1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CĂN cứ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại NGOÀI hợp ĐỒNG – một số vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN

136 1,7K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Như vậy, xuất phát từ quy định chưa cụ thể, rõ ràng của pháp luật về căn cứphát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hiện nay đã dẫn đến nhiềucách hiểu và vận dụng thiếu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HÀ NỘI – NĂM 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy, cô giáo đang công

tác giảng dậy tại trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa sau Đại học, Thư viện trường

đã cung cấp cho em những kiến thức pháp lý nâng cao, tài liệu và điều kiện cần

thiết trong thời gian học tập tại trường

Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất đến PGS.TS Phùng Trung Tập (trưởng

bộ môn Luật Dân sự, khoa Luật Dân sự, trường Đại học Luật Hà Nội) là người đãtận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành luận văn thạc sĩ này

Xin chúc các thầy cô dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và hạnhphúc trong cuộc sống

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017 Học viên

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan Luận văn thạc sĩ luật học này là công trình nghiên cứu củariêng em, chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác Các thông tin

và tài liệu được trích dẫn trong Luận văn là trung thực, khách quan dựa trên các

nghiên cứu khoa học thực tế đã được công bố

Xác nhận của người hướng dẫn Chữ ký của học viên

Trang 4

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

BLDS : Bộ luật dân sựNxb : Nhà xuất bản TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

TNDS: Trách nhiệm dân sự

Trang 5

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN

SỰ VÀ CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

NGOÀI HỢP ĐỒNG 7

1.1 Khái niệm và phân loại trách nhiệm dân sự 7

1.1.1 Khái niệm trách nhiệm dân sự 7

1.1.2 Phân loại trách nhiệm dân sự 10

1.2 Khái niệm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 201.3 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo phápluật của một số nước ………21

1.3.1 Bộ Luật dân sự Nhật Bản 21

1.3.2 Bộ Luật dân sự Pháp 24

1.3.3 Bộ Luật dân sự và thương mại Thái Lan 27

Chương 2 CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA VÀ

Trang 6

2.1.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật 392.1.4 Có lỗi của người gây ra thiệt hại 43

2.2 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sảngây ra 49

2.2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồnnguy hiểm cao độ gây ra 49

2.2.2 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sảnkhác gây ra 58

Chương 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN MỚI CỦA BLDS NĂM 2015 VỀ CĂN

CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 71

3.1 Những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và hạn chế của quy định hiện hành

về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 71

3.2 Hướng hoàn thiện mới của BLDS năm 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệmbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và một số kiến nghị 84

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong lịch sửpháp luật dân sự thế giới cũng như của Việt Nam Hệ thống pháp luật quy định vềtrách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở nước ta có từ khá sớm, được thểhiện trong Bộ Luật Hồng Đức, Bộ Luật Gia Long, rõ nét hơn trong các văn bản

hướng dẫn của TANDTC cho đến khi ban hành BLDS năm 1995 và hiện nay quyđịnh khá cụ thể trong BLDS năm 2005 Quy định của pháp luật dân sự hiện hành vềtrách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tương đối đầy đủ và ngày càng hoànthiện hơn, là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp trong giao lưudân sự, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ thể khi bị xâm hại

Nội dung chính yếu của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là

xác định đúng hành vi trái pháp luật gây thiệt hại; chủ thể có trách nhiệm bồi thườngthiệt hại cho chủ thể có tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh sự, nhân phẩm, uy tín… bịxâm phạm và mức bồi thường thiệt hại nhằm khắc phục kịp thời khi có thiệt hại xảy

ra, bảo vệ quyền lợi hợp pháp thỏa đáng cho người bị thiệt hại Nói đến bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng nghĩa là phải xác định đúng các căn cứ làm phát sinh tráchnhiệm Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính

là vấn đề then chốt đồng thời là yếu tố tiền đề quan trọng nhất trong toàn bộ chếđịnh Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các điều kiệnhay nói cách khác là có đủ các căn cứ do pháp luật quy định, đó là bốn điều kiện sau:

Có thiệt hại xảy ra, có hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ

Trang 8

nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật và có lỗi của người gây rathiệt hại Trong BLDS năm 2005 hiện hành, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng được thể hiện tại Điều 604 Qua thực tiễn áp dụng Điều 604,hiện nay có nhiều tranh cãi và vướng mắc khi xác định các căn cứ làm phát sinhtrách nhiệm, mức bồi thượng thiệt hại… Trong các căn cứ làm phát sinh TNDS dogây thiệt hại theo quy định hiện nay, ta thấy rằng tồn tại rất nhiều vướng mắc khi xácđịnh yếu tố lỗi của người có hành vi gây thiệt hại (chưa có một khái niệm lỗi rõ ràng;việc xác định lỗi thuộc về ai trong trường hợp thiệt hại do súc vật, nguồn nguy hiểmcao độ, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng… gây ra; trường hợp xác định lỗi liênđới; vấn đề chứng minh lỗi…) Việc xác định mức độ thiệt hại và mức bồi thườngsao cho đúng và thỏa đáng để bảo vệ được lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hạicũng là vấn đề còn tồn tại nhiều bất cập Ngoài ra, phải kể đến sự nhầm lẫn trong xácđịnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi của con người gây

ra với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độgây ra; giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng liên quan đến nguồnnguy hiểm cao độ với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độgây ra Như vậy, xuất phát từ quy định chưa cụ thể, rõ ràng của pháp luật về căn cứphát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hiện nay đã dẫn đến nhiềucách hiểu và vận dụng thiếu hiệu quả trong thực tiễn Trong công tác xét xử, giảiquyết các tranh chấp tại Tòa án và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vấn đềnày đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợichính đáng của các chủ thể, làm bất bình đẳng xã hội, giảm lòng tin trong nhân dân

Trang 9

và hơn hết là chưa đáp ứng được những đổi mới của kinh tế, xã hội đất nước ta trong

xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ bối cảnh hiện nay

Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” để nghiên cứu chuyên sâu

là cần thiết với mục đích tìm hiểu, phân tích và làm rõ về mặt lý luận cũng như thựctiễn một cách có hệ thống quy định của pháp lý hiện nay về các điều kiện làm phátsinh TNDS do hành vi gây thiệt hại

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chế định nhận được rất nhiều sự quantâm nghiên cứu trong khoa học pháp lý Cho đến nay, đã có rất nhiều công trìnhnghiên cứu về chế định này và khai thác đa dạng ở nhiều góc độ, khía cạnh khácnhau Từ nghiên cứu chung toàn diện về chế định đến các đề tài chỉ đi sâu giải quyếtlàm rõ một vấn đề nhất định, một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng Xin kể tên dưới đây một số công trình nổi bật trong số rất nhiềucác công trình xuất sắc nghiên cứu xoay quanh chế định này:

Một số sách chuyên khảo: “Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”

của Luật sư Bùi Văn Thấm, Nxb Chính trị Quốc gia năm 2004; “Bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng” của TS Phùng Trung Tập, Nxb

