1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoạt động tranh tụng của viện kiểm sát tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

107 297 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 637 KB

Nội dung

Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về hoạt động tranh tụng của VKS tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ……….. Nguyễn Hữu Hậu 2006, Tạp chí Kiểm sát, 8; “Một số giải p

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS

Vũ Gia Lâm Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng

một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các

tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn

và chú thích nguồn gốc Các nội dung nghiên cứu,

số liệu trong đề tài này đảm bảo tính trung thực,

hành về hoạt động tranh tụng của VKS tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 81.1 Một số vấn đề chung về tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự… 8

Trang 2

1.1.1 Khái niệm hoạt động tranh tụng của VKS tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án

hình sự ……… 8

1.1.2 Chủ thể của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 13

1.1.3 Nội dung hoạt động tranh tụng của VKS tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 15

1.1.4 Phạm vi hoạt động tranh tụng của VKS tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ……… 16

1.1.5 Ý nghĩa của hoạt động tranh tụng của VKS tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ……… 17

1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về hoạt động tranh tụng của VKS tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ……… 19

1.2.1 Hoạt động tranh tụng của KSV khi xét hỏi……… 19

1.2.2 Hoạt động tranh tụng của KSV khi tranh luận……… 23

Kết luận Chương 1 ……… 29

CHƯƠNG 2 Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động tranh tụng của VKS tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ……… 30

2.1 Thực trạng thực hiện hoạt động tranh tụng của VKS tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ……… 30

2.1.1 Những kết quả đạt được ……… 30

2.1.2 Những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ……… 35

Trang 3

2.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc……… 44

2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện hoạt động tranh tụng của VKS tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ……… 61

2.2.1 Giải pháp lập pháp……… 61

2.2.2 Các giải pháp khác ……… 71

Kết luận chương 2……… 80

KẾT LUẬN……… 81 LỜI MỞ ĐẦU

5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta trong những năm vừa

qua đã đạt được những thành tựu to lớn Cùng với sự nỗ lực của toàn xã hội, các

cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều cố gắng trong hoạt động tư pháp góp phần

quan trọng vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Tuy nhiên,

trong quá trình giải quyết vụ án hình sự vẫn còn tình trạng để xảy ra oan sai,

xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng Do vậy,

Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương cải cách tư pháp nhằm xây dựng Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hạn chế tình trạng oan, sai đồng thời hiện thực hóa

các quyền tự do dân chủ của nhân dân Với chức năng thực hành quyền công tố

và kiểm sát các hoạt động tư pháp, trong những năm qua, ngành Kiểm sát đã

làm tốt nhiệm vụ của mình trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội

phạm, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật Vai trò, vị trí của Viện kiểm sát (VKS)

Trang 4

trong hoạt động tố tụng hình sự ngày càng được nhấn mạnh qua các quy định

của Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) và các văn bản pháp luật

khác

Để công cuộc cải cách tư pháp đạt kết quả, Đảng đã ban hành nhiều nghị

quyết làm cơ sở và định hướng lớn cho công cuộc cải cách này Nghị quyết

08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của

công tác tư pháp trong thời gian tới đã nêu rõ: "Nâng cao chất lượng công tố củaKSV tại phiên tòa bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và

những người tham gia tố tụng khác” Tiếp đến, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày

02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tiếp

tục khẳng định: "Nâng cao chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử,coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp" Đây là một yêu cầu và đòi hỏimang tính khách quan và là một biện pháp đảm bảo cho việc xét xử tại các phiên6

tòa được dân chủ, khách quan, toàn diện; để việc phán quyết của Hội đồng xét

xử (HĐXX) được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật

Tranh tụng tại phiên tòa có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là sự

đánh giá kết quả hoạt động của các giai đoạn điều tra, truy tố mà còn có tác

dụng to lớn đối với chính giai đoạn xét xử Kiểm sát viên (KSV) đại diện cho

VKS giữ quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật là một chủ thể

chính của bên buộc tội tham gia vào hoạt động tranh tụng tại phiên tòa Thông

qua hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, các chứng cứ, tình tiết về vụ án được

Trang 5

kiểm tra, xác minh thông qua việc xét hỏi và tranh luận giữa các bên giúp cho

HĐXX xác định đúng đắn toàn diện sự thật khách quan của vụ án, làm cơ sở để

ra bản án hoặc quyết định bảo đảm đúng pháp luật, tránh oan sai hoặc bỏ lọt tộiphạm Chính vì vậy, trong những năm qua, hoạt động tranh tụng tại phiên tòa

luôn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu pháp luật, ngoài ra còn

trở thành một yêu cầu bức thiết trong hoạt động xây dựng pháp luật cũng như

trong hoạt động thực tiễn

Thực tiễn cho thấy hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa hình sự sơ

thẩm còn nhiều vướng mắc, hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả

của hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, không đảm bảo yêu cầu nâng

cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa của công cuộc cải cách tư pháp Vì vậy,việc nghiên cứu làm sáng tỏ hoạt động tranh tụng của VKS thông qua chức

năng, nhiệm vụ của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm để tìm ra những hạn chế,bất cập và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục, nâng cao chất lượnghoạt động tranh tụng của KSV có ý nghĩa hết sức quan trọng Bởi vậy, học viên

đã chọn đề tài: "Hoạt động tranh tụng của Viện kiểm sát tại phiên tòa xét xử sơthẩm vụ án hình sự" làm luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

7

Trong những năm gần đây, vấn đề tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm

vụ án hình sự đã được nhiều nhà khoa học pháp lý và cán bộ thực tiễn quan tâm

Trang 6

nghiên cứu ở nhiều góc độ và phạm vi khác nhau như Luận văn thạc sĩ luật học

“Vấn đề tranh tụng trong Tố tụng hình sự” của Nguyễn Đức Mai (1996); Luậnvăn thạc sĩ luật học “Thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm”của Nguyễn Hải Ninh (2003);“Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm” (2007) của

TS Dương Thanh Biểu; Luận văn thạc sĩ luật học “Chức năng, nhiệm vụ củaKiểm sát viên trong tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm” của Hà Minh Hải(2007); Luận văn thạc sĩ luật học “Tranh tụng tại phiên tòa theo pháp luật Tốtụng hình sự Việt Nam” của Bùi Thị Hà (2010);“Hoàn thiện các quy định của

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 liên quan đến tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm

- cơ sở lý luận và thực tiễn”, Đề tài khoa học cấp cơ sở TANDTC (2011), Chủnhiệm - TS Nguyễn Đức Mai; Luận văn thạc sĩ luật học “Thủ tục tranh luận tạiphiên toà hình sự”của Đặng Thị Giao (2011); Luận văn thạc sĩ luật học“Thựchành quyền công tố trong điều kiện mở rộng tranh tụng tại phiên tòa theo yêucầu cải cách tư pháp - Nhìn nhận từ thực tiễn của Viện kiểm sát nhân dân” củaNguyễn Thị Hoàng Minh (2013); Luận văn thạc sĩ luật học “Hoàn thiện quyđịnh của Bộ luật tố tụng hình sự về tranh luận tại phiên tòa” của Lý Bích

Hường (2015)…

Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành về các

vấn đề có liên quan đến tranh tụng tại phiên tòa hình sự như:“Đặc điểm mô hình

tố tụng tranh tụng và phương hướng hoàn thiện mô hình Tố tụng hình sự ở ViệtNam” của TS Nguyễn Đức Mai (2009), Tạp chí TAND, (23-24); “Hoàn thiệncác quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về phạm vi tranh luận và chủ

Trang 7

thể tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự” của ThS Hồ Đức Anh (2007), Tạpchí Kiểm sát,(20); “Cần nhận thức đúng đắn về tranh tụng và tranh luận đểnâng cao kỹ năng tranh luận của Kiểm sát viên tại các phiên tòa hình sự” của8

