1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn VAI TRÒ của HIỆU TRƯỞNG TRONG CÔNG tác KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO dục

12 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 453,53 KB

Nội dung

Trong đó, Tiêu chuẩn 3, Điều 6 của các Thông tư đều quy định rõ nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị như sau: - Hiệu trưởng trường MN thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và

Trang 1

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CLGD

Mã số:

(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

Sáng kiến kinh nghiệm

VAI TRÒ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG CÔNG TÁC

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Người thực hiện: HOÀNG CÔNG KHẢM Lĩnh vực nghiên cứu:

- Quản lý giáo dục 

- Phương pháp dạy học bộ môn: 

- Lĩnh vực khác: Kiểm định chất lượng giáo dục  

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học: 2016 - 2017

BM 01-Bia SKKN

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: Hoàng Công Khảm

2 Ngày tháng năm sinh: 22/02/1965

3 Nam, nữ: Nam

4 Địa chỉ: Trung Dũng – Biên Hòa – Đồng Nai

5 Điện thoại CQ: 0613.843.287 ĐTDĐ: 0947.739.763

6 E-mail: khchvc@gmail.com

7 Chức vụ: chuyên viên

8 Nhiệm vụ được giao: Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục

9 Đơn vị công tác: Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sỹ Hóa học

- Năm nhận bằng: 2012

- Chuyên ngành đào tạo: Hóa Vô cơ

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm, số năm có kinh nghiệm: Giảng dạy

Hóa học 17 năm; Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục 11 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

1 Giải quyết những khó khăn trong quá trình triển khai công tác kiểm định chất

lượng cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Năm học

2011-2012)

2 Hướng dẫn thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non

(Năm học 2012 – 2013)

3 Thực hiện tốt tự đánh giá chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả

quản lý trường trung học ( Năm học 2013 – 2014)

4 Hướng dẫn chi tiết công tác đánh giá ngoài cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ thông

và Thường xuyên (Năm học 2014 – 2015)

5 Tự đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non, góp phần nâng cao chất

lượng chăm sóc, giáo dục trẻ (Năm học 2015 – 2016)

Trang 3

VAI TRÒ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG CÔNG TÁC

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Từ năm 2012 – 2013, Sở giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Đồng Nai đã triển

khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục (CLGD) đến tất cả bậc học mầm non

(MN), tiểu học (TH), trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) và

trung tâm giáo dục thường xuyên (TT GDTX) trên địa bàn toàn tỉnh Công tác

kiểm định CLGD bao gồm hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài; Kết quả thực

hiện công tác kiểm định đến năm học 2015 – 2016 được thống kê dưới đây:

Năm

học Bậc học

Tổng số đơn vị

Đơn vị

đủ ĐK ĐGN

Hoàn thành tự đánh giá Đã đánh giá ngoài

Số lượng % Số lượng %

2012

-2013

[1]

Mầm non 255 45 50 19,60 1 Đánh

giá ngoài thí điểm

Tiểu học 297 19 21 7,07 1

THCS 170 20 21 12,35 1

THPT 64 8 10 15,63 1

TT.GDTX 10 0 00 0,00 0

2013

-2014

[2]

Mầm non 265 61* 264 99,62 16 26,23

Tiểu học 301 234 292 97,01 2 0,09

THCS 167 155 166 99,40 1 0,07

THPT 61 51 53 86,90 1 1,96

TT.GDTX 12 12 12 100,00 1 8,33

2014 –

2015

[3]

Mầm non 267 235 267 100,00 17 7,23

Tiểu học 301 292 292 99,40 2 0,07

THCS 167 166 166 97,01 1 0,07

THPT 61 53 53 86,88 1 1,89

TT.GDTX 12 12 12 100,00 3 25,0

2015 –

2016

[4]

Mầm non 272 244 271 99,63 16 6,56

Tiểu học 301 292 292 99,40 4 0,14

THCS 167 166 166 97,01 2 0,14

THPT 67 53 53 86,88 2 3,78

TT.GDTX 12 12 12 100,00 1 8,33

(Các đơn vị đủ điều kiện đánh giá ngoài (đơn vị đủ ĐKĐGN) là những đơn

vị tự đánh giá đạt cấp độ 1 trở lên; * theo Thông tư 45/2011, 11/10/2011)

Trang 4

Bảng thống kê kết quả cho thấy, tất cả các bậc học vẫn duy trì công tác tự

đánh giá qua các năm học Tuy nhiện, bậc học càng cao thì việc đăng ký đánh giá

ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn CLGD còn thấp, tại sao như vậy?

