1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan huyện đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng (tt)

27 434 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 777,42 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --- TRẦN NHƯ HOÀNG GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI NHẰM THÍCH ỨNG

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

TRẦN NHƯ HOÀNG

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN

ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội - 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

TRẦN NHƯ HOÀNG KHÓA: 2014-2016

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI

KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG

Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị

Mã số: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS LÊ HỒNG KẾ

Hà Nội - 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin chân thành gửi lời cảm

ơn đến gia đình, ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, các thầy cô giáo, đồng nghiệp

và những người bạn đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành đúng thời hạn cũng như cung cấp những kinh nghiệm quý giá và những tài liệu trong suốt quá trình học tập và làm luận văn Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy

giáo GS.TS Lê Hồng Kế người đã tận tình hướng

dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Để có kết quả nghiên cứu này tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm, động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp để tôi hoàn thành tốt nhất luận văn

Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học

độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung

thực và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRẦN NHƯ HOÀNG

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Lý do chọn đề tài: 1

Mục đích nghiên cứu: 3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

Phương pháp nghiên cứu 3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

Cấu trúc luận văn 4

Các khái niệm và thuật ngữ 5

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI 7

1.1 Khái quát về Huyện đảo Lý Sơn 7

1.1.1 Vị trí huyện đảo Lý Sơn 7

1.1.2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển đảo Lý Sơn 8

1.2 Điều kiện tự nhiên và hiện trạng hạ tầng, kĩ thuật, xã hội của đảo Lý Sơn 10

1.2.1.Điều kiện tự nhiên 10

1.2.2.Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật, xã hội của đảo Lý Sơn 17

1.3 Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan huyện đảo Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi 21

1.3.1 Thực trạng không gian cảnh quan thiên tạo 21

1.3.2 Thực trạng không gian cảnh quan nhân tạo 23

1.3.3 Diễn biến của BĐKH, NBD ở Việt Nam và các tác động đối với đảo Lý Sơn 27

Trang 6

1.4.Đánh giá chung 31

1.4.1 Tiềm năng đảo Lý Sơn 31

1.4.2 Tồn tại 31

1.4.3 Nguyên nhân 32

1.4.4 Các vần đề cần nghiên cứu giải quyết 32

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI 33

2.1 Cơ sở lý luận về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan 33

2.1.1 Lý luận hình ảnh đô thị của Kevin Lynch 33

2.1.2 Lý luận của GS Roger Trancik 36

2.1.3 Các yếu tố tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan 38

2.2.Cơ sở pháp lý 40

2.2.1.Các căn cứ pháp lý 40

2.2.2 Các nguồn tài liệu, số liệu 42

2.3 Kinh nghiệm về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan biển đảo thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng 42

2.3.1 Kinh nghiệm từ Rotterdam – Hà lan thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng 42

2.3.2 Kinh nghiệm từ Tokyo và biến đổi khí hậu, nước biển dâng 47

2.4 Các yêu cầu về ứng phó với Biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với phát triển đảo Lý Sơn 49

2.5 Sự tham gia của cộng đồng về ứng phó với Biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với phát triển đảo Lý Sơn 51

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI 52

Trang 7

3.1 Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc

cảnh quan Huyện đảo Lý Sơn 52

3.1.1.Quan điểm 52

3.1.2 Mục tiêu 53

3.1.3 Nguyên tắc 53

3.2 Giải pháp về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tổng thể đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi 54

3.2.1 Phân vùng cảnh quan 54

3.2.2 Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tổng thể 58

3.2.3 Giải pháp tổ chức không gian KTCQ thích ứng với BĐKH, NBD dưới góc độ tạo hình ảnh đô thị 60

3.3 Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cụ thể thích ứng với BĐKH, NBD tại đảo Lý Sơn 61

3.3.1 Giải pháp tổ chức không gian cảnh quan 62

3.3.2.Giải pháp thiết kế công trình kiến trúc 77

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

KẾT LUẬN 82

KIẾN NGHỊ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng Đảo Lý Sơn

Hình 1.2 Sơ đồ giới hạn khu vực nghiên cứu

Hình 1.3 Sơ đồ lịch sử hình thành đảo Lý Sơn

Hình 1.4 Sơ đồ minh họa cao độ nền đảo Lý Sơn

Hình 1.5 Sơ đồ minh họa thủy văn đảo Lý Sơn

Hình 1.6 Sơ đồ minh họa hiện trạng sinh vật đảo Lý Sơn

Hình 1.7 Sơ đồ minh họa các loại thổ nhưỡng trên đảo Lý Sơn

Hình 1.8 Hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng huyện đảo Lý Sơn