ThS Nguyễn Hữu Hậu (2006), Tạp chí Kiểm sát, (8); “Một số giải pháp nângcao chất lượng tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự” củaTh.s Phạm Quang Định (2009), Tạp chí Kiểm sát, (2); “Kỹ năng và văn hóatranh luận tại phiên tòa” của LS Lê Đức Tiết (2005), Tạp chí Kiểm sát, (12);

“Một số vấn đề về văn hóa ứng xử của Kiểm sát viên tại phiên tòa” của TS ĐinhXuân Nam (2006), Tạp chí Kiểm sát, (8);…

Qua nghiên cứu các công trình nêu trên thấy rằng, nhìn chung các tác giả

thường nghiên cứu về vấn đề tranh tụng chung trong tố tụng, có ít các công trìnhnghiên cứu chuyên sâu về hoạt động tranh tụng của VKS tại phiên tòa hình sự sơthẩm Vì vậy, đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu một cách hệ thống, đầy

đủ và toàn diện Làm sáng tỏ vấn đề này cả về mặt lý luận cũng như thực tiễntạo sẽ cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động tranhtụng của VKS tại phiên tòa hình sự sơ thẩm đáp ứng yêu cầu của cải cách tưpháp, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn:

* Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ:

Trang 8

- Một số vấn đề chung về hoạt động tranh tụng của VKS tại phiên tòa xét

xử sơ thẩm vụ án hình sự

- Quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động tranh tụng của VKS tại

phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự;

- Thực trạng hoạt động tranh tụng của VKS tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ

án hình sự những năm gần đây và những bất cập, vướng mắc

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của KSVtại phiên tòa hình sự sơ thẩm

* Phạm vi nghiên cứu

9

Phạm vi nghiên cứu luận văn được giới hạn trong nội dung về hoạt động

tranh tụng của VKS thông qua hoạt động của KSV tại phiên tòa xét xử sơ thẩm

vụ án hình sự Bao gồm một số vấn chung về tranh tụng trong tố tụng hình sựnhư khái niệm, ý nghĩa, nội dung… tranh tụng; quy định của BLTTHS hiệnhành về chức năng, nhiệm vụ của KSV trong tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơthẩm vụ án hình sự và thực tiễn thực hiện tranh tụng của VKS thông qua hoạtđộng của KSV những năm gần đây Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp hoàn thiệncác quy định của BLTTHS về tranh tụng của KSV và giải pháp nâng cao chấtlượng tranh tụng tại phiên tòa

4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động tranhtụng của VKS thông qua hoạt động của KSV tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án

Trang 9

hình sự, thực trạng tranh tụng cũng như các bất cập của quy định pháp luật hiệnhành để từ đó làm cơ sở kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng tranhtụng.

5 Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn tập trung trả lời các câu hỏisau:

- Nghiên cứu một số cơ sở lý luận của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa

hình sự sơ thẩm từ đó làm rõ hoạt động tranh tụng của VKS tại phiên tòa xét xử

sơ thẩm về hình sự là gì? BLTTHS quy định KSV có những nhiệm vụ, quyềnhạn gì trong tranh tụng tại xét xử sơ thẩm vụ án hình sự?

- Thực trạng hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

hiện nay như thế nào? Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành có những quy địnhbất cập, hạn chế gì về hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa hình sự sơthẩm Phân tích, đánh giá những bất cập, hạn chế của pháp luật tố tụng hình sự10

cũng như thực trạng hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa để từ đó đề xuấtphương hướng và các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngtranh tụng của KSV tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự?

6 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác

-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của

Trang 10

Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như:

Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương phápkhảo sát thực tiễn tranh tụng tại những phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa khoa học của luận văn:

- Góp phần phát triển cơ sở lý luận về hoạt động tranh tụng nói chung và

hoạt động tranh tụng của Viện kiểm sát tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hìnhsự;

- Nghiên cứu quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về tranh

tụng

- Phân tích, làm rõ hoạt động, chức năng và vai trò của VKS trong tranh

tụng tại phiên tòa theo BLTTHS năm 2003;

Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, phương hướng nhằm nâng caohiệu quả hoạt động tranh tụng của VKS tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hìnhsự

11

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho người học ở các

cơ sở đào tạo luật của Việt Nam trong chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hìnhsự; các cán bộ công tác thực tiễn, nhất là những người tiến hành và tham gia tốtụng của ngành Kiểm sát nói chung cũng như những bạn đọc khác quan tâm đến

Trang 11

lĩnh vực khoa học này.

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượckết cấu gồm 2 chương:

Chương 1 Một số vấn đề chung và quy định của pháp luật tố tụng hình sựhiện hành về hoạt động tranh tụng của Viện kiểm sát tại phiên tòa xét xử sơthẩm vụ án hình sự

Chương 2 Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả

hoạt động tranh tụng của Viện kiểm sát tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hìnhsự

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ

TỤNG HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG TRANH TỤNG CỦA VIỆN KIỂMSÁT TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

1.1 Một số vấn đề chung về tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ

Trang 12

niệm: tranh tụng; tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm.

Theo nghĩa tiếng Việt thông dụng, tranh tụng có nghĩa là “Thưa kiện lên

Tòa án để phân xử phải trái” 1 Tranh tụng thường được hiểu theo nghĩa là một

hệ thống tố tụng Trên thế giới đang tồn tại hai hệ thống tố tụng chủ yếu là: tố

tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn Tố tụng tranh tụng là thủ tục tố tụng được

áp dụng rộng rãi ở các nước theo hệ thống luật án lệ Common Law còn tố tụng

thẩm vấn được sử dụng phổ biến ở các nước theo hệ thống luật Civil Law Cụ

thể:

Thứ nhất, về hệ thống tố tụng tranh tụng, có thể khái quát về một số đặc

điểm của hệ thống Tố tụng tranh tụng như sau:

- Trong hệ tố tụng tranh tụng, điều tra tại phiên tòa là điều tra chính thức và

chủ yếu Tố tụng tranh tụng là hệ thống tố tụng mà Tòa án là cơ quan xét xử và

tiến hành tố tụng chính, sự tập trung nhất của hệ thống tố tụng Các hoạt động

khác như điều tra của cảnh sát, truy tố của công tố viên chỉ là những hoạt động

mang tính hành chính - tư pháp không được điều chỉnh bởi Luật tố tụng hình sự

2 Các chứng cứ trong vụ án đều do các bên trực tiếp đưa ra trong quá trình tranh

tụng giữa công tố viên và bị cáo, Luật sư

1 Vũ Xuân Thái (1999), Gốc và nghĩa từ Việt thông dụng, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin,tr.895

2 Phạm Hồng Hải (2004), "Tiến tới xây dựng tố tụng hình sự ở Việt Nam theo kiểu tốtụng

tranh tụng", trong cuốn chuyên khảo: Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xâydựng Nhà

Trang 13

nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, tr 256.

