1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học anh sơn

25 144 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể quan niệm là việc tổ chức cáchoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TĨNH GIA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU

HỌC ANH SƠN, HUYỆN TĨNH GIA

Người thực hiện: Lường Thị Hiên Chức vụ: Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Anh Sơn SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí Giáo dục

THANH HOÁ NĂM 2017

Trang 2

Mục lục Trang

I MỞ ĐẦU

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3

2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4

3.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ

huynh và nhân dân địa phương về tầm quan trọng của việc giáo

dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

6

3.2 Chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống thông các nội dung “Xây dựng

3.3 Chỉ đạo tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong các môn học và

3.5 Chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua đổi mới

3.6 Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường -xã hội

4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 15

III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân Chấtlượng giáo dục đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào kết quả giáo dục Tiểu học Mỗimôn học ở Tiểu học đều góp phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách conngười mới Đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước vàmục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh hiện naythì việc thực hiện mục tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhântài" đang đặt ra cho ngành Giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêngtrách nhiệm nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang

Trong trường Tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tựnhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động đểphát triển về trí, đức, thể, mỹ Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tựchủ, tự tin và làm chủ cuộc sống

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nguồnnhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Cùng vớicác biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, giáodục kỹ năng sống cho học sinh là yêu cầu vô cùng quan trọng

Mục đích của quá trình giáo dục kỹ năng sống là nhằm trang bị cho họcsinh những kỹ năng cơ bản, cần thiết nhất để các em có thể thích ứng với cuộcsống xã hội thời hiện đại, luôn có những thay đổi trong điều kiện của một xã hộiđang trên đà phát triển và hội nhập Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là giúpcác em rèn kĩ năng ứng xử, thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bảnthân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội trong mọitình huống Hình thành các kĩ năng sống cơ bản đối với học sinh Tiểu học là vôcùng quan trọng bởi kĩ năng sống ảnh hưởng đến quá trình hình thành và pháttriển nhân cách của trẻ và là tiền đề, là nền tảng của nhân cách con người mới.Giáo dục kĩ năng sống là góp phần làm cho cuộc sống cá nhân học sinh cũngnhư cộng đồng được tốt đẹp hơn

Những năm gần đây, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, họcsinh tích cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ việc giáo dục kỹ năngsống cho học sinh ngày càng được quan tâm Đặc biệt, năm học 2016-2017Thông tư Số 22/2016/TT-BGDĐT về sửa đổi bổ sung một số điều của quy địnhđánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn toàn thay thếThông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 quy định đánh giá

và xếp loại học sinh Tiểu học, thì giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là mộttrong ba nội dung giáo dục cơ bản song hành với việc lĩnh hội tri thức, vốn hiểubiết và phẩm chất, năng lực

Trang 4

Xác định được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc giáo dục kĩnăng sống đối với học sinh Tiểu học, Với vị trí là một Hiệu trưởng trường Tiểuhọc, bản thân tôi đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu, đưa ra biện pháp giáo dục kĩ

năng sống và đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm “Một số số biện pháp nâng

cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Anh Sơn, huyện Tĩnh Gia”.

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lí luận và pháp lý: phân tích, đối chiếu với thực trạng củanhà trường trong thời điểm hiện tại để qua đó tìm ra các biện pháp, giải phápmới hiệu quả hơn cho các hoạt động giáo dục kĩ năng sống

Xây dựng mô hình để giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sốnggiúp cho học sinh có tinh thần và thái độ học tập tự giác, tích cực, sống có lýtưởng và hoài bảo, ứng xử, hành động mang tính nhân văn Nó còn giúp cho họcsinh có ý thức bảo vệ và rèn luyện cơ thể, không vi phạm tệ nạn xã hội

Đạt hiệu quả cao trong phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, họcsinh tích cực”

Đạt được các mục tiêu của giáo dục, đã được định hướng theo bốn mụctiêu: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống cùng nhau và học để làmngười

3 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng và các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống chohọc sinh trường Tiểu học Anh Sơn, huyện Tĩnh Gia

4 Phương pháp nghiên cứu

Để có thông tin, liệu và kết quả cho sáng kiến của mình bản thân đã sửdụng các phương pháp:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết từ các tài liệu liênquan đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập, xử lí thông tin như: xâydựng kế hoạch chuyên môn, thảo luận với đồng nghiệp, triển khai công tác, tổchức các hoạt động phong trào, điều tra, khảo sát thực tế từ học sinh,

