1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với toán tại trường mầm non thiệu quang, thiệu hóa, thanh hóa

23 6,8K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 7,05 MB

Nội dung

Trẻ mẫu giáo “Làm quen với toán” nhằm hình thành các biểu tượng sơđẳng ban đầu về toán như: Số lượng, hình dạng, kích thước, phép đếm, địnhhướng trong không gian, thời gian, hình thành v

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:

Như chúng ta đã biết: việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với toán là mộthoạt động không thể thiếu được trong trường mầm non Ngay từ tuổi ấu thơtrẻ mẫu giáo tiếp xúc với cuộc sống xã hội, con người, thiên nhiên và các đồvật Tất cả những hiện tượng đó đều ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diệncủa trẻ, giúp trẻ linh hoạt, hồn nhiên trong cuộc sống Qua việc tiếp xúc với sựvật, hiện tượng đồ vật, trẻ hiểu được khái niệm hình dạng, màu sắc và kíchthước đã làm cho trẻ phát triển không ngừng về mọi mặt

Hoạt động cho trẻ làm quen với toán sơ đẳng đóng một vai trò vô cùngquan trọng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ mẫu giáo, từ đó giúp trẻ hìnhthành phát triển các khả năng so sánh, quan sát, tổng hợp Đồng thời giúp trẻphát triển quá trình nhận thức từ tư duy trực quan hành động, đến tư duy trừutượng đến tư duy sáng tạo Những kiến thức và năng lực này rất cần cho trẻ

học tiếp các lớp sau này Hay nói một cách cụ thể hơn hoạt động cho trẻ “Làm

quen với toán” ở độ tuổi mầm non là hoạt động góp phần phát triển trí tuệ,kích thích óc sáng tạo, khả năng tư duy, trí tưởng tượng cho trẻ, đặc biệt nó cótầm quan trọng rất lớn đối với việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ em Trẻ mẫu giáo “Làm quen với toán” nhằm hình thành các biểu tượng sơđẳng ban đầu về toán như: Số lượng, hình dạng, kích thước, phép đếm, địnhhướng trong không gian, thời gian, hình thành và phát triển khả năng nhậnthức các biểu tượng ban đầu về toán học, các thao tác tư duy: Quan sát, sosánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, khả năng phán đoán, ước lượng vàtìm cách giải quyết vấn đề, đồng thời cung cấp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Trẻ hiểu và vận dụng chính xác một số về từ ngữ về toán như: To - Nhỏ; Cao -Thấp; Phải - Trái; Nhiều hơn - Ít hơn,… cung cấp những vấn đề có ý nghĩa vàthú vị gần gũi liên quan đến cuộc sống thực của trẻ, trẻ được trải nghiệm và cónhững phản ứng nhanh nhạy trong cuộc sống hàng ngày [1]

Chính vì vậy bản thân tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra:

“Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với toán tại trường mầm non Thịệu Quang, huyện Thiệu Hóa” để phần nào

giúp cho trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán hơn

Trang 2

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu sự hứng thú của trẻ mẫu giáo lớn, qua đó đề xuấtmột số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao chất lượng làm quen với toán

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Tôi chọn đề tài này nhằm nghiên cứu về một số biện pháp giúp trẻ 4-5

tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non ThiệuQuang để tìm những biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Những phương pháp thực tiễn

- Nhóm phương pháp quan sát

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Để từ đó lựa chọn vào từng nội dung cho phù hợp và có hiệu quả

"Làm quen với toán" là một trong những bộ môn quan trọng đối với quátrình hình thành và phát triển nhân cách trẻ em Là bước đầu hình thành nhữngbiểu tượng toán sơ đẳng ban đầu, góp phần giúp trẻ làm quen với việc học, lànền tảng cho trẻ học bộ môn toán ở các cấp học sau và đặc biệt hơn nữa kiếnthức toán học vô cùng cần thiết trong cuộc sống, lao động, học tập của conngười nói chung và trẻ mầm non nói riêng

Tuy nhiên để tổ chức hoạt động cho trẻ “Làm quen với toán" cho trẻmầm non đạt hiệu quả cao không phải là vấn đề đơn giản Bởi vì như chúng ta

