Nắm bắt được tầm quan trọng của việc trẻ chơi với đồ chơi tự tạo bản thân đã tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạn lựa chọn đề tài : “ Một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các h
Trang 1MỤC LỤC
15 Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng cấp
phòng GD&ĐT đánh giá, xếp loại
Trang 22
1 Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Trang 2Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Đó là câu nói mà Bác Hồ luôn nhắc nhở và căn dặn cho mọi thế hệ của dân tộc Việt Nam “Trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội
“ một sớm một chiều”, không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó Thấm nhuần tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định “nguồn lực” con người là quý báu nhất và có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta Đặc biệt là đối với bậc giáo dục Mầm non Đây
là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân và là một chiến lược phát triển nguồn lực con người luôn được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm Như chúng ta đã biết, đối với trẻ ở độ tuổi mầm non vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ, qua vui chơi có thể phản ánh hiện thực xung quanh trẻ một cách sáng tạo và độc đáo Nhưng trẻ sẽ chơi bằng cách nào và chơi như thế nào? Để trẻ chơi một cách thoải mái và thích thú thì đồ chơi chính là phương tiện duy nhất khiến trẻ vui chơi một cách hứng thú nhất, đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ Chơi với đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, được trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện
Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua việc chúng chơi hàng ngày Chơi là cách học phù hợp nhất khi người lớn muốn trẻ tìm tòi, khám phá Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động
và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ Đặc biệt là những
đồ chơi tự tạo, khi được chơi với những loại đồ chơi tự tạo sẽ giúp cho trẻ chơi một cách hào hứng hơn, đồng thời tạo cho trẻ có cảm giác thân thiện hơn với môi trường Hơn nữa việc chơi với đồ chơi tự tạo sẽ phát huy được ở trẻ khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ, trẻ có thể tự mình tìm tòi, khám phá và trải nghiệm bằng cách có thể tự mình tạo ra những loại đồ chơi theo ý tưởng của trẻ Đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn
và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quý đồ chơi, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi
Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai, cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn
bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này
Trên thị trường hiện nay đồ chơi rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên những đồ chơi trên thị trường đó không thể đáp ứng đủ nhu cầu được hoạt
Trang 3động, được vui chơi của trẻ Hơn nữa việc mua đủ đồ dùng, đồ chơi sẽ ảnh hưởng đến kinh tế không chỉ của gia đình mà còn ảnh hưởng đến tài chính của nhà trường Trong đó các phế liệu từ cuộc sống và từ gia đình trẻ lại có rất nhiều, và từ những nguyên vật liệu đó giáo viên có thể tạo ra những đồ dùng
đồ chơi phong phú về chủng loại và đẹp mắt Đây cũng chính là một hình thức giúp trẻ biết chia sẻ, phát huy khả năng tư duy, tìm tòi và sáng tạo từ những cái
vô ích thành những cái có ích Vì vậy việc làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu phế thải cho trẻ hoạt động là một việc làm rất bổ ích và rất cần thiết đối với giáo viên mầm non
Nắm bắt được tầm quan trọng của việc trẻ chơi với đồ chơi tự tạo bản
thân đã tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạn lựa chọn đề tài : “ Một số biện pháp
sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các hoạt động của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi”
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng các biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo nhằm phục vụ cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ ở trường mầm non Hoằng Đại – Thành phố Thanh Hóa
Trẻ được khám phá phong phú các đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu phế thải
Hình thành kĩ năng và óc sáng tạo cho giáo viên trong việc làm đồ dùng
đồ chơi tự tạo vào các hoạt động của trẻ
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Thu thập thông tin tại lớp tôi chủ nhiệm
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Phương pháp xây dựng kế hoạch
