1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SÁCH THAM KHẢO CHIẾN DỊCH hồ CHÍ MINH XUÂN 1975 sự hội tụ CHÍN MUỒI CHIẾN lược QUÂN sự CÁCH MẠNG

186 381 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 186
Dung lượng 844 KB

Nội dung

Với tầm vóc vĩ đại của nó trong tiến trình cách mạng Việt Nam, Đại thắng Mùa Xuân 1975 để lại nhiều dấu ấn lịch sử và có thể được khai thác nghiên cúu dưới rất nhiều góc độ khác nhau. Có những cuốn hồi ký tái hiện sống động khí thế hào hùng từng bước đi vững chắc của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đến niềm vui tưng bừng của Ngày hội toàn thắng; và cũng có những lời thú nhận cay đắng của đối phương về cái gọi là hội chứng sau Việt Nam, khi chuộc chiến tranh đã lùi xa vào lịch sử nhưng vẫn còn để lại nỗi đau sâu sắc cho kẻ thất trận. Có không biết bao nhiêu lời hay, ý đẹp của bạn bè quốc tế gần xa về sức mạnh kỳ diệu Việt Nam, về chiến thắng của ý chí, lương tri, phẩm giá và trí tuệ Việt Nam; và cũng có những tiếng kêu lạc lõng về cái gọi là sự ăn may, cái gọi là sự hiểu lầm nội bộ dân tộc.

Trang 1

CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH XUÂN 1975 - SỰ HỘI TỤ CHÍN MUỒI CHIẾN

LƯỢC QUÂN SỰ CÁCH MẠNG

LỜI MỞ ĐẦU

Với tầm vóc vĩ đại của nó trong tiến trình cách mạng Việt Nam, Đại thắng Mùa Xuân

1975 để lại nhiều dấu ấn lịch sử và có thể được khai thác nghiên cúu dưới rất nhiều góc độkhác nhau Có những cuốn hồi ký tái hiện sống động khí thế hào hùng từng bước đi vững chắc của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đến niềm vui tưng bừng của Ngày hội toàn thắng; và cũng có những lời thú nhận cay đắng của đối phương về cái gọi là "hội chứng sau Việt Nam", khi chuộc chiến tranh đã lùi xa vào lịch sử nhưng vẫn còn để lại nỗi đau sâu sắc cho kẻ thất trận Có không biết bao nhiêu lời hay, ý đẹp của bạn bè quốc tế gần xa

về "sức mạnh kỳ diệu Việt Nam", về "chiến thắng của ý chí, lương tri, phẩm giá và trí tuệ Việt Nam"; và cũng có những tiếng kêu lạc lõng về cái gọi là "sự ăn may", cái gọi là "sự hiểu lầm nội bộ dân tộc"

Chính vì vậy, khẳng định lại chân giá trị của Đại thắng Mùa Xuân 1975 là điều cực kỳ cần thiết để các thế hệ hôm nay và mai sau hiểu đúng về lịch sử, biết cách "ôn cố tri tân" nhằm kế thừa, phát huy và phát triển ý chí độc lập tự chủ, lòng tự hào và tự tôn dân tộc Việc các tác giả cuốn sách này tiếp cận dưới góc độ logic - lịch sử về phương diện chiến lược quân sự cách mạng đối với Đại thắng Mùa Xuân 1975 là một hướng đóng góp rất đáng đáng khích lệ

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đế quốc Mỹ nhảy vào thay chân thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam, với âm mưu thâm độc hòng "kéo dài biên giới Hoa kỳ đến vĩ tuyến 17" và tiến tới biến cả nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng Thực ra, âm mưu này đã bộc lộ từthời kháng chiến chống Pháp, khi các phái đoàn cố vấn quân sự của Mỹ có mặt trong quânđội viễn chinh Pháp Và trên thực tế, sau khi thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam, Mỹ

đã sử dụng con bài Ngô Đình Diệm lập nên chính quyền gia đình trị, lê máy chém đi khắp nơi đàn áp phong trào cách mạng

Trang 2

Nhưng, với ý chí "không có gì quý hơn độc lập tự do", với tinh thần "miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam", dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là của Trung ương Cục miền Nam, nhân dân ta đã anh dũng tiến hành cuộc đấu tranh bền bỉ đòi địch phải thực thi Hiệp định Giơ-ne-vơ, đồng thời tích cực chuẩn bị mọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến mới Chiến lược quân sự cách mạng của Đảng ta về giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã được hình thành trong bối cảnh đó.

Sáng suốt nhận định tình hình mọi mặt, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta cho rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ nhất định phải xảy ra và có thể sẽ kéo dài, Mỹ sẽ không chỉ đứng sau giật dây và hà hơi, tiếp sức về kinh tế, quân sự cho nguỵ quyền Sài Gòn, mà còn có thể trực tiếp đưa quân đội vào can thiệp, cho nên việc chuẩn bị toàn diện về quân

sự để tiến hành kháng chiến là cực kỳ cần thiết Nhưng, do tương quan lực lượng lúc bấy giờ, chúng ta phải có một chiến lược quân sự cách mạng phù hợp, vừa kế thừa kinh

nghiệm kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa có sự phát triển mới khi điều kiện lịch sử

và đối tượng tác chiến trực tiếp đã có những thay đổi lớn

Đó là chiến lược quân sự với điểm xuất phát là nêu cao tính chất chính nghĩa của chiến tranh nhân dân giải phóng nhằm quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; là nghệ thuật "tạo thế", "tranh thời" và "chuyển lực"; là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba vùng mặt trận (thành thị, nông thôn, miền núi), ba cấp độ tác chiến (chiến lược, chiến dịch, chiến thuật), ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) và ba mũi tiến công (quân sự, chính trị, binh vận); là sự phối hợp đồng bộ giữa tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công Đồng thời, chiến lược quân

sự cách mạng đó phải luôn luôn được đặt trong tổng thể đường lối chung của Đảng về xâydựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta cũng chính là quá trình phát triển, hoàn thiện chiến lược quân sự cách mạng dưới sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nám

Trang 3

Trước âm mưu của Mỹ sử dụng nguỵ quyền Sài Gòn để "dùng người Việt đánh người Việt" với chiến lược chiến tranh đặc biệt, ta thực hiện chiến lược chống chiến tranh đặc biệt bằng tuyên truyền vũ trang và từng bước xây dựng lực lượng chiến đấu, bằng "đồng khởi", "diệt tề", "phá ấp", "lập chiến khu" Chiến tranh đặc biệt bị phá sản, Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam và leo thang ném bom miền Bắc, thực hiện chiến tranh cục bộ - một cuộc chiến tranh ăn cướp tàn bạo với đủ loại vũ khí tối tân chỉ trừ bom nguyên tử Song, ta

đã kịp thời chuyển sang chiến lược chống chiến tranh cục bộ của địch Chiến lược quân sựcách mạng phát triển vững chắc với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hậu phương lớn và tiềntuyến lớn, giữa đánh thắng ở chiến trường miền Nam và đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân của địch ra miền Bắc xã hội chủ nghĩa Chiến thắng Núi Thành, Chiến thắng Vạn Tường, Chiến thắng Bàu Bàng, Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 đãđánh sập chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ, buộc chúng phải chuyển sang chiến lược

"Việt Nam hoá chiến tranh" với công thức "quân đội Việt Nam cộng hoà cùng vũ khí và

cố vấn Mỹ" Song, điều đó cũng không cứu vãn được sự sụp đổ hoàn toàn của chúng trướcchiến lược quân sự cách mạng và ý chí quyết tâm của dân tộc Việt Nam Chiến dịch

Đường 9 - Nam Lào, Mặt trận Khe Sanh - Quảng Trị và đặc biệt là "Điện Biên Phủ trên không" đã buộc chúng phải ký kết Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh Duới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân và toàn quân một mặt kiên trì đấu tranh buộc địch phải thi hành Hiệp định Pa-ri, mặt khác ra sức chuẩn bị toàn diện cho Tổng tiến công và nổi dậy nhằm

"đánh cho Mỹ cút, nguỵ nhào"

Toàn bộ sự vận động, phát triển của chiến lược quân sự cách mạng trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã nêu trên đều là những bước tất yếu đi đến Đại thắng mùa Xuân 1975, và là tiền đề cần thiết tích luỹ cho điểm hội tụ chín muồi của chiến lược quân sự cách mạng trong Đại thắng Mùa Xuân 1975 lịch sử Đây không chỉ là một cụm

chiến dịch mang tầm cỡ của các trận quyết chiến chiến lược, mà còn là kết quả hợp quy luật của toàn bộ tiến trình chiến tranh nhân dân giải phóng, bởi chính là sự hội tụ chín

muồi của rất nhiều yếu tố Dưới góc nhìn trực tiếp về phương diện chiến lược quân sự

Trang 4

cách mạng, có thể thấy Đại thắng Mùa Xuân 1975 không những là điểm chín muồi của thế trận, thời cơ và lực lượng trong toàn bộ chiến lược quân sự cách mạng xuyên suốt sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà còn là điểm chín muồi về nghệ thuật "tạo thế",

"tranh thời" và "chuyển lực" của Đảng ta.

Trước hết, đó là sự hội tụ chín muồi về thế trận và vai trò chỉ đạo của Đảng về liên tục

tạo lập thế trận trong Đại thắng Mùa Xuân 1975 Khi địch buộc phải ký kết Hiệp định

Pa-ri và chuyển sang chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" cũng là lúc chúng rơi vào thế bấtlợi Về chính trị, chính quyền nguỵ liên tiếp đảo chính lẫn nhau, Mỹ mất mặt trên trường quốc tế Về quân sự, các binh đoàn nguỵ chỉ đủ sức co về chi khu quân sự lớn, không kiểm soát nổi các vùng nông thôn và vùng giáp ranh Tuy nhiên, để hy vọng giành lại thế chiến lược quân sự, chúng đã tập trung bố trí lực lượng chủ chốt ở những địa bàn cực kỳ quan trọng như Tây Nguyên, Đà Nẵng và cửa ngõ Sài Gòn Về phía ta, cùng với thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, việc chuẩn bị chu đáo mọi mặt đã làm cho Chiến dịch HồChí Minh ở vào thế "đứng trên đầu thù" Song, trong chiến tranh, giành được thế trận có lợi đã khó thì duy trì và phát huy được thế trận ấy còn khó hơn nhiều Và Chiến dịch Hồ chí Minh đã thực hiện được điều đó

Việc lựa chọn điểm đột phá Buôn Mê Thuột đã thể hiện sự sáng suốt của Trung ương Đảng và Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam về liên tục tạo lập thế trận, vì khi

ta chiếm đuợc cứ điểm này đã giáng đòn quân sự chí tử bẻ gãy "xuơng sống phòng thủ" của địch là Tây Nguyên Tiếp đó, ta thắng ở Đà Nẵng, làm cho ý đồ "tử thủ" của địch bị phá sản nghiêm trọng, cố vấn Mỹ lo di tản, tuớng tá nguỵ lo chạy về Sài Gòn Thuận đà, tachỉ đạo đánh đồng loạt khiến địch vỡ trận để thừa thắng đánh dọc Nam Trung bộ chỉ trongvòng chưa đầy một tháng Sự liên tục tạo lập thế trận có lợi đã giúp chúng ta tập trung đ-ược hầu như toàn bộ lực lượng vào trận quyết chiến tại Xuân Lộc - cửa ngõ Sài Gòn Và đến sáng 30 tháng 4 năm 1975, năm cánh quân ta từ năm hướng đồng loạt tiến thẳng vào sào huyệt cuối cùng của địch, chiếm Dinh Độc lập cùng các mục tiêu trọng yếu, bức hàng

Trang 5

chính phủ nguỵ quyền, làm tan rã hoàn toàn bộ máy tay sai khi vẫn còn hàng vài chục vạn quân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ hai, đó là sự hội tụ chín muồi về thời cơ và vai trò chỉ đạo của Đảng về liên tục

phát triển thời cơ trong Đại thắng Mùa Xuân 1975 Khác với thời kỳ Tổng tiến công và

nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, lúc này địch đã bị phá sản về chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh - chiến lược phản cách mạng cuối cùng của chúng, nên xét một cách tổng hợp thì thế

và lực của chúng đã suy yếu nghiêm trọng Đồng thời, trên cơ sở liên tục tạo lập được thế trận có lợi cùng với sự phát triển của phong trào kháng chiến toàn dân và sự trưởng thành của các lực lượng vũ trang cách mạng, thời cơ giải phòng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã tới điểm chín muồi

Tất nhiên, không phải bất cứ ai đứng trước thời cơ có lợi cũng có thể tận dụng được

Chính vì vậy, khi điều kiện khách quan cho phép, điểm nổi bật ở đây là sự sáng suốt của Đảng ta trong nhận định tình hình và xác định thời cơ chín muồi ấy Hơn nữa, dưới sự chỉ

đạo trực tiếp của Trung ương và Bộ Chính trị, Bộ Tư lệnh Mặt trận đã chủ trương nổ súng tổng tiến công vào thời điểm mà địch hoàn toàn bất ngờ Điều đó giúp các quân đoàn chủ

lực liên tục phá địch với phương châm "thần tốc, táo bạo, quyết thắng", không cho địch có

thời gian để hồi phục Đồng thời, điều đó cũng cho phép phối hợp chặt chẽ tổng tiến công bằng lực lượng quân sự với nổi dậy đồng loạt của đồng bào giành và giữ chính quyền cáchmạng Sự nhạy bén của Trung ương Đảng và Bộ Tư lệnh Mặt trận còn thể hiện ở việc điềuchỉnh kịp thời kế hoạch thời gian, cho nên từ chủ trương giải phóng miền Nam vào mùa khô năm 1976, ta đã kịp thời tận dụng thời cơ chín muồi để chuyển sang quyết tâm kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh vào năm 1975 Thắng lợi vang dội của Chiến dịch đã chứngminh tính đúng đắn của quyết tâm chiến lược ấy

Thứ ba, đó là sự hội tụ chín muồi về chuẩn bị lực lượng quân sự và vai trò chỉ đạo của

Đảng về sử dụng hợp lý và liên tục chuyển hoá lực lượng trong Đại thắng Mùa Xuân

1975 Sở dĩ ta hoàn toàn phát huy được thế trận và thời cơ có lợi chính là do quá trình lớn

mạnh của phong trào cách mạng của quần chúng và các lực lượng vũ trang cách mạng đã

Trang 6

tới điểm chín muồi Cả ba thứ quân đều trưởng thành vượt bậc: bộ đội chủ lực đã đủ sức tác chiến cấp quân đoàn; bộ đội địa phương cũng có thể tổ chức chiến đấu đến cấp sư đoàn; dân quân du kích đã phát triển rộng khắp đủ sức làm nòng cốt cho quần chúng nhân dân tạo ra sức ép "bức rút, bức hàng" đối với địch Trình độ kỹ, chiến thuật của bộ đội và trang bị vũ khí cũng được chuẩn bị đầy đủ để tiến hành đánh lớn Phương án tác chiến đã phát triển từ đánh du kích, nhỏ lẻ, phòng ngự - phản công sang tiến công thần tốc, đồng loạt bằng tác chiến hiệp đồng nhiều thứ quân Tuy nhiên, với lực lượng quân sự đã được chuẩn bị đầy đủ về sức mạnh chiến đấu tổng hợp, Đảng ta vẫn chủ trương "tập trung lực lượng vào hướng, mũi đột phá chủ yếu".