Trang 3

đã biết đặc điểm tâm sinh lí trẻ em lứa tuổi mầm non, trẻ nhanh nhớ nhưngcũng rất chóng quên, tư duy của trẻ là trực quan minh hoạ, nhận thức đang ởmức độ đơn giản [2] Trong khi đó môn học làm quen với toán rất khô khan,cứng nhắc, khó hiểu và không mấy lôi cuốn trẻ hứng thú vào hoạt động, làmcho việc tổ chức giờ học toán không mấy hiệu quả và nhàm chán Trước nhucầu phát triển của trẻ, chúng ta cần trang bị cho trẻ vốn kiến thức đơn giản vềhoạt động tổ chức cho trẻ làm quen với toán như: Trả lời chính xác, đủ ý cáccâu hỏi của cô, hiểu được các biểu tượng toán học, nhằm phát triển khả năng

tư duy, trí tưởng tượng, tạo tiền đề cho trẻ phát triển toàn diện nhân cách Việcnâng cao chất lượng dạy toán sẽ giúp cho trẻ phát tiển trí tuệ một cách tốt nhấttuy nhiên khó khăn lớn nhất đối với giáo viên là làm sao cho trẻ hứng thútham gia học môn toán và tiếp thu kiến thức một cách chủ động, đây chính lànhững vấn đề mà tôi cần quan tâm nhất để đem lại một hiệu quả cao trong khi

tổ chức cho trẻ làm quen với toán

2 2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Năm học 2016-2017 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4-5 tưổi Trong quá trình giảng dạy tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:

Nhìn chung mỗi cháu có một đặc điểm, một cá tính khác nhau Vì thế

để thực hiện tốt hoạt động này tôi đã gặp không ít khó khăn:

Sự phát triển khả năng về toán học, tuy cùng một lứa tuổi nhưng lại ởmức độ khác nhau nên khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều

Trẻ còn nói tiếng địa phương nhiều nên trong giờ học phải chỉnh sửatiếng địa phương cho các cháu

Trang 4

Một số trẻ còn nhút nhát không mạnh dạn để nói lên sự hiểu biết củamình về toán

Đa số trẻ là con em nông nghiệp thuần túy nên khả năng nhận thức củatrẻ về kiến thức sơ đẳng về môn toán còn hạn chế kéo theo đó là sự phát triển

tư duy chậm nên ảnh hưởng không ít đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

Đồ dùng đồ chơi hiện đại còn thiếu, chủ yếu là đồ dùng tự tạo

Xuất phát từ những nguyên nhân trên mà hoạt động cho trẻ làm quenvới toán đạt hiệu quả chưa cao

Từ những thực tế trên tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trong lớp

Qua khảo sát thưc tế hoạt động cho trẻ làm quen với toán kết quả (thời

điểm tháng 9) đạt được như sau:

Trang 5

với toán Góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Đểcho hoạt động làm quen với toán không còn là môn học khô khan, nhàm chán

mà luôn là động lực lôi cuốn thuyết phục trẻ

2.3 Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

Để có kết quả tốt trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với toán bản thân tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:

Giải pháp 1 : Trang bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ phục vụ cho hoạt động.

Đồ dùng đồ chơi đối với trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng, nhưng quantrọng hơn nữa là đối với hoạt động cho trẻ làm quen với toán Bởi vì tư duy củatrẻ mầm non là tư duy trực quan hành động, trẻ học được, tiếp thu được, thể hiệnđược khả năng hiểu biết của mình cũng phải phụ thuộc vào đồ dùng trực quan.Chính vì vậy khi tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với toán tôi phải xem trọngnhất là đồ dùng trực quan, nếu không có đồ dùng trực quan cô và trẻ không thểthực hiện được hoạt động làm quen với toán

Ví dụ : Khi day trẻ nhận biết hình vuông, hình chữ nhật mà cô không

chuẩn bị các hình cho trẻ thì trẻ không được nhìn, được cầm, được chọn từ đó trẻkhông thể nhận biết được các hình vuông, hình chữ nhật

Hoặc những đề tài toán khác nếu không có đồ dùng trực quan thì trẻ cũng

sẽ không thể thực hiện được

Ví dụ : Khi dạy trẻ về số lượng 3 cô phải chuẩn bị đầy đủ cho trẻ 3 đồ dùng

của 2 nhóm đối tượng, chuẩn bị đồ dùng của cô, các nhóm đồ dùng để xungquanh lớp

Hoặc khi tổ chức các trò chơi trong hoạt động làm quen với toán không có

đồ dùng trực quan trẻ không được trải nghiệm dẫn đến hạn chế quá trình tiếp thucủa trẻ

