1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non

75 14,8K 105

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 12,06 MB

Nội dung

- Hoạt động vui chơi của trẻ em mang tính sáng tạo Tính sáng tạo trong hoạt động vui chơi của trẻ thể hiện rất đa dạng: Trong việc lựa chọn trong việc lựa chọn trò chơi, đồ chơi, nội du

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI NÓI ĐẦU 5

Chương 1 6

HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 6

1.1 KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI 6

1.1.1 Vui chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ ở trường mầm non 6

1.1.2 Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ em lứa tuổi mầm non 7

1.2 NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI 11

1.2.1 Sự xuất hiện của trò chơi 11

1.2.2 Sự phát triển của trò chơi 12

1.2.3 Bản chất của hoạt động vui chơi 14

1.3 Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 14

1.3.1 Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em 14

1.3.2 Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ em 15

1.3.3 Chơi là hình thức tổ chức đời sống của trẻ ở trường mầm non 19

1.4 PHÂN LOẠI TRÒ CHƠI CỦA TRẺ EM 19

1.4.1 Phân loại trò chơi theo chức năng giáo dục và phát triển 19

1.4.2 Phân loại trò chơi theo nguồn gốc, cấu trúc của trò chơi 20

1.4.3 Phân loại trò chơi của hệ thống giáo dục học Xô viết cũ 20

1.4.4 Cách phân loại trò chơi ở nước ta 21

Chương 2 24

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI CHO TRẺ 24

TỪ 0 - 3 TUỔI 24

2.1 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT ĐỐI VỚI TRẺ TỪ 0 - 3 TUỔI 24

2.2 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT CHO TRẺ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI 25

2.2.1 Nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ trong năm đầu 25

2.2.2 Nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ trong năm thứ ba (từ 2 đến 3 tuổi) 26

2.2.3 Tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ở nhóm không cùng độ tuổi 28

Chương 3 31

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI CHO TRẺ 31

TỪ 3 - 6 TUỔI 31

3.1 PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ 31

3.1.1 Khái niệm 31

3.1.2 Đặc điểm 31

Trang 3

3.1.3 Phương pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề 32

3.2 PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI XÂY DỰNG 35

3.2.1 Khái niệm 35

3.2.2 Đặc điểm 36

3.2.3 Phương pháp tổ chức 37

3.3 PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH 38

3.3.1 Khái niệm 38

3.3.2 Đặc điểm 39

3.3.3 Phương pháp tổ chức 40

3.4 PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ (TRÒ CHƠI HỌC TẬP) 50

3.4.1 Khái niệm 50

3.4.2 Đặc điểm 50

3.4.3 Phương pháp tổ chức 51

3.5 PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG 52

3.5.1 Khái niệm 52

3.5.2 Đặc điểm 52

3.5.3 Phương pháp tổ chức 52

3.6 PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI DÂN GIAN 55

3.6.1 Khái niệm 3.6.2 Đặc điểm của trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam 55

3.6.3 Hướng dẫn trò chơi dân gian cho trẻ ở trường mầm non 55

3.7 TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ 58

3.7.1 Khái niệm 3.7.2 Đặc điểm và ý nghĩa của trò chơi điện tử 58

3.7.3 Hướng dẫn trò chơi điện tử cho trẻ ở trường mầm non 58

3.9 ĐỒ CHƠI 59

3.9.1 Khái niệm 59

3.9.2 Ý nghĩa của đồ chơi 59

3.9.3 Các loại đồ chơi 60

Chương 4 64

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TRONG CHẾ ĐỘ SINH HOẠT 64

CỦA TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 64

4.1 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở TRƯỜNG MẦM NON 64

4.1.1 Vị trí của hoạt động vui chơi trong chương trình giáo dục mầm non 64

Trang 4

4.1.3 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non 65

4.2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI THEO CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CỦA TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 68

4.2.1 Tổ chức chơi trong giờ đón trẻ 68

4.2.2 Chơi trong thời gian chuyển tiếp giữa các hoạt động trong ngày. 68

4.2.3 Chơi trong giờ đi dạo 69

4.2.4 Chơi trong giờ học và hoạt động ở các góc 69

4.2.5 Chơi trong giờ sinh hoạt chiều 69

4.2.6 Chơi trong thời gian trả trẻ 70

4.3 ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI 70

4.3.1.Mục đính đánh giá 70

4.3.2 Nội dung đánh giá 71

4.3.3 Phương pháp đánh giá 72

4.3.4 Hình thức đánh giá 73

4.4 THỰC HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ VÀO CÁC THỜI ĐIỂM KHÁC NHAU TRONG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON 73

4.4.1 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi theo chủ đề giáo dục (bản thân) cho trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) 73

4.4.2 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi vào các thời điểm khác nhau trong ngày về chủ đề gia đình cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) 73

4.4.3 Dự giờ tổ chức hoạt động vui chơi tại trường mầm non, quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ được biểu hiện qua hoạt động vui chơi. 73

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Chơi là hoạt động rất tự nhiên trong cuộc sống của mọi người, nó đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em Không chơi, trẻ không thể phát triển, không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là đang sống Đó là một thực tế mang tính quy luật

Chúng ta không chỉ biết lo lắng đến kết quả học tập của trẻ hoặc chỉ xem trẻ có hoàn thành các công việc được giao không mà rất cần phải chú ý xem trong lúc nhàn rỗi trẻ làm gì?

Thực ra nhân cách của trẻ không chỉ được hình thành trong học tập, trong lao động mà còn được hình thành trong hoạt động vui chơi Đối với trẻ em thì vui chơi lại là một hoạt động tích cực nhất, nhiều khi còn ảnh hưởng mạnh

mẽ đến sự hình thành nhân cách hơn cả việc học tập hay lao động Nhưng không phải bất cứ trò chơi nào và chơi như thế nào đều có tác động tích cực đến trẻ em

Muốn cho hoạt động vui chơi thực sự phát huy được tác dụng tích cực của

nó người lớn cần giúp trẻ lựa chọn những trò chơi tốt, lại phải biết cách hướng dẫn tổ chức hoạt động chơi một cách khoa học giúp cho trẻ chơi vừa được hào hứng, vui thích lại vừa bổ ích cho sự phát triển của chúng

Giáo trình “Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ” giúp cho sinh viên có được sự hiểu biết khoa học về vui chơi và cách hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Tài liệu cũng giới thiệu cho sinh viên một số trò chơi thông thường

từ những trò chơi phát triển thể lực đến những trò chơi phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, từ những trò chơi cho một người hay cho nhóm ít người đến những trò chơi cho đông đảo trẻ em mang tính tập thể…

Tài liệu được biên soạn lần đầu, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp và xây dựng của bạn đọc

Trang 6

Chương 1 HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1 KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI

1.1.1 Vui chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ ở trường mầm non

Nếu hoạt động lao động và hoạt động xã hội là hoạt động đặc trưng của người lớn; hoạt động học tập là hoạt động đặc trưng của học sinh phổ thông, thì hoạt động vui chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ em lứa tuổi mầm non Chơi chính là cuộc sống của trẻ Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo Điều này được thể hiện rất rõ trong cuộc sống của trẻ ở trường mầm non

Trong khi chơi, trẻ hoạt động sôi nổi, thật hết mình và thật chủ động như chính cuộc sống của mình vậy Hãy thử quan sát các cháu bé đang chơi Ở góc này, một cháu bé đang nựng búp bê như người mẹ nựng em bé, cũng âu yếm, cũng vuốt ve nồng thắm như thật Góc kia, một tốp đang chơi dạy học mà “cô giáo” cũng chỉ bé như học trò nhưng cũng chủ động trong vai của mình, cũng nhận xét khen thưởng, quở phạt, dặn dò học sinh

Trong khi chơi, trẻ thỏa sức suy nghĩ, tìm tòi, mơ ước, tưởng tượng Chính sự tưởng tưởng ngây thơ của trẻ đã đem lại niềm vui vô bờ bến và đó thực

sự là những giây phút hạnh phúc nhất của tuổi thơ Người lớn hãy nuôi trí tưởng tượng ngây thơ này cho trẻ bằng những trò chơi hấp dẫn và truyện cổ tích Thiếu trò chơi và truyện cổ tích thì đời sống tâm lý của trẻ trở nên khô cằn, khó mà phát triển bình thường được

Các nhà tâm lý học, giáo dục học macxit coi trò chơi như là một hoạt động đặc trưng của xã hội loài người, phản ánh cuộc sống lao động, sinh hoạt của con người Trò chơi của trẻ em không có nguồn gốc sinh học mà có nguồn gốc xã hội, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua con đường giáo dục

Chơi là một hoạt động vô tư, người chơi không chủ tâm nhằm vào một lợi ích thiết thực nào cả, trong khi chơi các mối quan hệ của con người với tự nhiên

và với xã hội được mô phỏng lại, nó mang đến cho người chơi một trạng thái

tinh thần vui vẻ, thoải mái, dễ chịu Do đó, chơi vẫn thường được gọi là vui chơi

Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng

Trang 7

dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ

1.1.2 Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ em lứa tuổi mầm non

Chơi là cuộc sống của trẻ em lứa tuổi mầm non Ngay từ tuổi hài nhi, những hành động của trẻ với đồ vật dù chỉ là vu vơ, tình cờ nhưng mang lại niềm vui, sự ngạc nhiên và khiến trẻ quan tâm một cách hứng thú Trẻ túm được sợi dây, giật giật thấy đồ chơi mẹ treo trên cao xoay chuyển; bóp con chút chít thấy phát ra tiếng kêu trẻ thích thú lặp lại mãi Bước vào tuổi ấu nhi, mối quan

hệ của trẻ với thế giới xung quanh thay đổi đáng kể Trẻ hành động với đồ vật mang tính chủ tâm, tích cực hơn Hoạt động với đồ vật không chỉ thỏa mãn trí tò

mò của trẻ mà còn mang lại niềm vui vô tận cho trẻ Trẻ say sưa lắp vào tháo ra; xây rồi lại phá, phá rồi lại xây mãi không biế chán; trẻ nói chuyện với đồ vật như nói chuyện với người bạn, người thân của mình Lúc này đồ chơi trở thành một phương tiện quan trọng để giáo dục trẻ em Bước sang tuổi mẫu giáo, vốn sống của trẻ phong phú hơn, trò chơi trở thành hoạt động chủ đạo của trẻ Hoạt động này không chỉ chiếm nhiều thời gian trong cuộc sống của trẻ mà quan trọng hơn là nó quyết định sự phát triển tâm lý của trẻ, tạo nên những cấu trúc tâm lý mới trong đời sống tinh thần của trẻ, đồng thời nó chi phối các hoạt động khác của trẻ

Hoạt động vui chơi của trẻ em có những đặc điểm cơ bản sau:

- Hoạt động vui chơi mang tính chất hồn nhiên, vô tư

Trong học tập, người học chủ tâm nắm vững tri thức khoa học và những

kĩ năng, kĩ xảo cần thiết Trong lao động, người lao động chủ tâm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội Còn nguyên cơ thúc đẩy đứa trẻ tham gia vào trò chơi chính là sự hấp dẫn của đồ chơi và bản thân quá trình chơi chứ không phải là kết quả đạt được của hoạt động vui chơi Nói cách khác, khi chơi đứa trẻ không chú tâm nhằm vào một lợi ích nào cả Trẻ chơi chỉ cốt cho vui, có vui thì mới chơi và đã chơi thì phải vui Chơi mà không có niềm vui sướng thì chẳng còn gì là chơi nữa! Chính vì vậy, hoạt động chơi của trẻ thường được gọi

là hoạt động vui chơi Điều đó có nghĩa là chơi chỉ để mà chơi, chúng ta có thể

dễ dàng nhận ra điều đó khi quan sát trẻ chơi

Những hoạt động chơi đích thực động cơ chơi bao giờ cũng nằm ở trong quá trình chơi, ở những hành động chơi, kể cả những trò chơi của người lớn Nhưng khi người chơi có chủ đích nhằm vào một lợi ích thiết thực nào đó thì

