Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình là quá trình tác động của nhà sư phạm mầm non tới trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình nhằm hình thành nhữn
Trang 1MỤC LỤC
2.3.1 Biện pháp 1: Tăng cường tính khoa học trong giáo dục thẩm
mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình
4
2.3.2 Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho
trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình
5
2.3.3 Biện pháp 3: Giáo viên chuẩn bị các tri thức, các kĩ năng có
tính chất kĩ thuật trong hoạt động tạo hình
10
2.3.4 Biện pháp 4: Giáo viên cần phát huy tối đa những khả năng
thể hiện của ngôn ngữ tạo hình trong tranh của trẻ
11
2.3.5 Biện pháp 5: Thiết kế các trò chơi tạo hình Vẽ, nặn, xếp dán
tranh, chắp ghép phù hợp với các độ tuổi của trẻ nhằm từng bước
phát triển khả năng tạo hình
13
Trang 2I Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài:
Giáo dục Mầm non không phải chỉ đơn thuần là chăm sóc trẻ mà giáo dục mầm non là giáo dục toàn diện cho trẻ về năm mặt: Ngôn ngữ, nhận thức, thẩm
mỹ, thể chất, tình cảm - xã hội Vậy, phát triển thẩm mỹ là một trong năm lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non nói riêng và với trẻ em nói chung
Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non được coi như là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu Thông qua hoạt động tạo hình mà trẻ có thể phát triển các chức năng tâm lí như khả năng quan sát - tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình
đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo của trẻ, trẻ ham muốn, hứng thú và tích cực tạo ra cái đẹp Đây là yếu tố cần thiết và có thể nói là không thể thiếu được để góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách
Giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non là nhiệm vụ chiến lược trong hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần giải quyết mối quan hệ giữa “Đức – Trí – Thể - Mỹ” trong sự phát triển con người ở các mục tiêu giáo dục Quan niệm về cái đẹp cái xấu ngày nay rất phức tạp dường như không có một quy định chuẩn nào cụ thể Vì vậy việc giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình sẽ góp phần nâng cao nhận thức cũng như tầm quan trọng của GDTM đối với thế hệ trẻ
Thực tiễn trong các trường Mầm non chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Trong khi đó giáo dục thẩm mĩ có vai trò quan trọng làm tăng khả năng tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo và làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho trẻ Đặc biệt là rèn cho trẻ kỹ năng cầm bút tô, vẽ, tư thế ngồi tạo tiền đề và tâm thế tốt cho trẻ bước vào lớp một
Trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình giáo viên ít khi chú ý đến làm thế nào giúp trẻ hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp từ thiên nhiên, ý nghĩa những bức tranh, hay các sản phẩm vẽ, nặn, xé, dán và tính tích cực sáng tạo cá nhân Nếu chúng ta biết cách khai thác để phát triển thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình thì không những tư duy, trí tượng tượng sáng tạo của trẻ được tăng lên mà còn giúp trẻ biết cảm nhận, yêu thích cái đẹp, tâm hồn trong sáng, hướng tới giá trị Chân – Thiện – Mĩ Với những lí do trên, tôi manh dạn chọn đề
tài “ Một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non Điền Thượng huyện Bá Thước ”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thực tiễn giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non Điền Thượng, đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non Điền Thượng huyện Bá Thước
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non Điển Thượng huyện Bá Thước
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn
Trang 3- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
- Nhóm phương pháp tìm tòi, sáng tạo: bao gồm các phương pháp hướng dẫn mang tính gợi mở, các hoạt động, các bìa tập tạo hình, các tình huống có vấn đề trong tạo hình, các bài tập sáng tạo trong tạo hình.[4]
- Dùng thống kê toán học để xử lý số liệu
II Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009
Luật Giáo dục năm 2009 nhấn mạnh: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” và
“Quan tâm đầy đủ đến giáo dục phẩm chất, đạo đức, ý thức công dân, giáo dục sức khoẻ và giáo dục thẩm mỹ (GDTM) cho học sinh là yêu cầu chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới ở nước ta” Có thể nói cùng với đức dục, trí dục, thể dục, GDTM là một trong những con đường hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại
Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình là quá trình tác động của nhà sư phạm mầm non tới trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình nhằm hình thành những quan hệ thẩm mỹ đúng đắn của trẻ với hiện thực góp phần xây dựng nền tảng cho sự phát triển nhân cách hài hòa, toàn diện cho trẻ
Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 về việc sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Tình hình địa phương.
