1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn sân KHẤU hóa TRONG dạy và học môn LỊCH sử

23 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 5,12 MB

Nội dung

Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMSÂN KHẤU HÓA TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ Người thực hiện: LƯU THỊ HOA PHƯỢNG Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

TRƯỜNG PTDTNT - THCS & THPT ĐIỂU XIỂNG

Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMSÂN KHẤU HÓA TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ

Người thực hiện: LƯU THỊ HOA PHƯỢNG

Lĩnh vực nghiên cứu:

- Quản lý giáo dục 

- Phương pháp dạy học bộ môn: LỊCH SỬ 

(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: 

(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2016- 2017

BM 01-Bia SKKN

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: Lưu Thị Hoa Phượng

2 Ngày tháng năm sinh: 10/12/1990

8 Nhiệm vụ được giao: Chủ nhiệm 10A1; giảng dạy môn lịch sử K9, K10;

bồi dưỡng học sinh giỏi khối 10

9 Đơn vị công tác: Trường PTDTNT THCS THPT Điểu Xiểng

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: cử nhân sư phạm

- Năm nhận bằng: 2013

- Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:

Số năm có kinh nghiệm: 4

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Sơ lược lý lịch khoa học ……….2

I Lý do chọn đề tài ……… 4

II Cơ sở lý luận và thực tiễn ……… 4

1 Cơ sở lý luận ……… 4

2 Cơ sở thực tiễn ……….5

III Tổ chức thực hiện các giải pháp……… ……… 5

IV Hiệu quả của đề tài ……… ……… 20

V Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng ……… 21

VI Tài liệu tham khảo ……… 23

Trang 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SÂN KHẤU HÓA TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ

"Tại sao thế hệ trẻ không thích học sử nước nhà?" "Không thích" trong trường hợpnày chỉ là một uyển ngữ có chức năng…an ủi vì dùng đến từ "chán" thì quả thật làhết sức nặng nề, xa xót…”

Tôi hết sức chia sẻ với điều trăn trở trên của thầy Hà Văn Thịnh khi quanniệm nhiều người cho rằng môn lịch sử cũng chỉ là “môn phụ” Không chỉ riênghọc sinh, phụ huynh mà ngay cả giáo viên và nhà trường đều quan niệm môn lịch

sử là môn phụ, môn học thuộc bài,… Nhiều học sinh còn than thở: “Cô ơi, kiếnthức nhiều quá tụi em không nhớ nổi, toàn sự kiện với năm, ” Tôi đã phải tự đặtcâu hỏi: Tại sao học sinh thờ ơ với môn lịch sử? Bởi các em chán, chán giáo viênluôn biến các em thành “cái bình đựng kiến thức” với ngày, tháng, năm, sự kiện

Có một nghịch lí là nhiều em học sinh lại tỏ ra rất am hiểu về lịch sử Trung Quốc.Các em có thể trả lời rành rọt diễn biến và các nhân vật lịch sử Trung Quốc ngay

cả thời Xuân Thu chiến quốc Tại sao vậy? Rất đơn giản vì nhờ sự hỗ trợ củanhững tác phẩm nghệ thuật, văn chương và điện ảnh là hai lĩnh vực cực kì hữudụng trong việc truyền tải lịch sử Vậy thì, thay vì giáo viên cung cấp sự kiện, họcsinh ghi ghi chép chép một cách thụ động hãy để các em học sinh hóa thân vào cácnhân vật lịch sử, biến lớp học thành sân khấu, người thầy sẽ lui vào “cánh gà” đểnhường hết “sân khấu” cho các em làm chủ

Đây là năm thứ ba tôi áp dụng phương pháp “Sân khấu hóa trong dạy và học môn lịch sử” cho học sinh tái hiện lại lịch sử thông qua các vở kịch Nhận

thấy thích hợp và mang lại hiệu quả cao sau khi vận dụng vào dạy học môn lịch sử

ở mọi cấp học tôi hi vọng đóng góp thêm một hướng đi tích cực trong quá trình đổimới phương pháp dạy học môn lịch sử Tôi rất mong muốn giáo viên lịch sử quantâm hơn đến phương pháp này và áp dụng vào quá trình dạy học nhằm nâng caochất lượng giảng dạy để bộ môn lịch sử có vị trí xứng đáng