Hà Nội năm 2009; “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Từ quy địnhcủa pháp luật đến thực tiễn” của TS Trần Thị Huệ, TS Vũ Thị Hải Yến và ThS VũThị Hồng Yến, Nxb Tư Pháp năm 2009; “Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngViệt Nam - Bản án và bình luận bản án” (Xuất bản lần thứ hai) của PGS TS Đỗ VănĐại, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2014

Trang 10

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí pháp lý như:

“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Vài nét về thực tiễn xét xử vàhướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Thanh Bình (Tạp chí Kiểm sát số

5/2003);“Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của TS PhùngTrung Tập (Tạp chí Tòa án nhân dân - Tòa án nhân dân tối cao số 10/2004); “Bàn vềtrách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” của TS LêĐình Nghị (Tạp chí Nghề luật số 6/2008)

Ngoài ra, còn có Luận án Tiến sĩ “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các

vụ tai nạn giao thông đường bộ” của Nguyễn Thanh Hồng năm 2001 và các Luậnvăn Thạc sĩ: “Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng trong Bộ luật dân sự” của Lê Mai Anh năm 1997; “Trách nhiệm bồi thườngthiệt hại từ hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường” của Ong Thị Ngânnăm 2011; “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thànhniên gây ra theo pháp luật Việt Nam” của Ninh Thúy Ngọc năm 2015; “Một số vấn

đề lý luận và thực tiễn về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”của Nguyễn Tuấn An năm 2015

Nhìn chung các công trình nghiên cứu về chế định bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng được các nhà luật học và học giả khai thác rất phong phú Đi sâu tìm hiểu

về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài khóa luậntốt nghiệp “Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng” của Trần Thùy Dương năm 2012 chưa thấy có công trình nghiên cứu nàokhác Như vậy, luận văn “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài

Trang 11

hợp đồng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” sẽ là luận văn đầu tiên được nghiêncứu chuyên sâu, đồng thời cũng trong thời điểm BLDS mới năm 2015 đã được thôngqua và sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017, góp phần làm giàu có thêm những kiếnthức pháp lý đối với chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề

lý luận và thực tiễn của BLDS năm 2005 hiện hành quy định về căn cứ phát sinhtrách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khái quát những vấn đề lý luận chung vềTNDS và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về căn cứ phát sinh tráchnhiệm ngoài hợp đồng Đặc biệt trọng tâm của luận văn là tập trung phân tích để làm

rõ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành

vi trái pháp luật gây ra và do tài sản gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự hiệnhành và các văn bản hướng dẫn thi hành Để làm nổi bật hơn quy định của pháp luật

về vấn đề, tác giả có tìm hiểu và đề cập đến quy định của pháp luật một số quốc giaphát triển khác trên thế giới như Nhật Bản, Cộng hòa Pháp và Thái Lan Bên cạnh

đó, luận văn nhìn nhận quy định của pháp luật về căn cứ phát sinh TNDS ngoài hợpđồng dưới góc độ thực tiễn, cho thấy những bất cập, tồn tại và vướng mắc khi ápdụng quy định, qua đó xin đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định,nâng cao hiệu quả áp dụng luật trong thực tế

4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ các vấn đề lý luận, nội dung quyđịnh của pháp luật hiện hành về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt

Trang 12

hại ngoài hợp đồng; cho thấy những điểm vướng mắc chưa phù hợp và khó khăntrong thực tiễn áp dụng chúng Luận văn chỉ ra điểm mới tiến bộ của BLDS năm

2015 quy định về căn cứ phát sinh sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng đã khắc phục được hạn chế của quy định hiện nay và đưa ra một số kiến nghịnhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này với mong muốn góp phầnnâng cao hiệu quả khi áp dụng và giải quyết, xét xử các vụ việc liên quan đến bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng trong thực tiễn

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:

+ Đưa ra khái niệm và làm rõ một số vấn đề lý luận về TNDS, trách nhiệmngoài hợp đồng và căn cứ phát sinh trách nhiệm ngoài hợp đồng;

+ Phân tích làm rõ quy định về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS năm 2005 hiện hành, trong đó phân tích táchbiệt làm nổi bật căn cứ phát sinh TNDS do hành vi trái pháp luật gây ra và tráchnhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra;

+ Nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới quy định về căn cứphát sinh TNDS do hành vi trái pháp luật gây thiệt hại;

+ Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật, những vướng mắc còn tồn tại, chỉ ranhững điểm mới hoàn thiện hơn trong quy định tại BLDS năm 2015 và đề xuất một

số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật

5 Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, trước những điểm chưa rõ trong quyđịnh về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, luận văn

Trang 13

đã đưa ra nhiều câu hỏi, trong đó xin nêu một số ví dụ:

- Lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung và trong trách nhiệm dân sự ngoàihợp đồng nói riêng là gì?

- Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người mà tài sản gâythiệt hại hay một trong các đồng sở hữu sử dụng tài sản gây thiệt hại thì ta sẽ xácđịnh lỗi như thế nào, trách nhiệm bồi thường ra sao?

6 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng kết hợp một cách hợp lý cácphương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp phân tích, phương pháp suydiễn logic, phương pháp diễn giải, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh… đểlàm sáng tỏ vấn đề về mặt lý luận Đồng thời, tác giả cũng tìm hiểu và đưa ra một số

ví dụ làm sinh động và chứng minh thực tế cho những phân tích và đánh giá của luậnvăn

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, luận văn phân tích tổng hợp làm sáng

tỏ mặt lý luận quy định của pháp luật hiện hành về căn cứ làm phát sinh trách nhiệmbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng một cách có hệ thống Đồng thời chỉ ra nhữngđiểm vướng mắc khi áp dụng quy định hiện hành trong thực tiễn Đặt trong bối cảnhgiao thoa thời gian sắp hết hiệu lực của BLDS năm 2005 với thời điểm BLDS năm

2015 sắp có hiệu lực (ngày 01/01/2017), luận văn chỉ ra những điểm hạn chế, vướngmắc của luật cũ so với quy định đã được khắc phục trong luật mới

8 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của luận

Trang 15

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

VÀ CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

NGOÀI HỢP ĐỒNG

1.1 Khái niệm và phân loại trách nhiệm dân sự

1.1.1 Khái niệm trách nhiệm dân sự

“Trách nhiệm dân sự” là gì và TNDS có phải là trách nhiệm pháp lý hay

không? Để trả lời cho câu hỏi trên, ta sẽ đi tìm hiểu một số khái niệm, định nghĩa cụthể về “trách nhiệm”, “dân sự”, “trách nhiệm dân sự”, “trách nhiệm pháp lý” dướiđây:

Theo Từ điển Tiếng Việt, “trách nhiệm” có thể được hiểu theo hai nghĩa:

Nghĩa thứ nhất, trách nhiệm được hiểu là “phần việc được giao cho hoặc coi nhưđược giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịuphần hậu quả”; Nghĩa thứ hai, trách nhiệm là “sự ràng buộc đối với lời nói, hành vicủa mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả” [40].Theo hai cách định nghĩa như trên thì nhận thấy trách nhiệm là việc phải làm theobổn phận của mình, mối quan hệ phát sinh giữa một hay nhiều chủ thể (gọi là người

có nghĩa vụ) phải làm một công việc, thực hiện một hành vi hoặc không được làmmột công việc, một hành vi vì lợi ích của một hay nhiều chủ thể khác (gọi là người

có quyền)… Về đối tượng của nghĩa vụ, đó có thể là tài sản, công việc phải làm hoặckhông được làm trong nghĩa vụ dân sự, các đối tượng này phải được chỉ định đíchxác để thuận lợi trong việc thực hiện và tránh xảy ra tranh chấp… Thông thường

Trang 16

nghĩa vụ luôn đi đôi với quyền nhưng trách nhiệm có một điểm khác biệt quan trọng,

đó là yếu tố hậu quả Có thể thấy rằng, trách nhiệm mang hai nghĩa, cả tích cực vàtiêu cực Về nghĩa tích cực, trách nhiệm là bổn phận, là điều phải làm

“Dân sự” là việc có quan hệ đến dân, là việc thuộc về quan hệ tài sản hoặc

hôn nhân, gia đình.v.v do tòa án xét xử (nói khái quát) theo định nghĩa của Từ điểnTiếng Việt [39]

Khái niệm tiếp theo cần tiếp cận đó là“trách nhiệm pháp lý” là gì? Theo Từ

điển Luật học, trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánhchịu do pháp luật quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người

mà mình bảo lãnh hoặc giám hộ) [5] Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với sự

cưỡng chế nhà nước, với việc áp dụng chế tài do pháp luật quy định Định nghĩa vềtrách nhiệm pháp lý trong giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật của trường Đạihọc Luật Hà Nội như sau: “Trách nhiệm pháp lý được hiểu là hậu quả bất lợi (sựtrừng phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữaNhà nước với các chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập

và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi,những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật” [29].Như vậy, có thể thấy điểm quan trọng đặc trưng của trách nhiệm pháp lý chính là

“hậu quả bất lợi” (là sự trừng phạt) hay có thể hiểu đó là những chế tài mà pháp luậtđặt ra nhằm thể hiện thái độ không chỉ là sự trừng phạt, răn đe mà còn giáo dục đốivới những hành vi vi phạm pháp luật Mục đích của trách nhiệm pháp lý không chỉ làtrừng trị hành vi vi phạm mà bên cạnh đó còn là sự khôi phục lại tình trạng tươngứng với phần hậu quả mà người vi phạm đã gây ra do không thực hiện nghĩa vụ của

Trang 17

mình Đặc điểm về hình thức của trách nhiệm pháp lý là chỉ tồn tại khi được quyđịnh trong các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành,tức là chỉ Nhà nước có quyền xác định hành vi nào là vi phạm pháp luật và các chếtài tương ứng với mỗi vi phạm đó.

BLDS năm 2005 hiện hành không có định nghĩa cụ thể thế nào là TNDS

Theo Từ điển Luật học của Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý, “Trách nhiệm dân

sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạmpháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị thiệt hại”[4] Định nghĩa trên cho thấy TNDS là loại trách nhiệm pháp lý chỉ được đặt ra khi

có sự vi phạm pháp luật dân sự (được hiểu theo nghĩa hẹp)

Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập hai) do TS Lê Đình Nghị chủ biên,

định nghĩa TNDS như sau: “Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, làbiện pháp cưỡng chế của Nhà nước được áp dụng đối với người có nghĩa vụ khi họ

vi phạm trước người có quyền” [16]

16

Bên cạnh đó, trong nghiên cứu khoa học pháp lý của Tạp chí Dân chủ và

Pháp luật, số chuyên đề về BLDS năm 2005, TNDS còn được đưa ra với một cáchđịnh nghĩa khác, theo đó: “TNDS (theo nghĩa rộng) là các biện pháp có tính cưỡngchế được áp dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị viphạm TNDS (theo nghĩa hẹp) là các biện pháp có tính cưỡng chế áp dụng đối vớingười có hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác, người gây rathiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục những hậu quả xấu xảy ra bằng tài sản

Trang 18

của mình (trong đó có bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng)”.[6]

Dù định nghĩa bằng cách nào đi nữa thì TNDS vẫn được hiểu là một loại trách

nhiệm pháp lý Vì vậy, nó mang những đặc tính chung của trách nhiệm pháp lý nóichung như: Là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật, luôn đi kèm với chế tài là biệnpháp cưỡng chế của Nhà nước, phải được quy định trong các văn bản pháp luật vàvới tư cách là một TNDS, ngoài ra nó mang những nét đặc trưng riêng như sau:

- Căn cứ phát sinh TNDS là hành vi vi phạm pháp luật dân sự hoặc vi phạm

hợp đồng, đó là việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụcủa người có nghĩa vụ dân sự;

- TNDS liên quan trực tiếp đến quan hệ tài sản Lợi ích mà các bên hướng tới

trong quan hệ nghĩa vụ dân sự bao giờ cũng mang tính chất tài sản Do đó, TNDScủa người vi phạm bao giờ cũng là sự bù đắp cho bên bị thiệt hại những lợi ích vậtchất nhất định;

- Chủ thể chịu TNDS có thể là người vi phạm nhưng cũng có thể là người

khác như là người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên, pháp nhân, cơ quan, tổ

chức, v.v…;

- Hậu quả bất lợi mà người vi phạm phải chịu là việc bắt buộc phải tiếp tục thực hiện

nghĩa vụ hoặc bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ quyền và khắc phục những hậu quả vật chất

cho bên bị thiệt hại

Khi một quan hệ nghĩa vụ dân sự được xác lập, về nguyên tắc thì người có nghĩa vụ

Trang 19

phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình trước người có quyền, hậu quả

pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ này chính là TNDS Tóm lại, từ những định nghĩa nêu

trên và những đặc trưng pháp lý riêng, có thể hiểu TNDS là một loại trách nhiệm pháplý,

17

là hậu quả pháp lý bất lợi áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự, buộcchủ thể này phải khắc phục những tổn thất đã gây ra cho người bị thiệt hại thông quaviệc bồi thường cả về vật chất và tinh thần Trong đó, trách nhiệm bồi thường về vậtchất và tinh thần là trách nhiệm bồi thường những tổn thất vật chất thực tế, tính đượcthành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ dân sự gây ra bao gồm tổn thất về tài sản, chi phíngăn chặn thiệt hại, thu nhập thực tế bị giảm sút Bồi thường thiệt hại về tinh thần doxâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín của người khác thì ngoài việc

chấm dứt hành vi vi phạm còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị hại TNDS

bao gồm buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồithường thiệt hại, phạt vi phạm