Với chức năng nhiệm vụ của phòng Khảo thí và Kiểm định CLGD cơ quan

Sở, tham mưu triển khai công tác kiểm định CLGD, chúng tôi luôn trăn trở với câu

hỏi này Để trả lời có tính thuyết phục câu hỏi trên, đòi hỏi chúng tôi theo dõi,

kiểm tra, giám sát hoạt động tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài của các đơn vị

ở các bậc học khác nhau qua các năm học Ngoài nguyên nhân khách quan là do

nhu cầu của xã hội ở giai đoạn này chưa thật sự quan tâm và đòi hỏi cấp bách việc

công khai CLGD của các cơ sở giáo dục thì vai trò của người đứng đầu đơn vị, đó

là hiệu trưởng trường MN, TH, THCS, THPT và giám đốc TT GDTX (sau đây gọi

chung là hiệu trưởng nhà trường) có tính quyết định trong hoạt động kiểm định

CLGD

Làm rõ vai trò quyết định của hiệu trưởng nhằm tác động một cách tích cực

đến người đứng đầu đơn vị, trong hoạt động tự đánh giá và đăng ký đánh giá

ngoài, đó cũng chính là nội dung của đề tài “ Vài trò của hiệu trưởng trong công

tác kiểm định chất lượng giáo dục”

Đề tài được thực hiện sau 4 năm triển khai nhiệm vụ kiểm định CLGD ở tất

cả các cấp học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

“Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ

thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở

giáo dục khác Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong

phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục Kết quả kiểm định chất lượng

giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát” (Điều 17, Luật Giáo

dục 2005);

Bộ GDĐT đã ban hành các Thông tư quy định chuẩn hiệu trưởng trường

MN [5] ; Chuẩn hiệu trưởng trường TH [6]; Chuẩn hiệu trưởng trường THCS,

trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học [7] và Chuẩn giám đốc

TT GDTX)[8] Trong đó, Tiêu chuẩn 3, Điều 6 của các Thông tư đều quy định rõ

nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị như sau:

- Hiệu trưởng trường MN thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm

sóc và giáo dục trẻ em theo quy định (Điểm c, Tiêu chí 16)[5];

- Hiệu trưởng trường TH thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy

định và sử dụng các kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục đề

ra các giải pháp phát triển nhà trường (Điểm c,d, Tiêu chí 15)[6];

- Hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều

cấp học thực hiện tự đánh giá nhà trường và chấp hành kiểm định chất lượng giáo

dục theo quy định (Điểm b, Tiêu chí 23)[7];

Trang 5

- Giám đốc TT GDTX phải tổ chức thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo

dục của trung tâm theo quy định; Chấp hành sự kiểm định chất lượng giáo dục

của cơ quan có thẩm quyền (Điểm a,b, Tiêu chí 20)[8]

Để thực hiện công tác kiểm định, từ năm 2012 Bộ GDĐT đã ban hành các

Thông tư quy định về Tiêu chuẩn đánh giá CLGD và quy trình và chu kỳ kiểm

định CLGD của các bậc học; hoàn thiện các văn bản liên quan đến kiểm định

CLGD:

- Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ

GDĐT, ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá CLGD và quy trình và chu kỳ

kiểm định CLGD cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;

- Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ trưởng Bộ

GDĐT, ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá CLGD và quy trình và chu kỳ

kiểm định CLGD trường mầm non;

- Công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/11/2014 của Cục Khảo

thí và kiểm định CLGD về việc hướng dẫn tự đánh giá và ĐGN trường mầm non;

- Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012, của Bộ GDĐT

về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở

giáo dục thường xuyên;

- Công văn số 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 15/01/2013, của Cục Khảo thí

và kiểm định CLGD về việc xác định nội hàm, tìm minh chứng theo các tiêu chuẩn

đánh giá CLGD trường tiểu học và trường trung học;