Hình 1.9 Hiện trạng cảnh quan đảo Lý Sơn,

Hình 1.10 Sơ đồ vị tri một số di tích tiêu biểu tại huyện đảo Lý Sơn

Hình 1.11 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại Việt

Nam

Hình 1.12

Mức tăng nhiêt độ trung bình năm (oC) trong 50 năm qua

và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua

Hình 1.13 Hình ảnh thiệt hại do cơn bão số 11 năm 2013 gây ra cho

Lý Sơn

Hình 2.1 Những yếu tố tạo hình ảnh theo Kevin Lynch

Hình 2.2 Minh họa về Hướng – Tuyến

Hình 2.3 Minh họa về Khu vực

Trang 10

Hình 2.4 Minh họa về Cạnh biên

Hình 2.5 Minh họa về Nút

Hình 2.6 Sơ đồ Khu vực châu thổ Rotterdam thích ứng với biến đổi

khí hậu, nước biển dâng

Hình 2.7 Hình minh họa các giải pháp của Rotterdam

Hình 2.8 Hình minh họa các giải pháp của Rotterdam: mái nhà

xanh, đê thông minh và quảng trường nước

Hình 2.9 Hình minh họa các giải pháp của Rotterdam:

khu ở mới sống chung cùng nước

Hình 2.10 Hình minh họa các giải pháp của Rotterdam:

Công viên trên mặt đê

Hình 2.11 Thủ đô Tokyo – Nhật Bản

Hình 3.1 Sơ đồ phân vùng cảnh quan huyện đảo Lý Sơn

Hình 3.2 Minh họa tổ chức không gian vùng phía Tây đảo lớn

Trang 11

Hình 3.7 Minh họa phân khu chức năng huyện đảo Lý Sơn

Hình 3.8 Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh đảoLý Sơn

Hình 3.9 Phối cảnh minh họa đảo Lý Sơn

Hình 3.10 Minh họa giải pháp mở rộng không gian

dành cho nước với đảo Lý Sơn

Hình 3.11 Mô hình phân bố cây xanh trên đảo lý sơn

Hình 3.12 Minh họa giải pháp kè cảnh quan kết hợp

các không gian công cộng

Hình 3.13 Mô hình khu dân cư có tính cộng đồng cao dành cho người

thu nhập thấp có thể sống sót qua thảm họa tự nhiên

Hình 3.14 Hình minh họa giải pháp cho một nhóm công trình thích

ứng với thoát nước mưa hiệu quả

Hình 3.15

Minh họa gải pháp vật liệu giảm thiểu tác động của BĐKH đối với Lý Sơn

Hình 3.16 Minh họa các tiện ích đô thị áp dụng cho Lý Sơn

Hình 3.17 Minh họa giải pháp định hướng cấu trúc mạng lưới đường

trên đảo Lý Sơn

Hình 3.18

Minh họa các máy phát điện chạy bằng sức gió công suất nhỏ đặt trên mái nhà, bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời phục vụ gia đình

Hình 3.19 Minh họa hệ thống thu nước mưa trên mặt đất với chức

năng chảy tràn và tái sử dụng

Trang 12

Hình 3.20 Mô hình thu gom xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu dân

cư trên đảo

Hình 3.21 Mô hình phân loại rác

Hình 3.22 Minh họa công trình có chức năng linh hoạt thích với

mực nước biển dâng

Hình 3.23 Minh họa tuyến kè ven biển có công năng linh hoạt thích

với mực nước biển dâng Hình 3.24 Minh họa công trình thích ứng với mực nước biển dâng

Hình 3.25

Minh họa công trình ứng phó với mực nước biển dâng áp dụng cho đảo Lý Sơn (tạo nên các cụm công trình nổi trên mặt nước)

Hình 3.26

Minh họa công trình kiến trúc trên đảo Lý Sơn có khả năng tiết kiệm năng lượng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Hình 3.27 Mô hình nhà ở hai tầng phỏng theo nhà chống bão Katrina

Cottage áp dụng cho đảo Lý Sơn

Hình 3.28 Minh họa mái nhà, cạnh bên công trình ‘xanh’ áp dụng cho

các công trình tại đảo Lý Sơn

Trang 13

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Bảng thống kê lượng mưa hằng năm

Bảng 1.2 Bảng sử dụng đất toàn huyện

Bảng 1.3 Giải pháp tổ chức không gian KTCQ thích ứng với BĐKH,

NBD dưới góc độ tạo hình ảnh đô thị

Trang 14

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển gần 1.200km, nơi tập trung nhiều vũng, vịnh, bãi biển dài, đẹp Tất cả các tỉnh trong khu vực đều sở hữu không gian biển, đảo đẹp, mang đặc trưng riêng Bởi vậy, không ngạc nhiên khi “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” chọn biển đảo làm mũi nhọn để đầu tư phát triển, tạo thành đặc trưng, thế mạnh của vùng so với cả nước[1] Thời gian qua, du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ đã có bước phát triển, đóng góp nhất định vào sự phát triển du lịch cả nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo của nhiều địa phương trong vùng Tuy với thế mạnh vượt trội về tài nguyên du lịch, nhưng cho đến nay việc khai thác tiềm năng này còn ở mức nhỏ lẻ, tự phát, thiếu quy hoạch và chưa có được những nghiên cứu mang tính bài bản, khoa học để tạo nền tảng cho việc khai thác có hiệu quả những nguồn tiềm năng to lớn này Dẫn đến những mối đe dọa tiềm ẩn đối với môi trường và cộng đồng địa phương