1.1.2 Phân loại trách nhiệm dân sự

Qua nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật dân sự của một số nước trên thế giới,

thấy rằng pháp luật của một số quốc gia không có sự phân biệt rõ ràng về TNDStrong hợp đồng và TNDS ngoài hợp đồng Có thể kể đến pháp luật dân sự của NhậtBản, TNDS không được quy định phân loại cụ thể mà được chia ra hai trường hợpchịu trách nhiệm là trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm do viphạm nghĩa vụ Trong đó, trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ là trách nhiệm

Trang 20

do bên thực hiện chậm, thực hiện không đầy đủ và không thể thực hiện nghĩa vụ phảigánh chịu Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Trách nhiệm do

vi phạm là trách nhiệm phát sinh do hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho ngườikhác Quy định của pháp luật dân sự Nhật Bản về trách nhiệm do vi phạm điều chỉnhquan hệ giữa những chủ thể không có quan hệ hợp đồng, khi có những điều kiện nhấtđịnh xảy ra làm phát sinh quan hệ bồi thường thì người gây thiệt hại có trách nhiệmphải bồi thường cho người bị thiệt hại Có thể thấy, quy định của pháp luật dân sựNhật Bản về vấn đề TNDS có bản chất giống với TNDS ngoài hợp đồng theo quyđịnh của pháp luật nước ta

Còn trong BLDS của Pháp thì chỉ quy định về bồi thường thiệt hại do không

thực hiện nghĩa vụ, theo đó người có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại nếu khôngthực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ, trừ khi chứng minh được rằng việc khôngthực hiện nghĩa vụ hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ là do một nguyên nhân khách quankhông thuộc trách nhiệm của mình mà không do ác ý

18

Theo suốt lịch sử pháp luật Việt Nam từ thời cổ đại cho đến nay, thấy rằng

chế định TNDS và việc phân loại TNDS từ chưa được đề cập đến cho đến khi đượchình thành và sau này được quy định khá cụ thể Trong bộ luật cổ Quốc triều Hìnhluật, TNDS được áp dụng chung trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ trong khế ướchoặc vi phạm các nghĩa vụ khác ngoài khế ước Các quy định này có liên quan đếnnhững yếu tố của TNDS như hành vi vi phạm, lỗi nhưng lại không có sự tách biệtgiữa trách nhiệm trong hay ngoài khế ước Ví dụ, Điều 455 Quốc triều Hình luật quy

Trang 21

định cấm không được chứa chấp quân trộm cướp mà người chủ trang trại lại chứachấp thì ngoài việc bị phạt 500 quan tiền và tịch thu cả trang trại, người đó còn phảibồi thường cả tang vật nếu có hay Điều 111 Hoàng Việt luật lệ quy định người giữkho thu thuế lương mà không đúng bằng dấu của quan thì bị phạt, số lượng dư ấyđược trả về cho chủ, quan lại biết mà không tố cáo thì đồng tội với người giữ kho,không biết thì không có tội (thể hiện dấu hiệu lỗi) Qua các ví dụ trên, có thể nhận racác nhà làm luật thời kỳ phong kiến cũng chú trọng phân biệt lỗi cố ý và vô ý trongviệc gây thiệt hại để ấn định mức bồi thường, tuy nhiên không có sự phân định nghĩa

vụ theo khế ước hay ngoài kế ước

Đến thời kỳ đất nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, TNDS cũng được Bộ Dân

luật Bắc Kỳ và Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật quy định, và đã được tách bạch ra khỏitrách nhiệm hình sự, nhưng TNDS vẫn chỉ được tiếp cận một cách chung, khái quát,chưa được phân định thành TNDS do vi phạm nghĩa vụ trong hay ngoài khế ước/hợpđồng Điều này thể hiện qua quy định sau của hai Bộ luật: Người nào làm bất cứ việc

gì gây thiệt hại cho người khác do lỗi của mình đều phải bồi thường thiệt hại (Điều

712 Bộ luật Bắc Kỳ và Điều 761 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật)

Sau khi giải phóng đất nước, giành được độc lập dân tộc, với xu hướng pháp

luật xã hội chủ nghĩa, quy định của pháp luật dân sự nước ta đã có sự phân biệt rõràng giữa TNDS trong hợp đồng và TNDS ngoài hợp đồng Từ đó đến nay, quy định

về TNDS nói chung và sự phân biệt TNDS trong hợp đồng, TNDS ngoài hợp đồngnói riêng ngày càng cụ thể hơn, được áp dụng linh hoạt, hiệu quả trong thực tiễn đờisống

Theo quy định của BLDS Việt Nam năm 2005 hiện hành, dựa vào căn cứ làm

Trang 22

phát sinh nghĩa vụ, TNDS được phân thành hai loại là: Trách nhiệm do vi phạm hợp19

đồng (hay còn gọi là TNDS do vi phạm nghĩa vụ từ những cam kết, thỏa thuận hoặctrách nhiệm theo hợp đồng) và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng(trách nhiệm ngoài hợp đồng) Đây là hai chế định quan trọng trong việc xác địnhtrách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại xảy ra Hai loại TNDS này đều mang nhữngđặc điểm chung của TNDS và có không ít những nét riêng về bản chất cũng như nộidung Trước tiên, xin đề cập đến những nét tương đồng giữa hai loại TNDS này, đólà:

- Căn cứ phát sinh trách nhiệm là hành vi vi phạm pháp luật dân sự và chỉ áp

dụng với người thực hiện hành vi vi phạm đó;

- Tính chất của chế tài là hậu quả pháp lý bất lợi mang tính tài sản dành cho

người thực hiện hành vi vi phạm;

- Là một biện pháp cưỡng chế mang tính chất pháp lý, do đó được đảm bảo thi

hành bởi pháp luật và bộ máy cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Bên cạnh những điểm chung cơ bản nêu trên thì TNDS do vi phạm hợp đồng

và TNDS ngoài hợp đồng còn có những đặc tính riêng và sẽ được thể hiện thông quaviệc phân tích khái quát về hai chế định theo những tiêu chí dưới đây

1.1.2.1 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

TNDS do vi phạm hợp đồng là TNDS phát sinh do không thực hiện hoặc thực

hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng Hay nói cách khác, nếunghĩa vụ được tạo lập do các bên cam kết, thỏa thuận mà người có nghĩa vụ vi phạm

Trang 23

nghĩa vụ đó thì sẽ phát sinh trách nhiệm theo hợp đồng.