Nhờ phương thức sử dụng sức mạnh quân sự hợp lý đó, chúng ta đã thực hiện được sự

kết hợp giữa tiêu diệt lực lượng trọng yếu với phá vỡ ý đồ tử thủ của địch Hơn nữa,

chúng ta đã thực hiện được vừa đánh địch, vừa liên tục bổ sung và phát triển lực lượng, vừa tác chiến vừa kịp thời rút kinh nghiệm nâng cao trình độ nghệ thuật quân sự và trình

độ mọi mặt, cho nên càng đánh càng mạnh, cả ba thứ quân càng chiến đấu càng trưởng

thành Đặc biệt, Đại thắng Mùa Xuân 1975 cũng chính là dấu ấn khẳng định Quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến tranh đã tạo tiền đề để tiến lên "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại" với yêu cầu ngày càng cao

Giá trị lịch sử của Đại thắng Mùa Xuân 1975 không chỉ ở chỗ mở ra tiền đồ mới đối

với dân tộc Việt Nam - tiền đồ của cả nước thống nhất trên con dường "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", mà còn đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới, chứng minh hùng hồn rằng một dân tộc biết đoàn kết xung quanh chính đảng mác-xít-lê-nin-nít có chiến lược cách mạng đúng đắn hoàn toàn có thể đánh bại

những tên đế quốc hùng mạnh Đại thắng Mùa Xuân 1975 còn toả sáng giá trị hiện thực trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay, khi cả dân tộc ta đã và đang giành được

những thành tựu quan trọng trên con đường đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng

Trang 7

Tuy nhiên, để phát huy được các giá trị chân chính ấy, điều quan trọng là cần phải dự báo chính xác những vấn đề chiến lược trước tình hình có thể sẽ phải đối phó với chiến tranh xâm lược bằng vũ khí công nghệ cao của địch Đồng thời, chúng ta cần có giải pháp hiệu quả để kế thừa các giá trị lịch sử - truyền thống nhằm phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam lên tầm cao mới, vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm lịch sử về chiến lược quân sự cách mạng trong chiến tranh nhân dân giải phóng nhằm xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; chuẩn bị tiềm lực tổng hợp của đất nước sẵn sàng tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

ba nước Đông Dương, quân đội nước ngoài phải rút ra khỏi Đông Đương Hiệp định ne-vơ quy định Việt Nam tạm thời chia làm hai miền và sau hai năm kể từ ngày ký Hiệp định sẽ tổ chức Tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước Trong thời gian chờ đợi Tổngtuyển cử, Hiệp định đình chỉ chiến sự giữa Pháp và Việt Nam, quy định lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam tập kết ở phía Bắc vĩ tuyến 17, lực lượng của Quân đội liên hiệp Pháp tập kết ở phía Nam

Giơ-Tất nhiên, vĩ tuyến 17 chỉ là giới tuyến quân sự tạm thời, hoàn toàn không được coi là ranh giới về chính trị - nhà nước hay về lãnh thổ Song, điều đó cũng cho thấy, độc lập

Trang 8

dân tộc của ta chưa trọn vẹn, vì đất nước vẫn chưa thống nhất Cuộc đấu tranh của nhân dân ta đòi địch phải thực thi Hiệp định Giơ-ne-vơ sẽ không hoàn toàn diễn ra thuận lợi Khả năng phải đối đầu với kẻ thù xâm lược mới đã bắt đầu manh nha Tất cả những lý do

đó đòi hỏi Đảng ta phải sớm hình thành chiến lược cách mạng mới, trong đó có chiến lượcquân sự cách mạng về giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

1 Vận hội mới và những thử thách nặng nề

Cơ sở khách quan hình thành chiến lược quân sự cách mạng của Đảng về giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trước hết xuất phát từ bối cảnh chung của nước ta Sau chín năm kháng chiến trường kỳ, đất nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ mới với nhiều

thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, phức tạp Tình hình cách mạng trên thế giới

lúc này cũng có nhiều biến động trong sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ của cả ba dòng thác cách mạng, nhưng đồng thời cũng bộc lộ những bất đồng của các lực lượng cách mạng thế

giới trong giải quyết các vấn đề về dân tộc và giải phóng dân tộc, về chiến tranh và hoà bình, về lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế

Sự lớn mạnh của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác đã

tạo cho cách mạng Việt Nam nhiều điều kiện thuận lợi Năm 1953, Liên Xô hoàn thành

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và đến năm 1957 đã sản xuất được tên lửa vượt đại châu Sựkiện đó không những làm cho hệ thống tên lửa tầm trung của Mỹ đặt ở châu âu nhằm baovây, uy hiếp Liên xô trở nên không còn chiếm ưu thế tuyệt đối, mà còn làm cho bản thânlãnh thổ của Mỹ cũng không còn ở vào thế "bất khả xâm phạm" Sự tăng tiến của nền kinh

tế và quân sự Xô Viết cùng với các nước xã hội chủ nghĩa khác, nhất là Trung Quốc, đãlàm cho chiến lược quân sự "trả đũa ồ ạt" của Mỹ bị đảo lộn Tháng 5 năm 1955, tổ chứcHiệp ước Vác-xa-va của phe xã hội chủ nghĩa đã ra đời nhằm mục đích đối phó với khốiquân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng sự trỗi dậy của chủ nghĩa phục thù ở Tây Đức.Trong thế phát triển chung ấy, phong trào giải phóng dân tộc cũng có những bước tiếnđáng kể Nhiều quốc gia vừa giành được độc lập dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản đã chủ

Trang 9

trương đi theo hướng trung lập, hoà bình Năm 1954, In-đô-nê-xi-a tuyên bố chủ quyềnđộc lập, hoà bình và xây dựng chế độ trung lập, huỷ bỏ các hiệp ước hạn chế quyền độclập của In-đô-nê-xi-a mà trước đây đã phải ký với Hà Lan Cũng trong năm 1954, cáchmạng giải phóng dân tộc, chống thực dân Pháp xâm lược ở An-giê-ri nổ ra, thực dân Phápđưa quân đội sang đàn áp, nhưng nhân dân An-giê-ri với quyết tâm giành độc lập đã chiếnthắng Năm 1958, Chính phủ lâm thời cộng hoà An-giê-ri được thành lập Năm 1962,Pháp phải ký hiệp định Ê-vi-ăng công nhận độc lập của An-giê-ri và rút quân khỏi nướcnày Ngày 1 tháng 1 năm 1959, cuộc cách mạng của nhân dân Cu-ba dưới sự lãnh đạo củaPhi-đen Cát-xtơ-rô đã giành thắng lợi và Cộng hoà Cu-ba tuyên bố đứng vào hàng ngũ củacác nước xã hội chủ nghĩa Cuối tháng 4 năm 1955, hai mươi chín nước Á, Phi (trong đó

có Việt Nam) tổ chức Hội nghị Băng Đung ở In-đô-nê-xi-a và ra bản Tuyên bố chung vềMười nguyên tắc chung sống hoà bình

Có thể nói, phong trào giải phóng dân tộc trong những năm 50 của thế kỷ XX đã cóđóng góp to lớn, làm sụp đổ căn bản chủ nghĩa thực dân cũ, và điểm khởi đầu của sự sụp

đổ đó là ở Việt Nam Đồng thời, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của mình, phong trào giảiphóng dân tộc đã góp phần đẩy lùi sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân mới Với sự nổidậy đều khắp ở cả ba châu Á, Phi, Mỹ la-tinh và sự sáng tạo những hình thức đấu tranhphong phú, kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, phong trào giải phóngdân tộc đã tạo thành một làn sóng cách mạng mạnh mẽ, góp phần làm suy yếu và phân tánlực lượng của chủ nghĩa đế quốc, hỗ trợ tích cực cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủnghĩa trên thế giới

Sau khi các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Đông Dương kết thúc, xu thế hoà bình, trung lập, không liên kết, vừa giữ vững nền độc lập dân tộc vừa góp phần bảo vệ hoà bình

thế giới đã trở thành xu thế chủ đạo chi phối nhiều quốc gia, dân tộc Đó chính là mộttrong những xu thế tiến bộ của thế giới đương đại Tại Hội nghị Băng Đung (In-đô-nê-xi-a), Đoàn đại biểu của nước Việt nam dân chủ cộng hoà do Thủ tướng Phạm Văn Đồngdẫn đầu đã có những đóng góp tích cực vào việc hình thành và phát triển xu thế này Đồng

Trang 10

thời, Đoàn đã tỏ rõ quan điểm của Đảng ta trong việc tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộngrãi của tất cả các phong trào, các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giớiđối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam.

Sự lớn mạnh của ba dòng thác cách mạng lúc đó đã đẩy chủ nghĩa đế quốc vào thế bấtlợi Thực tế lịch sử cho thấy, dù là đế quốc mạnh vào hạng đầu sỏ, Mỹ vẫn phải chấp nhận

sự tháo chạy của Tưởng Giới Thạch khỏi đại lục Trung Quốc để trú ngụ tại Đài Loan Mỹphải chịu chia đôi nước Triều Tiên, phải ngậm ngùi chứng kiến "ông bạn đồng minh" giànua - thực dân Pháp - thất thủ ở Điện Biên Phủ Dù đã đổ hàng tỷ đô-la tiếp sức cho chế

độ Ngô Đình Diệm, nhưng Mỹ vẫn không ngăn cản được nhân dân miền Nam Việt Namtiến hành đồng khởi, nổi dậy đập tan ách kềm kẹp gia đình trị của anh em họ Ngô Và dù

là ở ngay sát nước Mỹ, lực lượng cách mạng Cu-ba vẵn vượt qua thế lực hắc ám của tên

sen đầm quốc tế, lật nhào chế độ độc tài Ba-tít-xta tay sai của Mỹ, xây dựng một nhà nước

dân chủ nhân dân, đi lên chủ nghĩa xã hội, bất chấp sự tức tối, hậm hực và các thủ đoạnbao vây, cấm vận, và cả chi tiền cho lính đánh thuê đổ bộ lên bãi biển Hi-rôn hòng bópchết chính quyền cách mạng non trẻ

Tấ cả các nhân tố tích cực trên đây đã tạo ra những cơ sở, điều kiện và tiền đề hết sứcthuận lợi cho nhân dân ta hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đẩymạnh đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và đưa cả nước đi lên chủnghĩa xã hội Tuy nhiên, bối cảnh và tình hình quốc tế lúc này cũng đã xuất hiện những

tác động gây trở ngại mới đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung cũng như đối

với mỗi quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam

Trước hết, đó là chính sách xâm lược hiếu chiến của đế quốc Mỹ Sau Chiến tranh thếgiới thứ hai, nước Mỹ không phải gánh chịu cảnh tàn phá của chiến tranh, không phải mấtnhiều thời gian và tiền của cho việc khắc phục hậu chiến, nên có điều kiện đẩy nhanh tốc

độ phát triển và khắc phục các chu kỳ khủng hoảng của nền kinh tế tư bản Với một lợi thếnhư vậy, Mỹ luôn luôn nuôi tham vọng muốn vươn lên làm bá chủ thế giới Về kinh tế,chúng thực hiện sách lược ve vãn thông qua chiêu bài viện trợ kinh tế, cho vay lãi suất

Trang 11

thấp, bán hàng hoá với giá ưu đãi Và điều quan trọng là thiếp lập một hệ thống tiền tệquốc tế lấy đồng đô-la làm mệnh giá chủ yếu để chi phối, thao túng các nước, kể cả cácnước tư bản khác Về quân sự, chúng đẩy mạnh việc chế tạo vũ khí hạt nhân và tăng việntrợ vũ khí, phương tiện chiến tranh cho các nước thân Mỹ Chúng điều chỉnh chiến lượcphản cách mạng, tránh đối đầu trực tiếp với Liên Xô để chuyển sang thực thi chính sáchchiến tranh lạnh, thực hiện chạy đua vũ trang, đồng thời hù doạ sử dụng sức mạnh huỷdiệt của vũ khí nguyên tử