Trang 8

chơi không còn là chơi nữa mà đã biến thành một hoạt động nhằm tới những lợi ích thiết thực rõ ràng

- Hoạt động vui chơi của trẻ em là một hoạt động không mang tính bắt buộc mà mang tính tự do, tự nguyện, tự lập

Khác với lao động, vui chơi là hoạt động không nhằm tạo ra sản phẩm, nên hành động chơi không buộc phải tuân thủ theo một phương thức chặt chẽ của hoạt động thực tiễn Điều đó giúp đứa trẻ có được những hành động tự do trong khi chơi và do đó sẽ không còn là chơi nữa nếu hành động chơi của đứa trẻ quá bị phụ thuộc nghiêm ngặt vào thế giới hiện thực

Tính tự do của hoạt động vui chơi còn được thể hiện ở chỗ hành động chơi hoàn toàn xuất phát từ nguyện vọng và hứng thú cá nhân, chứ không thể từ một sự áp đặt nào ở phía bên ngoài Đứa trẻ chơi là vì thích chứ không thể do ai

ép buộc được Trong trò chơi đứa trẻ có quyền được chơi và có quyền được thôi chơi khi đã chán; có quyền lựa chọn trò chơi, bạn chơi Người lớn khi tổ chức cho đứa trẻ chơi chỉ có thể hướng dẫn, gợi ý chứ không thể bắt buộc Chơi mà bị bắt buộc, bị cưỡng bức thì không còn là chơi nữa

Ngay cả trong trò chơi có luật là loại trò chơi mà mọi hành động chơi của người chơi đều bị buộc phải tuân thủ theo luật của trò chơi, thì đứa trẻ vẫn có quyền tự do Bởi vì một khi đứa trẻ đã tự nguyện tham gia vào trò chơi cũng tức

là nó đã tự nguyện tuân thủ luật chơi Một hành động tự nguyện như vậy chính

là hành động tự do Tính tự do, tự nguyện đã giúp trẻ có được sự thoải mái, vui

vẻ trong khi chơi Đây chính là điều kiện để trẻ hăng say tìm tòi, khám phá và làm nảy sinh nhiều sáng kiến

- Hoạt động vui chơi là hoạt động mang màu sắc cảm xúc chân thực mạnh mẽ

Đứa trẻ tham gia vào cuộc chơi với tất cả sự say mê và lòng nhiệt tình vốn

có của nó Trò chơi tác động mạnh mẽ và toàn diện đến trẻ chính là vì nó thâm nhập dễ dàng hơn cả vào thế giới tình cảm của trẻ, mà tình cảm đối với trẻ là động cơ mạnh mẽ nhất Dẫu biết rằng trong trò chơi, mọi cái đều mang ý nghĩa tưởng tượng, đều là không có thật (chỉ là giả vờ nhưng mang tính chất thật) nhưng tình cảm mà các em biểu hiện trong đó là tình cảm chân thực, hồn nhiên

và thẳng thắn không mang tính giả tạo Khi mô phỏng cuộc sống con người vào trò chơi, đứa trẻ lúc thì vui vẻ, lúc thì buồn rầu, điều đó là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh được tạo nên bởi trí tưởng tượng mà trí tưởng tượng của trẻ trong khi chơi bao giờ cũng hoạt động rất tích cực tạo ra nhiều hoàn cảnh chơi, nhờ vậy mà xúc cảm của trẻ được biểu hiện với nhiều sắc thái muôn màu muôn vẻ

Trang 9

Trong khi chơi, đứa trẻ phải cố hình dung lại được những gì đã xảy ra trong cuộc sống xung quanh để không chỉ thực hiện đúng luật chơi mà còn tuân thủ theo lôgíc nội tâm của nhân vật mà chính mình đóng vai Có lúc nó tỏ ra ân cần, chu đáo khi chăm sóc “người bệnh”, có lúc thì phải đề cao cảnh giác khi đang tấn công “kẻ tội phạm” Những biểu hiện tình cảm đó vừa sống động, vừa chân thực

Những cảm xúc, tình cảm chân thực của trẻ được thể hiện rõ nét nhất trong trò chơi đóng vai theo chủ đề: đó là sự quan tâm, âu yếm của người mẹ; đó

là tinh thần trách nhiệm của chú lái xe, của cô bác sĩ; đó là sự cởi mở chân tình của bác bán hàng Xúc cảm, tình cảm chân thực ấy còn được thể hiện ở những trò chơi mang tính tập thể - xã hội rộng lớn: đó là tinh thần đoàn kết, niềm vui sướng khi cùng nhau tích cực vượt qua khó khăn để đạt được kết quả chơi Quan sát niềm vui vô bờ bến của nhóm trẻ khi chiến thắng trong trò chơi vận động ta thấy điều đó Mặt khác trong nhiều trò chơi, ở trẻ xuất hiện những xúc cảm thẩm

mỹ trước vẻ đẹp của đồ chơi và hoạt động chơi, trước những yếu tố của sự sáng tạo nghệ thuật Chính vì lẽ đó, M X Macarenco đánh giá niềm vui trong trò chơi là niềm vui của sự sáng tạo, niềm vui chiến thắng, niềm vui đẹp đẽ, niềm vui của những phẩm giá Hơn nữa, khi chơi, trẻ không chỉ trải nghiệm những cảm xúc tình cảm cảm tích cực mà cả những xúc cảm, tình cảm tiêu cực: nỗi buồn khi thất bại, sự giận nhờn, chưa thỏa mãn trước kết quả chơi Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, trò chơi thường mang lại cho trẻ niềm vui, sự thoải mái, mãn nguyện

- Hoạt động vui chơi của trẻ là hoạt động mô phỏng lại cuộc sống của người lớn, mô phỏng lại những mối quan hệ giữa con người với con người và

giữa con người với tự nhiên và xã hội

Đây không phải là hoạt động đích thực như lao động hay các sinh hoạt

khác mà chỉ là hoạt động giả bộ, hoạt động mô phỏng Đặc điểm này được các nhà tâm lý học gọi là tính chất tượng trưng

Chính sự mô phỏng lại là điều kiện cần thiết để có thể tạo cho trẻ những hành động được tự do, thoải mái trong khi chơi và thúc đẩy chúng đạt tới niềm say mê đến tận cùng với bao ước mơ ngộ nghĩnh và thú vị Chơi mà giống y như thật thì không còn là trò chơi nữa

Sự mô phỏng hay nói chính xác hơn là tính tượng trưng là đặc tính của trò chơi trẻ em, nhờ đó trí tưởng tượng của chúng được nảy sinh và phát triển thuận

Trang 10

lợi Như vậy, trò chơi đã làm nảy sinh trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích cho trí tưởng tượng phát triển

Tính chất tượng trưng của trò chơi được thể hiện rõ ở chỗ khi chơi trẻ thử ướm mình vào một nhân vật nào đó trong cuộc sống và hành động ngụ ý vào

những vật thay thế Tất cả những cái đó đều chỉ là giả bộ, là kí hiệu, nhưng lại

mang ý nghĩa rất thực, vì nó đã mô phỏng được những điều có thực đã xảy ra như vậy trong cuộc sống Từ đó, ở trẻ em đã ra đời một chức năng tâm lý mới

chức năng kí hiệu - tượng trưng Sự ra đời của chức năng này chứng tỏ trẻ đã

bước sang một bước mới của việc nhận thức thế giới, nhờ một loại hình đặc

trưng của con người, đó là nhận thức thế giới thông qua các hệ thống kí hiệu

- Hoạt động vui chơi của trẻ em mang tính sáng tạo

Tính sáng tạo trong hoạt động vui chơi của trẻ thể hiện rất đa dạng: Trong việc lựa chọn trong việc lựa chọn trò chơi, đồ chơi, nội dung chơi, hoàn cảnh chơi, cách chơi Dù là mô phỏng, bắt chước cuộc sống, hoạt động nghề nghiệp của người lớn, song trẻ không bắt chước một cách nguyên xi mà trẻ hành động,

tỏ thái độ theo hứng thú, ý muốn và cảm nhận của mình Tính sáng tạo trong hoạt động vui chơi còn được thể hiện rất rõ trong việc sử dụng vật thay thế khi chơi Cùng một mẫu gỗ, trong trò chơi này, trẻ tưởng tượng là cái giường cho búp bê nằm, trong trò chơi khác là cái mâm ăn cơm; một chiếc ghế khi là đầu tàu hỏa, khi thì là nhà của búp bê, khi thì là tàu vượt sóng đại dương

- Hoạt động vui chơi của trẻ em là một hoạt động độc lập và tự điều khiển

Hơn bất cứ một hoạt động nào, khi tham gia vào trò chơi đứa trẻ thể hiện

rõ nhất tính độc lập, chủ động của mình Trong khi chơi trẻ hoạt động thật tích cực và bộc lộ thật hết mình Trong khi chơi chúng tự lực làm mọi việc: chọn trò chơi, chọn vai chơi, tìm kiếm đồ chơi, chọn bạn chơi, đặc biệt là độc lập suy nghĩ để khắc phục những trở ngại và tìm kiếm các cách chơi tốt hơn

Tính độc lập là một phẩm chất của trẻ được phát triển khá nhanh và khá

rõ nét trong hoạt động vui chơi Một biểu hiện độc đáo của tính độc lập là sự tự

điều khiển hành vi trong khi chơi Ở bất cứ một trò chơi nào, để đảm bảo cho

cuộc chơi thành công, mỗi thành viên khi tham gia đều có trách nhiệm làm tròn công việc mà mình được phân, nếu không trò chơi sẽ không thành và có nguy cơ

bị đuổi ra khỏi cuộc chơi hay bị “vô hiệu hoá” Do đó, tham gia vào trò chơi trẻ lại phải tự điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của trò chơi, đặc biệt là điều chỉnh hành vi của mình sao cho không phạm phải luật chơi

Trang 11

Chính tính độc lập và sự tự điều chỉnh hành vi đó không những kích thích

ở trẻ niềm say mê, hào hứng và lòng tự tin mà còn giúp chúng phát huy khả năng tự lập của mình trong cuộc sống

