1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN giải pháp nâng cao nghề cho sinh viên thông qua việc hướng dẫn kiến tập, thực tập tai trường mầm non

20 301 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 199 KB

Nội dung

Đối tượng nghiờn cứu: Nghiờn cứu thực trạng hoạt động thực tập, kiến tập của sinh viờn ngành mầm non trường Đại học Hồng Đức tại trường mầm non Đụng Thọ B để đưa ra cỏc giải phỏp nhằm gú

Trang 1

MỤC LỤC

b Công tác kiến tập, thực tập của sinh viên mầm non. 6

b Xây dựng các kế hoạch chỉ đạo kiến tập,thực tập 10

d Nâng cao vai trò tập giảng của giáo sinh trong trường MN 14

g Công tác phối kết hợp giữa trường MN với trường SP 15

h Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần chođội ngũ nhà giáo 15 2.4 Hiệu quả của SKKN đối với HĐGD, với bản thân, đồng

nghiệp và nhà trường

15

Trang 2

1 MỞ ĐẦU:

1.1 Lý do chọn đề tài:

Dạy học là một nghề rất đặc biệt mà “Khụng ai trong xó hội, ngay cả cha mẹ

là bậc vĩ nhõn đi nữa cũng khụng thể thay thế được chức năng của người thầy giỏo” J.A.Comenxki đó cho rằng, nghề thầy giỏo là nghề rất vinh dự mà “dưới ỏnh mặt trời khụng cú nghề nghiệp nào cao quý hơn”

Núi đến người giỏo viờn chỳng ta nghĩ ngay đến trỏch nhiệm hết sức nặng nề song cũng đầy vinh quang Giỏo viờn là người giỏo dục hỡnh thành nhõn cỏch cho thế

hệ trẻ, là người đào tạo ra những con người kế tục sự nghiệp cỏch mạng của toàn Đảng, toàn dõn ta. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ giỏo dục đú, điều kiện đầu tiờn là “Giỏo viờn phải là những người cú tõm hồn cao thượng, cú kiến thức cần thiết, cú nhõn cỏch, thiết tha yờu nghề, yờu trẻ, vỡ tương lai của thế hệ trẻ mà phấn đấu” Đặc biệt trong cụng tỏc chăm súc – giỏo dục trẻ mầm non, lũng yờu nghề, yờu trẻ là yờu cầu cần thiết, là điều kiện tiờn quyết để cú thể trở thành người giỏo viờn, người mẹ thứ hai của trẻ

Trong các nhiệm vụ chung của giáo dục, một nhiệm vụ cơ bản mà nội hàm hoạt động của nó là quá trình dạy và học, với

đối tợng phục vụ chính là thế hệ trẻ Để làm tốt nhiệm vụ này, Bác Hồ đã từng nhắc nhở: Dạy trẻ phải “Toàn vẹn cái tính vui vẻ hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hoá ra những ngời già sớm” Việc đổi mới giáo dục hiện nay mà chúng ta đang thực hiện phải chăng là một sự trả lại bản chất quá trình giáo dục và giảng dạy mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta, Ngời thầy vĩ đại của dân tộc đã đặt ra cách đây rất

lâu Đối với cô Mẫu giáo Bác đã căn dặn : “Làm Mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ Muốn làm đợc thế thì trớc hết phải yêu trẻ Dạy trẻ nh trồng cây non Trồng cây non đợc tốt thì sau này cây lên tốt Dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành ngời tốt” Cùng với sự

Trang 3

đổi mới chung trong giáo dục, GDMN với mục tiêu phát triển tổng thể trẻ trong độ tuổi Mầm non cần phải có những đổi mới nhằm hình thành ở trẻ những năng lực chung, những nền tảng nhân cách ban đầu