- Phương pháp thực hành
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đồ chơi nói một cách đơn giản đó là phương tiện dùng để chơi, nó là những đồ vật cụ thể giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ
Đồ chơi có tác dụng giúp trẻ phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mĩ và lẫn tinh thần cho trẻ trong đó việc phát triển tình cảm thẩm mĩ vô cùng quan trọng
Trang 4Vì vậy đồ chơi phải kích thích được hoạt động của trẻ, đồng thời phải mang tính giáo dục và khơi gợi những tình cảm thẩm mĩ tốt cho trẻ
Đồ chơi là thế giới riêng của trẻ và là con đường dẫn trẻ đi vào tìm hiểu
và khám phá thế giới xung quanh một cách hiệu quả nhất, chỉ có đồ chơi mới giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu được vui chơi, được trải nghiệm của trẻ Đặc biệt việc sử dụng những đồ chơi tự tạo vào các hoạt động ở góc chơi của trẻ càng nhiều sẽ càng khuyến khích trẻ tích cực hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh Tuy nhiên việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ sử dụng đó phải đảm bảo an toàn, tính thẩm mĩ đối với trẻ
Đồ dùng đồ chơi chơi có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển tâm sinh lý, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ và góp phần lớn vào sự hình thành và phát triển nhân cách của con người mới trong xã hội Nhất là đối với những đồ dùng đồ chơi
tự tạo Khi trẻ được chơi và được sử dụng những đồ dùng đồ chơi do chính bàn tay trẻ làm ra sẽ giúp trẻ hình thành khả năng sáng tạo, tính tư duy, sự chú ý và ghi nhớ có chủ định, góp phần vào sự phát triển trí tuệ của trẻ
Việc sử dụng những đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương vào các hoạt động của trẻ sẽ góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để phát triển trí tuệ và
óc sáng tạo ở trẻ
Với nhiệm vụ là một người giáo viên mầm non, để thỏa mãn được nhu cầu cần được vui chơi cần được hoạt động với đồ vật theo đúng tâm lý và khả
năng của trẻ đó là “Học bằng chơi, chơi mà học” Tôi đã đưa ra “ Một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các hoạt động của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi”
2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Trường Mầm Non Hoằng Đại thuộc một xã vùng ven của Thành phố Thanh Hóa, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông Điều kiện kinh tế còn thấp so với mặt bằng chung của thành phố Do vậy trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn
a Thuận lợi
Luôn được ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt như cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ Hàng tháng nhà trường chỉ đạo chuyên môn chấm làm đồ dùng đồ chơi ở các lớp theo từng chủ đề tạo điều kiện cho các giáo viên được tìm tòi, sáng tạo
và tạo ra những sản phẩm độc đáo để phục vụ cho quá trình giảng dạy hằng ngày
Vật liệu, phế liệu đồ dùng để chuẩn bị cho việc làm đồ dùng đồ chơi dễ tìm, dễ kiếm
Trang 5Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công việc tâm huyết với nghề Đặc biệt trong việc làm đồ dùng đồ chơi bản thân luôn tìm tòi, thường xuyên làm đồ dùng đồ chơi theo từng chủ đề để phục vụ cho việc dạy và học của trẻ
Phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ và quyên góp nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi tại lớp phục vụ cho các hoạt động của trẻ
b Khó khăn:
Là một trường thuộc xã vùng ven thành phố, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn và còn nhiều khó khăn, kinh phí còn hạn hẹp, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chưa phong phú, đa dạng theo từng chủ đề, chưa thỏa mãn hoạt động của cô và trẻ
Đa số trẻ trong lớp trẻ rất nhút nhát nên khả năng học hỏi, nhu cầu giao tiếp còn nhiều hạn chế Do vậy quá trình tham gia vào các hoạt động cùng các bạn trong lớp trẻ chưa mạnh dạn, tự tin
Lớp có 29 cháu khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động theo kế hoạch đề ra thì đồ dùng cho cô và trẻ hoạt động còn thiếu thốn rất nhiều chưa
đủ để phục vụ cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ
Đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ hoạt động còn hạn hẹp và chưa phong phú,
đa dạng về chủng loại
Đồ dùng tự tạo ra phục vụ cho các hoạt động còn bị hư hỏng nhiều do trẻ chưa biết cách giữ gìn và bảo quản đồ dùng đồ chơi
Từ những thuận lợi và khó khăn thực tế trên tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng việc sử dụng đồ dùng đồ chơi tại lớp tôi như sau:
c Kết quả thực trạng khảo sát.