13

- Trong tố tụng tranh tụng, thẩm phán giữ vai trò trung lập, là người trọngtài trong việc tranh tụng Thẩm phán không có trách nhiệm làm rõ bị cáo phạmtội hay không phạm tội mà các chứng cứ đều do các bên đưa ra trong quá trìnhtranh tụng Tại phiên toà, thẩm phán làm nhiệm vụ điều khiển phiên toà, khôngtham gia thẩm vấn, điều tra hoặc chỉ tham gia một cách hạn chế để đảm bảo sựkhách quan trong giải quyết vụ án

- Trong tố tụng tranh tụng, các bên chủ thể hoàn toàn bình đẳng nhau, họ

được pháp luật trao những quyền tương ứng với chức năng để có thể điều trađộc lập và thu thập chứng cứ phục vụ cho công việc của mình Trách nhiệm đưa

ra chứng cứ buộc tội thuộc về công tố viên, và bên bào chữa có trách nhiệmchứng minh là mình vô tội Họ phải tự tìm kiếm, trình bày chứng cứ và tranhluận một cách thuyết phục nhất trước Tòa án

- Trong tố tụng tranh tụng có những quy tắc chi phối toàn bộ các hoạt động

tố tụng như quy tắc tố tụng (Rule of procedure), quy tắc về chứng cứ (Rule ofEvidence) và quy tắc điều chỉnh đạo đức luật sư (Rule of ethics) Trong đó, Quytắc về chứng cứ bảo đảm sự thống nhất của các yếu tố trong hệ tranh tụng Nóngăn chặn việc sử dụng những chứng cứ không đáng tin cậy có thể làm Toà ánđưa ra phán quyết dựa trên những thông tin sai lệch Nó cũng nghiêm cấm sửdụng chứng cứ có thể gây ra những định kiến không công bằng cho một trong

Trang 14

các bên tham gia tố tụng Quy tắc về chứng cứ cũng tạo điều kiện ràng buộc luật

sư để họ biết được những chứng cứ nào sẽ được chấp thuận tại Toà sau này;

đồng thời là cơ sở để xác định thẩm quyền của thẩm phán chủ toạ phải điều hành

diễn biến, thủ tục phiên toà: ông ta không có quyền chọn chứng cứ mà ông ta

thấy thích hợp nhất mà phải tuân theo các quy tắc chứng cứ đã được xác định

- Ngoài ra, trong tố tụng tranh tụng còn có yếu tố thú tội và mặc cả nhận

tội Trong nhiều trường hợp bên buộc tội nhiều khi không thể tìm ra đủ chứng

cứ để buộc tội một cách rõ ràng, thuyết phục đối với bị cáo Bởi vậy luật pháp

có những quy định khuyến khích bị cáo nhận tội hoặc cho phép cảnh sát và cơ

quan công tố thỏa thuận để bị cáo nhận tội, khai báo hay cung cấp thông tin về

bị cáo khác Đổi lại, bị cáo có thể được miễn truy tố về một hoặc một số tội hoặc

giảm hình phạt…

Đây là cơ chế tác động tới trình tự tố tụng vì khi bị cáo nhận tội dù ở bất kỳ

giai đoạn nào của quá trình tố tụng thì toàn bộ thủ tục tố tụng đối với vụ án sẽ

được thay đổi theo hướng không còn tranh tụng nữa và lúc đó Thẩm phán sẽ

kiểm tra lại hồ sơ vụ án và quyết định hình phạt

Thứ hai, hệ tố tụng thẩm vấn Tòa án trong tố tụng thẩm vấn có vai trò chủ

Trang 15

động trong việc tìm ra sự thật của vụ án hơn rất nhiều so với tố tụng tranh tụng

bằng cách có thể tự tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ Quá trình xét xử tại

phiên tòa trong tố tụng thẩm vấn không phải là cuộc tranh tụng giữa các bên

buộc tội và gỡ tội, mà thực chất vẫn là sự tiếp tục của việc điều tra, thẩm định

chứng cứ, tìm chứng cứ, làm rõ sự thật khách quan của vụ án Các cơ quan tố

tụng đều làm nhiệm vụ buộc tội và gỡ tội đối với vụ bị cáo

Trong tố tụng thẩm vấn, Viện công tố (Viện kiểm sát) có những quyền hạn

lớn hơn trong quá trình điều tra và truy tố so với trong tố tụng tranh tụng Viện

công tố có thẩm quyền phê chuẩn khởi tố vụ án, trực tiếp điều tra và chỉ đạo

hoạt động điều tra của cảnh sát điều tra

Tố tụng hình sự của Việt Nam hiện nay thường được xem là kiểu tố tụng

thẩm vấn những có kết hợp một số yếu tố hợp lý của tố tụng tranh tụng

Trước đây, về mặt lý luận tranh tụng không được thừa nhận và thuật ngữ

"tranh tụng" không được dùng trong các văn bản pháp luật của nước ta Trước15

yêu cầu cải cách tư pháp,Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính

trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới (Nghị

quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002) đưa ra yêu cầu:

“Nâng cao chất lượng công tố của KSV tại phiên tòa, bảo đảm tranh

tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng

khác… Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh

tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý

Trang 16

kiến của KSV, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị

đơn… để ra những bản án quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục

trong thời hạn do luật định.”

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2006 của Bộ Chính trị về chiến lược

cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2006) tiếp

tục xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp là “Nâng

cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất

cả các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”

Hiện nay còn đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tranh

tụng tại phiên tòa; phạm vi, phương pháp và nội dung tranh tụng; thời điểm bắt

đầu và thời điểm kết thúc của tranh tụng tại phiên tòa Theo Hiến pháp 2013,

tranh tụng là một nguyên tắc trong tố tụng hình sự Nhưng tranh tụng cũng thể

được nhìn nhận là hoạt động của những người tiến hành tố tụng, người tham gia

tố tụng Có quan điểm đồng nhất tranh tụng tại phiên tòa với tranh luận Có quan

điểm lại cho rằng "Không nên hiểu tranh tụng đơn thuần là việc tranh luận một

cách đầy đủ tại phiên tòa, mà cần phải hiểu bản chất của tranh tụng là một

phương thức xác định sự thật khách quan của vụ án" 4

4 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1995), Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của tốtụng hình sự Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội, tr 592

16

Từ điển Luật học đưa ra khái niệm về tranh tụng như sau:

Trang 17

“ Tranh tụng là các hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên

tham gia tố tụng (bên buộc tội và bên bị buộc tội) có quyền bình đẳng với

nhau trong việc thu thập, đưa ra chứng cứ để bảo vệ các quan điểm và lợi

ích của mình, phản bác lại các quan điểm và lợi ích của phía đối lập Tranhtụng tại phiên tòa là những hoạt động tố tụng được tiến hành tại phiên tòa

xét xử bởi hai bên tham gia tố tụng nhằm bảo vệ ý kiến, luận điểm của mỗibên và bác bỏ ý kiến, luận điểm của phía bên kia dưới sự điều khiển, quyếtđịnh của Tòa án với vai trò trung gian trọng tài” 5

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết người viết đồng tình với

các định nghĩa đó về khái niệm tranh tụng và tranh tụng tại phiên tòa và chorằng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm là hoạt động tố tụngđược tiến hành giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vềhình sự để bảo vệ ý kiến, luận điểm của mỗi bên và bác bỏ ý kiến, luận điểm củaphía bên kia dưới sự điều khiển của Tòa án nhằm tìm ra sự thật khách quan của

vụ án Theo đó, tranh tụng tại phiên tòa không chỉ có phần tranh luận tại phiêntòa mà còn bao gồm cả phần khác của quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Từ những khái niệm nói trên về tranh tụng, tranh tụng tại phiên tòa, hoạt

động tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm, ta có thể đưa ra khái niệm về hoạt độngtranh tụng của VKS tại phiên tòa xét xử sơ thẩm về hình sự như sau: Hoạt độngtranh tụng của VKS tại phiên tòa hình sự sơ thẩm là toàn bộ những hành vi màKSV thực hiện tại phiên tòa xét xử sơ thẩm từ khi bắt đầu xét hỏi cho đến khi kếtthúc phần tranh luận nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ

Trang 18

quan điểm truy tố của VKS, bác bỏ quan điểm của bên gỡ tội, giúp cho HĐXX

ra một bản án, quyết định đúng người, đúng tội, đúng pháp luật

5 Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 807 – 808.17

1.1.2 Chủ thể của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ

án hình sự

Pháp luật tố tụng hình sự ở các nước trên thế giới nói chung và pháp luật tốtụng hình sự Việt Nam nói chung xác định có các nhóm chủ thể tham gia vàoquá trình tranh tụng tại phiên tòa là: Các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội(bên buộc tội); Các chủ thể thực hiện chức năng gỡ tội, bào chữa (bên gỡ tội) vàTòa án (HĐXX) thực hiện chức năng xét xử, đóng vai trò trung gian, điều khiểnhoạt động tranh tụng tại phiên tòa Ba nhóm chủ thể này thực hiện các chứcnăng của tố tụng hình sự là chức năng buộc tội, gỡ tội, xét xử

Các bên chủ thể tranh tụng sử dụng các chứng cứ trong hồ sơ vụ án cũng

như chứng cứ mới cung cấp đã được kiểm tra tại phiên tòa, các quy định củapháp luật hiện hành để bảo vệ quan điểm, luận cứ và luận chứng của mình đưa

ra HĐXX có vai trò trọng tài, trung gian đứng giữa hai bên xem xét tất cả

chứng cứ do bên buộc tội, bên gỡ tội đưa ra và những lý lẽ để luận tội và bàochữa Để tranh tụng tại phiên tòa đạt được kết quả, Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa

có quyền điều khiển phiên tòa theo đúng tiến trình tranh tụng Trong quá trìnhtranh tụng, HĐXX luôn thể hiện sự khách quan, tập trung lắng nghe việc tranh

Trang 19

tụng của các bên để thấy thấy những tình tiết chứng cứ nào còn chưa rõ vànhững vấn đề còn mâu thuẫn, Chủ tọa phiên tòa cho hai bên tranh luận rõ hơn,chất vấn nhau nhiều hơn để làm sáng tỏ vấn đề, đồng thời dựa trên sự đánh giákhách quan toàn diện những chứng cứ, tình tiết, quá trình tranh luận trên màHĐXX sau đó có phán quyết công bằng.

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, KSV đại diện cho

VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa là chủ thể chính của bên buộc tội Thựchành quyền công tố tại phiên tòa là chức năng của VKS được quy định trong tốtụng hình sự Trên cơ sở chức năng này, khi thực hành quyền công tố tại phiên18

tòa hình sự, KSV có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định trongBLTTHS Việc tranh tụng tại phiên tòa không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụcủa KSV được quy định trong BLTTHS Ngoài KSV, người bị hại cũng có thể

là chủ thể buộc tội trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người

bị hại

Chủ thể chính của bên gỡ tội là bị cáo, người bào chữa hoặc người đại diệnhợp pháp của bị cáo Bên gỡ tội sử dụng những lập luận, lý lẽ, chứng cứ củamình đưa ra nhằm bào chữa, bác bỏ quan điểm buộc tội của VKS đối với bị cáo,hoặc để thay đổi sang tội danh khác nhẹ hơn để bị cáo không phải chịu tráchnhiệm hình sự hoặc được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Ngoài ra, những người tham gia tố tụng khác như nguyên đơn dân sự, bị

đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại

Trang 20

diện hợp pháp của họ cũng có thể tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình.

Chức năng làm trọng tài, điều khiển hoạt động tranh tụng giữa các bên và

ra phán quyết về vụ án thuộc về Tòa án mà ở đây là thông qua hoạt động củaHĐXX Trong các thành viên của HĐXX thì chỉ có Chủ tọa phiên tòa mới thamgia vào quá trình tranh tụng Chủ tọa phiên tòa là người điều khiển hướng hoạtđộng tranh tụng giữa các bên tập trung vào các vấn đề cần giải quyết trong vụ

án, đảm bảo các nội dung tranh luận được đối đáp đầy đủ

1.1.3 Nội dung hoạt động tranh tụng của Viện kiểm sát tại phiên tòa xét

xử sơ thẩm vụ án hình sự

Thứ nhất, hoạt động tranh tụng của VKS tại phiên tòa được thực hiện thôngqua hành vi của KSV nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án dưới sựđiều khiển của chủ tọa phiên tòa

19

KSV khi tham gia phiên tòa là đại diện cho VKS thực hành quyền công tố

và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của HĐXX Do vậy, việc tranh tụng củaKSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm là nhằm mục đích đại diện Nhà nước thựchành quyền công tố tại phiên tòa, đọc cáo trạng hoặc quyết định truy tố củaVKS, tham gia xét hỏi để làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ án nhằm bảo vệcáo trạng, quyết định truy tố, đưa ra các chứng cứ, thực hiện việc luận tội vàthực hiện việc đối đáp đối với từng vấn đề cần giải quyết mà bên gỡ tội và

Trang 21

những người tham gia tố tụng khác đặt ra khi tranh luận Hoạt động đưa ra cáclập luận, chứng cứ buộc tội bị cáo, bảo vệ quan điểm truy tố là hoạt động tranhtụng đặc thù, về cơ bản chỉ có ở KSV đại diện cho VKS.

Thông qua hoạt động tranh tụng KSV thuyết phục HĐXX ra các quyết địnhtheo ý kiến đề nghị của mình, bác bỏ ý kiến đề nghị có tính chất đối lập của bên

gỡ tội, đồng thời KSV phải có trách nhiệm bảo vệ công lý, cùng HĐXX làm rõmọi tình tiết của vụ án, áp dụng đúng pháp luật để giải quyết vụ án một cáchkhách quan, công bằng, nghiêm minh, không bỏ lọt tội phạm không làm oanngười vô tội Phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiêntòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của KSV, của bịcáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác

Thứ hai, KSV phải áp dụng những quy định của pháp luật khi thực hiện

hoạt động tranh luận.s

Để phục vụ cho quá trình tranh tụng tại phiên tòa, KSV phải chuẩn bị

những tài liệu chứng cứ cần thiết để bảo vệ lý lẽ của mình như cáo trạng, dựthảo luận tội, dự thảo đề cương xét hỏi Trong quá trình đó KSV cần phải vậndụng những quy định của pháp luật để giải quyết vụ án Đó là quá trình dựa vàochứng cứ đã được thu thập, căn cứ vào các điều khoản được quy định trong phápluật hình sự và các văn bản khác để đối chiếu so sánh tìm ra những tình tiết buộc20

tội để truy tố với những chứng cứ chặt chẽ nhất nhằm không bỏ lọt tội phạm Tạiphiên tòa, KSV phải trình bày sao cho có sức thuyết phục nhất trước HĐXX

Trang 22

Khi tiến hành đối đáp, tranh luận, KSV đưa ra những chứng cứ, lập luận, quyđịnh pháp luật để chứng minh cho luận điểm của mình và bác bỏ luận điểm củabên gỡ tội.