Ví dụ : Khi tổ chức trò chơi ôn số lượng 3 “Bé nào nhanh mắt” mục đích

của cô là muốn trẻ nào có mũ 3 bông hoa thì tìm về bạn có mũ 3 chấm tròn

Nếu cô không chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho mỗi trẻ thì trẻ không thể thựchiện được trò chơi

Chính vì vậy đồ dùng, đồ chơi nhất thiết phải đầy đủ trong các môn họcđặc biệt là môn toán, không những đủ mà còn phải đẹp, phù hợp với trẻ, với chủ

đề và với đề tài đang học Điều quan trọng nữa là đồ dùng đồ chơi phải tuyệt đối

Trang 6

an toàn đối với tính mạng của trẻ

Bản thân tôi đã thực hiện chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi trong quá trình

tổ chức các hoạt động cho trẻ nên giờ toán đã đạt kết quả cao

Tranh trẻ tham gia trò chơi “Bé nào nhanh mắt”

Trang 7

Giải pháp 2 : Linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ “Làm quen với toán”.

Để tổ chức hoạt động làm quen với toán có chất lượng cả về nội dunglẫn hình thức và muốn mang lại ấn tượng giúp trẻ ham học hoạt động cho trẻlàm quen với toán đây là cả một vấn đề lớn

Chính vì vậy bản thân tôi luôn suy nghĩ và tạo ra những giờ hoạt động,

tổ chức các nội dung học bằng các trò chơi do tôi sáng tạo hoặc sưu tầm được

để qua các trò chơi giúp trẻ được tiếp thu tri thức một cách nhẹ nhàng thoảimái mà khắc sâu kiến thức cho trẻ hơn

Ví dụ: Khi dạy trẻ phân biệt các hình: Hình tam giác, hình vuông, hình

chữ nhật, vào bài để gây được hứng thú cho trẻ tôi cho trẻ chơi trò chơi

“ghép ngôi nhà bằng các hình đó và sau đó trò truyện với trẻ về ngôi nhà vừaghép được từ các hình và hỏi trẻ:

Các con vật đó được ghép bằng hình gì? (Mái nhà: hình tam giác, Thânnhà: hình chữ nhật; cửa sổ: hình vuông )

Sau khi trẻ đã được ghép, được đoán, được gọi tên, thì trẻ sẽ dễ dàngphân biệt được các hình theo yêu cầu của cô

Không những chỉ đưa các trò chơi vào các phần của bài học mà tôi cònxây dựng nên những câu truyện hoặc tạo ra những buổi sinh nhật để trẻ tiếpthu kiến thức một cách nhẹ nhàng hứng thú hơn

Ví dụ:: Chủ đề “Động vật sống trong rừng” trẻ học số lượng 4.

Vào bài tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện về gia đình thỏ tổ chức sinhnhật Khi xếp anh em thỏ thành hàng ngang để đếm tôi có thể bảo trẻ các anh

em thỏ lần lượt đi vào rừng kiếm cà rốt

Ví dụ: Muốn trẻ xếp các chú thỏ thành hàng ngang trước mặt có số

lượng 4, tôi nói: “Vào một ngày đẹp trời thỏ mẹ bảo các con, các con hãy vàorừng hái cà rốt về cho mẹ để chúng mình làm tiệc sinh nhật nào”

Vừa nói tôi vừa xếp và cũng yêu cầu trẻ xếp các chú thỏ ra, từ nhữngcâu nói trên trẻ rất hứng thú và chăm chú làm theo cô

Hoặc khi bớt dần nhóm cà rốt thay cho những lời thêm bớt tôi thay bằngtặng cho các bạn

Trang 8

Tranh hoạt động học của cô và trẻ.