- Phương pháp hệ thống thông tin, thực hành, giải quyết vấn đề như : tổnghợp ý kiến, thu thập thông tin, áp dụng vào thực tế hoạt động trong nhà trường,rút kinh nghiệm và định hướng cách làm cho bản thân

Trang 5

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể quan niệm là việc tổ chức cáchoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia mộtcách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thayđổi hành vi của trẻ theo hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách toàndiện; giúp học sinh có thể sông an toàn, khỏe mạnh và tích cực , chủ động trongcuộc sống hằng ngày Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các

em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các

em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diệnnhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹnăng phù hợp

Vậy kỹ năng sống là gì? Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về

kỹ năng sống Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức tiếp cận khácnhau Thông thường, kỹ năng sống được hiểu là những kỹ năng thực hành màcon người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao

- Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO),

kỹ năng sống là năng lực cá nhânđể họ thực hiện đầy đủ các chức năng và thamgia vào cuộc sống hàng ngày, những kỹ năng đó gắn vói 4 trụ cột của giáo dục:

Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết

định vấn đề, nhận thức được hậu quả của việc làm…;

Học để làm: gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kỹ năng

đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm ;

Học để làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng

thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…;

Học để chung sống: gồm các kỹ năng như giao tiếp, thương lượng, khẳng

định hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông;

- Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là kỹ năng thiết thực

mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh, đó là những kỹ năngtâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với nhữngngười khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay thách thứccủa cuộc sống hằng ngày

Tương đồng với quan niệm của WHO, còn có quan niệm kỹ năng sống lànhững kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trịvànhững thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cánhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức củacuộc sống

- Theo UNICEFF, Kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xãhội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở,

Trang 6

giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bảnthân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả Kỹ năng sốngđược thể hiện ở những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác độngđến những hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hànhđộng nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.

Có thể thấy rằng kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cầnthiết cho cuộc sống hàng ngày của con người Về bản chất, đó là kỹ năng tựquản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống,học tập và làm việc hiệu quả… Nói các khác kỹ năng sống là khả năng làm chủbản thân của mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác vàvới xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống Kỹ năng sốnghướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trongnhững hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng

Kỹ năng sống được hình thành thông qua một quá trình sống, rèn luyện,học tập trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội Vì vậy, kỹ năng sống củamỗi người vừa có tính cá nhân, vừa có tính xã hội và chịu ảnh hưởng của giađình, cộng đồng, dân tộc Kỹ năng sống mang tính cá nhân bởi vì đó là khả năngcủa mỗi cá nhân Mặt khác kỹ năng sống có tính xã hội là vì trong mỗi giai đoạncủa sự phát triển xã hội, mỗi tôn giáo, cá nhân được yêu cầu để có sự phùhợpvới những kỹ năng sống ấy Ví dụ: kỹ năng sống của những người sống ởnhững vùng miền khác nhau có sự khác nhau…

2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Qua nhiều năm theo dõi, quản lí chỉ đạo ở Trường Tiểu học Anh Sơn, tôithấy thực trạng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học còn nhiều khókhăn cụ thể như sau:

Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năngsống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nênchưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt độngnày nên làm mất sự hứng thú của học sinh

Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ítsáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động tập trung nhiều cho học kiếnthức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự

ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau Kỹ năng giao tiếp hạn chế, hay nóitục, chửi bậy

Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹnăng thực hành xã hội là do phụ huynh không cho phép Đa số phụ huynh chorằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức Phụ huynh học sinh chỉ khuyếnkhích các con tìm kiến thức mà không hướng cho con em mình tích cực thamgia các hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình Phụhuynh chưa quan tâm đến việc giao tiếp trong gia đình cho con em mình, xưng

hô chưa chuẩn mực nên các em xưng hô thiếu lịch sự và thiện cảm

Trang 7

Trước những thực trạng đó, Ban giám hiệu nhà trường đã tích cực chỉnâng cáo chất lượng giáo dục kĩ nang sống cho học sinh Thực trạng về công tácchỉ đạo giáo dục kĩ năng sông trong nhà trường như sau:

Trường Tiểu học Anh Sơn là một trường vùng xa nằm ở phía Tây Bắc củahuyện, cách trung tâm huyện 20km, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn Năm học2016-2017, nhà trường có 16 lớp với tổng số 425 học sinh Trường đã đượcđược công nhận trường chuẩn Quốc gia trong năm học 2015-2016 Trong nhiềunăm trường liên tục đat danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện Trong hoạt độngchuyên môn dạy và học, Nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng caochất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, khôngngừng đổi mới PPDH phù hợp với nội dung chương trình Và đặc biệt chú trọng

đến việc"Giáo dục kỹ năng sống" cho học sinh Nhà trường coi đây là một

trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.Chính vì thế ngay sau khi Bộ Giáo dục đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năngsống lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhàtrường tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ giáo viên về việc tăngcường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Đẩy mạnh thực hiện phong trào thiđua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Mỗi thầy, cô giáo tâmhuyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.Mỗi giáo viên trong nhà trường không chỉ nâng cao chất lượng chuyên mônnghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm củahọc sinh

Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường, ngoài việc lồngghép vào các môn học hàng ngày, hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trongnhững con đường giáo dục có hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh Chính vì thế ngoài việc xây dựng và hoàn thiện các quy tắc ứng xử vănhóa trong nhà trường, bằng nhiều hình thức khác nhau nhà trường thường xuyên

tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa với các cuộc thi như "Rung chuôngvàng các môn học", "Giao lưu các Câu lạc bộ", Múa hát tập thể sân trường, Hộithi văn nghệ , Kể chuyện chào mừng các ngày lễ lớn, trò chơi dân gian, trò chơivận động,… tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường, tổ chức cáchoạt động quyên góp ủng hộ bạn nghèo, bạn bị bệnh tật hiểm nghèo Thông quanhững hoạt động này, nhà trường muốn rèn luyện cho các em học sinh tínhđoàn kết tập thể, khả năng làm việc theo nhóm Đồng thời xây dựng tinh thầnchia sẻ, ý thức trách nhiệm cho các em

Chính nhờ việc chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhàtrường đã tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong họctập, học sinh nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòi những kiến thức liên quan đếnbài học để liên hệ áp dụng vào thực tiễn, qua đó phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của học sinh Các em cảm thấy rất vui và biết thêm nhiều kiếnthức Nhờ đó các em biết tự chăm sóc bản thân như là tự sắp xếp góc học tậpthật ngăn nắp, tự giặt quần áo cho mình, vệ sinh cá nhân và môi trường sống

Trang 8

Ngoài ra, em còn giúp bố mẹ nhiều việc nhà Đây được xem là bước tiến quantrọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục xem học sinh là trungtâm, góp phần tạo điều kiện cho việc hoàn thiện nhân cách học sinh ngay từ khicòn ngồi trên ghế nhà trường.

Từ những thực trạng trên đây, thì việc "Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học" là một việc làm vô cùng cần thiết giúp cho các em say mê, hứng

thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trongviệc thể hiện những năng lực của bản thân

3 Các biện pháp đã áp dụng

3.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh

và nhân dân địa phương về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học.

Nhà trường tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ về tầm quantrọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học từ đó sẽ có biệnpháp phối hợp giáo dục một cách đồng bộ Đặc biệt là cán bộ giáo viên có nhậnthức đúng đắn thì sẽ tự giác chú trọng tới việc học hỏi kinh nghiệm triển khai,lồng ghép nội dung này vào các bài dạy có khả năng tích hợp và các buổi hoạtđộng ngoài giờ

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên bằng cáchtạo điều kiện cho họ được tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề, hội thảo, trang bị tàiliệu, nghiên cứu về nội dung giáo kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

Nâng cao nhận thức đối với phụ huynh: Thông qua các buổi họp phụhuynh toàn trường, các buổi giao ban Ban đại diện cha mẹ học sinh, các buổigiao lưu, hội thảo giữa cán bộ giáo viên với Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằmcung cấp thêm những kiến thức về giáo dục kỹ năng sống Từ đó họ có tráchnhiệm trong việc tuyên truyền, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục con

em họ biết cách ứng xử, đối xử với cộng đồng, với mọi người xung quanh, vớibạn bè, đặc biệt là với ông bà, cha mẹ, với mọi người trong gia đình

Nâng cao nhận thức đối với nhân dân địa phương: Hiệu trưởng nhà trườngphải coi mình là một thành viên trong ban tuyên truyền của địa phương, cùngvới ban lãnh đạo địa phương đề ra các biện pháp giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất.Phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội, nhất là Hội phụ nữ, các bí thư chi bộ

và xóm trưởng để tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống bằng nhiều hình thức nhưthông qua các cuộc họp của xóm, của chi bộ xóm …

3.2 Chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống thông các nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

a Chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống thông qua việc xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực.