1.1.4 Phạm vi hoạt động tranh tụng của Viện kiểm sát tại phiên tòa xét

xử sơ thẩm vụ án hình sự

Phạm vi tranh tụng tại phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm được xác định bởi

thời điểm bắt đầu từ khi khai mạc phiên tòa và kết thúc sau khi Tòa án công bốphán quyết nhưng phạm vi hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên toà xét xửhình sự sơ thẩm được tiến hành từ giai đoạn xét hỏi đến khi kết thúc giai đoạntranh luận Vì theo người viết, trong những giai đoạn khác của phiên tòa hình sự,KSV không thực hành quyền công tố (trong đó có hoạt động tranh tụng) mà thựchiện hoạt động kiểm sát việc xét xử, vì vậy, KSV không thực hiện tranh tụngtrong các giai đoạn này

Xét hỏi tại phiên tòa là giai đoạn đầu tiên của quá trình tranh tụng của KSVtại phiên tòa, bao gồm các hoạt động đọc bản cáo trạng và tiến hành xét hỏi.Hoạt động tranh tụng được bắt đầu từ giai đoạn xét hỏi vì đây là giai đoạn KSVnêu ra quan điểm buộc tội của VKS (đọc bản cáo trạng) đối với bị cáo và trìnhbày ý kiến bổ sung trước khi xét hỏi Hoạt động tranh tụng của KSV tại phiêntòa kết thúc khi kết thúc tranh luận Khi HĐXX nghị án và tuyên án, KSV thựchiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động, quyếtđịnh, bản án của HĐXX chứ không thực hiện hoạt động tranh tụng

Trang 23

1.1.5 Ý nghĩa của hoạt động tranh tụng của Viện kiểm sát tại phiên tòa

xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

21

Việc đảm bảo tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm nói chung và tranh

tụng của Viện kiểm sát nói riêng là nội dung có ý nghĩa quan trọng cả về mặtchính trị - xã hội và về mặt pháp lý

Về mặt chính trị - xã hội, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động

tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm thể hiện đường lối của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháptheo tinh thần của Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2006 Đó là nâng cao chất lượng công tố của KSV tại phiêntòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ Nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng tạiphiên tòa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng một nền tưpháp dân chủ, nghiêm minh, tăng cường pháp chế; giữ vững bản chất của nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta và bảo vệ trật tự, kỷ cương;bảo đảm và tôn trọng dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân

Về mặt pháp lý, tranh tụng của VKS tại phiên tòa hình sự sơ thẩm là một

trong những nội dung có ý nghĩa trong hoạt động tố tụng hình sự nhằm bảo đảmbình đẳng, dân chủ, xác định sự thật khách quan của vụ án; kịp thời phát hiện vàkhắc phục các vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, đápứng yêu cầu cải cách tư pháp Tố tụng hình sự Việt Nam là mô hình tố tụngthẩm vấn kết hợp với những hạt nhân hợp lý của mô hình tố tụng tranh tụng

Trang 24

Một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự nước ta đó là nguyên tắcxác định sự thật vụ án Đây cũng chính là mục đích xuyên suốt của tố tụng hình

sự nước ta Vì vậy, VKS với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sátviệc tuân theo pháp luật tại phiên tòa, thực hiện hoạt động tranh tụng cũng

không nhằm điều gì khác ngoài xác định sự thật khách quan của vụ án

Tranh tụng tại phiên tòa là tranh tụng trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự,

là giai đoạn thể hiện rõ nét nhất bản chất của tranh tụng trong tố tụng hình sự là22

cuộc đấu tranh trực diện công khai giữa hai bên buộc tội và gỡ tội để tìm ra công

lý Tranh tụng tại phiên tòa là trọng tâm và có vai trò rất quan trọng đối với việcgiải quyết, xét xử vụ án Tại phiên tòa, VKS thực hiện việc buộc tội và và bịcáo, người bào chữa thực hiện việc bào chữa, gỡ tội dưới sự điều khiển của Chủtọa phiên tòa Các bên đưa ra các chứng cứ, quan điểm, lập luận của mình trongviệc giải quyết vụ án Việc đối đáp, tranh tụng giữa VKSvà những người thamgia tố tụng khác sẽ bảo đảm căn cứ, cơ sở cho HĐXX kiểm tra, đánh giá chứng

cứ đưa ra kết luận khách quan, toàn diện về vụ án, bảo đảm và tăng cường dânchủ trong xét xử Giúp HĐXX có thể xác định được đầy đủ và toàn diện các tìnhtiết khách quan của vụ án và đưa ra phán quyết đúng người, đúng tội, đúng phápluật Qua đó, tránh được việc quá phụ thuộc hồ sơ vụ án để đưa ra phán quyết,xóa bỏ tư tưởng án tại hồ sơ, hạn chế oan sai, bỏ lọt tội phạm

1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về hoạt động

Trang 25

tranh tụng của Viện kiểm sát tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

VKS thực hiện việc tranh tụng thông qua hoạt động của KSV tại phiên tòa.Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013, Khoản 1 Điều 23 BLTTHS năm 2003 quyđịnh VKS có chức năng thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyếtđịnh việc truy tố người phạm tội ra trước tòa án Trên cơ sở thực hiện chức năngthực hành quyền công tố của VKS, khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự

sơ thẩm, KSV phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể có liên quan đến hoạt độngtranh tụng được quy định tại Khoản 1 Điều 37 BLTTHS năm 2003:

“ Tham gia phiên toà; đọc cáo trạng, quyết định của VKS liên quan

đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội;

phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những người

tham gia tố tụng tại phiên toà”

1.2.1 Hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên khi xét hỏi

23

Xét hỏi tại phiên tòa là giai đoạn đầu tiên của hoạt động tranh tụng của

KSV tại phiên tòa Giai đoạn xét hỏi được quy định tại Chương XX BLTTHSnăm 2003, bao gồm hoạt động đọc bản cáo trạng (quyết định truy tố) và tiếnhành xét hỏi, thẩm tra và thu thập chứng cứ mới tại phiên tòa Hoạt động tranhtụng của KSV bao gồm những hành vi cụ thể sau:

Thứ nhất, đọc bản cáo trạng (quyết định truy tố bị can) tại phiên tòa Đọc

bản cáo trạng là hoạt động đầu tiên của KSV khi tiến hành tranh tụng tại phiêntòa Theo quy định tại Điều 206 BLTTHS năm 2003 thì trước khi tiến hành xét

Trang 26

hỏi KSV đọc bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có) Những ý kiến

bổ sung nhằm làm rõ nội dung của bản cáo trạng đã truy tố như vấn đề về chứng

cứ, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự… Tuy nhiên,để bảo đảm quyền lợi của

người bị buộc tội, KSV không được trình bày những ý kiến bổ sung về tội danh

hay bổ sung thêm người phạm tội chưa được đề cập tại bản cáo trạng Nội dung

của bản cáo trạng phải căn cứ vào kết quả điều tra và quá trình nghiên cứu hồ sơ

vụ án, phải thể hiện đầy đủ hành vi phạm tội, động cơ, mục đích, hậu quả và các

tình tiết quan trọng khác, người đã thực hiện hành vi phạm tội đã phạm vào điều

khoản nào của Bộ luật hình sự Cáo trạng truy tố bị can cũng là căn cứ để giới

hạn việc xét xử của Tòa án và là căn cứ để thực hiện quyền bào chữa của bị cáo

Ta có thể hiểu: "Bản cáo trạng là văn bản áp dụng pháp luật, trong đó VKS

quyết định truy tố một (hoặc nhiều) bị can, về một tội (hoặc nhiều) hành vi

phạm tội mà có căn cứ cho rằng bị can (hoặc nhiều bị can) đó đã thực hiện ra

trước Tòa án để xét xử" 6

Thứ hai, KSV tham gia xét hỏi tại phiên tòa để bảo vệ quan điểm truy tố

của VKS Khi xét hỏi, KSV tiến hành xét hỏi những người tham gia tố tụng,

xuất trình tài liệu, chứng cứ nhằm bảo vệ quan điểm truy tố của VKS Theo quy

6 Trần Đại Thắng (2003), "Bàn về vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự",Tạp chí Kiểm sát,

(Số chuyên đề), tr 339

24

định tại Điều 207 BLTTHS năm 2003 về trình tự xét hỏi, thì KSV tham gia xét

Trang 27

hỏi sau khi Chủ tọa phiên tòa, các Hội thẩm đã hỏi xong Sở dĩ pháp luật tố tụngquy định về trình tự xét hỏi bởi vì xuất phát từ trách nhiệm chứng minh, xácđịnh sự thật khách quan của vụ án là thuộc về HĐXX Do vậy HĐXX phải hỏitrước để thẩm tra khái quát các thông tin về các tình tiết của vụ án để xác địnhhướng xét hỏi cho các chủ thể tham gia tranh tụng KSV là chủ thể buộc tội sẽthực hiện quyền công tố của VKS thông qua việc xét hỏi để làm rõ hơn và kiểmchứng một cách công khai các chứng cứ mà Cơ quan điều tra đã thu thập đượctrong quá trình điều tra vụ án Việc xét hỏi của KSV cũng để bảo vệ cáo trạng

mà VKS đã truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử, đồng thời cũng làm cơ sở

