1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động NGLL ở trường tiểu học

22 259 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 9,1 MB

Nội dung

Những nội dung đã tổ chức thực hiện của hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp ở trường Tiểu học thị trấn Cành Nàng: Công tác trang trí lớp học: Hằng năm nhà trường đều tổ chức cho các lớpt

Trang 1

8 2.1.1 Khái niệm về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 2

9 2.1.2 Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 2

10 2.1.3 Chức năng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 2

11 2.1.4 Đặc điểm, tính chất của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 3

12 2.1.5 Những nguyên tắc của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 4

6

16 2.3

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học thị trấn Cànhnàng

8

17 2.3.1 Nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục ngoài giờ lên lớp 8

18 2.3.2 Quản lý chặt chẽ việc tổ chức các hoạt đọng ngoài giờ lên lớp 9

19 2.3.3 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế thông qua các hoạt động giao lưu dã ngoại tại cơ sở 12

20 2.3.4

Tăng cường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh vàcác đoàn thể ở địa phương tạo điều kiện cho học sinh được tham gia tìm hiểu,khám phá

15

21 2.4

Kết quả đạt được sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học thị trấn Cành nàng

16

Trang 2

1 Mở đầu:

1.1 Lý do chọn đề tài

Ở trường Tiểu học, ngoài giảng dạy và học tập, hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp cũng giữ một vị trí hết sức quan trọng Nó góp phần quan trọng choviệc rèn luyện thể chất, rèn luyện các kỹ năng sống, giáo dục truyền thống, hìnhthành nhân cách, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh

Giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp các em nhận thức thức thêm về nhữngkiến thức đã được tìm hiểu thông qua các bài học trên lớp bằng thực tiễn cuộcsống trải nghiệm, các em có thêm các kĩ năng giao tiếp, sử lý các tình huốngkhác nhau trong cuộc sống, ứng xử một cách chủ động sáng tạo; tự tin; biết hợptác, chia sẻ và lối sống đoàn kết trong tập thể, Thông qua những hoạt độnghàng ngày, giúp các em giảm căng thẳng trong học tập, đồng thời giúp các em

có được tâm thế thoải mái, sẵn sàng hoạt động, học tập Từ đó kết hợp với hoạtđộng trên lớp thúc đẩy các em học tập đạt kết quả cao nhất Tổ chức hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp là cơ hội phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoàitrường, là điều kiện, là phương tiện để phát huy sức mạnh tổng hợp tham gia vàoquá trình giáo dục của nhà trường

Từ năm học 2008-2009 Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo đưa nội dung giáo dục kỹnăng sống lồng ghép vào một số môn học phù hợp và chuyển tải trong các hoạtđộng ngoài giờ lên lớp từ bậc Tiểu học cho đến Trung học phổ thông Ở trườngtiểu học, trong những năm qua hoạt động ngoài giờ lên lớp đã có nhiều sựchuyển biến tích cực, được các cấp quản lý giáo dục, các trường, đội ngũ giáoviên cũng như được cộng đồng quan tâm Những sân chơi bổ ích, những chuyến

đi dã ngoại, những hoạt động từ thiện, những buổi lao động, đã và đang đượcphát huy mạnh mẽ ở các trường tiểu học

Qua thực tế công tác ở Trường Tiểu học thị trấn Cành Nàng tôi nhận thấy,hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn nhiều hạn chế như: chỉ làm theo phongtrào, qua loa, chiếu lệ, chưa tổ chức được các hoạt động khám phá thực tế hay trảinghiệm, Nội dung giáo dục còn đơn điệu chưa khắc sâu vào ý thức học sinh nêndẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa cao

Từ những lý do trên, với vai trò là Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng TrườngTiểu học thị trấn Cành Nàng tôi nhận thấy cần phải chỉ đạo, quản lý giám sátchặt chẽ hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách tích cực, phát huy vai trò công tácĐội trong trường Tiểu học Chính vì vậy, tôi đã tìm hiểu: “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học thị trấn Cành Nàng” với mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm trongcông tác lãnh đạo, quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểuhọc

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trang 3

Nghiên cứu cơ sở lý luận về chức năng, vai trò chỉ đạo của Hiệu trưởngtrong công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng trong hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Thị trấn – Bá Thước – ThanhHoá

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ngoài giờlên lớp ở Trường Tiểu học thị trấn Cành Nàng

