TÊN ĐỀ TÀI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC TRƯỜNG THPT.. Đối tượng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường T
Trang 1TÊN ĐỀ TÀI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG CÁC TRƯỜNG THPT.
Trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo đã quán triệt, thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 Qua đó, từng bước củng cố xây dựng đội ngũ, đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tối đa hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước đến với mọi đối tượng trong nhà trường Từng bước nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, giúp cán bộ, công chức, viên chức biết tự bảo vệ mình và tự giác chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm của mình; hình thành nếp sống và làm việc theo Hiến pháp
và pháp luật góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Đối tượng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường THPT
có thể được chia thành 02 nhóm: người học và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Với nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có đặc điểm là số lượng đông đảo hơn so với các ngành khác trong đó phần động là những nhà giáo, những người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng phổ biến giáo dục pháp luật Do công tác, làm việc trong ngành giáo dục nên họ có nhu cầu học tập, nâng cao trình độ nói chung trong đó có trình độ pháp lý cao hơn các đối tượng khác Hiện nay chúng ta đang tiến hành đối mới giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật, vì vậy việc tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật là yêu cầu bức thiết Nếu đội ngũ này xử sự đúng pháp luật thì một mặt sẽ đảm bảo sự phát triển giáo dục một cách lành mạnh, mặt khác sẽ tạo niềm tin đôi với xã hội Ngược lại nếu đội ngũ này vi phạm pháp luật sẽ ảnh hưởng xấu hơn các đối tượng khác có hành vi tương tự Tiếp tục nâng cao hiệu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành giáo dục góp phần thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, với thực tiễn bản thân đang công tác tại Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo, tác giả quyết định chọn đề tài “Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công chức, viên chức, người lao động trong các trường THPT”
Trang 2II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy đề tài nghiên cứu có liên quan đến một số đề tài như:
Các bài viết khoa học trên sách, báo, tạp chí như: Giáo dục ý thức pháp luật để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng con người mới, Phùng Văn Tửu, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 4/1985; Giáo dục ý thức pháp luật, Nguyễn Trọng Bích, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4/1989 Xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong tình hình mới, Hồ Việt Hiệp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 9/2000.
Nghiên cứu giáo dục pháp luật đối với các đối tượng cụ thể nhằm lý giải những đặc thù và tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho từng đối tượng Được thể hiện qua các công trình sau: “Giáo dục pháp luật trong các
trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghể (không chuyên luật) ở nước
ta hiện nay” “Giáo dục pháp luật trong nhà trường” của Nguyễn Đình Đăng.
“Một số vấn đề về phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay” của tác
giả Nguyễn Đức Giao, Nguyễn Văn Hoan, Nguyễn Đắc Bình, Trần Ngọc Đường,
Lê Đình Khiên, Dương Thanh Mai, Đinh Xuân Thảo Luận văn Thạc sĩ, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh “Giáo dục pháp luật trong các trường dạy nghề” (2014) của Cao Thị Xuân
Tuy nhiên, các công trình trên đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục pháp luật, có công trình nghiên cứu về đối tượng cụ thể Nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về vấn đề phổ biến, giáo dục
pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành giáo
dục
Theo số liệu thống kê năm học 2016-2017, tại 70 trường THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đội ngũ công chức, viên chức, người lao động tại có số lượng 5103 người, trong đó cán bộ quản lý: 186, giáo viên: 3898, nhân viên 990 Hầu hết đội ngũ này có trình độ học vấn, chuyên môn cao, nhiều người có khả năng sư phạm tốt So với yêu cầu của người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thì đội ngũ nhà giáo và cán bộ, quản giáo dục đã đạt được những yêu cầu khá cơ bản Đây có thể coi là một thế mạnh của ngành giáo dục mà ngành khác không có được Có thể coi các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục vừa là người giảng dạy văn hóa, vừa là người giáo dục nhân cách, đồng thời là những báo cáo viên pháp luật tiềm năng Nếu được bồi dưỡng về trình độ pháp lý nhất định thì đội ngũ này có thể có đóng góp hữu ích vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung Do công tác, làm