Một trong những mục tiêu quan trọng trong giáo dục của những năm gầnđây là “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Điều quan trọng

mà chúng ta dễ nhận thấy là “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích

Trang 9

cực” chính là tạo môi trường tốt, thuận lợi cho trẻ hình thành và phát triển kĩnăng sống của chính mình.

Đẩy mạnh và hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” với vai trò là một Hiệu trưởng nhà trường thì việc chỉ đạonhà trường thực hiện tốt và đảm bảo tốt 5 nội dung của phong trào thì công tácxây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực là một vấn đề cực kì quan trọng

Có lớp học thân thiện mới có được trường học thân thiện vì việc chỉ đạo xây

dựng “Lớp học thân thiện” là nội dung quan trọng để thực hiện có hiệu quả

phong trào trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, thân thiện trong các mối quan

hệ, thân thiện trong từng cách ứng xử, mỗi học sinh phải có được ý thức tốt

trong học tập và rèn luyện, trong phát triển phẩm chất và năng lực Tập thể lớpluôn có ý thức phấn đấu trở thành lớp điển hình tiên tiến Mọi thành viên phảigương mẫu trong việc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

- Xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, chăm sócbảo vệ cây non, có ý thức cao trong chăm sóc công trình văn hóa, lịch sử ở địaphương, chăm lo xây dựng các công trình công cộng, trồng cây, chăm sóc chođường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp…

- Tạo được phòng học khang trang, sạch, đẹp, đúng yêu cầu sư phạm Sắpxếp, trang trí phòng học sao cho đẹp mắt, sáng tạo và đặc biệt là hợp thị hiếuhọc sinh Tiểu học Phòng học không chỉ là nơi các em mong muốn được tới đểcùng nhau chiếm lĩnh tri thức mà còn phải là nơi để các em tự hào về bản thân,

về lớp mình, trường mình, quê hương mình, , (Xem Phụ lục: Trang trí lớp

tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo,… Điều đó giúp cho các kĩ năng sống tạo đườngmòn trong mỗi các em

Như vậy, thúc đẩy phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực” là một mục tiêu quan trọng của Giáo dục và Đào tạo hiện nay là cơ sởtrong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ

b.Chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động ngoại khóa.

Trang 10

Theo các nhà khoa học và chuyên gia tâm lý học thì “Trong quá trình phát

triển của trẻ nếu thiếu không gian vui chơi trẻ sẽ mất đi sự linh hoạt Thiếu các hoạt động thể chất trẻ sẽ khó lòng phát triển ngôn ngữ, cảm xúc, dễ trầm uất và khó thích nghi với cuộc sống” Điều này có nghĩa các hoạt động ngoại khóa như

hoạt động thể dục thể thao, các câu lạc bộ năng khiếu, các buổi tham quan dãngoại hay các buổi chuyên đề, giao lưu trao đổi văn hóa, hoạt động từ thiện,nhân đạo, các buổi lao động vừa sức, có ý nghĩa đặc biệt và đóng vai trò quantrọng trong giáo dục kĩ năng sống Nhà trường đẫ thành lập các Câu lạc bộ Tùyvào sở thích, năng khiếu về nghệ thật, thể thao hay học tập,… mà học sinh cóthể làm đơn tự nguyện đăng kí nội dung bản thân yêu thích

Lên kế hoạch, nội dung và tổ chức cho học sinh sinh hoạt câu lạc thườngxuyên, định kì đảm bảo chất lượng Sắp xếp lịch để mỗi tháng một Câu lạc bộ

tham gia giao lưu cấp trường (Xem Phụ lục: Tổ chức hoạt động các câu lạc bộ

- Ảnh 3)