để đánh giá lại một cách khách quan, toàn diện các chứng cứ mà VKS đã dùng

để buộc tội bị can thông qua việc hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụngkhác Thông qua việc xét hỏi, KSV sẽ có căn cứ để đề xuất mức hình phạt vàcác biện pháp xử lý khác đối với vụ án trong việc luận tội bị cáo tại phiên tòahình sự sơ thẩm

Trước khi tham gia phiên toà, KSV phải dự thảo đề cương tham gia xét hỏi

và những nội dung cần làm sáng tỏ, dự kiến các tình huống khác có thể phát sinhtại phiên toà để tham gia xét hỏi nhằm xác định sự thật của vụ án và các tình tiếtkhác có liên quan đến việc định tội và đề xuất hình phạt Chú ý các mâu thuẫn

và cách xét hỏi để giải quyết các mâu thuẫn, để bác bỏ những lời chối tội không

có cơ sở; dự kiến nội dung bào chữa và chuẩn bị các câu hỏi để làm sáng tỏ vấn

đề mà người bào chữa quan tâm 7

Trang 28

Trong quá trình xét hỏi, KSV có thể công bố lời khai của người được xét

hỏi tại Cơ quan điều tra, VKS (nếu có) trong những trường hợp nhất định Cụ

7 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Quy chế công tác thực hành quyền công tố vàkiểm sát

xét xử các vụ án hình sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 960/2007/QĐ – VKSTC ngày17/9/2007

của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao), Hà Nội, khoản 1 Điều 22

25

thể, Khoản 2 Điều 208 BLTTHS năm 2003 quy định KSV có thể công bố lời

khai của người được xét hỏi trong những trường hợp sau:

“a) Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa có mâu thuẫn với

lời khai của họ tại Cơ quan điều tra;

b) Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa;

c) Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.”

Theo quy định tại Điều 209 BLTTHS năm 2003, khi tham gia xét hỏi bị

cáo, KSV hỏi về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội

Việc KSV hỏi bị cáo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc buộc tội và

còn phải hỏi cả những tình tiết liên quan đến việc gỡ tội là thể hiện ngoài việc

buộc tội, hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa còn nhằm xác định sự thật

khách quan của vụ án Bởi lẽ, VKS có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo

đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và

người phạm tội

Ngoài xét hỏi bị cáo, KSV còn tham gia xét hỏi đối với cả người bị hại,

Trang 29

nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến

vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám định(các Điều 209, 210, 211, 215 BLTTHS năm 2003) Đối với những người thamgia tố tụng này, KSV hỏi thêm về những điểm mà họ chưa trình bày đầy đủ hoặc

có mâu thuẫn, hỏi thêm đối với người giám định nếu thấy trong kết luận giámđịnh chưa rõ hoặc có mâu thuẫn Tại phiên toà, nếu xét thấy cần thiết, KSV cóthể đề nghị HĐXX quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại Nếu chấpnhận đề nghị này của KSV thì HĐXX thì phải hoãn phiên toà

Trong quá trình xét hỏi tại phiên tòa, theo quy định tại các Điều 212, 213

BLTTHS năm 2003, ngoài việc cùng với HĐXX tham gia xét hỏi những người26

tham gia tố tụng, KSV có quyền xem xét vật chứng, trình bày lời nhận xét củamình về vật chứng, có thể đến xem xét tại chỗ nơi xảy ra tội phạm hoặc nhữngđịa điểm khác có liên quan đến vụ án Đối với các tài liệu có liên quan đến vụ

án, nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức, KSV có quyền đưa ra nhận xét củamình và hỏi thêm về những vấn đề liên quan (Điều 214 BLTTHS năm 2003).KSV kết thúc tham gia xét hỏi khi xét thấy mọi tình tiết của vụ án đã đượcxem xét đầy đủ và không cần hỏi thêm

Có thể nói, hoạt động xét hỏi của KSV được xem là nền tảng của việc tranhtụng của KSV tại phiên tòa Bởi vì, thông qua xét hỏi, KSV có cơ sở để củng cốquan điểm buộc tội, xác định đầy đủ các tình tiết có ý nghĩa quan trọng của vụ

Trang 30

án Việc xét hỏi càng đúng trọng tâm, cụ thể và chi tiết bao nhiêu càng giúp choviệc tranh tụng của KSV vững chắc bấy nhiêu Dựa vào kết quả điều tra, chứng

cứ tài liệu có trong vụ án kết hợp với những tình tiết được xét hỏi, các chứng cứđược thẩm định công khai tại phiên tòa, quan điểm buộc tội của KSV đối với bịcáo càng thêm thuyết phục Nội dung xét hỏi sẽ trở thành một chỗ dựa vữngchắc cho việc luận tội bị cáo và tranh luận của KSV với bên bào chữa tại giaiđoạn tranh luận Do đó, phần tranh luận có thành công hay không phụ thuộc rấtlớn vào những nội dung mà KSV xét hỏi công khai tại phiên tòa

1.2.2 Hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên khi tranh luận

Khi tranh luận, nội dung tranh tụng được các bên thể hiện trong lời luận tộicủa KSV, lời bào chữa của luật sư, người bào chữa (lời tự bào chữa của bị cáo),

ý kiến tranh luận của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, chongười có quyền và nghĩa vụ liên quan hoặc lời trình bày của chính bản thânnhững người này cũng như lời đối đáp qua lại giữa các bên nhằm làm sáng tỏnhững vấn đề còn mâu thuẫn để bảo vệ quan điểm của mình Trong phần tranhluận tại phiên tòa, KSV thực hiện những hành vi cụ thể sau:

27

Thứ nhất, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội tại phiên tòa

Sau khi kết thúc việc xét hỏi, KSV trình bày lời luận tội Với tư cách là

người đại diện cho VKS thực hành quyền công tố, KSV thể hiện quan điểm củamình về việc đánh giá hành vi phạm tội, tính chất, mức độ, hậu quả của tộiphạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo… để đề

Trang 31

xuất mức hình phạt cần thiết áp dụng đối với bị cáo Có thể hiểu:

“Luận tội là quan điểm của VKS do KSV thực hành quyền công tố

Nhà nước phát biểu tại phiên tòa về việc đánh giá chứng cứ, đánh giá tính

chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, hậu quả nguy hiểm do

hành vi phạm tội gây ra; vai trò trách nhiệm và nhân thân của bị cáo, các

tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.” 8

Trình bày lời luận tội là hoạt động mở đầu cho thủ tục tranh luận tại phiên

tòa Trên cơ sở nội dung luận tội của KSV, các chủ thể khác tham gia tranh tụng

thể hiện quan điểm của mình về vụ án và đối đáp với nhau trong quá trình tranh

tụng công khai, bình đẳng trước Tòa án Theo quy định tại Điều 217 BLTTHS

năm 2003 về trình tự phát biểu khi tranh luận thì KSV trình bày lời luận tội

trước, sau đó bị cáo hoặc người bào chữa trình bày lời bào chữa, cuối cùng mới

đến những người tham gia tố tụng khác trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của mình hoặc cho người mà mình đại diện hoặc bảo vệ Trong vụ