T
T
trẻ
Kết quả khi chưa sử dụng ĐDĐC tự tạo
vào các hoạt động
Kết quả khảo sát từ thực tiễn cho ta thấy khi chưa sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ ở các hoạt động, kết quả đạt ở mức độ tốt còn ít chủ yếu là ở mức độ khá, trung bình và yếu
Từ những kết quả khảo sát trên, tôi đã đưa ra “ Một số biện pháp sử dụng
đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các hoạt động của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi” Nhằm
mục đích nâng cao chất lượng các hoạt động trong ngày của trẻ đồng thời giúp trẻ tham gia vào các hoạt động một cách hứng thú, tạo cho trẻ có cảm giác
Trang 6thoải mái, tích cực và có nhiều sáng tạo trong quá trình chơi và hoạt động với những đồ dùng đồ chơi tự tạo
2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi.
Ngay từ đầu năm học để có thể làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu phế thải cho trẻ hoạt động một cách có hiệu quả, giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động Trước hết tôi đã đi sâu tìm hiểu tỉ mỉ từng chủ đề xem trong chủ đề đó còn thiếu những loại đồ dùng gì? cần phải làm bổ sung thêm những đồ dùng gì để phục vụ cho chủ đề đang học và bằng những kinh nghiệm
từ thực tế sau đó tôi mới bắt tay vào xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi
cụ thể cho từng hoạt động trong ngày của trẻ cũng như các chủ đề mà trẻ đang học và đang bắt đầu học một cách có hiệu quả nhất Nhưng làm thế nào để làm
ra được những đồ chơi hấp dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động và làm những
đồ chơi đó bằng những nguyên vật liệu gì ?
Ví dụ: Chủ đề “Trường mầm non” đồ chơi cần làm là: đu quay, cầu trượt,
bập bênh
Chủ đề: “Bản thân” đồ chơi cần làm là: búp bê, hình bạn trai, bạn gái,
dép
Sau khi đã xây dựng kế hoạch cụ thể về việc làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu phế thải tôi bắt đầu tìm kiếm các nguyên vật liệu chuẩn bị cho việc làm đồ dùng đồ chơi, đây là phần việc hết sức quan trọng giúp cho
quả Đó là những nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: Các loại chai, lọ, vỏ chai comfort, vỏ hến, thìa sữa chua, nắp chai, lon bia, bẹ cau, vỏ sữa su su, vỏ ngao, vỏ thạch rau câu, nắp chai, hộp linh kiện, hộp mì tôm, vải, len vụn, vỏ chai nước giải khát, lá cây, ống nhựa, que kem, ống hút, để tạo ra sản phẩm Đồng thời phối hợp tuyên truyền với các bậc phụ huynh cùng thu thập
để phong phú thêm các nguyên vật liệu Các nguyên vật liệu này phải lau chùi,
vệ sinh khử trùng sạch sẽ trước khi đưa vào làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ sử dụng
Ví dụ: Với những hộp sữa chua, vỏ thạch rau câu, vỏ chai sữa Tôi sẽ tạo
ra những đồ chơi như: Chiếc ô tô, những con trâu, con lợn ngộ nghĩnh để phục
vụ cho hoạt động có chủ định Còn những mảnh giấy màu, chai lọ nhựa, giấy bọc hoa, bìa thùng cát tông tôi sẽ cắt tỉa tạo thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh để trang trí môi trường nhóm lớp cho trẻ hoạt động Nên khi bắt đầu làm đồ dùng đồ chơi cô phải tạo ra những loại đồ chơi theo đúng chủ đề hoặc theo mục đích để sử dụng đồ chơi đó như thế nào cho phù hợp
Trang 7(Hình ảnh về một số loại đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các chủ đề)
2.3.2: Phối hợp với hội cha, mẹ phụ huynh học sinh
Việc tận dụng các nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu có sẵn để làm
đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ đã trở thành việc thường xuyên của giáo viên mầm non Tuy nhiên để thu hút được sự quan tâm của cha, mẹ trẻ vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tôi đã trao đổi và tuyên truyền tới tất cả các bậc phụ huynh cùng vào cuộc
Ví dụ: Khi chuẩn bị chuyển sang học chủ đề “Phương tiện giao thông” tôi