Ví dụ: Khi đã tạo được 2 nhóm Thỏ và cà rốt, trẻ đã được đếm, được so

sánh, được biết 2 nhóm đều bằng nhau và đều bằng 4 Tôi yêu cầu trẻ bớt dầnnhóm cà rốt bằng cách “ Các con ạ trên đường về các chú Thỏ đã gặp em Sóckhông có gì ăn em Sóc đói và khóc, nên các chú Thỏ cho em Sóc một củ càrốt” như vậy là đã bớt đi một củ cà rốt rồi từ những câu từ như vậy đã tạo chogiờ học nhẹ nhàng mà mang tính giáo dục cao ở phần cuối tôi chuẩn bị một tròchơi “Bé nào giỏi nhất” thì tôi chuẩn bị mô hình sinh nhật Gấu Mi Sa có 4cây nến, quà của cô một lọ hoa có 4 bông, quà của trẻ là 4 con thú, 4 quyểnsách, 4 tiếng vỗ tay chúc mừng hoặc một số quà chưa đủ số lượng 4 và yêucầu trẻ thêm vào, sau đó cho trẻ đếm

Trang 9

Hoặc ở chủ đề "Tết và mùa xuân" với đề tài nhận biết mối quan hệ hơnkém trong phạm vi 4.

Tôi tổ chức cho trẻ tham gia lễ hội mùa xuân, phần ôn luyện đếm đến 4,tôi cho trẻ đếm tiếng rơi của giọt mưa xuân, vận động theo 4 tiếng mưa rơi vàtrò chơi thứ 2 cho trẻ kết nhóm bạn thân, trong trò chơi này mỗi trẻ chọn mộtchiếc mũ có gắn hoa hoặc thẻ chấm tròn, trẻ cùng múa hát mừng xuân khi cóhiệu lệnh tìm bạn thân thì những trẻ đội mũ có số lượng hoa tương ứng với thẻchấm tròn của bạn thì tìm về với nhau Từ những cách sáng tạo trong quá trình

tổ chức hoạt động chung cho trẻ làm quen với toán như trên thật sự đã đem lạimột kết quả cao cho trẻ lớp tôi, không những chỉ hứng thú tham gia mà trẻ cònlĩnh hội được tri thức một cách đầy đủ, nhẹ nhàng và khắc sâu hơn

Giải pháp 3 : Cho trẻ làm quen với toán ở mọi lúc mọi nơi.

Làm quen với toán là một hoạt động vừa cần độ chính xác, mà kiếnthức cô cung cấp liên tục mới và tăng dần theo độ khó, mà đặc điểm của trẻmầm non là lứa tuổi nhanh nhớ nhưng cũng rất chóng quên, chính vì vậy việccho trẻ làm quen với toán ở mọi lúc mọi nơi cũng là một vấn đề không thểthiếu đối với trẻ Chính vì vậy trước khi dạy trẻ kiến thức mới về làm quen vớitoán, hoặc củng cố cho trẻ kiến thức đã học tôi thường cho trẻ làm quen trước,hoặc ôn ở mọi lúc mọi nơi và mọi thời điểm hoạt động trong ngày

Giờ đón trẻ:

Khi đón trẻ từ bố mẹ trẻ, tôi có thể bảo trẻ con đưa tay phải, hoặc tay trái,cho cô dắt vào lớp, hoặc hỏi trẻ trên đầu con đội cái gì, dưới chân con đi cái gì,hoặc con vào lớp dùng tay phải chọn ảnh của con gắn vào phần trẻ đến lớp

Từ những cử chỉ quan tâm đến trẻ trong giờ đón trẻ như vậy tôi cũng đãkhắc sâu cho trẻ về tay phải tay trái

Giờ chơi ngoài trời:

Trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời muốn cho trẻ ôn lại sốlượng 5 thì tôi yêu cầu trẻ nhặt 5 chiếc lá và xếp hoa cánh, hoặc cho trẻ xếp sỏithành, hình số 5, hoặc cho trẻ kết thành nhóm 5 bạn để cùng khám phá nội dung

cô yêu cầu trong hoạt động ngoài trời

Trang 10

Tranh trẻ xếp 5 chiếc lá

Giờ chơi, hoạt động ở các góc:

Trong hoạt động chơi ở các góc tôi đến các góc chơi để hỏi trẻ về cácvấn đề liên quan đến toán Khi tôi cho trẻ học số lượng 4, muốn trẻ làm quenvới số lượng 4 trước khi học

Trang 11

+ Tôi đến góc chơi phân vai tôi hỏi trẻ về số người trong nhóm, cho trẻđếm số người trong nhóm ( trẻ đếm 1 4), gợi ý cho trẻ xếp đũa, thìa cốc, ghếcho phù hợp với số người từ đó trẻ đã được làm quen với số lượng 4.