án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì người bị hại hoặc đại diện hợp pháp

của họ cũng được quyền trình bày lời buộc tội bị cáo Đây là quyền của những

người này chứ không phải nghĩa vụ của họ

KSV thực hiện việc luận tội trong trường hợp có căn cứ để kết tội bị cáo

theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn

8 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1995), Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của tốtụng hình sự Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội, tr 36

Trang 32

Trong trường hợp ngược lại, không có căn cứ để kết tội bị cáo thì KSV rút toàn

bộ quyết định truy tố và đề nghị HĐXX tuyên bố bị cáo không có tội Khi rútquyết định truy tố, hoạt động đối đáp giữa KSV và bị cáo, người bào chữa vànhững người tham gia tố tụng khác có thể sẽ không diễn ra

Để luận tội đạt hiệu quả cao thì trước khi tham gia phiên tòa KSV phải viếtbản dự thảo luận tội Luận tội phải có căn cứ, khách quan, cụ thể, phải có tínhthuyết phục, được viết với bố cục chặt chẽ, từ ngữ pháp lý chuẩn xác Nội dungcủa luận tội phải phân tích, đánh giá chứng cứ; phân tích, đánh giá tính chất,mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, vai trò của bị cáo, đề xuất quan điểm,đường lối xử lý vụ án Khi tham gia xét hỏi tại phiên tòa, KSV phải ghi chépnhững tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra và ý kiến của bị cáo, người bào chữa,người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự và những người tham gia tố tụngkhác để làm căn cứ bổ sung, sửa chữa bản dự thảo luận tội Luận tội của KSVphải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa, đề xuấtviệc áp dụng hình phạt chính, hình phạt bổ sung với bị cáo, các vấn đề khác về

xử lý vật chứng và trách nhiệm bồi thường dân sự (nếu có) Theo quy định tạikhoản 3 Điều 23 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xửcác vụ án hình sự, ban hành kèm theo Quyết định số 960/2007/QĐ-VKSTCngày 17/9/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bản luận tộicủa KSV phải đạt các yêu cầu sau:

Một là, phải phân tích đánh giá các chứng cứ của vụ án một cách khách

Trang 33

quan, toàn diện, đầy đủ; đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hộicủa tội phạm, hậu quả gây ra, vai trò trách nhiệm và nhân thân của bị cáo, cáctình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để đề xuất áp dụng pháp luật và vận dụng chínhsách xử lý cho phù hợp; khi nêu hành vi phạm tội phải viện dẫn các chứng cứ đểchứng minh bảo đảm lô-gíc và sắc bén.

29

Hai là, phải phân tích phê phán thủ đoạn phạm tội của bị cáo; phân tích bác

bỏ những quan điểm không phù hợp với vụ án của những người tham gia tố tụngkhác để làm sáng tỏ sự thật, bảo vệ chính sách pháp luật, thể hiện tính đấu tranh

và tính thuyết phục của luận tội Khi phân tích bác bỏ các quan điểm không phùhợp phải viện dẫn các chứng cứ để chứng minh

Ba là, phải xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, tuyên truyền giáodục pháp luật góp phần đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, vi phạm phápluật

Bản chất của luận tội là để buộc tội, là để hiện thực hóa chức năng thực

hành quyền công tố Tuy nhiên, trong bản luận tội, KSV không những chỉ nêu racác tình tiết buộc tội mà còn có cả tình tiết gỡ tội (nếu có) Nhìn nhận ở góc độtranh tụng để bảo vệ quan điểm truy tố và làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ

án, luận tội phải đánh giá được tình tiết, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội

mà bị cáo đã gây ra, những căn cứ kết tội đối với bị cáo, nguyên nhân, điều kiện,hoàn cảnh, động cơ, mục đích phạm tội của bị cáo, phân tích đánh giá các tình

Trang 34

tiết định khung tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo được ápdụng… Trên cơ sở phân tích, đánh giá đó đại diện VKS đề xuất đường lối xử lýđối với bị cáo về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự qua đó giúp cho

HĐXX xác định rõ hơn giới hạn của việc xét xử, giúp HĐXX ra một bản ánđúng người, đúng tội, đúng các quy định của pháp luật, không làm oan sai,không bỏ lọt tội phạm

Thứ hai, đối đáp các ý kiến về luận tội của bị cáo, người bào chữa và

những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa

Đối đáp là hoạt động trọng tâm của tranh luận tại phiên tòa, thể hiện rõ bảnchất của tranh tụng trong tố tụng hình sự Tranh luận có vai trò quan trọng trongviệc xác định hành vi phạm tội của bị cáo, tính chất, mức độ và hậu quả do hành30

vi phạm tội gây ra; là một trong những giai đoạn quan trọng có ý nghĩa quyếtđịnh đến việc đưa ra phán quyết về vụ án của HĐXX Theo quy định tại Điều

218 BLTTHS năm 2003:

“Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có

quyền trình bày ý kiến về luận tội của KSV và đưa ra đề nghị của mình;

KSV phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến.”

Đối với những người tham gia tố tụng, hoạt động đối đáp là quyền của họ

những họ không buộc phải đưa ra ý kiến đối đáp Tuy nhiên, đối với KSV thìđối đáp là quyền đồng thời là nghĩa vụ Việc tranh luận và đối đáp của KSV phảiđảm bảo các yêu cầu sau: Tôn trọng sự thật khách quan; tôn trọng quyền bào

Trang 35

chữa của bị cáo, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác; bảo đảm văn

hóa ứng xử trong đối đáp tranh luận và đối đáp, tranh luận cần phải đảm bảo yếu

tố có căn cứ, thuyết phục và hợp lý

Khi những người tham gia tố tụng có ý kiến đối với luận tội của KSV thì

KSV phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến và Chủ tọa phiên

tòa có quyền đề nghị KSV phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của

người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác nếu những ý kiến đó chưa

được KSV tranh luận Cần phải hiểu rằng đối đáp, tranh luận đối với từng ý kiến

một không đồng nghĩa với đối đáp, tranh luận đối với từng người một Nếu vụ

án có nhiều người bào chữa cho bị cáo, họ có cùng ý kiến về nội dung bào chữa

thì KSV tổng hợp để đối đáp chung một lần cho các ý kiến đó 9

Mục đích khi KSV tiến hành tranh luận là nhằm làm sáng tỏ các tình tiết

khách quan của vụ án, bảo vệ tính có căn cứ và tính hợp pháp của các quan điểm

mà VKS đưa ra làm căn cứ buộc tội đối với bị cáo Để bảo đảm việc tranh luận

9 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Quy chế công tác thực hành quyền công tố vàkiểm sát

xét xử các vụ án hình sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 960/2007/QĐ – VKSTC ngày17/9/2007

của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao), Hà Nội, Khoản 1 Điều 24

31

có hiệu quả, KSV phải nắm chắc hồ sơ vụ án và những căn cứ pháp lý, những tài

liệu khẳng định sự thật khách quan, đồng thời căn cứ vào kết quả xét hỏi trong

Trang 36

giai đoạn xét hỏi để đối đáp lại những quan điểm, những vấn đề mà bị cáo,người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đưa ra trong phiên toà.Thường đó là những vấn đề về đánh giá chứng cứ, đánh giá tính chất, mức độnguy hiểm của tội phạm, thiệt hại do tội phạm gây ra, các tình tiết tăng nặng,giảm nhẹ, nhân thân của bị cáo, những điểm mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án, vaitrò của từng bị cáo trong vụ án có nhiều bị cáo bị truy tố KSV phải chuẩn bịnhững lý lẽ để đối đáp, bác bỏ các quan điểm gỡ tội không đúng với sự thậtkhách quan trong vụ án của bị cáo, người bào chữa bằng cách lập luận, viện dẫnnhững tài liệu làm chứng cứ để chứng minh, những căn cứ pháp lý để khẳngđịnh và bảo vệ quan điểm truy tố bị cáo của VKS Khi tranh luận KSV phải bìnhtĩnh, khách quan và tôn trọng ý kiến của những người tham gia tố tụng.