- Công văn số 430/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 04/5/2013, của Cục Khảo thí

và kiểm định CLGD về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo các tiêu

chuẩn đánh giá CLGD trung tâm GDTX

Như vậy, kiểm định CLGD đã được xác lập ở Luật giáo dục và hệ thống

văn bản quy định nhiệm vụ và trách nhiệm của hiệu trưởng; các quy định và hướng

dẫn thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các bậc học do Bộ

GDĐT ban hành đã trang bị đầy đủ về mặt pháp quy và công cụ cần thiết để người

đứng đầu đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm định CLGD trong quá trình quản lý cơ

sở giáo dục được chính quyền cấp trên giao đảm trách

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Xác định kiểm định CLGD là yêu cầu tất yếu, nhằm xác định mức độ đáp

ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục

phổ thông và giáo dục thường xuyên Phòng Khảo thí và Kiểm định CLGD đã

tham mưu Ban Giám đốc Sở triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra

đánh giá đến các Phòng GDĐT và các trường THPT và TT GDTX, đôn đốc thực

hiện nhiệm vụ tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài các đơn vị Trong các đợt tập

Trang 6

huấn cho đội ngũ cốt cán của các đơn vị về kỹ thuật tự đánh giá CLGD, chúng tôi

luôn yêu cầu sự có mặt của Hiệu trưởng, nội dung tập huấn chú ý làm rõ mối quan

hệ giữa các tiêu chuẩn đánh giá CLGD với các nội dung quản lý cơ sở giáo dục, từ

đó nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong công tác kiểm

định CLGD

Chúng tôi xây dựng các giải pháp dựa vào các nhiệm vụ của hiệu trưởng

được quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường MN, TH, THCS, THPT, trường phổ

thông có nhiều cấp học và Chuẩn giám đốc TT GDTX gắn liền với các bộ tiêu

chuẩn đánh giá CLGD các bậc học

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về kiểm định CLGD

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi các cơ sở giáo dục phải

thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng và công khai chất

lượng giáo dục Do đó kiểm định chất lượng là nhiệm tất yếu của ngành Giáo dục và

Đào tạo nói chung và các cơ sở giáo dục nói riêng

Mục đích kiểm định CLGD nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục

trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục, quá trình tự đánh giá xác định điểm mạnh,

điểm yếu, tìm phương pháp cải tiến nhằm nâng cao CLGD; thông báo công khai với

các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng CLGD; đăng ký đánh giá ngoài

để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn CLGD

Các bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường MN, trường TH, trường trung học

và TT GDTX liên quan mật thiết đến các nội dung quản lý cơ sở giáo dục được quy

định trong Điều lệ trường MN, trường TH, trường trung học và TT GDTX Nên

trong quá trình thực hiện tự đánh giá sẽ tìm ra các giải pháp cải tiến chất lượng có

tính khả thi, tác động mạnh mẽ đến quá trình nâng cao CLGD; làm thay đổi cách

nhìn nhận về công tác quản lý và chỉ đạo, nâng tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo

đơn vị

Nếu hiệu trưởng nhà trường không quan tâm đến chất lượng giáo dục thì kết

quả giáo dục sẽ thấp hoặc có xu hướng đi xuống, tất nhiên trường đó sẽ tự mình

đánh mất niềm tin của các bậc cha mẹ và học sinh Thực tế, trong các đợt kiểm tra

học kỳ hay tuyển sinh vào lớp 10 trong những năm vừa qua cho thấy mặt bằng

chung về điểm số của học sinh ở một số huyện thấp hơn so với các trường ở thị xã

Long Khánh và thành phố Biên Hòa (xem bảng 1,2) Điều đó nói lên ở những

huyện không có sự cạnh tranh đầu vào trường TH, THCS thì cán bộ quản lý ở các

đơn vị không thực sự quan tâm đến CLGD, đó là hệ quả quản lý không đặt tiêu

chuẩn chất lượng lên hàng đầu

Do vậy, hiệu trưởng nhà trường cần nhận thức sâu sắc công tác kiểm định

CLGD, lấy các tiêu chuẩn đánh giá CLGD làm mục tiêu phấn đấu nhằm nâng cao

chất lượng dạy, học và chăm sóc trẻ ( đối với trường MN) Phải xác định kiểm định

CLGD là biện pháp đổi mới quản lý trong giai đoạn hiện nay

Trang 7

Bảng 1: Điểm chuẩn các trường thi tuyển10 năm học 2015 - 2016

Bảng 2: Điểm chuẩn các trường thi tuyển10 năm học 2016 - 2017

Trang 8

Trong những năm học qua phòng Khảo thí và Kiểm định CLGD luôn có

những cách thức tiếp cạnh và tác động để nâng cao nhận thức cho cán bộ (đặc biệt

là hiệu trưởng nhà trường), giáo viên trong toàn ngành về công tác kiểm định

CLGD:

- Quán triệt các văn bản pháp quy hiện hành của ngành Giáo dục và Đào tạo;

- Tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ kiểm định CLGD đến đội ngũ cán

bộ quản lý các đơn vị trường, TT GDTX và phòng GDĐT;

- Biên soạn các tài hướng dẫn, tập huấn chú trọng đến mối liên hệ các nội

dung quản lý trường học với nội dung các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định CLGD;

đồng thời đề cao vai trò của người đứng đầu trong việc đảm bảo và duy trì CLGD

của đơn vị

- Tham mưu việc làm tốt công tác kiểm định CLGD phải là một chỉ tiêu

đánh giá thi đua hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm học

Giải pháp 2: Đưa công tác tự đánh giá vào nhiệm vụ năm học

Tự đánh giá CLGD là hoạt động thường xuyên của các cơ sở giáo dục theo

từng năm học, hiệu trưởng nhà trường phải nắm vững nội dung các tiêu chuẩn đánh

giá CLGD của cấp học, quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định CLGD để trong

quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường theo tuần, tháng, năm học,

ngoài việc bám sát mục tiêu kế hoạch của ngành đề ra phải biết kết hợp với nội

dung yêu cầu các chỉ số của tiêu chí trong các tiêu chuẩn đánh giá CLGD

Xác định công tác kiểm định là nhiệm vụ của cần thiết để nâng cao chất

lượng giáo dục; thành lập Hội đồng tự đánh giá, giúp hiệu trưởng thực hiện đánh

giá các tiêu chí, tiêu chuẩn, xác định điểm mạnh, điểm yếu và phương pháp cải tiến

chất lượng, theo dõi và đề xuất những nội dung kế hoạch cam kết cải tiến CLGD

cần phải đưa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường

Hiệu trưởng nhà trường (Chủ tịch hội đồng tự đánh giá) cần thực hiện các

nhiệm vụ:

- Tập huấn công tác tự đánh giá và nâng cao nhận thức cho cán bộ và giáo

viên và nhân viên về kiểm định CLGD; Động viên, khuyến kích cán bộ, giáo viên,

nhân viên nhà trường chung tay thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm định CLGD tại đơn vị;

- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá, chú trọng nguồn lực cần huy động và thời

gian hoàn thành, không tách rời với nhiệm vụ năm học Xác định các nguồn nhân

lực (toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên; Ban đại diện cha mẹ học sinh), cơ sở vật

chất và tài chính cần huy động (phối hợp các đoàn thể ngoài nhà trường, các mạnh

thường quân) Dự kiến kinh phí chi cho từng tiêu chuẩn trong việc thu thập thông

tin minh chứng, chi hỗ trợ cho các thành viên hội đồng tự đánh giá;

- Tích cực chủ động nắm bắt năng lực làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân

viên để thành lập các nhóm công tác ph hợp theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn Chọn

Trang 9

và giao việc cho thành viên có trách nhiệm, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ;

- Tổ chức làm việc nhóm trong các nhóm công tác, chỉ đạo nhóm công tác

dự kiến các thông tin minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí; phối hợp với tổ văn

phòng (tổ giúp việc), với các bộ phận liên quan rà soát, chọn lọc các thông tin minh

chứng cần sử dụng;

- Có kế hoạch nâng cao chất lượng công tác văn thư lư trữ, đẩy mạnh ứng

dụng công nghệ thông tin trong việc cập nhật cơ sở dữ liệu; khai thác triệt để

những minh chứng có tính tổng hợp, nhiều thông tin; lưu trữ và bổ sung các thông

tin minh chứng theo từng quý, cuối năm học và theo chu kỳ kiểm định CLGD;