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp quan sát, phỏng vấn

- Phương pháp trải nghiệm

- Phương pháp điều tra

2 Nội dung:

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động cơ bản được thựchiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm đáp ứng những yêucầu đa dạng của đời sống xã hội (vì thế còn gọi là quá trình giáo dục ngoài giờlên lớp)

Chủ thể quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp Hoạt động này do nhàtrường quản lý, tiến hành ngoài giờ học trên lớp theo chương trình kế hoạch dạyhọc Nó được xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhàtrường hoặc trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trìnhgiáo dục, làm cho quá trình đó có thể thực hiện được mọi nơi, mọi lúc

2.1.2 Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vị trí rất quan trọng trong quátrình giáo dục

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận cấu thành tronghoạt động dạy học và giáo dục Theo cách phân chia hiện nay hoạt động dạy học

và giáo dục trong nhà trường được phân chia thành hai bộ phận:

+ Hoạt động dạy học trên lớp

+ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo nên mối liên hệ haichiều giữa nhà trường với xã hội

2.1.3 Chức năng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Củng cố mở rộng, khơi sâu năng lực nhận thức các bộ môn văn hoá,khoa học

Trang 4

- Trực tiếp rèn luyện phẩm chất nhân cách, tính cách tài năng và thiênhướng nghề nghiệp cá nhân hình thành các mối quan hệ giữa con người với đờisống xã hội, con người với thiên nhiên, với môi trường sống.

- Tạo điều kiện cho học sinh hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, bằngcách thông qua các hoạt động tập thể hoạt động xã hội

- Phát huy tác dụng của nhà trường đối với đời sống tạo điều kiện để huyđộng cộng đồng tham gia xây dựng trường học và phát huy tác dụng trong côngtác giáo dục

2.1.4 Đặc điểm, tính chất của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Bình diện hoạt động rộng: Hoạt dộng giáo dục ngoài giờ lên lớp là mộthoạt động phong phú đa dạng Nó diễn ra trong nhà trường với những hoạt độngnhư:

Hoạt động vệ sinh hàng ngày, hàng tuần trong nhà trường, hoạt động củađội ngũ cờ đỏ theo dõi hoạt động của mỗi lớp, hoạt động thể dục giữ giờ, hoạtđộng ca hát Tất cả các hoạt động trên nhằm phục vụ cho việc nắm tri thức khoahọc trên lớp và rèn luyện giáo dục kỷ luật, nề nếp cho các em

Hoạt dộng giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng có thể diễn ra ngoài nhàtrường (dưới sự chỉ đạo của hội đồng sư phạm) để mở rộng giao lưu cho các emgiúp nhà trường hoà nhập với cuộc sống con người, thâm nhập vào các mặt cuộc

sống tạo khả năng thuận lợi để gắn “học” với “ hành”.

- Mang tính quy luật đặc thù của quá trình giáo dục học sinh hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục xã hội đặc biệt của conngười Biến đổi khá phức tạp bên trong nhân cách học sinh Muốn hình thànhphát triển nhân cách học sinh không chỉ đơn thuần những giờ lên lớp mà cònphải thông qua các loại hình hoạt động đa dạng như: Lao động sản xuất, hoạtđộng văn nghệ, thể dục thể thao

Hoạt động giáo dục nói chung rất phức tạp Trong nhà trường hoạt độnggiáo dục phải tiến hành ở mọi nơi, mọi lúc Thông qua các giờ dạy trên lớp,thông qua các hoạt động vui chơi Nghĩa là phải thống nhất giữa trí - đức giữatình cảm - lý trí; giữa nhận thức - hành động

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả năng giáo dục to lớn, làmnảy sinh năng lực phẩm chất, tình cảm mới làm phát triển năng lực thêm hướngphẩm chất tốt đẹp ở con người

Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật

Giáo dục lòng yêu thương đất nước

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không chỉ nhằm mục tiêu giáo dục

tư tưởng đạo đức phẩm chất nhân cách cho các em học sinh mà nhằm đạt nhiềumục tiêu về trí dục, mỹ dục, thể dục lao động

- Tính năng động của chương trình kế hoạch

Trang 5

Về chương trình kế hoạch của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phảixuất phát từ:

* Mục tiêu cấp học:

+ Tình hình cụ thể của địa phương

+ Nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn

+ Tâm lý đặc điểm học sinh từng địa phương trường đóng

Mặc dù phải xây dựng kế hoạch cụ thể từ đầu năm học xong do đặc điểmcủa hoạt động phải làm cho hoạt động sinh động phải điều chỉnh chương trình

kế hoạch không để dập khuôn máy móc

- Tính phong phú đa dạng của nội dung và hình thức hoạt động tính phứctạp khó khăn của việc kiểm tra, đánh giá

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động mang tính tự giác, tựquản cao không thể áp đặt được cho nên người cán bộ quản lý cần chú ý đếnnguyện vọng, sở thích hứng thú của các em Hướng các em vào những hoạtđộng sáng tạo, hấp dẫn để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp Muốn đạt được yêu cầu trên thì nội dung hình thức hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp phải phong phú đa dạng

2.1.5 Những nguyên tắc của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả cần phải tuân theonhững nguyên tắc sau:

Phải đảm bảo tính mục đích, tính tổ chức, tính kế hoạch, bất kỳ hoạt độngnào cũng phải đạt được mục đích nhất định Hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng

có mục đích rõ ràng người cán bộ quản lý phải đề ra được mục đích yêu cầu củaHoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong cả năm học, từng học kỳ, từng hoạtđộng

- Tính tự nguyện, tự giác, tự quản

Nếu hoạt động lên lớp là hoạt động bắt buộc thì hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp là tự nguyện, tự giác Có tự nguyện, tự giác thì mới phát huy được sởtrường, khả năng của học sinh

- Đảm bảo tính tập thể:

Tuy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo sở thích và tính tự nguyện,

tự giác của học sinh nhưng không thể hoạt động đơn lẻ theo kiểu tự do cá nhânđuợc mà phải đảm bảo tính tập thể theo mục đích chỉ đạo chung

- Đảm bảo tính đa dạng phong phú

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng như cuộc sốngvậy, nên nhà trường cũng cần đảm bảo để học sinh tự hoạt động theo sáng kiếnphù hợp với tâm lý các em Người cán bộ quản lý phải biết phát huy để đem lạihiệu quả giáo dục

- Đảm bảo tính hiệu quả

Trang 6

Khi tiến hành hoạt động gì ta cũng phải tính đến hiệu quả Hiệu quả ấy cóthể mang lại lợi ích xã hội hoặc hiệu quả giáo dục.

2.2 Thực trạng của vấn đề.

2.2 1 Thực trạng của việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp ở Trường Tiểu học thị trấn Cành Nàng.

Những nội dung đã tổ chức thực hiện của hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp ở trường Tiểu học thị trấn Cành Nàng:

Công tác trang trí lớp học: Hằng năm nhà trường đều tổ chức cho các lớptrang trí lớp học để chấm vào các dịp chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn nhưngày 20/11; ngày 26/3… Về nội dung này hầu hết các lớp thực hiện khá tốt

Vào đầu năm học nhà trường chỉ đạo giáo viên tổng phụ trách Đội phâncông cụ thể cho các lớp chăm sóc, bảo vệ một bồn hoa cây cảnh và sẽ đượcchấm vào dịp kỷ niệm ngày nhà Giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Đoànthanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 Qua việc thực hiện tất cả các lớp đã cótrách nhiệm cao hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ bồn hoa của lớp mình Tuynhiên để có được những bồn hoa đẹp, như ý thì cũng chưa đạt kết quả cao

Việc xây dựng góc cộng đồng của các lớp đã có sự tham gia của học sinh,giáo viên Tuy nhiên trong những năm qua việc làm trên chưa có sự kết hợptham gia của phụ huynh học sinh mà chỉ là việc làm của học sinh và giáo viênchủ nhiệm Vì vậy góc cộng đồng chưa phong phú đa dạng, chưa có nhiềunhững đồ dùng, dụng cụ mang tính đặc trưng của các dân tộc đang sinh sống ởThị trấn (như dân tộc Thái, Mường, Kinh) còn đơn điệu về chủng loại Việc xâydựng góc cộng đồng chỉ mang tính hình thức chưa thể hiện được bản sắc của cácdân tộc trên địa bàn huyện nói chung và Thị Trấn nói riêng

Việc bình bầu Hội đồng tự quản của lớp là sự tự nguyện của học sinh, sựtín nhiệm của các thành viên trong lớp, của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộmôn, sự tham gia của phụ huynh học sinh Tuy nhiên trong những năm qua việclàm này chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm phân công nhiệm vụ cho từng thànhviên hội đồng tự quản, chưa có sự tham gia của các thành phần khác