Tổ chức triển khai và hưởng ứng triệt để các hoạt động như : nhân đạo, từthiện, tấm lòng vàng, tăm tre ủng hộ người mù, Tết vì người nghèo, thăm viếngnghĩa trang, tổ chức thăm hỏi bạn bè khi ốm đau hoặc khi gia đình có chuyệnkhông vui Các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, chăm sóc và bảo vệ môitrường Làm đồ chơi dân gian, sưu tầm các bài hát, điệu múa thể loại dân ca,

viết, sưu tầm, vẽ, trang trí báo tường chào mừng ngày lễ (Xem Phụ lục: Tổ

chức các hoạt động nhân đạo từ thiện - Ảnh 4)

Tạo mọi điều kiện cho trẻ ứng xử hợp lý các tình huống trong cuộc sốngsinh hoạt, ứng xử văn hóa, loại bỏ bạo lực và tệ nạn xã hội trong học đường.Xây dựng tủ sách dùng chung (tài liệu tham khảo, truyện thiếu nhi, truyện tranh,thơ, vè, ) Quyên góp sách học (tài liệu đã học qua rồi) cho các em học khóasau có hoàn cảnh

và các hoạt động vui chơi giải trí

Ở Tiểu học, trò chơi hay hoạt động vui chơi giải trí có vai trò rất quantrọng trong việc rèn kĩ năng sống Các em học hành và khám phá thông qua tròchơi Các hành động chơi đòi hỏi các em phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề,thực hành các ý tưởng và sáng tạo Để trò chơi đân gian có tác động hiệu quảđến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhà trường đã:

- Phối kết hợp với tổ chức Đoàn, Đội và Sao nhi đồng để giới thiệu các tròchơi dân gian, các loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian tới học sinh của mình

- Lựa chọn, tổ chức, hướng dẫn việc đưa những trò chơi, các loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian vào hoạt động học tập và vui chơi của học sinh

- Phát huy các trò chơi mà trẻ đã biết nhân rộng trong lớp, trong trường, Trò chơi giúp các em phát triển trí tuệ như: cờ vua, ô ăn quan, bịt mắt bắt

dê, rồng rắn lên mây, nhóm bảy nhóm ba,…(Xem Phụ lục: Tổ chức các trò chơi

dân gian - Ảnh 5)

Trang 11

Trò chơi dân gian là những nét văn hoá đặc sắc của địa phương Việc chọnlựa và đưa trò chơi dân gian vào trường học là nhằm góp phần giảm bớt áp lựccủa hoạt động học tập; tạo môi trường giao tiếp lành mạnh, thân thiện, giúp chohọc sinh có những hiểu sâu sắc về những nét đẹp của văn hoá truyền thống,những nét đặc sắc của dân tộc, tạo cơ hội bình đẳng giới, thu hút sự tham giatích cực của học sinh.

d Chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.

Tăng cường giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc, lịch sử, truyền thống cáchmạng cho học sinh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong giáo dục kĩ năng sốngcho học sinh vì vậy nhà trường đã chú trọng:

- Tổ chức giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng, truyền thốngnhà trường cho học sinh

- Hưởng ứng nhiệt tình công tác đảm nhận chăm sóc di tích lịch sử, vănhóa, cách mạng, gia đình liệt sỹ, gia đình diện chính sách hoặc chăm sóc giữ gìn,tôn tạo công trình công cộng ở địa phương do nhà trường phát động và tổ chức

- Giới thiệu các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, các lễ hội, di tích, disản văn hóa, các điểm tham quan du lịch lồng ghép vào chương trình bài giảng ởcác môn học chính khóa, hay các buổi sinh hoạt tập thể đặc biệt là phải giớithiệu cho học sinh biết về các di tích lịch sử văn hoá tại địa phương như: đềnĐào Duy Từ (Nguyên Bình- Tĩnh Gia), đền Quang Trung (Hải Thanh-Tĩnh Gia),đền Bà Triệu (Hậu Lộc), thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc), Lam Kinh (Thọ Xuân) hay

vẻ đẹp của bãi biển Sầm Sơn, gần đây nhất là bãi biển Hải Hòa, khu công nghiệp

Nghi Sơn, (Xem Phụ lục: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu và chăm sóc các Di

tích lịch sử - Ảnh 6)