- Có kế hoạch đăng ký đánh giá ngoài để được công nhận đạt tiêu chuẩn

CLGD

Thực tế qua kiểm tra, giám sát cho thấy công tác tự đánh giá của nhiều đơn

vị bậc học phổ thông còn qua loa, đại khái, mang tính hình thức, chưa chú trọng

gắn hoạt động tự đánh giá vào nhiệm vụ năm học, không xây dựng kế hoạch tự

đánh giá ph hợp do hiệu trưởng và tập thể lãnh đạo nhà trường chưa thực sự quan

tâm đến công tác kiểm định, chưa nghiên cứu kỹ, chưa bám sát các văn bản chỉ

đạo, quy định, hướng dẫn nên lúng túng trong thực hiện, không huy động được các

nguồn lực cần thiết phục vụ cho nhiệm vụ tự đánh giá CLGD

IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

1 Duy trì và phát triển cơ sở giáo dục hoàn thành tự đánh giá CLGD

Phòng Khảo thí và Kiểm định CLGD đã triển khai các văn bản chỉ đạo,

hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức kiểm tra chéo giữa các đơn vị cùng bậc học; biên

soạn tài liệu tập huấn công tác tự đánh giá, chú trong gắn liền các nội dung quản lý

trường học liên quan đến các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá CLGD, nêu cao vai trò

của người đúng đầu đơn vị trong công tác tự đánh giá Nhìn chung các bậc học đều

duy trì tốt hoạt động tự đánh giá (bảng 3), hệ thống minh chứng được sắp xếp khoa

học, phục vụ cho tốt công tác quản lý của đơn vị

Bảng3: Thống kê kết quả kiểm định CLGD các bậc học năm học 2016 2017

Năm học Bậc học Tổng số

trường

Trường

đủ điều kiện

Hoàn thành tự đánh giá Đã đánh giá ngoài

Số lượng % Số lượng %

2016

-2017

Mầm non 278 258 278 100,00 29 12,24

Tiểu học 301 292 292 99,40 5 1,71

THCS 167 166 166 97,01 6 3,61

THPT 68 54 54 79,41 2 3,77

TT.GDTX 12 12 12 100.00 0 0,00

Trang 10

2 Hoạt động đăng ký đánh giá ngoài tăng lên ở các cấp học

Năm học 2016 2017 phòng Phòng Khảo thí và Kiểm định CLGD đã nhận

được nhiều hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài ở bậc học MN, TH, THCS và đã thẩm

định, tổ chức đánh giá ngoài và công nhận nhiều đơn vị đạt chuẩn CLGD so với

các năm học trước (xem bảng 3)

V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

1 Đối với các CSGD

Hiệu trưởng nhà trường cần chủ động, tích cực trong việc triển khai công tác

tự đánh giá, nhiệm vụ này phải thực hiện thường xuyên trong suốt năm học Đưa các

nội dung kế hoạch cam kết cải tiến CLGD vào kế hoạch hoạt động của nhà trường;

Các đơn vị trường sau khi tự đánh giá đạt được các cấp độ kiểm định CLGD,

tích cực hoàn thiện hồ sơ gửi lên cơ quan cấp trên để tiến hành thẩm định, tổ chức

đánh giá ngoài và được công nhận đạt tiêu chuẩn CLGD

2 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Mỗi năm học Bộ GDĐT cần mở thêm lớp đào tạo chuyên gia đánh giá ngoài

cho các bậc học;

Đề nghị Bộ GDĐT điều chỉnh quy định để được công nhận trường chuẩn

quốc gia thì trường đó phải có quyết định công nhận mức CLGD

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Thống kê thực hiện Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

20/5/2013 theo Công văn số 8299/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 04/12/2012

2 Báo cáo số 1322/BC-SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 17/6/2014, báo cáo

công tác kiểm định CLGD năm học 2013 - 2014

3 Báo cáo số 1257/BC-SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/6/2015, báo cáo

công tác kiểm định CLGD năm học 2014 – 2015

4 Báo cáo số /BC-SGDĐT-KTKĐCLGD ngày /6/2016, báo cáo công

tác kiểm định CLGD năm học 2015 – 2016

5 Thông tư số 17/2011 /TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường

mầm non

6 Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu

học

Ngày đăng: 09/08/2017, 15:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thống kê thực hiện Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non 20/5/2013 theo Công văn số 8299/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 04/12/2012 Khác
2. Báo cáo số 1322/BC-SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 17/6/2014, báo cáo công tác kiểm định CLGD năm học 2013 - 2014 Khác
3. Báo cáo số 1257/BC-SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/6/2015, báo cáo công tác kiểm định CLGD năm học 2014 – 2015 Khác
4. Báo cáo số /BC-SGDĐT-KTKĐCLGD ngày /6/2016, báo cáo công tác kiểm định CLGD năm học 2015 – 2016 Khác
5. Thông tư số 17/2011 /TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non Khác
6. Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w