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.Cơ sở lí luận

Theo PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh “Đóng kịch là phương pháp dạy học,trong đó giáo viên tổ chức quá trình dạy học bằng cách xây dựng kịch bản và thựchiện kịch bản đó nhằm giúp HS hiểu sâu sắc nội dung học tập” [2,tr 227]

Trong cuốn Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, tác giảPhan Trọng Ngọ đã đề cập đến phương pháp đóng kịch: “Phương pháp đóng kịch

Trang 5

trong dạy học là giáo viên cung cấp kịch bản và đạo diễn, học viên hành độngtheo các vai diễn Qua đó họ học được cách suy nghĩ, thể hiện thái độ và hànhđộng cũng nhờ các kỹ năng ứng xử khác của nhân vật trong kịch bản”[3,tr 283].

Đối với bộ môn lịch sử khi “Sân khấu hóa”, học sinh được tham gia đóngvai, hóa thân vào các nhân vật lịch sử Khi đó giáo viên đảm nhiệm phần kịch bảnhoặc hướng dẫn học sinh viết kịch bản Bằng việc nhập vai vào các nhân vật lịch

sử, các em sẽ chủ động tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức và được hoạt động trực tiếptrong suốt hoạt động đóng vai Việc “Sân khấu hóa lịch sử” không chỉ hấp dẫn,giúp các em khắc sâu kiến thức dễ dàng mà qua đó còn hình thành kinh nghiệm cánhân và rèn luyện kĩ năng tự tin trước đám đông

Mặt khác, một số giáo viên chưa thực sự hiểu sâu về phương pháp dạy học

và kiến thức còn lệ thuộc vào sách giáo khoa, tức là chưa làm chủ được kiến thứcdẫn đến giờ học khô khan, nhàm chán, nặng nề nên mất đi tính hấp dẫn của mônlịch sử Hơn nữa do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trongđời sống xã hội Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch

sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng,

Qua bốn năm giảng dạy lịch sử , bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra nhữngphương pháp giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn hơn và đạt kết quả cao hơn.Một trong những phương pháp có hiệu quả tôi đã thực hiện là xây dựng kịch bảncho học sinh đóng vai, hóa thân vào nhân vật lịch sử Từ đó giúp học sinh liên hệđến các vấn đề liên quan một cách cụ thể để các em phát huy vốn kinh nghiệmsống của bản thân thông qua việc phân tích, lí giải, tranh luận các tình huống, các

sự kiện thực tế Nhờ vậy, các em tự rút ra bài học và khắc sâu kiến thức

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Khi “Sân khấu hóa” trong tiết học lịch sử, nhiều học sinh tham gia đóng vai,tái hiện lại lịch sử sẽ gây chú ý và phấn khích cho cả lớp Các em có cảm giác nhưđang nghe và xem một câu chuyện lịch sử chứ không phải một tiết học lịch sử khôkhan Tuy nhiên để xây dựng một tiết học hiệu quả và đảm bảo mục tiêu bài họccần phải thực hiện đầy đủ các bước như sau:

- Bước 1 Giáo viên căn cứ vào nội dung, mục tiêu cụ thể của bài học để xâydựng kịch bản hoặc hướng dẫn học sinh tự xây dựng kịch bản

- Bước 2 Giáo viên xây dựng kịch bản hoặc chia nhóm yêu cầu tái hiện nội

Trang 6

dung lịch sử bằng vở kịch (cho các em làm biên kịch), giáo viên phải quy định rõthời gian thể hiện vai diễn theo kịch bản của các nhóm và nhắc nhở các em cấmxuyên tạc lịch sử.