- Trò chơi của trẻ em thay đổi theo lứa tuổi

Nếu ở tuổi hài nhi, hành động chơi của trẻ chưa thể hiện rõ và thường xuất hiện sau những hành động mang tính ngẫu nhiên, tình cờ, thì sang tuổi ấu nhi, hành động chơi của trẻ được thể hiện rõ hơn khi xuất hiện những hành động mang tính chủ động, trẻ hành động nhằm khám phá đối tượng đồ vật, bắt chước hành động chơi của người lớn Sau đó là mô phỏng những hành động ấy trong khi chơi Cuối tuổi ấu nhi, trò chơi thao tác, giả bộ xuất hiện thu hút tâm trí trẻ Đến tuổi mẫu giáo, trò chơi ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn Sự thay đổi hoạt động vui chơi của trẻ được thể hiện ở chủ đề chơi, nội dung chơi, hành động chơi, luật chơi, bạn chơi Điều này thể hiện rõ nét nhất trong trò chơi của trẻ mẫu giáo Ở trẻ mẫu giáo bé, chủ đề chơi, nội dung chơi còn rất ngèo nàn, xoay quanh cuộc sống hàng ngày của trẻ: trò chơi bế em, trò chơi bác sĩ với những hành động ít ỏi: cho búp bê ăn, cho búp bê ngủ, rửa mặt cho búp bê (trò chơi mẹ con); khám bệnh cho búp bê, tiêm cho búp bê (trò chơi bác sĩ), nếu không có sự hướng dẫn của người lớn trẻ thường chơi một mình (như hoạt động với đồ vật của trẻ ấu nhi) Song đến tuổi mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn, chủ đề chơi, nội dung chơi, hành động chơi phong phú hơn, đa dạng hơn Trẻ đã biết phối hợp giữa các bạn chơi trong nhóm chơi, giữa các nhóm chơi với nhau làm cho giờ chơi trở nên sôi nổi hơn, hứng thú hơn

1.2 NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI

1.2.1 Sự xuất hiện của trò chơi

Buổi đầu của xã hội loài người, việc sinh sống của người thượng cổ còn hết sức đơn giản, chỉ là hái lượm, đào bới bằng những công cụ hết sức đơn giản, thô sơ Trẻ em sinh ra lẫm chẫm biết đi là phải theo cha mẹ kiếm ăn Phương thức kiếm ăn của người lớn và trẻ em lúc này không khác biệt nhau lắm, chỉ khác về kích cỡ, về lượng chứ không phải về chất Bởi vì hoạt động của người lớn không cao hơn hẳn trẻ em Do đó, tuy còn bé nhưng trẻ em đã biết kiếm ăn thực sự, khiến cho sự khác biết giữa trẻ em và người lớn coi như không đáng kể Lúc này hoạt động vui chơi chưa xuất hiện, do đó tuổi thơ cũng chưa xuất hiện ở

xã hội loài người

Xã hội càng văn minh, công cụ lao động càng trở nên phức tạp đòi hỏi con người cần có một trình độ hiểu biết và nắm một số kĩ năng nhất định mới

Trang 12

thực hiện các thao tác sử dụng công cụ lao động Do vậy, lúc này đứa trẻ chưa thể lao động như người lớn, nó cần được tập dượt, làm thử trên những đồ vật thay thế cho công cụ sản xuất, tức là đồ chơi Đó chính là đứa trẻ đang chơi chứ không phải là làm việc thực sự Hoạt động vui chơi xuất hiện, điều đó cũng có nghĩa là con người đã bắt đầu có tuổi thơi

Như vậy, hoạt động vui chơi không xuất hiện cùng một thời điểm khi loài người xuất hiện, phải chờ cho đến khi có một nền văn minh được đánh dấu bởi công cụ sản xuất phức tạp mà trẻ em chưa thể sử dụng được, lúc đó mới xuất hiện hoạt động vui chơi và đồng thời với nó là tuổi thơ Do đó

nhiều người cho rằng tuổi thơ và vui chơi là hai người bạn đồng hành với

nhau trong tiến trình phát triển của xã hội loài người

1.2.2 Sự phát triển của trò chơi

Trong những tuần lễ đầu tiên, trẻ ngủ gần như suốt ngày, lúc thức tỉnh ngoài “công việc” chủ yếu là khóc la, còn lại một thời gian ít ỏi là nhìn vô định

ra xung quanh, đôi khi nhìn chằm chằm vào một vật đang di động hay đang phát

ra ánh sáng như ngọn đèn Có người cho rằng trẻ đang chơi

Khoảng 4 - 5 tháng tuổi trở đi, trong vòng một năm, trẻ có thể cầm nắm,

sờ mó một số đồ vật hay một đồ chơi nào đó với những động tác vu vơ, loạn xạ

và mang tính ngẫu nhiên

Lớn hơn một chút, trẻ bắt đầu tập sử dụng đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như: bát, thìa, ca… và người ta cũng xem như là trẻ đang “chơi”

Thực ra trong ba trường hợp nói trên chưa phải là hoạt động chơi, khi mà đứa trẻ chưa phân biệt được đâu là thực, đâu là chơi, trẻ làm những việc đó một cách thực sự với khả năng của mình Như vậy, chưa phải là chơi theo đúng nghĩa của nó

Thường là lên ba hoặc sớm hơn một chút, khi đứa trẻ muốn làm việc như người lớn, nhưng thực tế trẻ không làm được Ở đây xuất hiện một mâu thuẫn: trẻ thì muốn làm được mọi việc như người lớn nhưng khả năng của chúng còn quá yếu ớt không làm được Để giải quyết mâu thuẫn này, trẻ tìm đến những đồ vật tương tự để giả vờ làm như người lớn: cầm dao giả vờ thái thịt, giả vờ xây nhà, lái xe ô tô… lúc này trẻ đã biết dùng các “Vật thay thế” để giả vờ làm việc như người lớn và người lớn cũng giúp tạo cho trẻ nhiều đồ vật khác nhau giống như các vật dụng hàng ngày Như vậy là trò chơi và đồ chơi xuất hiện

Hoạt động vui chơi xuất hiện với nhiều dạng trò chơi khác nhau Lúc đầu chỉ là những hành động mô phỏng hành động của người lớn trong sinh hoạt hàng

Trang 13

ngày gần gũi như: cho em ăn, ru em ngủ, đi chợ, nấu ăn… được gọi là trò chơi

mô phỏng (có ở trẻ 2 - 3 tuổi)

Sau đó, trẻ mô phỏng cả một mảng cuộc sống của người lớn trong xã hội với những mối quan hệ và công việc của họ Lúc này mỗi đứa trẻ không thể chơi riêng lẻ một mình được mà phải chơi theo nhóm để có thể phân nhau đóng vai các vai như người lớn trong xã hội Chơi như thế gọi là chơi đóng vai theo chủ

đề (có ở trẻ lên 3) Đây là trò chơi mang đầy đủ đặc tính của hoạt động ở dạng chính thức và là dạng hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo

Bên cạnh trò chơi đóng vai theo chủ đề, các dạng trò chơi khác lần lượt xuất hiện như trò chơi xây dựng, trò chơi đóng kịch, nhiều nhất là trò chơi có luật

Ở trò chơi đóng vai theo chủ đề, vai chơi là yếu tố chủ yếu, yếu tố nổi lên hàng đầu, còn luật chơi là yếu tố phụ, bị chìm xuống hàng thứ yếu Bởi khi chơi trò chơi này trẻ chỉ chú ý đến vai mình đóng để hành động sao cho đúng với nhân vật mà mình thể hiện, đặc biệt là trẻ cố bắt chước cho giống người lớn trong giao tiếp và ứng xử với các vai khác Nhưng ở trò chơi có luật thì người chơi lại chỉ chú ý đến luật chơi để khỏi phải phạm luật Ở đây luật chơi lại là yếu

tố chủ yếu, nổi lên hàng đầu còn vai chơi thì chìm xuống thứ yếu

Nắm được luật chơi đối với trẻ nhỏ không phải là một việc dễ dàng mà là

cả một quá trình hình thành trong hoạt động vui chơi Nắm luật chơi tức là hiểu được những điều quy định mà khi chơi phải biết tuân thủ quy định đó thì đứa trẻ

3 tuổi khó có thể nắm được luật chơi Ví dụ: khi trẻ chơi “Trốn tìm” với mẹ, đứa

bé lên 3 tuổi còn một đứa lên 6 Trong khi hai anh em đang nấp sau cánh cửa thì người mẹ đi tìm, nhưng một lúc chưa thấy mẹ tìm thấy Cậu bé sốt ruột liền nhảy ra ngoài kêu toáng lên “Mẹ ơi! con đây”, trong khi đó đứa anh thì kéo em vào và nói “trốn ngay, em im lặng đi…”

Nắm được luật chơi là một bước phát triển mới của hoạt động vui chơi và đứa trẻ phải ở một trình độ phát triển nhất định mới có Vì nắm được luật chơi cũng tức là nắm được một tri thức và điều quan trọng hơn là phải có ý chí để tự điều khiển hành vi của mình cho đúng luật

Rõ ràng, xét trong tiến trình phát triển của một đứa trẻ thì trò chơi có luật xuất hiện chậm hơn và bản thân trò chơi này cũng được phân chia thành nhiều loại, tuỳ theo tác dụng và tuỳ theo cung cách chơi của trẻ Ở mỗi loại trò chơi lại

có nhiều mức độ khác nhau để người chơi tuỳ theo sở thích và khả năng của mình mà lựa chọn

Trang 14

Như vậy, hoạt động vui chơi cũng giống như mọi hiện tượng khác, đều có quá trình phát triển của nó, có nảy sinh, có phát triển để hoàn thiện tới dạng chính thức, rồi sau đó sẽ bị tan ra hay biến dạng

1.2.3 Bản chất của hoạt động vui chơi

Trong lịch sử mỗi dân tộc đều có kho tàng lớn trò chơi trẻ em được tích lũy và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Trong đó, trẻ em một mặt được giải trí, mặt khác lại được hiểu thêm về thế giới xung quanh và hoàn thiện những khả năng của mình, làm quen với phương thức hoạt động của laoif người Mỗi giai đoạn xã hội đều có ảnh hưởng đến nội dung của trò chơi bằng con đường tự phát hoặc tự giác Hơn thé nữa, trò chơi còn được sử dụng như một phương tiện truyền đạt những kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác

Bản chất xã hội của hoạt động chơi cũng được biểu hiện bởi điều kiện mà mỗi xã hội tạo ra cho trẻ chơi Nhưng không phải xã hội nào cũng tạo ra được điều kiện đó Trong một số xã hội, trẻ em ở các gia đình đã tham gia rất sớm vào công việc nặng nhọc làm tước mất tuổi thơ và người bạn đồng hành - đó là trò chơi của trẻ em

Bản chất xã hội của hoạt động vui chơi còn được thể hiện trong nội dung chơi, đặc biệt là trong nội dung trò chơi đóng vai theo chủ đề Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mô phỏng lại đời sống xã hội của người lớn Trong

đó, các nhân vật là con người cụ thể, có tư tưởng, tình cảm, đạo đức phản ánh lối sống, nghề nghiệp của một xã hội nhất định Qua trò chơi của trẻ em ta thấy dấu vết của xã hội - thời đại

Như vậy, các trò chơi của trẻ em ở các dân tộc và ở mọi thời đaị đều mang trong mình dấu ấn sâu sắc về sự phát triển của xã hội Khẳng định bản chất xã hội trò chơi trẻ em cũng là khẳng định tác động tích cực của người lớn đến trò chơi trẻ em Trong khi cần để trẻ em chơi một cách tự nhiên, chủ động, người lớn cũng cần hướng dẫn trẻ em chơi một cách có mục đích, có phương hướng và có kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của hoạt động chơi

1.3 Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

1.3.1 Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em

Chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ em lứa tuổi mầm non Mỗi lứa tuổi, nội dung chơi, tính chất chơi khác nhau Thoạt đầu, chơi chỉ mang tính ngẫu nhiên, tình cờ, dần dần mang tính chủ tâm hơn, đến tuổi mẫu giáo, chơi trở thành hoạt động chủ đạo, ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển mọi mặt trong đời