Về nguồn gốc phát sinh trách nhiệm: Khi hợp đồng được giao kết, các bên có

nghĩa vụ thực hiện đúng những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng Nếu một bênkhông thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ là vi phạm hợp đồng và phátsinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại TNDS do vi phạm hợp đồng chỉ tồn tại khimột hợp đồng tồn tại, trách nhiệm này chỉ phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm mộthay nhiều nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng Đặc điểm của loại trách nhiệmnày là giữa hai bên (bên có trách nhiệm và bên bị thiệt hại) có quan hệ hợp đồng vàthiệt hại phải do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủnghĩa vụ trong hợp đồng gây ra Các bên có thể thỏa thuận trước trong hợp đồng về20

các biện pháp cưỡng chế, mức bồi thường, mức phạt hoặc các biện pháp bảo đảmthực hiện việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra

Về căn cứ phát sinh trách nhiệm: Cơ sở phát sinh trách nhiệm do các bên trong quan

hệ hợp đồng thỏa thuận Theo đó, các bên có thể đưa ra các điều kiện làm phát sinh trách

nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm đầy đủ hoặc không đầy đủ những điều kiện làm phát

sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng do pháp luật quy định (có thiệt hại xảy

ra, có

hành vi gây thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi gây thiệt hại,

có lỗi)

Thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc trong việc xác định TNDS trong hợp

đồng, bởi chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã có thể phát sinh TNDS và khi xétđến vấn đề thiệt hại trong hợp đồng, chỉ xét đến những tổn thất về mặt vật chất Về

Trang 24

bản chất, các quan hệ pháp luật dân sự chủ yếu là các quan hệ mang tính chất tài sản

và quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản Ví dụ, các quan hệ hợp đồng mua bán,tặng cho… Tính chất tài sản trong TNDS do vi phạm hợp đồng dân sự thể hiện ởviệc khi chủ thể vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho người khác thì Tòa án buộcbên vi phạm phải bồi thường bằng chính tài sản của mình cho bên bị vi phạm

Nguyên tắc của TNDS do vi phạm hợp đồng dân sự là nguyên tắc chịu trách nhiệmbằng tài sản mà không có hình thức thay thế Tính chất tài sản trong TNDS do viphạm hợp đồng dân sự thể hiện qua việc chủ thể bằng tài sản của mình bồi thườngtương ứng về giá trị thiệt hại do hành vi của chủ thể đó gây ra Trách nhiệm bồithường bằng tài sản hoặc giá trị vật chất là bắt buộc và là một đặc điểm của pháp luậtdân sự Đặc điểm này bảo đảm trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự luônluôn được giải quyết bằng tài sản và giúp phân biệt với trách nhiệm pháp lý khác màđặc điểm thực hiện hoặc áp dụng chế tài không mang tính chất tài sản

BLDS năm 2005 quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm

trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinhthần tại Điều 307 Theo đó thấy rằng trách nhiệm bồi thường do tổn thất về tinh thầnchỉ áp dụng đối với các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng “do xâmphạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín…” Đối với trách nhiệm

do vi phạm hợp đồng, chỉ xét đến những tổn thất về mặt vật chất và bồi thường thiệthại về vật chất BLDS năm 2015 có nhiều quy định mới, rõ ràng hơn so với BLDSnăm 2005 về vấn đề thực hiện hợp đồng, trong đó xin kể đến quy định thiệt hại được21

Trang 25

bồi thường do vi phạm hợp đồng tại Điều 419 Cụ thể, khoản 3 Điều 419 BLDS năm

2015 xác định người có nghĩa vụ do vi phạm hợp đồng có thể phải bồi thường thiệthại về tinh thần cho người có quyền và đây là điểm khác biệt so với BLDS năm 2005hiện hành: “Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụbồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền Mức bồi thường do Tòa ánquyết định căn cứ vào nội dung vụ việc”

Bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm dù đã có hay chưa có thiệt hại xảy ra

khi bên kia bị vi phạm hợp đồng Bên cạnh đó, khi xem xét đến hành vi vi phạm thìđối với TNDS trong hợp đồng, hành vi này là hành vi vi phạm những cam kết cụ thể,những nghĩa vụ mà hai bên tự ràng buộc nhau trong hợp đồng, tức là hành vi nàychưa chắc đã vi phạm các quy định pháp luật chung mà chỉ vi phạm những quy địnhđược thỏa thuận, thiết lập giữa những người tham gia giao kết hợp đồng

Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

chỉ có thể áp dụng đối với các bên tham gia trong quan hệ hợp đồng mà không thể áp dụng

đối với người thứ ba Hay nói cách khác, các chủ thể trong quan hệ hợp đồng không thể bắt

bất kỳ ai không tham gia hợp đồng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không

được sự đồng ý của họ

Về quan hệ giữa nghĩa vụ và trách nhiệm: Trong bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp

đồng, thời điểm xác định nghĩa vụ và thời điểm xác định trách nhiệm là khác nhau Thời

điểm xác định nghĩa vụ là lúc các bên giao kết hợp đồng, thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi

Trang 26

thường thiệt hại là khi một bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mà gây thiệt hại Thiệt hại là

điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường

Về phương thức thực hiện trách nhiệm: Các bên có thể thỏa thuận mức bồi

thường hay phạt vi phạm kể từ khi giao kết hợp đồng (thể hiện bản chất thỏa thuậncủa hợp đồng) Trong quan hệ hợp đồng, các bên thỏa thuận và đưa ra điều khoảnquy định về mức bồi thường thiệt hại Pháp luật dân sự nước ta tôn trọng sự thỏathuận của các bên tuy nhiên mức bồi thường phải dựa trên nguyên tắc nhất định làthiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu Luật dân sự hiện hành không có quyđịnh cụ thể về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nhưng theo quy địnhtại khoản 2 Điều 307 BLDS năm 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại: “Tráchnhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực22

tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm….” thấy rằng mục đích củabồi thường là bù đắp tổn thất thiệt hại xẩy ra trên thực tế do đó mức bồi thường cũngtương ứng với thiệt hại thực tế xẩy ra Nếu các bên không thể thỏa thuận được mứcbồi thường thì yêu cầu Tòa án giải quyết dựa trên nguyên tắc thiệt hại bao nhiêu thìbồi thường bấy nhiêu Nội dung của trách nhiệm phụ thuộc vào sự thỏa thuận của cácbên hoặc theo quy định của pháp luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợpđồng chỉ giới hạn trong phạm vi những thiệt hại thực tế và những thiệt hại đó có thểtiên liệu được vào thời điểm ký hợp đồng

Trách nhiệm thực hiện phạt vi phạm khi có thỏa thuận được quy định tại Điều

422 BLDS năm 2005, theo đó “mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận” (khoản 2)

Trang 27

Khoản 3 Điều 422 BLDS quy định về thực hiện hợp đồng có thỏa thuận phạt vi

phạm như sau: “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phảinộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt viphạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thỏa thuận trước về mức bồithường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại Trong trường hợp các bên

không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộptiền phạt vi phạm” Các bên trong quan hệ hợp đồng có thể dự liệu và thỏa thuậntrước về những trường hợp thiệt hại do vi phạm hợp đồng và cách thức chịu tráchnhiệm như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm

Về yếu tố lỗi, TNDS trong hợp đồng phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người

không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuậnkhác hoặc pháp luật có quy định khác Trong TNDS do vi phạm hợp đồng, chủ thểkhông liên quan đến quan hệ hợp đồng nếu chứng minh được là có lỗi thì vẫn phátsinh trách nhiệm bồi thường Trong TNDS do vi phạm hợp đồng, việc thực hiện trách

nhiệm bồi thường thiệt hại không làm giải phóng người có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm thực

hiện nghĩa vụ một cách thực tế (TNDS do không thực hiện nghĩa vụ giao vật - Điều 303

BLDS năm 2005) TNDS do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được

thực hiện một công việc (Điều 304 BLDS năm 2005) Trong trách nhiệm bồi thường thiệt

hại do vi phạm hợp đồng, đối với trường hợp không thực hiện nghĩa vụ giao vật, Điều 303

BLDS năm 2005 quy định:

Trang 28

“1 Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có23

quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc

bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật

2 Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì phảithanh toán giá trị của vật

3 Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ theo quy định

tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại cho bên có quyền thì ngoài việc thanh toán

giá trị của vật còn phải bồi thường thiệt hại cho bên có quyền.”