- Bước 3 Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản”, phân công vai diễn, tậpdượt diễn xuất trong nhóm ở nhà

- Bước 4 Các nhóm phải thông qua “kịch bản” trước với giáo viên để giáoviên kiểm soát nội dung

- Bước 5 Các nhóm được phân công lên tái hiện lịch sử theo “kịch bản” đã xâydựng

- Bước 6 Nhận xét, đánh giá

+ Đại diện nhóm tự nhận xét, đánh giá

+ Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung, phát vấn, tranh luận

+ Giáo viên tổng kết, đánh giá

- Bước 7 Kết luận và rút ra bài học kinh nghiệm

- Bước 8 Giáo viên cho điểm các nhóm (Giáo viên có thể cho điểm cộng,điểm miệng hoặc 15’ cao nếu nhóm nào làm tốt để động viên, khuyến khích cácem)

Ví dụ 1- ( Chương trình lịch sử lớp 7/ có video minh họa)

Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu TK XV

GV chia lớp thành 2 đội lớn tìm hiểu hai mục (1&2) trong sách giáo khoa(Giáo viên đã giao nhiệm vụ trước ở nhà và hướng dẫn học sinh viết kịch bản) cho

5 phút chuẩn bị trên lớp

Đội 1: Tái hiện lại cuộc xâm lược nhà Minh và sự thất bại của nhà Hồ Đội 2: Tái hiện lại tội ác của giặc Minh thông qua chính sách thống trị của chúng.

Đội 1: Tái hiện lại cuộc xâm lược nhà Minh và sự thất bại nhà Hồ

Trang 7

Vua Minh: Truyền sứ giả do thám An Nam vào.

Công Công: Truyền sứ giả vào….

Sứ giả: Hoàng thượng vạn tuế vạn tuế…vạn vạn tuế!

Vua Minh: Bình thân.

Sứ giả: Hiện nay An Nam có biến, nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần ah!.

Vua Minh: (gật đầu đắc í, cho sứ giả lui) Truyền Trương Phụ vào.

Trương Phụ: Thánh thượng chắc đã có kế chiếm An Nam rồi?

Vua Minh: Đúng, trẫm nghĩ ta nên lấy cớ “ Phù Trần diệt Hồ” để biến An

Nam thành đất của ta, ngươi thấy thế nào?

Trương Phụ: Thánh thượng quả đa mưu, thần sẽ tập hợp 20 vạn quân lính rồi

chuẩn bị kế tấn công

Vua Minh: Vậy ngươi mau đi đi.

Trương Phụ: Tuân lệnh! (khi triệu tập quân lính xong): Hôm nay chúng ta

chia làm hai đường thủy bộ để tấn công và xâm chiếm cho được An Nam, rồi biếnthành quận huyện của chúng ta

Quân Lính: Biến thành quận huyện ta…

Quan nhà Hồ: Nguy to rồi hoàng thượng ơi, nhà Minh đã tràn vào nước ta

và pha hủy toàn bộ phòng tuyến ở Lạng Sơn, bây giờ chúng ta phải chạy về SôngNhị thôi

Hồ Quý Ly: Chúng ta vê cố thủ ở thành Đa Bang, xây dựng phòng tuyến

nơi đây

Quan nhà Hồ: Tuân lệnh (gấp rút lấy ngựa cho ta)

Hồ Quý Ly: (ở thành Đa Bang và quân Minh đã đuổi kịp tới đây) Quân

Minh cớ sao tới đây xâm phạm, ta sẽ cho người nếm mùi thất bại

Trương Phụ: Chưa biết bên nào sẽ trở thành “ chó cụp đuổi bỏ chạy” đâu,

quân lính tiến lên

Quan nhà Hồ: Hoàng thượng nhìn kìa quân ta đã bị súng của chúng bắn hạ

gầm hết rồi ta nên làm thế nào?

Hồ Quý Ly: Ta lui về Tây Đô và ra lệnh cho người dân thực hiện kế “ thanh

dã”

Người đọc cáo lệnh: Hiện giờ giặc Minh đang tiến vào Tây Đô nhà vua ra

lệnh mọi người dân phải ra tiếp trợ chiến đấu, hai là thực hiện kế vườn không nhàtrống

Người dân 1 : Ông ta đúng là quá quắt, đùng một cái là bắt chúng ta làm

theo kế hoạch mà không hỏi xem chúng ta có đồng ý không?