Việc tìm hiểu, bảo vệ và chăm sóc các di tích lịch sử, giáo viên Tổng phụtrách đội mới xây dựng kế hoạch, Trong nhiều năm qua chưa tổ chức cho các

em học sinh đến tận nơi để tham quan, giáo dục thực tế Đây là cơ hội tốt chohọc sinh Thị Trấn vì các em ở gần khu tưởng niệm các anh hung liệt sĩ huyện BáThước (phố I Thị Trấn Cành Nàng)

Việc tập thể dục giữa giờ, múa hát sân trường Hầu hết giáo viên chủnhiệm quan niệm rằng việc này là của chị Tổng phụ trách Đội và giáo viên trựcban, nên các buổi tập giáo viên chủ nhiệm gần như không tham gia quán xuyếnhọc sinh dẫn đến các buổi tập của học sinh chưa có chất lượng nhiều em tậpkhông đúng động tác hoặc đùa nghịch trong giờ tập

Trang 7

Việc tập múa, tập hát mới chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị cho những ngày lễlớn trong năm chưa mang tính thường xuyên liên tục; hay chỉ tập múa hát cácbài trong chương trình Âm nhạc của từng khối lớp…

Các hoạt động xã hội như: ủng hộ vùng bị bão lụt, ủng hộ người nghèo…; tổchức giao lưu với học sinh khuyết tật, trẻ mồ côi; Tổ chức các hoạt động từ thiện:vòng tay bè bạn, giúp nhau cùng tiến… chủ yếu do ấn định các mức đóng góp, ủng

hộ chứ chưa thực sự mang tính tự nguyện theo hình thức quyên góp Ngoài ra, nhàtrường chưa đưa vào đánh giá xếp loại thi đua, tuyên dương biểu dương những tậpthể, cá nhân tham gia tích cực; chưa có sơ kết, tổng kết các đợt phát động vì vậyviệc tổ chức đạt kết quả chưa cao

Để nắm bắt kết quả đạt được của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,trong tháng 10 năm 2016, tôi đã chỉ đạo GV TPT Đội xây dựng kế hoạch và tổchức giao lưu tìm hiểu về một số hoạt động chính như: Trường Tiểu học Thịtrấn hiện nay có bao nhiêu lớp, có tổng số bao nhiêu Đội viên và sao nhi đồng(Tìm hiểu về nhà trường), một số câu hỏi về những điều em biết về người dân ởthị trấn Cành Nàng,…

Kết quả khảo sát về một số hiểu biết và kỹ năng cơ bản trong học sinh đầu năm học 2016 – 20167

Tỷ lệ

%

312 Tìm hiểu về nhà nhà trường 152 48.7 Toàn trường

312 Những trò chơi dân gian của người dân

108 Những việc cần làm để bảo vệ rừng 42 38.9 Khối 4, 5

108 Những di tích lịch sử ở huyện Bá

108 Tự tin diễn đạt ngôn ngữ trước cuộc

2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Thị trấn.

- Về phía giáo viên

+ Đối với giáo viên Tổng phụ trách Đội

Công tác chuẩn bị cho buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp cần nhiều thờigian và công sức của giáo viên

Trang 8

Việc tổ chức cho học sinh đi thăm quan, dã ngoại cũng làm cho tâm lýgiáo viên lo ngại sảy ra những việc ngoài ý muốn như ảnh hưởng đến sức khỏecủa học sinh, va chạm khi học sinh hứng thú quá khích….

+ Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp

Nhận thức về tác dụng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáoviên xem đó là hoạt động phụ trợ cho hoạt động giảng dạy - học tập văn hóa

Tâm lý giáo viên ngại khó, và khả năng tổ chức điều hành một buổi sinhhoạt ngoài giờ lên lớp còn hạn chế

- Quản lý chỉ đạo của Ban giám hiệu

+ Nhận thức về tác dụng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưasâu sắc Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được quan tâm đúngmức, còn buông lỏng xem nhẹ, phó mặc giáo viên Tổng phụ trách Đội

+ Chưa thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động ngoài giờ lênlớp và rút ra bài học kinh nghiệm