Như vậy, trong trường hợp người có nghĩa vụ giao vật mà không thực hiện việc giao

vật theo đúng như pháp luật quy định mà gây thiệt hại cho bên có quyền thì ngoài việcphải

bồi thường thiệt hại cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ còn phải thanh toán giá trị của vật

cho bên có quyền

TNDS trong hợp đồng có thể do các bên thỏa thuận trên cơ sở hợp đồng (Điều

435 BLDS năm 2005 - Trách nhiệm giao vật không đúng số lượng; Điều 436 - Tráchnhiệm giao vật không đồng bộ; Điều 474 - Nghĩa vụ trả nợ của bên vay…) Tùy

thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mà bên vi phạm có phải thực hiệntrách nhiệm bồi thường hay không và cách thức thực hiện việc bồi thường như thếnào cũng sẽ theo sự thỏa thuận đó để được thực hiện

Ví dụ: A giao kết hợp đồng với B mua 1 tấn cá hồi nhập khẩu từ Nhật Bản

nhưng đến thời điểm giao hàng, B chỉ giao cho A 800 Kg tấn cá hồi đúng loại Nhật

Trang 29

Bản, còn lại 200 Kg cá hồi không đúng loại Tùy thuộc vào thỏa thuận trong hợpđồng giữa A và B mà A có thể lựa chọn hình thức: Nhận 800 Kg tấn cá hồi đúng loại

đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với 200 Kg cá hồi không đúng loại hoặcnhận phần đã giao đúng loại và định thời hạn để B giao tiếp phần đúng loại còn thiếuhoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với toàn bộ đơn hàng.1.1.2.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Có thể đưa ra định nghĩa về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là TNDS, theo đó người

có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,

uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uytín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệthại cho người bị thiệt hại Hay nói cách khác, nếu pháp luật quy định về nghĩa vụ mà24

có người vi phạm thì phải chịu trách nhiệm và trách nhiệm đó được coi là trách

nhiệm ngoài hợp đồng

Về nguồn gốc phát sinh trách nhiệm: TNDS ngoài hợp đồng là trách nhiệm

pháp lý phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuycác bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thựchiện nghĩa vụ theo hợp đồng khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại Trách nhiệmbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi chỉ tồn tại một hành vi vi phạmpháp luật dân sự với lỗi cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi nàykhông liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào giữa người gây thiệt hại và người bị

Trang 30

thiệt hại Nó là trách nhiệm pháp lý bắt buộc phải thực hiện, phát sinh dưới tác độngtrực tiếp của các quy phạm pháp luật, không có sự thỏa thuận trước của các chủ thể.Các bên chỉ có thể thỏa thuận sau khi đã phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hạinhư: Thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường…

Về căn cứ xác định trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định Đó là bốn điềukiện: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có mối quan

hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật và có lỗi Trong nhiềutrường hợp, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vẫn phát sinh mà không cần đến yếu

tố lỗi, pháp luật quy định cụ thể về trường hợp đó Thiệt hại, bao gồm thiệt hại về vậtchất và tinh thần, không chỉ là nền tảng cơ bản mà còn là điều kiện bắt buộc củatrách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trong TNDS ngoài hợp đồng, hành

vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm những quy định chung của pháp luật do Nhà nướcban hành thuộc mọi lĩnh vực, vi phạm pháp luật dân sự hoặc hình sự, hành chính,kinh tế… bởi căn cứ xác định trách nhiệm là hành vi vi phạm pháp luật và gây rathiệt hại

Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại Bên cạnh đó,trách nhiệm này còn áp dụng đối với người khác là người chịu trách nhiệm thay chongười trực tiếp có hành vi gây thiệt hại, đó là cha, mẹ của người chưa thành niên;người giám hộ đối với người được giám hộ; pháp nhân đối với người của pháp nhân;trường học, bệnh viện, cơ sở dạy nghề… đối với người mình quản lý

25

Trang 31

Về quan hệ giữa nghĩa vụ và trách nhiệm: Đối với TNDS ngoài hợp đồng,

thời điểm xác định nghĩa vụ và phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại dường nhưxuất hiện đồng thời Thiệt hại đồng thời là điều kiện của nghĩa vụ và trách nhiệm

Về phương thức thực hiện trách nhiệm: Các bên trong quan hệ TNDS ngoài

hợp đồng không biết nhau và không biết trước sự việc sẽ xảy ra làm phát sinh tráchnhiệm bồi thường, do đó không thể thỏa thuận trước bất cứ một việc gì liên quan đếnphương thức, mức độ bồi thường Việc thực hiện trách nhiệm bồi thường được cácbên thỏa thuận sau khi có đầy đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm Các bên cóthể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vậthoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác Đối với TNDS ngoài hợp đồng thì bên gâythiệt hại phải bồi thường toàn bộ và kịp thời cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại giántiếp

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được pháp luật quy định bắt

buộc phải thực hiện Khi có đầy đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm thì bên gâythiệt hại phải thực hiện việc bồi thường, nếu không sẽ bị xử lý bởi các biện pháp chếtài theo quy định

Yếu tố lỗi: Trong TNDS ngoài hợp đồng, việc phân biệt lỗi cố ý và vô ý cũng

có ý nghĩa nhưng bên cạnh đó thì người có hành vi vi phạm có thể phải chịu tráchnhiệm ngay cả khi không có lỗi trong trường hợp pháp luật quy định: “Trong trườnghợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợpkhông có lỗi thì áp dụng quy định đó” (khoản 2 Điều 604 BLDS năm 2005) Người

Trang 32

có hành vi vi phạm có thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả khi không cólỗi nếu pháp luật quy định Ví dụ: trong trường hợp thiệt hại do súc vật, vật nuôi gây

ra, người chủ sở hữu và người trông coi chỉ không phải chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hạicho mình Do chủ sở hữu đã bàn giao quyền trông coi cho người trông coi nhưng chủ

sở hữu là người được hưởng lợi ích từ việc nuôi con vật đó nên suy đoán trách nhiệmbồi thường thiệt hại thuộc về họ

Về thời điểm xác định trách nhiệm: Một trong những nội dung quan trọng để

có thể xác định được đúng mức bồi thường thiệt hại của bên vi phạm là xác định thời26