Trang 15

sống tâm lý nhân cách của trẻ Chính vì lẽ đó, các nhà giáo dục sử dụng trò chơi như là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ em

Trẻ 3 tuổi bắt đầu có ý thức về mình, bắt đầu chú ý và bắt chước người lớn về hành vi, cách ứng xử, nói năng, ăn mặc Trẻ muốn khẳng định mình bằng cách “Tập làm người lớn”, nhưng thực tế, trẻ chưa đủ sức lực và tri thức để làm những công việc của người lớn Vì thế, trẻ ở 3 tuổi diễn ra mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu và khả năng của trẻ

Hoạt động vui chơi, trong đó trò chơi đóng vai theo chủ đề đã giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn trên Trẻ thể hiện được tính độc lập và tập khẳng định “cái tôi” thông qua “xã hội trẻ em” trong hoạt động vui chơi

Ví dụ: trẻ đóng vai: bác sĩ, y tá, bệnh nhân, cô giáo, mẹ, chú công nhân, Lúc đóng vai trẻ tích cực hoạt động như đi lại, trao đổi, nói năng, giãy bày tình cảm,

Hoạt động vui chơi trở thành hoạt động chủ đạo của trẻ và chi phối tất cả các hoạt động khác của trẻ, có ảnh hưởng lớn đến các mặt phát triển của trẻ, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo, chuẩn

bị cơ sở tâm lý cần thiết cho hoạt động học tập ở trường tiểu học

1.3.2 Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ em

1.3.2.1.Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ

em

Chơi là phương tiện mở rộng, củng cố chính xác hóa những biểu tượng của trẻ về cuộc sống xung quanh Nội dung chủ yếu của chơi là phản ánh thế giới xung quanh trẻ, nên khi tham gia vào hoạt động này, trẻ càng hiểu sâu hơn

về cuộc sôngs xung quanh Tất cả những điều trẻ lĩnh hội được trước lúc chơi dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau sẽ được chính xác hơn, phong phú hơn

Ví dụ: Trẻ có biểu tượng chính xác hơn về chức năng sử dụng một số một

số đồ dùng sinh hoạt quen thuộc: cái thìa là để xúc cơm, múc canh, cái cốc là để uống nước; người bác sĩ thì phải làm gì, bế em thế nào Trong quá trình chơi, những tri thức mà trẻ nắm được trước đây bắt đầu tham gia vào một số liên hệ mới và được điều khiển, vận dụng những tri thức ấy trong những hành động chơi, thao tác chơi

Chơi là phương tiện giúp trẻ lĩnh hội tri thức mới Trong một số trường hợp, khi tham gia trò chơi, dưới sự hướng dẫn của người lớn, trẻ khám phá ra nhiều điều mới lạ, thú vị ở thế giới xung quanh Trong quá trình thực hiện hành

Trang 16

động chơi, thao tác chơi, trẻ nhận ra được một vài thuộc tính, mối quan hệ của các sự vật hiện tượng

Ví dụ, trẻ hình dung ra được thế nào là to hơn, nhỏ hơn; thế nào là cao hơn, thấp hơn; thế nào là gần hơn, xa hơn Chính nhờ phát hiện ra những tri thức mới đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính tích cực nhận thức của trẻ, thôi thúc trẻ tham gia một cách chủ động, sáng tạo trong khi chơi

Chơi là phương tiện phát triển các quá trình tâm lý nhận thức của trẻ Chơi không chỉ là phương tiện củng cố, mở rộng, chính xác hóa biểu tượng đã có; cung cấp những tri thức mới cho trẻ mà còn là phương tiện phát triển các quá trình tâm lý nhận thức cho trẻ như: cảm giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng và ngôn ngữ

Khi tham gia vào trò chơi, các chuẩn cảm giác về hình dạng, kích thước, màu sắc của trẻ được củng cố và chính xác hóa, nhờ đó trẻ dễ dàng thực hiện hành động chơi, nội dung chơi (xếp được ngôi nhà hợp lí; phân loại đồ vật theo màu sắc, ) Đặc biệt là khi tham gia vào trò chơi, có tính chủ định trong quá trình tri giác, chú ý, trí nhớ của trẻ được hình thành

Ví dụ, trẻ phải chú ý lắng nghe xem tiếng kêu đó là tiếng của con gì (trong trò chơi “tai ai tinh”) để giải quyết nhiệm vụ chơi

Khi Tham gia vào trò chơi, trí tưởng tượng của trẻ được phát triển mạnh

mẽ Trong quá trình chơi, đứa trẻ học thay thế đề vật này bằng đồ vật khác; nhận đóng vai này , vai kia; nảy sinh hoàn cảnh tưởng tượng; để thực hiện hành động chơi, nội dung chơi Đó là cơ sở quan trọng để nảy sinh và phát triển trí tưởng tượng của trẻ Thật vây, trong khi chơi (đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề) trẻ có thể làm bất cứ việc gì (nào là lái xe, chữa bênh, bán hàng, cô giáo ), có bất cứ cái gì mình muốn (muốn có ngựa thì dùng chiếc gậy hay dùng tàu lá cau, muốn có ô tô, đầu tàu hỏa thì chỉ cần một cái ghế hai tay bám vào vai ghế là có ); trẻ hình dung sàn nhà lớp học khi thì là con đường từ đồng về làng

mà con ngựa đang “nhông nhông nhông ngựa ông đã về” , khi thì là đường tàu hỏa “tu tu tu, xình xình xịch”; khi thì là sân bay “ù ù ù” Khi đang tham gia vào trò chơi, trẻ suy nghĩ về hành động chơi, thao tác chơi (làm bác sĩ thì phải làm

gì, làm như thế nào); sử dụng vật thay thế như thế nào? Trẻ học cách giải quyết nhiệm vụ, tìm kiếm phương tiện thích hợp nhất để thực hiện dự định đã đề ra Qua đó tư duy của trẻ được phát triển mạnh mẽ

Vui chơi còn là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ Trước hết khi tham gia trò chơi, trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với bạn, trao đổi suy nghĩ của mình với các bạn và nghe ý kiến của các bạn để đi đến thỏa thuận trong khi

Trang 17

chơi; sử dụng ngôn ngữ để suy nghĩ về thao tác, hành động chơi, thực hiện hành động chơi, giao lưu với trẻ khác trong nhóm và các nhóm chơi khác; đánh giá lẫn nhau qua đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển (vốn từ được phong phú, kỹ

năng giao tiếp được phát triển )

1.3.2.2.Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ em

Chơi là hoạt động có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm, đạo đức của trẻ

Trò chơi đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức của trẻ Khi tham gia vào trò chơi, đứa trẻ trải nghiệm được những thái độ, tình cảm đạo đức và tập được hành vi ứng xử với người xung quanh bằng cách nhập vai của mình, qua đó trẻ học làm người

Trong khi chơi, trẻ được thử sức hành động như người lớn, qua đó, dần dần hình thành hành vi, thái độ cho bản thân; thực hiện hành động chơi phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội của vai chơi Ví dụ, bác sĩ thì phải ân cần niềm nở với bệnh nhân, phải thông cảm và chia sẻ với bệnh nhân; người bán hàng phải vui vẻ lịch thiệp với khách hàng; làm mẹ phải dịu dàng, ân cần vỗ về

em bé Những tri thức về biểu tượng hành vi đạo đức được lĩnh hội trong các mối quan hệ chơi ấy dần dần được trẻ vận dụng vào trong các mối quan hệ thực của đời sống: biết ân cần yêu thương giúp đỡ em nhỏ, biết lễ phép với người lớn, biết quan tâm chăm sóc người thân, biết vâng lời cô giáo

Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ biết đối xử nhẹ nhàng, yêu thương, che chở các em nhỏ hơn, biết nhăm sóc, lo lắng cho người thân khi người thân bị ốm đau Nghĩa là các quy tắc ứng xử “bên ngoài” do động cơ chơi

đã trở thành các quy tắc ứng xử “bên trong” của trẻ như cảm thông, chia sẻ, quan tâm, thật thà, dũng cảm, lòng nhân ái

Có thể nói rằng, vui chơi là mắt xích nối liền trẻ với quy tắc chuẩn mực đạo đức xã hội, nó giúp cho quá trình hình thành các phẩm chất đạo đức diễn ra

tự nhiên, hiệu quả và bền vững hơn mặc dù chơi chỉ là giả vờ nhưng hiệu giáo dục lại rất thật, rất lớn lao

1.3.2.3.Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ em

Chơi mang lại niềm vui cho trẻ, làm cho tinh thần của trẻ được sảng khoái – một yếu tố quan trọng để phát triển thể chất cho trẻ, vì tinh thần sảng khoái, thỏa mãn sẽ làm cho thể lực được phát triển tốt hơn

Trang 18

Khi tham gia vào trò chơi, các cơ quan trong cơ thể được vận động một cách tích cực, thúc đẩy sự trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu góp phần tăng cường sức khỏe cho trẻ

Các trò chơi vận động phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi giúp đẩy mạnh trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu, giúp trẻ phát triển thể chất và hoàn thiện các vận động cơ bản: đi, chạy, nhảy, leo, trèo, ném, bắt và góp phần rèn luyện tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo nhưng cần có sự hướng dẫn của giáo viên

1.3.2.4.Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em

Chơi là hoạt động phản ánh cuộc sống của xã hội Khi tham gia trò chơi, trẻ cảm nhận được cái đẹp ở sự phong phú, đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước, âm thanh của đồ vật, đồ chơi Đặc biệt trong khi chơi, nhất là trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong hành vi, trong giao tiếp, ứng xử của các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với thế giới hiện thực Vấn đề đặt ra là, khi tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung, tổ chức các hoạt động vui cho trẻ, cô giáo cần tạo ra môi trường tiện lợi để hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực hoạt động Trong đó yếu tố thẩm mỹ cần được đặc biệt quan tâm, từ việc trang trí lớp học, lựa chọn đồ chơi, đến cách cư xử trong quan hệ chơi cũng như quan hệ thực Cảm nhận được cái đẹp trong hành vi, cách ứng xử lời nói khi trẻ thực hiện vai chơi Ngoài ra trẻ còn có cơ hội, điều kiện để tạo ra cái đẹp thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, xây dựng lắp ghép

1.3.2.5.Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục lao động cho trẻ em

Khi tham gia chơi, trẻ tái tạo lại những hành động lao động và những mối quan hệ giữa những người lớn với nhau, qua đó mà thu nhận được những biểu tượng về lao động, về ý nghĩa xã hội và tính hợp tác của nó, một số kỹ năng lao động đơn giản được hình thành ở trẻ: kỹ năng lao động tự phục vụ, kỹ năng lao động trực nhật

Trong quá trình chơi, dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ sẽ hình thành được một số kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi và hình thành các phẩm chất đạo đức của người lao động trong tương lai như tính mục đích, sáng tạo, kiên trì, yêu lao động

Như vậy có thể nói, chơi là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ Nhà giáo dục vần khai thác thế mạnh của hoạt động vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ em Hãy tạo ra môi trường thuận lợi để trẻ em được chơi một cách chủ động sáng tạo và chơi hết mình Đối với trẻ thơ, chơi là cuộc sống của

Trang 19

trẻ Tổ chức cho trẻ chơi là mang lại hạnh phúc cho tuổi thơ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất

1.3.3 Chơi là hình thức tổ chức đời sống của trẻ ở trường mầm non

Trước hết có thể giải thích rằng, chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ, nó có mặt trong các hoạt động khác của trẻ, như hoạt động học tập, hoạt động lao động, trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày của trẻ Do vậy, việc tổ chức cho trẻ chơi vừa là nhiệm vụ, vừa là con đường giáo dục có hiệu quả cho trẻ em

Chơi là phương thức thỏa mãn nhu cầu được sống và được làm việc như người lớn Trong một giờ chơi phản ánh một mảng của hiện thực đời sống xã hội: bệnh viện, trường học, cửa hàng bách hóa, công viên mỗi trẻ có vị trí nhất định trong nhóm chơi Trong khi chơi trẻ không chỉ phối hợp với nhau trong nhóm chơi mà còn phối hợp với nhau giữa các nhóm chơi, sự phối hợp giữa trẻ với nhau như vậy đã hình thành một “xã hội trẻ em” trong khi chơi Trong xã hội ấy, trẻ thỏa sức hành động, được sống trong xã hội của người lớn thu nhỏ, được làm việc, được nói năng, được xưng hô như người lớn vì thế trẻ luôn là chủ thể tích cực Ở đây, trẻ tìm thấy vị trí của mình trong nhóm bạn bè và cũng

ở đây, trẻ cảm thấy mình được tự do thoải mái và tự tin vào bản thân mình hơn Chính vì thế có thể nói “xã hội trẻ em” là hình thức đầu tiên giúp trẻ được sống

và làm việc cùng nhau, được sống cuộc sống của người lớn

Nhóm trẻ cùng chơi là một trong những cơ sở xã hội đầu tiên của trẻ Do

đó, người lớn cầntổ chức tốt các hoạt động của “xã hội trẻ em”, tạo ra môi trường lành mạnh, có tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với trẻ Muốn vậy, người lớn phải chú ý tổ chức cho trẻ được chơi thoải mái, tạo môi trường, tình huống cho trẻ phối hợp – liên kết với nhau trong các nhóm chơi và làm cho hoạt động chơi của trẻ thực sự là một hình thức tổ chức đời sống của trẻ ở trường mầm non

1.4 PHÂN LOẠI TRÒ CHƠI CỦA TRẺ EM

1.4.1 Phân loại trò chơi theo chức năng giáo dục và phát triển

Đại diện cho kiểu phân loại này là hai nhà giáo dục học Ph Phriben (Đức)

và MOoontexori (Ý) các tác giẻ chia trò chơi thành ba nhóm:

Nhóm 1: Gồm các trò chơi nhằm rèn luyện và phát triển các giác quan cho trẻ

Nhóm 2: Gồm các trò chơi vận động nhằm phát triển và tập luyện vận động cho trẻ

Nhóm 3: Gồm các trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ

Trang 20

Ưu điểm của cách phân loại trò chơi này là tập trung giáo dục và phát triển từng mặt cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi, tập có hệ thống từ dễ đến khó

Hạn chế: cách phân loại này loại bỏ mất nhóm trò chơi sáng tạo, phủ nhận mầm móng sáng tạo của trẻ Khi chơi các trò chơi này, trẻ hoàn toàn bị áp đặt theo ý của người lớn Hơn nữa cách phân loại này mâu thuẫn với tính chất và đặc điểm của chơi, vì khi trẻ chơi bất cứ trò nào thì các mặt đức, trí, thể lực cũng được phát triển và giáo dục một cách đồng bộ trong một khối thống nhất chứ không chỉ riêng rẽ từng mặt nào đó được phát triển

Cách phân loại này đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nga, Việt Nam

1.4.2 Phân loại trò chơi theo nguồn gốc, cấu trúc của trò chơi

Tác giả của cách phân loại này là G Piagie Ông cho rằng, hoạt động vui chơi của trẻ là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ và sự phát triển ấy chính là sự thích nghi (thiết lập mối cân bằng giữa cơ thể và môi trường) Trong quá trình thích nghi, ông phân biệt hai khái niệm “đồng hóa” và

“điều ứng” Theo ông, chơi chính là sự “đồng hóa”, “điều ứng” trước, song ở đây ông nhìn nhận và chỉ xem xét chơi như là một hoạt động thuần túy Từ đó, ông phân loại trò chơi theo cấu trúc của nó Trong cấu trúc của chơi, ông tách ra làm hai bộ phận chính: Là luyện tập, ký hiệu và quy tắc Trên cơ sở đó ông phân trò chơi thành ba nhóm tương ứng với ba bộ phận trong cấu trúc của chơi

- Nhóm 1: Gồm các trò chơi luyện tập dành cho trẻ 2 tuổi

- Nhóm 2: Gồm các trò chơi ký hiệu dành cho trẻ từ 2 - 4 tuổi

- Nhóm 3: Gồm các trò chơi có quy tắc (có luật) dành cho trẻ từ 7 - 12 tuổi

Ưu điểm: Ông đã phân loại trò chơi theo sự phát triển của đứa trẻ Nhóm

trò chơi luyện tập xuất hiện ngay từ những tháng đầu tiên của cuộc sống trẻ Những trò chơi luyện tập này có tác dụng giáo dục và phát triển khả năng cảm nhận và vận động của trẻ

Hạn chế: Ông phủ nhận tính bắt chước của trẻ và cho rằng, trò chơi “kí

hiệu” là do trẻ tự tưởng tượng ra, tự nghĩ ra trong đầu

Theo ông, các trò chơi có luật xuất hiện ở lứa tuổi học sinh phổ thông (7 –

12 tuổi) Song trong thực tế, nhiều trò chơi có luật đã được trẻ chơi nhiều ngay

từ lứa tuổi mầm non

Ứng dụng: Sự phân loại của ông được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới

1.4.3 Phân loại trò chơi của hệ thống giáo dục học Xô viết cũ

Trang 21

Nhóm giáo dục học Xô viết trước đây đã chia trò chơi trẻ em thành hai nhóm:

Nhóm 1: Nhóm trò chơi sáng tạo, bao gồm các trò chơi như sau:

- Trò chơi đóng vai theo chủ đề

Ưu điểm: thừa nhận khả năng sáng tạo của trẻ trong khi chơi Coi chơi là

hoạt động tự lập của trẻ (chúng tự nghĩ ra ý định, chủ đề, nội dung, tự thảo luận với nhau và tìm các phương tiện cần thiết để thực hiện trò chơi của chúng ) Chơi mang lại sự thỏa mãn nhu cầu đươc chơi của trẻ, chơi tạo điều kiện cho trẻ được tích cực hoạt động trong nhóm bạn bè Trong khi chơi, trẻ cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao, biết thiết lập các mối quan hệ với bạn

bè và điều chỉnh hành vi phù hợp với nhóm chơi

Hạn chế: Cách chia này mang tính ước lệ, các tiêu chí đưa ra chỉ mang

tính tương đối Bởi lẽ, trò chơi nào cũng mang tính sáng tạo, cũng có luật của

Ứng dụng: được ứng dụng ở Liên Xô trước đây, các nước Đông Âu, Việt Nam

1.4.4 Cách phân loại trò chơi ở nước ta

Trước những năm 60 của thế kỷ XX, Các nhà giáo dục Việt Nam áp dụng

hệ thống phân loại của Ph Phreben nhưng không đầy đủ Tiêu chí phân loại trò chơi không có, nên biến chơi thành tiết học (đưa vào thời khóa biểu những tiết luyện giác quan, những tiết lắp ghép ) không coi chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầu giáo

Trong những năm 60, người ta phân trò chơi trẻ em thành hai nhóm:

Nhóm 1: Trò chơi phản ánh sinh hoạt

Trang 22

- Nhóm trò chơi đóng vai theo củ đề

- Nhóm trò chơi vận động (chơi tập thể, chơi cá nhân) kèm theo có chủ

đề

Từ những năm 80, của thế ký XX, trong các trường mẫu giáo ở Việt Nam

áp dụng hệ thống phân loại của các nhà giáo dục Xô viết Nhưng cũng chưa hoàn toàn thống nhất về cách phân loại trò chơi này

Trong những năm gần đây nhiều nhà tâm lý học và giáo dục học mầm non Việt Nam đã có cái nhìn khoa học hơn về trò chơi trẻ em Họ cho trằng, hoạt động vui chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ em lứa tuổi mầm non Ngay từ đầu tuổi ấu nhi trò chơi đã có ý nghĩa lớn trong đời sống của trẻ em Theo họ, trò chơi giả bộ là trò chơi đặc trưng - trò chơi trung tâm của trẻ em lứa tuổi mầm non Sự phát triển của trò chơi này có hai giai đoạn rõ rết Giai đoạn đầu: Trò chơi phản ánh sinh hoạt ở lứa tuổi ấu nhi; giai đoạn sau (giai đoạn phát triển hoàn chỉnh): Trò chơi đóng vai có chủ đề ở lứa tuổi mẫu giáo

Gồm các loại trò chơi như sau:

- Trò chơi đóng vai theo chủ đề

- Trò chơi xây dựng

- Trò chơi đóng kịch

- Trò chơi học tập

- Trò chơi vận động

- Trò chơi dân gian

- Trò chơi hiện đại

Trang 23

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1 Tại sao nói chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ ở trường mầm non

2 Phân tích những đạc điểm đặc trưng của hoạt động vui chơi của trẻ

em lứa tuổi mầm non Cho ví dụ minh họa

3 Chứng minh rằng chơi là một phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ

em lứa tuổi mầm non Từ đó bạn có suy nghĩ gì về việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ em?

4 Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động vui chơi với hoạt động học tập, hoạt động lao động và hoạt động nhệ thuật của trẻ ở trường mầm non

5 Phân tích những đặc điểm chủ yếu của đồ chơi trẻ em Cho ví dụ minh họa

6 Nêu những yêu càu cơ bản khi sưu tầm, lựa chọn, làm đồ chơi cho trẻ

em

Trang 24

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI CHO TRẺ

Nhờ có hoạt động với đồ vật mà chức năng của đồ vật lần đầu tiên được bộc lộ ra trước trẻ và đồ vật xung quanh trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ hăng hái tìm kiếm, lôi cái này ra, tháo cái kia lắp vào cái nọ, bận rộn suốt ngày Chính nhờ vậy, tâm lý của trẻ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trí tuệ

Thông qua hoạt động với đồ vật mà các giác quan của trẻ, đặc biệt là thị giác và xúc giác phát triển, khả năng phối hợp giữa thị giác và thính giác của trẻ ngày càng tốt hơn Sự phong phú về màu sắc, hình dạng, kích thước, âm thanh của đồ vật, đồ chơi là đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ gẫn gũi, ngắm nghía, sờ mó, thao tác với đồ vật Được sự hướng dẫn của người lớn, những chuẩn cảm giác ở trẻ được hình thành trong quá trình hoạt động với đồ vật

Thông qua hoạt động với đồ vật, được sự hướng dẫn của người lớn, trẻ nắm tên gọi của đồ vật, màu sắc, kích thước, âm thanh, vật liệu nắm được công dụng, cách thức sử dụng đồ vật và tiếp nhận được những quy tắc hành vi

xã hội gắn liền với đồ vật đó Trên cơ sở đó, trẻ biết so sánh, phân biệt đồ vật này với đồ vật khác, biết xếp lại những vật giống nhau Nghĩa là tư duy của trẻ được phát triển Mặt khác, nhờ sự phong phú, đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước, âm thanh và đặc biệt là sự khám phá ra chức năng và phương thức

Trang 25

sử dụng đồ vật làm cho xúc cảm nói chung và xúc cảm trí tuệ của trẻ nói riêng được hình thành

