỉ đến làm ăn giaodịch với TCTD từ đó tăng thêm vốn, tăng thêm số lượng khách hàng, thu hút đượcnguồn vốn và mở rộng quy mô tín dụng Qua đó, thấy rõ sự cần thiết khách quan củaviệc kiểm soát an toàn hoạt động cấp tín dụng, vì sự tồn tại cũng như phát triển lâu dàicủa hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng và cho nền kinh tế xã hội nói chung.Đặc thù của hoạt động cấp tín dụng luôn có sự rủi ro Hậu quả rủi ro mà hoạt

động tín dụng mang lại không hề nhỏ, có thể gây ra thiệt hại nặng nề và ảnh hưởng tới

cả hệ thống ngân hàng Chính vì vậy, để hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động cấp tíndụng, khắc phục những hậu quả có thể xảy ra, bên cạnh việc quy định các biện phápbảo đảm cần thiết để duy trì trạng thái ổn định cho hoạt động cấp tín dụng nói

riêngchung hay các hoạt động kinh doanh của NHTM nói chungriêng, pháp luật đã cónhững biện pháp phòng ngừa đối với hoạt động này Như vậy, mặc định kKiểm soát antoàn đối với hoạt động cấp tín dụng là một phần nhỏ trong hệ thống kiểm soát hoạtđộng của NHTMgân hàng thương mại Kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tíndụng của NHTM một mặt,, nó không thể tách rời các quy trình kiểm soát mà còn buộcphải tuân thủ, đó là hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ - những hệ thống phảnhồi quan trọng đối với công tác quản trị của NHTM

Tóm lại, vVới những phân tích nêu trên, cần phải đặt ra một hệ thống phản hồi

Trang 35

này để Ban điều hành NHTM biết rõ được thực trạng NHTM của mình, những vấn đềtrọng tâm cần phải giải quyết, từ đó chủ động tìm các biện pháp điều chỉnh kịp thờinhằm đạt được mục tiêu đã xác định.

1.2 Nội dung cơ bảnNhững vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát an toàn đối vớihoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam

1.2.1 Khái niệm pháp luật kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của

Ngân hàng thương mại

Pháp luật kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của NHTM Ngân

hàng thương mại bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinhtrong quá trình tổ chức và thực hiện việc giám sát hoạt động cấp tín dụng của

NHTMngân hàng thương mại Bên cạnhCùng với sự ra đời của Luật các Tổ chức tíndụng - điều chỉnh các nội dung liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của các

NHTMNgân hàng thương mại, thì các quy chế pháp lý về kiểm soát an toàn đối vớihoạt động của NHTM gân hàng thương mại nói chung và kiểm soát an toàn đối vớihoạt động cấp tín dụng nói riêng là rất cần thiết Dựa vào hệ thống pháp luật hiện

hành, pháp luật điều chỉnh hoạt động kiểm soát an toàn trong các NHTM có thể đượchiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trongquá trình Nhà nước quản lý hoạt động kiểm soát an toàn cấp tín dụng của Ngân hàngthương mạiNHTM

Với tính chất phức tạp của các quan hệ xã hội được điều chỉnh trong pháp luật

về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mạiNHTM

mà hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động này có những đặc thù riêng so với hệ thốngpháp luật khác, cụ thể:

Thứ nhất, pháp luật điều chỉnh kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín

Trang 36

dụng của NHTM chịu sự tác động của tính tuân thủ pháp luật Quan hệ tín dụng vớibản chất là quan hệ dân sự được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, độc lập của cácbên nhằm thực hiện các thỏa thuận dân sự Tuy nhiên pháp luật điều chỉnh kiểm soát

an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng không chỉ thuần túy là chịu sự tác động từ ý chícủa các bên trong quan hệ dân sự, mà chịu sự tác động của tính tuân thủ pháp luật hay

là chịu sự tác động bởi mệnh lệnh hành chính Bởi lẽ, với bản chất đặc thù của hoạtđộng cấp tín dụng của NHTM, kiểm soát an toàn ở đây chính là kiểm soát tuân thủ, màkiểm soát tuân thủ có nghĩa là mang tính hành chính của Nhà nước áp đặt lên quan hệtín dụng Vì vậy, pháp luật kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng chịu sựtác động của tính tuân thủ pháp luật rất cao