Hiểu về giá trị và bản sắc các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng tôi chắc

chắn đã tác động tới các em niềm tự hào dân tộc, ý thức, trách nhiệm trong việcbảo vệ giữ gìn và đặc biệt các em biết bộc lộ thái độ đúng mực, bày tỏ tấm lòng

và ý thức, trách nhiệm hơn đối với tương lai của mình và chắc chắn một điều là

kĩ năng sống của trẻ sẽ bộc lộ rõ nét hơn

3.3 Chỉ đạo tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong các môn học và thực hành kĩ năng.

a Tích hợp kĩ năng sống trong các môn học

Mặc dù chưa có được chương trình hay giáo trình học tập cụ thể cho nộidung giáo dục kĩ năng sống nhưng để đáp ứng được mục tiêu giáo dục thì từnăm học 2010 - 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục kĩ năngsống lồng ghép trong từng bộ môn như: Đạo đức, Tiếng Việt, Khoa học Nộidung giảng dạy chỉ là tích hợp mà các em lại chưa được trang bị đầy đủ các kĩ

Trang 12

năng Đây chính là điều khiến người làm công tác giáo dục gặp khó khăn, lúngtúng trong rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.

Trong từng tiết học, giáo viên phải tạo mọi cơ hội cho các em được hoạtđộng, được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các emcòn hay rụt rè, giao tiếp chưa thật tốt qua đó giúp cho các em tích lũy kĩ năngsống

Trong mọi tình huống giáo viên phải luôn tạo cơ hội để trẻ:

- Được tăng cường hoạt động nhóm

- Hiểu rõ mục tiêu mình sẽ phải làm (xác định được mục tiêu)

- Biết rõ bản thân sẽ được hoạt động trong khoảng thời gian cho phép nào

- Xác định rõ được thông tin mình cần tìm kiếm hay khai thác và quyết địnhđược phương án tối ưu cần lựa chọn

- Hợp tác cùng chung sức, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ

- Có nhiều cơ hội để phát biểu, xây dựng và đóng góp ý kiến, bổ sung ýkiến cho bạn thậm chí là cho chính bản thân

- Ngoài việc cho nhóm trưởng trình bày cần tạo điều kiện cho học sinh cònnon yếu, nhút nhát thể hiện hoặc bổ sung (dù biết rõ sẽ không đầy đủ)

- Được đánh giá bạn và tự đánh giá chính mình

- Chịu trách nhiệm với việc mình làm và những vấn đề do mình đưa ra

- Biết lắng nghe, tập trung chú ý, tôn trọng người nói, kiềm chế cảm xúc…Lồng ghép và đảm bảo được các yêu cầu trên là bản thân tôi hướng tới mụctiêu khích lệ, động viên trẻ chủ động chiếm lĩnh tri thức và tạo điều kiện để hìnhthành cho trẻ những kĩ năng cần thiết

Có tới 49 địa chỉ tích hợp kĩ năng sống vào trong bài học trong môn TiếngViệt, 14 địa chỉ tích hợp tương ứng với 14 bài của toàn bộ nội dung chương trìnhcủa môn Đạo đức và 21 địa chỉ trong môn Khoa học Phải khẳng định một điều

là hiệu quả giáo dục kĩ năng sống không thể đo, đếm được bằng con số chínhxác nhưng được thể hiện bằng những được thể hiện bằng những biểu hiện cụthể Các em có ý thức, có thái độ đúng mực, luôn hòa đồng, tự tin, mạnh dạn

Đó chính là hiệu quả của công tác giáo dục kĩ năng sống mang lại

b Giúp trẻ hoàn thành tốt nội dung bài tập thực hành kỹ năng sống

Để nâng cao hiệu quả trong Giáo dục kĩ năng sống, năm học 2016- 2017,Trường Tiểu học Anh Sơn đã tổ chức cho học sinh thực hành kĩ năng sống trêntài liệu “Bài tập thực hành kĩ năng sống” theo khối lớp và lên kế hoạch cụ thể,đưa nội dung thực hành trong các tiết hoạt động tập thể cuối mỗi tuần

Với nội dung các bài tập nhẹ nhàng, đa dạng, phong phú như: xử lí tìnhhuống, đóng vai, vẽ tranh, nối tranh, trò chơi,… Trẻ được thực hành, luyện tập

Ngày đăng: 10/08/2017, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w