Để tìm kiếm thị trường, Mỹ đã từng bước hất cẳng các đế quốc khác như Anh, Pháp,Bồ-đào-nha, Hà Lan và chiếm lấy thuộc địa của các nước này Những chiếc vòi bạchtuộc của tư sản mại bản Mỹ vươn ra khắp nơi, từ Á, Phi tới Mỹ la-tinh Đồng thời, đểngăn chặn phong trào cách mạng của các dân tộc, thực thi chính sách chống cộng hiếuchiến, thù địch với cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa, Mỹ ra sức hô hào thiết lập cácliên minh quân sự Ngoài Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, chúng lập ra tổ chứcSEATO ở khu vực Đông Nam Á với mục đích ngăn chặn chủ nghĩa xã hội ảnh hưởngxuống các nước trong khu vực này theo cái lô-gic gọi là "thuyết Đô-mi-nô" Chúng ngangnhiên đặt miền Nam Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia dưới sự bảo hộ của những khối quân sựphản cách mạng đó Cũng chính trong lúc này, hầu hết các thuộc địa của Anh, Pháp, HàLan, Bồ-đào-nha đã rơi vào tay Mỹ Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và với cây gậynguyên tử, các thế lực hiếu chiến Mỹ đang tự huyễn hoặc về một nước Mỹ có quyền lựctoàn cầu Thậm chí, thế kỷ XX được chúng tụng xưng là "thế kỷ của Mỹ"

Tác động không thuận lợi của bối cảnh quốc tế còn xuất hiện ở chính ngay trong nội bộcộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa, cũng như trong phong trào cộng sản quốc tế Đó lànhững mâu thuẫn, những bất đồng quan điểm giữa một số Đảng cộng sản, và nguy hại hơn

là những bất đồng ấy chuyển thành sự bất hoà khá sâu sắc giữa một vài quốc gia xã hộichủ nghĩa Tuy vấn đề này đã được Hội nghị các đảng cộng sản và công nhân quốc tế họpvào năm 1957 và năm 1960 giải quyết một phần, nhưng vẫn còn tiềm ẩn kéo dài và gâyảnh hưởng tiêu cực không nhỏ Chính sự bất hoà này phần nào tạo điều kiện cho đế quốc

Trang 12

Mỹ rảnh tay đối phó với phong trào giải phóng dân tộc Hơn nữa, trong xu thế chung củacác nước trên thế giới đang ngả về phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượnghoà bình, thì cũng đã xuất hiện tâm lý đánh giá quá cao sức mạnh của Mỹ, thậm chí sợ

Mỹ, cho rằng đẩy mạnh cách mạng sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới Tình hình đó đòi hỏi

Đảng ta phải có đối sách khéo léo để tranh thủ cao nhất sự đồng tình ủng hộ của cộng

đồng quốc tế và khắc phục những trở ngại, khó khăn, tập trung được mũi nhọn vào kẻ thùcủa cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam

Bên cạnh những tác động của tình hình quốc tế, tình hình trong nước cũng có những

biến động lớn lao.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã chấm dứt hơn 80 năm nô lệ, mở ra một kỷ nguyên

mới cho dân tộc, cho đất nước - kỷ nguyên độc lập tự do Tuy nhiên, thực dân Pháp với

mưu toan xâm chiếm Việt Nam một lần nữa đã buộc nhân dân ta phải cầm súng chiến đấu.Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạocủa Đảng đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử đưa đất nước ta vào thời kỳ mới: miền Bắc đãđược hoàn toàn giải phóng tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam còn tạm thời nằm dướiánh thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Nhân dân ta, mà trực tiếp là đồng bào miềnNam ruột thịt, phải tiếp tục đấu tranh cách mạng để giải phóng hoàn toàn miền Nam,thống nhất Tổ quốc

Như vậy, tiến trình cách mạng vô sản ở Việt Nam đến lúc này xuất hiện một tình thếcách mạng đặc thù: đất nước tạm thời chia làm hai miền, mỗi miền có một chế độ khácnhau, có những đặc điểm, nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi phải được giải quyết đúng đắntrong sự thống nhất biện chứng của con đường cách mạng chung cho đất nước mà Đảng,Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện tình thế mới nói trên, thì

những tác động không đồng nhất về chính trị, kinh tế, xã hội… ở hai miền cũng đặt ra

những yêu cầu mới phải giải quyết

Trang 13

Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, xây dựng chế độ xã hội do nhân dân làm chủ, tiếp tục

tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa, nhưng trước mắt phải hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân

Với một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nghèo nàn chậm phát triển, lại

bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng, thì việc khắc phục hậu quả chiến tranh có tầm quantrọng tiên quyết để phát triển sản xuất Tuy nhiên, trong khi chế độ dân chủ nhân dân ởmiền Bắc chỉ mới được củng cố và sự nghèo nàn, yếu kém của nền kinh tế thuộc địa quèquặt còn tác động khá phức tạp, thì việc thực hiện nhiệm vụ ấy không hề dễ dàng

Nông nghiệp - ngành kinh tế chủ yếu của miền Bắc - bị tàn phá nghiêm trọng: 143.000héc-ta ruộng đất bị bỏ hoang, nhiều công trình thủy nông lớn, vừa và nhỏ bị phá huỷ Sứckéo nông nghiệp chủ yếu là trâu bò, nhưng trong chiến tranh hàng vạn trâu, bò đã bị giết.Công cụ sản xuất cơ bản là thô sơ Thiên tai, bão, lụt, hạn hán liên tiếp xảy ra Nông thôn

xơ xác, tiêu điều vì bị địch đốt phá Đặc biệt là nạn đói uy hiếp, chỉ riêng tháng 10 năm

1954, miền Bắc có gần nửa triệu người bị đói

Nền công nghiệp do Pháp để lại vừa nhỏ bé vừa què quặt, chủ yếu phục vụ cho chínhsách khai thác thựôc địa và phục vụ tiêu dùng, lại bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh và

bị địch phá hoại khi rút đi nên hầu như chẳng còn gì Cả miền Bắc chỉ còn hai nhà máyđiện - nước hoạt động ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng Ngành khai thác than

bị ngừng trệ, sản lượng than giảm sút nghiêm trọng Nhà máy dệt, nhà máy diêm… cũngđang bị đình đốn Hàng chục vạn công nhân không có công ăn việc làm

Giao thông vận tải bị phá huỷ nặng nề Về đường sắt, chỉ còn tuyến Hà Nội - HảiPhòng là hoạt động được Đường bộ cũng bị phá hoại nghiêm trọng, trên 3.500 cầu lớnnhỏ bị đánh sập Mạch máu giao thông của nền kinh tế quốc dân ở nhiều nơi bị tắc nghẽn.Phương tiện vận tải cũng hư hỏng nặng hoặc đã quá cũ kỹ, không có vật tư phụ tùng đểthay thế Thương nghiệp do đó bị đình đốn, hàng hoá khan hiếm, tiền tệ chưa thống nhất,lưu thông phân phối gặp rất nhiều khó khăn…

Trang 14

Về mặt xã hội, sau giải phóng năm 1954, thành phần xã hội khá phức tạp Các lựclượng thù địch, chống đối chế độ vẫn ngấm ngầm hoạt động Đa số văn nghệ sĩ, tri thứchăng hái, phấn khởi hoà nhập vào công cuộc kiến quốc, nhưng một số không ít còn bấpbênh về lập trường, dễ bị kẻ thù kích động và lợi dụng Nền giáo dục vẫn chưa kịp pháttriển, hàng triệu người chưa biết chữ Cả miền Bắc sau giải phóng 1954 chỉ có 30 kỹ sư vàcán bộ kỹ thuật Việc chăm sóc sức khoẻ chưa tốt do hệ thống y tế lạc hậu, cũ kỹ Cácbệnh xã hội do chế độ cũ để lại như lao phổi, hoa liễu, sốt rét, đau mắt hột vẫn còn hoànhhành.

Thực dân Pháp trước khi tháo chạy khỏi miền Bắc đã tìm mọi thủ đoạn phá hoại, gây cho chúng ta không ít khó khăn Chúng phá trạm bơm, tháo rời máy móc trong các công xưởng; đốt hồ sơ, tài liệu; phá các cơ sở sản xuất đảm bảo đời sống như các nhà máy điện, nước, đầu máy xe lửa ; cho tay sai nổ mìn phá hoại những công trình công cộng, những di tích lịch sử văn hoá của nhân dân ta Cuộc đấu tranh của nhân dân ta sau ngày đình chiến buộc địch chấp hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, do đó, gắn chặt với cuộc đấu tranh chống âm mưu và hành động phá hoại, gây rối, cướp phá tài sản của địch Đặc biệt, ở nhiều nơi như Hà Nội, dưới sự lãnh đạo kịp thời của Trung ương Đảng, của Thành uỷ, nhân dân ta đã làm tốt công tác tổ chức lực lượng và có nhiều biện pháp, hình thức đấu tranh bảo vệ các cơ sở sản xuất, bệnh viện, trường học

Ở nông thôn, đồng bào ta vừa đấu tranh chống địch cướp tài sản, vừa chống địch bắtlính và tuyên truyền vận động binh sĩ nguỵ bỏ về nhà, đặc biệt là chống địch dụ dỗ, cưỡng

ép đồng bào di cư vào Nam Để lãnh đạo cuộc đấu tranh chống địch dụ dỗ, cưỡng ép dân

di cư, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra nhiều chỉ thị kịp thời Một lực lượng cán bộ,

bộ đội, nhân dân được huy động vào cuộc đấu tranh này Nhiều người chuẩn bị di cư dođược giác ngộ đã tự nguyện ở lại Ở nhiều nơi địch gom dân, đồng bào kiên quyết đấutranh đòi trở về quê hương Một số điểm tập trung giáo dân bị lừa gạt ở Phát Diệm, HảiHậu, Tăng Điền bị ta giải tán Tuy nhiên, do chưa thấy hết được âm mưu thâm độc của kẻ

Trang 15

thù, do tình hình biến động khẩn trương, do công tác nắm dân và triển khai các phương ánchậm, nhiều sơ hở, nên địch đã đưa được gần một triệu đồng bào miền Bắc di cư vàoNam.

Ở khu vực miền núi như Hoàng Xu Phì, Xín Chải, Hoành Bồ, Ba Chẽ , bọn phỉ giatăng các hoạt động chống phá, gây rối Trước tình hình đó, Ban Bí thư chỉ thị phải tăngcường công tác giáo dục quần chúng, đẩy mạnh công tác tiễu phỉ, trừ gian kết hợp vớiđẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân Các lực lượng vũ trang đã tổ chức nhiềuđợt truy quét bọn phỉ, phát hiện nhiều cơ sở hoạt động, tiêu diệt 255 tên đầu sỏ ngoan cố,thu 4.000 vũ khí và phương tiện hoạt động gián điệp, phá hoại của chúng Hơn 6.000người được giác ngộ, giáo dục đã nhận ra lỗi lầm và trở về với bản làng, gia đình

Trước tình hình nạn đói ở một số khu vực, Chính phủ một mặt tổ chức cứu đói, mặtkhác phát động phong trào đẩy mạnh sản xuất, trước mắt tập trung sản xuất rau màu ngắnngày, tăng nhanh diện tích cấy lúa xuân để phòng đói trong những thời điểm giáp hạt Hệthống nông giang, mương máng hư hỏng được sửa chữa Số diện tích hoang hoá đã đượckhai hoang, phục hoá và đưa vào sản xuất Đời sống nhân dân dần dần đi vào ổn định.Ngày 20 tháng 3 năm 1955, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá I Nước Việt Nam dân chủcộng hoà (được bầu từ Tổng tuyển cử năm 1946) đã khai mạc ở Hà Nội Quốc hội tánthành chính sách của Đảng, chính phủ trong kháng chiến và định ra những công tác trướcmắt Quốc hội thông qua một số chính sách về tôn giáo, quốc phòng và cải cách ruộng đất

Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá I cũng đã chủ trương tăng cường khối đại đoàn kết toàn dânxung quanh Đảng, quyết tâm hoàn thành sự nghiệp củng cố miền Bắc, giữ vững hoà bình

và thống nhất nước nhà

Sau khi quân Pháp rút khỏi miền Bắc, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân về cơbản đã kết thúc, nhưng cách mạng thổ địa chưa xong Đây là lúc Đảng ta tiếp tục hoànthành cải cách ruộng đất, xoá bỏ hoàn toàn chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất củagiai cấp địa chủ Để thực hiện nhiệm vụ này, một lực lượng lớn cán bộ, đảng viên đã đượchuy động Một số chính sách mới về cải cách ruộng đất được bổ sung Thực hiện cải cách

Trang 16

ruộng đất có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng củng cố miền Bắc, đem lại ruộng đấtcho nông dân, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần củng cố quốc phòng, củng cố tổ chứcĐảng và chính quyền ở nông thôn, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất Cuộc vận độngcải cách ruộng đất năm 1956 đã đạt được một số kết quả quan trọng như: hoàn thành xoá

bỏ giai cấp địa chủ bóc lột, xoá bỏ các tàn dư của chế độ phong kiến ở miền Bắc, đồngthời nâng cao quyền làm chủ của nông dân ở nông thôn

Tuy nhiên, trong quá trình cải cách ruộng đất, chúng ta đã phạm nhiều sai lầm nghiêmtrọng, kéo dài Đảng ta đã phát hiện những sai lầm của cải cách và đã có những chỉ thị sửachữa, nhưng việc sửa chữa sai lầm còn rất hạn chế Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (khoáII) tháng 11 năm 1958 đã nêu rõ những sai lầm đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư chođồng bào nông thôn và cán bộ nói rõ thắng lợi và sai lầm Người nhắc nhở phải phát huythắng lợi, đồng thời phải kiên quyết sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm với tinh thầntrách nhiệm cao trước nhân dân Đảng ta thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã kiên quyết và nhanh chóng sửa chữa sai lầm, củng cố và phát huy thắng lợi, đưa nôngthôn đi lên Chính nhờ đó, tình hình trở lại ổn định, nội bộ đoàn kết, lòng tin của dân vớiĐảng và việc khôi phục sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh Sự nghiệp khôi phục pháttriển kinh tế đòi hỏi sự thống nhất của các tầng lớp nhân dân trong cả nước Với tinh thần

đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra đời với Cương lĩnh đoàn kết toàn dân dưới sự lãnhđạo của Đảng xây dựng một nước Việt nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàumạnh

Lúc này, lợi dụng việc cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức của chúng ta có phạmmột số sai lầm, cùng những khó khăn về kinh tế, đời sống sau chiến tranh, các thế lực thùđịch trỗi dậy với những phần tử phản động đội lốt tôn giáo, một số địa chủ ngoan cố dù đã

bị đánh đổ, những tên phản động ở vùng dân tộc ít người Chúng mưu toan phá hoại sựnghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta Ở thành phố, bọn phản động lôi kéo một sốphần tử bất mãn trong giới văn nghệ sĩ, trí thức chống đối lại chế độ Hoạt động của nhóm

"nhân văn giai phẩm" hòng chống đối Đảng và Nhà nước ta bắt đầu từ văn hoá văn nghệ,

Trang 17

tiến tới chống đối về chính trị Chúng thực sự đi vào con đường phản bội dân tộc, đấtnước khi tuyên truyền cho cái gọi là tự do tư sản; đòi "văn nghệ và chính trị vỗ vai nhaucùng đi" Chúng lôi kéo học sinh, sinh viên và cả một số người thiếu vững vàng trongĐảng dân chủ và Đảng xã hội, thậm chí triệu tập hội nghị mấy trăm nhà tư sản mưu toangiương cao ngọn cờ tư sản để chống chế độ ta Từ việc sử dụng báo "Nhân văn" để tậphợp lực lượng, nói xấu chế độ, chúng ngày càng lao sâu hơn vào con đường phản cáchmạng, tiếp tay cho địch, chống phá cách mạng quyết liệt hơn với sự kêu gọi bác bỏ chuyênchính vô sản, cổ suý cho dân chủ tư sản, kích động nhân dân biểu tình chống lại chế độ Trước sự hoạt động ngày càng trắng trợn của chúng, thể theo nguyện vọng của quầnchúng nhân dân, chúng ta đã nghiêm trị bọn cầm đầu, đồng thời giáo dục, nhắc nhở nhữngngười bị chúng lôi kéo Sự đấu tranh kiên quyết của nhân dân và cách xử trí có lý, có tìnhcủa đảng, Nhà nước đã khiến bọn đầu sỏ phải cúi đầu nhận tội; còn số đông những ngườiliên quan được mở đường sửa chữa để trở thành người có ích, và trên thực tế, nhiều ngườitrong số này về sau đã trở thành nòng cốt trong lực lượng văn hoá văn nghệ cách mạngcủa chế độ ta.

Những tác động khó khăn của thời kỳ này còn bộc lộ ở chỗ: sự nghiệp cách mạng đãchuyển sang một giai đoạn mới đòi hỏi phải có chuyển biến về nhận thức tư tưởng vàđường lối tổ chức; song lại là vấn đề còn rất nhiều điều mới mẻ, bỡ ngỡ đối với cán bộ,đảng viên và quần chúng nhân dân Về nhiều mặt, lực lượng cách mạng vẫn chưa được vũtrang lý luận đầy đủ về những vấn đề như cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh,phương thức tổ chức nền kinh tế đất nước sau giai đoạn hàn gắn vết thương chiến tranh,vấn đề phục hồi và phát triển sản xuất

Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, đến khoảng cuối năm 1957,nhiệm vụ khôi phục kinh tế ở miền Bắc đã căn bản hoàn thành, góp phần giảm bớt khókhăn, nâng dần đời sống của nhân dân, đưa nền kinh tế tiến dần từng bước vững chắc lênchủ nghĩa xã hội Các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp đã thu được nhiều kết quảquan trọng Năm 1956, miền Bắc đã thu hoạch được hơn 4 triệu tấn lương thực, nạn đói

Trang 18

kinh niên - sản phẩm của chế độ thực dân, phong kiến - đã được giải quyết về cơ bản.Nông dân nô nức tham gia các tổ đổi công, một số hợp tác xã nông nghiệp và thủ côngnghiệp đã được xây dựng để rút kinh nghiệm Sản xuất công nghiệp, giao thông đều cótiến bộ Các ngành văn hoá, giáo dục, y tế… phát triển nhanh chóng.

Cùng với việc khôi phục phát triển kinh tế, Đảng ta luôn quan tâm chăm lo xây dựngquân đội, củng cố quốc phòng, đảm bảo cho quân đội ta hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ côngcuộc củng cố, xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng đập tan mọi âmmưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và tay sai, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh củng

cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước Thực hiệnnhiệm vụ đó, Trung ương Đảng chủ trương xây dựng quân đội tiến dần từng bước lênchính quy, hiện đại; xây dựng lực lượng thường trực mạnh có số lượng thích hợp, chấtlượng cao; xây dựng lực lượng dự bị hùng hậu; củng cố ba thứ quân; thực hiện chế độnghĩa vụ quân sự; đảm bảo cho lực lượng vũ trang sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu mớicủa cách mạng trên cả hai miền Nam, Bắc

Tuy còn sai lầm, thiếu sót trong cải cách ruộng đất, song bước đi lên của cách mạngnước ta đã thể hiện rõ ở thời điểm chuyển sang giai đoạn mới Những kết quả đã đạt được

đã tác động rất lớn đến đường lối, nhiệm vụ cách mạng trong thời gian sau này, đặc biệt là

để lại những bài học kinh nghiệm, những tiền đề quý báu cho việc hình thành chiến lược

quân sự cách mạng về giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thực hiện hiệp định Giơ-ne-vơ, nhân dân miền Nam phải tạm thời sống dưới ách

thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, song ý chí đấu tranh cách mạng không bao giờ tắt

Chính sách khủng bố tàn bạo của Mỹ Diệm và quá trình độc tài hóa, gia đình trị củaNgô Đình Diệm có làm cho phong trào cách mạng gặp rất nhiều khó khăn, lực lượng cáchmạng bị tổn thất nặng nề nhưng chúng không thể ngăn cản được phong trào đấu tranh củanhân dân miền Nam Nhân dân miền Nam với truyền thống và kinh nghiệm đấu tranhcách mạng lâu dài, được tôi luyện trong cuộc đấu tranh quyết liệt với kẻ thù mới Đội ngũ

Trang 19

cán bộ đảng viên tuy còn ít, nhưng đều là những người trung kiên, vững vàng đang bámdân, bám cơ sở tiếp tục lãnh đạo đấu tranh được nhân dân tin cậy Những gương hy sinhdũng liệt của đảng viên, ý chí bất khuất kiên cường của những người yêu nước quả cảm đãthúc đẩy dân ta vùng đứng dậy, đập tan xích xiềng tàn bạo của kẻ thù

Như vậy, Bối cảnh tình hình trong nước ở cả hai miền Bắc, Nam đã tác động rất lớn đến

tiến trình cách mạng Việt Nam, bao hàm cả những thuận lợi cũng như những thử thách, khó khăn Trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử đã khác trước, kẻ thù đã thay đổi, tương quan

so sánh lực lượng cũng có nhiều biến động, thêm vào đó là những thuận lợi, khó khăn của cách mạng thế giới, của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản quốc tế Tất

cả những diễn biến nhanh chóng nói trên đòi hỏi Đảng ta phải nêu cao tinh thần độc lập tự

chủ, tự lực, tự cường, sáng tạo để định ra chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn

trong giai đoạn mới, đảm bảo chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, đánh thắng chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, đưa sự nghiệp cách mạng tiếp tục tiến lên

2 Cuồng vọng bạo tàn của những kẻ " chinh phục" mới

Mỹ tiếp tục điều chỉnh chiến lược toàn cầu phản cách mạng để tập trnng đánh pháphong trào giải phóng dân tộc, và Việt Nam trở thành một trong những trọng điểm chiếnlược của chúng Gây chiến tranh xâm lược Việt Nam, chúng muốn nhằm một lúc hai mụctiêu: tấn công trực tiếp vào chủ nghĩa xã hội và đánh bại phong trào giải phóng dân tộc.Bởi vì, cách mạng Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc theo con đườngcách mạng vô sản, là một cuộc cách mạng triệt để, không chỉ giành độc lập dân tộc màcòn nhằm thống nhất cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội Mỹ cho rằng chủ nghĩa xã hội thắnglợi ở Việt Nam sẽ tràn xuống các nước Đông Nam Á, dẫn đến lợi ích của Mỹ ở khu vựctrọng điểm chiến lược này và trên phạm vi toàn cầu sẽ bị đe doạ

Nhận rõ tầm quan trọng, vị trí chiến lược của Việt Nam và Đông Dương trong khu vực Đông Nam Á, sau khi chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp thất bại, Mỹ đã nhanh

Trang 20

chóng hất cẳng Pháp áp đặt chế độ thực dân kiểu mới biến Miền Nam thành căn cứ quân

sự của Mỹ nhằm ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở khu vực Đông Nam Á Việc Mỹ khẩn trương gạt Pháp là chủ trương đầy toan tính xảo quyệt, nhưng Mỹ cũng rất chủ quan khi cho rằng chúng sẽ giữ được những gì còn lại ở đây, không để "lọt vào tay cộng sản".

Để thực hiện âm mưu và chủ trương chiến lược đó, Mỹ đã cử Cô-lin, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, làm Đại sứ ở Sài Gòn Cô-lin đã xây dựng kế hoạch bình định miền Nam Việt Nam được gọi là "Kế hoạch Cô-lin" Nội dung chủ yếu của kế hoạch này gồm sáu điểm: thứ nhất, bảo trợ chính quyền Diệm, viện trợ thẳng cho Sài Gòn không thông qua Pháp; thứ hai, xây dựng lại quân đội quốc gia của Diệm do Mỹ trực tiếp trang bị, huấn luyện và chỉ huy; thứ ba, tổ chức bầu cử "quốc hội" ở Nam Việt nam, thực hiện "độc lập" để hợp pháp hoá chính quyền Diệm; thứ tư, định cư cho số người Bắc di cư và thực hiện "cải cách điền địa"; thứ năm, thay đổi chế độ thuế khoá, ưu tiên cho hàng hoá Mỹ vào miền Nam Việt Nam; thứ sáu, đào tạo cán bộ hành chính cho chính quyền Diệm, thực chất là đào tạo một lớp tay sai mới trung thành với Mỹ.

Đây là kế hoạch xâm lược đầu tiên của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam được thực

hiện qua chính quyền và quân đội tay sai, một hình thức thực dân dấu mặt, trá hình vô

cùng nguy hiểm của đế quốc Mỹ Vì vậy, trước âm mưu của Mỹ, Việt Nam trở thành nơi đụng đầu lịch sử giữa phong trào độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa đế

quốc, giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản lũng đoạn Và đây thật sự là thử tháchkhông nhỏ đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta

Ngay trong đêm mùng 7 tháng 5 năm 1954, sau khi Pháp thất thủ ở Điện Biên Phủ, Tổng thống Mỹ Ai-xen-hao đã họp bàn với Bộ trưởng Ngoại giao P.Đa-lét, và P.Đa-lét đã

đề xuất chủ trương hất cẳng Pháp Và trên thực tế, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, vai trò của Pháp ở Đông Dương về cơ bản đã chấm dứt Ngày 2 tháng 6 năm 1955, Cao uỷ Pháp P.Ê-ly, người đại diện cao nhất cho Chính phủ Pháp ở Đông Dương, đã bất lực và xin từ

Trang 21

chức bởi một sự thật là Pháp đã bị Mỹ hất cẳng khỏi Đông Dương Ngày 16 tháng 6, Mỹ

đã ép Pháp và Bảo Đại buộc Thủ tướng bù nhìn thân Pháp là Bửu Lộc phải từ chức và đưa Ngô Đình Diệm, người được Mỹ nuôi dưỡng, lên thay Ngày 7 tháng 7 năm 1954, nội các bù nhìn thân Mỹ do Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng được thành lập Ngày 8 tháng 8 năm 1954, Hội đồng quốc gia an ninh Mỹ chính thức quyết định chủ trương thay chân Pháp ở Việt Nam Quyết định này thật sự mở đầu cho giai đoạn Mỹ trực tiếp xâm lược Việt Nam, thực thi chủ nghĩa thực dân mới đối với miền Nam Việt Nam, biến miền Nam nước ta thành căn cứ quân sự của Mỹ.