+ Đến góc chơi nghệ thuật: Tôi khuyến khích trẻ vẽ gia đình của mình

và hỏi trẻ về số lượng các thành viên mà trẻ thể hiện qua tranh

Quá trình được làm quen như vậy chắc chắn vào tiết học sắp tới, khi tôihỏi trẻ về các nhóm đồ dùng, đồ chơi có số lượng là 1,2,3,4 có xung quanh lớptrẻ sẽ dễ dàng tìm thấy ngay

+ Đến góc xây dựng: Tôi gợi ý tổ xây dựng này có 4 người đấy các conxây cho mỗi người một phòng nhé, cô gợi ý cho trẻ xây và đếm số phòng

Qua việc cho trẻ làm quen với số lượng 4 trước khi học tôi đã thu đượckết quả rất tốt khi tổ chức hoạt động chung

Giờ ăn

Trong khi trẻ ngồi vào bàn, khi trẻ chờ cô đem cơm đến, tôi có thể nhẹnhàng lồng ghép nội dung toán vào nhằm để giữ cho trẻ trật tự và tránh cho trẻcảm giác chờ đợi như: Tôi hỏi trẻ cô đố lớp mình cái miệng bát có dạng hình gì,cái mặt bàn các con ngồi là hình gì, từ những chi tiết đơn giản, nhẹ nhàng nhưng

Từ một số trò chơi như vậy giúp cho trẻ được nhớ lại, được đếm lại và

từ đó củng cố cho trẻ khắc sâu hơn về số lượng 5

Trên đây là một số nội dung tôi đã lồng vào các thời điểm trong ngày và

đã có hiệu quả, nhưng một điều cần ghi nhớ và phải nghiêm túc thực hiện đó làphải lồng đúng thời điểm, đúng chủ đề đang học, phù hợp với nội dung đã học,hoặc sắp học để ứng dụng phù hợp vào từng thời điểm

Giải pháp 4 : Lồng ghép phù hợp một số nội dung của hoạt động khác vào hoạt động “Cho trẻ làm quen với toán”.

Không giống như những hoạt động khác, hoạt động cho trẻ “Làm quenvới toán” nếu người dạy không có sự đầu tư nó sẽ rất đơn điệu và khô cứng

Trang 12

Chính vì vậy ngoài các biện pháp trên tôi còn sử dụng biện pháp tích hợp nhẹnhàng nội dung của một số hoạt động khác vào trong khi tổ chức cho trẻ làmquen với toán.

Hoạt động làm quen với toán bản chất là khô khan, khó học, tuy đãđược tôi tổ chức các phần thành các trò chơi để giờ học có chất lượng tốt hơn,nhưng để giờ học toán thật sự là giờ học được trẻ đam mê hơn tôi đã tích hợpmột số nội dung nhẹ nhàng phù hợp của một số môn học khác vào môn toánmong một phần nào đấy giúp cho môn toán ngày càng trở nên nhẹ nhàng,mềm mại và trẻ yêu thích hơn

Hoạt động giáo dục âm nhạc: tôi đã chọn bài hát hay phù hợp với chủ

đề với nội dung của bài học toán để tích hợp vào

Ví dụ: Khi dạy toán chủ đề "Động vật trong gia đình" trước khi vào giờ

học, hoặc chuyển nội dung, hay kết thúc giờ học tôi cho trẻ hát các bài hát vềcon vật như: Gà trống mèo con và cún con, hoặc một con vịt……

Hoạt động khám phá khoa học.

Ví dụ: Với tiết dạy “Số lượng 3” ở chủ đề "Động vật sống trong rừng"

tôi tích hợp nội dung của hoạt động Khám phá khoa học thông qua cách, trướckhi học cho trẻ quan sát trên máy chiếu, đếm và trò chuyện về những con thỏđang ăn cà rốt

Như vậy trẻ rất hứng thú, vừa giúp trẻ quan sát những con thỏ ăn càrốt, vừa đếm đến số lượng 3

Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

Phần ôn tập đếm đến 5 tôi đã kể cho trẻ nghe câu chuyện mà trẻ rấtthích nghe “Ai đáng khen nhiều hơn” với nội dung thỏ mẹ bảo hai anh em đihái cà rốt

Thỏ anh, thỏ em hái cho mẹ 5 củ cà rốt Sau đó cho trẻ đóng vai đội thỏanh và đội thỏ em cùng thi đua đội nào hái nhanh hơn và đúng số lượng côyêu cầu

Ngày đăng: 09/08/2017, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w