Trang 8

Người dân 2 : Đúng, vua Trần xưa kia còn biết làm những gì tốt cho chúng

ta, tôi sẽ không làm theo cáo lệnh

Người dân : Phải đó, đi nói với mọi người thôi.

Người đọc cáo lệnh: Sao rồi? các ngươi còn không mau thực hiện mệnh

lệnh?

Người dân 3: Chúng tôi sẽ không làm gì hết…

Hồ Quý Ly: (sau khi nghe được tin nhân dân không nghe lệnh lòng đầy suy

tư) Mình đã làm gì sai sao? Được! cho dù thế nào ta cũng quyết tâm sống mái vớigiặc dù chiến đấu đơn độc

Quan nhà Hồ: Nguy to rồi, quân Minh phá thành, chúng bắt bớ người dân,

chúng ta mau chạy thôi…

Hồ Quý Ly: Nhanh chạy về Hà Tĩnh, tới đó bàn bạc kế đánh giặc, tuyển thêm

Trương Phụ: Ta thấy hắn rồi, đuổi theo

Quan nhà Hồ: Thánh thượng, quân Minh đuổi tới chạy mau thôi.

Hồ Quý Ly: Lên ngựa, đi thôi.

Trương Phụ: Hồ Quý Ly mau chịu hàng, quân của ngươi đã bị giết sạch và

bao vậy

Hồ Quý Ly: bị bắt, hét to: Không !

Trương Phụ: Bay đâu giải tên phản nghịch này, An Nam bây giờ là của ta…

haha

Thông qua vở kịch lịch sử, các em dễ dàng nhận ra âm mưu xấu xa của giặcMinh muốn biến nước ta thành quận huyện của chúng, biết được sự thất bại củanhà Hồ vì không được sự ủng hộ của nhân dân, từ đó rút ra được bài học xươngmáu về đại đoàn kết và sức mạnh to lớn của nhân dân

Đội 2: Tái hiện lại tội ác của giặc Minh thông qua chính sách thống trị của chúng.

Trang 9

Trương Phụ gieo rắc tội ác trên đất nước ta Trương phụ: Công công đâu, lập tức xóa bỏ quốc hiệu Đại Ngu đổi thành

quận Giao Chỉ nhập vào lãnh thổ của ta… ha haha, tăng thuế thật nặng, vét hết củacải nơi đây…!

Công Công: Dạ… ạ……ạ Thần xin tuân lệnh…ệnh ! Bay đâu, bọn mi

nghe ngài ấy nói rồi đó, mau thi hành

Quân Minh: Rõ, thưa công công.

Trương phụ: Bây giờ ta sẽ đi dạo một vòng xem thế nào, tới lớp học cho

ta

Tới lớp học, học trò đọc to:

“ Đại Việt là của chúng ta

Có tên lịch sử mấy ngàn năm dư

Vẻ vang một bức họa đồCon Hồng cháu Lạc điểm tô sơn hàĐinh Lê Trần Lí một nhà,Đất nước thống nhất âu – ca thanh bình

Em buồn kẻ dạy đao binh

Em hờn kẻ giục chiến chinh hại người

Em mong đời mãi yên vui,Ruộng đồng lúa chín thanh bình tự do”

Trương phụ: Tụi bay đọc cái gì đấy?

Học sinh: Ơ! Ông này, lạ nhỉ? Đọc sách chứ đọc gì?

Trương phụ: Bọn mi không được thứ vớ vẩn này (xé đốt hết sách vở)

Trang 10

Học sinh: Ông kia (giọng tức giận) ông là ai? Sao ông tới đây gây sự? sao

Trương phụ: Được! Ngươi nói thà chết cũng không đọc chứ gì? Cho ngươi

toại nguyện, bay đâu mổ bụng moi gan lôi ruột cuốn vào gốc cây cho ta Rồi đốthết mấy thứ sách vớ vẩn đó cho ta

Quân lính: Rõ, thưa tướng quân.