Điền Thượng là một xã thuộc chương trình 135 của huyện Bá Thước Phía Đông giáp xã Điền Hạ, phía Tây giáp xã Thiết ống, phía Bắc giáp xã Điền
Quang Xã Điền Thượng có tổng dân số là 3496 người Trong đó 98% đồng bào dân tộc thiểu số và đa số là dân tộc Mường, ngoài ra còn có dân tộc Thái và dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn xã Địa bàn xã bị chia cắt bởi những đồi núi nên dân cư không tập trung mà được chia ra thành 7 thôn bản Kinh tế của nhân dân trong vùng rất khó khăn, nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học tập và sinh hoạt của trẻ
- Thực trạng trường mầm non Điền Thượng.
Trường Mầm non Điền Thượng là một trường vùng sâu, vùng xa của huyện Bá Thước Nhà trường đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ chính quyền trong quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất và nguồn lực con người theo đề án xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia Với trẻ mẫu giáo chủ yếu là con em
Trang 4các gia đình nông thôn đồng bào dân tộc miền núi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn
- Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục thẩm mỹ:
Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non, lựa chọn nội dung giáo dục đưa vào các chủ đề trong năm học, còn gò
bó, chưa đảm bảo tính linh hoạt Việc đánh giá chất lượng đầu ra thông qua các sản phẩm học tập của trẻ chưa được quan tâm nhiều
- Thực trạng mức độ thực hiện nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình:
Hướng dẫn trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình (Tranh tô, vẽ, nặn, xé dán, xếp dán, trang trí đồ dùng đồ chơi tự tạo, thổi màu, in ấn )
Dạy trẻ cảm thụ cái đẹp thông qua hoạt động tạo hình
Dạy trẻ sử dụng các kỹ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm tạo hình Giúp trẻ biết nhận xét, đánh giá các tác phẩm nghệ thuật tạo hình của mình
và của bạn
Dạy trẻ yêu thích cảnh đẹp trong trường, lớp và trong cuộc sống Hạn chế: Hầu hết giáo viên rất ngại cho trẻ sử dụng màu nước vì sợ trẻ dây bẩn ra tay và ra quần áo Trong khi đó nội dung cho trẻ thổi màu và in ấn là nội dung kích thích hứng thú và tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để sáng tạo và cảm nhận
được cái đẹp của sản phẩm mình tạo ra
- Thực trạng về mức đánh giá phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình:
Mặt mạnh: Nhóm phương pháp tìm tòi, sáng tạo đạt ở mức độ yếu chứng tỏ rằng các giáo viên trong trường chỉ sử dụng đến phương pháp truyền thống như: Dùng lời gợi mở, hướng dẫn, thực hành ôn luyện, quan sát vật mẫu mà ngại thay đổi
Mặt hạn chế: Giáo viên chưa phát huy hết khả năng của mình, ít học hỏi tìm tòi những phương pháp mới
- Thực trạng về cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất nhà trường diện tích chật hẹp, còn thiếu các phòng chức năng như: Phòng âm nhạc, phòng nghệ thuật, thiết bị dạy học đầu tư không đồng
bộ, việc khai thác sử dụng đồ dùng, đồ chơi đạt hiệu quả chưa cao
Thực trạng nhận thức của trẻ về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
Kết quả khảo sát 26 trẻ đầu năm học 2015 – 2016 thu được kết quả cụ thể như sau:
Số trẻ
chưa đạt
bình
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
1 Hướng dẫn trẻ tạo ra các sản
phẩm tạo hình (Tranh tô, vẽ, nặn,
xé dán, xếp dán, trang trí đồ dùng
4 15,4 7 26,9 5 19,2 10 38,5
Trang 5đồ chơi tự tạo, thổi màu, in ấn ) 26
2 Dạy trẻ cảm thụ cái đẹp thông qua
hoạt động tạo hình 10 38,5 7 26,9 7 26,9 2 7,7
3 Dạy trẻ sử dụng các kỹ năng tạo
hình để tạo ra sản phẩm tạo hình 5 19,2 8 30,8 5 19,2 8 30,8
4 Giúp trẻ biết nhận xét, đánh giá các
tác phẩm nghệ thuật tạo hình của