Hoạt động với đồ vật còn có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển vận động, đặc biệt là sự khéo léo, linh hoạt của bàn tay và ngón tay của trẻ Từ chỗ trẻ nắm

đồ vật bằng cả bàn tay còn rất vụng về đến chỗ trẻ biết thao tác với đồ vật một cách khéo léo, linh hoạt Có thể nói, hoạt động với đồ vật là con đường cơ bản

để rèn luyện sự khéo léo tinh tế của đôi bàn tay và các ngón tay của trẻ

2.2 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VỚI

ĐỒ VẬT CHO TRẺ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI

Hoạt động với đồ vật là hoạt động lôi cuốn tâm trí của trẻ mạnh mẽ, ngoài những giờ chơi - tập có chủ đích, cô giáo có thể tổ chức cho trẻ chơi vào những thời điểm khác nhau trong ngày: chơi vào đầu giờ đón trẻ, chơi sau khi thức tỉnh, chơi vào giờ chơi tự do Tuy nhiên, mục đích chơi - tập, nội dung chơi - tập, yêu cầu chơi - tập có thể khác nhau, nhưng để nâng cao hiệu quả của các hoạt động chơi - tập nói trên, phương pháp, biện pháp tổ chức, hướng dẫn của cô giáo giữ vai trò quan trọng

Để lôi cuốn trẻ vào hoạt động với đồ vật, trước hết cô giáo cần tạo ra tình huống hấp dẫn và khéo léo đề ra nhiệm vụ cho trẻ khi tham gia vào hoạt động

Ví dụ: xếp gara ôtô, xâu hạt tặng mẹ

Sau đó, cô làm mẫu kèm theo lời hướng dẫn để trẻ quan sát và có thể bắt chước Khi làm mẫu xong, cô khuyến khích trẻ cùng làm theo cô Đối với trẻ nhỏ “chậm hiểu” chơi - tập lần đầu, cô thao tác một cách từ từ, vừa làm vừa hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác Còn đối với những trẻ lớn “nhanh hiểu”,

cô có thể hướng dẫn bằng lời và khuyến khích trẻ tự làm Trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động với đồ vật, cô cần động viên, khuyến khích kịp thời những trẻ

có thao tác, hành động đúng và uốn nắn những trẻ có những thao tác không đúng

Để duy trì hứng thú của trẻ trong hoạt động với đồ vật, cô giáo cần thay đổi đồ chơi, trò chơi chủ đề chơi - tập Ví dụ trong thời gian biểu của tuần, cô

có thể xếp xen kẽ nội dung chơi - tập như thứ ba cho trẻ thực hiện nội dung chơi

- tập xếp chồng, thứ năm trong tuần là “chọn đồ vật có màu xanh”

2.2.1 Nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ trong năm đầu

Tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ trong năm đầu được tiến hành trong các giờ chơi - tập hàng ngày ở trường mầm non Mỗi ngày cô nên tổ chức cho trẻ chơi - tập 2 lần (vào buổi sáng và chiều), khi trẻ đang thức trong tâm trạng thoải mái

Trang 26

Thời lượng chơi - tập tuỳ thuộc vào từng độ tuổi của trẻ, thời điểm tổ chức chơi tập, và nội dung cụ thể của mỗi hoạt động

Nội dung chơi tập của trẻ ở độ tuổi này gồm: hoạt động phát triển vận động, nhận biết và luyện các giác quan, trò chuyện, tập nói, nghe hát, nghe nhạc

Trong thời điểm chơi - tập có chủ đích, cô cần xây dựng kế hoạch tuần sao cho mỗi ngày trẻ được tham gia vào một hoạt động chơi - tập có chủ đích với nội dung của một trong những hoạt động trên làm trọng tâm tích hợp với nội dung của một hoặc hai hoạt động khác mang tính hỗ trợ cho nội dung hoạt động trọng tâm đó Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ tập bò, nên kết hợp với việc cho trẻ cầm nắm đồ chơi, tập nói Nếu trẻ chậm biết làm những động tác mới, cần tập cho trẻ nhiều lần trong ngày Tuy nhiên, không được gò ép trẻ mà cần tạo không khí vui

vẻ, thoải mái cho trẻ khi tập luyện

Trong thời điểm tổ chức cho trẻ chơi - tập tự do, cô nên tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ nhằm củng cố những điều trẻ đã biết và những trò chơi mang tính giải trí như: chi chi chành chành, nu na nu nống

2.2.2 Nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ trong năm thứ ba (từ 2 đến 3 tuổi)

2.2.2.1 Tổ chức trò chơi nhận biết - thao tác với đồ vật

Một số trò chơi nhận biết thao tác với đồ vật:

- Trò chơi nhận biết phân biệt màu sắc, hình dạng, kích thước đồ vật

- Trò chơi phát triển các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác ) và phát triển các vận động khéo léo của đôi bàn tay (cầm, nắm, xếp, xâu hạt )

- Trò chơi sử dụng đồ vật: Trẻ chơi với các đồ chơi, đồ vật khác nhau như bóng, chuỳ, xúc xắc, vòng, búp bê chơi với các đồ vật có sẵn trong thiên nhiên như cát, sỏi, hoa quả, lá cây, quả khô

- Trò chơi so sánh phân biệt bộ tranh lôtô, ghép đôi

- Khi hướng dẫn loại trò chơi này cô giáo cần chú ý:

+ Cô tham gia trực tiếp chơi cùng với trẻ, giúp trẻ từng động tác chơi Cô giải thích rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu về nội dung, quy tắc và động tác chơi

+ Đối với các trò chơi luyện giác quan và cử động ngón tay, cô giáo cần kết hợp sử dụng đồ chơi với cử chỉ, nét mặt vui tươi, lời nói nhẹ nhàng

+ Đối với trò chơi nhận biết, phân biệt, cần chọn các vật có màu sắc, hình dạng, kích thước rõ ràng, chỉ có đặc điểm khác biệt, còn lại là các đặc điểm khác phải giống nhau

2.2.2.2 Tổ chức trò chơi xếp hình

Trang 27

Những trò chơi xếp hình giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, rèn luyện kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt, đồng thời giúp trẻ nhận biết màu sắc, tên gọi một số hình (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác )

Từ những hình khác nhau có thể xếp bàn ghế, nhà, gường, cổng, con đường, hàng rào, bậc thang

Khi hướng dẫn trẻ chơi cô giáo cần chú ý:

- Cho trẻ quan sát đồ vật mà trẻ sẽ phải xếp

- Cô chuẩn bị dụng cụ theo số lượng trẻ tham gia

- Kích thích hứng thú của trẻ đến trò chơi xếp hình bằng cách tạo nên những tình huống khác nhau, để từ đó đề nghị giải quyết hoặc có thể dùng kể chuyện ngắn gọn, sau đó cô bắt đầu làm mẫu cho trẻ xem, dạy trẻ biết xếp chồng các khối lên nhau, xếp cạnh nhau và xếp cách nhau, rồi để trẻ tự làm

- Dạy trẻ hiểu ý nghĩa, tác dụng của từng loại đồ vật mà trẻ xếp được

- Cho trẻ luyện tập, trẻ làm một mình, cô theo dõi hướng dẫn giúp trẻ làm khi trẻ lúng túng, khen ngợi động viên những trẻ làm đúng, nhanh, đẹp

2.2.2.3 Tổ chức trò chơi vận động

Các trò chơi vận động tạo cho trẻ trạng thái vui vẻ, sôi nổi, thoả mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, đồng thời thúc đẩy sự hoàn thiện các vận động cơ bản

Cụ thể, cần tổ chức cho trẻ 3 tuổi chơi hai loại trò chơi vận động sau đây:

- Trò chơi vận động có chủ đề (đuổi bắt lấy thỏ, hái quả )

- Trò chơi vận động không có chủ đề (trò chơi luyện các vận động trườn,

bò, leo trèo ) Trò chơi với các thiết bị đồ chơi (leo thang, cầu trượt, bập bệnh )

Khi tổ chức cho trẻ chơi cô cần chú ý:

- Chuẩn bị chỗ chơi rộng rãi, tốt nhất là ngoài trời, đảm bảo an toàn cho trẻ

- Chuẩn bị các dụng cụ luyện tập, đồ chơi cần thiết, bố trí hợp lí

- Lôi cuốn trẻ vào trò chơi, kích thích tâm thế phấn khởi chờ đón niềm vui

do trò chơi mang đến

- Cô giải thích ngắn gọn về nội dung chơi, luật chơi, hướng dẫn cách chơi, làm mẫu động tác kèm theo lời nói Cô cùng chơi với trẻ và thường đóng vai chính trong các trò chơi vận động có chủ đề, chọn một số trẻ nhanh nhẹn lên chơi trước để các trẻ khác nhìn và bắt chước

- Đối với các trò chơi với dụng cụ thể dục, cô tập cho trẻ đúng yêu cầu và thường xuyên quán xuyến để đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi Điều quan trọng

là làm cho trẻ thích chơi và trò chơi mang lại niềm vui cho trẻ

2.2.2.4 Tổ chức trò chơi sinh hoạt cho trẻ (trò chơi mô phỏng)

Trang 28

Sang năm thứ ba, trẻ vẫn thích chơi với đồ chơi, từ các thao tác sờ mó đồ vật dần dần chuyển sang các thao tác vui Ví dụ cho búp bê ăn, rửa mặt cho búp bê

Trong trò chơi của mình, trẻ giả vờ làm người lớn, bắt chước việc làm của người lớn như: bán hàng, giặt quần áo, bế em, mặc áo quần cho búp bê

Trẻ ba tuổi giả vờ là như thật, biết dùng vật này thay thế cho vật khác, bắt chước người lớn một số hành động Trong nội dung trò chơi của trẻ thường là

mô phỏng vai đơn giản (chơi bán hàng, ru em ngủ ) Do vậy, để hướng dẫn trẻ chơi cô giáo cần chú ý:

- Trước khi cho trẻ chơi cô cần cung cấp làm tăng vốn hiểu biết của trẻ về cuộc sống xung quanh bằng cách cho trẻ xem tranh ảnh, quan sát thực tế và đặc biệt cần chỉ cho trẻ biết những động tác, biết những việc làm mà trẻ quan sát

- Cô đóng vai chính, lấy vai của mình làm mẫu để trẻ học cách chơi, đồng thời khuyến khích trẻ chủ động bắt chước các hành động của người lớn

- Cô chú ý không can thiệp thô bạo vào trò chơi của trẻ, không bắt trẻ phải chơi theo ý muốn của cô

- Luôn luôn quan tâm làm giàu trí tưởng sáng tạo của trẻ và làm giàu các thao tác chơi với đồ vật, đồ chơi cho trẻ

- Khi hướng dẫn trẻ chơi, cô cần kịp thời thay đổi một cách hợp lý tính chất trò chơi của trẻ, không bắt trẻ chơi những trò chơi quá cao so với khả năng của trẻ và cũng không lặp đi lặp lại nhiều lần trò chơi mà trẻ đã chán hoặc trò chơi quá đơn giản so với bản thân trẻ Cần chú ý phát triển hứng thú và tính chủ động, tích cực của trẻ khi chơi Cần tận dụng mọi trường hợp để làm cho cảm xúc và ấn tượng của trẻ thêm phong phú, tạo cho trẻ có nhiều dịp vui chơi thoải mái