điểm chịu TNDS TNDS sẽ phát sinh tại thời điểm xảy ra thiệt hại hay tại thời điểmquyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị vi phạm? Điều này tùy thuộc vào tính chấtcủa TNDS: Đối với TNDS trong hợp đồng, thời điểm TNDS phát sinh kể từ thờiđiểm hợp đồng có hiệu lực và có bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng còn đối với TNDSngoài hợp đồng, TNDS phát sinh kể từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại

Nguyên tắc bồi thường là toàn bộ và kịp thời Mức bồi thường được xác định

theo quy định của pháp luật

Về tính liên đới trong TNDS: Với TNDS do vi phạm hợp đồng, trường hợp

nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ phải liên đới chịu trách nhiệm nếu khi giao kếthợp đồng họ có thỏa thuận trước về vấn đề chịu trách nhiệm liên đới còn với TNDSngoài hợp đồng, trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ đều phải chịutrách nhiệm liên đới theo các quy định cụ thể của pháp luật dân sự

Như vậy, TNDS theo hợp đồng (hay trách nhiệm do vi phạm hợp đồng) phát

Trang 33

sinh trên cơ sở bên có nghĩa vụ thực hiện những điều thỏa thuận trong hợp đồngnhưng đã không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ thì phát sinh TNDS

do vi phạm hợp đồng Đó là trách nhiệm phải tiếp tục thực hiện hợp đồng, phải bồithường thiệt hại, phải chịu khoản phạt vi phạm hơp đồng nếu có thỏa thuận về khoản

tiền phạt và gánh chịu các hậu quả pháp lý khác… Đối với TNDS ngoài hợp đồng, chủ

thể gây ra thiệt hại có thể là con người hoặc súc vật nên trách nhiệm bồi thường cũng có

sự khác nhau, liên quan đến những người đại diện hợp pháp hoặc chủ sở hữu (đối vớivật và gia súc) Đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa TNDS trong và ngoài hợpđồng Việc phát sinh TNDS thường là bất ngờ và không ai có thể lường trước được

Nhiều trường hợp thiệt hại vượt quá khả năng tài chính của cá nhân, tổ chức nên các cá

nhân cũng như các tổ chức đã tìm mọi các biện pháp để hạn chế và kiểm soát tổn thất.Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn gọi là TNDS do gây thiệt hại Trách

nhiệm bồi thường thiệt hại là nghĩa vụ, bổn phận của người gây thiệt hại phải bồi thường

cho người bị thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng tài sản của người bị thiệt hại Trách nhiệm

bồi thường thiệt hại thể hiện trong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được gọi là trách nhiệm

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định

quan trọng trong luật dân sự Theo quy định tại Điều 281 BLDS năm 2005 thì một trong

những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp

Trang 34

luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại chương XXI phần thứ ba BLDS

“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” Sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái

pháp luật là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trong

trường hợp này, trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của người gây thiệt hại phải

bồi thường cho người bị thiệt hại Nhà làm luật trong trường hợp này đã đồng nghĩa trách

nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với nghĩa vụ phát sinh do hành vi trái phápluật

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến

tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp

của người khác mà gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra Trong

quan hệ nghĩa vụ này, chủ thể tham gia có thể là công dân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp

tác Trong một số trường hợp, các cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng cũng

Trang 35

trường hợp cố ý còn tất cả trường hợp khác chỉ cần người gây ra thiệt hại nhận thức được

hành vi của họ là trái với những quy tắc xử sự chung, có thể bị mọi người lên án là tráiđạo

đức đều bị coi là có lỗi Do đó, luật dân sự quy định một cách tổng quát về trách nhiệm bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà không quy định những hành vi nào là có lỗi và phải

chịu chế tài Nếu người có hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho cá nhân hoặccác

tổ chức thì họ phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra

1.2 Khái niệm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng

Theo từ điển Tiếng Việt, “căn cứ” vừa là động từ vừa là danh từ, được hiểu là

tiền đề, cơ sở, chỗ dựa để lập luận hoặc hành động

Căn cứ phát sinh chính là những cơ sở cần thiết, những điều kiện, yếu tố mà

dựa vào chúng hay nói cách khác là khi hội tụ đầy đủ những yếu tố đó sẽ làm xẩy ramột sự việc nhất định

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể hiểu là

những yếu tố, điều kiện, cơ sở được pháp luật quy định mà khi hội tủ đầy đủ chúng

sẽ xác định được trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồithường và mức độ bồi thường Các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường28

thiệt hại ngoài hợp đồng phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng, thốngnhất và đầy đủ

Trang 36

Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo

quy định tại Điều 604 BLDS năm 2005 xác định được bốn căn cứ là: Có thiệt hại xẩy

ra, có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xẩy

ra với hành vi trái pháp luật và có yếu tố lỗi Còn theo quy định tại Điều 584 BLDSnăm 2015, xác định có ba căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường là: Có thiệthại xẩy ra, có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật và có mối quan hệ nhân quả giữathiệt hại xẩy ra với hành vi trái pháp luật Yếu tố lỗi của chủ thể có hành vi trái phápluật gây ra thiệt hại không bị coi là căn cứ phát sinh trách nhiệm và đây chính làđiểm mới của BLDS năm 2015 Đặc tính mới này có nhiều ưu điểm đáng kể và xinđược phân tích, trình bày tại mục 2.2.2.2, mục 3.1 và mục 3.2 của luận văn dưới đây.1.3 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

theo pháp luật của một số nước

1.3.1 Bộ Luật dân sự Nhật Bản

Xác định các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng được dựa trên quy định tại Điều 709 Chương V (Hành vi không hợp pháp) Quyển II (Trái vụ) của BLDS Nhật Bản: “Một người vi phạm do cố ý hoặc do cẩuthả mà vi phạm quyền của người khác thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh từ việc

-vi phạm ấy.”

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS Nhật Bản được gọi là “trách

nhiệm vi phạm” Chế định “trách nhiệm vi phạm” nhằm điều chỉnh quan hệ giữanhững người không liên quan đến các quan hệ hợp đồng và quy định việc người gâythiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại trong những điều kiện nhấtđịnh Theo quy định tại Điều 709 BLDS Nhật Bản, có năm điều kiện là căn cứ xác

Trang 37

định trách nhiệm vi phạm: Một là - lỗi cố ý và vô ý; hai là - có năng lực trách nhiệm;

ba là tính trái pháp luật của hành vi khi xâm phạm quyền và gây thiệt hại; bốn là phát sinh thiệt hại và năm là - quan hệ nhân quả Những đặc điểm của các điều kiệnlàm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định củaBLDS Nhật Bản xin được tìm hiểu rõ hơn dưới đây theo nghiên cứu của Viện nghiên29

-cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp trong cuốn “Bình luận khoa học Bộ luật dân sựNhật Bản”:

Một là về điều kiện “lỗi cố ý hay vô ý”, để xác định trách nhiệm vi phạm

trước tiên đòi hỏi phải có lỗi cố ý hay vô ý khi xảy ra thiệt hại Lỗi cố ý có nghĩa làmột người khi thực hiện một hành vi nhất định, nhận thức được việc thực hiện hành

vi đó sẽ gây ra thiệt hại cho người khác, mặc dù mục đích hành vi không nhất thiếtphải là gây thiệt hại Lỗi vô ý có nghĩa là việc vi phạm sự cẩn trọng mà pháp luật quyđịnh Việc phân biệt lỗi là cố ý hay vô ý là không cần thiết nhưng đối với một sốtrường hợp nhất định, pháp luật Nhật Bản quy định điều kiện lỗi bắt buộc phải là “cốý” (gây thiệt hại do lừa dối hay cưỡng ép) Trách nhiệm chứng minh lỗi thuộc vềnguyên đơn nhưng trong một số trường hợp người gây thiệt hại có nghĩa vụ chứngminh “lỗi vô ý” của mình

Hai là về điều kiện “có năng lực trách nhiệm”, người có hành vi gây thiệt hại

phải chịu trách nhiệm bồi thường bắt buộc phải là người có năng lực trách nhiệm (cókhả năng nhận thức đầy đủ về hành vi của mình) Người không có khả năng trí tuệbình thường thì không phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình gây ra Pháp

Trang 38

luật dân sự Nhật Bản xác định người không có khả năng nhận thức đầy đủ về hành vicủa mình được phân biệt thành hai trường hợp là: Hành vi gây thiệt hại của ngườichưa thành niên và hành vi do con người thực hiện ở trạng thái không có năng lựchành vi vào thời điểm gây thiệt hại (nếu tình trạng không có năng lực hành vi phátsinh do lỗi cố ý hoặc vô ý thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm).

“Tính trái pháp luật của hành vi khi xâm phạm quyền và gây thiệt hại” là

điều kiện thứ ba để xác định trách nhiệm vi phạm Điều 709 BLDS Nhật Bản quyđịnh về sự “vi phạm” là một trong những điều kiện để xác định trách nhiệm Vi

phạm được định nghĩa là hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác, trên cơ

sở đó làm phát sinh trách nhiệm của người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại Sự

vi phạm luật có thể chia ra làm hai loại: Vi phạm quyền về tài sản (bao gồm quyền sởhữu và các quyền khác về vật, quyền yêu cầu) và vi phạm về quyền nhân thân (xâmphạm đến thân thể, tự do, danh dự …) Khi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng cácquy định của pháp luật thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trongpháp luật dân sự Nhật Bản phát sinh, bao gồm nhiều loại hành vi xâm phạm: Viphạm quy định của luật hình sự, vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội, lạm30

dụng công quyền, vi phạm những quy định bắt buộc của pháp luật… Pháp luật cũngquy định về việc miễn trách nhiệm vi phạm dù có hành vi vi phạm khi có những căn

cứ đặc biệt dựa vào tính chất và quyền lợi bị xâm phạm (trong trường hợp phòng vệchính đáng, tình thế cấp thiết, tiến hành công việc của người khác có ủy quyền, thựchiện những hành vi gây thiệt hại với sự đồng ý của người bị thiệt hại…) Việc chứngminh tính trái pháp luật của hành vi gây thiệt hại là nghĩa vụ thuộc về người bị thiệt

Trang 39

hại (cung cấp hồ sơ, chứng cứ, chứng minh có sự vi phạm, thiệt hại xảy ra, mối quan

hệ nhân quả giữa vi phạm và thiệt hại…) Người gây thiệt hại muốn được miễn tráchnhiệm bồi thường thì có trách nhiệm chứng minh cơ sở cho việc này

Bốn là “phát sinh thiệt hại”, điều 710 Bộ luật dân sự Nhật Bản đưa ra khái

niệm thiệt hại bao gồm: Thiệt hại về vật chất và thiệt hại phi vật chất (thiệt hại vềtinh thần) Người bị thiệt hại phải chứng minh có sự thiệt hại xảy ra; tuy nhiên, trongtrường hợp làm hư hỏng vật hay gây thương tích thân thể… thì việc có thiệt hại đã rõràng, cho nên chỉ còn vấn đề tính toán thiệt hại bằng tiền Việc xác định thiệt hại baogồm thiệt hại về tinh thần đối với những người thân thích của người chết là người bịgây thiệt hại

“Quan hệ nhân quả” là điều kiện thứ năm làm phát sinh trách nhiệm bồi

thường Nếu giữa hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại và thiệt hại thực tế

mà người bị hại phải gánh chịu không có quan hệ nhân quả với nhau thì sẽ khôngphát sinh trách nhiệm bồi thường

Như vậy, luật dân sự Nhật Bản quy định có năm căn cứ xác định trách nhiệm

vi phạm trong khi luật dân sự Việt Nam chỉ xác định bốn điều kiện như đã phân tíchnêu trên Điều kiện “có năng lực trách nhiệm” trong luật của Nhật là quy định khácbiệt với luật nước ta Đối với luật của Nhật Bản, người có hành vi gây thiệt hại chỉphải chịu trách nhiệm khi người đó có năng lực trách nhiệm, nhận thức đầy đủ vềhành vi của mình (người chưa thành niên và người không có năng lực, không có trítuệ vào thời điểm thực hiện hành vi gây hại thì không chịu trách nhiệm) Tuy nhiên,pháp luật Việt Nam lại xác định trách nhiệm bồi thường dựa trên việc đánh giá và

Trang 40

suy đoán năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân đối với ngườigây thiệt hại, kể cả người gây hại không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự Theo đó,người thành niên phải chịu trách nhiệm toàn bộ; người chưa thành niên thực hiện31

trách nhiệm thông qua người đại diện theo pháp luật là cha, mẹ; người mất năng lựchành vi thực hiện thông qua người giám hộ… (Điều 606 BLDS 2005)

Ngoài ra, quy định về đối tượng mà hành vi trái pháp luật tác động tới cũng có

điểm khác biệt trong quy định giữa hai nước, luật của Nhật Bản quy định phạm virộng hơn so với luật nước ta Điều 709 BLDS Nhật Bản quy định “…vi phạm quyềncủa người khác thì…” trong khi luật Việt Nam liệt kê đối tượng “xâm phạm tínhmạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp kháccủa cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khácmà…”

Nhìn chung quy định về các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng giữa luật dân sự Nhật Bản và luật dân sự Việt Nam cơ bản

là tương đồng Quy định trong luật của hai nước sẽ còn nhiều điểm khác biệt nhưngtrong phạm vi nghiên cứu khái quát của luận văn, tác giả chỉ xin đưa ra một số ý kiến

cá nhân nêu trên từ góc độ nhìn nhận ở phạm vi hẹp

1.3.2 Bộ Luật dân sự Pháp

Các quy định về TNDS ngoài hợp đồng của BLDS Pháp được thể hiện tại

Chương II (Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng) - Thiên IV (Những cam kết hìnhthành không thông qua thỏa thuận) Trong đó, việc xác định căn cứ phát sinh tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 1382 của BLDS

Ngày đăng: 11/08/2017, 21:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w