mình và của bạn
4 15,4 6 23,0 10 38,5 6 23,1
5 Dạy trẻ yêu thích cảnh đẹp trong
trường, lớp và trong cuộc sống. 6 23,1 7 26,9 10 38,5 3 11,5
6 Trẻ thể hiện sự sáng tạo 3 11,5 6 23,0 9 34,7 8 30,8
Trong các nội dung thì nội dung như hướng dẫn trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình (Tranh tô, vẽ, nặn, xé dán, xếp dán, đồ dùng tự tạo, thổi màu, in ấn ) có 10 cháu chưa đạt chiếm tỷ lệ 38 %, Dạy trẻ sử dụng các kỹ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm tạo hình có 8 cháu chưa đạt chiếm tỷ lệ 30,8%, trẻ thể hiện sự sáng tạo còn 8 cháu chiếm tỷ lệ 30,8%
Qua việc khảo sát nhận thức của trẻ và thu được kết quả ở trên sử dụng phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình còn có một số hạn chế như sau
Việc sử dụng phương tiện thổi màu và in ấn thì rất kém do giáo viên ngại
sử dụng phương tiện này để GDTM cho trẻ do sợ trẻ dây bẩn ra tay và ra quần
áo mà chủ yếu quan tâm tới hoạt động vẽ, hoạt động nặn, Hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi, Hoạt động xé, dán
Mặt khác giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc thay đổi hình thức tổ chức tiết học để tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào giờ học đạt hiệu quả cao hơn
Qua các thực trạng được xác định ở trên và bản thân là tổ trưởng chuyên môn được dự giờ các đồng chí đồng nghiệp trong nhà trường và sau một thời gian nghiên cứu tài liệu về giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cùng với thức tế giảng dạy, trao đổi chuyên môn cùng với các đồng chí cán bộ quản lý và giáo viên tại trường mầm non Điền Thượng huyện Bá Thước có hiệu quả nên bản thân đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện dưới đây:
2.3 Các biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non Điền Thượng huyện Bá Thước
2.3.1 Biện pháp 1: Tăng cường tính khoa học trong thực hiện chương trình giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình
Chương trình giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình được quy định trong chương trình giáo dục Tuy nhiên thực tế nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân
Trang 6cách Chính vì thế rất cần sự sáng tạo của giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục thẩm mỹ thông qua các hoạt động tạo hình để tăng cường các hoạt động giáo dục cho trẻ, tạo sự hứng thú, mới lạ cho trẻ Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống, và trong tác phẩm nghệ thuật Hình thành được khả năng sáng tạo và kỹ năng tạo hình Đặc biệt thông qua nội dung chương trình tạo hình mới giúp trẻ yêu thích và hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật hơn
Nội dung
Thực hiện các hoạt động giáo dục thẩm mỹ thông qua việc:
- Thực hiện các hoạt động xé, dán, cắt, vẽ, nặn, tô thông qua việc tạo ra các ví dụ minh họa, tạo môi trường sinh động để trẻ dễ dàng hình thành được kỹ năng của mình
- Thực hiện các hoạt động giáo dục thẩm mỹ kết hợp với ngoại khóa cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi để trẻ được trải nghiệm và khám phá các hoạt động thực
tế để phát triển tư duy thẩm mỹ và khả năng sáng tạo nghệ thuật
- Thực hiện các hoạt động tạo hình để trẻ tự thực hành và rèn luyện kỹ năng tạo hình của mình
Cách thức thực hiện
Thứ nhất: Giáo viên tiến hành thực hiện nội dung chương trình giáo dục
thẩm mỹ giáo viên cần căn cứ vào chương trình giáo dục trẻ mầm non và mẫu giáo đã được quy định theo khung cơ bản để tiến hành lập kế hoạch thực hiện xây dựng chương trình giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình về nội dung chương trình trên cơ sở số giờ, số tiết giáo dục thẩm mỹ của từng lớp học