Trương phụ: Thật là bực mình chết đi được, nhìn kìa cái thứ dân này mặc

cái gì kia? Xe hết áo bắt mặc áo nước ta

Nói rồi quân Minh tàn nhẫn xé rách quần áo, bắt nhân dân phải mặc trangphục giống chúng nhằm âm mưu đồng hóa

Trương Phụ lùng sục khắp nơi tìm những cô gái xinh đẹp bắt về nước làm

nô tì

Trương Phụ: Cô gái kia thật đẹp, đem về dâng chúa công.

Cô gái: Không, xin tha cho tôi, tôi không đi đâu đồ đê tiện, biến thái

Trương Phụ: Con tiện nhân này, mày biết theo tao được sung sướng không

hả? Bắt ả tiện nhân này cho ta

Quân lính: Tuân lệnh!

Cô gái: Không… tôi không đi.

Mẹ già: Các ông làm ơn tha cho con gái tôi, tôi chỉ có mình nó, xin các

ông

Trương Phụ: Mụ già lắm lời, cút (đá bà mẹ văng.)

Trang 11

Người mẹ đau xót khi con gái bị giặc bắt

Cô gái: Mẹ ơi! Mẹ có sao không?

Mẹ già: Mẹ không sao, nhưng con nhất quyết không thể theo lũ giết người! Trương Phụ: Lôi ả đi

Cô gái : Ông không được đưa tôi đi, tôi còn mẹ già phải chăm sóc.

Trương Phụ: ha ha , vậy đánh chết bà già kia, rồi mi không phải chăm sóc

ai nữa thoái mái theo ta ha ha…

Quân lính: Tuân lệnh!

Cô gái: Không… xin ông tha cho mẹ tôi, đừng đánh nữa tôi sẽ theo ông Trương Phụ: Có phải đỡ tốn thời gian không ha ha…, đưa ả đi.

Mẹ già: (gào thét) : Trả con lại cho tôi

Trương Phụ: Gái Giao Chỉ đẹp thật, phải bắt hết về nước, vét hết tài sản nơi

đây, đồng hóa chúng mới được… ha ha

Chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Trãi thốt lên:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,

Gây binh kết oán trải hai mươi năm

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Trang 12

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi

Thông qua việc hóa thân (hay theo dõi vở kịch) các em như được sống lại

thời khắc đau thương nhất của dân tộc, cùng đau một nỗi đau mất nước, căm

hận bọn giặc Minh tàn bạo gây ra bao tang tóc cho dân tộc: đốt sách, moi ruột,

mổ bụng, để thực hiện âm mưu đồng hóa Cảm phục tinh thần đấu tranh bất

khuất ông cha để rèn luyện phát huy trong thời nay

Ví dụ 2: (Chương trình lịch sử lớp 7/ Có video minh họa)

Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thế kỉ XIII

GV chia lớp làm hai đội:

+ Đội 1: Tái hiện lại quá trình chuản bị kháng chiến của quân và dân nhà Trần(1285)

+ Đội 2: Tái hiện lại diễn biến diễn biến cuộc kháng chiến chống Mông Nguyêncủa quân và dân nhà Trần 1285

Đội 1: Tái hiện lại quá trình chuẩn bị kháng chiến của quân và dân nhà

Trần.

Thái Thượng hoàng và vua Trần đang họp bàn kế đánh giặc.

Thái thượng hoàng: Các khanh ! Người thì chủ ý muốn cho quân Mông

Nguyên mượn đường, người thì phân vân nên hòa, ta biết liệu bề nào đây?

Quan nhát: Đánh chúng khác gì đem trứng chọi đá, cả Hoa Hạ đã nằm

trong tay chúng,cả vua tôi Tống triều đều phải nhảy xuống biển một thảy mà tự

vẫn Sức ta sao chống trả được?

Vua Trần (lắc đầu )

Trang 13

Quan đại thần: Xin Thượng hoàng và quan gia cho đánh, cho giặc mượn

đường đánh Chiêm Thành là rước kẻ cướp vào nhà, không thể được Chúng ta nênquyết đánh!