Như vậy thỡ vai trũ của cụ giỏo Mầm non là hết sức quan trọng đồng nghĩa với việc đũi hỏi chất lượng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viờn Mầm non là

vụ cựng cần thiết

Dười gúc độ cỏch nhỡn của một nhà quản lý trường mầm non, đó nhiều năm trực tiếp chỉ đạo lớp lớp sinh viờn khoa MN của trường Đại học Hồng Đức kiến thực, thực tập Bản thõn tụi cũng rất trăn trở, quan tõm tới chất lượng thực của cỏc

em sinh viờn ngành MN Qua việc nờu một vài giải phỏp thực tiễn, nhằm trao đổi kinh nghiệm của bản thõn cựng cỏc trường bạn, kết nối giữa trường MN với khoa

sư phạm MN trường ĐH Hồng Đức, tụi mạnh dạn chọn đề tài “ Giải phỏp nõng cao kỹ năng nghề cho sinh viờn thụng qua việc hướng dẫn sinh viờn thực tập, kiến tập tại trường MN núi chung và trường MN Đụng Thọ B, thành phố Thanh Hoỏ núi riờng”

1.2 Mục đớch nghiờn cứu:

Nghiờn cứu đề tài nhằm nõng cao kỹ năng nghề cho sinh viờn ngành giỏo dục mầm non thụng qua việc tổ chức chỉ đạo cỏc hoạt động thực tập, kiến tập cho cỏc

em

1.3 Đối tượng nghiờn cứu:

Nghiờn cứu thực trạng hoạt động thực tập, kiến tập của sinh viờn ngành mầm non trường Đại học Hồng Đức tại trường mầm non Đụng Thọ B để đưa ra cỏc giải phỏp nhằm gúp phần nõng cao kỹ năng nghề cho cho sinh viờn

1.4 Phương phỏp nghiờn cứu:

- Phương phỏp nghiờn cứu xõy dựng cơ sở lý luận cho đề tài

Trang 4

- Phương pháp thu thập thong tin

- Phương pháp khảo sát thực tế, quan sát, ghi chép

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

- Phương pháp thực hành

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Trong chúng ta, tương lai nghề nghiệp, hiệu quả công việc của mình còn phụ thuộc vào những kỹ năng của mỗi bản thân

a Hiểu thế nào là kỹ năng, kỹ năng nghề:

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng,tuỳ thuộc vào cách tiếp cận.Theo từ điển Oxfort “ Kỹ năng” là khả năng để làm tốt một công việc nào đó thường có được qua đào tạo hoặc kinh nghiệm Theo đó kỹ năng được hiểu là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác trong quá trình hình thành một công việc cụ thể nào đó Theo Tâm lý học, kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kỹ năng là dạng hành động tự giác, được thực hiện có kỹ thuật, dựa vào những điều kiện sinh học, tâm lý

và xã hội ở cá nhân; và có kết quả nhất định đáp ứng mục tiêu hay chuẩn đã được định trước Malayxia cho rằng kỹ năng được hiểu là khả năng được học và được thực hành để thực hiện một nhiệm vụ hay một công việc

- Như vậy kỹ năng có một số nội dung là những quá trình tâm lý vì nó được

tổ hợp hàng loạt các yếu tố hợp thành như: tri thức,kỹ năng, kỹ xảo, khả năng chú

ý, tư duy…được thể hiện:

- Kỹ năng có tính linh hoạt, tính cụ thể

- Kỹ năng được hình thành do luyện tập, được hình thành qua quá trình hoạt động của con người

Trang 5

b Thế nào là kỹ năng nghề nghiệp:

Trong hoạt động nghề nghiệp,con người luôn biểu hiện những khả năng nhất định để thực hiện công việc nào đó Lúc đó con người cần phải có những tri thức, kinh nghiệm cần thiết tương ứng với hoạt động Như vậy kỹ năng nghề nghiệp được hiểu là khả năng của con người thực hiện công việc nghề nghiệp một cách có hiệu quả trong một thời gian thích hợp, với các điều kiện nhất định, dựa vào sự tích hợp nhuần nhuyễn các kiến thức, kỹ năng, thái độ