Thứ hai: Giáo viên khi được chỉ đạo về thực hiện nội dung giáo dục thẩm
mỹ thông qua hoạt động tạo hình cần phải tiến hành thực hiện Đầu tiên cần phải căn cứ vào đặc điểm tâm lý của trẻ từng lứa tuổi để lấy đó làm căn cứ xây dựng nội dung giáo dục thẩm mỹ Nội dung giáo dục thẩm mỹ trước đó thường được xây dựng theo hình thức hoạt động đơn giản, không sinh động và thu hút được
sự chú ý của trẻ cho nên giáo viên cần phải chú ý và cân nhắc khi tiến hành thực hiện nội dung cho hoạt động giáo dục này Giáo viên nhà trường phải chuẩn bị chi tiết về từng bài dạy thông qua những hoạt động gì để tiến hành lập kế hoạch bài giảng cho từng tiết học Thông thường mỗi tuần đối với trẻ thường bao gồm
cả hoạt động chơi, ăn và các hoạt động giáo dục về thể chất, giáo dục về sức khỏe và dinh dưỡng và giáo dục về tình cảm và thẩm mỹ Chính vì thế giáo dục thẩm mỹ cần có những nội dung hết sức ngắn gọn nhưng lại phải giúp trẻ hình thành được những kỹ năng cơ bản về tạo hình đồng thời phát triển được tình cảm và tâm lý của mình Chính vì thế muốn xây dựng được nội dung giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình, người giáo viên cần phải nắm vững về thời lượng và yêu cầu trong khi thực hiện giáo dục trẻ Đồng thời người giáo viên phải tiến hành thu thập những hoạt động giáo dục mang tính thực tiễn cao
Thứ ba: Đánh giá về khả năng nhận biết của trẻ đối với các đồ vật, việc bắt
chước hoạt động tạo hình và khả năng tư duy và sáng tạo qua hoạt động của trẻ Thông qua việc đánh giá các hoạt động của trẻ sẽ là cơ sở đánh giá được khả năng giảng dạy của giáo viên
Trang 72.3.2 Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
Giáo dục thẩm mĩ là nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục ở các cấp học hiện nay, góp phần tích cực trong việc hình thành nhân cách, nâng cao năng khiếu thẩm mĩ cho con người Ngoài ra giáo dục thẩm mĩ còn giúp mỗi
cá nhân có khả năng nhận biết và đánh giá đúng về ý nghĩa của cái đẹp cũng như giá trị và quy luật của cái đẹp Góp phần phát huy khả năng sáng tạo và gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
Mục tiêu của giáo dục thẩm mĩ là phát triển đồng đều cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong con người Thông qua các nội dung, giáo trình giáo dục thẩm mĩ nâng cao được nhận thức, thay đổi hành vi và hình thành kỹ năng sống cho giáo viên
và học sinh Chính vì thế phương pháp tổ chức giáo dục thẩm mỹ thông quan hoạt động tạo hình rất cần đến những phương pháp tổ chức sáng tạo, phát huy mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ nói chung và đảm bảo được quá trình nhận thức của lứa tuổi là trẻ mầm non nói chung
Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình nhằm tránh sự nhàm chán, lặp đi lặp lại trong quá trình dạy học và giáo dục của giáo viên, tạo được
sự hứng thú đối với trẻ, giúp trẻ phát triển được nhân cách toàn diện
Nội dung
Trẻ mầm non bắt đầu tiếp xúc với hoạt động tạo hình từ năm 3 tuổi Trẻ
em đặc biệt thích thú với những hoạt động giáo dục mới lạ và có tính tượng hình cao Chính vì thế đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cần phải chú
ý vào đặc điểm của trẻ Nội dung về đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình bao gồm:
Đổi mới về hình thức tổ chức trên lớp học cho trẻ theo các tiêu chí sau:
- Theo mục đích và nội dung giáo dục có tổ chức theo hoạt động của chủ định của giáo viên hay tổ chức theo sở thích của trẻ
- Theo không gian dạy học có tổ chức ở trong lớp học và tổ chức ngoài lớp học
- Theo số lượng trẻ có tổ chức theo cặp, theo nhóm nhỏ hay nhóm lớn Đổi mới về mục tiêu giáo dục đối với trẻ đó là xác định phải cung cấp hiểu biết về cái đẹp, tạo cho trẻ có cảm xúc về cái đẹp thông qua việc tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học