Tuy chủ trương và hành động đó của Mỹ đã đẩy mâu thuẫn giữa Pháp và Mỹ trở nêngay gắt; cuộc xung đột giành giật giữa chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ với chủ nghĩa thựcdân cũ của Pháp diễn ra trên nhiều lĩnh vực, song với sức mạnh của đồng đô-la, Mỹ đãbuộc Chính phủ Pháp phải rút lui Nắm được miền Nam Việt Nam, Mỹ dốc tiền của xâydựng quân đội cho Ngô Đình Diệm, chia rẽ các giáo phái, các lực lượng đối lập, tiến hànhcuộc chiến tiêu diệt các lực lượng vũ trang thân Pháp như Cao Đài, Hoà Hảo, BìnhXuyên… Với chiến thuật vừa đánh vừa mua chuộc, dụ dỗ, chỉ trong vòng chưa đầy hainăm, các lực lượng vũ trang giáo phái thân Pháp về cơ bản đã bị tan rã Thắng lợi về quân

sự của Mỹ - Diệm đối với lực lượng này cùng với việc mua chuộc, dụ dỗ được các tướnglĩnh vốn là tay sai của Pháp đã cơ bản kết thúc cuộc giành giật giữa Mỹ và Pháp ở miềnNam Việt Nam Ngày 23 tháng 10 năm 1955, Mỹ đạo diễn cho anh em Ngô Đình Diệmdiễn trò "trưng cầu ý dân" phế truất Bảo Đại Sau đó, chúng tổ chức bầu cử "Quốc hội",lập chế độ Việt Nam cộng hòa do Diệm làm Tổng thống Sự kiện Mỹ - Diệm lập "Quốcgia độc lập", "dân chủ" ở miền Nam là mốc đánh dấu sự áp đặt xong thể chế chính trị hoàntoàn phụ thuộc Mỹ Miền Nam Việt Nam từ một xã hội thuộc địa kiểu cũ của Pháp đã trởthành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ

Tiếp đó, Mỹ hoàn toàn gạt được Pháp ra khỏi Đông Dương, giành quyền chi phối Lào,Cam-pu-chia, củng cố bộ máy nguỵ quyền tay sai của chế độ thực dân kiểu mới ở miền

Trang 22

Nam Mỹ đã chỉ đạo chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm tập trung đánh phá phong tràocách mạng

Đối với miền Bắc, trước hết chúng tiến hành chiến dịch dụ dỗ cưỡng ép đồng bào ta di

cư vào Nam Đây là âm mưu khá thâm độc, nham hiểm của địch để tạo ra ảnh hưởng xấu

về chế độ chính trị xã hội ở miền Bắc, ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Việt nam đốivới vùng Đông Nam Á Đồng thời, chúng mưu toan phá hoại lực lượng sản xuất, làm chođời sống xã hội của miền Bắc không ổn định Chúng còn âm mưu thông qua cưỡng épđồng bào di cư để tạo chỗ dựa xã hội cho chế độ Ngô Đình Diệm, tăng thêm nhân lực đểbắt lính và bổ sung, củng cố nguỵ quyền Sài Gòn Mỹ đã chi 55 triệu đô-la (và trước đóPháp chi 66 tỷ fơ-răng) cho việc thực hiện âm mưu này

Trước khi hội nghị Giơ-ne-vơ kết thúc, Mỹ đã phái Hồng y giáo chủ Spen-man, cùngE.Lên-xđên trùm tình báo CIA ở Sài gòn, phối hợp với bọn phản động đội lốt giáo hộiViệt Nam tổ chức chiến dịch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào ta di cư vào Nam Tháng 8 năm

1954, Ngô Đình Diệm lúc đó là Thủ tướng bù nhìn tới kiểm tra trại di cư ở trường NgôQuyền Ngày 15 tháng 1 năm 1955, đại sứ Mỹ Cô-lin đến kinh lý các trại An Tử, An Lạc,

Xi măng Để gây hoang mang và thúc ép đồng bào bỏ nhà cửa, ruộng vườn vào Nam,chúng tung tin "Chúa đã vào Nam", "Chính phủ Việt Minh cấm đạo", "Mỹ sẽ ném bomnguyên tử miền Bắc", "ở lại sẽ bị Việt Minh trả thù"… Ngoài dụ dỗ, mua chuộc, chúngcòn trắng trợn đe doạ, dùng vũ lực ép buộc đồng bào di cư Chúng đốt hàng ngàn nóc nhà

ở Quảng Bình, Quảng Trị, càn quét bắt dân, gây bạo loạn

Đối với miền Nam, đế quốc Mỹ biết rằng mối đe doạ trực tiếp lớn nhất đối với sự tồntại của chúng ở đây là lực lượng cách mạng và lòng dân đi theo cách mạng ở khắp cácthôn xã, từ vùng tự do Liên khu V đến các khu căn cứ kháng chiến U Minh, Dương MinhChâu, Chiến khu Đ, Đồng Tháp Mười Chính vì vậy, một mặt, chúng tổ chức thanh lọcnội bộ, mặt khác, chúng tiến hành chiến dịch tố cộng, diệt cộng với khẩu hiệu "tiêu diệtcộng sản tận gốc", "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót" Chúng tập trung chĩa mũi nhọn vàonhững người kháng chiến cũ và những người yêu nước, những gia đình có chồng con đi

Trang 23

tập kết, những người tán thành hòa bình, thống nhất, đặc biệt là đội ngũ những người đảngviên cộng sản,

Sau nhiều đợt "tố cộng", "diệt cộng" có tính chất thí điểm ở một số địa phương Liênkhu V, Mỹ - Diệm quay sang đàn áp khốc liệt nhân dân miền Nam ở tất cả các địaphương Để thực hiện "tố cộng", "diệt cộng", chúng đã lập bộ máy chỉ đạo từ cấp trungương đến tận cơ sở xã, ấp Ở cấp trung ương có "Hội đồng chỉ đạo tố cộng", phối hợp với

Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Tổng Nha cảnh sát Mỗi bộ, mỗi tỉnh cũng thành lập một

"uỷ ban chỉ đạo tố cộng" Ở các xã, ấp có các đoàn "công dân vụ" gồm những tên ác ôn,nham hiểm, tàn bạo, được huấn luyện đủ mọi ngón nghề bắt bớ, giết hại nhân dân Chúngbắt cán bộ, đảng viên và những người yêu nước tham gia kháng chiến chống Pháp phải ra

"trình diện", phải "đầu thú quốc gia" và tập trung cải huấn ở các trại cải tạo với nhiều thủđoạn tra tấn, truy ép, cưỡng bức buộc cán bộ ta phải khuất phục, phải "ly khai" Nhữngngười trung kiên, không khuất phục đều bị chúng thủ tiêu hoặc đầy ải

Đối với dân, chúng dồn dân, gom dân vào các "khu trù mật", "khu dinh điền", lập các

"ngũ liên gia bảo", lập sổ hộ khẩu, phát thẻ kiểm tra, phân loại Chúng chia dân ra làm bahạng: công dân hợp pháp, công dân bán hợp pháp và công dân bất hợp pháp Chúng buộcdân phải "tố cộng" Ở nông thôn chúng buộc thanh niên từ 18 đến 50 tuổi phải vào tổ chức

"thanh niên bảo vệ hương thôn" Chúng quy định mỗi người dân phải có bốn thứ "đèn,cây, dây, mõ" để rượt đuổi, bắt trói, đánh đập cán bộ, đảng viên, đánh đập những ngườiyêu nước Bằng đạo dụ lập "khế ước ruộng đất", chúng trắng trợn cướp ruộng đất củanông dân được cách mạng cấp cho trong thời chín năm kháng chiến Chúng đàn áp cáccuộc đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử, đòi quyền dân sinh, dân chủ

Từ năm 1954 đến năm 1959, Mỹ - Diệm mở hàng vạn cuộc càn quét, vây ráp, diển hìnhnhư các chiến dịch Phan Chu Trinh, Trịnh Minh Thế tàn sát đẫm máu những người yêunước, những người kháng chiến cũ Chúng đã gây ra những vụ tàn sát đẫm máu ở NgânSơn, Chí Thạnh, chợ Được, Vĩnh Trinh, Mỏ Cày, Bình Đại, Hướng Điền, Duy Xuyên, ĐạiLộc Theo con số ước tính đến năm 1959 ở miền Nam có 466.000 người bị bắt, 400.000

Trang 24

bị tù đày, 68.000 người bị giết hại Có trên 70% chi uỷ viên, 60% huyện uỷ viên, 40% tỉnh

uỷ viên bị địch bắt, giết hại; 12 huyện không còn cơ sở đảng Ở đồng bằng Nam Bộ, nhiều

xã không còn chi bộ Các tỉnh Gia Định, Biên Hoà mỗi tỉnh chỉ còn 1 chi bộ đảng Toànmiền Nam chỉ còn khoảng 5.000 đảng viên Nhìn chung, các cơ sở cách mạng của miềnNam đều bị tổn thất nặng nề

Tháng 3 năm 1959, run sợ trước phong trào đấu tranh của nhân dân ta và trước sự cămhờn, quật khởi của quần chúng cách mạng, Mỹ - Diệm đã đặt miền Nam "trong tình trạngchiến tranh" Về thực chất, từ khi tiến hành hoạt động đàn áp man rợ phong trào cách

mạng, chúng đã tiến hành chiến tranh từ một phía nhằm biến miền Nam thành bàn đạp để

tiến tới xâm lược cả nước ta và khống chế chặt chẽ Lào, Cam-pu-chia Đỉnh cao của chínhsách khủng bố đối với người yêu nước của bè lũ Mỹ - Diệm là ban hành luật 10/59 Vớiđạo luật phát-xít này, bọn tay sai Ngô Đình Diệm thẳng tay giết hại bất cứ người yêu nướcnào hoặc bất cứ ai đối lập với chúng Chúng lê máy chém đi khắp miền Nam, chẳngnhững nhằm diệt cộng, tiêu diệt lực lượng cách mạng mà còn gây không khí sợ sệt, nghi

kỵ, chia rẽ trong dân chúng, làm tê liệt ý chí chống đối lại nguỵ quyền Sài Gòn

Chính sách phát-xít của Mỹ - Diệm đã đặt cách mạng miền Nam vào tình thế hiểmnghèo Không những mục tiêu hoà bình thống nhất, dân sinh dân chủ chưa thể thực hiệnđược, mà ngay bản thân các lực lượng cách mạng miền Nam cũng có nguy cơ bị tiêu diệthoàn toàn Hơn nữa, khi đã nắm được quyền kiểm soát miền Nam, dựng lên chính quyền

và quân đội tay sai, Mỹ lầm tưởng rằng sẽ củng cố được ách thống trị của chúng và tiếntới xâm lược toàn bộ đất nước ta Dưới sự giật dây của Mỹ, Chính quyền Sài Gòn tuyên

bố không hiệp thương tổng tuyển cử, hô hào "lấp sông Bến Hải", "Bắc tiến"… Điều đó đãthể hiện rất rõ dã tâm xâm lược của đế quốc Mỹ đối với nước ta

Nhưng, thực tế cho thấy Mỹ không rút được bài học kinh nghiệm của Pháp Chúngđang trượt theo vết xe đổ của Pháp trong khi vẫn vọng tưởng sẽ làm được điều mà ngườiPháp không làm được Lịch sử đã chứng minh, Mỹ sai lầm khi không đánh giá đúng conngười Việt Nam, không hiểu lịch sử Việt Nam Mỹ không hề biết rằng từ hàng ngàn năm

Trang 25

trước, người Việt Nam đã có tuyên ngôn về chủ quyền độc lập và ý chí quuyết tâm bảo vệnền độc lập ấy Hai nhà sử học Pháp là Phi-líp Đơ-vi-lê và Giăng La-cu-tuya đã nêu mộtnhận định rất có lý rằng: điều bi thảm là nước Mỹ không có sự hiểu biết nào, một kinhnghiệm thực tiễn nào về Việt Nam Người Mỹ không hề biết lịch sử (Việt Nam) cònngười Việt Nam thì họ thành thạo " Ngay Tay-lo từng một thời là Đại sứ Mỹ ở Sài Gòncũng phải thừa nhận: Mỹ vì không hiểu gì hết về nhân dân Việt Nam và Hồ Chí Minh.Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm Dưới sự lãnhđạo của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nước Việt Nam đã giànhđược nền độc lập, và dân tộc Việt Nam đã thực sự được sống trong độc lập, tự do Vìquyền thiêng liêng ấy, nhân dân Việt Nam sẵn sàng đứng lên chiến đấu, dù có phải hy sinhcũng quyết giành cho được tự do, độc lập Đó là cơ sở của thắng lợi tất yếu của nhân dân

ta, đó cũng là cơ sở thất bại tất yếu của Mỹ

3 Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, đồng bào miền Nam anh dũng đứng lên

Trước âm mưu và thủ đoạn xâm lược của đế quốc Mỹ, tại Hội nghị Trung ương 6 (khoáII) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản báo cáo quan trọng Bản báo cáo nhận định thế tangày càng mạnh, thế địch ngày càng yếu, nhưng Người cũng lưu ý: "Thế mạnh và yếu ấy

là tương đối, không phải tuyệt đối Ta chớ chủ quan khinh địch"(1) Trong bản báo cáo,Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra những khó khăn trước mắt của nhân dân ta, chủ yếu lànhững khó khăn do âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ gây ra Báo cáo khẳng định kẻ thùchính, nguy hiểm nhất trước mắt của nhân dân ta là đế quốc Mỹ: "Hiện nay đế quốc Mỹ là

kẻ thù chính của nhân dân thế giới, và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp củanhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ"(2) Ngườichỉ rõ: "Tranh lấy hoà bình không phải là một việc dễ, nó là cuộc đấu tranh trường kỳ giankhổ, phức tạp"(3) Người nêu lên một số nhiệm vụ và công tác trước mắt mà trong đó côngtác then chốt là làm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhận rõ tình hình và nhiệm vụmới, nhận rõ tính chất, nội dung thay đổi nhiệm vụ của giai đoạn mới

Trang 26

Cũng trong Hội nghị Trung ương 6, đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh đã tiếp tục cụthể hoá quan điểm và phương hướng cơ bản trong báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Đồng chí nhấn mạnh rằng, nhiệm vụ trước hết của chúng ta là đấu tranh cho hoà bình, vìvậy phải luôn tăng cường lực lượng, củng cố quốc phòng, ngăn ngừa bọn đế quốc phá

hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ Trong Báo cáo "Để hoàn thành nhiệm vụ và đẩy mạnh công tác trước mắt", đồng chí Tổng bí thư nêu ra những công việc cần tập trung, trong đó cần đặc

biệt chú ý vấn đề chuyển hướng công tác ở miền Nam Phải làm cho cán bộ, chiến sĩ, đồngbào hiểu rõ yêu cầu nhiệm vụ, phải thấy được tới đây khó khăn sẽ nhiều hơn và khôngđược chủ quan khinh địch Báo cáo cũng chỉ ra phương châm công tác ở vùng địch tạmđóng quân, lấy công tác không hợp pháp là chính, triệt để lợi dụng thế hợp pháp, nửa hợppháp để vận động quần chúng đấu tranh Tổ chức đảng phải bí mật, tổ chức quần chúngchủ yếu là hợp pháp, nửa hợp pháp, chuyển cán bộ vào hoạt động bí mật, xây dựng Đảngtheo tinh thần bí mật, giỏi công tác, khéo che dấu lực lượng, kiên quyết đấu tranh chốngchính sách kêu gọi đầu thú của địch để bảo tồn lực lượng

Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng hoàn toàn nhất trí với đường lối,chủ trương do Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổng bí thư Trường Chinh nêu ra Nghị quyết Hộinghị vạch rõ: ngày nay, do tình hình mới, ta thay đổi phương châm, chính sách và sáchlược đấu tranh cốt để thực hiện một cách thuận lợi mục đích trước mắt Đây là một sự thayđổi quan trọng về phương châm và sách lược cách mạng nhưng mục đích của cách mạngvẫn là một Những định hướng của Nghị quyết Trung ương 6 tuy mới là những nét chung,nhưng có ý nghĩa rất quan trọng, mở đường đi lên một giai đoạn mới của cách mạng nướcta

Sau Nghị quyết Trung ương 6, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết nhằm cụ thể hoá và bổsung thêm, trong đó nhấn mạnh các đặc điểm của thời kỳ mới, mà đặc điểm quan trọngnhất là: đất nước ta tạm thời chia làm hai vùng; đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đang mưu tínhphá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ; vì thế, cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam phải chuyển

từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị Nhiệm vụ của Đảng bộ Nam Bộ, Liên khu

Trang 27

uỷ V là phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi địch thực hiện Hiệp định, củng cố hoà bình;đấu tranh vì dân sinh, giữ những quyền lợi đã giành được trong kháng chiến; đấu tranhchống địch khủng bố; lập ra mặt trận dân tộc rộng rãi

Bộ Chính trị chỉ thị rõ thêm: Mỹ và tay sai có thể sẽ phá hoại Tổng tuyển cử, việc chiếntranh có thể trở lại, việc chia rẽ có thể trường kỳ Cho nên, các cấp cần quán triệt và thực

hiện tốt ba nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam: Một là, tập trung đấu tranh đòi

Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Hai là, chuyển hướng công tác cho phù hợp với tình hình

mới; tập hợp rộng rãi các lực lượng nhằm đánh đổ chính quyền Ngô Đình Diệm; lập rachính quyền tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, cải thiện dân sinh; lập Mặttrận dân tộc thay cho mặt trận Liên Việt; vận động nguỵ quân, nguỵ quyền; đưa người của

ta vào lực lượng vũ trang và bộ máy của địch Ba là, giải thể Trung ương cục miền Nam,

lập lại Xứ uỷ Nam Bộ, giữ nguyên Liên khu uỷ V; các tổ chức đảng phải được tổ chứcgọn nhẹ, vững chắc, giữ nghiêm kỷ luật, thực hiện tốt các quy định về bảo mật, phònggian

Nghị quyết Trung ương 6 và Nghị quyết của Bộ Chính trị được các đảng bộ ở miềnNam nghiên cứu quán triệt và vận dụng vào tình hình cụ thể Sau khi có nghị quyết BộChính trị Trung ương Đảng về đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ, hoạt động vũ trangtuyên truyền diệt ác ôn, xây dựng củng cố cơ sở chính trị trong quần chúng được đẩymạnh ở nông thôn Nam Bộ và vùng rừng núi Trung Bộ Nhiều đội vũ trang tập trung, dukích thoát ly, các đội vũ trang tuyên truyền ra đời ở các căn cứ tại các vùng U Minh, ĐồngTháp Mười, Chiến khu Đ

Tháng 10 năm 1954, tại U Minh Hạ, Hội nghị thành lập Xứ uỷ Nam Bộ được triệu tập.Hội nghị nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về nhiệm vụ cách mạng miềnNam trong tình hình mới Hội nghị nhận định tình hình có hai khả năng phát triển: có thể

Mỹ - Diệm phải thi hành hiệp định và cũng có thể chúng không thi hành Cách mạng miềnNam cần phải có kế hoạch ứng phó với cả hai tình huống trên Trước hết, cần triển khaithực hiện các nhiệm vụ trước mắt như Nghị quyết của Đảng đã đề ra, nhưng cần nắm

Trang 28

vững phương hướng công tác lúc này là củng cố và phát triển cơ sở nông thôn, mở rộng vàđẩy mạnh công tác đô thị, kết hợp chặt chẽ phong trào đấu tranh ở cả hai vùng chiến lược.Vấn đề quan trọng lúc này là phải tăng cường công tác tư tưởng cho cán bộ, đảng viên vàquần chúng, tin tưởng ở đường lối của Đảng, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng,khắc phục tư tưởng cầu an, dao động, phiêu lưu, kém cảnh giác với âm mưu của địch;củng cố lại tổ chức chi bộ, đưa những đảng viên thiếu tích cực sinh hoạt riêng, kiên quyếtcắt sinh hoạt số đảng viên kém; tổ chức thêm các chi bộ mới ở thành thị

Ngay sau Hội nghị, sáu vạn đảng viên ở Nam Bộ đã rút vào hoạt động bí mật Các lựclượng cách mang cũng đã cất giấu gần một vạn khẩu súng trước khi tập kết Ở trung bộ,Liên khu uỷ V nhận định địch sẽ sớm đánh phá phong trào cách mạng Liên khu V, vì vậyphải khẩn trương chuyển hướng công tác, sắp xếp lại tổ chức, giữ gìn lực lượng Chấphành sự chỉ đạo của Liên khu uỷ V, trên 25000 đảng viên ở đây đã rút vào hoạt động bímật Ở Thừa Thiên Huế, chúng ta cũng đã cất giấu được một số lượng lớn vũ khí, bố trínhiều cán bộ quân sự ở lại làm nòng cốt, không tập kết ra Bắc

Đến năm 1955, về cơ bản, bộ máy chỉ đạo của Đảng các cấp đã được sắp xếp và rút vàohoạt động bí mật Số cán bộ bị lộ được chuyển vùng hoặc tạm ngừng hoạt động Việc vậnđộng nguỵ quân, nguỵ quyền, đưa người vào các tổ chức của địch cũng được chú ý quantâm Các tổ chức quần chúng công khai cũng đã được hình thành Các tổ chức Đảng lúcnày vừa tổ chức tốt việc giữ gìn lực lượng, chuẩn bị cho cao trào mới, vừa thực hiện tốtphương châm bám đất, bám dân, lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống âm mưu của địchphá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ và đàn áp phong trào cách mạng Đến cuối năm 1955 hầuhết các cơ quan lãnh đạo khu, tỉnh tổ chức các đơn vị bảo vệ Ở những vùng căn cứ khángchiến cũ, những vùng rừng núi một số cán bộ bộ đội tránh địch truy lùng tự tổ chức nhaulại, vừa sản xuất tự túc vừa chống địch

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của nhân dân ở các thành phố, đô thịphát triển mạnh mẽ với mục đích bảo vệ hoà bình đòi hiệp thương tổng tuyển cử Hàngtrăm uỷ ban đấu tranh vì hoà bình được thành lập ảnh hưởng chính trị của phong trào

Trang 29

ngày càng lan rộng, dù cho địch đàn áp, bắt giam nhiều người lãnh đạo chủ chốt Phongtrào đấu tranh của công nhân trong các công xưởng, đồn điền đòi việc làm, chống sa thải,ủng hộ phong trào hòa bình, hiệp thương tổng tuyển cử cũng phát triển mạnh mẽ Ởnông thôn, các phong trào chống địa chủ cướp đất, chống "tố cộng" diễn ra quyết liệt.Không sờn lòng trước sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù, cán bộ, đảng viên và quần chúngcách mạng ở các địa phương vẫn quyết tâm khôi phục, tổ chức ra lực lượng vũ trang để tự

vệ bảo vệ cơ sở và cán bộ cách mạng

Tháng 6 năm 1956, Bộ Chính trị đã xác định: hình thức đấu tranh của ta trong toànquốc hiện nay là đấu tranh chính trị, không phải là đấu tranh vũ trang; song, nói như thếkhông có nghĩa là tuyệt đối không dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định.Chủ trương của Bộ Chính trị là: phát triển lại các lực lượng vũ trang đến một mức độ nhấtđịnh, đồng thời tổ chức ra những lực lượng tự vệ trong quần chúng nhằm bảo vệ các cuộcđấu tranh và giải thoát cán bộ khi cần thiết Muốn như vậy, cần củng cố các lực lượng vũtrang và bán vũ trang hiện có, xây dựng căn cứ địa cách mạng làm chỗ dựa, đồng thời xâydựng cơ sở quần chúng vững mạnh làm điều kiện căn bản để duy trì và phát triển các lựclượng vũ trang

Như vậy, hình thái vận động của cuộc đấu tranh đã có sự phát triển.Thời kỳ đầu tachuyển hướng đấu tranh chính trị, các phong trào hòa bình, dân chủ, dân sinh, chống "tốcộng, diệt cộng" đã lôi cuốn hàng triệu, hàng triệu lượt người tham gia từ thành thị đếnnông thôn, từ Quảng Trị đến Cà Mau, từ vùng tự do đến vùng tạm chiếm cũ Nhưng trướchành động khủng bố ngày càng tàn bạo của kẻ thù, yêu cầu của cán bộ, đảng viên và quầnchúng vũ trang chống khủng bố ngày càng trở nên cấp bách Nhiều nơi quần chúng đàotìm vũ khí chôn giấu từ năm 1954 hoặc cướp súng địch, rèn gươm dao bí mật thủ tiêunhững tên địa chủ, cảnh sát, chỉ điểm ác ôn nguy hiểm nhất

Ngày 18 tháng 8 năm 1956, Bộ Chính trị gửi thư cho Xứ uỷ Nam Bộ nói rõ thêm một

số công tác cụ thể ở miền Nam: trong tình hình hiện nay, cần tổ chức ra những đội tự vệ ởcác thôn xã, nhà máy, đường phố, trường học Nhiệm vụ của những đội tự vệ này là giữ

Trang 30

gìn trật tự và bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng, thông tin báo hiệu, canh gác cáccuộc hội nghị của cán bộ và giải thoát cán bộ khi cần thiết Các đội viên phải là thanhniên lao động hoặc là đảng viên, tổ chức thành từng tổ và đội, mỗi đội có đội trưởng, độiphó Đây là những chủ trương đúng đắn, kịp thời, có tác dụng quan trọng đối với việc duytrì và phát triển lực lượng vũ trang tự vệ ở miền Nam Nghị quyết được truyền đến Liênkhu uỷ V và Xứ uỷ Nam Bộ.

Tuy nhiên, trước dã tâm xâm lược của Mỹ, trước sự điên cuồng đàn áp cách mạng củachính quyền Ngô Đình Diệm, con đường phát triển của cách mạng miền Nam đòi hòi phảitiếp tục được làm sáng tỏ Đó là những vấn đề cơ bản như đánh đổ chính quyền tay sai của

Mỹ như thế nào, vấn đề khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh ra sao, vấn đề xây dựng lựclượng và phương thức tiến hành kháng chiến cần chú ýa những nội dung gì Trước thực

tế đó, đồng chí Lê Duẩn đã dự thảo "Đề cương cách mạng miền Nam" Đề cương này đã

được thảo luận ở các đảng bộ địa phương và được Xứ uỷ Nam Bộ họp bàn bạc, trao đổirất cụ thể Qua đó, Hội nghị Xứ uỷ Nam Bộ đã xác định những vấn đề rất cơ bản của cáchmạng miền Nam Trước hết, muốn chống Mỹ - Diệm, ngoài con đường cách mạng không

có con đường nào khác, nghĩa là nhân dân miền Nam phải vùng lên đập tan chế độ Mỹ Diệm

-Về con đường giành chính quyền, "Đề cương cách mạng miền Nam" vận dụng kinh

nghiệm Cách mạng Tháng Tám, đồng thời dựa chắc trên cơ sở phân tích và làm sáng tỏchủ nghĩa yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc Theo đó, cần nắm vữngthời cơ, huy động sức mạnh của quần chúng nhân dân mà nòng cốt là liên minh công nôngnổi dậy giành quyền làm chủ, thành lập chính quyền liên hiệp để thực hiện hoà bình,thống nhất nước nhà Để tập hợp lực lượng, "Đề cương" nhấn mạnh cần thành lập mặt trậndân tộc thống nhất rộng lớn và điều quyết định là phải có Đảng Mác - Lê-nin lãnh đạo

Trong tình hình khó khăn lúc bấy giờ, "Đề cương cách mạng miền Nam" đã làm sáng tỏ

phương hướng đi lên của cách mạng, đồng thời đã đóng góp quan trọng cả về mặt lý luận

và thực tiễn cho Nghị quyết Trung ương 15 Khoá II (tháng 1 năm 1959)

Trang 31

Quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 và Nghị quyết Bộ Chính trị, tháng 12 năm 1956,

Xứ uỷ Nam Bộ họp mở rộng đến một số bí thư liên tỉnh uỷ, bí thư tỉnh uỷ ở Nam Bộ Hộinghị đã thông qua Nghị quyết về tổ chức và phương thức hoạt động của lực lượng vũtrang tự vệ Hội nghị xác định: hoạt động vũ trang tự vệ đã hạn chế sự lùng sục của bọnchỉ điểm và tác động của bọn gây chiến tranh tâm lý nội gián trong quần chúng Nhiều nơibọn tề điệp ác ôn co lại, quần chúng dễ thể hơn bắt đầu nhóm họp, sinh hoạt trở lại, đấutranh với địch và bảo vệ cán bộ tốt hơn Cán bộ, đảng viên trong thế đấu tranh chính trị có

vũ trang tự vệ ít bị tổn thất hơn Hội nghị xứ uỷ Nam Bộ tháng 12 năm 1956 còn đặt vấn

