1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn TÍCH hợp HƯỚNG NGHIỆP NGÀNH cơ KHÍ môn CÔNG NGHỆ 11

21 582 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Công nghiệp cơ khí là một ngành kinh tế có vị trí đặc biệt quan trọng đốivới sự phát triển của nền kinh tế bởi vì đây là một ngành công nghiệp sản xuất ramáy móc, thiết

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: TÍCH HỢP HƯỚNG NGHIỆP NGÀNH CƠ KHÍ

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

1 Mô hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG :

8 Đơn vị công tác : Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ : Kĩ sư cơ khí

- Năm nhận bằng: 2013

- Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC :

Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Công nghệ

Số năm kinh nghiệm : 4 năm

Trang 3

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: TÍCH HỢP HƯỚNG NGHIỆP NGÀNH CƠ KHÍ MÔN CÔNG NGHỆ 11.

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Công nghiệp cơ khí là một ngành kinh tế có vị trí đặc biệt quan trọng đốivới sự phát triển của nền kinh tế bởi vì đây là một ngành công nghiệp sản xuất ramáy móc, thiết bị cung cấp cho toàn bộ cho các ngành kinh tế khác để nâng caonăng suất lao động Nhờ có ngành cơ khí mà công việc của con người trở nênnhẹ nhàng hơn Ngành cơ khí còn giúp con người mở rộng tầm nhìn, chiếm lĩnh

cả không gian và thời gian

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vớimục tiêu phần đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Hiện nay, cùng với quá trình mở cửa nền kinh tế và hội nhập với nền kinh tế khuvực và thế giới là một làn sóng đầu tư ồ ạt chảy vào Việt Nam, các công ty sảnxuất các sản phẩm cơ khí (cơ khí thiết bị, thiết bị đóng tàu, lắp ráp ô tô…) củaViệt Nam đã bắt đầu tìm được những đối tác chiến lược để hình thành nên cácliên doanh sản xuất và lắp ráp thiết bị cơ khí Cho nên ngành cơ khí là mộtngành nghề dễ kiếm việc làm và mang lại thu nhập cao, ổn định

Với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh

mẽ trên tất cả các quốc gia, trên các lĩnh vực kinh tế Việt Nam với tư cách

là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) cũng sẽphải tìm cách phát triển ngành Công nghiệp cơ khí để tạo động lực cạnh tranhtrên thị trường Quốc tế cho chính ngành công nghiệp cơ khí nói riêng vàcác ngành công nghiệp khác nói chung Đồng thời tạo thêm nhiều công việccho người lao động đang trong quá trình chuyển cần giảm tỷ lệ lao độngnông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp Nhận thức được tầm quan trọngcủa ngành cơ khí , tôi muốngiúp các học sinh có cái nhìn tổng quan về ngành

cơ khí để các em lựa chọn, định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai.Nên tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “tích hợp hướng nghiệp ngành cơ khítrong công nghệ 11.” làm đề tài nghiên cứu Nhằm lồng ghép giới thiệu vềngành cơ khí cũng như các nghề của ngành cơ khí trong môn công nghệ 11 đểcác em có nhận thức đúng đắn hơn

II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Về cơ sở lý luận:

Câu hỏi chọn nghề gì luôn là vấn đề trăn trở đối với các em khi bước vào

ngưỡng cửa của cuộc đời, đặc biệt là đối với HS THPT Vì có nghề nghiệp conngười mới có cuộc sống ổn định, mới làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa Nên GDHN hiện nay có vai trò rất lớn giúp cho HS nhận thức đúng đắn vềnghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân đồng thời đáp ứng được nhucầu của xã hội, góp phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lí nguồn lao độngthúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội bền vững

Trang 4

Giáo dục hướng nghiệp cho HS là một trong những vấn đề quan trọng đượcĐảng ta và Nhà nước ta quan tâm Ngày 19 tháng 3 năm 1981, Hội đồng Chínhphủ đã ban hành quyết định 126/CP về công tác hướng nghiệp trong trường phổthông và việc sử dụng HS các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốtnghiệp ra trường.

Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ:

“Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng HS trung học, chuẩn bị chothanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”

Trên thế giới, tham vấn nghề đã xuất hiện từ thế kỉ thứ 19 nhưng ở Việt Namtham vấn nói chung và tham vấn nghề còn rất mới mẻ Ở các trường THPT thamvấn nghề dường như chưa được tiến hành, nếu có chỉ là sự thực hiện mang tính

cá lẻ, chưa đồng bộ, thiếu hệ thống Đặc biệt hiện nay chưa có những cơ sở líluận cụ thể để chỉ dẫn hoạt động này

Bản chất của tham vấn nghề là trợ giúp HS giải tỏa được khó khăn gặp phảitrong quá trình chọn nghề đồng thời phát huy tiềm năng của bản thân HS, nângcao năng lực tự giải quyết vấn đề của bản thân để chọn được nghề phù hợp nhất.Như vậy, xuất hiện mâu thuẫn: giữa một bên là vai trò quan trọng của côngtác GDHN trong nhà trường để giúp HS lựa chọn được nghề phù hợp và mộtbên là sự yếu kém, hạn chế của công tác GDHN, trong đó việc vận dụng nghèonàn, kém hiệu quả của các hình thức GDHN, đặc biệt là việc sử dụng nhữnghình thức hiện đại phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS THPT còn hạnchế và vì lí do đó đề tài này nghiên cứu để giải quyết mâu thuẫn trên Nên tôi đãlựa chọn: “tích hợp hướng nghiệp vào bộ môn công nghệ 11 cho HS THPT” đểnghiên cứu Nhằm trợ giúp HS giải quyết những khó khăn trong quá trình chọnnghề góp phần nâng cao hiệu quả GDHN trong nhà trường THPT hiện nay

2 Về cơ sở thực tiễn:

Thực tế những năm gần đây, nhiều sinh viên khi ra trường không có việclàm hoặc phải đào tạo lại, tình trạng ngồi nhầm ĐH xảy ra nhiều năm với nhiềusinh viên Những cử nhân, kĩ sư thất nghiệp quay lại học trung cấp với quyếttâm làm lại cuộc đời ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề nhức nhối

Theo điều tra của Bộ GD&ĐT năm 2006 cho thấy, cả nước có tới 63% sốsinh viên ra trường không có việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì hầu hếtphải đào tạo lại và nhiều người không làm đúng nghề mình đã học

Theo công bố của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quý IV/2013, cảnước có thêm 72.000 lao động trình độ ĐH, CĐ thất nghiệp Nguyên nhân củathực trạng trên là do sự chọn nghề của HS chưa phù hợp Công tác GDHN thờigian qua trong nhà trường THPT chưa tốt

Việc GDHN cho HS chưa đồng bộ và hệ thống Đội ngũ GV đảm nhiệmcông việc này không được đào tạo bài bản, chính quy mà là GV môn khácchuyển sang hoặc kiêm nhiệm

Trang 5

Phân bố thời gian, số tiết học cho môn Hoạt động GDHN còn ít Nội dungGDHN trong nhà trường hiện nay còn hạn chế: phiến diện, chưa nói rõ được bảnchất của các nghề, chưa xác lập được những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của

Điều này dẫn đến các em có những sai lệch về sự lựa chọn nghề nghiệptrong tương lai Đa số HS không thể hình dung ra nghề nghiệp sau này của mìnhnhư thế nào Vì thế, việc lựa chọn trường và nghề nghiệp của các em theo cảmtính, HS chạy theo ngành “hot”, ngành dễ học chứ không chọn theo năng lực vànhu cầu của xã hội Tình trạng này một mặt sẽ gây khó khăn cho các trường ĐH

có nhiều HS lựa chọn không có đủ điều kiện cơ sở vật chất cũng như đội ngũgiảng viên đáp ứng nhu cầu của người học

Mặt khác, những ngành nghề cơ khí đang cần lại thiếu sinh viên theo học

Số liệu trên cho thấy tình trạng mất cân đối trong việc HS lựa chọn các ngànhnghề làm cản trở sự phát triển về kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến tiềm lực quốcgia, sức mạnh dân tộc

Trong quá trình chọn nghề, HS gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận thức

và đánh giá được bản thân, trong việc tìm thông tin về ngành nghề, trường thi,mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái trong sự lựa chọn nghề Những khó khăn nàykhông được giải quyết kịp thời sẽ gây nên sự lo lắng cho các em và dẫn đến việccác em đưa ra những quyết định không đúng đắn trong chọn nghề

Hiện nay, chúng ta đều đặt ra vấn đề là phải học, học để có nghề nghiệp, cóthu nhập để ổn định cuộc sống Nhưng khi đặt vấn đề trên lớp Các em sẽ chọnngành nghề nào cho tương lai? Đa số học sinh trả lời chưa biết