+ Chương trình Tiểu học hiện tại có nhiều môn học, cơ sở vật chất vàtrang thiết bị nhà trường chưa đáp ứng

+ Nhà trường triển khai dạy đủ 9 môn, có chất lượng nhưng chưa đồng bộ

và chỉ tập trung vào giảng dạy các môn học trong chương trình sách giáo khoahoặc chỉ chú trọng đến "dạy chữ" chứ chưa chú ý đến giáo dục nhân cách chohọc sinh thông qua các bài học, thông qua giáo dục ngoài giờ lên lớp, chưa chủđộng kết hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã hội

+ Thiếu sự thống nhất giữa giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý và cáclực lượng của nhà trường trong việc dạy học giáo dục học sinh

+ Ngân sách nhà trường còn hạn hẹp do đó việc tổ chức các hoạt độngngoài giờ lên lớp gặp khó khăn

- Về phía gia đình

Do một số gia đình có khó khăn về kinh tế thu nhập thấp chưa đủ điềukiện để quan tâm đến việc học tập rèn luyện của con cái hoặc gia đình quánghèo nên các em phải tham gia lao động chẳng có thời gian dành cho việc họctập và tham gia các hoạt động tập thể của nhà trường

Từ thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học ThịTrấn Cành Nàng, tôi thấy rằng hiện nay nhà trường đã có nhiều cố gắng trongviệc chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhưng do nhiều yếu tố đãphân tích ở trên, kết hợp với sự chỉ đạo của hiệu trưởng chưa chặt chẽ, chưa cụthể Chưa phát huy hết sự quan tâm của xã hội và gia đình học sinh Chính vìvậy việc tìm ra một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đểgiáo dục đạo đức, nhân cách, các kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm cấpthiết

Trang 9

2.3 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Thị Trấn Cành Nàng.

2.3 . 1 Nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, giáo viên về tầm quan

trọng của giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng đã quán triệt tư tưởng chỉ đạo về việc

tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong năm học

- Hiệu trưởng tổ chức cho cán bộ giáo viên tiếp thu điều lệ trường Tiểuhọc đặc biệt chú trọng đến chương III, điều 26 quy định các hoạt động giáo dục.Các thành viên trong nhà trường đã thống nhất quan điểm hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp là 1 trong 2 mặt giáo dục trong nhà trường đó là giảng dạy trênlớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Đầu năm học ban giám hiệu nhà trường đã họp hội đồng sư phạm để xâydựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được hiệu trưởng, giáoviên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách đội phối hợp xây dựng dựa vào nhữngcăn cứ sau:

+ Căn cứ vào văn bản pháp quy, quy định của nhà nước về tổ chức hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp

+ Căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường

+ Căn cứ vào nội dung học tập trên lớp của học sinh

+ Căn cứ vào mục đích giáo dục của Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định.+ Căn cứ vào đặc điểm kinh tế chính trị của địa phương

Trên cơ sở những căn cứ mà nhà trường dựa vào đó lập ra bản kế hoạchhoạt động ngoài giờ lên lớp, có lịch hoạt động cân đối từ đầu năm đến cuối năm

cụ thể từng tuần, từng tháng và lịch hoạt động hè cùng địa phương đồng thời bangiám hiệu nhà trường tham mưu với cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương hỗtrợ kinh phí cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giảm bớt khó khăncho hoạt động hàng ngày

Thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Sau khi ra kếhoạch chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, để hoạt động có hiệu quả

cần phải có ban chỉ đạo chịu trách nhiệm về hoạt động cụ thể này Cụ thể:

+ Trưởng ban chỉ đạo: Hiệu trưởng

+ Phó ban chỉ đạo: Giáo viên tổng phụ trách đội

+ Các thành viên: giáo viên chủ nhịêm, giáo viên giáo dục thể chất, giáoviên Âm nhạc, đại diện cha mẹ học sinh, mạng lưới cộng tác viên

- Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nhiệm vụ giúp hiệutrưởng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và chỉ đạo thựchiện chương trình kế hoạch đó

Trang 10

Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường đã chỉđạo các tổ khối chuyên môn, các giáo viên tiến hành nhiều hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp theo chủ đề của từng tháng