Kết luận Chương 1

32

Chương 1 của luận văn người viết đã phân tích một số vấn đề chung về

tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, trong đó có tranh tụng củaVKS như: Khái niệm về tranh tụng tại phiên tòa, Chủ thể của tranh tụng tạiphiên tòa hình sự sơ thẩm; Nội dung, phạm vi, ý nghĩa tranh tụng của VKS tạiphiên tòa hình sự sơ thẩm

Bên cạnh đó, người viết còn tập trung phân tích những quy định của

BLTTHS hiện hành đối với hoạt động tranh tụng của VKS thông qua các hoạtđộng của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Theo đó, khi tham gia tranh tụngtại phiên tòa hình sự sơ thẩm, KSV phải thực hiện hành vi cụ thể như: Đọc bản

Trang 37

cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và đối đáp tại phiên tòa Đây lànhững hoạt động thể hiện chức năng đại diện cho VKS thực hành quyền công tốcủa KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Qua các hoạt động tranh tụng của KSVtại phiên tòa sẽ góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan, làm rõ tất cả các tìnhtiết của vụ án để bảo vệ quan điểm truy tố của VKS, thuyết phục HĐXX ra cácquyết định theo ý kiến của mình nhằm giúp HĐXX ra một bản án công bằng,đúng pháp luật, bảo đảm không làm oan sai người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.Việc khái quát một số nội dung cơ bản về tranh tụng tại phiên tòa hình sự

sơ thẩm và quy định của BLTTHS hiện hành là tiền đề lý luận và căn cứ pháp lýcần thiết cho việc tìm hiểu về thực trạng thực hiện hoạt động tranh tụng tại phiêntòa hình sự sơ thẩm của VKS Qua đó sẽ đề xuất được những giải pháp nhằmthực hiện có hiệu quả hoạt động tranh tụng của VKS tại phiên tòa hình sự sơthẩm

CHƯƠNG 2

33

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÓ

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRANH TỤNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT TẠI

PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

2.1 Thực trạng thực hiện hoạt động tranh tụng của Viện kiểm sát tại

phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

2.1.1 Những kết quả đạt được

Trang 38

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW

ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị đã xác định một trong những nhiệm vụ quantrọng của cải cách tư pháp ở nước ta giai đoạn hiện nay là “nâng cao chất lượngcông tố của KSV tại phiên tòa, đảm bảo tranh tụng dân chủ với luật sư, ngườibào chữa và những người tham gia tố tụng khác” Ngành Kiểm sát đã quán triệtnội dung này là nhiệm vụ trung tâm và đã triển khai bằng nhiều hoạt động cụ thểnhư: nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ Kiểm sát, đổi mớicông tác thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, ban hành cácquy chế hoạt động nghiệp vụ… Những nỗ lực đổi mới hoạt động, nâng cao chấtlượng công tố, đảm bảo nguyên tắc tranh tụng của ngành Kiểm sát đã dần đạtnhững thành tích đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi để từng bước nâng cao chấtlượng và hiệu quả hoạt động tranh tụng của VKS tại các phiên tòa hình sự sơthẩm

Ngành Kiểm sát đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự Từng bướcđảm bảo tuân thủ nguyên tắc tranh tụng theo yêu cầu cải cách tư pháp trong giaiđoạn hiện nay Theo Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011- 2016 của Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao, Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII ngày

22/3/2016, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giai đoạn 2011 – 2016, toànngành Kiểm sát đã truy tố 275.380 vụ án hình sự với 498.622 bị can để xét xử34

trước Tòa án, tăng 15,5% số vụ so với nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII Trong đó, tỉ

Trang 39

lệ truy tố đúng người, đúng tội danh đạt 99,9% vượt 4,9% so với chỉ tiêu màQuốc hội giao Ngành Kiểm sát đã chủ động lựa chọn, phối hợp với Tòa án tổchức hơn 13.000 phiên tòa hình sự rút kinh nghiệm nhằm nâng cao kỹ năngtranh tụng cho KSV So với nhiệm kỳ trước, số bị cáo mà Tòa án tuyên khôngphạm tội giảm 9,8% Ngành Kiểm sát cũng đã phối hợp chặt chẽ với các Cơquan điều tra và Tòa án trong việc đẩy nhanh tiến độ điều tra, giải quyết, xét xửnghiêm minh đối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng được dư luận xã hội quantâm, góp phần đảm bảo công lý, củng cố niềm tin của nhân dân 10

Đối với công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm sát đápứng yêu cầu cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng tranh tụng, ngành đã thànhlập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, là sự kiện đánh dấu bước chuyển về chấttrong công tác đào tạo cán bộ; thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tậphuấn cho đội ngũ cán bộ, KSV để cập nhật kiến thức, rèn luyện nâng cao kỹnăng nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử và nâng cao kỹ năngtranh tụng tại phiên tòa đối với các KSV

Trên tinh thần quán triệt thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày

02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, thựctiễn cho thấy: về cơ bản, các KSV đã nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của hoạtđộng tranh tụng đối với việc xét xử vụ án hình sự và vai trò của mình trong việcthực hiện tranh tụng tại phiên toà Vì vậy, KSV đã dành thời gian trích cứu hồ

sơ, lập báo cáo xét xử theo quy chế nghiệp vụ của ngành Nghiên cứu chứng cứ,

Trang 40

tài liệu đã được thu thập có trong hồ sơ để nắm vững nội dung vụ án; các tình

tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nghiên cứu nhân thân bị cáo và

10 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2016), “Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011- 2016 củaViện

trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao”, Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII ngày 22/3/2016,tại địa

chỉ: http://media.chinhphu.vn/video/bao-cao- danh-gia- cong-tac- nhiem-ky- cua-vien-

2011-2016-truong-vien- kiem-sat- nhan-dan- toi-cao- 5231 ngày truy cập 15/6/2016

35

nguyên nhân, điều kiện phạm tội để từ đó xây dựng dự thảo bản luận tội, đề

cương xét hỏi, dự kiến những tình huống có thể xảy ra tại phiên toà và hướng xử

lý khi tranh luận, đối đáp phù hợp với diễn biến phiên tòa

Khi thực hành quyền công tố tại phiên toà, trong giai đoạn xét hỏi, KSV đã

thể hiện rõ vai trò, vị trí pháp lý là người đại diện VKS thay mặt Nhà nước thực

hiện chức năng thực hành quyền công tố, đọc bản cáo trạng đưa ra quan điểm

buộc tội đối với bị cáo, mở đầu cho hoạt động tranh tụng KSV chủ động tham

gia xét hỏi, xem xét kiểm tra tài liệu, chứng cứ được đưa ra ở phiên tòa Khi

luận tội, do có sự chuẩn bị kỹ càng nên nhiều bản luận tội của KSV có chất

lượng rất cao Bản luận tội được dựa trên cơ sở đánh giá, tổng hợp các chứng cứ

có trong hồ sơ vụ án và các chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà, nêu ra

những chứng cứ buộc tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,

các tình tiết về nhân thân của bị cáo, bác bỏ những quan điểm sai trái của bị cáo,

Ngày đăng: 11/08/2017, 21:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w