Quan nhát : Thế giặc rất mạnh, phía Đông đã chiếm đến Cao Ly, cả Hoa Hạ

đã thuộc vê Mông Nguyên Nếu chống lại liệu ta có giữ được tấm miếu của tổtiên???????

Các quan khác: Xin thánh thượng và quan gia cho đánh

Trần Quốc Tuấn: Bọn giặc Thát ngày càng lấn tới, chúng coi thường ta quá

lắm Không thể cam chịu mãi được!

Thái thượng hoàng : Hãy cho ta biết quyết định cuối cùng của các khanh?

Đánh hay hòa

Vừa lúc đó Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đòi xông vào hội nghị

Vua Trần : Ai ở trên đó?

Trần Quốc Toản: Muôn tâu là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, xin cho đánh

cho đánh, cho giặc mượn đường là mất nước (lấy gươm kề cổ)

Quan nhát: Chưa nếm trải nỗi khiếp sợ máu chảy đầu rơi mà dám cả gan

gây rối, thật là đồ nghịch tử Xin quan gia trói lại trị tội khi quân

Thái thượng hoàng: Trần Quốc Toản quả là đã phạm luật, song xét tới gốc

là vì lo cho nước cho dân Đáng khen thay cho chàng thiếu niên quả cảm

Vua Trần: Tự ý xông vào nơi họp bàn quốc sự là phạm vào luật của triều

đình nhưng xét tình Hoài Văn Hầu trẻ tuổi đã biết lo cho dân cho nước, chí ấy đángtrọng cũng nên ban thưởng ( ban cho một quả cam)

Quan nhát: Bọn trẻ luôn hăng máu nhưng việc nước đâu phải trò chơi Trần Quốc Toản: Được rồi, để xem ai còn dám chê ta là trẻ con nữa ( bóp

nát quả cam lúc nào không hay)

Vua Trần: Tới chỗ Trần Quốc Tuấn: Nay trẫm ban cho quốc công thanh bảo

kiếm thay trẫm điều hành việc quân cơ chống giặc

Trần Quốc Tuấn: Đội ơn thánh thượng!!!

Trần Quốc Tuấn cho quân tập trận ở Đông Bộ Đầu, soạn Hịch Tướng Sĩkhích lệ tinh thần tướng sĩ:

“ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt nước mắtđầm đìa Chỉ giận chưa thể xẻ thịt lột da, ăn gan, uống máu quân thù Dẫu cho trămthân ta phơi ngoài nội cỏ, ngàn thây ta bọc trong da ngựa, ta cũng cam lòng ! tacũng cam lòng! ”

Ba quân tướng sĩ : Sát Thát, Sát Thát

Ngày đăng: 09/08/2017, 15:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Bích - Tôn Quang Cường- Phạm Kim Chung, Tập bài giảng phương pháp và công nghệ dạy học, ĐHGD-ĐHQGHN, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tậpbài giảng phương pháp và công nghệ dạy học
2. Trần Thị Tuyết Oanh ( chủ biên), Giáo trình Giáo dục học, Tập 1,2.Nxb ĐHSPHN,2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giáo dục học, Tập 1,2
Nhà XB: Nxb ĐHSPHN
3. Bộ Giáo dục và đào tạo, Lịch sử 7,8,9,10 ( SGK chương trình chuẩn, 3 cuốn). Nxb Giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử 7,8,9,10 ( SGK chương trình chuẩn,3 cuốn)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
4. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và PPDH trong nhà trường.Nxb ĐHSPHN, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và PPDH trong nhà trường
Nhà XB: NxbĐHSPHN
6. Nguyễn Kỳ, Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm. Nxb Giáo dục, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trungtâm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
7. Phan Ngọc Liên( chủ biển), Phương pháp dạy học Lịch sử. Nxb ĐHSP, 2011.Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Lịch sử
Nhà XB: NxbĐHSP
5. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Nxb Văn hóa thông tin, 2003 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w