Nhận thức về việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh còn quá mơ hồ.Nhận thức của phụ huynh và học sinh về việc chọn nghề còn rất phiếm diện, tâm

lý chọn nghề của học sinh mang tính may rủi, thiếu thông tin, chọn nghề theo sự

áp đặt của người lớn, theo thời thượng; chọn nghề ở bậc đại học, chọn nghề theo

“nhãn” theo “mác”, chọn nghề nổi tiếng, nghề dễ kiếm tiền,… mà quên mất mộtđiều: không biết có phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện bản thân haykhông

Một vấn đề không kém phần quan trọng trọng việc hướng nghiệp cho họcsinh là giáo viên phụ trách môn Công Nghệ và học sinh chưa khai thác hết ýnghĩa và tầm quan trọng của bộ môn Công Nghệ hiện nay Đây là một khó khănchung, một thực tế mà giáo viên và học sinh đều nhận thấy

Trang 6

Thái độ của học sinh đối với môn học: học sinh luôn xem môn CôngNghệ là một trong số các môn phụ, các em chỉ đầu tư vào các môn mà các em sẽđăng ký vào các trường đại học, cao đẳng mà thôi Để thay đổi nhận thức củacác em về môn Công Nghệ, cần cung cấp cho học sinh những thông tin về nghề

có liên quan đến các kiến thức đã được học để các em có thêm hiểu biết về nghềnghiệp và thị trường lao động Điều đó giúp học sinh định hướng tốt hơn trongviệc lựa chọn ngành học, chọn trường và chuẩn bị hành trang kiến thức để đápứng được sự lựa chọn đó Từ thực trạng của việc dạy học môn công nghệ vàđịnh hướng nghề nghiệp như trên, để việc dạy học môn Công Nghệ có hiệu quảcao hơn và mang nhiều ý nghĩa hơn, tôi đã tích hợp hướng nghiệp ngành cơ khícho học sinh 11 qua các tiết học kì II

III CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1 Giải pháp 1: Tích hợp giới thiệu ngành, nghề cơ khí qua các tiết dạy công nghệ 11.

Trong phân phối chương trình của môn Công nghệ Để học sinh ôn tậpkiến thức một có hệ thống theo nội dung của học kì II Mặt khác giúp học sinh

có cái nhìn khái quát về các ngành nghề cơ khí trên cơ sở đó dễ dàng so sánhcác chuyên ngành đào tạo khác nhau, tôi đã phân chia các nội dung ôn tập vàtích hợp hướng nghiệp như sau:

* Tiết 52: Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong

- Giáo viên cần chuẩn bị nội dung ôn tập và dùng phương pháp lập biểu đồ tưduy hệ thống hóa kiến thức, nhấn mạnh những nội dung quan trọng

- Giáo viên cung cấp cho học sinh nội dung khái quát về chế tạo cơ khí và động

cơ đốt trong qua nội dung chính của bài học là các sơ đồ hệ thống hóa kiến thức

- Giải đáp thắc mắc của học sinh trong phần III và IV các câu hỏi ôn tập

- Giáo viên dặn dò học sinh về nhà học và nhớ nội dung ôn tập và xem bản thânthích nội dung nào, tìm hiểu công việc liên quan đến nội dung đó qua các nguồnthông tin khác nhau

*Tiết 53 và tiết 54 : Tích hợp hướng nghiệp cho học sinh về các ngành cơ khí đào tạo bậc đại học, cao đẳng.

Giáo viên cần chuẩn bị các nội dung lồng ghép như sau:

- Giới thiệu chung về ngành cơ khí :

Công nghệ cơ khí hay kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lývật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích Cơkhí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng vànăng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết

kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các

hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất,

vũ khí ……

Trang 7

Công nghiệp cơ khí tạo ra hàng loạt sản phẩm đa dạng, nhưng lại có đặcđiểm chung về quy trình công nghệ Đó là từ kim loại (và các vật liệu khác) chếtạo ra các bộ phận (chi tiết) riêng, sau đó được lắp ráp lại thành sản phẩm hoànchỉnh (máy thành phẩm, ôtô, máy bay ) Ngành công nghiệp cơ khí đóng vaitrò có tính nền tảng và có sự hiện diện hầu như trong tất cả các lĩnh vực kinh tế -

xã hội của mỗi quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế

- Giới thiệu khái quát về khả năng, vị trí làm việc sau khi ra trường

trong kết hợp cho học sinh quan sát các hình ảnh và video khi giới thiệu về mỗi ngành học.