Như vậy phát triển kỹ năng nghề nghiệp tức là quan tâm tới đầu ra ( người học sau quá trình đào tạo), lấy người học là trung tâm, trú trọng năng lực làm việc của người lao động

c Những kỹ năng nghề nghiệp sư phạm Mầm non:

- Kỹ năng nghề: Múa, hát, kể chuyện, chơi được nhạc cụ cơ bản, làm đồ chơi cho trẻ….những kỹ năng này đòi hỏi phải thành thạo

- Kỹ năng giao tiếp với trẻ nhỏ: Giáo viên mầm non giỏi, có trình độ chuyên môn, yêu nghề sẽ được trẻ em yêu quý Vì thế việc rèn luyện và hoàn thiện về khả năng giao tiếp với trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng và phải mất rất nhiều thời gian Nếu không có kỹ năng này, bạn dễ trở nên vô cảm với trẻ, với nghề nghiệp của mình

- Kỹ năng giao tiếp với động nghiệp, với phụ huynh: Khi làm việc trong trường mầm non, bên cạnh việc giao tiếp với các bé thì chúng ta còn phải tạo dựng và duy trì mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp vì điều đó rất quan trọng Tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh sẽ giúp bạn biết được tính cách cũng như tâm lý của mỗi trẻ, từ đó dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và quản lý trẻ

- Kỹ năng soạn giáo án và tổ chức các trò chơi: Việc phải soạn giáo án ttrước khi đến lớp, có kế hoạch và các hoạt động cụ thể trong từng ngày là một công việc cần phải thực hiện của cô giáo mầm non Để thực sự có hiệu quả trong công tác

Trang 6

chăm sóc và giáo dục trẻ thì đòi hỏi cô giáo mầm non phải có sự linh hoạt, sáng tạo, thường xuyên cập nhật kiến thức, giúp trẻ không nhàm chán, luôn vui vẻ, thích được đến trường, ham tìm hiểu khám phá

- Kỹ năng y tế, sơ cấp cứu ban đầu: Cô giáo mầm non hội tụ đủ các yếu tố của một người nghệ sỹ, một bác sỹ, một giáo viên Biết dạy cho bé phải làm gì khi gặp tai nạn và bản thân cũng phải biết cần phải làm gì, nắm vững cách sơ cứu ban đầu cho trẻ nhỏ khi có vấn đề xảy ra

- Kỹ năng công nghệ thông tin: Là một kỹ năng giúp người giáo viên tiết kiệm được về thời gian và công sức trong công việc của mình trong quá trình tìm kiếm thông tin, soạn giáo trình…

- Sự hài hước, dí dỏm: Sự hài hước, dí dỏm sẽ tạo một môi trường vui tươi, thân thiện, giúp bản thân và những người xung quanh giải toả những áp lực, sự căng thẳng Khiến cho trẻ nhỏ yêu mình hơn, đồng nghiệp và phụ huynh quý mến Khi gặp áp lực, căng thẳng nếu biết cách sử dụng trí tuệ cảm xúc để áp chế sẽ biến những khó khăn thành động lực hành động và yêu nghề hơn

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

a Về mặt nhận thức nghề:

Nghề dạy học Mầm non hiện nay đang được rất nhiều các em học sinh quan tâm và lựa chọn do nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Thi đầu vào của ngành mầm non không khó như các ngành khác Đặc biệt

hệ Trung cấp thì được xét tuyển thông qua học bạ

- Phù hợp với khả năng, năng lực của nhiều em với suy nghĩ không nhất thiết phải học giỏi mà chỉ cần biết hát, biết múa một chút là được

- Hiện nay có nhiều trường MN tư thục mở ra nên sau khi học ra trường có thể xin được việc làm ngay

Trang 7

- Chỉ cần yêu trẻ nhỏ là có thể làm cô giáo mầm non.

b Công tác kiến tập, thực tập của sinh viên mầm non:

+ Đối với giáo sinh:

- Về thời gian kiến tập, thực tập tại các cơ sở GDMN còn ngắn, chưa đáp ứng được nhu cầu tập dạy thực hành một cách toàn diện của sinh viên Kiến tập chủ yếu dự giờ, thực tập chỉ thực hành được khoảng 2 hoạt động tập dạy