Trang 3trong đó có trình độ pháp lý Vì vậy công tác tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng này dễ dàng hơn các đối tượng khác và khả năng phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng này có thể thực hiện một cách trực tiếp, liên tục, bài bản và hiệu quả cao Nếu quan tâm đúng mức thì các cơ sở giáo dục sẽ có đóng góp to lớn không chỉ trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật tới cán bộ, công chức, giáo viên mà còn là một kênh phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả trong xã hội Tuy nhiên, nhận thức một số cán bộ quản lý, cán bộ, công chức, viên chức về
vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được sâu sắc Vẫn còn những tổ chức, cá nhân không gương mẫu chấp hành pháp luật làm ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng thói quen những hành vi chấp hành pháp luật Đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân chưa tự cập nhật những kiến thức pháp luật nên trong giảng dạy còn nhiều hạn chế Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật trong các trường học thường là cán bộ Đoàn - Đội kiêm nhiệm, hạn chế
về trình độ chuyên môn và chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ theo yêu cầu Hầu hết các trường chưa có kinh phí thành mục, khoản riêng để chi cho công tác phộ biến, giáo dục pháp luật, thiếu chủ động về kinh phí Việc xây dựng, bảo quản, khai thác
tủ sách pháp luật trong nhà trường chưa hiệu quả; cán bộ, công chức, viên chức chưa hứng thú đọc sách pháp luật Sự phối kết hợp các lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong và ngoài ngành chưa nhịp nhàng, thiếu đồng bộ; một
số đơn vị xử lý những vi phạm pháp luật chưa nghiêm Có một điểm đáng lưu ý là
do quy mô giáo dục phát triển nhanh, phân cấp, tăng cường tính tự chủ, tụ chịu trách nhiệm cho cơ sở ngày càng đi vào chiều sâu nên công việc của cán bộ quản
lý ngày một nhiều Bên cạnh đó, họ không có thói quen cập nhật quy định pháp luật mới để áp dụng vào công việc của mình Một số cán bộ quản lý có kinh nghiệm công tác lâu năm nhưng không có thói quen căn cứ, viện dẫn vào các quy định của pháp luật, chưa quán triệt nguyên tắc “công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép” dẫn đến những vi phạm đáng tiếc dù không chủ ý Bên cạnh đó, việc xã hội hóa hoạt động giáo dục dẫn đến việc hình thành nhiều cơ
sở giáo dục ngoài công lập và đội ngũ người lao động trong lĩnh vực giáo dục song không là công chức, viên chức nhà nước Đối tượng này bên cạnh những kiến thức pháp luật liên quan đến công việc chuyên môn còn cần hiểu rõ pháp luật về lao động để thực hiện và bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Trang 41 Xây dựng nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác PBGDPL trong cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên và người lao động.
Nhận thực là khâu đầu tiên, quan trọng đối với mọi lĩnh vực công tác Việc xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ chính trị quan trọng của
cơ quan, đơn vị hay không phụ thuộc vào nhận thức của lãnh đạo Có những nơi lãnh đạo chỉ chú trọng giải quyết những bức xúc mà ít quan tâm đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Ngược lại, có nơi nhìn nhận công tác phổ biến, giáo dục pháp luật như là sự chuẩn bị để bước vào các “cuộc chơi” một cách chủ động và tự tin Và đặc biệt nếu đội ngũ quản lý, viên chức, giáo viên và người lao động nhận thức tốt là nền tảng để truyền nhận thức tới các thế hệ học sinh
* Cần thống nhất một số nhận thức cơ bản sau:
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ chính thức, có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục; các
cơ quan nhà nước và các tổ chức đoàn thể trong toàn ngành
- Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luậtđối với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và nhà giáo là phải nâng cao chất lượng các nội dung giảng dạy pháp luật trong trường, nâng cao hiệu quả các hình thức tuyên truyền
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, liên tục gắn với thực hành pháp luật và nêu gương thực hiện pháp luật
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tổ chức có hệ thống với sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể; phải có kế hoạch riêng với điều kiện đảm bảo về mặt pháp lý, về vật chất, về con người dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng các cấp
- Kết hợp chặt chẽ giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, xây dựng môi trường văn hóa và xử lý nghiệm các hành vi vi phạm pháp luật