đề vũ trang truyên truyền và vũ trang tự vệ thành một chủ trương lớn để hỗ trợ cho đấutranh chính trị và tiến tới sau này dùng lực lượng vũ trang đó để làm cách mạng đánh đổ

Mỹ - Diệm

Nghị quyết chỉ rõ: trong lúc toàn miền Nam đang đấu tranh chính trị như hiện nay, chưanên phát động chiến tranh du kích mà chủ trương hoạt động vũ trang tuyên truyền Đội vũtrang tuyên truyền là đội vũ trang công tác Cán bộ, đảng viên tuyên truyền vạch mặt địch,phát động căm thù, xây dựng cơ sở cách mạng trong quần chúng, khống chế ác ôn và tìnhbáo địch, tranh thủ sự đồng tình của binh lính, vận động binh lính và nhân viên ngụyquyền ủng hộ các cuộc đấu tranh của quần chúng, hạn chế đánh địch làm bộc lộ lực lượng

Về tổ chức: thành lập từng tiểu đội, trung đội Ăn ở đi lại sinh hoạt thì phân tán từng tổ,từng tiểu đội, nhưng phải thành lập trung đội có ban chỉ huy để quản lý đơn vị, tiến hànhcông tác chính trị và rèn luyện bộ đội Trang bị phải gọn nhẹ Nội dung huấn luyện gồmcông tác tuyên truyền, giáo dục phát động quần chúng, vận động binh lính địch, nâng caohiểu biết về Đảng và một số kỹ thuật quân sự

Với Nghị quyết Bộ Chính trị Trương ương Đảng và Nghị quyết của Hội nghị Xứ uỷNam Bộ, Đảng ta một lần nữa khẳng định con đường cách mạng bạo lực để giành thắnglợi cho cách mạng miền Nam Hội nghị liên khu uỷ V cuối năm 1957 chủ trương vừa đẩymạnh đấu tranh vừa phải chuẩn bị cho khả năng chiến tranh, trước mắt cần nắm chắc babiện pháp cần thiết, vũ trang tự vệ, diệt ác, trừ gian và xây dựng căn cứ Ngay tại đồng

Trang 32

bằng Cửu Long xa xôi, vào những năm 1956, 1957, hàng chục đơn vị vũ trang với nhữngcái tên Ngô Văn Sở, Đinh Tiên Hoàng đã ra đời Ở Liên khu V cũng có nhiều đội trừgian đã được thành lập Vào những năm 1957, 1958, nhiều thanh niên ở Cà Mau, BạcLiêu vào vùng căn cứ cũ U Minh lập các "làng rừng" Ở vùng Quảng Ngãi, Phú Yên,nhiều dân tộc bỏ buôn làng vào sống ở rừng sâu Để bảo vệ cơ sở cách mạng, một số địaphương chủ trương tiêu diệt bọn ác ôn, làm lỏng thế kềm kẹp của địch Tại Nam Bộ, dướidanh nghĩa lực lượng vũ trang giáo phái, bộ đội các địa phương đã tổ chức tấn công địchkhi điều kiện cho phép.

Tháng 10 năm 1957, tại chiến khu Đ - một căn cứ chủ yếu của cách mạng, Đại đội 250

là đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên ở Miền Nam đã được thành lập, đến đầu năm 1958,đơn vị đã phát triển thành Tiểu đoàn Ngay sau khi thành lập, đơn vị 250 đã lập nhiềuthành tích xuất sắc trong chiến đấu, công tác nhằm bảo vệ căn cứ kháng chiến và mở rộngphong trào cách mạng ở Miền Đông Nam Bộ Đến cuối năm 1957, ở Nam Bộ đã có 37đơn vị vũ trang cách mạng Tại Liên khu V, nhiều đơn vị trừ gian ra đời Một số trận đánhtiêu diệt quân nguỵ đã nổ ra báo hiệu phong trào cách mạng miền Nam sắp chuyển mình.Ngày 10 tháng 10 năm 1958, với trận tấn công vào quận lỵ Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một) tiêudiệt 230 quân nguỵ, đánh lui một tiểu đoàn tiếp viện, bức rút 20 đồn và tấn công vào trụ

sở phái đoàn MAAG ở Biên Hoà, phong trào cách mạng miền Nam đã phát triển sangbước mới Hoạt động diệt ác trừ gian lan rộng ra toàn miền Nam

Trong không khí sôi sục căm thù của đồng bào miền Nam và khí thế vùng dậy đấutranh của quần chúng, Trung ương Đảng ta đã có cuộc họp quan trọng xác định đường lối

và phương pháp cách mạng miền Nam Đó là Hội nghị lần thứ 15 Trung ương họp mởrộng, có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ Nam Bộ, Đảng bộTrung Bộ, Đảng bộ Nam trung Bộ

Hội nghị đã phân tích, chỉ rõ hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam là mâu thuẫngiữa chủ nghĩa đế quốc xâm lược, giai cấp địa chủ phong kiến và bọn tư sản mại bản quanliêu thống trị ở miền Nam với nhân dân Việt Nam; và mâu thuẫn giữa con đường xã hội

Trang 33

chủ nghĩa với con đường tư bản chủ nghĩa ở miền Bắc Hai mâu thuẫn này có quan hệbiện chứng và tác động lẫn nhau, thể hiện sự đối kháng gay gắt giữa lực lượng đấu tranh

vì hoà bình, thống nhất độc lập, dân chủ với thế lực xâm lược, gây chiến, thể hiện sự đốikháng gay gắt giữa lực lượng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc và hoà bình, dân chủ trênthế giới với thế lực đế quốc hiếu chiến và xâm lược Còn ở miền Nam Việt Nam, mâuthuẫn giữa nhân dân với bọn đế quốc Mỹ xâm lược, mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu lànông dân với địa chủ phong kiến là hai mâu thuẫn cơ bản Mâu thuẫn giữa dân tộc ta,nhân dân ta với đế quốc Mỹ xâm lược và tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm là mâu thuẫnchủ yếu

Phân tích tình hình xã hội miền Nam, Hội nghị chỉ ra động lực cách mạng miền Namlà: công nhân, nông dân, tiểu tư sản Lực lượng cách mạng: công nhân, nông dân, tiểu tưsản, tư sản dân tộc Đối tượng cách mạng: đế quốc Mỹ và bọn tay sai, tư sản mại bản, địachủ, phong kiến Trong số này có bộ phận dựa hẳn vào Mỹ làm tay sai đắc lực, có số lừngchừng, đồng thời cũng có số tỏ thái độ chống Mỹ - nguỵ ở mức độ nhất định Vì vậy, vềsách lược, cần có sự vận dụng phù hợp với từng bộ phận để tập trung được lực lượng, côlập cao độ kẻ thù

Về nhiệm vụ cách mạng miền Nam, Nghị quyết chỉ rõ: giải phóng miền Nam khỏi áchthống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng,hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam xây dựng một nước ViệtNam hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh Hội nghị cũng chỉ rõ quá trìnhthực hiện nhiệm vụ ấy là quá trình lâu dài, phải đi từng bước, tiến từ những hình thứcthấp, từ đẩy lùi chính quyền địch đến những hình thức cao hơn Nhiệm vụ trước mắt củacách mạng miền Nam là đoàn kết toàn dân đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm,thành lập chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc vàcác quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thốngnhất nước nhà, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới

Trang 34

Việc thực hiện nhiệm vụ nói trên của nhân dân miền Nam phải bằng con đường cáchmạng, đó là con đường khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân Tuỳ theo tình hình

cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng, thì con đường đó là xây dựng sức mạnh củaquần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp lực lượng vũtrang để đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc, phong kiến, dựng nên chính quyềncách mạng của nhân dân Về khả năng phát triển tình hình, Trung ương Đảng dự kiến: Đếquốc Mỹ là tên đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong những điều kiện nào đó, cuộc khởinghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trangtrường kỳ giữa ta và địch Đảng phải thấy trước khả năng ấy để chuẩn bị chu đáo và chủđộng đối phó với mọi tình thế()

Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là hết sức nặng nề, để tăng cường lực lượng, pháthuy sức mạnh tổng hợp của miền Nam, Nghị quyết nêu chủ trương thành lập mặt trận dântộc thống nhất riêng cho phù hợp với tính chất và nhiệm vụ Cần nghiên cứu và chủ động

sử dụng khuynh hướng hòa bình, trung lập đang nảy nở trong tư sản dân tộc và trí thức lớptrên Điều quan trọng và là nhân tố quyết định cho thắng lợi của phong trào cách mạngmiền Nam là sự tồn tại và trưởng thành của Đảng bộ miền Nam Vì vậy, Nghị quyết đãvạch rõ nội dung, phương hướng xây dựng Đảng bộ miền Nam thật vững mạnh về chínhtrị, tư tưởng và tổ chức để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp bộ đảng,nhất là của chi bộ Phải hết sức chú trọng công tác bí mật, nâng cao cảnh giác, đề phòng

sự xâm nhập, phá hoại của bọn gián điệp và những phần tử đầu hàng, phản bội Đồng thời,phải biết triệt để lợi dụng khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp để che giấu lực lượng Cầnxây dựng cơ sở, căn cứ địa của cách mạng tuỳ điều kiện cụ thể ở từng địa phương

Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng là một trong những khởi điểm quan trọng dẫn đếnthắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Nghị quyết xác định đúngđắn đường lối chống Mỹ cứu nước của Đảng, tỏ rõ được quan điểm độc lập tự chủ, tự lực

tự cường của Đảng ta, đồng thời phản ánh tư duy sáng tạo của Đảng trong việc vận dụng

lý luận Mác - Lê-nin, kinh nghiệm của các nước anh em, kinh nghiệm của Cách mạng

Trang 35

Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp vào điều kiện mới, hoàn cảnh mới của đất nước.Đường lối chống Mỹ cứu nước do Nghị quyết Trung ương 15 xác định đến năm 1960 đãđược Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 khẳng định: "Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng ởmiền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thựchiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hoàbình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng ởmiền Nam là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gâychiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thànhlập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, cácquyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hoà bình, thực hiện thốngnhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở ĐôngNam Á và thế giới"(1).

Tuy rằng về sau, khi tổng kết đánh giá thời kỳ lịch sử này, Đảng ta thừa nhận có sailầm trong chỉ đạo chiến lược, chậm chỉ đạo chuyển hướng đấu tranh, chỉ nhấn mạnh đấutranh chính trị khi địch đã dùng bạo lực phản cách mạng thẳng tay giết hại cán bộ, nhândân, nhưng thực tế lịch sử đã khẳng định Nghị quyết Trung ương 15 về cơ bản là đúngđắn, sáng tạo Con đường tất yếu của cách mạng miền Nam đã bắt đầu bằng khởi nghĩatừng phần giành chính quyền về tay nhân dân năm 1960 và từ khởi nghĩa đã chuyển sangchiến tranh cách mạng; và thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến được kết thúc bằngĐại thắng Mùa Xuân 1975 lịch sử - cuộc tổng tiến công quân sự của các binh đoàn chủ lựckết hợp với nổi dậy rộng khắp của quần chúng cách mạng

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa lịch

sử to lớn, mở ra bước ngoặt mới thúc đẩy cách mạng miền Nam tiến lên Nghị quyết đã

đáp ứng nhu cầu bức thiết của cách mạng miền Nam lúc đó, cứu phong trào cách mạngđang trong cơn nguy biến trước sự đàn áp tàn bạo, khốc liệt của kẻ thù, đáp ứng nguyệnvọng tha thiết và nóng bỏng của quần chúng Nghị quyết Trung ương 15 truyền đến đâu là

ở đó phong trào đấu tranh bùng lên Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 15 đã trực tiếp làm

Trang 36

xoay chuyển tình thế cách mạng miền Nam lúc bấy giờ, dẫn đến cuộc đồng khởi oanh liệt toàn miền Nam năm 1960.

