Khái niệm: TCXD là loại trò chơi mà trẻ sử dụng đồ chơi, vật liệu chơi để mô phỏng lại dưới dạng mô hình hiện thực xung quanh đặc biệt là thế giới đồ vật trong các công trình xây dựng, l
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MÔN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Câu 3: Phân tích đặc điểm và ý nghĩa của trò chơi xây dựng -lắp ghép đối với sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo KLSP?
1 Khái niệm: TCXD là loại trò chơi mà trẻ sử dụng đồ chơi, vật liệu chơi để
mô phỏng lại dưới dạng mô hình hiện thực xung quanh (đặc biệt là thế giới
đồ vật) trong các công trình xây dựng, lắp ghép của mình nhờ trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ
2 Đặc điểm của trò chơi xây dựng
- TCXD là loại trò chơi mà khi trẻ tham gia chơi bao giờ cũng tạo ra sản phẩm , nhưng là sản phẩm để chơi chứ không phải là sản phẩm để dùng Sản phẩm này mang tính tự do, tự lực và sáng tạo rõ rệt Trong khi chơi, trẻ có thể thay thế vật liệu chuyên biệt thật bằng những vật liệu thay thế Đó là những mẩu gỗ, thanh nhựa có hình thù và màu sắc khác nhau; đó là những viên sỏi, vỏ sò, vỏ ốc, hột hạt, lá khô… được trẻ sử dụng để xây dựng nên những “công trình” của mình Thường trẻ xây xong công trình rồi lại phá đi
để xây lại cái khác, nhiều khi xây đi xây lại mãi mà không chán VD: …
- TCXD gắn chặt với hoạt động tạo hình, nó đòi hỏi trẻ phải có khả năng tri giác thẩm mĩ và tư duy hình tượng, đặc biệt là trí tưởng tượng sáng tạo Khả năng tạo hình tốt sẽ giúp cho trò chơi xây dựng được thuận lợi, ngược lại trẻ được chơi nhiều trò chơi xây dựng cũng giúp cho khả năng tạo hình phát triển tốt Mặt khác TCXD lại gắn liền với hoạt động mang tính kĩ thuật, đòi hỏi trẻ phải có khả năng xây dựng; lắp ráp những “vật liệu” thành những
“công trình” theo ý đồ xây dựng của mình Do vậy có thể nói, TCXD vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính kĩ thuật
-
Câu 4: Phân tích Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của trò chơi đóng kịch đối với sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo, từ đó rút ra KLSP
1 Phân tích khái niệm:
Trò chơi đóng kịch (TCĐK)là trò chơi đóng vai theo tác phẩm văn học (truyện ngụ ngôn, cổ tích, thần thoại …) nhờ trí tưởng tượng sáng tạo và cảm xúc của mình trẻ tái hiện lại tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học
Để tham gia trò chơi này trước hết trẻ phải cảm thụ được tác phẩm văn học, nắm được cốt truyện, tính cách nhân vật theo một kịch bản Do vậy trò chơi này phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo, khi mà vốn sống, ngôn ngữ của trẻ đã khá phát triển VD (khái quát 1 trò chơi)
2 Đặc điểm của TCĐK
- TCĐK là loại trò chơi có chủ đề, có vai chơi, nội dung chơi, nhưng nội dung chơi, vai chơi, hành động chơi được xác định trước trong tác phẩm văn học (chứ không phải do trẻ tự nghĩ ra) Có thể nói đây là một biến thể của TCĐVTCĐ Tính sáng tạo của trẻ được thể hiện ở cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,
Trang 2lời nói … làm nổi bật tính cách nhân vật của tác phẩm văn học chứ không làm sai lạc tính cách nhân vật (nhân vật tốt, đáng yêu trở nên tốt hơn, đáng yêu hơn; nhân vật xấu xa, đáng ghét trở nên xấu xa hơn, đáng ghét hơn) Đó
là con đường giúp trẻ cảm thụ nghề thuật thông qua các tác phẩm văn học
- TCĐK là một loại trò chơi mang tính nghệ thuật Tuy nhiên nó không phải
là một hoạt động nghệ thuật mà chỉ là trò chơi thôi Tính nghệ thuật và tính chất chơi là hai yếu tố kết hợp chặt chẽ với nhau trong nội dung chơi cũng như quá trình tổ chức trò chơi
+ Yếu tố nghệ thuật trong nội dung chơi cũng như quá trình tổ chức trò chơi được thể hiện ở những điểm sau:
/ Trò chơi đóng kịch bao giờ cũng có kịch bản, đó là yếu tố trung tâm giữ vai trò nòng cốt của nghệ thuật kịch Có thể nói thành công của vở kịch phải bắt đầu từ kịch bản Vì vậy việc chuẩn bị kịch bản có ý nghĩa quan trọng khi tổ chức TCĐK Kịch bản vừa đề xuất nội dung, vừa là kế hoạch, chương trình được thực hiện trên “sân khấu”