* Để nâng cao nhận thức về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có thể áp dụng một số giải pháp:
- Các cơ quan quản lý ban hành các kế hoạch, văn bản hướng dẫn chi tiết thực
hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ sở giáo dục Nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và kiểm soát công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ
sở Đối với quán triệt các văn bản chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện trong các đơn vị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao nhận thức của chủ thể giáo dục pháp luật và đối tượng
Trang 5giáo dục pháp luật và để hoạt động giáo dục pháp luật của các đơn vị đi vào nề nếp, thống nhất
Sự lãnh đạo của các cơ quan quản lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, như bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong giáo dục, bảo đảm cơ sở pháp lý, nội dung chương trình, cơ sở vật chất, phương tiện, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo dục pháp luật Vì thế, vấn đề bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo, quản
lý của các cơ quan quản lý là yếu tố quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật
- Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên trách để phổ biến;
- Tổ chức sinh hoạt quán triệt ở chi bộ, đoàn thể và đơn vị cơ sở
- Biên soạn tài liệu gửi đến các đối tượng có liên quan
- Tổ chức kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng là giải pháp tốt nâng cao nhận thức của đối tượng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
2 Kiện toàn tổ chức phụ trách và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tai các trường THPT
* Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là công tác quan trọng với nhiều nhiệm vụ do nhiều chủ thể tiến hành Vì vậy, để đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ một cách liện tục, có hiệu quả thì cần phải có tổ chức phù hợp Tùy vào tình hình tại các đơn vị, có thể tổ chức theo những mô hình:
- Thành lập hoặc kiện toàn bộ phận làm công tác pháp chế
- Thành lập hoặc kiện toàn ban phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Thành lập câu lạc bộ pháp luật
- Thành lập phòng tư vấn pháp luật
Thành viên của các tổ chức trên trong quá trình hoạt động có thể nhờ dự hỗ trợ, phối hợp với các cơ quan, ban ngành của địa phương Hoạt động của tổ chức này không những tạo ra sức mạnh tổng hợp mà còn có khả năng giải quyết những khó khăn vướng mắc về phương tiện, tài liệu, kinh phí
* Rà soát, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Các công chức, viên chức này là nồng cốt để tham mưu Hiệu trưởng thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường Và đây cũng là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chương trình,
kế hoạch đào tạo bồi dưỡng về kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền
* Trình độ và năng lực của giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân cũng
là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng công tác phổ biến, giáo dục
Trang 6pháp luật trong các trường THPT Hiện nay số lượng giáo viên dạy môn giáo dục công dân đã được chú ý và dần được nâng lên cả về số lượng và chất lượng nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu hiện nay Vì vậy, muốn có đội ngũ giáo viên tương xứng với nhiệm vụ đào tạo trong giai đoạn tới thì cần thực hiện các giải pháp sau:
- Thường xuyên khảo sát, đánh giá tình hình giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân để có kế hoạch đào tạo giáo viên cho phù hợp với tình hình thực tế
Có thể khuyến khích các giáo viên giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân đi học bằng 2 về luật để sau 3 đến 5 năm các giáo viên này đều được bồi dưỡng chuyên môn về pháp luật đủ đáp ứng yêu cầu giảng dạy Chính những giáo viên này sẽ là đội ngũ báo cáo viên nòng cốt của trường, của ngành và họ cũng là những
“Luật sư tương lai” trong công tác quản lý của các Hiệu trưởng, các viên chức, giáo viên và học sinh
3 Đưa pháp luật vào thực tiễn công tác và cuộc sống
- Trước hết, đưa Luật Phổ biến giáo dục pháp luật vào cuộc sống, nhằm tạo
cơ sở pháp lý ổn định, đồng bộ, thống nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường nói chung và giáo dục pháp luật trong các trường THPT nói riêng; góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhà trường, xã hội
và mọi công dân đối với pháp luật và giáo dục pháp luật trong nhà trường; xây dựng nguồn nhân lực cho công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, tăng cường
số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân; huy động nguồn lực tài chính của Nhà nước và xã hội, tạo điều kiện cho công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường được tiến hành một cách đồng bộ và rộng khắp