a Ngành Cơ khí chế tạo

Ngành cơ khí đang là ngành nóng, đã lọt vào nhóm 5 ngành có nhu cầutuyển dụng cao Đồng Nai là địa phương có nhu cầu tuyển tăng mạnh nhất Đốivới lĩnh vực Cơ điện tử sinh viên trường có việc làm ngay với mức thu nhậpkhá Khi nhắc tới công việc của ngành cơ khí thì thường có liên tưởng ngay tớisắt thép, liên quan tới các công việc như tiện, phay, bào, hàn…Có thể coi cơ khí

là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc, thiết bị hoặcvật dụng hữu ích Như vậy cơ khí chính là một ngành chủ yếu tạo ra tư liệu laođộng của con người trong thế giới hiện đại

Cơ khí chế tạo máy được hiểu đơn giản như chính cái tên của nó – làngành chế tạo ra các loại máy móc và thiết bị sản xuất Khi nhắc tới trình độphát triển công nghiệp của một quốc gia thì chế tạo máy chiếm một vị trí vôcùng quan trọng

Hiện tại ngành này được đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng,trung cấp, trường nghề Các khoa, viện được phân chia theo ngành: Cơ khí, cơkhí chế tạo, cơ khí động lực, máy tàu, đóng tàu, với các chuyên ngành: Cơ khíchế tạo, cơ điện tử, công nghệ tự động, kỹ thuật công nghiệp, động cơ diesel vàmáy phụ, khung gầm, điện ôtô, cơ khí hóa, cơ khí ô tô, kỹ thuật nhiệt lạnh, máyxây dựng, máy xếp dỡ, khai thác máy tàu biển, cơ học…

Trang 8

Công nghệ CAD/CAM/CNC, tạo thành một quy trình khép kín từ khâuthiết kế đến khâu chế tạo sản phẩm bằng các máy móc gia công hiện đại.(video)

- Nghề cắt gọt kim loại

Giới thiệu công việc, vị trí làm việc và cơ sở đào tạo ngành cơ khí.

Khả năng công việc

(sau khi ra trường)

Vị trí làm việc

(sau khi ra trường)

Cơ sở đào tạo

- Thiết kế và lên bản vẽ các loại

máy móc, thiết bị cho sản xuất

- Thi công hoặc giám sát việc thi

công và hoàn tất các máy và

thiết bị sản xuất đã thiết kế

- Tham gia lắp đặt các thiết bị

máy móc cơ khí cho các nhà

máy, công trình: Nhà máy thủy

điện, nhiệt điện, xi măng, đóng

tàu

- Tham gia công việc khai thác

hệ thống sản xuất công nghiệp:

vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các

thiết bị công nghiệp

- Tham gia thiết kế các sản phẩm

cơ khí, giám sát quá trình sản

xuất ra các thiết bị cơ khí đó

- Tham gia gia công sản phẩm:

tiện, phay, hàn, gia công vật

liệu…

- Thường xuyên tiếp xúc vớicác thiết bị máy móc nếu bạnlàm ở vị trí sản xuất, bảo dưỡngthiết bị

- Nếu chuyên về thiết kế, bạn sẽlàm việc trong môi trường sạch

sẽ, đầy đủ tiện nghi: Phòng kỹthuật, phòng dự án

- Nếu bạn làm trong môi trườngsản xuất, thì thường phải tiếpxúc với các máy móc, sắt thép,dầu nhớt,… và kể cả tiếng ồn

- Với tính chất của công việc thìbạn thường phải làm việc theonhóm và theo tổ, cakíp

Cáctrường

ĐH Báchkhoa,ĐHSPKTTPHCM,nhómcáctrường

ĐH kỹthuậtcôngnghiệp,Côngnghiệp.Vận hành máy cắt kim loại Dụng cụ cắt gọt kim loại

Trang 9

b Ngành cơ khí động lực

Sử dụng các hình ảnh giúp học sinh hiểu rõ hơn về ngành, nghề học

Giới thiệu công việc, vị trí làm việc và cơ sở đào tạo ngành cơ khí động lực

Khả năng công việc

(sau khi ra trường)

Vị trí làm việc

(sau khi ratrường)