2.3.2 Quản lý chặt chẽ việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp phải được xây dựng từ đầu nămhọc, cụ thể, rõ ràng Kế hoạch phải được sự trao đổi thống nhất với các tổ chứcđoàn thể trong và ngoài trường sao cho phù hợp với tình hình thực tế của trường

và đảm bảo khả thi khi thực hiện không bị chồng chéo giữa nhiều hoạt động ảnhhưởng đến các hoạt động khác trong nhà trường Các kế hoạch đều đặn, cân đối từđầu năm đến cuối năm, xây dựng lịch hoạt động theo thời gian Cụ thể như sau:

+ Giờ chào cờ đầu tuần của tháng: Bên cạnh nhiệm vụ đánh giá hoạt độngtuần trước, đưa ra kế hoạch tuần tới, hiệu trưởng phối hợp với tổng phụ trách độidành thời gian để tổ chức tuyên truyền về chủ đề của từng tháng, phát động cácphong trào thi đua trong tháng

Giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ và sinh hoạt lớp cuối tuần phải tiến hànhthường xuyên, liên tục và nghiêm túc

10 Em yêu quê hương

- Thi kể chuyện, vẽ tranh về chủ đề quê hương

- Tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại các công trình, địa danh tiêu biểu của địa phương

11 Kính yêu thầy cô giáo

- Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.

- SHTT chủ đề "Biết ơn thầy cô giáo".

- Làm báo ảnh (Khối 3, 4, 5)

12 Uống nước nhớ nguồn

- Mời cựu chiến binh nói chuyện về truyền thống QĐNDVN.

- Viếng Tượng đài liệt sĩ.

1+2 Giữ gìn truyền thống

văn hóa dân tộc

- Tổ chức trò chơi dân gian.

- Thăm hỏi gia đình chính sách nhân ngày tết nguyên đán.

- SHTT chủ đề "Mừng Đảng- Mừng Xuân".

3 Yêu quý mẹ và cô giáo

- Tổ chức “hội vui học tập”

- SHTT chủ đề "Yêu quý mẹ và cô"

- Tham quan dã ngoại

4 Hòa bình và hữu nghị - Giao lưu về quyền và bổn phận của trẻ em.

- Thi bóng đá mini ( Khối 4, 5).

Trang 11

- Triển lãm tranh vẽ "Công dân tương lai" và cuộc thi "Ý tưởng trẻ thơ".

5 Bác Hồ kính yêu

- Thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm ngoan chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ và ngày thành lập đội TNTP HCM.

- SHTT toàn trường chủ đề "Kính yêu Bác Hồ".

- Hiệu trưởng tổ chức thực hiên kế hoạch:

+ Thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và giaonhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo Tạo mọi điều kiện choban chỉ đạo và giáo viên quán triệt và nhận thức về tầm quan trọng của hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp, trang bị cho họ một số kỹ năng cần thiết trongviệc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

+ Xây dựng biện pháp phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trườngnhư Công đoàn, Đội thiếu niên TPHCM, Tổ khối,…và các lực lượng bên ngoàitrường như Hội cha mẹ học simh, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh,….Quantâm hỗ trợ giúp đỡ nhà trường tổ chức thực hiện tốt kế hoạch hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp

- Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kế hoạch:

+ Chỉ đạo Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Ra quyết định thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp của từng năm học, đưa Chủ tịch Công đoàn, Tổ trưởng chuyên môn, giáoviên có năng khiếu tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào thành phầnban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Phân công cho Tổng phụ tráchđội làm phó ban chỉ đạo, Hiệu trưởng làm trưởng ban

Họp giao ban hàng tháng để nắm bắt tình hình và phân công công việc

Ban chỉ đạo tuyên truyền, vận động các lực lượng trong và ngoài trường

có nhận thức đúng đắn về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Ban chỉ đạo tập huấn kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể cho giáo viên,hướng dẫn soạn kế hoạch bài dạy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn thông qua Ban chỉ đạo:

Sinh hoạt tổ chuyên môn;

Thống nhất tổ chức các hoạt động trong khối, trong trường chẳng hạn: Tổchức chuyên đề sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội, hoạt động tập thể theo từng chủ đềcủa tháng, tổ chức trò chơi dân gian phù hợp …

Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thông qua ban chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm

vụ tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hiệu trưởng thông qua ban chỉ đạo phối hợp nhịp nhàng với các đoàn thểtrong nhà trường như: Công đoàn, chi đoàn giáo viên, Đội thiếu niên tiền phong

Hồ Chí Minh tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Ngày đăng: 10/08/2017, 10:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w