Tóm lại, việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ trong năm thứ ba là cần thiết

vì trẻ ở lứa tuổi này thường học qua chơi và chính cô giáo là người trực tiếp tham gia và hướng dẫn cho trẻ chơi Nhờ có sự hỗ trợ của cô giáo trẻ sẽ tiến hành trò chơi tốt hơn Nếu không có sự hướng dẫn đúng đắn của cô giáo, trẻ không thể phát triển, không thể lớn lên được Điều quan trọng nhất, cô hiểu từng

cá nhân trẻ, hiểu đặc điểm phát triển, mức độ phát triển để từ đó chọn những trò chơi phù hợp giúp trẻ vừa có thể rèn luyện kỹ năng đã có, vừa tạo điều kiện cho trẻ học thêm một số kỹ năng mới Qua mỗi trò chơi, trẻ thấy mình học được cái

gì đó, thúc đẩy trẻ vươn lên và có hứng thú với trò chơi tiếp theo

2.2.3 Tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ở nhóm không cùng độ tuổi

Dựa vào đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ trong từng tháng, từng năm, các nhà giáo dục mầm non đã chia tuổi nhà trẻ thành ba thời kì: từ lọt lòng

Trang 29

đến 12 tháng tuổi, từ 12 - 24 tháng tuổi, từ 24 - 36 tháng tuổi Trẻ ở mỗi giai đoạn có chế độ chăm sóc - giáo dục riêng, phù hợp với đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ và việc tổ chức chăm sóc- giáo dục nói chung và tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ theo nhóm tuổi Song trong thực tiễn Việt Nam hiện nay,

ở một số địa phương (nhất là vùng sâu, vùng xa, miền núi), số lượng trẻ đi nhà trẻ trường mẫu giáo rất ít, khó có điều kiện để tổ chức chăm sóc - giáo dục trẻ trong các nhóm, lớp cùng độ tuổi Việc tổ chức nhóm, lớp ghép là một giải pháp tình thế nhằm đáp ứng được thực trạng công tác giáo dục mầm non ở những mới còn khó khăn Mặc dù còn những hạn chế nhất định trong quá trình chăm sóc- giáo dục trẻ: khó xây dựng được nhiều chế độ sinh hoạt chung, buộc cô giáo phải thực hiện một chế độ sinh hoạt trong ngày Nhưng ở nhóm trẻ không cùng

độ tuổi cũng có những lợi thế đáng kể trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ Một mặt nhóm trẻ này tạo ra không khí quan hệ kiểu gia đình, một yếu tố quan trọng đối với cuộc sống tinh thần của trẻ nhỏ Mặt khác, trong nhóm trẻ không cùng

độ tuổi, nếu cô giáo tổ chức các hoạt động và sinh hoạt một cách khoa học và khéo léo, trẻ sẽ học tập, giúp đỡ lẫn nhau một cách tự nguyện, tự giác Trẻ lớn tỏ

ra là anh chị gương mẫu trong sinh hoạt, trong chơi - tập, sẵn sàng giúp đỡ, nhường nhịn em nhỏ và trong một chừng mực nào đó có thể hướng dẫn em nhỏ chơi - tập, chỉ bảo các em nhỏ trong sinh hoạt, giao tiếp, trẻ nhỏ bắt chước anh chị trong sinh hoạt, chơi - tập, nghe lời chỉ bảo của anh chị Như vậy, nhóm trẻ không cùng độ tuổi trở thành phương tiện để giáo dục và tự giáo dục có hiệu quả

- Nghiên cứu chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ ở từng độ tuổi để thiết

kế các hoạt động phù hợp với độ tuổi Như vậy, trong giờ chơi - tập có thể có nhiều dạng hoạt động chơi - tập với đồ vật khác nhau hoặc cùng hoạt động với một đồ vật nhưng có yêu cầu khác nhau cho từng trẻ

- Khi xác định được các hoạt động với đồ vật việc tổ chức cho trẻ cần thực hiện với từng trẻ, cô giáo cần chuẩn bị đầy đủ đồ vật, đồ chơi phù hợp với mỗi hoạt động và phù hợp với yêu cầu đặt ra cho từng nhóm Để giờ chơi - tập diễn ra một cách thuận tiện, cô có thể tổ chức trẻ ngồi thành từng góc theo lứa tuổi Các góc chơi bố trí sao cho cô tiện quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ khi cần thiết

Trang 30

- Khi tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật, cô cần hướng dẫn trẻ quan sát

cô làm mẫu Cô vừa làm mẫu một cách chậm rãi vừa giải thích để trẻ nhìn, nghe, hiểu và bắt chước làm theo cô Mức độ chỉ dẫn của cô với các nhóm có sự khác nhau Đối với nhóm trẻ nhỏ cô hướng dẫn tỉ mỉ, chậm rãi hơn, đồng thời cùng làm với trẻ Đối với trẻ lớn, cô có thể chỉ cần hướng dẫn bằng lời kèm theo các thao tác mẫu để trẻ quan sát và bắt chước Trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật, cô không chỉ bao quát, theo dõi, giúp đỡ trẻ khi cần thiết mà cần phải động viên kịp thời những trẻ làm đúng, làm nhanh, nhất là những trẻ ở lứa tuổi nhỏ Nếu các tổ cùng hoạt động một loài đồ vật, cô cần kích lệ trẻ nhỏ quan sát, bắt chước trẻ lớn, trẻ lớn hướng dẫn, chỉ bảo và cùng chơi với trẻ nhỏ

- Kết thúc giờ chơi - tập cô hướng dẫn trẻ cất dọn đồ dùng, đồ chơi, khuyến khích trẻ lớn giúp trẻ nhỏ trong quá trình cất dọn đồ chơi, trẻ nhỏ bắt chước các anh, chị cất đồ chơi

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TÂP

1 Nêu những đặc điểm đặc trưng của trò chơi phản ánh sinh hoạt Cho ví dụ minh họa

2 Phân tích những yêu càu chung khi hướng dẫn trò chơi phản ánh sinh hoạt Cho ví dụ minh họa

3 Nêu sự khác nhau về cách hướng dẫn trò chơi phản ánh sinh hoạt cho trẻ cuối tuổi ấu nhi so với trẻ đầu tuổi ấu nhi

4 Nêu những yêu cầu cơ bản khi hướng dẫn trò chơi xây dựng cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ Cho ví dụ minh họa

5 Nêu những yêu cầu cơ bản khi hướng dẫn trò chơi vận động cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ Cho ví dụ minh họa

Trang 31

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI CHO TRẺ

So với các loại trò chơi khác trò chơi ĐVTCĐ là loại trò chơi mang đầy

đủ nhất, rõ nét nhất các đặc điểm của trò chơi nói chung, nhưng nổi bật nhất là những đặc điểm sau đây:

1) Được gọi là trò chơi ĐVTCĐ trước hết là vì hành động chơi của người tham gia vào trò chơi này bao giờ cũng xoay quanh một chủ đề nhất định, đó là mảng cuộc sống được phản ánh vào trò chơi dựa trên biểu tượng sinh động của chính trẻ em về cuộc sống đang diễn ra hàng ngày, như sinh hoạt gia đình, trường học, giao thông vận tải Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì chủ đề chơi càng phong phú bấy nhiêu và trẻ càng lớn thì chủ đề chơi càng trở nên sâu rộng hơn Lúc đầu trẻ chỉ phản ánh vào trò chơi những mảng cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ như sinh hoạt ở gia đình, ở bệnh viện dần dần những chủ đề lớn hơn, xa hơn như bưu điện, xây dựng, bộ đội

2) Trò chơi ĐVTCĐ bao giờ cũng có vai và hành động chơi chủ yếu nhất

được thể hiện trong trò chơi này là đóng vai, tức là ướm mình vào vị trí của

người lớn nào đó rồi bắt chước hành động của họ để thực hiện các chức năng xã

Trang 32

hội Vai chơi là yếu tố chủ yếu để tạo nên trò chơi này và đóng vai là con đường

dễ nhất giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống của người lớn

Vai chơi là linh hồn của trò chơi này, chính nhờ đóng vai mà trẻ mới có thể trải nghiệm được những xúc cảm vui buồn, sung sướng, khổ đau mới hiểu được thế nào là mẹ, là cô bán hàng Tất nhiên là bằng con đường và tâm hồn

cuả trẻ thơ, nhưng đó lại là điều hết sức cần thiết để qua đó mà trẻ học làm

người

3) Trò chơi ĐVTCĐ không phải là trò chơi cho từng người riêng lẻ

theo kiểu chơi một mình mà đây là trò chơi theo nhóm, các thành viên trong

nhóm cùng hoạt động với nhau, cùng chơi với nhau Để trò chơi ĐVTCĐ

được tiến hành cần phải có nhiều trẻ em cùng tham gia, tức là cần có bạn để cùng chơi với nhau Từ đó, một “xã hội trẻ em” được hình thành với nhiều

mối quan hệ, nhưng nổi bật lên là tính hợp tác giữa các trẻ cùng chơi với

nhau Tính hợp tác là một nét phát triển mới, một nét tiêu biểu trong hoạt

động vui chơi của trẻ em và nó được hình thành bắt đầu từ lứa tuổi mẫu giáo, khi chúng biết chơi với bạn bè

4) Trò chơi ĐVTCĐ là nơi trẻ nhập vào các mối quan hệ xã hội Thực chất của trò chơi ĐVTCĐ là mô hình hoá những quan hệ xã hội mà trẻ chịu sư chi phối đó là những quan hệ xã hội giữa những người lớn với nhau được trẻ quan tâm và trở thành đối tượng hành động của chúng Trong trò chơi ĐVTCĐ các quan hệ xã hội được bộc lộ ra rất rõ rệt, sức sống của trò chơi này là ở chỗ

nó tạo ra mối quan hệ giữa các vai chơi

5) Trò chơi ĐVTCĐ mang tính biểu trưng cao Trong khi chơi đứa trẻ tự nhận cho mình một vai nào đó rồi hành động theo vai với những đồ vật nào đó

và tất cả những gì diễn ra trong trò chơi đều chỉ là tưởng tượng mà thôi Trong khi chơi trẻ thường gặp mâu thuẫn, đó là việc thực hiện hành động của vui chơi như thật nhưng lại với những vật khụng thật Lúc này để trò chơi được tiến hành buộc trẻ phải tưởng tượng cái gậy hay tàu cau này là con ngựa thật, như vậy mới

vui Đây là hoàn cảnh do trẻ tưởng tượng hay còn gọi là hoàn cảnh chơi, trong

đó từ vai chơi, hành động chơi đến đồ chơi đều là giả vờ cả, nhưng lại rất thực đối với trẻ em Sự kiện đó đã cho ra đời một chức năng mới của ý thức - chức

năng kí hiệu - tượng trưng, chức năng này đều có ở hầu hết trong các trò chơi trẻ

em, nhưng nhiều hơn hết và nổi bật hơn là ở trò chơi ĐVTCĐ

3.1.3 Phương pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề

3.1.3.1 Đối với trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi)

a Đặc điểm chơi của trẻ:

Trang 33

- Giai đoạn đầu mẫu giáo: trẻ chủ yếu thao tác với đồ vật, mô phỏng cách hành động của vai chú chưa biết nhận vai (chơi một mình)

- Giai đoạn 2: trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện một số đặc trưng của vai Trẻ chơi riêng lẻ, chơi cạnh nhau

- Giai đoạn cuối: Trẻ biết phối hợp chơi với nhau, hình thành nhóm nhỏ nhưng không bền vững, dễ bị tan vỡ bởi sự hấp dẫn từ cái khác