trực tiếp trao đổi với phụ huynh về chủ đề và nêu lên sự bất cập của những đồ dùng đồ chơi sẵn có như vừa tốn tiền mua mà không đảm bảo an toàn khi sử dụng trong khi đó việc sử dụng những đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu sẵn có như: Các loại chai, lọ, vỏ chai comfort, thìa sữa chua, nắp chai, lon bia sẽ tạo ra được rất nhiều đồ dùng có ích cho trẻ chơi mà lại không tốn kém một chút nào như: Máy bay, xe máy, xe đạp, ô tô, máy cày Những đồ dùng này sẽ sử dụng cho trẻ hoạt động như: Âm nhạc: Dạy hát bài: Em tập lái
ô tô, lớn lên cháu lái máy cày; giờ KPKH: Trò chuyện về một số loại phương tiện giao thông; giờ học toán: Đếm số lượng phương tiện giao thông ; giờ hoạt động vui chơi: Xây dựng bãi đỗ xe
Sau khi tuyên truyền với phụ huynh tôi nhờ phụ huynh cùng quyên góp, ủng hộ các nguyên vật liệu có sẵn tại gia đình mình, để làm ra được nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo, đẹp mắt và bổ ích, gây được hứng thú cho trẻ, giúp tiết dạy của cô đạt kết quả cao Với cách tuyên truyên phối hợp với phụ huynh trong việc quyên góp nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ hoạt động như vậy hầu hết phụ huynh trong lớp đều phấn khởi vì họ được cùng với cô giáo góp một phần không nhỏ của mình vào việc học tập của con em mình
Như vậy từ những nguyên vật liệu sẵn có để làm ra những đồ chơi cho trẻ hoạt động không những khuyến khích trẻ hoạt động một cách tích cực mà đây còn là một sợi dây vô hình gắn kết giữa cha, mẹ và cô giáo một cách tự nhiên Bởi với mỗi chủ đề mới cô giáo có thể trao đổi với các phụ huynh cùng tìm tòi những nguyên vật liệu từ phế thải bỏ đi hoặc những phế liệu từ gia đình mình không sử dụng đem đến để cô giáo làm ra những đồ chơi và đồ dùng dạy học đẹp mắt cho con mình học và vui chơi Khi phụ huynh được tận mắt xem những sản phẩm được tạo ra từ những nguyên liệu bỏ đi lại có thể trở thành những đồ chơi hữu ích cho con mình học tập họ sẽ cảm thấy rất phấn khởi và hãnh diện vì đã góp được một phần nhỏ của mình trong việc học tập và vui chơi của con em mình và từ đó họ sẽ hiểu và thông cảm hơn về công việc hằng ngày của cô giáo ở trường mầm non
2.3.3: Sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo trong các hoạt động có chủ định của trẻ.
Trang 8Trong chương trình giáo dục mầm non, phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non Qua vui chơi sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện Vui chơi, là một phần bản năng tự nhiên sớm hình thành từ trẻ nhỏ, bắt đầu từ những việc như việc tham gia vào các trò chơi, bắt chước, sáng tạo Trẻ em học hỏi, tiếp thu hiểu biết và các kỹ năng căn bản qua các cuộc chơi và các kinh nghiệm đơn giản hằng ngày Việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ không chỉ giúp hình thành khả năng chơi đùa mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển những kỹ năng sống
Tất cả các hoạt động vui chơi mà trẻ tham gia sẽ xây dựng cho trẻ khả năng nhận thức, tình cảm và xã hội Trẻ em không phân biệt chuyện vui chơi, học tập và công việc Đối với trẻ, sống là để vui chơi Trong quá trình chơi, trẻ học về thế giới của chúng, thu nhận thông tin bằng tất cả các giác quan qua việc tác động mọi thứ và những người xung quanh Qua vui chơi để hoc tập và trải nghiệm về sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ và khi trẻ chơi một cách hứng thú nhất cũng chính là thời điểm trẻ học và tiếp thu tốt nhất Nếu đồ chơi không đáp ứng được nhu cầu chơi đó của trẻ, trẻ sẽ rất dễ nhàm chán và không muốn chơi, không hứng thú hoạt động Chính vì lẽ đó đối với những giờ học tập của trẻ nếu không có đủ đồ chơi cho trẻ hoạt động thì trẻ sẽ không hứng thú tham gia vào các hoạt động dẫn đến kết quả giờ học không đạt mục tiêu đề ra
và ngược lại nếu giáo viên có thể chuẩn bị một cách đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động, nhất là trẻ được hoạt động với chính những đồ chơi tự tạo