Cơ sở đào tạo

Công việc của một kỹ sư ô tô thường được

chia làm 3 nhóm chính: kỹ thuật sản phẩm,

kỹ thuật phát triển và kỹ thuật chế tạo

- Kỹ sư sản phẩm (hay còn gọi là kỹ sư thiết

kế) thiết kế các thành phần, các hệ thống

- Kỹ sư phát triển cung cấp các thuộc tính

của ô tô Họ có thể cung cấp cho kỹ sư thiết

kế về độ cứng của lò xo để cho xe hoạt động

như mong muốn trong các điều kiện đường

- Kỹ sư chế tạo xác định nó tạo ra bằng cách

nào thông qua các khâu của quá trình sản

xuất các chi tiết từ bản vẽ kỹ thuật

- Có khả năng thiết kế các chi tiết, các cụm

chi tiết của động cơ đốt trong, hệ thống

truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống

điều khiển trên ôtô;

- Có khả năng quản lý và kinh doanh dịch vụ

liên quan ngành Cơ khí Động lực như bảo

dưỡng sửa chữa ô tô và máy động lực, lắp ráp

ô tô, lắp ráp máy động lực, đăng kiểm, mua

Thích ứngnhanh, đảmnhiệm công tácquản lý và điềuhành các côngviệc tại:

- Các nhà máysản xuất phụtùng, phụ kiện,lắp ráp ô tô vàmáy độnglực.Các cơ sởsửa chữa ô tô,máy động lực

Các doanhnghiệp kinhdoanh ô tô, máyđộng lực, phụtùng,

- Các trạm đăng

Cáctrường

ĐH Báchkhoa, ĐHSPKTTP.HCM,nhóm cáctrường

ĐH kỹthuật côngnghiệp,Côngnghiệp,Nhóm cáctrườngĐHGTVT,một sốtrườngdân lập

Trang 10

bán xe và phụ tùng… ; hiểu biết các kỹ năng

lái xe cơ bản;

- Có khả năng thử nghiệm, chẩn đoán, vận

hành, bảo dưỡng, sửa chữa cũng như có thể

nghiên cứu, cải tiến các hệ thống của ô tô và

máy động lực để nâng cao hiệu quả sử dụng

- Có khả năng đánh giá và xây dựng các quy

trình công nghệ trong bảo dưỡng, sửa chữa ô

tô, máy động lực;

- Biết lập trình và điều khiển điện động cơ,

điện thân xe, điều khiển tự động trên ô tô,

máy động lực;

- Có khả năng sửa chữa, bảo dưỡng thân vỏ

xe, sử dụng thiết bị phun sơn, pha màu sơn

đúng qui cách và đạt chuẩn

kiểm ô tô, máyđộng lực.Việnnghiên cứu vàchuyển giaocông nghệ thuộclĩnh vực ô tô,máy động lực;

- Các đơn vịhành chính quản

Với đặc thù là ngành nghiên cứu về mối quan hệ, ảnh hưởng của thànhphần và cấu trúc và công nghệ chế tạo đến tính chất của vật liệu, chúng ta đãđược chứng kiến sự lớn mạnh của ngành công nghệ vật liệu qua từng giai đoạn:

từ việc chế tạo, ứng dụng các vật liệu sơ khai như đồng, gang, thép…phục vụchủ yếu cho chế tạo công cụ lao động thô sơ đến việc tách, tinh luyện nâng cao

độ tinh khiết và chất lượng của các hệ vật liệu từ các dạng quặng của chúngphục vụ sản xuất máy móc, thiết bị, cho đến việc chế tạo được các hệ vật liệu cókhối lượng riêng nhỏ hơn nhưng lại có độ bền tổng hợp lớn hơn, tuổi thọ caohơn như hợp kim Al-Ti, Al-Mg, vật liệu composite để đáp ứng nhu cầu pháttriển của ngành hàng không, vật liệu chịu mài mòn, vật liệu ma sát cho ngànhgiao thông vận tải, xây dựng, vật liệu bán dẫn, quang điện có cấu trúc nano chongành điện, điện tử cho đến vật liệu nhớ hình cho ngành Y sinh…

Vật liệu là đối tượng của ngành khoa học vật liệu gồm rất nhiều loại khácnhau về bản chất vật liệu, về cấu trúc vật liệu, về các tính chất, Thông thường,nếu phân chia theo bản chất vật liệu thì chúng ta có các loại sau:

- Vật liệu kim loại

- Vật liệu gốm

- Vật liệu cao phân tử

Ngày đăng: 09/08/2017, 15:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w