Dưới ánh sáng Nghị quyết Trung ương 15, Đảng bộ miền Nam đã lãnh đạo nhân dân

thực hiện sáng tạo phương châm đấu tranh chính trị kết hợp chặt chẽ với đấu tranh vũ trang Tại đồng bằng Nam Bộ, các vụ diệt ác diễn ra hàng ngày Bọn ác ôn tề ấp, xã hoang

mang, đêm đến là phải trốn vào ngủ ở trong đồn Hàng trăm tên nộp đơn xin thôi việchoặc không dám hoạt động Phong trào đặc biệt sôi nổi ở vùng ven các căn cứ U Minh,Đồng Tháp Mười Các đơn vị vũ trang ở đây sau một thời gian củng cố đã xây dựng được

cơ sở vững chắc trong quần chúng, diệt được nhiều tên ác ôn, đánh lui được một số mũihành quân của địch Với chủ trương đúng đắn và kịp thời của Trung ương Đảng, với lựclượng cách mạng được giữ gìn, phát triển trong những năm từ 1954 đến 1959, nhân dânmiền Nam đã vùng dậy đấu tranh bằng nhiều hình thức phong phú, sáng tạo Nhiều cuộckhởi nghĩa đã nổ ra từ giữa năm 1959 đến cuối năm 1960 Từ trong phong trào đấu tranh

đó, lực lượng vũ trang cách mạng đã phát triển nhảy vọt, hỗ trợ cho quần chúng khởinghĩa

Tháng 11 năm 1959, Xứ uỷ Nam Bộ tiến hành Hội nghị nghiên cứu, quán triệt Nghịquyết Trung ương 15 của Đảng Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ trước mắt là giữ vững và đẩymạnh phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, lấy đấu tranh chính trị rộng rãi củaquần chúng làm chính; đồng thời kết hợp với vũ trang tuyên truyền và chống chính sáchkhủng bố của địch; từng bước ngăn chặn và đẩy lùi âm mưu thâm độc của kẻ thù; dần dầngiành lại thế chủ động và đẩy địch vào thế bị động Phương châm lúc này là tập trungcủng cố cơ sở, phát triển lực lượng, mở rộng phong trào; kết hợp các lực lượng hợp pháp,nửa hợp pháp và không hợp pháp; kết hợp thành thị và nông thôn với căn cứ địa khángchiến; kết hợp đấu tranh chính trị với sử dụng đúng mức hoạt động vũ trang tuyên truyền,giữ thế hợp pháp cho phong trào quần chúng Hội nghị Xứ uỷ cũng cho rằng, giữ thế hợppháp là rất cần thiết, nhưng giữ thế hợp pháp không có nghĩa là hạn chế quần chúng đấutranh quyết liệt hoặc từ bỏ đấu tranh vũ trang chống địch Hoạt động vũ trang trước mắt

Trang 37

nhằm phục vụ cho đấu tranh chính trị, thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng,tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền khi có thời cơ Hội nghị nhấn mạnh: bằng lực lượngchính trị của quần chúng là chính, có các tổ đơn vị vũ trang tự vệ làm nòng cốt, ta có thểdiệt bọn tề, dân vệ, ác ôn, làm chủ xã, ấp.

Trước hành động đàn áp khốc liệt của kẻ thù và sự phẫn nộ cao độ của quần chúng,ngày 21 tháng 1 năm 1960, Xứ uỷ Nam Bộ kiến nghị với Ban Chấp hành Trung ươngĐảng một số vấn đề về phương châm hoạt động trong tình hình mới Hội nghị Xứ uỷ đãnhận định tình hình và đề xuất: hình thức đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang tuyêntruyền không còn phù hợp để bảo vệ căn cứ cách mạng; quần chúng đã sử dụng đấu tranh

vũ trang đang phát triển và sẽ dẫn đến hình thái du kích cục bộ; vì vậy, phương châm đấutranh ở Nam Bộ lúc này cần nâng cao thêm mức độ đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị

và đấu tranh vũ trang kết hợp song song và cùng giữ vai trò chủ yếu, quyết định trongphong trào Về phương hướng chỉ đạo, cần kết hợp chặt chẽ giữa giữ vững và đẩy mạnhphong trào, coi trọng cả đẩy mạnh và giữ vững Đó là một bước phát triển mới trong nhậnthức, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đưa phong trào đi lên

Tháng 12 năm 1959, Hội nghị Liên khu uỷ V đã họp quán triệt và thực hiện Nghị quyếtTrung ương 15 Tuy nhiên, trên thực tế, trước khi có Nghị quyết của Xứ uỷ Nam Bộ vàNghị quyết Liên khu uỷ V, thì tinh thần của Nghị quyết Trung ương 15 đã qua nhiều conđường để thấm đến tùng địa phương, cơ sở trong địa bàn Liên khu Quần chúng hiểu rằng:với Nghị quyết Trung ương 15, "Đảng đã cho đánh rồi", đánh bằng mọi phương tiện quầnchúng có trong tay Tình thế cách mạng cho các cuộc khởi nghĩa từng phần đã chín muồi.Quần chúng không còn con đường nào khác là phải vùng lên, phải đạp đổ chế độ độc tàitàn bạo Ngô Đình Diệm - tay sai đắc lực của đế quốc Mỹ xâm lược

Tại miền núi khu V đã nổ ra nhiều cuộc nổi dậy vũ trang của đồng bào các dân tộc.Ngày 6 tháng 2 năm 1959, nhân dân Ba-na ở 11 làng thuộc hai xã Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo(Vĩnh Thạnh, Bình Định) dời làng vào vùng sâu Đến tháng 4 năm 1959, phần lớn huyệnVĩnh Thạnh đã giành được quyền làm chủ Ở Bình Thuận, Kông Tum, đồng bào ở một số

Trang 38

địa phương đã nổi dậy diệt ác ôn, bỏ làng cũ, phá khu tập trung của địch, lập căn cứ khángchiến Từ trong những cuộc nổi dậy của quần chúng đã xuất hiện nhiều hình thức tổ chứclực lượng vũ trang cách mạng như: tự vệ nhân dân, tự vệ mật, du kích thoát ly, trung đội

vũ trang tập trung Ở Trà Bồng, Trung đội vũ trang 339 được thành lập gồm 43 người,trong đó có 33 chiến sĩ dân tộc Cor và 10 chiến sĩ dân tộc Kinh

Nhân dân các xã Trà Khê, Trà Quân, Trà Nham, Trà Phong, Trà Lãnh và khắp vùng caohuyện Trà Bồng đã đồng loạt nổi dậy Các chiến sĩ đơn vị 339 và thanh niên tự vệ phụckích, bao vây, truy đuổi binh lính địch Quần chúng khởi nghĩa mang băng đỏ xông vàođập phá trụ sở tề ngụy xã, lùng diệt những tên ác ôn, giải tán bộ máy kìm kẹp của địch.Núi rừng Trà Bồng âm vang tiếng chuông, tiếng trống, tù và cùng tiếng thét căm hờn củaquần chúng khởi nghĩa Ngày 29-8, quân địch ở các đồn Đá Líp, Tà Lạc, Tầm Rung, NướcVót hoảng sợ tháo chạy Quần chúng khởi nghĩa có các chiến sĩ đội 339 dẫn đầu tiến cônghai đồn lớn của địch còn lại ở Trà Bồng là Eo Chim, Eo Reo Sau hai ngày vây đồn vàđánh thiệt hại một đại đội địch từ huyện lỵ lên ứng cứu, ngày 31 tháng 8, hai đồn EoChim, Eo Reo bị hạ Quận trưởng Trà Bồng trốn chạy về tỉnh lỵ Nhân dân 16 xã vùng caohuyện Trà Bồng mở Đại hội nhân dân bầu ra Uỷ ban cách mạng, lập toà án xét xử 63 tên

tề nguỵ ác ôn trong huyện Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh

Long miền Tây Quảng Ngãi là cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên ở vùng núi của quân và

dân miền Nam đã hoàn toàn thắng lợi

Trước phong trào nổi dậy mạnh mẽ của nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, những tháng cuốinăm 1959, chính quyền Ngô Đình Diệm huy động một sư đoàn quân chủ lực và lực lượngbảo an tỉnh, huyện liên tục càn quét các huyện miền Tây, trọng điểm là Trà Bồng, nhằmlập lại bộ máy cai trị thôn, xã Ở các xã vùng cao, lực lượng ta đã chặn đánh địch quyếtlại Ở các xã vùng thấp, ta giữ thế hợp pháp của quần chúng, đẩy mạnh đấu tranh chính trị

và vận động binh lính địch Cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc huyện Trà Bồng vàmiền Tây Quảng Ngãi chuyển sang cục diện mới: kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh

vũ trang giữ quyền làm chủ mà quần chúng vừa giành được

Trang 39

Tại các vùng căn cứ miền Đông Nam Bộ và nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, tiếp thu tinh thần Nghị quyết Trung ương 15, các đội vũ trang tuyên truyền đẩy mạnh hoạt động, làm nhiệm vụ xung kích hỗ trợ quần chúng khởi nghĩa Ngày 25 tháng 9 năm 1959, Tiểu đoàn 502 của tỉnh Kiến Phong đang tập trung học Nghị quyết 15 tại xã Tân Hồng

Cơ, huyện Hồng Ngự thì phát hiện chiến đoàn 42 nguỵ đang đi trên hàng trăm chiếc xuồng càn quét dọc kênh An Long Ban chỉ huy Tiểu đoàn quyết định chặn đánh địch, thu

vũ khí, bảo vệ căn cứ Với kinh nghiệm trong kháng chiến chống Pháp và do thông thạo địa hình trong căn cứ Đồng Tháp Mười, cán bộ và chiến sĩ Tiểu đoàn 502 đã liên tiếp đánh thắng địch trong hai trận phục kích ở Giồng Thị Đam và Gò Quản Cung, diệt gần hết một tiểu đoàn quân chính quy ngụy, bắt sống 105 tên (trong đó có cả ban chỉ huy tiểu đoàn địch), thu 365 khẩu súng, 11 máy vô tuyến điện và nhiều đạn dược.

Được chiến thắng cổ vũ, nhân dân vùng ven căn cứ Đồng Tháp Mười đẩy mạnh hoạtđộng diệt ác, trừ gian, xây dựng các đoàn thể, cơ sở cách mạng Ở nhiều xã, ấp, nhân dânnổi dậy khua trống mõ liên tục nhiều ngày đêm liền, làm nguỵ quyền, dân vệ hoang mang,

tê liệt Ở Hậu Mỹ, Thạnh Mỹ, nhân dân nổi dậy diệt ác ôn, tề, điệp, giải tán chính quyền

xã của nguỵ Ở tỉnh Long An, tiểu đoàn 506 phân tán thành nhiều tiểu đội, vũ trang tuyêntruyền tại tám xã thuộc huyện Đức Hòa, các xã ven sông Vàm Cỏ Đông từ Thanh Lợi đếnBình Đức và huyện Thủ Thừa Ở tỉnh Rạch Giá, tiểu đoàn U Minh lợi dụng địch sơ hở đãdiệt chi khu quân sự Kiến An, huyện An Biên Ở tỉnh Cà Mau, lực lượng vũ trang diệt đồnVàm Cái Tàu, đồn Sông Đốc, diệt một trung đội địch ở Hòn Khoai và chặn đánh nhiềucuộc hành quân càn quét của địch ở huyện Năm Căn, Cái Nước Ở Trà Vinh, một số trận

ta tiêu diệt cỡ trung đội địch đã diễn ra ở Láng Nước, Đại An, Long Toàn

Từ hoạt động vũ trang tuyên truyền hỗ trợ quần chúng đấu tranh chính trị, giữ gìn vàphát triển lực lượng, theo chủ trương của xứ uỷ Nam Bộ, các đơn vị vũ trang tự vệ ở đồngbằng bắt đầu chuyển phương thức hoạt động: hỗ trợ quần chúng đứng lên khởi nghĩa,giành chính quyền ở ấp, xã Chấp hành Chỉ thị của Xứ uỷ, Ban quân sự liên tỉnh miền

Trang 40

Đông Nam Bộ tổ chức đẩy mạnh hoạt động của bộ đội tập trung, lên kế hoạch thực hiệnmột trận đánh lớn làm sôi động toàn miền Nam, thúc đẩy phong trào cách mạng của quầnchúng, đồng thời lấy vũ khí của địch trang bị cho các đơn vị vũ trang của ta Đầu tháng 1năm 1960, Hội nghị cán bộ quân sự miền Đông Nam Bộ đã quyết định đánh trận Tua Hai.Tua Hai là một đồn binh cũ của Pháp, cách thị xã Tây Ninh 7 km về phía Tây Bắc,được quân nguỵ mở rộng thành căn cứ trung đoàn (trung đoàn 3, sư đoàn 21 ngụy) Chúngđắp thành cao, đào hào sâu, bố trí nhiều tháp canh, ngày đêm canh phòng cẩn mật Giữanăm 1959, các nhân mối của ta trong căn cứ chuẩn bị nổi dậy, nhưng kế hoạch bị lộ.Trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý (1960), đề phòng binh lính phản chiến, địch chỉ chomột trung đội thường trực chiến đấu được mang vũ khí Chớp thời cơ thuận lợi, Ban quân

sự miền Đông Nam Bộ quyết định sử dụng ba đại đội bộ binh 59, 70, 80, đại đội 60 đặccông và ba tiểu đội vũ trang tỉnh Tây Ninh Một số vũ khí cất giấu từ năm 1954 được bổsung kịp thời cho các đơn vị Gần 500 dân công được huy động cho việc phục vụ trậnđánh Vào đúng đêm 28 Tết, phối hợp với nội ứng, các đơn vị bất ngờ tập kích làm chủhoàn toàn căn cứ Tua Hai, diệt và bắt 500 lính ngụy, thu 1500 khẩu súng Trận Tua Hai đãthắng lợi giòn rã gây tiếng vang lớn chấn động trong toàn miền Nam, làm cho quân địchhoang mang và cổ vũ mạnh mẽ quân dân ta xốc tới nổi dậy giải phóng 24 xã trong tỉnh.Trên 70% bộ máy kìm kẹp của địch ở xã, ấp bị xóa bỏ Vùng giải phóng mở rộng đến sátcác thị xã, thị trấn Đồng khởi ở Tây Ninh được bắt đầu từ tiến công quân sự kết hợp vớinổi dậy của quần chúng

Tại miền Trung Nam Bộ, các cuộc nổi dậy cũng diễn ra rộng khắp làm cho quân địchlúng túng, bị động Đồng thời, ta khẩn trương tổ chức xây dựng lực lượng cách mạngchuẩn bị cho đồng khởi Khu uỷ quyết định thời gian phát động đồng khởi là tháng 1 năm

1960 Thực hiện chỉ đạo của Khu uỷ, tỉnh Bến Tre chuẩn bị đồng khởi Lúc này, toàn tỉnhchỉ còn 162 cán bộ, đảng viên Địch ở đây có lực lượng đông, rất hung ác và bộ máy kìmkẹp của chúng cực kỳ nguy hiểm Nhưng, với khí thế tiến công và lòng căm thù cao độcủa quần chúng đối với sự tàn bạo của kẻ thù, quần chúng cách mạng đã sẵn sàng chờ lệnh

Ngày đăng: 09/08/2017, 20:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w