do cô giáo và đôi bàn tay của trẻ làm ra trẻ sẽ rất hứng thú và kích thích tính tò
mò, khám phá ở trẻ
* Sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo trong lĩnh vực phát triển nhận thức:
Giáo dục mầm non có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập Lĩnh vực phát triển nhận thức cũng là một trong những hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1 Phát triển nhận thức cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển trí tuệ, kích thích những hứng thú đối với hoạt động trí óc như ham hiểu biết, thích khám phá những điều mới lạ Để thực hiện được những mục tiêu phát triển nhận thức đối với trẻ mầm non đòi hỏi người giáo viên khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động cần phải biết phối hợp sử dụng đồ dùng trực quan và đồ dùng học tập đủ cho trẻ hoạt động Bởi: Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ là “Học bằng chơi, chơi mà học” Nếu không có đồ dùng đồ chơi trẻ sẽ rất
dễ nhàm chán và không hứng thú tham gia vào các hoạt động Chính vì vậy tôi luôn suy nghĩ sẽ chọn những nguyên vật liệu gì? tạo ra những đồ chơi gì? Để phục vụ cho các hoạt động phát triển nhận thức của trẻ đạt kết quả tốt nhất
Từ suy nghĩ đó, tôi đã vận động các bậc phụ huynh cùng quyên góp những nguyên vật liệu phế thải có trong gia đình mình như: Các loại chai, lọ,
vỏ chai comfort, hạt cao su, vỏ hến, thìa sữa chua, nắp chai, lon bia, bẹ cau, vỏ
Trang 9sữa su su, vỏ ngao, vỏ thạch rau câu, nắp chai, hộp linh kiện, hộp mì tôm, vải, len vụn, vỏ chai nước giải khát, vỏ hộp sữa, lá cây, ống nhựa, que kem, ống hút, chậu nhôm đã bỏ đi, các loại hột hạt, keo nến, cát, sỏi, vỏ hến, sọ dừa, để phục vụ cho cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi để sử dụng trong các hoạt động phát triển nhận thức của trẻ
Khi được sử dụng những đồ dùng đồ chơi tự tạo vào hoạt động trẻ rất hứng thú quan sát, khám phá và trả lời được những câu hỏi mà cô đưa ra
Ví dụ 1: Với chủ đề: “ Gia đình ” có thể nói trong chủ đề đồ dùng đồ chơi
vô cùng phong phú và đa dạng Đặc biệt là rất dễ tìm kiếm được nhiều các nguyên liệu khác nhau từ phế liệu để giáo viên có thể tận dụng để tạo ra được rất nhiều các loại đồ dùng khác nhau để cho trẻ hoạt động Từ các nguyên vật liệu như: Các chai nước giải khát, chai chanh muối, vỏ thạch rau câu, thìa sữa chua, ống hút, nắp chai, giấy bọc hoa, các hộp thuốc, hộp bánh, hộp sữa tươi Để tạo ra nhiều các loại đồ dùng khác nhau cho trẻ hoạt đông như: bát, thìa, nồi, chảo, ly, cốc, giường, tủ, ti vi, đầu đĩa Từ những đồ dùng tự tạo khi tổ chức cho trẻ tìm hiểu về một số loại đồ dùng trong gia đình, hoặc đếm
số lượng đồ dùng trong gia đình, trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động
Ví dụ 2: Trong giờ cho trẻ học toán đếm đến 9 Nhận biết các nhóm có 9
đối tượng ở chủ đề: “ Thế giới động vật ”
Đối với trẻ mầm non tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan bằng hình tượng nên việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong giảng dạy cho trẻ là hết sức quan trọng Đặc biệt ở độ tuổi này trẻ rất thích tự tìm tòi, khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống Nếu trong một tiết học cô không sử dụng đồ dùng trực quan thì sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ và trẻ sẽ rất nhanh chán làm cho chất lượng giờ dạy không đạt được mục tiêu đề ra Nắm rõ về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, từ những nguyên liệu phế thải tưởng chừng như đã vứt đi như những chai sữa su su, thìa sữa chua, vỏ hến nhưng khi qua bàn tay khéo léo của cô giáo và các bé có thể trở thành những con vật, đồ chơi ngộ nghĩnh cho trẻ học tập Như vậy đồ chơi tự tạo đã trở thành một dụng cụ học tập đơn giản để phục vụ cho hoạt động chơi mà học của trẻ Khi trẻ được trực tiếp quan sát, đếm và chơi với đồ chơi có màu sắc, hình dáng ngộ nghĩnh trẻ sẽ rất hứng thú tham gia học tập