/ Nhân vật trong TCĐK có thể là người, có thể là con vật, cảnh vật được nhân cách hoá với những phẩm chất tính cách nổi bật như hiền hoặc ác, nhanh hay chậm, khiêm tốn hoặc kiêu căng, nhút nhát hay dũng cảm, tham lam hay tốt bụng, hảo tâm … Để làm nổi bật tính cách nhân vật trẻ phải sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt … nhằm “hoá thân” vào nhân vật để truyền cảm tới “khán giả”, gợi nên ở “khán giả” những suy nghĩa, thái độ phù hợp
/ Việc nhập vai trong trò chơi đóng kịch phải tuân thủ một kịch bản văn học nhất định Do vậy để nhập được vai trẻ phải trải qua một quá trình “lao động nghệ thuật”: tập tành trước khi biểu diễn giống như một nghệ sĩ
/ Trong trò chơi đóng kịch thường có nhân vật người dẫn chuyện Nhân vật này có thể là một cá nhân (cô hoặc trẻ đảm nhiệm), có thể là một nhóm; có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện trên “sân khấu”, nhưng luôn có chức năng xâu chuỗi các sự kiện, làm cho câu chuyên kịch vốn có thể bị lược bỏ bớt các chi tiết phụ vẫn có đầu, có cuối diễn biến mạch lạc, trở nên dễ hiểu đối với trẻ Ngôn ngữ người dẫn chuyện vừa dẫn dắt các nhân vật vừa định hướng quá trình tiếp xúc và cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ
/ Nghệ thuật trong nội dung trò chơi còn được thể hiện ở tính tổng hợp của nội dung kịch bản Để vở kịch diễn ra sôi nổi, hào hứng, vui nhộn, kịch bản cần có thêm những hỗ trợ bằng điệu múa, lời ca, tiếng hát phù hoạ cho tính cách các nhân vật; hoá trang, đạo cụ, sân khấu phù hợp với nhân vật, với chủ
để chơi … cũng tăng thêm sức hấp dẫn của “vở diễn” đối với “khán giả” + Yếu tố chơi trong nội dung cũng như quá trình tổ chức trò chơi đóng kịch được thể hiện ở những điểm sau:
Trang 3/ Lời nói, điệu bộ, cử chỉ của các nhân vật (kể cả “chính diện” lẫn “phản diện”);trang phục, hoá trang, sân khấu; lời hát; điệu múa … đều mang tính hồn nhiên, ngộ nghĩnh phù hợp với tâm lý tuổi thơ
/ Trẻ tham gia trò chơi một cách tự nguyện, thoải mái do sức hấp dẫn của chính trò chơi (được đóng vai này, vai kia) chứ không phải do bị áp đặt Trong thực tế, phần lớn trẻ chỉ thich đóng vai nhân vật tốt, trẻ trung, giỏi giang chứ không muốn đóng vai xấu xí, độc ác, kém cỏi Do vậy, cô giáo cần động viên, khích lệ trẻ không chỉ đóng vai người tốt, việc tốt mà cần phải đóng cả vai xấu xí, độc ác, kém cỏi nữa thì mới vui được Trong nhiều trường hợp, cô cần đóng vai mà trẻ không thích để cùng trẻ thể hiện đúng yêu cầu của kịch bản Khi tham gia những vai như vậy, cô thể hiện sao cho thật ấn tượng, thật vui để khích lệ trẻ tự nguyện nhận vai đó cho những lần chơi tiếp theo Đó là cơ hội giúp trẻ trải nghiệm đời sống tình cảm của các vai và hiểu được cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác từ đó bồi dưỡng tình cảm cho trẻ, hướng tới cái thiện, căm ghét cái ác, luôn sống vì mọi người để phù hợp yêu cầu xã hội
/ TCĐK của trẻ mẫu giáo chỉ là mô phỏng lại nghệ thuật kịch chứ không phải là đóng kịch thực sự Do vậy, trong trò chơi này cả “diễn viên” và
“khán giả” đều thuộc lời nói, hành động của các nhân vật qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tình cảm, trí tưởng tượng
KLSP: …………
3 Ý nghĩa của TCĐK đối với trẻ mẫu giáo
- TCĐK là một trong những con đường giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học
có hiệu quả nhất Bởi lẽ trẻ không chỉ được nghe kể, nghe đọc, phân tích về tác phẩm , về tính cách các nhân vật trong tác phẩm mà còn được trải
nghiệm, được “hoá thân” vào nhân vật Qua đó trẻ cảm nhận một cách sâu sắc tác phẩm
- Khi tham gia trò chơi đóng kịch, trẻ được nhập vai và trải nghiệm đời sống tình cảm của các vai, giúp trẻ hiểu được chân, thiện, mĩ … từ đó bồi dưỡng tình cảm hướng thiện, yêu cái thiện, khinh ghét cái ác và giáo dục lòng nhân
ái cho trẻ
- Trong quá trình chơi, trẻ nhập vai và phản ánh tính cách nhân vật bằng lời nói , cử chỉ, điệu bộ … qua đó mà ngôn ngữ nói chúng, ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ được phát triển; hình thành ở trẻ tâm hồn nghệ sĩ, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ
- Suốt trong quá trình chơi, đòi hỏi trẻ phải huy động các chức năng tâm lý như ngôn ngữ, trí nhớ, óc tưởng tượng, tư duy, xúc cảm … để thể hiện tính cách nhân vật Do vậy mà ngoài sự phát triển ngôn ngữ các chức năng tâm
lý như trí nhớ, tưởng tượng, tư duy, xúc cảm, tình cảm của trẻ cũng được phát triển