Thứ hai, pháp luật điều chỉnh hoạt động kiểm soát an toàn đối với hoạt động

cấp tín dụng của NHTM có sự can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước Đó là sự can thiệpmang tính hành chính từ các cơ quan quản lý Nhà nước Bên cạnh sự can thiệp hànhchính của các cơ quan quản lý Nhà nước thông qua NHNN, còn sự giám sát của Ủyban gíam sát tài chính quốc gia, của cơ quan giám sát chuyên ngành chứng khoán, bảohiểm Tuy nhiên, so với các quốc gia có NHTW không trực thuộc Chính phủ thì sựđiều tiết của các NHTW đối với sự an toàn của hoạt động cấp tín dụng mang tínhnghiệp vụ ngân hàng nhiều hơn là mệnh lệnh hành chính của

pháp luật điều chỉnh kiểm soát an toàn hoạt động cấp tín dụng là một bộ phận

của luật ngân hàng, trong đó được ghi nhận tại Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổchức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật các TCTD điều chỉnh, quyđịnh các nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức hệ thống tín dụng và do vậy nội dung cácquy định điều chỉnh hoạt động kiểm soát an toàn đối với cấp tín dụng của NHTMkhông được trái với các nguyên tắc của pháp luật tổ chức tín dụng Đối với bộ phận

Trang 37

của Luật Ngân hàng Nhà nước, nội dung kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tíndụng bao hàm các cơ chế pháp lý kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thốngcác Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế Ngoài ra, bộ phận pháp luật về kiểm soát

an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng còn được điều chỉnh và liên quan đếnbộ phậnpháp luật khác như pháp luật về phòng chống tham nhũng, pháp luật về NSNN, phápluật về kế toán, kiểm toán

34

Thứ hai, đối tượng điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực này là các quan hệ

xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm soát an toànđối với hoạt động cấp tín dụng của NHTM Theo tiêu chí về chủ thể bị quản lý, đốitượng điều chỉnh của pháp luật kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng củangân hàng thương mại chia thành các nhóm quan hệ sau: Quan hệ giữa Nhà nước vớingười đừng đầu của ngân hàng thương mại bao gồm hội đồng quản trị, ban giám đốcvới các chủ thể trực tiếp tiến hành cấp tín dụng và quan hệ giữa Nhà nước với các cánhân, cơ quan có thẩm quyền trực tiếp quản lý Nhà nước đối với các Ngân hàng

thương mại về hoạt động kiểm soát an toàn

Thứ ba, pháp luật về kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của

Ngân hàng thương mạiNHTM chịu sự tác động lớn của chính sách phát triển kinh tế,

xã hội của quốc gia Với vai trò vừa là can thiệp, quản lý, điều hòa, bảo đảm an toànnguồn vốn tín dụng lớn nhất của nền kinh tế, kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấptín dụng của NHTM ngân hàng thương mại thể hiện rất rõ chính sách của Đảng và Nhànước trong từng thời kỳ thông qua các chính sách tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó cóđiểm ngắm là hệ thống ngân hàng Cụ thể, nội dung tái cơ cấu hệ thống ngân hàng làđảm bảo được tính thanh khoản hệ thống, không để xảy ra đổ vỡ, tạo ổn định ngành

Trang 38

và, tạo điều kiện để ổn định kinh tế vĩ mô Ba nhóm mục tiêu quan trọng nhất trongchính sách của Đảng và Nhà nước cuối cùng là mua bán, sáp nhập các TCTD, tăngvốn điều lệ và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại hoạt động và quản trị để hoạt động tín dụngđược diễn ra an toàn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phát triển kinh tế – xã hội; khuyếnkhích, hỗ trợ về vốn, lãi suất để tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tiếp cận cácsản phẩm tín dụng, phục vụ đời sống.

1.2.2 Yêu cầu cơ bản của pháp luật kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín

dụng của Nngân hàng thương mại Việt Nam

Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát an toàn đối với

hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mạiNHTM, pháp luật kiểm soát an toànđối với hoạt động cấp tín dụng phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, pháp luật điều chỉnh hoạt động kiểm soát an toàn đối với hoạt động

cấp tín dụng của ngân hàng thương mạiNHTM phù hợp với đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa

XHCN

Thứ hai, pháp luật kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của ngân

hàng thương mại NHTM phải đúng mục đích, quy hoạch, được rà soát, đánh giá bởimột cơ quan độc lập hoặc nội bộ nhưng không làm mất đi yếu tố tự chủ trong hoạt35

động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mạiNHTM Hiện nay, chủ thể kiểm soátnội bộ bao gồm Ban kiểm soát của Đại hội cổ đông hoặc Hội đồng quản trị; các cơquan kiểm toán của Nhà nước; Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng; Vụ Giámsát an toàn hệ thống ngân hàng; Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng Mặc dùđây là nguyên tắc xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển của ngành Ngân hàng