Chú trọng rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ ngay từ khi mới bắt đầu tiếp xúc với môn học tạo hình
Cách thức thực hiện:
Thứ nhất: giáo viên phải xác định được nhu cầu đổi mới phương pháp tổ
chức hoạt động tạo hình là một nhu cầu cần thiết và cần phải tiến hành để giúp trẻ trong nhà trường hình thành được các kỹ năng nhận biết và diễn đạt tình cảm của mình đối với mọi vật xung quanh Các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình trước đây không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường cần tiến hành thay đổi hoặc đổi mới hoàn toàn
Thứ hai: Xác định và nắm bắt được tâm lý của trẻ để hướng dẫn cho trẻ
bắt nhịp với những phương thức tổ chức hoạt động tạo hình mới của giáo viên Cần có sự phân loại trẻ trong quá trình đổi mới phương thức tạo hình Đối với
Trang 8những trẻ có khả năng nhận thức và tiếp thu kém thì giáo viên cần phải biết rõ
để ghép vào hoạt động với những trẻ có khả năng tiếp thu nhanh để các trẻ được phát triển đồng đều hơn Đặc biệt cần xác định rằng nhu cầu về thẩm mỹ cũng như khả năng nhận biết của trẻ để định hướng cho các phương pháp tổ chức và nội dung giáo dục
Thứ ba: Tiến hành xác định các phương thức tổ chức tích cực, sáng tạo
nhưng phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường Các phương thức thức tổ chức đó là tổ chức theo nhóm học sinh, theo cặp học sinh, trong hoặc ngoài lớp học Cụ thể đối với việc thay đổi môi trường lớp học tạo môi trường gần gũi cho trẻ cần:
Trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ
về nghệ thuật tạo hình
( Mảng tường gây sự chú ý của trẻ khi đến lớp)
Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé Bé quan sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không? Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé Đây là tác động cần thiết để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ Vì vậy giáo viên phải tìm hiểu yêu cầu của chủ đề, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ ở các độ tuổi mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ
Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ đề, các tiêu đề của các góc Để gây ấn tượng cho trẻ giáo viên phải sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ:
Trang 9
Với môi trường trong lớp: tôi luôn sắp xếp đồ dùng các nguyên vật liệu một cách hợp lí khoa học, mang tính thẫm mĩ, thu hút được sự chú ý của trẻ
- Tôi luôn thay đổi đồ dung sao cho phù hợp với từng chủ đề Bày trí đồ dùng ở những nơi trẻ dễ quan sát dễ lấy:
Ví dụ 1: Đối với chủ đề “ Thế giới động vật” tôi trưng bày những con vật
tự làm bằng các nguyên vật liệu phế thải xung quanh để trẻ được tri giác về các con vật:
Trang 10( Các con vật được làm từ các nguyên vật liệu phế thải)
Ví dụ 2: Đối với chủ đề “Thế giới thực vật”: Cô có thể cho trẻ quan sát vườn hoa do cô tự tạo bằng các nguyên vật liệu phế thải như vỏ hến, vỏ ngao,
mo cau…).Ở một góc trong lớp để trẻ được nhìn ngắm kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ và từ môi trường nghệ thuật sẽ tạo cho trẻ cảm giác sung sướng
và mong muốn tái tạo lại cái đẹp:
( Vườn hoa do cô tự tạo gây hứng thú cho trẻ)
Ví dụ 3: Chủ đề “ Giao thông” Đề tài xé dán thuyền trên biển cô trang trí những cái thuyền làm bằng giấy xốp, hay vỏ trai vỏ hến để khi bước vào lớp những hình ảnh cái thuyền đã kích thích sự tò mò của trẻ
Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng chủ đề mà tôi
có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệu phù hợp và phong phú về chủng loại