- Môi trường văn hóa pháp lý lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giáo dục pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để công chức, viên chức, người lao động
có ý thức tự giác rèn luyện và giáo dục bản thân ngày hoàn thiện, đảm bảo yêu cầu chất lượng giáo dục Để xây dựng một môi trường giáo dục, văn hóa pháp lý trong các trường THPT hiện nay cần phải được quan tâm của các ban lãnh đạo, các cấp
ủy Đảng, các đoàn thể; có sự gắn bó chặt chẽ với nhân dân và chính quyền địa phương; tăng cường đầu tư, bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục pháp luật, tăng cường đào tạo cán bộ, giáo viên giảng dạy, biên soạn giáo án, bài giảng, nghiên cứu khoa học pháp lý, trang bị cơ sở vật chất cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy
Trang 7- Xây dựng tin bài pháp luật phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, ngành
và mang tính “nóng” trong thực tiễn cuộc sống
+ Hiệu trưởng giao các giáo viên dạy Giáo dục công dân xây dựng các tin bài tóm tắt về các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của các
cơ quan quản lý cấp trên (có phê duyệt của Hiệu trưởng) thông tin lên wibsite của trường hoặc gửi email của các viên chức, người lao động
+ Giao các tổ chuyên môn trong trường luân phiên cập nhật các tin tức thời
sự có liên quan đến ngành hoạt động của ngành để thông tin kịp thời bằng các hình thức khá nhau đến viên chức, người lao động trong đơn vị
+ Khi có các vấn đề “nóng” liên quan đến ngành thì Hiệu trưởng có thể cập nhật đầy đủ thông tin để định hướng, giải thích cho viên chức, người lao động trong đơn vị tránh việc viên chức, người lao động có những bình luận không đúng hoặc bị kẻ xấu lợi dụng
- Trong công tác quản lý, Hiệu trưởng phải nêu cao tính “thượng tôn” pháp luật đặc biệt là việc xử lý các hành vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền Hiệu trưởng phải thường xuyên cập nhật các văn bản mới, nắm rõ các văn bản hết hiệu lực Các văn bản quản lý, điều hành trong đơn vị phải có các căn cứ pháp lý rõ ràng
- Công chức, viên chức, người lao động đặc biệt là giáo viên vừa là chủ thủ phổ biến, giáo dục pháp luật vừa là đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật
Do vậy, bản thân mỗi công chức, viên chức, người lao động nêu cao tinh thần tự tìm hiểu pháp luật Thông qua họat động này mà mỗi công chức, viên chức, người lao động tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật cho mình một cách chủ động, linh hoạt Trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo thì số lượng văn bản quy phạm pháp luật cũng như các chỉ đạo, hướng dẫn trong ngành ngày càng nhiều thì việc đẩy mạnh ý thức tự học tập, tìm hiểu về pháp luật càng trở thành hình thức quan trọng Để phát huy mặt tích cực của hình thức này, cùng với việc xây dựng ý thức tự giác học tập thì lãnh đạo nhà trường cần phải có sự hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp kịp thời nguồn tài liệu, thời gian, có hình thức khuyến khích, động viên để mỗi công chức, viên chức, người lao động có động lực tự nghiên cứu
- Cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của trường cần tham mưu Hiệu trưởng đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp tình hình thực tế tại các trường học Và qua việc đa dạng hóa các hình thức phổ biến,
Trang 8giáo dục pháp luật thì Hiệu trưởng có thể khảo sát việc nhận thức và sự hiểu biết pháp luật của viên chức, người lao động trong nhà trường
Việc gắn pháp luật với thực tiễn công tác và cuộc sống sẽ tạo nên một ngôi trường ”sống và làm việc theo pháp luật” đáp ứng yêu cảu của đổi mới toàn diện giáo dục và xây dựng một tập thể đoàn kết, gắn bó, hạn chế được các khiếu nại, tố cáo không đáng có
4 Khai thác tối đa nguồn tài liệu pháp luật trong tủ sách hoặc ngăn sách pháp luật và các website của các cơ quan trung ương và địa phương.
Hiện nay, đa số các trường THPT thì nguồn tài liệu pháp luật trong các tủ sách hoặc ngăn sách pháp luật còn ít về số lượng, nghèo về chất lượng Số lượt mượn sách, đọc sách pháp luật ít Kinh phí đầu tư cho tủ sách ít Việc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, các thông tin pháp lý qua các website của các bộ, ngành, các website chuyên ngành chưa thường xuyên, kịp thời
Do vậy việc triển khai các giải pháp xây dựng, khai thác tủ sách pháp luật, cập nhật chính xác, kịp thời đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật và các thông tin pháp lý liên quan đến việc dạy và học và thực tiễn cuộc sống là hết sức cần thiết Tác giải xin nêu một số giải pháp cụ thể sau:
4.1 Đối với những đơn vị chưa có tủ sách pháp luật.