Qua hoạt động sử dụng đồ chơi tự tạo vào trong các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ, trẻ rất hứng thú với việc sử dụng đồ dùng đồ chơi sáng tạo,
để trẻ tích cực tham gia vào hoạt động
* Sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng giúp trẻ phát triển trí tuệ, tiếp thu kiến thức học tập ở trường mầm non Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ chính là hình thành và phát triển kĩ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết cho trẻ
là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới
Trang 10Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Để chuẩn bị tốt cho trẻ về ngôn ngữ tiếng việt, theo quan điểm đổi mới chương trình Giáo dục mầm non giáo viên cần phải tổ chức các hoạt động học để phát triển kĩ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết Tuy nhiên để thực hiện tốt được điều này đòi hỏi giáo viên khi tổ chức cho trẻ hoạt động phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng trực quan cũng như đồ dùng cho trẻ hoạt động Nhất là những đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu sẵn có, khi sử dụng những loại đồ dùng tự tạo này sẽ tạo cho trẻ có cảm giác vui vẻ, thích thú khi tham gia vào các hoạt động Nắm bắt được nhu cầu
sử dụng đồ dùng của trẻ tôi đã cùng với phụ huynh của lớp thu gom những nguyên vật liệu sẵn có như: Vỏ chai tương ớt, vỏ sữa chua, vỏ chai sữa, ống hút, thìa sữa chua để tạo ra thật nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ hoạt động
Ví dụ 1: Ở chủ đề: : “ Nghề nghiệp ” trong giờ dạy trẻ làm quen với chữ
cái, để tạo được sự hứng thú cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động tôi đã lựa chọn những nguyên liệu sẵn có như: chai dầu ăn, đĩa nhạc, vợt muỗi bị hỏng,
sọ dừa, vỏ chai nước ngọt, hộp bánh, xốp ti vi để tạo ra những đồ dùng cho trẻ hoạt động như: đàn, bộ cồng chiêng, micro, cái cày, cái cuốc, xẻng, máy khâu và gắn các chữ cái lên những đồ chơi ấy cho trẻ chơi trò chơi với chữ cái Khi trẻ được chơi và hoạt động với những đồ chơi tự tạo trẻ rất hứng thú
và kết quả giờ học được nâng lên rõ rệt
Ví dụ 2: Đối với chủ đề: “ Giao thông ” Từ nhiều các nguyên vật liệu phế
thải khác nhau giáo viên và trẻ đã tạo ra các sản phẩm như: phương tiện giao thông là những chiếc xe ô tô khách, ô tô tải, ô tô con, xe máy, xe đạp, xích lô, thuyền buồm, ca nô, máy bay trực thăng, máy bay, kinh khí cầu, tàu hỏa Với những sản phẩm này chúng ta có thể sử dụng vào những hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ như: Hoạt động làm quen với văn học như: thơ Chiếc cầu mới; truyện: xe lu và xe ca, vì sao thỏ cụt đuôi, kiến con đi xe ô tô
Hình ảnh về đồ chơi các phương tiện giao thông
Không chỉ riêng đối với những giờ học văn học mà tất cả những giờ học khác của trẻ, khi được hoạt động với những đồ chơi tự tạo từ những nguyên liệu phế thải có những hình dáng ngộ nghĩnh sẽ tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, thân thiện và hứng thú hơn Nắm bắt được điều này tôi đã tạo ra được rất nhiều đồ dùng đồ chơi để trẻ được hoạt động thoải mái và vui vẻ nhất
* Sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo trong lĩnh vực phát triển thể chất:
Lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ là một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vui chơi, học tập của trẻ Thể chất của trẻ phát triển tốt sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành và phát triển một con người mới trong xã hội Về lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ một cách có hiệu quả đáp ứng được mục tiêu phát triển vận động cho trẻ mầm non tại lớp tôi phụ trách tôi đã cùng với phụ huynh và học sinh của lớp mình