- Khả năng và năng lực sư phạm của sinh viên là không đồng đều Đặc biệt

vị trí địa lý về vùng miền có ảnh hưởng đến tâm sinh lý và ngôn ngữ của các em

- Các khoá học đào tạo có trình độ khác nhau

- Đa số các em sinh viên đã được trang bị về năng lực chuyên môn ( kiến thức về các bộ môn) song năng lực sư phạm và các kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế Các kỹ năng nghề như múa, hát, kể chuyện, chơi đàn…còn nhiều hạn chế

- Thường các em khi đi kiến tập thực tập, tâm lý chỉ trú trọng đến kết quả tập dạy ngay trong nhóm tiếp cận

- Đôi khi giữa lý thuyết và thực hành không đồng nhất

- Đa số các em sinh viên lấy giờ dạy mẫu của giáo viên hướng dẫn dạy làm khuôn mẫu, các em chưa mạnh dạn để thể hiện hết khả năng của mình hoặc chưa vận dụng hết được những vấn đề đã được học trên lý thuyết vào thực tế giảng dạy

- Kiến thức tiếp thu được sau quá trình thực tập phụ thuộc chủ yếu vào khả năng và năng lực, cách thức của người giáo viên hướng dẫn ở các nhà trường

+ Đối với giáo viên hướng dẫn:

- Khả năng và năng lực của giáo viên hướng dẫn là không đồng đều

- Giáo viên hướng dẫn chưa phát huy hết vai trò của mình Trú trọng nhiều đến việc quản lý con số, ngày giờ, công việc của nhóm sinh viên thực tập Chưa

Trang 8

thực sự trú trọng đến công tác chuyên môn và năng lực sư phạm thông qua việc dự giờ để giúp đỡ các em Còn hạn chế trong việc đưa ra những biện pháp hữu hiệu để kịp thời giúp các em điều chỉnh những yếu điểm và phát huy những ưu điểm trong quá trình tập giảng

- Quan điểm đánh giá của giáo viên hướng dẫn chưa có cái nhìn tổng thể, nặng về việc đánh giá sự chăm chỉ, cần cù và ngoan ngoãn của các em là đủ

- Trong quá trình giáo viên hướng dẫn đánh giá đôi lúc, đôi chỗ còn mang nặng cảm tính

- Giáo viên hướng dẫn còn máy móc, dập khuôn, hướng dẫn các em trong khuôn mẫu của bản thân mình mà chưa kịp thời khuyến khích sự sáng tạo, cái mới trong từng em

+ Đối với trường sư phạm:

- Chưa có sự gắn kết trao đổi giữa giáo viên trường mầm non với trường sư phạm

- Nội dung đánh giá kiến tập thực tập chưa toàn diện ở tất cả các hoạt động tập dạy, chủ yếu giáo sinh được lựa chọn tập dạy theo khả năng sở trường Thiếu thực hành bắt buộc về kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi

+ Đối với trường mầm non:

- Chưa trú trọng đến việc xây dựng kế hoạch tổng thể dẫn đến công tác chỉ đạo, kiểm tra thiếu khoa học, chưa sát thực Chủ yếu giao phó cho giáo viên chủ nhiệm ở các nhóm lớp

- Tổ chức dạy mẫu tập chung còn quá ít, chỉ 1 đến 2 hoạt động

2.3 Các giải pháp:

Sự chuẩn bị cho các em sinh viên sẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp, một trạng thái tâm lý tích cực trước hoạt động lao động đối với nghề

Trang 9

nghiệp, đặc biệt là nghề mầm non là một việc làm hết sức quan trọng Khi tiếp cận với các trường MN, sinh viên có cơ hội được trải nghiệm, thử sức với nghề, được thực hành lao động để kiểm chứng sở thích, khả năng, năng lực của bản thân đối với nghề, cũng như củng cố lý thuyết đã được học Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, lý thuyết đi đôi với thực hành, nhà trường gắn liền với thực tế xã hội