Đảo Lý Sơn là biểu tượng cho chủ quyền quốc gia và ý chí chinh phục biển của dân tộc, là pháo đài biển đảo của Tổ quốc, là điểm tựa vươn khơi của ngư dân Việt Nam với những lợi thế riêng Về mặt thiên nhiên, Lý Sơn vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ, thắng cảnh kỳ vĩ kiến tạo bởi sự biến đổi địa chất

Về mặt lịch sử-văn hóa, Lý Sơn mang đậm văn hóa biển, đặc biệt là gắn với

Trang 15

Tuy có vị trí chiến lược và tiềm năng như vậy, nhưng Lý Sơn vẫn là huyện đảo còn nhiều khó khăn với kết cấu hạ tầng lạc hậu, Lý Sơn đang chịu những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng mà biểu hiện của nó

là xâm thực mặn và khô hạn ngày càng nghiêm trọng, diện tích đang ngày một thu hẹp, nguồn nước ngầm trên đảo ngày càng cạn kiệt Việc khai thác đánh bắt thủy sản bằng thuốc nổ mang tính tận diệt, khai thác cát biển ồ ạt , khiến hệ sinh thái biển và tính đa dạng sinh học quanh đảo Lý Sơn ngày càng

suy giảm Mấy năm trở lại đây, huyện đảo Lý Sơn phát triển nhanh về kinh tế

và cơ sở hạ tầng Việc phát triển quá nóng trong khi tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa thực hiện xong quy hoạch tổng thể dẫn đến việc không gian kiến trúc cảnh quan đảo Lý Sơn phát triển manh múng phá vỡ không gian kiến trúc

cảnh quan tổng thể của đảo Lý Sơn, vấn nạn ô nhiễm môi trường [16]

Chính vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp tổ chức không gian kiến

trúc cảnh quan huyện đảo Lý Sơn là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết,

mang tính cấp bách không chỉ của các cấp chính quyền mà còn là trách nhiệm của những nhà quy hoạch, nhằm xây dựng nên một khu du lịch biển đảo có cảnh quan đẹp, xanh, sạch, một điểm du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái biển đảo theo hướng bền vững, hấp dẫn của tỉnh Quảng Ngãi và vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Trang 16

3

Mục đích nghiên cứu:

- Đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH, NBD cho đảo Lý Sơn

- Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho toàn huyện đảo Lý Sơn nhằm phát huy giá trị tài nguyên, cảnh quan biển đảo phục

vụ phát triển du lịch

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan của huyện đảo

Lý Sơn

+ Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là toàn khu vực huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bao gồm vùng mặt nước ven bờ có tiềm năng tổ chức du lịch biển đảo, các khu dân cư và không gian kiến trúc công trình có tổng diện tích 9,97km2

Phạm vi thời gian: Đến năm 2025

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đề tài coi đối tượng nghiên cứu là một thành phần của hệ thống không gian kiến trúc cảnh quan toàn tỉnh Quảng Ngãi và xem xét trên mọi phương diện như: kiến trúc, quy hoạch, kinh tế, văn hóa, lịch sử, xã hội

- Phương pháp tổng hợp: phân tích xử lý số liệu và đề xuất các giải pháp, kết luận và kiến nghị

- Phương pháp dự báo trước mắt và lâu dài

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trang 17

4

* Làm sáng tỏ tầm quan trọng của công tác tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc khai thác tiềm năng trên đảo, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho huyện đảo Lý Sơn nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung

+ Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để triển khai các mô hình tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trên đảo, góp phần xác định phương hướng quy hoạch, xây dựng, khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch sẵn có đảm bảo theo tiêu chí: Bảo tồn đa dạng sinh học- đặc trưng văn hóa bản địa

Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 3 phần và 3 chương

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Thực trạng tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Chương 2: Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan huyện đảo

Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Chương 3: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 18

5

Các khái niệm và thuật ngữ

1) Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan : là một hoạt động định hướng

của con người nhằm mục đích tạo dựng, tổ hợp và liên kết các không gian chức năng trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm thành phần tự nhiên và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan Trong đó thiên nhiên là nền của kiến trúc cảnh quan [18]

2) Không gian du lịch và tổ chức không gian du lịch: là hoạt động nghiên

cứu mang tính định hướng của con người đối với phát triển du lịch ở nhiều cấp độ không gian từ tổng thể đến chi tiết, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch và hoạt động thăm quan đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội mà vẫn bảo tồn được các giá trị cảnh quan (bao gồm giá trị vật thể và phi vật thể) [1]

3) Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản

sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững [24]

4) Du lịch sinh thái biển-đảo: là một loại hình DLST cụ thể, dựa vào môi

trường biển, bờ và hải đảo, có trách nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường thiên nhiên, các giá trị văn hóa của cộng đồng cư dân đang sinh sống ở vùng duyên hải và hải đảo DLST biển- đảo chú trọng đề cao sự tham gia tích cực của người dân địa phương vào việc hoạch định quản lý và khai thác một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát triển bền vững, tạo điều kiện mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho toàn cộng đồng [24]

5) Tài nguyên du lịch : là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích

lịch sử - văn hóa, công trình lao động và sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [1]

Ngày đăng: 08/08/2017, 11:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w