- Cô giáo thu hút, lôi cuốn trẻ bằng cách giới thiệu sự hấp dẫn của đồ chơi

đã được trình bày ở các góc Gợi ý cho trẻ chọn trò chơi và lựa chọn đóng vai nào, chơi với ai

- Giai đoạn đầu cô gợi ý cho trẻ lựa chọn đồ chơi nhưng ở giai đoạn 2, cô giáo nêh gợi ý cho trẻ nhận vai chơi nào, giai đoạn cuối mẫu giáo bé, cô giáo giới thiệu đồ chơi để gợi ý cho trẻ chơi gì, chơi với ai

- Sau khi trẻ xác định được trò chơi thì cô giáo cùng tham gia trò chơi đóng vai với trẻ

Ở giai đoạn đầu cô làm bạn cùng chơi với trẻ, giúp trẻ bắt chước cách sử dụng

- Trong quá trình chơi, cô giáo vừa chơi để trẻ bắt chước vừa theo dõi trẻ,

do đó thao tác của cô phải chậm và chính xác để trẻ làm theo

- Kết thúc trò chơi một cách nhẹ nhàng, linh hoạt bằng trò chơi chuyển tiếp để tạo tâm thế cho trẻ bước vào một hoạt động khác

3.1.3.2 Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi)

a Đặc điểm chơi của trẻ:

- Trẻ chơi theo nhóm nhỏ và cùng bàn bạc về một chủ đề chơi, nội dung

Trang 34

- Trẻ thể hiện vai chơi một cách tuần tự, chi tiết, thể hiện vai chơi qua các hành động với đồ vật và biết thể hiện một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi

- Trẻ chơi độc lập và sáng tạo hơn, biết tự đánh giá, nhận xét vai chơi của bản thân và của các bạn

Bước 1: Thỏa thuận trước khi chơi

- Hướng dẫn trẻ bàn bạc về chủ đề chơi bằng cách thăm dò sở thích chơi của một số trẻ

- Trẻ rủ bạn chơi cùng và lựa chọn một góc chơi mà trẻ thích và tiến hành chơi

- Cô giáo chú ý cho trẻ thỏa thuận về trò chơi, gợi ý phân vai và thiết lập các mối quan hệ trong trò chơi

Bước 2: Hướng dẫn quá trình chơi

- Cô giáo không đóng vai và cùng chơi với trẻ Cô cần bao quát các trẻ khi chơi, nắm được ý đồ trẻ khi chơi, tác động phù hợp và đúng lúc để duy trì hứng thú cho trẻ, cô cũng là người tháo gỡ những khúc mắc giữa các trẻ khi cần thiết

- Giúp trẻ phối hợp hành động vai chơi với nhóm chơi, duy trì cccnhoms chơi bền vững, giúp trẻ thực hiện vai chơi tuần tự và phong phú

- Cuối năm cô giáo phát triển cho trẻ hơn về nội dung chơi cũng như năng lực điều khiển trò chơi trong nhóm nhỏ

Bước 3: Nhận xét chơi

- Kịp thời khen ngợi trẻ có biểu hiện hợp tác cùng bạn để chơi hay có kỹ năng chơi đồng thời điều chỉnh, uốn nắn những hành vi, thái độ không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội

- Gợi ý nội dung mới tạo sự chờ đợi ở buổi chơi hôm sau

3.1.3.3 Đối với trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)

a Đặc điểm chơi của trẻ:

Trang 35

- Trẻ đã có kỹ năng tổ chức trò chơi, trẻ chơi một cách độc lập và sáng tạo, nội dung chơi phong phú, phản ánh được phần nào cuộc sống thực

- Tạo lập nhóm đã có sự bền vững và liên kết các nhóm khác tạo nên một tập thể lớn hơn Đây là giai đoạn phát triển nhất của trẻ về tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề

- Trẻ biết chơi trong tập thể, tự thảo luận, bàn bạc, tổ chức chơi, biết giữ nội quy của tập thể, biết sử dung đồ dùng, đồ chơi thay thế

b Yêu cầu:

- Trẻ biết tổ chức trò chơi và biết chơi trong tập thể

- Trẻ biết cùng nhau thảo luận, bàn bạc về chủ đề, nội dung, phân vai, cách tổ chức trò chơi

- Trẻ biết tự đánh giá mình và đánh giá bạn dựa vào yêu cầu của tập thể chơi

c Phương pháp hướng dẫn

Bước 1: THỏa thuận trước khi chơi

- Cô tổ chức cho trẻ bàn bạc, thảo luận dưới hình thức cả lớp Nội dung bàn bạc gồm: chủ đề chơi, vai chơi, cách thức tổ chức chơi bằng cách đưa ra câu hỏi thăm dò ý đồ của trẻ

- Cô gợi ý thiết lập mối quan hệ giữa các vai chơi, các tập thể chơi nhỏ để phục vụ cho chủ đề chơi chung

- Cô tổ chức để trẻ tự tìm bạn chơi và tìm một góc chơi thích hợp

Bước 2: Hướng dẫn chơi

- Nhiệm vụ của cô giáo là quan sát các trẻ thực hiện trò chơi, giúp đỡ trẻ khi cần thiết

- Cô theo dõi quá trình chơi của trẻ và để phát huy vai trò giáo dục của trò chơi, cô nên luân đổi vai chơi cho trẻ

Bước 3: Nhận xét sau khi chơi

- Cô gợi ý cho trẻ nhận xét lẫn nhau dưới hình thức tập thể, hướng trẻ vào việc sử dụng những tiêu chuận đạo đức của vai chơi để nhận xét

- Cô hướng dẫn trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định và chuyển hoạt động bằng trò chơi chuyển tiếp

- Kết thúc trò chơi một cách nhẹ nhàng

3.2 PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI XÂY DỰNG

3.2.1 Khái niệm

Trang 36

Trò chơi xây dựng là trò chơi mà khi đứa trẻ phản ánh hoạt động xây dựng của xã hội người lớn như xây dựng nhà cửa, lâu đài, công viên Thông qua trò chơi xây dựng, các công trình kiến trức muôn màu, muôn vẻ xung quanh được mô phỏng lại bằng mô hình do trẻ làm ra dựa vào những ấn tượng đã tích luỹ trong cuộc sống hàng ngày

3.2.2 Đặc điểm

1) Trò chơi xây dựng thuộc loại trò chơi không có nội dung và luật chơi

có sẵn Khi chơi trẻ phải nghĩ ra những gì cần xây dựng theo ý thích của mình,

có nghĩa là trẻ tự mình hình thành ý đồ xây dựng những “công trình” đã được nhìn thấy trong thực tế, trong sách truyện, trong phim

2) Trò chơi xây dựng là một loại hoạt động có sản phẩm nhưng lại là sản phẩm để chơi chứ không phải là để dùng Thường trẻ xây dựng rồi lại phá đi để xây lại cái khác, nhiều khi xây đi xây lại mãi không biết chán Vì đây là hoạt động vui chơi chứ không phải là lao động như người thợ xây thực sự Trong khi chơi trẻ có thể thay thế các vật liệu xây dựng bằng những “Vật thay thế” Đó là những mẫu gỗ, thanh nhựa có hình thù và màu sắc khác nhau, có khi “vật liệu xây dựng” là những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên như sỏi, đá, đất, cá, cành cây, quả khô Tất cả đều được trẻ sử dụng để xây nên những “công trình kiến trúc” của mình

3) Trò chơi xây dựng gắn chặt với hoạt động tạo hình, nó đòi hỏi trẻ phải

có khả năng tri giác thẩm mỹ, tư duy hình tượng và đặc biệt là tưởng tượng sáng tạo Khả năng tạo hình tốt sẽ giúp cho trò chơi xây dựng được thực hiện thuận lợi Ngược lại, nếu trẻ được chơi nhiều trò chơi xây dựng sẽ kích thích cho khả năng tạo hình được phát triển tốt hơn Mặt khác, trò chơi xây dựng lại gắn liền với hoạt động kĩ thuật, nó đòi hỏi trẻ phải thực hiện những thao tác mang tính kĩ thuật như lắp ghép, vặn óc vít Có thể nói rằng trò chơi xây dựng vừa mang tính mỹ thuật lại vừa mang tính kỹ thuật

4) Trò chơi xây dựng thường có quan hệ với trò chơi đóng vai theo chủ

đề Mối quan hệ đó được thể hiện rất phong phú Như trẻ đóng vai người chở vật liệu, người thợ cả, người quản lý công trình Lúc thì trò chơi xây dựng được chơi như kiểu trò chơi đóng vai theo chủ đề, phản ánh một mảng của cuộc sống

xã hội Lúc thì trò chơi xuất hiện như một bước phát triển mới của trò chơi đóng vai theo chủ đề Ví dụ, trò chơi “dạy học” dang diễn ra rất sôi nổi thì học sinh đến đông quá, lớp lại quá ít Ngay lúc đó, người hiệu trưởng và các giáo viên liền quyết định xây thêm lớp học mới

Trang 37

Trường hợp khá phổ biến là khi trò chơi đóng vai theo chủ đề diễn ra để

mô phỏng về nhiều mặt hoạt động xã hội của người lớn trong cùng một buổi chơi Trò chơi xây dựng lúc này lại là một trong các mảng cuộc sống được tiến hành ở một góc chơi “gia đình” góc “bệnh viện các sinh hoạt xã hội diễn ra thật huyên náo

đó như thế nào, có thể giúp trẻ phác thảo ra giấy hay đất cái mà trẻ sẽ xây dựng Sau đó, bày cho trẻ cách xây dựng, tốt nhất là giáo viên cùng chơi với trẻ để trao đổi giúp trẻ điều chỉnh “công trình” sao cho đẹp và hợp lý

- Trò chơi xây dựng tuy là hoạt động có sản phẩm, nhưng sản phẩm để chơi chứ không phải để dùng Vì vậy, giáo viên hướng dẫn cần phải duy trì không khí vui vẻ, không nên biến trò chơi xây dựng thành một việc làm nghiêm túc, biến hành động chơi của trẻ thành công việc lao động của người lớn, buộc phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của việc tạo ra sản phẩm thực thụ Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động một cách tự do, thoải mái

- Cần phát huy tính độc lập và óc sáng tạo của trẻ Trò chơi xây dựng đòi hỏi người chơi phải có tính độc lập và nhiều sáng kiến mới tạo ra được những

“sản phẩm” độc đáo Trong tất cả các khâu của trò chơi đều cần để cho trẻ tích cực chủ động, người hướng dẫn chỉ nên gợi ý, dẫn dắt trẻ một cách nhẹ nhàng,

tự nhiên Đặc biệt cần phát huy sáng kiến của trẻ để tạo ra những mô hình xây dựng mới mẻ và dể giải quyết những khó khăn gặp phải trong khi chơi

- Trò chơi xây dựng là một hoạt động mang tính kỹ thuật rõ nét, nên giáo viên cần chú ý dạy trẻ những thao tác kỹ thuật cần thiết Đối với trẻ còn bé thì giáo viên dạy trẻ những thao tác đơn giản như đặt kề, đặt chồng, xếp các hình khối Đối với trẻ lớn thì dạy trẻ những thao tác phức tạp hơn như lắp ráp, chắp ghép, vặn đinh ốc Sự hình thành những kỹ thuật này cho trẻ cần tiến hành một

Ngày đăng: 10/08/2017, 16:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w