Trang 39

Thứ ba, pháp luật kiểm soát an toàn phải phù hợp với yêu cầu hội nhập Hiện

nay, việc Việt Nam tham gia ký kết hơn 20 Hhiệp định thương mại tự do FTA, chuẩn

bị tiến trình để ký kết các thỏa thuận của Hiệp định thương mại Châu Á Thái BìnhDương, thì buộc sự hoàn thiện pháp luật về kiểm soát an toàn trong hoạt động cấp tíndụng của NHTM Việt Nam là hết sức cần thiết Hơn nữa, hiện nay, hầu hết các NHTMNgân hàng thương mại trên thế giới đã và đang áp dụng Hiệp ước vốn Basel đối vớicác Ngân hàng thương mại NHTM của Quốc gia mình Điều đó, cho thấy việc nângcao năng lực quản trị rủi ro trong đó có nội dung kiểm soát an toàn đối với hoạt độngcấp tín dụng là yêu cầuđòi hỏi tất yếu Chính vì vậythế, sức ép trong việc tuân thủ cácquy định của Basel đối với hệ thống Ngân hàng trên thế giới, trong đó có hệ thốngTCTD Việt Nam là rấtcàng lớn

Ngoài Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàngHiệp ước vốnBasel, hiện nay pháp

luật kiểm soát an toàn cũng đang được tuân thủ theo hệ thống kiểm soát nội bộ COSO.COSO đặt ra các yêu cầu và nguyên tắc kiểm soát nội bộ đối với hệ thống ngân hàng,trong đó có nội dung của kiểm soát an toàn hoạt động cấp tín dụng bao gồm các quytrình đánh giá, nhận diện rủi ro tránh những rủi ro có thể xảy ra cho toàn hệ thống.Thứ tưnăm, pháp luật kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng phải rõ

ràng, minh bạch và có tính hiệu lực cao Trong thời gian qua, các văn bản Luật và dướiluật quy định về kiểm soát an toàn đều để mở nhiều quy định nhằm nâng cao tính tựchủ cho các Ngân hàng thương mại tự quyết định xây dựng các quy định nhằm nângcao tính tự chủ cho các ngân hàng thương mạiNHTM tự quyết định xây dựng các quyđịnh, quy trình cho riêng mình phù hợp với khả năng thực tế Tuy nhiên, việc quy địnhnhư vậy vô tình đã làm giảm tính hiệu lực hiệu quả của hoạt động kiểm soát an toàn,làm giảm đáng kể năng lực hoạt động của đội ngũ công tác kiểm tra, kiểm soát chuyên

Trang 40

trách trong các Ngân hàng thương mại.HTM.

1.2.3 Cơ cấu pháp luật kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của

Ngân hàng thương mại Việt Nam

Xét dưới góc độ quản lý, hoạt động kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín

dụng của Ngân hàng thương mạiNHTM được thực hiện theo các bước sau: (1) Xâydựng mô hình tổ chức kiểm soát; (2) Thiết lập các quy trình hoạt động chặt chẽ; (3)36

Thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt độngkiểm soát an toàn được hiệu quả cần thiết phải có sự tham gia giám sát, kiểm tra và xử

lý vi phạm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giám sát độc lập của các bộphận trong Ngân hàng thương mạiNHTM Vận dụng thực tế thực hiện hoạt động kiểmsoát an toàn vào quy định pháp luật, để đảm bảo quản lý hiệu quả của kiểm soát antòan đối với hoạt động cấp tín dụng sẽ bao gồm các quy phạm điều chỉnh toàn bộ cáchoạt động xây dựng mô hình tổ chức kiểm soát, thiết lập các quy trình hoạt động chặtchẽ theo từng nghiệp vụ, thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro và đặcbiệt là sự tham gia giám sát, kiểm tra, xử lý độc lập của các chủ thể có thẩm quyền đốivới hoạt động của Ngân hàng thương mạiNHTM

Đối với Hhoạt động kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng của Ngân

hàng thương mạiNHTM, là một bộ phận của hoạt động kiểm soát an toàn của

NHTMgân hàng thương mại vì vậy pháp luật kiểm soát an toàn đối với hoạt động cấptín dụng của Ngân hàng thương mạiNHTM sẽ được nghiên cứu và xác định bởi nhữngnội dung cơ bản: Quy định về chủ thể tổ chức kiểm soát; Quy định về nội dung kiểmsoát an toàn đối với hoạt động cấp tín dụng

Thứ nhất, quy định về chủ thể thực hiện

Ngày đăng: 11/08/2017, 21:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w