Trong giai đoạn kinh tế và xã hội ngày càng phát triển, nghề giáo dục đang được đặt lên hàng đầu Đặc biệt đó là giáo dục mầm non bởi nó là quá trình đầu đời của mỗi đứa trẻ khi bước chân đến trường Vậy nên, tại nhiều trường sư phạm hiện nay đang có chương trình tuyển sinh trung cấp MN ( Xét học bạ, không phải thi) để cho các em sinh viên yêu trẻ nhỏ có cơ hội được làm công việc yêu thích của mình Làm nghề này đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì, có lòng nhiệt huyết với nghề nghiệp Công việc dạy trẻ tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn và phức tạp Nhiệm

vụ của mỗi cô giáo là giúp đỡ các em nhỏ có nhận thức cho riêng mình, truyền đạt những kiến thức sơ khai để trẻ biết yêu thương, gắn bó, đoàn kết với bạn bè, và đặc biệt cô giáo mầm non phải là những người rất yêu trẻ nhỏ Bởi chỉ khi chúng ta yêu trẻ, chúng ta mới thực sự muốn truyền cảm hứng cho trẻ để chúng tiếp thu bài học nhanh hơn và sâu sắc hơn

a Tạo môi trường kiến tập, thực tập:

Một môi trường thân thiện, lành mạnh, nề nếp chính là sự chào đón đầu tiên đối với các em sinh viên Thường thì khi mới bước vào giai đoạn kiến tập, thực tập ban đầu cảm giác của các em sinh viên là vô cùng phấn chấn, nhiệt huyết với công việc làm quen của mình Sau thời gian thực tập, nhiều em có những biểu hiện chán nản với công việc, chán nghề là do sự nhận thức về nghề chưa đúng Chính trong những thời điểm này, các cô giáo, những đàn chị đi trước có vai trò truyền cảm hứng và nhiệt huyết với nghề cho các em

Cái nghề cái nghiệp được gắn liền với cuộc sống của mỗi con người Nhà trường, đội ngũ CBGV, NV nơi các em về thực tế phải coi các em như những thành viên chính trong ngôi nhà chung của mình Bởi đây là nơi các em học viên được đặt

Trang 10

bước chân đầu tiên với nghề mình đã chọn Sự thành công hay thất bại, niềm yêu thích nghề hay chán nghề …phần lớn khởi nguồn từ thời điểm này Các cô, các chị

đi trước phải thực sự là tấm gương sáng về mọi mặt từ phong cách ăn mặc, đi đứng, hành động, nói năng… để các em sinh viên học tập, trau dồi phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên mầm non và nâng cao lòng yêu nghề mến trẻ

b Xây dựng các kế hoạch chỉ đạo kiến tập,thực tập.

Việc xây dựng kế hoạch là một trong những khâu hết sức quan trọng để giáo viên hướng dẫn và giáo sinh có cơ sở xây dựng kế hoạch của cá nhân và phối hợp làm việc một cách khoa học, hợp lý Kế hoạch cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố:

- Đảm bảo hợp lý, đầy đủ về mặt thời gian, thời lượng, nội dung các hoạt động do trường Đại học đào tạo yêu cầu BGH nhà trường xây dựng kế hoạch toàn đợt ( Biểu số 1) và kế hoạch tuần ( Biểu số 2) Giáo viên trực tiếp hướng dẫn xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng cá nhân trong nhóm hướng dẫn

- Cần tạo điều kiện để giáo sinh có thời gian làm quen với nhóm lớp trước khi tập giảng

- Đối với đoàn kiến tập lần 1, tuỳ thuộc vào việc giáo sinh đã được học lý thuyết bộ môn phương pháp nào thì cho các em đăng ký tập giảng bộ môn đó

- Tuỳ thuộc vào thời gian kiến thực tập để có kế hoạch đổi nhóm

Ngày đăng: 10/08/2017, 08:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w