Hiệu trưởng các trường THPT áp dụng Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định Về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật và tranh thủ nguồn xã hội hóa chủ động dự toán kinh phí xây dựng tủ sách pháp luật tại đơn vị mình Thủ trưởng các đơn vị xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật phải được đặt trong tổng thể các biện pháp tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện dân chủ ở cơ sở; góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật của cán bộ, giáo viên, nhân viên Việc đầu tiên khi xây dựng tủ sách pháp luật là phải có quyết định xây dựng
tủ sách pháp luật của Thủ trưởng đơn vị ban hành Để có cơ sở cho việc ban hành quyết định cần tiến hành một số bước chuẩn bị sau:
* Xây dựng kế hoạch chi tiết Nội dung kế hoạch gồm:
+ Nhu cầu về sử dụng sách pháp luật của cơ quan, đơn vị;
+ Phân loại sách, báo, tài liệu cần sử dụng;
+ Địa điểm đặt tủ sách, phòng đọc, trang thiết bị phục vụ bạn đọc như bàn, phiếu, thẻ đọc ;
Trang 9+ Dự toán kinh phí xây dựng ban đầu và kinh phí hoạt động hàng năm của tủ sách (được xác định trên cơ sở nhu cầu mua sách, trang thiết bị phục vụ và chi phí khai thác, bảo quản tủ sách, chi phí hoạt động của tủ sách )
* Ban hành quyết định xây dựng tủ sách pháp luật
Trong quyết định về xây dựng tủ sách pháp luật cần có những nội dung sau: + Loại hình tủ sách;
+ Nơi đặt tủ sách;
+ Các loại sách, báo tạp chí cần có trong tủ sách;
+ Cán bộ phụ trách tủ sách;
+ Nhiệm vụ của cán bộ phụ trách tủ sách;
+ Các hoạt động chủ yếu của tủ sách;
+ Nguồn kinh phí bổ sung sách hàng năm
Đồng thời, sau khi ban hành quyết định xây dựng tủ sách, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cũng cần ban hành quyết định phê duyệt quy chế khai thác, sử dụng tủ sách
* Xây dựng quy chế hoạt động của tủ sách
* Một tủ sách pháp luật thường có các loại sách, tài liệu sau:
- Các văn kiện, nghị quyết của Đảng;
- Công báo, các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước phục vụ việc nghiên cứu, tham khảo, tra cứu, viện dẫn, áp dụng pháp luật vào từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên chuyên môn, nhân viên và việc tìm hiểu pháp luật của cán bộ, giáo viên chuyên môn, nhân viên, học sinh, sinh viên, học viên Loại văn bản này bao gồm Hiến pháp, các bộ luật, đạo luật, các văn bản hướng dẫn thi hành luật trong các lĩnh vực nhà nước, hành chính, dân sự, hình sự, hôn nhân - gia đình, tài chính, kinh tế, lao động
- Các tài liệu nghiên cứu, chuyên khảo, bình luận khoa học về pháp luật, các bài trao đổi kinh nghiệm xây dựng văn bản, kinh nghiệm và thực tiễn áp dụng pháp luật trong công tác quản lý nhà nước
- Các tạp chí, tập san, báo chuyên đề pháp luật của cơ quan Tư pháp, Kiểm sát, Toà án và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác
- Các tài liệu tuyên truyền pháp luật phổ thông như đề cương tuyên truyền văn bản pháp luật, sách hỏi đáp pháp luật, sách pháp luật bỏ túi và các tài liệu hướng dẫn tìm hiểu pháp luật
Trang 10- Các mẫu biểu, đơn từ được sử dụng thống nhất theo quy định của nhà nước…
4.2 Đối với những đơn vị đã xây dựng được tủ sách hoặc ngăn sách pháp luật.
* Kiểm kê, phân loại số lượng sách pháp luật hiện có theo tiêu chí:
- Các sách, tài liệu pháp luật phổ thông gồm những kiến thức pháp luật cần thiết chung cho mọi đối tượng
- Các văn bản pháp luật liên quan đến việc giải quyết các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng của cơ quan, đơn vị
- Các sách, tài liệu tham khảo, phục vụ công tác nghiên cứu tìm hiểu có tính chuyên sâu nâng cao
* Tiếp tục bổ sung những đầu sách pháp luật mới phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của đơn vị và đối tượng đọc sách Đối với các tài liệu dự tập huấn, bồi dưỡng thủ trưởng phải có chỉ đạo để lưu giữ một bộ tại thư viện để tất cả tập thể
nhà trường có thể tự nghiện cứu
* Xây dựng quy chế quản lý, khai thác tủ sách pháp luật gồm các nội dung sau:
- Nguyên tắc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật;
- Nhiệm vụ bảo quản và phục vụ của cán bộ quản lý tủ sách;
- Quyền lợi của cán bộ phụ trách tủ sách pháp luật;
- Các hình thức phục vụ;
- Thời gian phục vụ;
- Điều kiện và thủ tục mượn sách, báo, tài liệu pháp luật;
- Trách nhiệm của bạn đọc;
- Xử lý đối với các trường hợp làm hư hỏng hoặc làm mất sách báo, tài liệu pháp luật
Lưu ý: Quy chế quản lý, khai thác tủ sách pháp luật phải được niêm yết công
khai
* Mở sổ theo dõi về hoạt động của tủ sách pháp luật: sổ đăng ký, sổ mượn
* Hoạt động thông tin, tuyên truyền, giới thiệu sách, báo
+ Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo bằng phương pháp trực quan:
Trưng bày giới thiệu sách, báo trên giá, trong tủ (trưng bày sách mới, theo chuyên đề)
Thông báo sách mới Trong bảng danh mục này có các nội dung: tên sách, nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang (đối với những nơi có điều kiện